1. Văn hoc Ai Cap

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

VĂN HỌC AI CẬP CỔ ĐẠI

1. Khái quát
2. Các thành tựu văn học
3. Tác phẩm Tụng ca Mặt trời của Ikhnaton

TS Nguyễn Ngọc Bảo Trâm


1
Khái quát
Ai Cập cổ đại - Nền văn minh sông Nile – một
trong những nền văn minh sớm nhất thế giới
Phát triển từ hơn 3000 năm trước Công nguyên
Để lại di sản đồ sộ về kiến trúc, hội họa, điêu khắc,
nghệ thuật ướp xác,…
Lịch sử Ai Cập cổ đại chia thành Cổ, Trung, Tân
vương quốc với 30 vương triều (thiên niên kỷ 4 –
năm 332 TCN) Menes – vua của vương triều thứ
nhất (năm 3100 TCN) được xem là người khai
sinh ra Ai Cập
Pharaoh (Ngôi nhà lớn) 2
Kim tự tháp ở Giza – tượng Nhân sư
3
Ngôn ngữ và chữ viết ở Ai Cập cổ đại

I. Ngôn ngữ cổ Ai Cập thời đại Cổ vương quốc (thế kỷ


XXX-XXII trước công nguyên);
II. Ngôn ngữ cổ điển (Trung Ai Cập) thời đại Trung vương
quốc (thế kỷ XXII-XVI trước công nguyên);
III. Ngôn ngữ tân Ai Cập thời đại Tân vương quốc (thế kỷ
XVI-VIII trước công nguyên);
IV. Ngôn ngữ Demotic (bình dân) (thế kỷ VIII trước công
nguyên - thế kỷ III);
V. Ngôn ngữ Coptic (từ thế kỷ III).

4
Các thời kỳ văn học Ai Cập cổ đại
1.Thời kỳ Cổ vương quốc (thiên niên kỷ III TCN)
Những văn bản kim tự tháp, Châm ngôn
2. Thời kỳ Trung vương quốc (thế kỷ XXII-XVI TCN) –
văn học cổ điển
Truyện kể: Truyện về anh dân quê hùng biện, Người bị
đắm tàu, Truyện Sinuhe…; Tụng ca: thần Osiris, thần
sông Nile; Bi ca một linh hồn tuyệt vọng,…; Tiên tri;
Hùng biện,…
3. Thời kỳ Tân vương quốc (thế kỷ XVI-VIII TCN)
Tụng ca Mặt trời, Tử thư, Truyện về hai anh em, Tình ca
4. Thời kỳ Demotic (thế kỷ VIII TCN- thế kỷ III)
Ký lục, truyền thuyết 5
Các thành tựu văn học Ai Cập cổ đại
Văn chương lưu lại từ các kim tự tháp, lăng mộ, bia
đá, bản thảo papyrus,…
Nền văn học cổ xưa: Tư tưởng triết lý; Kinh điển;
Huyền thoại và truyện kể; Thơ ca
1. Thần thoại
2. Châm ngôn của Ptahotep (2500 năm TCN)
3. Tử thư (4000-1500 TCN)
4. Truyện hai anh em (khoảng năm 1210 TCN)
5. Bi ca một linh hồn tuyệt vọng (2000 năm TCN)
6. Tình ca (hơn 1000 năm TCN)
7. Tụng ca mặt trời (thế kỷ XIV TCN)

6
Thần thoại Ai Cập
• Người Ai Cập quan niệm sơ khởi là thế giới hỗn
mang. Vị thần đầu tiên ra đời là Ra-Atum. Thần
Ra sinh ra các bọt nước, từ đó biến thành thần
Shu (không khí) và Tefnut (hơi nước). Hai thần
này lại sinh ra Nut (bầu trời) và Geb (mặt đất).
• Thần Ra tạo ra con người (từ nước mắt)
• Quái thú cũng được người Ai Cập cổ đại xem như
thần linh.
→ Người Ai Cập tin rằng, kiến thức về thần thoại là
vũ khí chống lại mọi nguy hiểm trong đời sống
cũng như thế giới bên kia

7
Nữ thần Nut: thần bầu trời
8
Thần thoại Ai Cập
• Thần thoại về OSIRIS và ISIS (con của Nut và Geb)
Thần Osiris có vợ là em gái Isis (yêu nhau từ trong bụng
mẹ)
Thần SETH (em trai) đố kỵ và tìm cách ám hại Osiris
Isis chỉ tìm được 13 trong số 14 mảnh cơ thể của Osiris
Osiris trở thành thần địa phủ, cầm đầu 42 vị phán quan,
giữ nhiệm vụ phán xét các linh hồn.
Nữ thần MAAT: thần công chính
Thần đầu chó
Quái vật cá sấu

9
Thần Osiris, thần
Anubis, thần
Horus
(vẽ trên lăng mộ)

10
Nữ thần Isis – tranh tường – 1360 TCN

11
Châm ngôn của Ptahotep

• Khoảng 2500 năm TCN


• Ptahotep là tể tướng của vua Izezi thuộc vương triều
thứ năm
• Được giảng dạy ở các trường học ở Ai Cập hơn 4000
năm trước
• Là lời giảng dạy của Ptahotep cho con trai, dẫn dắt nó
đến một cuộc sống tốt đẹp, một đường lối khôn ngoan
trần thế → lời dạy cho một tể tướng kế vị
• Lặp lại lời của người xưa, lời của những ai đã từng
nghe biết tiếng nói thần linh
→ Kết tinh hoa trái tư tưởng và kinh nghiệm của những
kẻ tìm đường đầu tiên ở Ai Cập

12
Phù điêu trong lăng mộ của
Ptahotep

Dâng tặng cho Ptahotep hoa


sen và cây papyrus

13
Ptahotep uống và thu nhận tặng vật.
14
Châm ngôn của Ptahotep

Hãy để sắc mặt chiếu rạng niềm vui bao lâu mà ta còn được
sống, vì khi đã vào nằm trong quan tài rồi, có trở ra được đâu?
Đừng kiêu hãnh vì kiến thức; hãy trò chuyện với người vô học
lẫn bậc thức giả. Kiến thức thì vô bờ và không ai có được tuyệt
đỉnh của nghệ thuật. Lời nói hiền minh còn hiếm hơn hạt châu
mà các nữ nô lệ tìm thấy giữa vô vàn đá cuội.
Nếu khôn ngoan thì hãy lấy vợ đi. Hãy yêu thương nàng. Hãy
làm nàng no ấm và thân thể ánh lên vì xoa dầu. Hãy làm trái
tim nàng hân hoan trọn đời. Vì nàng là cánh đồng phong nhiêu
cho chủ nhân của nàng.

(Nhật Chiêu dịch)

15
Tử thư
-Cuốn sách của người chết (4000-1500 TCN)
-Tên Ai Cập Reu nu pert em hru - Từ cái chết bước ra
ban ngày
Gồm 166 chương (tụng ca, lời cầu nguyện, thần chú)
Cẩm nang giúp linh hồn vượt qua bóng tối địa phủ để đến
cánh đồng thiêng của thần Osiris.
Dạy cho người Ai Cập cách vượt qua cuộc phán xử trước
thần Osiris
Người Ai Cập tin rằng khi chết sẽ nhập vào sự sống của
Osiris, trở thành một phần của Osiris
Nữ thần Maat cân quả tim của người chết với một chiếc
lông chim
16
Tử thư
1. Nghi thức mai táng
2. Sự truyền thụ của thần Atum
3. Cầu nguyện chúng thần ở Tcha Tcha
4. Nghi thức mở miệng
5. Phục hồi sinh khí
6. “Ba” – Ý thức không ngừng thay đổi
7. Cầu nguyện về cuộc sống hạnh phúc ở cánh đồng
thiêng
8. Phán xét trái tim
9. Yết kiến Osiris
10. Vượt qua cửa ải
11. Sự tán dương của thần với linh hồn
12. Ca ngợi các vị thần trên thiên đường
17
Trích đoạn Tử thư
Trái tim Ani nhẹ hơn chiếc lông vũ của Maat. Thoth quan sát,
Anubis giám sát những đĩa cân. Ba của Ani (người đầu chim -
thể hiện của linh hồn) đậu trên ngôi mộ và nhìn xuống những gì
xảy ra để xác định định mệnh của mình. 18
Tử thư

Thường mở đầu bằng các bài tụng ca dâng lên thần Mặt
trời Re và thần Phục sinh Osiris
“Người mọc lên, người mọc lên, người chiếu rạng, người
chiếu rạng vào buổi tinh mơ
Thuyền ban mai của người gặp gỡ thuyền hoàng hôn của
người trong gió trời
Ôi! Tuổi xuân thiêng liêng
Người sáng tạo ra mình…
Hỡi Người vĩnh cửu,
Hàng triệu năm đã qua trên thế giới này,
Không đếm được bao nhiêu…”
19
Tử thư
Tụng ca thần Phục sinh Osiris
“Hỡi thần Osiris, Người thật vĩ đại!
Người ở Tuat, Người là thần bất tử.
… Cơ thể của Người đúc bằng vàng, khuôn mặt của Người
rạng ngời như đá quý,
… Mong người đưa con lên thiên đường
Cho con khả năng ngự trị mặt đất
Để người đời không thể ức hiếp con
…Xin cho con bánh mỳ và bánh ngọt của thần linh
Xin cho con bánh ngọt và rượu mạch của Anu
Xin cho con có chỗ ở và đất đai màu mỡ trên thiên đường
Con sẽ chăm chỉ cày cấy và hưởng thụ cuộc sống an nhàn
trên thiên đường. 20
Tử thư
Chỉ dẫn người chết vượt qua con đường đau khổ, tự vệ trước
quái vật, biện minh vô tội trước Osiris và 42 phán quan
“Xin ngợi ca Người, Thần linh vĩ đại, Chúa tể của chân lí và
công chính. Tôi đến trước Người, chủ nhân ơi!
Tôi được đưa đến đây để chiêm ngưỡng bao vẻ đẹp của
Người
Tôi xin mang đến Người sự thật
Tôi không độc ác với con người. Tôi không áp bức người
nghèo,
Tôi không thiếu bổn phận, không phạm các lỗi lầm mà thần
linh căm ghét. Tôi không làm cho nô lệ bị chủ ngược đãi […]
Tôi không báng bổ thần linh. Tôi không cân đong gian dối. Tôi
không đoạt sữa từ miệng trẻ thơ. Tôi không giăng lưới bắt
chim của chư thần. Tôi trong sạch. Tôi trong sạch. Tôi trong
sạch. 21
Tử thư

Tôi là quá khứ và tôi là hiện tại


Tôi mang trong mình quyền lực của lần sinh thứ hai…
Tôi vào cung điện này, còn thơ ngây
Nhưng bước ra, hồn đầy sức mạnh
Tôi sẽ nhập vào trong mọi người nam
Và sẽ nhập vào trong mọi người nữ
Vĩnh cửu, vĩnh cửu và vĩnh cửu
→Ướp xác: gìn giữ xác chết trước khi linh hồn (Ka) đến
được trước thần Osiris.
→Niềm khát vọng bất tử
22
Truyện hai anh em
Khoảng năm 1210 TCN
Hai anh em Anpu và Bata. Bata cự tuyệt chị dâu và
bỏ đi. Anpu hối hận và giết vợ.
Bata sống ở thung lũng Bá Hương. Người vợ phản
bội Bata.
Bata hóa thân thành con bò mộng, thành khóm cây
rồi thác sinh thành một đứa bé do người vợ sinh ra.
Cuối truyện Bata lên ngôi pharaoh, trừng trị người
vợ cũ, nhường ngôi cho Anpu.
→Miêu tả đời sống hiện thực cùng với yếu tố kì ảo
→Câu chuyện về dục vọng và tội lỗi

23
Bi ca một linh hồn tuyệt vọng
• 2000 năm TCN
• Tinh thần hoài nghi – giọng điệu bi đát
• Được hát trong các tang lễ
• Tác phẩm gồm bốn phần

1. Chịu sự căm ghét của thế gian


Ghê tởm thay tên tôi
Có một mùi chim chết
Trong mùa hạ, nắng trời
Ghê tởm thay tên tôi
Có một mùi cá sấu
Bên bờ đầm nằm phơi
24
Bi ca một linh hồn tuyệt vọng
2. Nỗi cay nghiệt về cuộc đời
Ta nói với ai đây?
Anh em bạc ác
Bạn hữu không tình
Ta nói với ai đây?
Ngày vàng còn đâu nữa
Khi bạo tàn bủa vây
Ta nói với ai đây?
Người hiền gặp hiểm họa
Cái thiện thì xa bay
Ta nói với ai đây?
Trái tim người chẳng phải
Nơi tựa nương của người….

25
Bi ca một linh hồn tuyệt vọng

3. Ý tưởng về cái chết


Cái chết đang nằm trong mắt tôi
Như mùi hương mật nhi lạp
Như ngồi thuyền theo gió mà trôi
Cái chết đang nằm trong mắt tôi
Như mùi hoa bách hợp
Như trên bờ nước, ta say rồi
Cái chết đang nằm trong mắt tôi
Như người tù xa xứ
Khao khát cuộc quy hồi…

26
Bi ca một linh hồn tuyệt vọng

4. Niềm tin vào thần linh phán xét công bằng


Người, người ở cõi xa kia
Sẽ bắt lấy kẻ có tội
Mà trừng phạt chẳng tha
Người, người ở cõi xa kia
Sẽ đi trên chiếc thuyền trời
Sẽ chọn những gì cần chọn
Trong lễ dâng đền thánh…

→ Giọng điệu bi quan vẫn là chủ đạo


27
Tình ca
Khoảng 1300 – 1100 năm TCN (sớm hơn Kinh Thi)

Tình yêu đưa tôi đến bên bờ nước


Con cá sấu nằm trong bóng lá
Tôi vẫn lao xuống dòng
Can trường vượt sóng
Nước dưới chân tôi như là mặt đất
Tình yêu hóa tôi phi thường
Nàng như cuốn sách thần chú
Cho tim tôi đầy hân hoan
Ôm nàng trong tay tôi tưởng
Như mình lạc xứ trầm hương…
28
Tình ca
Tôi nghe giọng con chim én nói:
Đất đang mọc nắng, nàng đi đâu?

Chim ơi, đừng trêu tôi chứ!


Tôi tìm người anh tôi yêu
Trái tim tôi nghe chàng nói:
Ta chẳng xa nàng được đâu
Ta nắm tay em và sẽ
Theo em bất cứ nơi nào.

→ Rất mạnh dạn và hiện đại, bộc lộ khát vọng nồng nàn

29
Tụng ca mặt trời
1. Tác giả
Ikhnaton Pharaoh Amenhotep IV – một
Khoảng năm 1380 TCN trong những con người cách mạng
nhất, hiện đại nhất của thời cổ đại –
một thi sĩ
Ikhnaton = Niềm vui của Mặt trời
Sáng lập ra tôn giáo thờ Mặt trời
(Aton) (biến mất cùng với ông)
Nefertiti – người vợ đến từ xứ
khác đã truyền cho ông tình yêu đối
với mặt trời
Cởi xiềng xích cho nô lệ trong
thời kỳ chiếm hữu nô lệ
30
Tụng ca mặt trời

• Thành lập kinh thành Amarna – trung tâm tôn giáo


• Tôn thờ mặt trời – thần linh duy nhất của đời sống
→ phủ nhận các dị thần, quái thú
• Đóng cửa đền thờ, đuổi tu sĩ, trừ bỏ các thần linh
tạp nhạp, đục bỏ các danh hiệu thần linh cũ
• Khắc những hình tượng đẹp về thế giới và đời
sống
• Động chạm đến quyền lợi của các tu sĩ thờ thần
Amon
• Ikhnaton bị xem là li giáo và tà đạo.

31
Ikhnaton và tôn
giáo Mặt trời
→ tình yêu Aton

32
Tụng ca mặt trời

• Một kiệt tác tôn giáo


• “Bài thơ đẹp nhất trong toàn thể văn chương Ai
Cập”
→tình yêu đối với Mặt trời
tình yêu đối với thế gian
→Ngôn ngữ đời thường, tự nhiên và giản dị,
nhưng cũng đầy cảm hứng, hoan lạc và hun hút
chiều sâu tư tưởng
→Dấu ấn cá nhân (mơ mộng và ảo tưởng)

33
Tụng ca mặt trời
1. Ngợi ca cái đẹp của Aton
Người mọc lên sáng đẹp ở chân trời
Ôi Aton sáng tạo ra đời
Khi từ chân trời phương Đông người vươn dậy
Vẻ đẹp người rộng trải nơi nơi…
Người dẫu xa vời vợi
Đất vẫn chạm ánh ngời
Người ngự trên cao thẳm
Dấu chân là ngày tươi

→ Một điều bình thường nhưng vĩ đại – dấu chân


của mặt trời đi trên trái đất mỗi ngày
34
Tụng ca mặt trời
2. Đêm
Và khi người ngồi xuống
Chân trời phía Tây rồi
Đất như cái chết, trùm bóng tối
Đầu quấn khăn, luồng thở ngừng hơi
Rời bỏ hang, sư tử ra ngoài
Rắn độc rít lên, ám tối
Nghỉ dưới chân trời
Lặng thinh thế giới.

→ Tồn tại những điều đối lập trên thế gian


→ Cái chết tạm thời, không ý thức về chính mình
35
Tụng ca mặt trời
3. Ngày và con người
Đứng dậy những chân
Mặt đất ơi, khi mi chiếu sáng người
Nhờ Aton rạng ngày Tắm gội và mặc áo
Đó là lúc người xua bóng tối Đôi cánh tay giơ cao
Tôn thờ rạng đông huyền
Gởi ánh vàng xuống mi
ảo
Và Ai Cập hai miền màu mỡ Rồi đi đây đó, cần lao.

→Miêu tả sự sống mà mặt trời mang lại cho con người


→Đối thoại trực tiếp với đất – Mặt đất đã nhận ân sủng của
mặt trời
36
Tụng ca mặt trời
4. Ngày và cầm thú cỏ hoa
Trâu bò đang nhai cỏ
Cây lá thì đơm hoa
Bay trên đầm, chim chóc
Rung cánh dường ngợi ca
Những con cừu nhảy múa
Như tỏ ý tôn thờ
Tất cả đều bừng sống
Khi có người sáng soi.

→Sự sống chỉ sinh sôi nảy nở khi mặt trời tồn tại
→Niềm vui
37
Tụng ca mặt trời
5. Ngày và nước
Mọi con đường rộng mở
Theo bước chân của người
Trên dòng sông lấp lánh
Những con thuyền ngược xuôi
Cá tung mình quẫy sóng
Vút lên cao chào người
Giữa trùng dương xanh thẳm
Mặt trời lên, mặt trời.

→ Nước sông Nile: mạch máu, sự sống, thiêng liêng, quý


giá
→ Sự liên hệ giữa mặt trời và nước
38
Tụng ca mặt trời
6. Sự sống
Người đặt mầm trong người nữ Người sẽ cho tiếng nói
Và trữ hạt trong người trai Trên miệng bé thơ ngây
Người sẽ cho sự sống Người cho chú gà con hơi
Cho lòng mẹ hoài thai thở
Người sẽ cho sinh khí Phá vỏ trứng ra ngoài
Cho tất cả muôn loài Và chiêm chiếp không thôi.

→ Những khái niệm lạ nhưng chính xác


Cảm nhận nhiệt tính của mặt trời
Hình ảnh cụ thể sinh động
39
Tụng ca mặt trời
7. Phát triển sự sống và sáng tạo muôn loài
Đa đoan là công trình của Rộn ràng những bước chân
người Và trên không bay lượn
Mãi còn ẩn giấu Những đôi cánh chập chờn
Ôi thần linh duy nhất Những xứ miền xa lạ
Quyền lực vô song Kush và Syria
Người tạo dựng đất đai theo Mỗi con người đều có
trái tim mình Một Ai Cập như ta
Trong lúc cô đơn: Mỗi giống người đều lạ
Con người và muông thú Tiếng nói lẫn màu da
Rộn ràng những bước chân Người dựng nên tất cả.

→ Tư tưởng nhất nguyên, nhất thần


40
Tụng ca mặt trời
8. Sông Nile và mưa
Người tạo sông Nile trong lòng Như biển xanh dâng đầy
đất Sông như là mưa lớn
Rồi mang nó về đây Tưới ruộng đồng nơi đây
Cho người dân đời sống Thiết kế của người tuyệt
Có người là chủ nhân diệu
Ôi mặt trời lộng lẫy Vị chúa vĩnh hằng ơi
Mọi bờ cõi xa gần Sông Nile trên trời
Người treo sông Nile trên trời Mưa cho xứ khác
rộng Còn sông Nile dưới đất
Tắm khắp cùng đất đai Riêng dành Ai Cập thôi.
Làm sóng reo trên núi

→ Sự sống thấm nhuần khắp trần gian đều do mặt trời tạo ra
41
Tụng ca mặt trời
9. Các mùa
Tia nắng của người Như Aton hằng sống
Nuôi sống mọi vườn cây Mọc lên và lấp lánh
Và làm nên những mùa Ra đi và trở về
Cái lạnh và cái nóng Một mình người muôn hình tạo
Là mùi vị của chính người dựng
Mà người ta có thể nếm Thành phố, cánh đồng, con
Bầu trời cao là nơi người nhìn đường, dòng suối
ngắm Mọi đôi mắt trần gian
Tạo vật nơi nơi Đều thấy người phía trước
Người một mình, chiếu sáng Vì người là Aton
Trong hình thể của người Của ngày ngày trên đất.

→ Nhịp điệu liên tục của cuộc sống


42
Tụng ca mặt trời
10. Con trai của người
Người ở trong tim tôi
Và biết người, không còn ai khác
Ngoài Ikhnaton, con của người
Người làm cho y biết
Trong quyền uy của người…
Người thiết lập thế giới
Cho con trai của người
Vua của Ai Cập thượng
Và Ai Cập hạ
Ikhnaton
Sống trong chân thật

→ Nương nhờ mặt trời, tình yêu mặt trời, tôn thờ mặt trời
→ Cái riêng trong cái chung
43
Ikhnaton, Nefertiti và các con
Bản khắc đá vôi trong đền thờ
Thời kỳ Amarna, 1350 TCN (Bảo tàng Ai Cập học Berlin)
44
Tụng ca mặt trời
11. Nữ hoàng
Và thế giới được thiết lập
Cho nữ hoàng của vua
Người thục nữ duyên dáng ấy
Tình yêu êm dịu ấy
Người nữ chủ của hai miền Nam Bắc
Người được Aton yêu
Quý phi được nhà vua sủng ái
Tình yêu lớn, ôi Nofretete
Nàng sống đời đời
Đẹp tươi mãi mãi.

→ Nói về người mình yêu bằng giọng điệu tôn vinh


45
Tượng Hoàng hậu
Nefertiti
Bảo tàng Neues
(Đức)

46
Tụng ca mặt trời
Aton, Amon, Re vốn đều là các thần liên quan đến mặt trời
và được đồng hóa với mặt trời
Ikhnaton dựa vào bản chất gầy dựng đời sống của Mặt
trời – ánh sáng, sức nóng
Aton – Sức nóng của mặt trời
Hiện thân của vẻ đẹp thiên nhiên, cội nguồn sự sống,
đấng sinh thành các xứ sở, các dân tộc, các sinh vật
Không có ngoại đề thần thoại, không nhắc đến thần linh
khác
→Tôn thờ nhiệt tính, năng lượng tràn trề
→Cách mạng, cuộc cải cách tôn giáo

47
Kết luận
• Văn học Ai Cập: nền văn học tối cổ

1. Thần thoại
2. Châm ngôn của Ptahotep (2500 năm TCN)
3. Tử thư (4000-1500 TCN)
4. Truyện hai anh em (khoảng năm 1210 TCN)
5. Bi ca một linh hồn tuyệt vọng (2000 năm TCN)
6. Tình ca (hơn 1000 năm TCN)
7. Tụng ca mặt trời (thế kỷ XIV TCN) – Ikhnaton

• Văn học Ai Cập không chỉ có ảnh hưởng đối với văn học cổ
đại Hy Lạp hay đối với văn học cổ đại Do Thái, mà còn qua
trung gian văn học Coptic ảnh hưởng đến văn học Ả Rập.

48

You might also like