Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

SWOT

- Mô hình phân tích SWOT là mô hình phân tích để biết được hiện trạng và ra
quyết định trong mọi tình huống của bất kỳ một tổ chức nào
- SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí của
một công ty
– Là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây
dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả
-SWOT là viết tắt của 4 từ:
+ Strengths (Điểm mạnh)
+ Weaknesses (Điểm yếu)
+ Opportunities (Cơ hội)
+ Threats (Nguy cơ)
Strenghts (Điểm mạnh)
 Thương hiệu nổi tiếng: Vinamilk được thành lập năm 1976, là công ty dinh
dưỡng hàng đầu Việt Nam và thuộc Top 40 công ty sữa lớn nhất thế giới về
doanh thu.
 Chiến lược Marketing hiệu quả: Công ty lên kế hoạch PR, tiếp thị chuyên
nghiệp, đầu tư vào các chiến dịch nhân văn như Quỹ sữa” Vươn cao Việt
Nam”, chiến dịch ” Quỹ một triệu cây xanh Việt Nam”
 Mẫu mã đa dạng: Có nhiều dòng sản phẩm như sữa đặc Ông Thọ, sữa đặc
ngôi sao, sữa chua uống Probi,...
 Ứng dụng công nghệ cao: ứng dụng công nghệ cao từ Đức, Ý, Thụy sĩ vào
dây chuyền sản xuất
 Mạng lưới phân bố rộng khắp: Vinamilk phân phối sản phẩm trên toàn quốc
và nước ngoài
 Nguồn sữa tự nhiên chất lượng, trang trại đạt chuẩn quốc tế
Weaknesses (Điểm yếu):
 Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu: 70% sữa được nhập khẩu từ New
Zeland, Hoa Kì và Châu Âu
 Thị phần sữa bột chưa cao: khó khăn cạnh tranh với các sữa ngoại đến từ
Hà lan,...
Opportunities (Cơ hội)
 Chính sách hỗ trợ của Chính phủ: giảm thuế cho các doanh nghiệp thúc đẩy
cạnh tranh với hàng ngoại nhập
 Giá cả phù hợp
 Nhu cầu thị trường cao
Threats (Nguy cơ)
Có nhiều đối thủ cạnh tranh: TH True Milk, Nutifood, Nestle,...
Tâm lý chuộng hàng ngoại: cạnh tranh với sữa ngoại nhập từ Anh, Mỹ, Hà Lan,...

Khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào: Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập
khẩu tạo áp lực do chất lượng và ổn định nguồn cung không được đảm bảo.

Kết Luận:
Cho đến thời điểm hiện tại, Vinamilk vẫn được coi là thương hiệu số 1 về sữa tươi
Việt Nam với độ phủ rộng khắp toàn quốc cùng nhiều sản phẩm sữa chất lượng và
đã được xuất khẩu, bày bán trên những kệ hàng nước ngoài.

Mô hình 5 áp lực:
 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được tạo ra bởi Michael Porter – giáo sư Đại
học Harvard và là một trong những người quản trị chiến lược cạnh tranh
xuất sắc nhất thế giới. Kể từ khi được ra đời vào năm 1979, mô hình này đã
trở thành một công cụ chiến lược phổ biến và được đánh giá rất cao.
1. Cạnh tranh của ngành:
 Trên thị trường hiện nay, Vinamilk phải đối mặt với sự cạnh tranh
trong ngành sữa tương đối cao với các thương hiệu trong nước và
quốc tế. Có thể kể đến như TH True Milk, Nesle, Abbott, Mead
Jonson,… Trong tương lai, thị trường sữa tiếp tục mở rộng, khiến
cạnh tranh tăng cao.
 Dù chiếm tỷ trong cao trong mặt hàng sữa, nhưng Vinamilk cũng phải
đối mặt với : TH True Milk, Cô gái Hà Lan, Mộc Châu,…
 Ngoài ra, Vinamilk còn sở hữu một số sản phẩm khác như đường,
phomai,... Tuy nhiên, những sản phẩm này chưa có nhiều điểm nổi
trội.
 Do đó, áp lực từ đối thủ cạnh tranh của Vinamilk trong ngành phải kể
đến số lượng doanh nghiệp cạnh tranh cực kỳ cao. Tính cạnh tranh
quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong việc tranh giành thị phần.
2. Sức ép của người mua:
 Khách hàng có khả năng gây áp lực cho Vinamilk về chất lượng sản
phẩm sữa. Sự cạnh tranh trong ngành sữa rất lớn, dẫn đến giá cả trên
thị trường sữa không quá chênh lệch.
 Chính vì vậy, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng nhiều thương hiệu
sữa khác nhau khi có nhu cầu thay đổi hương vị hoặc muốn thử một
thương hiệu khác. Hơn nữa, người tiêu dùng hiện nay cũng trở nên
thông thái hơn khi dễ dàng tìm kiếm đầy đủ những thông tin trên
Internet về sản phẩm và so sánh chúng để đưa ra lựa chọn phù hợp.
 Các khách hàng là đại lý phân phối, mua hàng với số lượng lớn sẽ có
quyền thương lượng giá thành với Vinamilk. Vì chính những đại lý có
thể tác động trực tiếp đến quyết định mua sản phẩm sữa của khách
hàng mua lẻ hoặc cuối cùng thông qua cách tư vấn, giới thiệu sản
phẩm.
3. Sức ép từ nhà cung cấp:
 Bên cạnh phát triển chiến lược Marketing, Vinamilk còn đẩy mạnh
chiến lược xây dựng các trang trại bò sữa tại Việt Nam. Điều này đảm
bảo nguồn cung và kiểm soát được chất lượng sản phẩm sữa của
mình.
 Toàn bộ trang trại của Vinamilk áp dụng công nghệ 4.0, đàn bò được
nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand giúp Vinamilk thu được nguồn
sản phẩm sữa tươi chất lượng. Mỗi ngày hệ thống cung cấp khoảng
950 – 1000 tấn sữa. Đặc biệt, các loại cỏ dành riêng cho bò cũng được
thương hiệu tự chủ. Do đó, sức ép nhà cung cấp sữa cho Vinamilk dần
bị hạn chế
4. Sản phẩm thay thế:
 Do nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thị trường thực phẩm
luôn phải biến đổi để đa dạng hoá sản phẩm. Đứng trước tình hình
này, Vinamilk chịu áp lực rất lớn từ các sản phẩm thay thế. Sản phẩm
dễ dàng thay thế các loại sữa nhưng vẫn bổ sung đầy đủ chất dinh
dưỡng như sữa hạt, sữa đậu nành, sữa chua, ngũ cốc, nước giải khát
pha chế với sữa,…
 Nguy cơ đến từ các sản phẩm thay thế có thể làm giảm thị phần của
Vinamilk. Tuy nhiên, tác động này còn yếu do các sản phẩm thay thế
có thời gian bảo quản ngắn, không dễ uống, dễ sử dụng như sữa
Vinamilk.
5. Doanh nghiệp mới:
 Thị trường đầy biến động và có nhiều thay đổi phức tạp, sẽ không dễ
dàng cho những doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh ngành sữa.
Để xây dựng thương hiệu lớn mạnh và cạnh tranh với vô số đối thủ
trên thị trường, trong đó có Vinamilk là một điều rất khó khăn. Do đó,
mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia với Vinamilk rất
thấp.

Một số hình ảnh:

You might also like