ÔN TẬP LÝ THUYẾT GIẢI PHẪU (MẸO)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Ôn Tập Lý Thuyết Giải Phẫu

 Theo tiếng Latin, danh từ Giải phẫu học, gọi là : Anatomy & Human
Anatomy (Giải phẫu học người)
 Giải phẫu học được chia ra làm 2 phân môn:
- Giải phẫu học đại thể: Nghiên cứu các cấu trúc có thể quan sát bằng mắt
thường.
- Giải phẫu học vi thể: Nghiên cứu các cấu trúc nhỏ có thể quan sát bằng kính
hiển vi.
 Nghiên cứu giải phẫu học có từ thời Ai Cập cổ đại. Giải phẫu ra đời từ “thời kỳ
đồ đá”
 Andreas Vesalius là ông tổ của Giải Phẫu.
 Hypocrates “Người cha của y học” đưa giải phẫu vào giảng dạy ở Hy Lạp.
Ông cho rằng “Khoa học y học bắt đầu bằng việc nghiên cứu cấu tạo cơ thể con
người”
 Nhà y học Hy Lạp Aristotle (384-322 trước công nguyên), người sáng lập ra
giải phẫu học so sánh. Người đầu tiên sử dụng từ “ Anatome”
 Kính hiển vi: Quang học thế kỷ XVIII & Điện tử 1940.
 Có 3 cấp độ, 3 mặt cắt của nghiên cứu giải phẫu học:
- 3 Cấp Độ:
+ Giải Phẫu học đại thể
+ Giải Phẫu học vi thể
+ Giải Phẫu học siêu vi và phân tử
- 3 Mặt Cắt:
+ Mặt phẳng đứng dọc: Là MP theo chiều trước sau, trong các mặt đó có một MP
nằm chính cơ thể và chia cơ thể làm 2 nữa đối xứng (Phải và Trái) và là mốc để
so sánh 2 vị trí Trong và Ngoài. Đó là MP dọc giữa
+ Mặt phẳng đứng ngang (mặt phẳng trán): Là MP đứng theo chiều ngang,
Thẳng góc với MPĐD. Chia cơ thể thành Phía trước (Hay bụng) và Phía sau
(Hay lưng).
+ Mặt phẳng nằm ngang: Thẳng góc với trục đứng thẳng của cơ thể hay
thẳng góc với 2 mặt phẳng đứng. Chia cơ thể thành 2 phần Trên và dưới.
 Các phương pháp mô tả giải phẫu học:
- Giải phẫu học hệ thống (systemic anatomy): Nghiên cứu cơ thể gồm nhiều cơ
quan, bộ phận (cùng thực hiện 1 chức năng). Các hệ cơ quan trong cơ thể: Hệ
da, hệ xương, cơ, tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu, sinh dục và hệ nội tiết.
Các giác quan là 1 phần của hệ thần kinh.
- Giải phẫu vùng (regional anatomy): Chia cơ thể thành nhiều vùng: Ngực,
bụng, chậu hông và đáy chậu, chi, lưng, đầu và cổ.
 Waton và Crick (1962): Đạt giải Nobel nhờ tìm ra cấu trúc AND và ARN.
 Schwann Virchow: Tìm ra thuyết tế bào thế kỷ XVIII (Đáp án dài nhất).
 Phân loại xương theo hình thể: Dài – Ngắn – Dẹt – Bất định hình – Vừng.
 Xương có 4 chức năng sinh lý
 Xương chi trên 32 & chi dưới 31
 Xương cổ tay có 8 xương 2 hàng: Trên (Thuyền, Nguyệt, Tháp, Đậu), Dưới
(Thang, Thê, Cả, Móc).
 Xương quay TIẾP XÚC với xương Thuyền, Nguyệt
 Bàn ngón 1 TX xương Thang
 Bàn ngón 2 TX xương Thê
 Bàn ngón 3 TX xương Cả
 Bàn ngón 4,5 TX xương Móc
 Xương cổ chân có 7 xương 2 hàng: Trước có 5 xương ( Ghe, Hộp, 3 xương
Chêm trong, giữa, ngoài), Sau (Sên: Cao nhất, Gót: Thấp nhất)
 Khớp có 3 loại: Bất động – Bán động – Khớp động.
 Cơ có 3 loại: Cơ vân – Trơn – Tim.
 Cánh tay chia làm 2 vùng: Cánh tay trước (có 2 lớp), Cánh tay sau (có cơ tam
đầu)
 Cẳng tay chia làm 2 vùng: Cẳng tay trước (có 3 lớp cơ), Cẳng tay sau gồm:
Lớp nông (có 4 cơ) và Lớp sâu có 5 cơ: Cơ ngữa.
 Thần kinh nách: Vận động cơ delta.
 Thần kinh giữa ở trục giữa cẳng tay
 Thần kinh quay nông:
- Vận động các cơ ngoài (cơ nông vùng cẳng tay sau): Cơ cánh tay quay, cơ duỗi
cổ tay quay dài, cơ duỗi cổ tay quay ngắn

- Cảm giác ngón tay 1,2,3 và nữa ngón 4.

 Thần kinh quay sâu: Vận động cơ dạng ngón cái dài, cơ duỗi ngón cái ngắn,
cơ duỗi ngón trỏ, cơ duỗi các ngón tay và cơ duỗi cổ tay trụ.
 Thần kinh quay xuất phát từ bó sau của đám rối cánh tay: Vận động cơ tam
đầu cánh tay.
 Tổn thương TK quay có biểu hiện:
- Bàn tay rủ hoặc bàn tay cổ cò: Không duỗi thẳng bàn tay được mà nó cứ rủ
xuống “Cụp xuống”
- Động tác đối ngón: Lấy ngón cái bấm vào đầu các ngón còn lại
 Thần kinh trụ:
- Vận động các cơ: Cơ cổ tay trụ, cơ gấp các ngón tay sâu
- Cảm giác ngón 5 và ½ ngón 4.
 Rãnh quay cho thành phần nào đi qua: Thần kinh quay và động mạch cánh
tay sâu.
 ĐM và TK trên vai đi qua khuyết vai
 Đám rối TK cánh tay nằm trong tam giár vai đòn
 Giới hạn SAI khi nói về giới hạn của lỗ tứ giác là cạnh trong là cơ nhị đầu.
 Đầu dài cơ Tam đầu chia tam giác cơ tròn thành 1 lỗ Tứ giác và 2 lỗ tam giác
 Lỗ tứ giác (bên ngoài ) (của tam giác cơ tròn cánh tay): TK nách và ĐM mũ
cánh tay.
 Lỗ tam giác cánh tay tam đầu: TK quay và ĐM cánh tay sâu
 Lỗ tam giác vai tam đầu (bên trong): Động mạch dưới vai (ĐM mũ vai) đi
qua
 Xương đòn gãy ở điểm nối giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong (1 ngoài, 2 trong)
 Rãnh dưới đòn có cơ dưới đòn bám vào.
 Củ nón có dây chằng nón bám vào.
 Xương cánh tay gãy ở GIỮA làm tổn thương thần kinh quay và động mạch
cánh tay sâu
 Ổ chảo xương cánh tay còn được gọi là Diện Khớp Hình Xoan
 Thứ tự đầu trên xương cánh tay mặt trước: Chỏm xương cánh tay – Củ bé –
Rãnh gian củ - Củ lớn (Chỏm-Bé-Gian-Lớn).
 Cẳng tay chia làm 2 khu.
 Củ bé nằm đầu trong xương cánh tay, củ lớn nằm ngoài (Lớn ngoài bé trong).
 Xương quay thường CONG hơn xướng trụ vì xương quay có động tác quay.
 Khi té chống tay thường bị gãy đầu dưới xương quay vì đầu dưới xương quay
thấp hơn xương trụ.
 Thành phần nằm trong HỐ LÀO: TK quay nông – ĐM quay – Tĩnh mạch đầu –
Mỏm trâm quay - Xương Thuyền

 Cơ Sấp Tròn có nhiệm vụ gấp cẳng tay và sấp bàn tay.


 Cơ Gian Cốt ở mu bàn tay ở giữa các ngón tay.
 ĐM nuôi chi trên là ĐM dưới đòn.
 ĐM dưới đòn bị cơ bậc thang chia làm 3 đoạn.
 ĐM dưới đòn trái (xuất phát từ cung ĐM chủ) và ĐM dưới đòn phải (ĐM thân
cánh tay đầu). ĐM bên trái dài hơn.
 ĐM đốt sống, ĐM giáp dưới là nhánh của ĐM dưới đòn.
 ĐM dưới đòn đổi tên thành ĐM nách khi chui qua khe sườn đòn ở điểm giữa
bờ sau xương đòn (Bờ ngoài khe khớp sườn đòn). Đến bờ dưới cơ ngực lớn
đổi tên thành ĐM Cánh tay.
 ĐM cánh tay đi qua khuỷu tay chia 2 nhánh: ĐM trụ - quay.
 Cung ĐM gan tay nông được tạo thành do sự tiếp nối của ĐM trụ với nhánh
gan tay nông của ĐM quay (Trụ-Nông quay)
 Cung ĐM gan tay sâu tạo thành bởi nhánh tận ĐM quay với nhánh gan tay sâu
của ĐM trụ ( Quay-Sâu Trụ)
 ĐM mạc treo tràng trên cấp máu cho ruột non
 ĐM lách thuộc nhánh của ĐM thân tạng có 3 nhánh (dài 1cm).
 ĐM thân tạng là nhánh của ĐM chủ bụng.
 ĐM giáp trên, ĐM lưỡi là nhánh của ĐM cảnh ngoài.
 ĐM cảnh ngoài nuôi Đầu-Mặt-Cổ.
 ĐM cảnh trong nuôi não (có 4 nhánh dinh dưỡng tận đại não).
 ĐM nền dinh dưỡng tiểu não
 ĐM não sau dinh dưỡng thùy chẫm và mặt dưới thùy thái dương (não sau nuôi
2 thùy).
 ĐM não giữa dinh dưỡng mặt trên ngoài đại não.
 ĐM màng não giữa nằm sát xương sọ và mặt trong xương thái dương “nằm ở
mặt trong xương bướm” (là nhánh của ĐM hàm, chui qua lỗ gai của hố sọ
giữa).
 Tận cùng của ĐM cảnh ngoài là ĐM thái dương nông và ĐM Hàm
 ĐM khoeo đi qua hố khoeo chia 2 nhánh: ĐM chày trước và ĐM chày sau.
 ĐM chày sau chia ra 1 nhánh là ĐM mác
 ĐM chày trước và chày sau => Cung ĐM gan chân nông và gan chân sâu.
 ĐM mông trên đi qua cơ hình lê
 TM tim lớn đổ vào xoang TM vành sau đó đổ về tâm nhĩ phải qua lỗ xoang nhĩ
vành.
 2 TM lớn nhất của chi dưới: TM hiển lớn và TM hiển bé.
 TM Hiển lớn đổ vào TM đùi.
 TM Hiển bé đổ vào TM khoeo.
 Xương chậu được tạo bởi 3 xương: 2 bên 2 xương cánh chậu, phía sau là
xương cùng cụt
 Đáy chậu trước hay còn gọi là Tam giác niệu sinh dục.
 Thành phần nằm trong hố khoeo: ĐM-TM khoeo, TK Chày, TK mác
chung, cơ khoeo, nhánh khớp gối của TK bịt.
 Vùng khoeo (ngoài vào trong): TK Chày => TM Khoeo => ĐM khoeo.
 Chỏm xương đùi tiếp xúc Diện nguyệt của ổ cối.
 Lồi củ chậu, Diện nhĩ của xương chậu khớp với xương cùng.
 Gân chân ngỗng của khớp gối nằm trong bao khớp.
 Hố chỏm đùi có dây chằng chỏm đùi.
 Khớp mu vận động trong thời kỳ chuyển dạ
 Tam giác đùi (ngoài vào trong): TK Đùi => ĐM Đùi => TM Đùi.
 Vùng đùi được chia làm 3 vùng: Trước – Trong – Sau.
 Nhóm cơ khu đùi trước: Cơ tứ đầu đùi, cơ may, và cơ thắt lưng chậu.
 Khuyết mác thuộc xương chày
 Xương mác có mỏm đưa ra ngoài gọi là mắt cá ngoài.
 Mặt ngoài của xương chày KHÔNG sờ được dưới da.
 Cơ hình lê đi qua khuyết ngồi lớn và là mốc để tìm bó mạch TK “TK Tọa”
(vùng mông là ngồi lê)
 Cơ bịt trong chui qua khuyết ngồi bé.
 Cơ sinh đôi trên ở vùng mông chui qua khuyết ngồi bé.
 Cơ chày trước thuộc lớp cơ nông vùng cẳng chân trước.
 Dây chằng chỏm đùi nằm trong khớp hông.
 Dây chắng chéo nằm trong khớp gối.
 Trong ống cơ khép có: ĐM đùi, TM đùi và TK Hiển
 TK đùi đi qua tam giác đùi và vận động cơ đùi trước.
 TK mông dưới vận động cơ mông lớn.
 TK ngồi vận động cơ đùi sau.
 TK bịt đi trong rãnh bịt (Không đi ra ở bờ dưới cơ hình lê) và Vận động cơ đùi
trong.
 TK mác nông: Vận động cơ mác dài, ngắn (vận động cơ cẳng chân ngoài).
 TK mác sâu: Vận động cơ cẳng chân trước.
 TK Hiển là nhánh của TK đùi.
 Cơ may KHÔNG thuộc cơ đùi trong.
 Cơ thon KHÔNG thuộc cơ đùi trước.
 12 Dây TK sọ não:
Khứu (Mũi) (I) – Thị (Mắt) (II) - Vận nhãn (chung) (III)
Ròng rọc (IV) – Sinh ba (V) – Vận nhãn ngoài (VI)
Mặt (VII) – Tiền đình, ốc tai (Tai) (VIII) – Thiệt hầu (IX)
Lang thang (X) – Phụ (XI) - Hạ thiệt (XII)

- Dây thần kinh nào cảm giác vị giác - TK VII’


2/3 trước lưỡi
- Dây thần kinh nào cảm giác vị giác - TK IX
1/3 sau lưỡi
- Dây thần kinh nào cảm giác thống - TK V3
nhiệt 2/3 trước lưỡi
- Dây thần kinh nào cảm giác nôn - TK X
1/3 sau lưỡi
 TK cảm giác – giác quan: Mắt II, Mũi I, Tai VIII.

 TK vận động: Cơ mắt: III, IV, VI.


-XI
-XII
 TK hỗn hợp: Còn lại (V, VII, IX, X)
 TK sọ số I, II không nằm trên thân não.
 Động tác liếc mắt lên, xuống là chi phối bởi dây TK số IV.
 TK chui qua lỗ của mảnh sàng: TK số I.
 TK qua lỗ thị giác: TK số II.
 TK chui qua khe ổ mắt trên: TK số III, IV, V1, VI
 TK qua lỗ tròn: TK hàm trên V2 chui qua => Đi qua lổ dưới ổ mắt.
 TK qua lỗ bầu dục: TK hàm dưới V3 => Đi qua lỗ cằm.
 TK chui qua ống tai trong: TK VII, VII’ (TK trung gian), VIII
 TK chui qua lỗ TM cảnh: TK số IX, X (nằm trong bao cảnh), XI
 TK chui qua lỗ ống hạ thiệt: TK XII (nằm trong tam giác dưới hàm)
 TK số X trái chi phối mặt trước của dạ dày.
 Lỗ gai có ĐM màng não giữa.
 Lỗ rách nằm giữa phần đá xương thái dương và thân xương bướm có ĐM
cảnh trong đi qua.
 Lỗ sàng nằm ở mảnh ngang xương sàng.
 Hệ TK được phát triển từ Ngoại phôi bì
 Hạt màng nhện là phần nào của màng não, đi từ khoang nhện đến xoang tĩnh
mạch, để tiêu thoát dịch não tủy
 Nhân xám của đồi thị điều khiển đời sống thực vật con người.
 Kích thích từ ngoại vi, lên não theo các sợi thần kinh hướng tâm, tập
trung tại nhân đồi thị sau đó được đưa lên vỏ não
 Bao trong là các sợi thần kinh đi từ vỏ não, xuống đồi thị và vùng hạ đồi, lách
giữa nhân bèo, nhân đuôi
 Các rãnh BÊN, TRUNG TÂM của não rất sâu, chia não ra thành các
thùy, xuất hiện ở các loài động vật tinh khôn gần như con người ( trung
tâm chia ra 2 bên )
 Chất xám của não nằm ở vỏ não và các nhân nền của đại não

 Đám rối TK cổ nằm trong tam giác chẩm.

 Đám rối TK cổ nằm ở bờ sau cơ ức đòn chủm.


 Cơ càm móng KHÔNG thuộc nhóm cơ dưới móng.
 Cơ ức đòn chủm và cơ thang ở vùng cổ được dây thần kinh phụ vận
động
 Cơ hạ góc miệng, cơ hạ môi dưới, cơ cằm, biểu hiện nét mặt buồn:
ĐÚNG
 Cơ thái dương, cơ cắn, cơ mút, thuộc nhóm cơ nhai : SAI

You might also like