Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

VÙNG NÁCH

1. Hố nách có 4 thành:
 Thành ngoài: Xương cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay (đầu ngắn), cơ quạ cánh tay, cơ delta.
- Mạch máu vùng delta: Được cấp máu từ 2 nhánh của động mạch nách là động mạch mũ cánh tay
trước và sau.
- Thần kinh nách: là ngành của bó sau ĐRTKCT, đi cùng động mạch mũ cánh tay sau
 Thành trong: 4 xương sườn, các cơ gian sườn và cơ răng trước
- Bọc ngoài cơ là: Lá mạc nông, giữa cơ và lá mạc là ĐM ngực ngoài và dây thần kinh ngực dài.
 Thành trước: Vùng ngực có 4 cơ 2 lớp
- Lớp nông: Cơ ngực lớn.
- Lớp sâu: Cơ ngực bé, cơ dưới đòn, cơ quạ cánh tay.
 Thành sau: Vùng vai gồm 5 cơ: Cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn bé, cơ tròn lớn.
2. Các T/P hố nách: ĐM và TM nách, đám rối thần kinh cánh tay, hạch bạch huyết.
 Đám rối thần kinh cánh tay:
- Bó ngoài (Ngành trước):
+ Thần kinh cơ bì: Vận động cho các cơ vùng cánh tay trước và cảm giác da cùng cánh tay trước
ngoài và sau ngoài.
+ Rễ ngoài của thần kinh giữa: Hợp với rễ trong tạo thành TK giữa.
- Bó trong (Ngành sau):
+ Rễ trong TK giữa.
+ Thần kinh trụ
+ Thần kinh bì cánh tay trong
+ Thần kinh bì cẳng tay trong
- Bó sau:
+ Thần kinh nách
+ Thần kinh quay (vận động cơ vùng cánh tay sau: cơ tam đầu )
3. Có 6 ngành bên của động mạch nách:
- Động mạch ngực trên
- Động mạch cùng vai ngực
- Động mạch ngực ngoài
- Động mạch dưới vai
- Động mạch mũ cánh tay trước
- Động mạch mũ cánh tay sau
CÁNH TAY
1. VÙNG CÁNH TAY TRƯỚC
a. Lớp nông
b. Lớp sâu: Có cơ, mạch máu và thần kinh.
+ Có 2 lớp cơ:
 Lớp cơ nông: Cơ nhị đầu (bờ trong cơ này là mốc quan trọng để tìm bó mạch thần kinh
cánh tay). Nên được gọi là cơ tùy hành của động mạch cánh tay.
 Lớp cơ sâu (có 2 cơ): Cơ cánh tay, cơ quạ cánh tay (là mốc để tìm bó mạch thần kinh ở
phần trên cánh tay).
+ Mạch máu:
 Động mạch:
o Các ngành bên: ĐM cánh tay sâu, ĐM bên trụ trên và ĐM bên trụ dưới.
 Tĩnh mạch:
o Nông: Phía ngoài là TM đầu, trong là TM nền
o Sâu: 2 TM cánh tay đi kèm ĐM.
+ Thần kinh vùng cánh tay trước:
 Thần kinh cơ bì (Vận động các cơ vùng cánh tay trước)
 Thần kinh bì cẳng tay trong
 Thần kinh bì cánh tay trong
 Thần kinh trụ
 Thần kinh giữa
 Thần kinh nách
2. VÙNG CÁNH TAY SAU
a. Lớp nông
b. Lớp sâu: Cơ và bó mạch thần kinh.
+ Có 1 cơ là cơ tam đầu cánh tay (TK Quay vận động)
+Bó mạch thần kinh: Thần kinh quay và ĐM cánh tay sâu (chui qua lổ tam giác cánh tay tam
đầu).
CẲNG TAY
1. VÙNG CẲNG TAY TRƯỚC
a. Lớp nông:
b. Lớp sâu:
+ 8 cơ xếp thành 3 lớp:
 Cơ lớp nông (có 4 cơ): Cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài,
cơ gấp cổ tay trụ.
 Cơ lớp giữa: Cơ gấp các ngón nông.
 Cơ lớp sâu (có 3 cơ): cơ gấp các ngón sâu, cơ gấp ngón cái dài, cơ sấp vuông.
+ Mạch máu:
 Động mạch trụ: 3 cm dưới nếp khuỷu và cho các nhánh:
o Động mạch quặt ngược trụ
o Động mạch gian cốt chung
o Nhánh gan cổ tay và nhánh mu cổ tay nối nhau quanh cổ tay
o Nhánh gan tay sâu góp phần vào cung động mạch gan tay sâu
o Cung động mạch trụ tạo thành cung gan tay nông ở bàn tay
 Động mạch quay: 3cm dưới nếp khuỷu và cho các nhánh:
o Động mạch quặt ngược quay góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu
o Nhánh gan cổ tay nối với nhanh gan cổ tay của động mạch trụ
o Nhánh gan tay nông góp:vào cung gan tay nông
o Nhánh mu cổ tay nối với nhánh mu cổ tay động mạch trụ, tạo thành mạng mu cổ
tay
o Động mạch ngón cái chính
o Động mạch quay tạo thành cung gan tay sâu ở bàn tay
+ Thần kinh:
 Thần kinh trụ: Trên cổ tay cho nhánh vận động 1 cơ rưỡi: Cơ gấp cổ tay trụ và nữa
trong cơ gấp các ngón sâu (ngón 4 và 5).
 Thần kinh quay nông: cảm giác nữa ngoài mu tay
 Thần kinh giữa: Vận động tất cả các cơ vùng cẳng tay trước (ngoại trừ cơ gấp cổ tay trụ
và nữa trong cơ gấp các ngón sâu do TK trụ). Riêng nhánh vận động cho cơ sấp vuông là
TK gian cốt trước
2. VÙNG CẲNG TAY SAU
a. Lớp nông
b. Lớp sâu:
+ 12 cơ xếp 2 lớp, 1 lớp nông và 1 lớp sâu. Lớp nông chia làm 2 nhóm: Nhóm ngoài và sau.
 Các cơ lớp nông:
o Nhóm ngoài của lớp nông (có 3 cơ): Cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài và
cơ duỗi cổ tay quay ngắn. => THẦN KINH QUAY NÔNG VẬN ĐỘNG
o Nhóm sau của lớp nông (có 4 cơ): Cơ duỗi các ngón, cơ duỗi ngón út, cơ duỗi cổ
tay trụ, cơ khuỷu. =>TK QUAY SÂU VẬN ĐỘNG
 Các cơ lớp sâu: Cơ dạng ngón cái dài, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi ngón cái ngắn, cơ
duỗi ngón trỏ, cơ ngửa.=> TK QUAY SÂU VẬN ĐỘNG
+ Động mạch:
 Động mạch gian cốt sau: là nhánh của động mạch gian cốt chung, có 2 TM đi kèm.
+ Thần kinh:
 Thần kinh gian cốt sau: Vận động tất cả các cơ vùng cẳng tay trước, trừ cơ cánh tay quay
và cơ duỗi cổ tay quay dài.
BÀN TAY
1. GAN TAY VÀ MU TAY
a. Cơ gan tay:
 Cơ mô cái: 4 cơ
o Dạng ngón cái ngắn
o Cơ đối cái
o Gấp ngón cái ngắn
o Khép ngón cái
 Cơ mô út: 4 cơ
o Cơ gan tay ngắn
o Cơ gấp ngón út
o Cơ dạng ngón út
o Cơ đối ngón út
 Cơ ở giữa gan tay (Bao hoạt dịch: bao các gân):
o Gân gấp các ngón nông (gân thủng)
o Gấp các ngón sâu (gân xuyên)
 Cơ giun: 4 cơ đánh số thứ tự từ ngón cái là 1,2,3,4 (cơ gian cốt gan tay)
- Dưới da có: CÂN GAN TAY (giúp cầm nắm), nhánh cảm giác TK trụ và TK giữa
 TK QUAY NÔNG: CẢM GIÁC NGÓN 1,2,3 VÀ NỮA NGÓN 4
 TK TRỤ: CẢM GIÁC NGÓN 5 VÀ NỮA NGÓN 4.
 TK GIỮA: Vận động cho 5 cơ: Cơ dạng ngón cái ngắn, cơ gấp ngón cái ngắn (đầu nông), cơ đối
ngón cái, các cơ giun 1 và 2.
b. Mạch máu: ĐM trụ và quay và tạo thành cung đm gan tay nông và sâu
 Cung động mạch gan tay nông: được tạo thành bởi ĐM trụ với nhánh gan tay nông của ĐM
quay (Trụ-Nông quay)
 Cung động mạch gan tay sâu: được tạo thành bởi ĐM quay với nhánh gan tay sâu của ĐM trụ
(Quay-Sâu trụ)

XƯƠNG CHẬU
- QUA KHUYẾT NGỒI LỚN CÓ:
o Động mạch và thần kinh mông trên
o Động mạch và thần kinh mông dưới
o Cơ hình lê
o TK tọa
o ĐM và TK thẹn
- QUA KHUYẾT NGỒI BÉ CÓ:
o Cơ bịt trong
o TK thẹn
- ĐI TRÊN RÃNH BỊT CÓ:
o ĐM và TK bịt
Diện nhĩ khớp với xương cùng
MÔNG
1. VÙNG MÔNG
a. Lớp nông (có các thần kinh cảm giác):
- Các thần kinh bì mông trên: Thuộc các thần kinh thắt lưng.
- Các thần kinh bì mông giữa: Thuộc các thần kinh cùng và cụt.
- Các thần kinh bì mông dưới: Thuộc thần kinh bì đùi sau
b. Lớp sâu: Cơ vùng mông có thể chia làm 2 loại và 3 lớp:
- Loại cơ chậu - mấu chuyển: Gồm cơ căng mạc đùi, cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ mông bé, cơ hình
lê. =>Duỗi dạng và xoay đùi.
- Loại cơ ụ ngồi – xương mu – mấu chuyển: Gồm cơ bịt trong, cơ bịt ngoài, cơ sinh đôi (trên và dưới),
cơ vuông đùi. Các cơ này động tác chủ yếu là xoay ngoài đùi.
o Cơ lớp nông:
- Cơ mông lớn
- Cơ căng mạc đùi
o Cơ lớp giữa:
- Cơ mông nhỡ
- Cơ hình lê
 Cơ lớp sâu:
o Cơ mông bé
o Cơ bịt trong
o Cơ bịt ngoài
o Cơ sinh đôi trên và cơ sinh đôi dưới
o Cơ vuông đùi
 Cơ vùng mông do nhánh bên ĐRTK cùng chi phối trừ cơ bịt ngoài do TK bịt.
+ Mạch máu và thần kinh: 2 bó: Bó mạch thần kinh trên cơ hình lê và dưới cơ hình lê.
 Bó mạch thần kinh trên cơ hình lê (gồm ĐM và TK mông trên):
- Động mạch mông trên (là nhánh của ĐM chậu trong): chia làm 2 nhánh vào cơ.
- Nhánh nông: Đi giữa cơ mông lớn và cơ mông nhỡ.
- Nhánh sâu: Đi giữa cơ mông nhỡ và cơ mông bé.
 Ngành nối: Động mạch mông trên nối với
- Động mạch chậu ngoài: qua nhánh mũ chậu sau
- Động mạch đùi sau: qua nhánh mũ đùi ngoài
- Động mạch chậu trong: qua nhánh động mạch mông dưới và động mạch cùng
ngoài.
o Thần kinh mông trên: chui
- Chui qua khuyết ngồi lớn và chia 2 nhánh đi cùng ĐM và TM mông trên
- Vận động cho 3 cơ: Cơ mông nhỡ, cơ mông bé và cơ căng mạc đùi
 Bó mạch thần kinh dưới cơ hình lê: Xếp thành 3 lớp.
o Lớp nông: Thần kinh bì đùi sau
o Lớp giữa: gồm thần kinh ngồi, bó mạch TK mông dưới, bó mạch TK thẹn.
- Thần kinh ngồi (là TK lớn nhất cơ thể): đi ở bờ dưới cơ hình lê, gồm 2 thành phần:
TK chày và TK mác chung.
- Bó mạch thần kinh mông dưới:
 Thần kinh mông dưới: Vận động cơ mông lớn.
 Động mạch mông dưới (là nhánh của động mạch chậu trong): cho các nhánh
 Nhánh nối với ĐM mủ đùi ngoài và trong, nhánh xuyên 1 của ĐM
đùi sâu.
 Nhánh cho TK ngồi.
 Bó mạch thần kinh thẹn:
 Thần kinh thẹn: bờ dưới cơ hình lê, qua khuyết ngồi bé
 Động mạch thẹn trong: là nhánh của ĐM chậu trong, bờ dưới cơ hình
lê, qua khuyết ngồi bé.
o Lớp sâu:
- Vận động các cơ lớp sâu vùng mông: Thần kinh cơ vuông đùi, cơ bịt trong, cơ sinh
đôi trên và dưới. Còn có nhánh TK hậu môn – cụt cảm giác cho vùng quanh xương
cụt.

VÙNG ĐÙI
VÙNG ĐÙI
Đùi được chia làm 2 vùng: Vùng đùi trước và sau
Vùng đùi trước có 2 khu cơ: Ngăn cách nhau bởi vách gian cơ đùi.
1. VÙNG ĐÙI TRƯỚC, TRONG:
a. Lớp nông:
- Thần kinh nông:
 Nhánh đùi của thần kinh sinh dục đùi do TK thắt lưng 1 và 2 tạo thành.
 TK chậu bẹn do TK ngực 12 và thắt lưng 11 tạo thành.
 TK bì đùi ngoài nhận những sợi từ TK thắt lưng 2 và 3.
 Các nhánh bì trước của TK đùi do dây thắt lưng 2,3,4 tạo thành.
 Nhánh bì của TK bịt do nhánh trước TK thắt lưng 2,3,4 tạo thành.
- Động mạch nông:
 Động mạch thượng vị nông: Đi trong lớp mỡ bụng đến rốn.
 Động mạch mũ chậu nông đi song song với dây chằng bẹn đến tận mào chậu.
- Tĩnh mạch nông:
 TM hiển lớn đi qua
b. Lớp sâu:
+ CÁC CƠ KHU ĐÙI TRƯỚC:
 Cơ may: là cơ dài nhất cơ thể được bọc trong mạc đùi.
 Cơ tứ đầu đùi: Gồm 4 thân cơ: cơ thẳng đùi và 3 cơ rộng ngoài, giữa và trong.
 Cơ thắt lưng chậu (cơ chậu và cơ thắt lưng lớn).
+ CÁC CƠ KHU ĐÙI TRONG : 5 cơ xếp thành 3 lớp:
 Lớp nông: Cơ lược, co thon, cơ khép dài.
 Lớp giữa: Cơ khép ngắn.
 Lớp sâu: Cơ khép lớn.

You might also like