Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 122

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

LÊ THỊ HỒNG PHƯỢNG

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội, 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

LÊ THỊ HỒNG PHƯỢNG

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng

Mã số: 603420

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ANH TÀI

Hà Nội, 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………………………..i

DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………..……….ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………….……….iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH………………………………………………………….……..iv

LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………..………………….1

CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN


MẶT ...................................................................................................................................... 5
1.1 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................... 5
1.1.3. Các đối tượng tham gia nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt ............... 7
1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế ............................... 8

1.2.1. Vai trò của TTKDTM đối với NHTM ............................................................... 9


1.2.1. Vai trò của TTKDTM đối với NHTƯ .............................................................. 11
1.2.1. Vai trò của TTKDTM đối với cơ quan tài chính ............................................ 11
1.2.1. Vai trò của TTKDTM đối với người tiêu dùng ............................................... 12
1.3. Các phƣơng tiện và phƣơng thức TTKDTM đối với khách hàng cá nhân ........... 12
1.3.1. Các phƣơng tiện TTKDTM đối với khách hàng cá nhân .................................... 12

1.3.1.1. Séc ............................................................................................................... 13


1.3.1.2. Thẻ thanh toán ............................................................................................ 13
1.3.1.3. Ví điện tử .................................................................................................... 14
1.3.2. Các phƣơng thức TTKDTM đối với khách hàng cá nhân ................................... 16

1.3.2.1. Phương thức chuyển tiền ............................................................................ 17


1.3.2.2. Phương thức thanh toán trực tuyến ............................................................ 18
1.3.2.3. Phương thức thanh toán tại điểm mua hàng ............................................. 21
1.4. Các nhân tố tác động đến TTKDTM đối với khách hàng cá nhân ........................ 22
1.4.1. Nhân tố khách quan ..................................................... Error! Bookmark not defined.

1.4.1.1. Nhóm yếu tố chính trị, xã hội, pháp luật ..................................................... 22


1.4.1.2. Nhóm yếu tố về khoa học công nghệ ........................................................... 23
1.4.1.3. Yếu tố tâm lý ................................................................................................ 23
1.4.2. Nhân tố chủ quan ..................................................................................................... 24

1.4.2.1. Chiến lược phát triển của ngân hàng .......................................................... 24


1.4.2.2. Trình độ của thanh toán viên ....................................................................... 24
1.5. Các quy định trong TTKDTM ................................................................................. 24
1.6. Rủi ro trong TTKDTM đối với khách hàng cá nhân .............................................. 27
1.6.1.Rủi ro trong sử dụng thẻ thanh toán................................................................ 28
1.6.2. Rủi ro trong sử dụng ví điện tử thanh toán .................................................... 30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM ................................................................ 35
2.1. Môi trƣờng kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng ..................................... 35
2.2. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam .................................... 46
2.2.1. Tình hình chung ....................................................................................................... 46
2.2.2. Thực trạng của phƣơng thức TTKDTM đối với khách hàng cá nhân. .............. 47

2.2.2.1. Thực trạng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ................... 48
2.2.2.2. Thực trạng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt .................. 51
2.3. Đánh giá chung tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam ............ 59
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .......................................................................................... 69
2.3.2. Những vấn đề còn hạn chế ...................................................................................... 68
2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu .................................................................................. 72
CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG PHƢƠNG THỨC THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIỆT
NAM .................................................................................................................................... 79
3.1. Một số mục tiêu định hƣớng và phƣơng thức thực hiện trong thời gian tới của
NHNN .................................................................................................................................. 79
3.1.1. Một số mục tiêu định hƣớng của Ngân hàng Nhà nƣớc.......................................79
3.1.2 Phƣơng hƣớng thực hiện..........................................................................................80
3.2. Những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động TTKDTM đối với khách hàng cá nhân
.............................................................................................................................................. 90
3.2.1. Giải pháp chung cho toàn bộ các phƣơng thức TTKDTM. ................................ 90

3.2.1.1.Tuyên truyền phổ biến kiến thức TTKDTM .................................................. 90


3.2.1.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ ............................................................................... 91
3.2.1.3. Phát triển các hình thức thanh toán hiện đại .............................................. 92
3.2.1.4. Mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng................................................... 93
3.2.1.5. Giải pháp về Marketing ............................................................................... 94
3.2.1.6. Hoàn thiện cơ sở pháp lý ............................................................................. 96
3.2.2. Giải pháp cho từng phƣơng thức TTKDTM. ....................................................... 96

3.2.2.1. Phương thức thanh toán tại điểm mua hàng ............................................... 96
3.2.2.2. Phương thức chuyển tiền ........................................................................... 101
3.2.2.2. Phương thức thanh toán trực tuyến ......................................................... 102
3.3. Kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp TTKDTM ................................................... 103
3.3.1. Đối với Nhà nƣớc ................................................................................................... 103
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nƣớc ............................................................... 104
3.3.3. Đối với khách hàng ................................................................................................ 105
KẾT LUẬN………………………………………..…………………………………….106
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa

1 CSHT Cơ sở hạ tầng

2 DNNN Doanh nghiệp nhà nước

3 ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ

4 NH Ngân hàng

5 NHNN Ngân hàng nhà nước

6 NHTM Ngân hàng thương mại

7 PTTT Phương tiện thanh toán

8 TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt

9 TTTM Trung tâm thương mại

i
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Số Tên Bảng Trang

hiệu

1 2.1 Lãi suất huy động vốn một số kì hạn 40

2 2.2 Lãi suất cho vay cuối tháng 3/2012 42

3 2.3 Một số chỉ tiêu một số ngành 43

4 2.4 Số liệu giao dịch theo các phương tiện thanh toán 46

5 2.5 Số liệu giao dịch qua ATM, POS 47

6 2.6 Số lượng thẻ ngân hàng quý II năm 2012 49

7 2.7 Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông 60

8 2.8 Số liệu giao dịch của hệ thống thanh toán quốc 67

gia

ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT Số Nội dung Trang

hiệu

1 2.1 Mức độ sử dụng các phương tiện TTKDTM 48

2 2.2 Mức độ sử dụng các phương thức TTKDTM 51

3 2.3 Mức độ hiệu quả các phương thức TTKDTM 52

4 2.4 Nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng các phương thức 53

TTKDTM

5 2.5 Số lượng ATM và POS tới 6/2012 54

6 2.6 Mức độ rủi ro các phương thức TTKDTM 57

7 2.7 Các loại rủi ro các phương thức TTKDTM 59

8 2.8 Tỷ lệ tiền mặt/ tổng PTTT giai đoạn 2001-2011 61

iii
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Số Nội dung Trang

hiệu

1 1.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền 17

2 1.2 Quy trình giao dịch thanh toán trực tuyến 18

3 1.3 Quy trình thanh toán thẻ tín dụng qua internet 19

4 1.4 Quy trình thanh toán tại điểm mua hàng 21

5 2.1 Diễn biến lãi suất cho vay 41

6 2.2 Tăng trưởng tín dụng theo đồng nội tệ 44

7 2.3 So sánh tăng trưởng tín dụng năm 2011/2012 45

iv
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mọi quốc gia, tiền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phương
thức thanh toán không thể thiếu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, con người
sống trong một “thế giới phẳng” thì các hoạt động giao dịch thương mại, dịch
vụ luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về không gian và thời
gian. Khi đó hoạt động thanh toán bằng tiền mặt sẽ dẫn đến nhiều bất lợi và
rủi ro như: chi phí xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (in, vận chuyển,
bảo quản, kiểm đếm…) là rất tốn kém; dễ bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế…;
Vấn đề an ninh luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (tham nhũng, rửa tiền…) và tạo
môi trường thuận lợi cho việc lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích
của tổ chức, cá nhân và an ninh quốc gia.
Để giải quyết những hạn chế của phương thức thanh toán bằng tiền mặt,
có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn
phục vụ nhu cầu của các cá nhân ra đời như: Thanh toán trực tuyến, thanh
toán chuyển khoản, thanh toán quẹt thẻ, ủy nhiệm thu/chi… và được gọi
chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Vậy lợi ích của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với
khách hàng cá nhân là gì? Rủi ro của phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt đối với khách hàng cá nhân là gì? Những hạn chế của phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam? Tại sao tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông
tại Việt Nam còn cao? Tại sao phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ở
nước ngoài rất phổ biến còn Việt Nam lại hạn chế? Giải pháp nào giúp
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân ở
Việt Nam phát triển?
Ở Việt Nam hiện nay, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt còn
rất hạn chế, các khu vực công, các doanh nghiệp đặc biê ̣t là các cá nhân còn

1
chưa quen sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến, thanh toán qua
điện thoại, tài khoản hay ví điện tử…
Chính trong tình hình đó, chúng ta cần có những công trình nghiên cứu
làm rõ vai trò của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với hệ
thống ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và nền kinh tế, tìm ra những hạn chế
của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và đưa ra giải
pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách
hàng cá nhân.
Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giải
pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách
hàng cá nhân tại Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Ngoài hai nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ huy
động vốn và nghiệp vụ tín dụng thì nghiệp vụ thanh toán ngày càng được các
ngân hàng quan tâm chú ý nhằm thu hút khách hàng. Trong nền kinh tế thị
trường, thanh toán không dùng tiền mặt được phát triển không ngừng do yêu
cầu phát triển của kinh tế hàng hóa – tiền tệ. Trong thực tế hiện nay, công tác
thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng còn tồn tại một số mặt tồn tại
cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết như: Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt
còn cao, thanh toán không qua ngân hàng còn phổ biến, việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong thanh toán còn hạn chế…. Do đó việc tiếp tục
nghiên cứu để nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mặt
nói chung đối với khách hàng cá nhân nói riêng là yêu cầu khách quan cả về
phương diện lý luận cũng như thực tiễn, nhằm tạo môi trường thuận lợi về
pháp chế, kỹ thuật và tổ chức làm tiền đề cho quá trình phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt phải trở thành động
lực quyết định đổi mới công nghệ Ngân hàng, thu hút khách hàng, nâng cao

2
uy tín ngân hàng, đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời các phương tiện thanh toán,
đáp ứng nhịp độ phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường và nhanh chóng hòa
nhập với hoạt động Ngân hàng của các nước trong khu vực và thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán
không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân.
Dựa vào bảng hỏi điều tra để phân tích thực trạng thanh toán không
dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân. Từ phân tích đó đánh giá những
mặt đã làm được và những hạn chế của hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt của khách hàng cá nhân. Từ những hạn chế đưa ra giải pháp nhằm
khắc phục những hạn chế đó nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- Các khách hàng cá nhân tham gia nghiệp vụ thanh toán không dùng
tiền mặt tại Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích các dữ liệu thu thập được từ
các đối tượng tham gia khảo sát.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tổng quát, phương pháp nghiên cứu của luận văn đi từ cơ sở lý thuyết
và thực tiễn của các đối tượng tham gia khảo sát và từ đó đưa ra những nhận
xét, đánh giá, phân tích và cuối cùng là đưa ra những gợi ý nhằm mở rộng
nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở dùng các phƣơng pháp nhƣ:
 Phương pháp điều tra mẫu qua bảng hỏi
 Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng.

3
 Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng
nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân.
 Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quán
khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Tuy còn nhiều hạn chế nhưng đề tài cũng có những điểm mới sau:
Tổng kết lại tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
trong thời gian qua.
Thông qua số liệu thu thập được từ điều tra mẫu để đánh giá thực trạng
thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
Đưa ra những yếu tố thực tế và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những
yếu tố đó đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng
cá nhân.
Đưa ra được những bất cập nổi bật trong hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân hiện nay.
Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân đối với hệ thống Ngân hàng và nền
kinh tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu
gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản vể thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng
cá nhân ở Việt Nam.
Chương 3: Những giải pháp mở rô ̣ng phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt đối với khách hàng cá nhân ở Việt Nam.

4
CHƢƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1. Khái niệm
Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời từ rất lâu nhưng nó chỉ phát
triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển của hệ
thống ngân hàng và tin học, phương thức thanh toán này mới mang lại nhiều ý
nghĩa cho quá trình thanh toán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể tham gia.
Nó giúp cho việc chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể trong nền
kinh tế được thực hiện một cách nhanh chóng an toàn, đồng thời giúp tiết
kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt.
Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán trích
chuyển vốn trên tài khoản từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của
người thụ hưởng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian
của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
1.1.2. Đặc điểm
TTKDTM phản ánh sự vận động của vật tư, hàng hóa, dịch vụ trong
quá trình lưu thông. Sự phát triển rộng khắp của TTKDTM là một yêu cầu tất
yếu của sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hóa. Khi nền kinh tế hàng
hóa phát triển rất mạnh, khối lượng hàng hóa trao đổi trong nước cũng như
nước ngoài ngày càng nhiều, tất yếu phải có cách thức trả tiền thuận lợi, an
toàn và tiết kiệm.
Mặt khác, TTKDTM được thực hiện bằng cách bừ trừ công nợ tại các
tài khoản ngân hàng. Do đó, hình thức TTKDTM còn gắn với sự phát triển
của hệ thống tín dụng. Sự phát triển của hệ thống này đã tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mở tài khoản tiền gửi. Thông qua các tài

5
khoản tiền gửi này, hoạt động TTKDTM được thực hiện một cách nhanh
chóng và có hiệu quả.
Ngược lại với hình thức thanh toán bằng tiền mặt, và xuất phát từ việc
không sử dụng đến tiền mặt của nó, thanh toán không dùng tiền mặt có một số
điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt có sự tách biệt giữa không
gian và thời gian, giữa sự vận động của vật tư, hàng hoá và tiền tệ. Nó được
thực hiện không chỉ trên cơ sở giữa bên mua và bên bán mà còn qua một chủ
thể trung gian là ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Thực hiện thanh
toán một thương vụ có an toàn hay không không chỉ phụ thuộc vào người
mua, người bán mà còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề như mã hoá thông tin,
bảo mật, lọc thông tin gây nhiễu, đối chiếu số liệu qua mạng máy tính...
Thứ hai, khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, sẽ giảm thiểu
được các công việc như vận chuyển, đếm, bảo quản tiền mặt...Vì thế sẽ hạn
chế được những mất mát, nhầm lẫn do việc sử dụng tiền mặt gây nên. Mặt
khác, nó sẽ giải quyết tình trạng bị ứ đọng vốn gây lãng phí vốn. Từ đó, vốn
được khai thác triệt để đem lại lợi ích cho bản thân các doanh nghiệp, cho các
ngân hàng (do việc thu phí đem lại) và đáp ứng được một phần vốn cho nền
kinh tế (bởi vì khi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ rút ngắn thời
gian thanh toán và tăng nhanh vòng quay của vốn).
Thứ ba, thanh toán không dùng tiền mặt tạo môi trường ứng dụng công
nghệ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng trên thế giới dù phát triển đến mức nào
thì cũng vẫn phải quan tâm đến mảng thanh toán, nhất là thanh toán không
dùng tiền mặt. Cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử, nhu cầu thanh
toán ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh ngày càng phát triển, các ngân hàng sẽ
không ngừng hoàn thiện mình bằng việc đầu tư vào công nghệ thông tin và xử
lý dữ liệu.

6
1.1.3. Các đối tƣợng tham gia nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Đối tượng thanh toán:
Hình thức TTKDTM chủ yếu được sử dụng để thực hiện các mục đích
của chủ tài khoản như rút tiền, chi trả thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay
thanh toán các khoản tài chính khi phát sinh các hoạt động trao đổi hàng hóa
hay cung ứng dịch vụ, các chủ thể thanh toán ngoài việc sử dụng tiền mặt để
thanh toán với nhau thì họ có thể sử dụng phương thức TTKDTM để thanh
toán kết thúc quá trình troa đổi thông qua hệ thống các tài khoản tiền gửi tại
ngân hàng.
Như vậy đối tượng TTKDTM đầu tiên đó chính là các khoản chi trả
tiền vật tư, hàng hóa và dịch vụ.
Ngoài ra, đối tượng thứ hai đó là các khoản chi trả tài chính. Các chủ
thể trong nền kinh tế có thể dùng hình thức TTKDTM để nộp thuế cho Nhà
nước, thanh toán công nợ, trả lãi tiền vay các tổ chức tín dụng, thanh toán tiền
phạt, bồi thường, lệ phí cho các đối tác……
Chủ thể thanh toán
Người trả tiền: Đó là người mua hàng hóa, hưởng dịch vụ, nộp
thuế….những người này phải chịu trách nhiệm thanh toán về hàng hóa, dịch
vụ mà họ đã nhận. Trong phương thức TTKDTM, người trả tiền không dùng
tiền mặt để thanh toán mà dùng các phương tiện như séc, thẻ ATM, tài khoản,
ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng…..để thanh toán cho người cung
cấp bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản người trả sang tài khoản người
hưởng ở tại một ngân hàng hay tại hai ngân hàng khác nhau. Như vậy người
trả tiền đồng thời cũng là người chủ sở hữu tài khoản.
Thông thường, người trả tiền thường đóng vai trò quyết định trong
thanh toán, họ phải có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, tôn trọng các thủ tục trong
thanh toán.

7
Người nhận tiền: Đó là người cung ứng hàng hóa dịch vụ. Họ là những
người được hưởng số tiền từ tài khoản của người trả chuyển vào. Trong hình
thức TTKDTM này, thì người nhận tiền phải có tài khoản tiền gửi tại ngân
hàng. Thông thường, người nhận tiền đóng vai trò thụ động trong thanh toán
nhưng đôi khi họ cũng chủ động đòi nợ người trả tiền.
Các trung gian thanh toán: Đó là các tổ chức tài chính bao gồm các
ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, các công
ty hay kho bạc Nhà nước…. các trung gian thanh toán tham gia vào trong quá
trình TTKDTM nhiều hay ít tùy thuộc vào từng trường hợp. Nếu hai chủ thể
này mở tài khoản tại cùng một ngân hàng thì chính ngân hàng đó sẽ làm trung
gian thanh toán hộ. Nếu hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại hai ngân hàng
khác nhau cùng hệ thống thì sẽ có hai ngân hàng tham gia vào quá trình thanh
toán, đó là ngân hàng phục vụ người trả và ngân hàng phục vụ người nhận
tiền và ngân hàng nhà nước.
Tài khoản thanh toán
Là công cụ giúp ngân hàng ghi chép, phản ánh các quan hệ chi trả giữa
các khách hàng. Các tổ chức xã hội, cá nhân, doanh nghiệp có đầy đủ tư cách
pháp nhân và thể nhân đều có quyền mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng
tài khoản này để thực hiện việc chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ dước sự kiểm
soát của ngân hàng mà không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán
Chứng từ thanh toán trong TTKDTM là các phương tiện giúp cho ngân
hàng xử lý và thực hiện thanh toán hộ như các bảng kê, biên lai, hóa đơn, các
giấy báo liên ngân hàng, phiếu chuyển khoản….
1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
Hệ thống ngân hàng, cùng với sự đổi mới nền kinh tế đã thực hiện quá
trình hiện đại hoá, đặc biệt là trong việc thanh toán, nhờ áp dụng những thành

8
tựu khoa học kỹ thuật như áp dụng công nghệ tin học ngân hàng, công nghệ
thông tin ... mà thanh toán được tổ chức thành một hệ thống nhất định. Trong
hệ thống này, ngân hàng là một trung tâm thanh toán, mọi hoạt động trao đổi
hàng hoá dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán. Quan hệ thanh toán liên
quan đến mọi hoạt động trong xã hội. Vì vậy, tổ chức tốt công tác thanh toán
đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa rất lớn đối với người
dân, các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ, ngân hàng thương mại, ngân
hàng nhà nước và các tổ chức trung gian tham gia vào nghiệp vụ thanh toán
không dùng tiền mặt.
1.2.1. Vai trò của TTKDTM đối với NHTM
Các nhà tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh trong nền KTTT đều
quan tâm đến vấn đề thanh toán là: an toàn – tiện lợi- quay vòng vốn nhanh.
NH trở thành trung tâm tiền tê ̣ - tín dụng – thanh toán trong nền kinh tế.
TTKDTM góp phần không nhỏ vào thành công đó của NH.
TTKDTM tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của NH.
TTKDTM không những làm giảm được chi phí lưu thông mà còn bổ sung
nguồn vốn cho NH thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán của các tổ
chức và cá nhân. Như vậy, NH sẽ luôn có một lượng tiền nhất định tạm thời
nhàn rỗi trên các tài khoản này với chi phí thấp. Nếu sử dụng nguồn vốn này
thi NH không chỉ kiếm được lợi nhuận, giành thắng lợi trong cạnh tranh mà
còn mang lại lợi ích rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
TTKDTM còn thúc đẩy quá trình cho vay. Nhờ có nguồn vốn tiền gửi
không kì hạn, NH còn có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín
dụng cho nền kinh tế. NH thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp nên trên
cơ sở đó hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn
NH để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh có lãi. Mặt khác, thông qua
TTKDTM, NH có thể đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả

9
kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó giúp NH an toàn trong kinh doanh,
góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
TTKDTM giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. Trong thưc tế
nếu thanh toán bằng tiền mặt, thì sau khi lĩnh tiền mặt ra khỏi NH, số tiền đó
không còn nằm trong phạm vi kiểm soát của NH. Nhưng nếu TTKDTM thì
NH thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của người phải trả sang
cho người thụ hưởng hoặc bù trừ giữa các tài khoản của các NHTM với nhau.
Như vậy, thực chất của cơ chế tạo tiền của hệ thống NH là tổ chức thanh toán
qua NH và cho vay bằng chuyển khoản. Vì vậy, khi TTKDTM càng phát triển
thì khả năng tạo tiền càng lớn, tạo cho NH lợi nhuận đáng kể.
TTKDTM góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số
thanh toán. TTKDTM tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một
cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm được thời gian, chi phí.
Trên cơ sở đó tạo niềm tin cho công chúng vào hoạt động của hệ thống NH,
thu hút người dân và doanh nghiệp tham gia thanh toán qua NH. Như vậy,
TTKDTM giúp NH thực hiện việc mở rộng đối tuợng thanh toán, phạm vi
thanh toán (trong và ngoài nước) và tăng doanh số thanh toán, làm tăng lợi
nhuận, tăng năng lực cạnh tranh của NH.
Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt tác động tới tất cả các hoạt
động kinh doanh của ngân hàng như: nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ
tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn… Mặt khác, đây còn là một trong những cơ
sở cho sự ổn định tiền tệ, giải quyết được vấn đề tiền mặt trong nền kinh tế,
làm cho lưu thông hàng hoá được trôi chảy, từ đó thúc đẩy sản xuất và lưu
thông hàng hoá phát triển. Đồng thời còn làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế
và phát huy vai trò kiểm soát bằng đồng tiền của ngân hàng đối với nền kinh
tế. Do vậy, một trong những trọng trách của ngân hàng là không ngừng phát

10
huy vai trò to lớn của thanh toán không dùng tiền mặt đối với sản xuất kinh
doanh.
1.2.2. Vai trò của TTKDTM đối với NH Trung ƣơng
Thanh toán không dùng tiền mặt tăng cường hoạt động lưu thông tiền
tệ trong nền kinh tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các
nguồn vốn khách nhau, tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối
lượng giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh tế. Qua đó, tạo tiền
đề cho việc tính toán lươ ̣ng tiền cung ứng và điều hành thực thi chính sách
tiền tệ có hiệu quả.
Thanh toán không dùng tiền mặt tiết kiệm chi phí cho lưu thông tiền mặt như
các chi phí: in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm. Hơn nữa,
thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm nhẹ khâu kế hoạch và điều hoà lưu
thông tiền tệ, tăng sức mua của đồng tiền, góp phần làm cho lưu thông tiền tệ
ổn định.
1.2.3. Vai trò TTKDTM đối với cơ quan tài chính
Tăng tỉ trọng TTKDTM không chỉ có ý nghĩ tiết kiệm chi phí lưu thông
mà còn giúp cho công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp được tốt hơn. Nếu
các giao dịch trong nền kinh tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản thì
tiền chỉ chuyển từ tài khoản người này sang tài khoản người khác, từ tài
khoản của doanh nghiệp này sang tài khoản của doanh nghiệp khác, từ NH
này sang NH khác nên tiền tệ vẫn nằm trong hệ thống NH. Do đó, tổn thất tài
sản Nhà nước và tổn thất tài sản của người dân sẽ được hạn chết rất nhiều.
Như vậy, trên cơ sở tài khoản tiền gửi và các tài khoản thanh toán qua
NH đã giúp cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý như bộ chủ quản, cơ quan
thuế…có điều kiện để kiểm tra, theo dõi doanh thu, chi phí, xác định kết quả
kinh doanh chính xác. Do đó giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt
động “kinh tế ngầm”, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều

11
tiết nền kinh tế và điều hành các chính sác kinh tế tài chính quốc gia, góp
phần làm lành mạnh hoá kinh tế – xã hội.
1.2.4. Vai trò TTKDTM đối với ngƣời tiêu dùng
Thanh toán không dùng tiền mặt là một quá trình thanh toán không có
sự xuất hiện của tiền mặt mà bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người
chi trả vào tài khoản của người thụ hưởng. Do vậy nó góp phần tạo điều kiện
cho quá trình thanh toán được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, an toàn ... từ
đó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thanh toán vừa là
khâu mở đầu, vừa là khâu kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó,
nếu tổ chức tốt khâu thanh toán sẽ làm tăng sự vận động của vật tư và tiền
vốn, giúp cho các doanh nghiệp thu được vốn nhanh để phục vụ cho chu kỳ
sản xuất sau cũng tức là phục vụ cho quá trình tái sản xuất không ngừng phát
triển.
1.3. Các phương tiện và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối
với khách hàng cá nhân
1.3.1. Các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách
hàng cá nhân
Phương tiện thanh toán là công cụ giúp con người thực hiện việc trả
tiền cho nhau trong quan hệ buôn bán. Tiền mặt là một phương tiện thanh
toán nhưng trong xu thế nền kinh tế hiện đại nó giữ vai trò thứ yếu. Phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân chủ yếu là:
Séc (Cheque), Thẻ thanh toán (Credit card) và tài khoản (Account). Mỗi công
cụ thanh toán đều có công dụng riêng của nó, thích hợp cho từng đối tượng và
loại hình giao dịch thanh toán của các chủ thể kinh tế.

12
1.3.1.1. Séc (Cheque, Check)
a. Khái niệm
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản,
ra lệnh cho ngân hàng trích trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh
của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt
hay bằng chuyển khoản.
B. Các bên liên quan
- Người phát séc để trả nợ gọi là người phát hành séc (Drawer);
- Người phát séc là ngân hàng thanh toán (Paying bank);
- Người nhận tiền là người hưởng lợi tờ séc (Beneficiary);
- Người cầm séc là người có quyền hưởng lợi tờ séc sau khi séc được
phát hành (Drawee).
C. Phân loại séc
- Đứng ở một góc độ, có thể chia thành: Séc ghi tên (Nominal cheque),
séc vô danh (Cheque to bearer), séc theo lệnh (Cheque to order).
- Đứng ở góc độ khác có thể chia thành: Séc gạch chéo (Crossed
cheque)- Gồm séc gạch chéo thường (Cheque crossed generally) và séc gạch
chéo đặc biệt (cheque crossed specially), séc chuyển khoản (Cheque transfera
-ble), séc du lịch (Traveller’s cheque), séc xác nhận (Certified cheque).
Ở nước ta hiện nay đang sử dụng hai loại séc chủ yếu là séc bảo chi và
séc chuyển khoản.
1.3.1.2. Thẻ thanh toán (Credit card)
a. Khái niệm
Thẻ thanh toán là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và được
sử dụng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ, thanh toán công nợ hoặc lĩnh tiền tại
các ngân hàng đại lý thanh toán hoặc các ATM.
b. Các bên liên quan

13
- Chủ thẻ (Card’s owner): Là người trực tiếp mở thẻ tại ngân hàng và
dùng thẻ để mua hàng hoá và dịch vụ;
- Cơ sở chấp nhận thẻ (Card acceptable point): Là các doanh nghiệp
cung ứng hàng hoá dịch vụ cho người sử dụng thẻ;
- Ngân hàng phát hành (Issuing bank): Là ngân hàng đã phát hành thẻ
cho khách hàng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền do người sử dụng thẻ
trả cho người thụ hưởng. Ngân hàng phát hành thẻ có thể uỷ nhiệm cho một
số chi nhánh ngân hàng phát hành và quản lý thẻ;
- Ngân hàng thanh toán (Paying bank): Là các chi nhánh ngân hàng do
ngân hàng phát hành thẻ qui định. Ngân hàng đại lý chi nhánh có trách nhiệm
thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi nhận được biên lai
thanh toán.
c. Các loại thẻ hiện nay
- Thẻ rút tiền mặt (Payment card).
- Thẻ tín dụng (Credit card).
- Thẻ ghi nợ (Debt card).
- Thẻ thông minh (Smart card).
Để rút tiền mặt, người ta có thể sử dụng các máy rút tiền tự động: DAB
(Distributuers autinatiques de banque), CD’s (Cash dispense), ATM
(Automatic teller machine).
1.3.1.3 Ví điện tử
a. Khái niệm: Ví điện tử là một tài khoản điện tử, là ví tiền của chủ tài
khoản trên Internet và đóng vai trò như 1 chiếc Ví tiền mặt trong thanh toán
trực tuyến, giúp chủ tài khoản thực hiện công việc thanh toán các khoản phí
trên internet, gửi và tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về
thời gian và tiền bạc.

14
Ví điện tử ra đời góp phần phát triển hệ thống kinh doanh thương mại điện tử,
đem lại những lợi ích cho người mua, người bán, ngân hàng và xã hội.
 Người mua thực hiện nhanh chóng công việc thanh toán.
 Người bán tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến.
 Ngân hàng giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng.
 Dễ dàng và nhanh chóng chuyển và nhận tiền vượt qua rào cản địa lý.
 Xã hội giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lạm
phát...
b. Các bên liên quan
 Công ty phát hành ví điện tử: là tổ chức phát hành hay đồng phát hành
ví điện tử và cung cấp mạng thanh toán cho ví điện tử.
 Ngân hàng liên kết: là Ngân hàng đối tác với công ty phát hành ví điện
tử, đồng phát hành ví điện tử, tham gia vào mạng thanh toán điện tử, và
thực hiện thu chi hộ cho các công ty phát hành ví điện tử.
 Đơn vị chấp nhận thanh toán ví điện tử: là tổ chức hay cá nhân chấp
nhận thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng Ví điện tử.
 Người sở hữu Ví điện tử (Chủ Ví): là cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng
điều kiện của công ty phát hành ví điện tử.
c. Các loại ví điện tử
Ví điện tử trong nước:
 Ngân lượng: Một sản phẩm của PeaceSoft Solutions Corporation
 BaoKim: Công ty con của Công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam
 VnMart: Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay)
 Payoo: Công ty cổ phần DV Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion)
 MobiVí: Công ty cổ phần Hỗ trợ DV Thanh toán Việt Phú
 MoMo: ví tiền điện tử trên điện thoại di động của VinaPhone
 VinaPay: Công ty cổ phần Công nghệ Thanh toán Việt Nam

15
 Netcash: Công ty PayNet
 Smartlink: Công ty cổ phần DV Thẻ Smartlink
 M_Service: Công ty cổ phần DV Di động Trực tuyến
Ví điện tử quốc tế:
 PayPal (ví điện tử phổ biến và đc chấp nhận rộng rãi nhất thế giới hiện
nay
 AlertPay
 Moneybookers (ví điện tử đc các trang casino và cá độ online dùng
nhiều)
 WebMoney
 Liqpay
 Liberty Reserve
 Perfect Money
1.3.2. Các phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách
hàng cá nhân
Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất trong bất kỳ một
hoạt động thanh toán nào. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối
với khách hàng các nhân là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng
trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người mua và người bán. Trong
quan hệ giao dịch có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như phương
thức thanh toán trực tuyến, phương thức thanh toán tại điểm mua hàng,
phương thức chuyển tiền…Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng,
nhưng đều đáp ứng được yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ,
đúng và từ yêu cầu của người mua là nhận hàng đúng số lượng, chất lượng và
đúng hạn.

16
1.3.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
a. Khái niệm
Chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền)
yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người
khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển
tiền do khách hàng yêu cầu.
b. Qui trình thanh toán

Ngân hàng chuyển (3) Ngân hàng đại lý


tiền

(2) (4)

Người chuyển (1) Người hưởng lợi


tiền

Hình 1.1: Quy trình thanh toán chuyển tiền


Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2008), Thanh toán quốc tế, Nxb Thống Kê,
Hà Nội.
Chú thích:
(1) Giao dịch thương mại;
(2) Viết đơn yêu cầu chuyển tiền (Bằng thư hoặc bằng điện) cùng với
uỷ nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại ngân hàng);
(3) Chuyển tiền thanh toán qua ngân hàng;
(4) Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi.
c. Ưu, nhược điểm của phương thức chuyển tiền
Ưu điểm: Đây là phương thức đơn giản, nhanh chóng, việc chuyển tiền
không phải thông qua những thủ tục rườm rà, phức tạp. Ngân hàng khi thực
hiện phương thức này không bị ràng buộc bởi bất kỳ trách nhiệm nào đối với
cả bên mua và bên bán nên thường ít gặp rủi ro.

17
Nhược điểm: Phương thức thanh toán này không đảm bảo quyền lợi
cho bên bán hàng vì theo phương thức này, việc giao hàng và thanh toán là
tách rời nhau. Chính vì vậy, việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí
của bên mua, từ đó nảy sinh trường hợp chậm thanh toán, đòi giảm giá, gây
khó khăn cho bên bán (gây tình trạng ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn).
Bên cạnh đó, rủi ro cũng xảy ra cho người mua khi họ chuyển tiền trước khi
nhận hàng thì có thể không những bị ứ đọng vốn mà còn đứng trước những
rủi ro về hàng hóa.
1.3.2.2. Phương thức thanh toán trực tuyến (Online Payment)
a. Khái niệm
Online payment refers to money that is exchanged electronically. Typically,
this involves use of computer networks, the internet and digital stored value
systems.
Thanh toán trực tuyến liên quan đến các hoạt động trao đổi tiền tệ thông qua
các phương tiện điện tử. Thông thường, hoạt động này liên quan đến việc sử
dụng mạng máy tính, internet và hệ thống kĩ thuật số.
b. Quy trình thanh toán

Hình 1.1: Quy trình giao dịch thanh toán trực tuyến
Nguồn: http://muaban.sieumua.com/showthread.php?p=5211

18
Quá trình giao dịch
 (1) Giao dịch được chuyển từ website của người bán tới máy chủ của
Planet Payment.
 (2) Planet Payment chuyển giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế.
 (3) Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ hỏi ý kiến cơ sở dữ
liệu phát hành thẻ tín dụng.
 (4) Đơn vị phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và
chuyển kết quả / mã số hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm thanh
toán thẻ tín dụng.
 (5) Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả giao
dịch sang cho Planet Payment.
 (6) Máy chủ Planet Payment luu trữ kết quả và chuyển trở lại cho
khách hàng/ người bán.
Trung bình các buớc này mất khoảng 3-4 giây.

HÌnh 1.2 Quy trình thanh toán thẻ tín dụng qua internet
Nguồn: http://muaban.sieumua.com/showthread.php?p=5211

19
Quá trình thanh toán thẻ tín dụng
 (1) Máy chủ Planet Payment tự động chuyển các đợt giao dịch sang
trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
 (2) Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế gửi tới cơ sở dữ liệu đơn
vị phát hành thẻ tín dụng.
 (3) Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, chuyển kết quả,
tiền sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
 (4) Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả quá
trình giao dịch và tiền sang Planet Payment.
 (5) Planet Payment chuyển kết quả giao dịch tới người bán và chuyển
tiền tới tài khoản ngân hàng của người bán.
c. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Là phương thức thanh toán nhanh chóng và hiệu quả, nó tiết
kiệm thời gian, công sức và các chi phí đi lại cho khách hàng. Cá nhân sở hữu
ví có thể mua hàng tại một số website trong nước và nước ngoài đã kết nối
với các tổ chức cung cấp ví.
Doanh nghiệp triển khai hình thức này phải trả chi phí tương đối thấp, chi phí
đăng ký dịch vụ thường được miễn phí.
Nhược điểm: Đây là mô hình mới ở Việt Nam, các tổ chức cung cấp ví
điện tử còn gặp phải nhiều khó khăn khi phát triển cộng đồng cá nhân sở hữu
ví. Người dùng có tâm lý ngại mở tài khoản ví vì bị giới hạn khả năng thanh
toán và thanh khoản.
Cũng do thanh toán trực tuyến qua Internet chưa tạo được sự tin tưởng đối với
người tiêu dùng nên số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán còn ít, các
loại hình thanh toán vì thế vẫn còn đơn điệu, chưa phong phú. Chưa có nhiều
trang web chấp nhận phương thức thanh toán này.

20
1.3.2.3 Phương thức thanh toán tại điểm mua hàng
a. Khái niệm
Thanh toán tại điểm mua hàng là phương thức thanh toán mà người mua hàng
sử dụng các công cụ thanh toán như séc, thẻ tín dụng để thanh toán cho hàng
hóa và dịch vụ tại điểm mua hàng.
Thanh toán tại điểm mua hàng là giải pháp cho hầu hết các ngành công
nghiệp bán lẻ như thanh toán phí cho hoạt động y tế, giáo dục, các siêu thị,
nhà hàng, khách sạn….
b. Quy trình
(3) Ngân hàng đại lý
Ngân hàng chủ tài
khoản

(2) (4)

(1)
Người chi trả Người hưởng lợi

Hình 1.2: Quy trình thanh toán tại điểm mua hàng
Nguồn: Nguyễn Văn Minh (2002), Giao dịch thương mại điện tử, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
Chú thích:
(1) Giao dịch thương mại;
(2) Thanh toán bằng thẻ hoặc séc
(3) Thực hiện bút tệ thanh toán qua ngân hàng;
(4) Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi.
c. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Phương thức thanh toán này khá an toàn cho khách hàng. Thủ tục
thanh toán nhanh và linh hoạt.
Nhược điểm: Tốn chi phí đi lại, tiêu hao thời gian và năng lượng của khách
hàng. Khách hàng gặp rủi ro khi đánh mất thẻ, bị mạo danh chữ kí.

21
1.4. Các nhân tố tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt đối với
khách hàng cá nhân
1.4.1. Nhân tố khách quan
1.4.1.1. Nhóm yếu tố chính trị, xã hội, pháp luật
Thanh toán không dùng tiền mặt là một dịch vụ tiện ích cho khách
hàng, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của nhóm yếu tố chính trị, xã hội, pháp luật.
Chỉ một thay đổi nhỏ của nhóm yếu tố này sẽ tạo hoặc cơ hội, hoặc hiểm họa
cho ngân hàng. Chính vì thế ngân hàng phải thu thập và xử lý thông tin liên
quan đến nhân tố chính trị, xã hội, pháp luật để tìm ra cách giải quyết tốt nhất;
bởi vì nếu ngân hàng không kịp thay đổi sẽ rất dễ mất uy tín với khách hàng,
hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể kém hiệu quả và đi đến phá sản.
Tuy nhiên, một môi trường ổn định chưa đủ; để các hoạt động đối
ngoại của ngân hàng thương mại phát triển thì cần có sự phát triển mạnh mẽ
của thương mại toàn cầu. Các hiệp định đa phương, song phương giữa các
quốc gia chính là nền tảng cho thông thương quốc tế, là cơ hội lớn đồng thời
cũng là thách thức lớn đối với các ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán không
dùng tiền mặt xuyên quốc gia.
Đối với khách hàng, họ sử dụng phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt với các tiện ích như: nhanh chóng, thuận tiện, chính xác…Nhưng đôi
khi chính những thủ tục, qui định, chế độ quá cứng nhắc sẽ gây cản trở cho
khách hàng trong công tác thanh toán.
Đối với Nhà nước, thanh toán không dùng tiền mặt giúp thực hiện vai
trò quản lý tiền tệ. Trọng trách nặng nề của Nhà nước là đưa ra một qui định
nào đó (như chính sách về ngoại hối, về ngoại thương, bảo hộ sản xuất) phải
phù hợp với sự biến động của kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.
Chính điều này không chỉ tác động đến hoạt động buôn bán mà còn quyết
định đến việc các phương thức thanh toán có đáp ứng được nhu cầu trong

22
nước hay không, có tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hoà nhập
được với nền kinh tế thế giới hay không.
1.4.1.2. Nhóm yếu tố về khoa học công nghệ
Công nghệ ngân hàng là yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Việc áp dụng khoa học công nghệ
góp phần thúc đẩy chu trình chu chuyển vốn, giảm thiểu thời gian thanh toán,
độ chính xác và an toàn cao. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ
hiện đại vào công tác thanh toán đã dần dần cải tiến và hoàn thiện với mục
đích thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Như vậy, khoa học công nghệ là yếu
tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công tác thanh
toán không dùng tiền mặt. Khoa học công nghệ có tiên tiến, hiện đại thì thanh
toán không dùng tiền mặt mới phát huy được hết vai trò của nó.
1.4.1.3. Yếu tố tâm lý
Một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của thanh
toán không dùng tiền mặt là yếu tố tâm lý của các bên tham gia vào hoạt động
thanh toán. Nếu trình độ dân trí thấp, lạc hậu, không nắm được những tiện ích
của thanh toán không dùng tiền mặt, luôn có thói quen thanh toán bằng tiền
thì thanh toán không dùng tiền mặt không thể phát triển. Hơn nữa, điều này
cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý thanh toán viên- người thực hiện giao
dịch với khách hàng đó. Dó đó nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán.
1.4.2. Nhân tố chủ quan
1.4.2.1. Chiến lược phát triển của ngân hàng
Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển nghiệp vụ thanh toán
của ngân hàng. Tùy vào từng giai đoạn khác nhau, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ
phải đưa ra các chiến lược phát triển khác nhau điều chỉnh nghiệp vụ của
mình, các chính sách ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng mục tiêu, từng
ngành nghề kinh doanh, từng khu vực cũng như từng phương thức thanh toán

23
thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Chiến lược đúng đắn tạo đà phát
triển, ngược lại nó sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Vì vậy, để hoạt động thanh toán của ngân hàng được mở rộng và phát
triển thì ban lãnh đạo ngân hàng cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các yếu
tố có liên quan trước khi đưa ra chiến lược của mình.
1.4.2.2. Trình độ của thanh toán viên
Tiêu chí hàng đầu của một ngân hàng là nhanh chóng, kịp thời, an toàn
và chính xác nên một ngân hàng dù phát triển đến mức độ nào thì cũng phải
quan tâm đến nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên – người trực tiếp
giao dịch với khách hàng. Có nhiều cách để giải thích cho điều đó như do môi
trường làm việc của các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt rất phức
tạp, mức độ rủi ro của các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt khá cao,
đặc biệt khi yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt xuyên quốc gia ngày
càng được quan tâm. Từ thực tế đó, sự am hiểu về luật pháp quốc tế, trình độ
ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn, khả năng sử dụng máy móc hiện
đại, sự nhanh nhạy với các thông tin trên thị trường của đội ngũ lãnh đạo cũng
như của cán bộ công nhân viên đều ảnh hưởng đến hiệu quả của thanh toán
không dùng tiền mặt.
1.5. Các quy định trong thanh toán không dùng tiền mặt.

Để đưa ra các đánh giá về sự phát triển, hoạt động của thanh toán trong

nền kinh tế, việc so sánh về số lượng rất hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả

và chi phí giao dịch của phương tiện thanh toán, bởi các chi phí thanh toán

thường không liên quan đến giá trị cá biệt của giao dịch mà nó là chi phí cố

định. Ngược lại, các so sánh về mặt giá trị thanh toán lại đặc biệt phù hợp với

việc phân tích rủi ro đi kèm phương tiện thanh toán bởi nếu các yếu tố khác

24
không đổi, thanh toán giá trị càng cao thì rủi ro càng lớn. Chính vì vậy cần

phải có những qui định trong công tác thanh toán để đảm bảo quyền lợi cho

các bên cũng như thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Nội dung của

các văn bản pháp qui đã được tóm tắt thành những qui định có tính nguyên

tắc sau:

a. Qui định chung

Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công

dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được

quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.

Qui định này thay đổi mang tính chất tiền đề cho quá trình đổi mới nghiệp vụ

thanh toán qua ngân hàng. Trước đây khách hàng chỉ có thể mở tài khoản giao

dịch tại ngân hàng địa phương nơi đóng trụ sở chính, giờ đây họ được quyền

tự do lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản.

Về phía khách hàng, qui định này tạo điều kiện cho họ thực hiên giao

dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện. Việc gò ép mở tài khoản giao dịch

tại ngân hàng địa phương nơi đóng trụ sở chính không đáp ứng được nhu cầu

của khách hàng và cản trở quá trình sản xuất kinh doanh.

Về phía ngân hàng, qui định này tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân

hàng. Các ngân hàng sẽ buộc phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ

thanh toán để hấp dẫn khách hàng, lôi kéo khách hàng về ngân hàng mình.

25
b. Qui định đối với bên chi trả

Để đảm bảo khả năng chi trả đầy đủ, kịp thời tiền hàng hoá dịch vụ cho

bên thụ hưởng, bên chi trả phải có đủ tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân

hàng. Các trường hợp bên chi trả thanh toán vượt quá số dư trên tài khoản

tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, bên chi trả sẽ bị phạt về hành chính

và bị xử lý theo qui định của pháp luật.

Mục đích của quy định này nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán. Bên

mua sau khi đã nhận hàng hoá dịch vụ, phải có trách nhiệm thanh toán cho

bên bán, nếu thanh toán qua ngân hàng thì phải đảm bảo cho bên bán chứng

từ hợp lệ tới ngân hàng sẽ được thanh toán ngay, tránh tình trạng đợi lâu, ảnh

hưởng xấu tới nền kinh tế.

c. Qui định đối với bên thụ hưởng

Người thụ hưởng sau khi nhận được giấy tờ thanh toán tiền hàng hoá

dịch vụ thì phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ đó (Giấy tờ

phải ghi đầy đủ các yếu tố qui định, không sửa chữa, tẩy xoá…) đồng thời

giao hàng hoá dịch vụ cho bên mua theo giá trị chứng từ thanh toán. Nếu

thiếu một trong các yếu tố đó thì sẽ không được thanh toán.

Mục đích của qui định này nhằm tránh tình trạng sử dụng các phương

tiện thanh toán giả (như séc giả, thẻ giả), ghi man, giúp cho bên thụ hưởng đỡ

bị thiệt hại.

26
d. Qui định đối với ngân hàng

Ngân hàng và kho bạc Nhà nước phải chịu những trách nhiệm sau:

+ Thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản đã đảm bảo

chính xác, an toàn, thuận tiện. Các ngân hàng và kho bạc Nhà nước có trách

nhiệm chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản phạm vi số dư trên tài khoản

tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.

+ Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán thì ngân hàng và kho bạc

Nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng và tùy mức độ vi phạm sẽ

bị xử lý theo qui định của pháp luật.

+ Ngân hàng được quyền từ chối thanh toán nếu các chứng từ yêu cầu

không đầy đủ hoặc không hợp lệ.

1.6. Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá

nhân

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang được sử dụng ngày

càng mạnh ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nhờ sự phát triển

nhanh chóng của công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới trong các

hoạt động Ngân hàng và sự chuyển hướng tập trung của các Ngân hàng vào

lĩnh vực bán lẻ, hoạt động thanh toán không dùng tiền mật ngày càng phát

triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, rủi ro có thể xảy ra trong quá

27
trình thanh toán không dùng tiền mặt khiến các Ngân hàng, khách hàng sử

dụng thẻ và các bên liên quan gặp nhiều khó khăn, thách thức.

1.6.1 Rủi ro sử dụng thẻ trong thanh toán không dùng tiền mặt

Thẻ thanh toán là sự lựa chọn tối ưu cho những khách hàng ưa thích phương

thức thanh toán nhanh, chính xác và tiện lợi. Tuy nhiên trong quá trình sử

dụng, người sử dụng thẻ cũng như ngân hàng và các bên liên quan gặp nhiều

rủi ro. Có nhiều cách nhận diện cũng như phân loại rủi ro khác nhau, tuỳ

thuộc vào tiêu chí lựa chọn. Tuy nhiên, có thể khái quát và tiếp cận dưới hai

góc độ là: Rủi ro trong hoạt động Phát hành thẻ và rủi ro trong quá trình sử

dụng và chấp nhận thanh toán thẻ.

Rủi ro trong hoạt động Phát hành thẻ.

Ngân hàng phát hành phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau trong

suốt quá trình Phát hành thẻ: lựa chọn khách hàng, in dập, cá thể hoá thẻ, gửi

thẻ cho khách hàng và quản lý tài khoản thẻ trong quá trình sử dụng. Các rủi

ro trong quá trình này, bao gồm: Giả mạo thông tin Phát hành thẻ (fraudulent

application): Khách hàng cung cấp thông tin không trung thực về bản thân,

khả năng tài chính, mức thu nhập... để được cấp thẻ và sử dụng thẻ để chiếm

đoạt tiền của ngân hàng (thường xảy ra đối với thẻ tín dụng); Rủi ro tín dụng

(credit risk): Chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán cho khoản tín dụng đã chi

28
tiêu từ thẻ Ngân hàng; Thẻ bị thất lạc trong quá trình gửi thẻ đến khách hàng

(Mail Intercept) và thất thoát dữ liệu trong quá trình cá thể hoá thẻ.

Rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ

Hoạt động Thanh toán thẻ cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro, trong đó có sự tham

gia của Ngân hàng, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ và các thiết bị đầu cuối

(ATM, POS...). Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động thanh toán thẻ bao

gồm:

 Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) giả mạo (Fraudulen Merchant)

 ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ: đánh cắp dữ liệu thẻ sử dụng vào mục

đích bất hợp pháp hoặc thông đồng với chủ thẻ chấp nhận thanh toán

thẻ giả;

 Thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ qua các phương tiện viễn thông

qua thư, điện thoại, Internet: Thay đổi số tiền trên hóa đơn, đánh cắp

tiền trong tài khoản

 Nhân viên ĐVCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ (Multiple

imprint)

 Các ĐVCNT có tỷ lệ rủi ro cao (High Risk Merchant): Hàng hóa, dịch

vụ có giá trị lớn, có tính chất dễ chuyển đổi sang tiền mặt;

29
 ĐVCNT gian lận: Thực hiện giao dịch không đúng loại hình giao dịch

đã đăng ký, sửa đổi số tiền giao dịch, không xin chuẩn chi theo thoả

thuận qui định;

 Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng (fraudulent use of account): Sử dụng

trong môi trường thanh toán không phải xuất trình thẻ (thanh toán qua

thư/điện thoại hoặc thương mại điện tử);

 Chủ thẻ để lộ số PIN

 Thẻ bị mất/mất trộm (lost/stolen card)

 Thẻ giả (counterfeit): thẻ thật đã bị thay đổi thông tin, thẻ chỉ giả mạo

thông tin trên dải băng từ hoặc thẻ bị sao chép làm giả hoàn toàn.

 Dữ liệu băng từ (skimming) hoặc dữ liệu trên đường truyền (tapping) bị

đánh cắp.

Rủi ro trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Theo số liệu thống kê gần đây của Tổ chức Visa - khu vực, rủi ro đối với hoạt

động thanh toán thẻ trong khu vực như sau:

 Gần 50% là rủi ro thẻ giả (counterfeit). Đây là loại rủi ro phổ biến nhất

với thẻ Tín dụng và là loại rủi ro chiếm tỷ trọng thứ hai với thẻ ghi nợ

trong khu vực. Nó cũng là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn trong các rủi ro

của hoạt động thanh toán thẻ. Loại rủi ro này đang gia tăng nhanh

30
chóng, mối lo ngại ở các nước trong khu vực thông qua hình thức ăn

cắp thông tin trên đường truyền.

 27% là sự lợi dụng tài khoản thẻ trong môi trường thanh toán không sử
dụng thẻ. Đây là sự cảnh báo cho các loại giao dịch gián tiếp không
dùng thẻ;
 Hiện tượng gian lận thẻ đang chuyển hướng sang các nước: Đài Loan,
Thái Lan. Các nước như Australia, Hồng Kông đã đầu tư cho việc
phòng ngừa gian lận đã làm giảm tỷ lệ rủi ro trong lĩnh vực này.
 Ở Việt Nam, thẻ giả mạo là loại hình rủi ro phổ biến nhất, chiếm 75%
tổng các loại rủi ro trong Phát hành thẻ; Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng
công tác phòng ngừa rủi ro với loại hình đang phát triển hiện nay là giả
mạo thẻ bằng cách ăn cắp thông tin trên đường truyền.
1.6.2 Rủi ro sử dụng ví điện tử trong thanh toán không dùng tiền mặt
Với Internet và thanh toán trực tuyến, khách hàng có thể đặt hàng và thanh
toán cho doanh nghiệp bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào trên thế giới. Doanh
nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh nhưng
lại phải đối mặt với rủi ro trong thanh toán trên Internet.
Nguyên nhân của rủi ro trong thanh toán trên Internet:
Khách hàng sở hữu các loại thẻ quốc tế tín dụng hoặc ghi nợ Visa,
MasterCard, American Express,… có thể đặt hàng và thanh toán cho các
website bán hàng chấp nhận thanh toán trực tuyến các loại thẻ này. Toàn bộ
thao tác từ việc chọn hàng hóa, đặt hàng và thanh toán đều được thực hiện
trên Internet. Quy trình mua bán đơn giản và thuận tiện như vậy lại hàm chứa
nhiều rủi ro vì:
- Doanh nghiệp bị hạn chế trong công tác xác thực khách hàng: không kiểm
tra được thẻ vật lý, hóa đơn không có chữ ký của người mua.

31
- Người mua bị hạn chế trong công tác xác thực hàng hóa hay dịch vụ: không
được kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán.
- Giao dịch thanh toán thành công trên cổng thanh toán trực tuyến chưa phải
là một giao dịch mua bán hàng hóa thành công.
Chủ thẻ có quyền khiếu nại về giao dịch thanh toán thẻ với ngân hàng phát
hành theo nếu chủ thẻ bị lợi dụng thông tin thẻ hoặc đơn vị chấp nhận thẻ
(doanh nghiệp bán hàng) cung cấp hàng hóa hay dịch vụ không đúng như đã
cam kết. Một giao dịch bị khiếu nại như vậy được gọi là giao dịch đòi bồi
hoàn.
Khi xảy ra giao dịch đòi bồi hoàn, đơn vị chấp nhận thẻ có nguy cơ phải trả
lại số tiền thanh toán mà ngân hàng thanh toán đã tạm ứng trước đó.
Rủi ro của người bán (các đơn vị chấp nhận thẻ)
Người các đơn vị chấp nhận thẻ phải đối mặt với rủi ro lớn nhất chính là tệ
nạn sử dụng thẻ giả mạo. Trong giao dịch trực tuyến, người mua sẽ sử dụng
các thông tin của thẻ để khai báo trên Internet. Giao dịch được cấp phép thành
công, người bán nhận được tiền nhưng không có nghĩa là người bán và ngân
hàng đã xác minh được khách hàng có phải là chủ thẻ hay không. Nếu là giao
dịch giả mạo, người bán sẽ bị đòi bồi hoàn từ ngân hàng.
Rủi ro của người mua
Người mua (chủ thẻ) có thể bị rủi ro mất cắp thông tin thẻ khi thực hiện thanh
toán trên trang web giả mạo (phishing).Các hình thức phising:
- Tin tặc lập 1 trang web có hình thức giống hệt với 1 website mua bán nổi
tiếng. Ngay cả đường dẫn, tên trang web cũng gần giống mà người dùng đọc
lướt qua thì không thấy khác biệt gì. Một hình thức khác là: tin tặc sẽ gửi
Email thông báo chủ thẻ trúng một giải thưởng.
Các hình thức này có điểm chung là lừa chủ thẻ nhập thông tin cá nhân rồi ăn
cắp tài khoản thẻ tín dụng.

32
Chủ thẻ cũng có thể bị rủi ro nếu người bán không cung cấp hàng hóa, dịch
vụ đúng như đã cam kết. Chủ thẻ nên lựa chọn những địa chỉ website uy tín
và tin cậy.
Tuy nhiên, theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế và ngân hàng phát hành, chủ
thẻ có quyền khiếu nại yêu cầu đòi bồi hoàn nếu chủ thẻ không thực hiện giao
dịch hoặc hàng hóa dịch vụ nhận được không đúng như cam kết của người
bán. Do đó, quyền lợi của người mua được đảm bảo cao nhất trong giao dịch
trực tuyến.
Để tránh rủi ro, chủ thẻ nên lưu ý một số điểm sau:
- Bảo mật tốt nhất tên tài khoản, và mật khẩu truy cập.
- Không nên sử dụng máy tính công cộng để thực hiện giao dịch.
- Chỉ nên mua hàng ở những website có uy tín, hoặc những người bán hàng
có uy tín.
- Nên tự tay gõ tên trang web, thay vì sử dụng link để tránh bị phising.
- Nên cài đặt các chương trình Anti virus, Anti Spyware,... để tránh bị virus
ăn cắp thông tin cá nhân.
- Cảnh giác với Email có dấu hiệu lừa đảo: thông báo trúng thưởng, mời tham
gia hoạt động trên website nào đó,...
- Kiểm tra các link website, các phần mềm download từ Internet,.. chúng có
thể gắn kèm các mã độc ăn cắp thông tin
Tiểu kết: Chương 1 tác giả đã tổng hợp và khái quát những lý luận cơ bản về
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng các nhân. Có 3
phương tiện phổ biến nhất trong hoạt động TTKDTM đó là thẻ thanh toán,
séc và ví điện tử. Song song với 3 phương tiện này có 3 phương thức là thanh
toán trực tuyến, thanh toán tại điểm mua hàng và chuyển khoản là 3 phương
thức phổ biến được các cá nhân sử dụng trong hoạt động TTKDTM. Ngoài ra

33
tác giả cũng đã khái quát các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động TTKDTM và
những rủi rỏ của hoạt động này.
Từ những cơ sở lý luận này dựa vào bảng khảo sát điều tra, tác giả sẽ tiếp tục
đi trả lời câu hỏi về thực trạng hoạt động TTKDTM đối với nhóm khách hàng
cá nhân hiện nay như thế nào? Phương tiện nào và phương thức nào được sử
dụng phổ biến hơn? Yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất? và rủi ro nào đáng ngại
nhất cho khách hàng sử dụng phương thức thanh toán KDTM?

34
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM
2.1. Môi trường kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, lôi cuốn nhiều
nước tham gia. Cách đây đúng 5 năm - ngày 11-01-2007, Việt Nam đã trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sau lộ
trình khá dài trước đó (10 năm) chuẩn bị những điều kiện cần thiết rất khó
khăn, phức tạp, đặc biệt là đàm phán song phương. Nhìn lại 5 năm gia nhập
WTO, chúng ta càng thấy rõ hơn những cơ hội và thách thức để có chủ
trương, giải pháp hội nhập hiệu quả trong thời gian tới.
Khoảng thời gian 5 năm là chưa đủ dài để có thể đánh giá và nhìn nhận đầy
đủ tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh
đó, tình hình phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam từ đầu năm 2007 đến nay
còn có tác động tương tác giữa quá trình gia nhập với thực hiện cam kết
WTO và thực thi chính sách của Việt Nam. Mặt khác, những biến động phức
tạp của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ
toàn cầu mà những tác động tiêu cực của nó vẫn còn kéo dài cho tới tận hôm
nay cũng làm cho việc đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với nền
kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn. Song có thể khẳng định, chúng ta đã đạt
được những thành tựu quan trọng, đáng mừng và chủ trương gia nhập WTO
là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện tư duy sáng tạo, nhạy bén của Đảng và Nhà
nước ta.
Các cam kết WTO của Việt Nam tương tự như cam kết của các nước gia nhập
khác nằm trong khuôn khổ quy định của WTO, đồng thời, phục vụ cho mục
tiêu nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và nhập khẩu hoặc

35
giữa đầu tư trong và ngoài nước và minh bạch hóa. Các lĩnh vực quan trọng
nhất mà Việt Nam đã có cam kết, gồm: mở cửa thị trường thông qua cắt giảm
các hàng rào thuế quan, chính sách giá cả minh bạch, không phân biệt đối xử
và phù hợp với các quy định của WTO; giảm hoặc điều chỉnh lại thuế xuất
khẩu đối vớí một số hàng hóa không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông
sản từ thời điểm gia nhập; duy trì hỗ trợ nông nghiệp trong nước ở mức không
quá 10% giá trị sản lượng; bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp công nghiệp bị
cấm từ thời điểm gia nhập; các ưu đãi đầu tư đã cấp trước ngày gia nhập
WTO sẽ được bảo lưu trong 5 năm (trừ các ưu đãi xuất khẩu đối với ngành
dệt may); tuân thủ Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại (TRIM) của WTO từ thời điểm gia nhập; áp dụng các loại phí và lệ phí
theo quy định của WTO; tuân thủ Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải
quan của WTO ngay từ khi gia nhập; tuân thủ Hiệp định về kiểm tra trước khi
giao hàng cũng như các Hiệp định có liên quan khác của WTO; duy trì hệ
thống thủ tục hải quan thống nhất, minh bạch, đơn giản và phù hợp với chuẩn
mực quốc tế; các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ hoàn toàn hoạt động
theo tiêu chí thương mại, nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào
hoạt động của DNNN; chấp nhận điều khoản về nền kinh tế phi thị trường
trong thời gian tối đa là 12 năm, tham gia vào một số hiệp định tự do hóa theo
ngành; cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, dịch
vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ thuế.
Bước vào một sân chơi mới, Việt Nam có rất nhiều cơ hội trong tiến trình hội
nhập. Trước hết là, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn, bao gồm tất cả các nước thành viên
với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm, được hưởng chế độ ưu đãi thuế
quan phổ cập (vì là nước đang phát triển). Hàng hóa của Việt Nam thâm nhập
thị trường này không bị phân biệt đối xử, miễn là không vi phạm những quy

36
chế và cam kết đã ký. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế của
Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP, thì điều này là
một trong những yếu tố tích cực bảo đảm tăng trưởng.
Là thành viên của WTO, Việt Nam có cơ hội hoàn thiện hệ thống pháp luật
kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và thực hiện công khai
minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh
doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Đây là cơ sở quan trọng góp
phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính
sách kinh tế của Chính phủ, tạo được hệ thống chính sách minh bạch làm cơ
sở thu hút đầu tư nước ngoài, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện CNH,HĐH đất
nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển.
Gia nhập WTO, Việt Nam nâng cao được vị thế trong các mối quan hệ quốc
tế, trong việc biểu quyết những vấn đề liên quan đến WTO; đặc biệt, chúng ta
có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn,
hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của quốc gia, của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai có hiệu quả "đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa,
đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh”1 và vì một thế giới hoà
bình, hợp tác và phát triển.
Gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận những công nghệ tiên tiến,
những thị trường tài chính hàng đầu thế giới. Mặt khác, hàng hóa các nước
thâm nhập thị trường trong nước đã thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức
cạnh tranh...

37
Bên cạnh những cơ hội của việc gia nhập WTO, Việt Nam cũng gặp không ít
những thách thức. Một trong những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt là
cạnh tranh, cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, trên bình diện sâu rộng hơn. Ở đây
là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của Việt Nam với sản phẩm các nước, giữa
doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị
trường thế giới mà ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt
giảm. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chưa
cao, khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh dạn đổi mới công nghệ, áp
dụng hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm;
nếu không, việc bị đào thải khỏi thị trường là không tránh khỏi, dẫn đến hậu
quả là số lượng lao động thất nghiệp tăng cao. Bên cạnh đó, cạnh tranh còn
diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý
và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ
nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện những cam kết, những thỏa
thuận đã ký trong những hiệp định thương mại song phương, đa phương, cũng
như các quy chế của WTO. Ngoài ra, là các vấn đề mới nảy sinh trong quá
trình hội nhập, như: sự phân hóa, chênh lệch khoảng cách giàu, nghèo; vấn đề
bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc gia; giữ gìn bản sắc văn hoá và
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng..., đó là những
mầm mống của sự bất ổn về chính trị. Trong khi đó, cơ chế, chính sách về
kinh tế – xã hội của ta đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, thì đây
cũng là khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập WTO.
Ngoài ra, việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi Chính phủ phải tích cực nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có kỹ năng để đáp ứng yêu cầu
của bộ máy quản lý đa năng và chuyên nghiệp hóa.

38
Như vậy, gia nhập WTO vừa đem lại cho Việt Nam những cơ hội lớn, tuy
nhiên cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Đã 5 năm kể từ khi
gia nhập WTO, Việt Nam đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu,
mở rộng thị trường hàng hoá dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn
và đồng bộ hơn các thể chế; đồng thời, cải tiến nền hành chính quốc gia theo
hướng hiện đại. Có thể nói rằng, đây là định hướng và chủ trương đúng đắn
của Đảng và Chính phủ trong công cuộc đưa Việt Nam từng bước hội nhập
với kinh tế quốc tế và đã đem lại những thành quả tích cực: kinh tế phát triển
ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, văn hóa – xã hội phát
triển đa dạng; đặc biệt, lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo đã đạt được những kết
quả quan trọng, từng bước kết hợp hài hòa hơn với phát triển kinh tế. Mặt
khác, chính trị - xã hội ổn định, tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng
cường, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Một trong lĩnh
vực có nhiều biến động kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đó là tài chính
ngân hàng. Điều này được thể hiện rõ mức độ gia nhập thị trường tài chính
của các nước với Việt Nam và của Việt Nam ra thế giới trong những năm gần
đây.

Trong năm 2012, NHNN tiếp tục chủ trương áp dụng trần lãi suất huy động
theo hướng điều chỉnh giảm dần, phù hợp với các diễn biến kinh tế vĩ mô.
Mặc dù chính sách trần lãi suất là một chính sách còn mang tính hành chính
nhưng việc áp dụng trần lãi suất huy động trong thời gian qua đã phần nào
hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, qua đó ổn định
thị trường tiền tệ.
Trên cơ sở đó, mặc dù từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 2/2012, các
ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất cao (lãi suất huy động phổ biến sát
6%/năm với tiền gửi không kỳ hạn, 14%/năm với kỳ hạn 1 tháng trở lên) thì

39
đến đầu tháng 3, nhiều ngân hàng đã ngay lập tức thực hiện điều chỉnh giảm
lãi suất theo chủ trương của NHNN, trong đó đi đầu là các ngân hàng thuộc
nhóm 1 (Eximbank, Vietinbank, Vietcombank... giảm lãi suất từ 1/3). Kết
thúc quý I/2012, trên thị trường, lãi suất không kỳ hạn bình quân là
3,73%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tới 12 tháng bình quân là 12,93%/năm,
lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng bình quân là 11,95%/năm. Trái với
lãi suất huy động VND, lãi suất huy động USD ít biến động hơn so với năm
2011, mức lãi suất phổ biến vẫn duy trì 2,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn
của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế.
Bảng 2.1: Lãi suất huy động bình quân một số kì hạn
Lãi suất huy động VND và USD bình quân một số kỳ hạn (%/năm)
1 2 3 6 9 12 18 24 36
tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng
V 2011 13,97 13,97 13,97 13,84 13,75 13,84 12,63 12,56 12,65
N 3/20 12,94 12,94 12.94 12.94 12,94 12,87 11,99 11,99 11,88
D 12
U 2011 1,96 1,96 1,97 1,96 1,99 1,96 1,94 1,93 1,98
S 3/20 1,98 1,98 1,98 1,98 1,99 1,99 1,79 1,78 1,77
D 12
Nguồn: Website của các NHTM, tổng hợp và tính toán của Viện Chiến lược
Diễn biễn lãi suất cho vay VND và USD:
Lãi suất cho vay VND có dấu hiệu giảm nhưng vẫn ở mức cao so với
khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Trong khi đó, lãi suất cho vay USD
không có nhiều biến động

40
Hình 2.1 Diễn biến lãi suất cho vay
Nguồn:http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/research/taic
hinhnganhang/2011/20111122.html
Lãi suất cho vay là một trong những vấn đề nóng của năm 2011. Trong bối
cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, việc lãi suất cho vay trong năm ngoái có
thời điểm lên tới 22-25%/năm đã tác động không thuận lợi đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, việc giảm lãi suất cho
vay theo một lộ trình thích hợp là nhiệm vụ cấp thiết của NHNN. Trong quý
I, ngay sau trần lãi suất huy động giảm xuống 13%/năm, lãi suất cho vay cả
ngắn hạn lẫn cho vay trung, dài hạn trên thị trường đã được điều chỉnh giảm
từ 1 đến 1,5%/năm so với mặt bằng chung năm 2011, và hiện đang ở mức
bình quân 16,81%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn (3 tháng) và
18,7%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn (12 tháng trở lên).
Theo lĩnh vực kinh doanh, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu hiện nay ở mức 14,5-16%/năm, thấp nhất
13,5%/năm; cho vay sản xuất - kinh doanh khác 16,5-20%/năm, thấp nhất
15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 21-25%/năm.

41
Bảng 2.2: Lãi suất cho vay cuối tháng 3/2012 phân theo lĩnh vực
kinh doanh
Nhóm Đối tƣợng (%/năm) Ngắn hạn (%/năm) Trung, dài hạn
NHTM (%/năm)
VND:
- Sản xuất kinh doanh - Phổ biến: 16,5-17 18-19
NHTM thông thường - Thấp nhất: 15
Nhà nước - Nông nghiệp, nông - Phổ biến: 14,5-16
thôn và xuất khẩu - Thấp nhất: 13,5 17-18
USD 6,0-6,5 6,5-7,5

NHTM VND:
cổ phần - Sản xuất kinh doanh - Phổ biến: 18-19 19-20
thông thường - Thấp nhất: 17
- Nông nghiệp, nông - Phổ biến: 17-19
thôn và xuất khẩu - Thấp nhất: 16 18-20
USD 6,0-7,5 7,5-9,0
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Mặc dù, lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm nhưng vẫn còn cao
hơn nhiều so với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Theo số liệu thống kê từ hai sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp Hồ
Chí Minh thì có rất nhiều doanh nghiệp có chỉ số ROE dưới mức lãi suất cho
vay ngân hàng, chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh
vực như sản xuất công nghiệp có chỉ số ROE là 13,1%, dịch vụ tiêu dùng
(13,3%), tiện ích cộng đồng (15%), tài chính (7,8%), viễn thông (4,1%). Và
một điều cần chú ý là các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn phần lớn là
các doanh nghiệp có quy mô tương đối. Theo số liệu của Ngân hàng Thế
giới và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong năm 2011 cả

42
nước có 7611 doanh nghiệp giải thể, cao hơn mức trung bình của những
năm trước.
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu của một số ngành
Ngành Số cty Vốn hóa ROA ROE Lợi Nợ/Vốn
(tỷ VND) (%) (%) nhuận/Doan CSH
h thu
Công nghệ thông tin 28 16.681 9,8 28,1 1,4 1,4
Công nghiệp 351 59.896 6,1 13,1 9,5 2,5
Dầu khí 4 13.904 6,3 21,4 9,0 2,2
Dịch vụ tiêu dùng 63 6.656 7,6 13,3 13,4 1,3
Dược phẩm y tế 26 9.513 16,2 25,5 13,8 1,4
Hàng tiêu dùng 125 151.143 17,0 25,4 22,7 0,7
Ngân hàng 42 218.872 1,5 21,1 32,5 -
Nguyên vật liệu 98 54.869 17,1 25,8 19,8 1,0
Tài chính 184 207.822 2,2 7,8 25,8 2,4
Tiện ích cộng đồng 45 16.460 8,0 15,0 35,4 1,6
Viễn thông 1 21 2,0 4,1 1,8 1,1
Nguồn: Cty cổ phần Chứng khoán HSC
Trái với diễn biến giảm của lãi suất cho vay VND, lãi suất cho vay
USD được duy trì ổn định, lãi suất cho vay USD ngắn hạn dao động trong
khoảng 6-7,5%/năm, dài hạn khoảng 7,5-9%/năm
Tốc độ tăng trưởng tín dụng nội tệ quý đầu năm 2012 giảm mạnh so với
quý đầu năm 2011.
Tín dụng nội tệ tăng trưởng âm trong tháng 1, tăng nhẹ trở lại ở mức
rất thấp gần như bằng 0 (0,01%) vào tháng 2, và tăng khá (0,76%) vào tháng
ba.

43
Hình 2.2: Tăng trưởng tín dụng theo đồng nội tệ
Nguồn:http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/research/taic
hinhnganhang/2011/20111122.html
Hoạt động tín dụng trong những tháng đầu năm diễn ra cầm chừng do
nhiều nguyên nhân cả từ phía cung và phía cầu.
Mặt bằng lãi suất mặc dù đang được điều chỉnh giảm dần song vẫn
còn khá cao so với sức chịu đựng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
trong bối cảnh hiện nay. Mặt khác, các quy định về hạn mức tín dụng đối
với từng nhóm ngân hàng cũng đã tác động mạnh đến các quyết định cho
vay vốn của các TCTD. Việc thẩm định, lựa chọn dự án để cung cấp vốn
được thực hiện chặt chẽ hơn, nhằm đảm bảo hiệu quả của đồng vốn cũng
như đảm bảo cho vốn được phân bổ vào những lĩnh vực then chốt của nền
kinh tế.
Sang tháng hai, hoạt động tín dụng đã thoát khỏi tình trạng tăng
trưởng âm song vẫn còn yếu. Tình trạng tín dụng từ tháng 2 được cải thiện
là do các NHTM thực hiện các gói sản phẩm tín dụng ưu đãi lãi suất thấp.
Tuy nhiên tổng giá trị mỗi gói chỉ ở mức 4000-5000 tỷ đồng nên vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế .

44
Hình 2.3 So sánh tăng trưởng tín dụng năm 2012 và 2011
Nguồn:http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/research/taic
hinhnganhang/2011/20111122.html
Huy động nội tệ tháng 1 giảm 3,15% so với tháng 12/2011, tuy nhiên
đã tăng trưởng dương trở lại vào tháng 2, tháng 3 với mức tăng trưởng tương
ứng là 3,93% và 2,03%. Tuy nhiên xét về tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ
(theo năm) thì huy động nội tệ những tháng đầu năm 2012 giảm đáng kể so
với năm trước.
Tín dụng – huy động ngoại tệ
Trong 3 tháng đầu năm 2012, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân
hàng cơ bản được đảm bảo.
Tín dụng ngoại tệ giảm 2,14% và Huy động ngoại tệ giảm khoảng 2,26%.
Tốc độ giảm tín dụng ngoại tệ tương đương với tốc độ giảm huy động ngoại
tệ nên kết thúc quý I/2012, tỷ lệ Tín dụng ngoại tệ/Huy động ngoại tệ vẫn ở
mức xấp xỉ 102% như cuối năm 2011. Xu hướng này là phù hợp với chủ
trương điều hành của NHNN hướng tới hạn chế dần hiện tượng đô la hóa
trong nền kinh tế.

45
2.2. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
2.2.1. Tình hình chung
Đối với các nền kinh tế phát triển trên thế giới, khái niệm thanh toán
không dùng tiền mặt là một khái niệm phổ biến và gần như đồng nghĩa với
hoạt động thanh toán chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, với nhiều nước đang
phát triển khác, trong đó có Việt Nam thì thực tế lại có sự khác biệt khi mà
thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn và thanh toán không dùng
tiền mặt tuy tỷ lệ đang tăng dần, nhưng vẫn đang là mục tiêu được nhắc đến
hàng năm của các của các chính phủ và ngân hàng trung ương.
Ở Việt Nam, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong vòng
10 năm qua mặc dù đã giảm mạnh từ mức 23,7% năm 2001 xuống còn
13,,5% năm 2011 nhưng vẫn còn ở mức cao so với thế giới khi mà tỷ lệ này ở
các nước tiên tiến như Thụy Điển và Na Uy chỉ khoảng 1%, còn Trung Quốc
ở mức 10%. Rõ ràng, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu ở Việt
Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư.
Trong quý II năm 2012, phương tiện lệnh chi được sử dụng nhiều nhất
về số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch, tiếp đến là thẻ ngân hàng.
Bảng 2.4 Số liệu giao dịch theo các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (quý II
năm 2012)

Số lƣợng giao Giá trị giao dịch


Phƣơng tiện thanh toán
dịch (Món) (Triệu đồng)
Thẻ ngân hàng 4.947.737 17.730.386
Séc 137.801 41.936.073
Lệnh chi 29.159.534 7.345.218.954
Nhờ thu 283.911 189.376.237
Phương tiện thanh toán khác (*) 17.489.226 2.257.675.791
Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN
(*): Phương tiện thanh toán khác gồm: Hối phiếu, Lệnh phiếu, Thư tín dụng nội địa, SMS

46
Banking, Mobile Banking, Phone Banking, Internet Banking,

Phương thức được sử dụng chủ yếu là thanh toán qua ATM – chuyển tiền,
thanh toán qua POS – tại điểm mua hàng có số lượng món tuy nhỏ nhưng giá
trị giao dịch lại lớn tại quý II năm 2012.
Bảng 2.5 Số liệu giao dịch qua ATM, POS(Phát sinh trong Quý II năm 2012 )

Số lƣợng giao Giá trị giao


Số lƣợng thiết
Thiết bị dịch dịch
bị(*)
(Món) (Triệu đồng)
ATM 13.920 129.895.619 197.479.040
POS/EFTPOS/EDC 89.957 4.585.569 27.304.314
Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN
(*): Số lượng thiết bị tại thời điểm cuối Quý báo cáo
2.2.2. Thực trạng của phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt đối
với khách hàng cá nhân.
Để nắm bắt được thực trạng của phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng đang sống và làm việc tại Hà
Nội. Số phiếu phát ra là 200, số phiếu thu về là 198, số phiếu hợp lệ là 181.
Đặc điểm của mẫu tiến hánh khảo sát:
Tỷ trọng nam và nữ: Nữ chiếm 57%, nam chiếm 43 %
Độ tuổi khảo sát chủ yếu từ 23 tới 36
Trình độ học vấn: Đại học chiếm tỷ trọng cao nhất 87%, Thạc sỹ và Tiến Sỹ
6%, các đối tượng khác là 7%
Mức thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất là từ 4 tới 8 triệu chiếm 60%, từ 9-15
triệu chiếm 20%, từ 16 tới 25 triệu chiếm 9 % và trên 25 triệu chiếm 6 %,
thấp nhất là dưới 4 triệu chiếm 5%.

47
2.2.2.1. Thực trạng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Phương tiện thanh toán là công cụ giúp con người thực hiện việc chi trả cho
nhau trong quan hệ buôn bán. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
đối với khách hàng các nhân là toàn bộ quá trình, cách thức nhận, trả tiền
hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người mua và người bán. Để
các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển được thì các công
cụ của phương thức này không chỉ phải đa dạng và phong phú mà còn phải
tiện ích cho người sử dụng:
Điểm trung bình

3.00

2.50
2.00
1.50 Điểm trung bình

1.00
0.50

0.00
Séc Thẻ thanh Ví Điện tử
toán

Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Qua biểu đồ trên ta thấy thẻ thanh toán là phương tiện được nhóm khách hàng
cá nhân ưa thích sử dụng nhất. Thẻ thanh toán không những mang đầy đủ các
tiện ích của thẻ ATM bình thường như rút tiền mặt, kiểm tra số dư và chuyển
khoản, nó còn giúp cho chủ sở hữu thẻ có thế thanh toán khi mua hàng ở siêu
thị, các nhà hàng, đặt vé máy bay, thanh toán tiền điện nước hay khi đi du
lịch. Với những tiện ích trên thẻ thanh toán ngày càng phát triển và được
khách hàng tin dùng. Điều này đã được thực tế chứng minh khi số lượng thẻ

48
phát hành qua các năm đều tăng và tăng với tốc độ nhanh. Cuối năm 2007 số
lượng thẻ thanh toán nước ta chỉ đạt 8, 4 triệu thẻ thì đến hết quý II năm 2012
số lượng thẻ 47, 22 triệu thẻ.
Bảng 2.6 Số lƣợng thẻ ngân hàng quý II năm 2012

STT Chỉ tiêu Số lƣợng đang lƣu hành


(Triệu thẻ)
1 Thẻ phân theo phạm vi
- Thẻ nội địa 44,15
- Thẻ quốc tế 3,07
2 Thẻ phân theo nguồn tài chính
- Thẻ ghi nợ 44,50
- Thẻ tín dụng 1,23
- Thẻ trả trước 1,49
Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN
Mặc dù được ưu tiên sử dụng phổ biến nhất trong ba phương tiện của

thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên thẻ thanh toán mới đạt điểm trung

bình là 2.6, tức là còn dưới mức thỉnh thoảng sử dụng. Điề u này cho thấy hoạt

động thanh toán không dùng tiền mặt của nhóm khách hàng cá nhân ở Việt

Nam còn rất hạn chế. Đa số mẫu được khảo sát đều dừng lại ở mức đã sử

dụng. Rất ít người sử dụng ở mức thường xuyên và rất thường xuyên.

Phương tiện được nhóm khách hàng cá nhân ưu tiên sử dụng thứ 2 là ví

điện tử. Ví điện tử là công cụ ra đời muộn nhất trong các phương tiện của

thanh toán không dùng tiền mặt. Sự ra đời của ví điện tử là một tất yếu đi

cùng với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử. Vì ra đời muộn

49
hơn nên ví điện tử đã tổng hợp được các tiện ích của các phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt như chủ động và tiết kiệm thời gian khi thanh toán,
khách hàng có thể tận dụng tối đa tiện ích của internet để mua sắm, có thể
thanh toán cho nhiều dịch vụ khác nhau. Mặc dù với những tiện ích mang tính
thời thượng và hiện đại như trên nhưng mức điểm trung bình của ví điện tử
chỉ đạt 2,16 tức là dừng lại ở mức đã sử dụng.
Xếp hạng cuối cùng trong ba phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt đối với nhóm khách hàng cá nhân là séc. Séc là một trong những phương
tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nước phát triển, dựa trên Công ước thế giới
về Séc năm 1933, các nước đều ban hành Luật Séc, hoặc ban hành các văn
bản hướng dẫn thực hiện Luật Séc, để việc sử dụng séc được nhanh chóng,
thuận tiện không chỉ trong cùng địa phương và cùng tổ chức phát hành séc,
các nước đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc ngoài hệ thống và
khác địa phương do Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội Ngân hàng quản
lý, nhờ vậy, phương tiện thanh toán bằng séc được sử dụng phổ biến ở nhiều
nước phát triển. Còn ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm
1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù
thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua
bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc
và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản
nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng
thanh toán phi tiền mặt. Quá trình khảo sát mẫu cho thấy các đối tượng có
mức thu nhập trên 25 triệu đồng/tháng mới sử dụng tới séc. Và đối tượng thu

50
nhập trên 25 triệu/ tháng chiếm tỷ trọng nhỏ tại Việt Nam vì vậy sec chưa
được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
2.2.2.2. Thực trạng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Có ba phương thức phổ biến nhất được nhóm khách hàng cá nhân sử dụng đó
là phương thức thanh toán trực tuyến, phương thức thanh toán tại điểm mua
hàng và phương thức chuyển tiền.

3.50 3.06 2.99


3.00

2.50 2.17
2.00

1.50
1.00

0.50

0.00
Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền

Biểu đồ 2.2: Mức độ sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Qua biểu đồ trên ta thấy phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được
nhóm khách hàng cá nhân ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa
phương thức thanh toán tại điểm mua hàng và chuyển tiền là không nhiều.
Điểm trung bình của phương thức thanh toán tại điểm mua hàng là 3.06 thì
phương thức chuyển tiền là 2.99. Cả hai phương thức này dừng lại ở mức
thỉnh thoảng sử dụng. Phương thức thanh toán trực tuyến đạt điểm trunng
bình là 2.17, dừng lại ở mức đã sử dụng.

51
Để hiểu rõ hơn mức độ ưu tiên sử dụng các phương thức thanh toán không
dùng tiền mặt của nhóm khách hàng cá nhân chúng ta đi xem xét mức độ
đánh giá hiệu quả của từng phương thức.

4.00 3.58 3.48


3.50
2.82
3.00
2.50
2.00
1.50
1.00
0.50
0.00
Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền

Biểu đồ 2.3: Mức độ hiệu quả của các phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Ta thấy phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được sử dụng phổ
biến nhất với điểm trung bình là 3.06 thì cũng được đánh giá hiệu quả đạt
mức 3.58, tức được đánh giá có tính hiệu quả trên mức trung bình và gần cao.
Mức chênh lệch so với phương thức thanh toán chuyển tiền cũng không cao,
phương thức thanh toán chuyển tiền đạt 3.48 cũng được đánh giá là hiệu quả
trên trung bình và gần cao.
Với rất nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng, cộng với những lợi ích
không chỉ cho các ngân hàng thương mại, đơn vị chấp nhận thẻ mà còn cho
toàn bộ nền kinh tế, bất kì nước nào cũng muốn phát triển và mở rộng các
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên ở Việt Nam, các
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ dừng lại ở mức thỉnh

52
thoảng sử dụng hoặc là đã sử dụng, mặc dù hiệu quả thì được đánh giá ở mức
xấp xỉ cao. Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hệ lụy trên?

3.80

3.60

3.40

3.20

3.00

2.80
Thu Thói Tiện Hạ Pháp Phí TĐ
Rủi ro
nhập quen ích tầng lý DV NV
Series1 3.21 3.79 3.44 3.22 3.28 3.28 3.26 3.21

Biểu đồ 2.4: Nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng các phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nhân ta thấy nguyên nhân đầu tiên và có sự
khác biệt rõ ràng nhất với các nguyên nhân còn lại chính là thói quen của
người tiêu dùng, đạt điểm trung bình 3.79 - ở mức khá ảnh hưởng. Chúng ta
cũng biết ở Việt Nam, thói quen dùng tiền mặt đẫ ngấm vào người dân khá
lâu vì vậy để thay đổi thói quen này cũng là cả quá trình để cho các đơn vị
liên quan tuyên truyền và hướng dẫn người dân. Hơn nữa người Việt Nam
thường có xu hướng “tiền tươi thóc thật” vì vậy việc trao tay hàng hóa và tiền
mặt vẫn được người dân ưa chuộng.
Đứng sau thói quen của người dân là tiện ích của các phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt. Việc khách hàng quyết định xem thanh toán
bằng cách nào phải dựa trên chi phí cơ hội khi sử dụng phương thức đó, nó
phải tiện lợi và tiết kiệm về mặt thời gian, công sức và các chi phí bằng tiền

53
khác cho khách hàng. Điều này cũng liên quan trực tiếp tới cơ sở hạ tầng của
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Quan sát thực tế chúng ta thấy
số đơn vị chấp nhận các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa
nhiều, số lượng ATM, POS cũng chưa lớn đặc biệt là ở các tỉnh lẻ.

Số lượng ATM và POS

100,000

80,000

60,000
ATM
40,000 POS

20,000

0
2007 2008 2009 2010 2011 31/6/2012

Biểu đồ 2.5: Số lượng ATM và POS từ 2007 tới 6/2012


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Qua biểu đồ ta thấy số lượng cây ATM và máy quẹt thẻ POS đều tăng
qua các năm, tốc độ tăng của POS qua các năm đều tăng nhanh. Tuy nhiên so
với số lượng thẻ tính đến tháng 6 năm 2012 là 47,22 triệu thẻ thì con số
13.920 máy ATM và 89.950 POS vẫn còn là con số rất nhỏ. Đặc biệt số địa
điểm có máy POS vẫn chưa nhiều.
Xếp sau cơ sở hạ tầng là cơ sở pháp lý và phí dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt. Nếu hoạt động thanh toán bằng tiền mặt thể hiện mối quan hệ
thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán, vì vậy rủi ro mà mâu thuẫn
sẽ giảm thiểu. Còn hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nó liên quan tới
nhiều đơn vị trung gian hơn, đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng chủ thẻ, ngân
hàng người thụ hưởng và các công ty trung gian khác vì vậy mối quan hệ
phức tạp hơn nên đòi hỏi hành lang pháp lý phải chặt chẽ hơn.

54
Bên cạnh đó yếu tố chi phí phí dịch vụ cũng được khách hàng quan
tâm. Hiện nay có một số loại chi phí khách hàng phải trả khi sử dụng các công
cụ của thanh toán không dùng tiền mặt. Công cụ đang được khách hàng sử
dụng phổ biến nhất là thẻ thanh toán. Hiện nay thanh toán bằng thẻ tín dụng
khách hàng phải chịu một số loại phí sau:
Thứ nhất, phí thường niên: mỗi năm trả loại phí này một lần, tuỳ theo ngân
hàng mức phí này khoảng 200 nghìn đến 500 nghìn đồng
Thứ hai, phí rút tiền mặt: bạn có thể rút tiền mặt tới 70% hạn mức tín dụng
được cấp. Vì thẻ tín dụng được ngân hàng cấp nhằm khuyến khích chủ thẻ
thanh toán không dùng tiền mặt, nên chỉ khi nào thật cần chủ thẻ mới nên sử
dụng phương pháp này của thẻ tín dụng. Mức chịu phí 2-4% số tiền được rút,
tuỳ theo thời điểm thị trường và quy định của từng ngân hàng.
Thứ ba, phí chậm thanh toán: Chủ thẻ phải trả phí chậm thanh toán khi không
thanh toán, hoặc thanh toán ít hơn giá trị thanh toán tối thiểu (thông thường
5% của dư nợ cuối kỳ). Khoản phí này thông thường bằng 3-4% số tiền thanh
toán tối thiểu.
Ví dụ: tổng chi tiêu bằng thẻ tín dụng là 50 triệu đồng. Giá trị thanh toán tối
thiểu cần phải trả khi đến kỳ thanh toán = 5% x 50 triệu đồng = 2,5 triệu
đồng. Phí chậm thanh toán = 4% x 2,5 triệu đồng = 100 nghìn đồng.
Thứ tư, phí vượt hạn mức tín dụng: nếu chủ thẻ sử dụng quá hạn mức được
ngân hàng cấp. Tuỳ theo mỗi ngân hàng quy định, mức phí này có thể được
quy định một mức cụ thể, hay được tính phần trăm trên số tiền vượt hạn mức
tín dụng.
Thứ năm, phí chuyển đổi ngoại tệ: Khi chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán cho

các giao dịch bằng ngoại tệ tại nước ngoài, số ngoại tệ này sẽ được chuyển

đổi và thể hiện bằng tiền VND trên bảng sao kê và bạn phải trả thêm phí

55
chuyển đổi ngoại tệ. Mức phí này có thể là 2% hay 3% trên số tiền của mỗi

giao dịch.

Thứ sáu, lãi suất sẽ không được áp dụng nếu như chủ thẻ không thanh toán

toàn bộ dư nợ cuối kỳ khi đến hạn thanh toán và dùng thẻ tín dụng để rút tiền

mặt. Lãi suất này sẽ điều chỉnh tuỳ theo thời điểm thị trường và theo quy định

của từng ngân hàng. Giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ được tính lãi

sau 30-45 ngày tuỳ theo quy định mỗi ngân hàng. Còn mỗi khoản tiền mặt

được rút sẽ bị tính lãi suất từ ngày tiền mặt được ứng cho đến khi tất cả khoản

nợ tiền mặt được thanh toán hết.

Xếp hạng tiếp theo là thu nhập của người dân, rủi ro các phương thức

thanh toán không dùng tiền mặt và trình độ đội ngũ nhân viên, đạt điểm trung

bình là 3.2 dừng lại ở mức ảnh hưởng. Quá trình khảo sát cho thấy khi thu

nhập các cá nhân càng cao thì mức độ sử sử dụng các phương thức thanh toán

không dùng tiền mặt sẽ cao hơn.

Bên cạnh các lợi ích cũng như tiện ích mà phương thức TTKDTM

mang lại cho nhóm khách hàng cá nhân, chúng ta thấy các phương thức thanh

toán không dùng tiền mặt thường qua nhiều các tổ chức trung gian hơn, vì vậy

các mối quan hệ trong hoạt động này phức tạp hơn, rủi ro của các khâu, các

giai đoạn cũng cao hơn, vì vậy đòi hỏi các đơn vị cung ứng sản phẩm phải

đảm bảo giảm thiểu mức độ rủi ro cho các khách hàng của mình.

56
3.50
3.00
2.50
2.00
1.50
1.00
0.50
0.00
Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền

Biểu đồ 2.6: Mức độ rủi ro của các phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Phương thức thanh toán trực tuyến được đánh giá mức rủi ro (điểm
trung bình là 3.16). Tiếp theo là phương thức chuyển tiền được đánh giá là ít
rủi ro với điểm trung bình là 2.45 và phương thức thanh toán tại điểm mua
hàng được đánh giá là ít rủi ro hơn cả với điểm trung bình là 2.30. Điều này
cho thấy khách hàng luôn đánh giá cao phương thức thanh toán tại điểm mua
hàng, mức độ sử dụng của phương thức này theo khảo sát câu hỏi số 2 cho
thấy điểm trung bình đạt 3.06- cao nhất trong 3 phương thức, nhưng mới chỉ
dừng lại ở mức thỉnh thoảng sử dụng. Phương thức thanh toán trực tuyển
được đánh giá thấp nhất với số điểm trung bình là 2.17 dừng lại ở mức đã sử
dụng. Phương thức thanh toán trực tuyến cũng được đánh giá là có rủi ro cao
nhất đạt điểm trung bình 3.16. Chúng ta thấy phương thức thanh toán trực
tuyến tiết kiệm về thời gian và công sức đi lại cho khách hàng rất nhiều. Tuy
nhiên vì khách hàng đánh giá là mức rủi ro phương thức này cao hơn hai
phương thức còn lại vì vậy nên mức độ sử dụng cũng thấp hơn.

57
Việc thực hiện mua bán trên các trang thương mại điện tử hiện nay
chứa đựng không ít rủi ro vì thị trường còn mang tính tự phát và chưa được
kiểm soát chặt chẽ. Chủ yếu do các cá nhân riêng lẻ mua bán trực tiếp với
nhau, không có bảo chứng về sản phẩm, xuất xứ hàng hoá rõ ràng, không có
qui định rõ ràng về chế tài, đồng thời không có gì đảm bảo an toàn khi người
mua cung cấp thông tin liên quan đến thanh toán cho người bán (ví dụ như
thông tin về thẻ tín dụng).
Chúng ta có thể thấy rằng đối với các công ty lớn, kinh doanh có uy tín
trên thị trường (như Thế giới di động, Viễn thông A, Zalora…) thì khách hàng
hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi mua sắm trực tuyến vì được đảm bảo về
xuất xứ hàng hóa, bảo hành theo đúng quy định cũng như bảo mật về thông
tin thanh toán và nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ đơn vị cung cấp hàng hóa khi cần
thiết. Tuy nhiên đối với các trang web thương mại điện tử mới, khách hàng
chưa biết tới nhiều, chưa kiểm chứng được mức độ an toàn trong thanh toán
như thế nào thì rất khó để thu hút được khách hàng. Để khách hàng tin tưởng
và sử dụng thì nhà cung cấp phải đảm bảo sự minh bạch đối với sản phẩm và
xuất xứ, đảm bảo việc thanh toán và giao hàng đơn giản dễ dàng, cũng như có
đầy đủ biện pháp kiểm soát và chế tài để đảm bảo quyền lợi của người mua,
đặc biệt đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro cho khách hàng trong khâu thanh
toán. Trong đó có một số rủi ro mà khách hàng luôn e ngại như khi khai báo
tài khoản để thanh toán thì dữ liệu về tài khoản sẽ bị hacker đánh cắp, hay
trong quá trình truyền tải thông tin dữ liệu bị lợi dụng để hại chủ khoản, tài
khoản và thẻ bị mất trộm và được sử dụng bởi người khác…..

58
3.40
3.30
3.20
3.10
3.00
2.90
2.80
Bị đánh cắp Mất cắp dữ TK/thẻ bị mất DLĐT đánh
tiền liệu trộm cắp

Biểu đồ 2.7: Các loại rủi ro của phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Trong các yếu tố rủi ro thì yếu tố tài khoản/thẻ bị mất trộm được đánh
giá là có khả năng rủi ro cao đối với các phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt. Xếp sau là việc mất căp dữ liệu trong tài khoản và dữ liệu trên
đường truyền bị đánh cắp. Các yếu tố này sẽ gây rủi ro cho khách hàng khi sử
dụng thanh toán không dùng tiền mặt có thể bị mất tiền hoặc mang nợ.
2.3. Đánh giá chung tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt
Nam hiện nay
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Nhìn chung trong thời gian qua hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt đã đạt được nhiều tiến bộ. Doanh số cũng như số món tăng đều đặn hàng
năm tạo cho ngân hàng một khoản thu nhập khá lớn. Các hoạt động thanh
toán hầu như được thực hiện nhanh chóng kịp thời và chuẩn xác đáp ứng
được nhu cầu khắt khe của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài
nước. Chất lượng của các hoạt động của các hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt được tăng lên rõ rệt với đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng có

59
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Giá phí của các hoạt động của các
ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày được
giảm xuống, có thể cạnh giữa ngân hàng này với ngân hàng khác và đẩy mạnh
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Nếu như giai đoạn 2002-2003, ngân hàng bị coi là khá mạo hiểm khi
đầu tư phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư thì đến nay đã
có khoảng hơn 40 ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ thanh toán, trong đó
có 30 ngân hàng trong nước và gần 10 ngân hàng nước ngoài đang hoạt động
tại Việt Nam. Theo Hiệp hội thẻ Việt nam, tính đến cuối tháng 6/2012 có
13,920 cây ATM và 89,950 POS.
Sau khi 3 mạng Smartlink, Banknet.vn và VNBC hoàn thành kết nối
liên thông hệ thống POS và triển khai cung cấp dịch vụ cho 25 ngân hàng
thành viên trên địa bàn Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống đã xử lý
thành công hơn 6.000 giao dịch POS liên mạng với tổng giá trị giao dịch đạt
7,2 tỷ đồng. Việc kết nối liên thông mạng ATM và POS của các ngân hàng đã
tạo ra các tiện ích và giá trị lớn hơn cho người sử dụng thẻ, tiết kiệm chi phí
đầu tư mở rộng mạng lưới và góp phần giảm tải hệ thống ATM của từng ngân
hàng. Không những thế, việc liên thông này còn tạo nền tảng để phát huy tính
năng cơ bản của thẻ ngân hàng và đưa thẻ ngân hàng trở thành công cụ thanh
toán thay tiền mặt thuận lợi, hữu ích, trong khu vực dân cư.
Bảng 2.7: Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông giai đoạn 2001-2009
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tỷ lệ 23.70 22.56 22.03 20.35 18.13 17.21 16.36 14.60 15.25 15.10 13.50
TM/Tổng
PTTT (%)

Nguồn báo cáo ngân hàng Nhà nước qua các năm

60
Tỷ lệ TM/Tổng PTTT (%)

25.00

20.00

15.00
Tỷ lệ TM/Tổng PTTT (%)
10.00

5.00

0.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ tiền mặt/ Tổng PTTT giai đoạn 2001 -2011
Nguồn báo cáo ngân hàng nhà nước qua các năm
So với lịch sử gần một thế kỷ phát triển hoạt động thanh toán thẻ trên thế giới
vốn được hình thành và phát triển từ những năm 20 của thế kỷ trước thì hoạt
động thanh toán thẻ tại Việt nam vẫn còn rất non trẻ, chỉ với gần 20 năm tuổi
nếu tính cả giai đoạn mà các ngân hàng Việt nam mới chỉ thực hiện vai trò đại
lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng nước ngoài. Thực chất, phải từ
sau năm 2002, khi ngân hàng đầu tư nâng cấp hệ thống core banking (ngân
hàng lõi) thì các ứng dụng cụ thể mới lần lượt được triển khai, trong đó nổi
bật là thẻ ghi nợ. Từ đó trở đi, thị trưởng thẻ nói riêng và hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt ở Việt nam nói chung mới thực sự có bước đột phát
quan trọng. Tỷ trọng tiền mặt so với tổng PTTT tuy vẫn còn ở cao so với thế
giới nhưng đã giảm đáng kể qua các năm. Tỷ trọng này ở các nước tiên tiến
như Thụy Điển là 0,7%; Nauy là 1% và ngay ở Trung quốc, tỷ trọng này cũng
chỉ ở mức 10%.
Các kết quả đạt đƣợc cụ thể là:
* Đa dạng hóa các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới trên nền tảng ứng
dụng CNTT

61
Cuộc cách mạng CNTT đã và đang đem lại cho thế giới sự biến đổi sâu sắc
về mọi mặt. Trên nền tảng CNTT, đặc biệt là internet, hoạt động thương mại
điện tử ở Việt nam trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ. Theo
kết quả điều tra của Bộ Công thương cuối năm 2009 cho thấy, gần như 100%
doanh nghiệp được điều tra đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử
ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau và phát triển trên hầu khắp các tỉnh
thành của cả nước. Cùng với đó, hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trực
tuyến trên internet đã từng bước phát triển và dần trở nên quen thuộc. Nhờ đó,
hoạt động thanh toán KDTM đã có những bước phát triển đáng kể và đang
ngày càng thể hiện vai trò và lợi thế vượt trội so với các PTTT truyền thống
trước đây.
Từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương tiện thanh toán KDTM đã được
phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT như
internet banking, mobile banking, Ví điện tử,… đã hình thành và đang dần đi
vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và
trên thế giới.
• Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống NHTM phát triển khá nhanh. Số
lượng tài khoản cá nhân tăng trung bình mỗi năm từ 130%-150% về số tài
khoản và 120% về số dư. Có được kết quả như trên là do nhiều yếu tố tác
động như: môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những
thay đổi theo hướng phù hợp hơn, mạng lưới điểm giao dịch phục vụ khách
hàng của các ngân hàng được mở rộng, thanh toán điện tử liên ngân hàng
được triển khai có hiệu quả,…
• Thẻ ngân hàng đã và đang trở thành PTTT phổ biến tại Việt nam, được các
NHTM chú trọng phát triển, có tốc độ phát triển nhanh chóng và còn nhiều
tiềm năng phát triển. Đến cuối tháng 6/2012, lượng thẻ phát hành đạt khoảng
47.22 triệu thẻ, trong đó thẻ ghi nợ chiếm tới 44.50 triệu thẻ (chiếm tới 96%).

62
Dịch vụ thẻ phát triển đã giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn và phát
triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua tài khoản tại ngân hàng;
cung cấp các giá trị gia tăng trên sản phẩm thẻ với nhiều tiện ích khác nhau.
Cùng với việc phát hành thẻ đa tiện ích và đầu tư thêm POS/EDC tại các
ĐVCNT, các NHTM cũng bắt đầu quan tâm đến độ an toàn, bảo mật đối với
thẻ thanh toán. Một số NHTM đã phát hành các loại thẻ chip có độ bảo mật,
an toàn cao và có khả năng tích hợp đa tiện ích, mạng lại nhiều tiện lợi cho
khách hàng. Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip là phù hợp với xu thế
chung, có ý nghĩa quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mới cho thẻ thanh toán
và mở rộng các dịch vụ dùng thẻ.
• Kênh thanh toán qua internet banking: năm 2004, mới chỉ có sự tham gia
của 03 NHTM thì đến năm 2008, con số này đã lên tới 25 và đến nay thì hầu
hết các NHTM đều tham gia cung cấp dịch vụ internet banking cho khách
hàng. Ngoài các tiện ích cơ bản như truy vấn thông tin tài khoản, xem tỷ giá,
lãi suất, sao kê tài khoản, thông tin giao dịch, dịch vụ internet banking còn
cho phép khách hàng thực hiện thanh toán hóa đơn dịch vụ như tiền điện,
nước, cước viên thống thanh toán phí bảo hiểm, thanh toán phí giao dịch
chứng khoán, tiết kiệm online… Nhờ những tính năng ưu việt như xử lý tức
thời, thuận tiện mọi lúc, mọi nơi và phú dịch vụ hấp dẫn (hiện tại khá nhiều
dịch vụ được miễn phí), kênh thanh toán trên internet banking đang ngày càng
được khách hàng yêu thích, đặc biệt là khách hàng thuộc giới văn phòng, sinh
viên và các khách hàng tại các thành phố lớn.
• Kênh thanh toán qua mobile banking: xuất hiện ở Việt nam năm 2003 nhưng
cho đến nay các NHTM hầu hết chỉ sử dụng kênh SMS để cung cấp dịch vụ
mobile banking và chỉ dừng lại ở truy vấn thông tin chung của ngân hàng và
thông tin tài khoản. Mặc dù chức năng thanh toán/chuyển khoản trên kênh
mobile banking được phát triển từ năm 2006 nhưng đến nay chỉ có một vài

63
ngân hàng chính thức cung cấp dịch vụ này. Do đó, nhìn chung kênh thanh
toán qua mobile banking chưa trở thành một kênh thanh toán phổ biến trong
dân cư,
• Kênh thanh toán qua Ví điện tử: xuất hiện và sử dụng tại Việt nam từ cuối
năm 2008, Ví điện tử cho phép người dùng có thể giao dịch, thanh toán trực
tuyến các hàng hóa, dịch vụ tại các wesite thương mại điện tử và thực hiện
nhiều dịch vụ tiện ích khác. Các tổ chức này đã chủ động, tích cực triển khai
hợp tác với các NHTM, đơn vị kinh doanh thương mại điện tử để cung cấp
các sản phẩm với nhiều tiện tích như: thanh toán cho các giao dịch mua bán
trên các website thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến bằng điện thoại di
động, thanh toán hóa đơn, tiền mua hàng…
• Kênh thanh toán qua Paypal: hiện đã có một số ngân hàng liên kết với
Paypal để cung cấp dịch vụ xác nhận, rút tiền. Mặc dù hiện tại, số lượng và
giá trị giao dịch qua kênh này chưa lớn, nhưng với số lượng người sử dụng
internet, số lượng thuê bao điện thoại di động cũng như số khách hàng có tài
khoản tại các ngân hàng ngày càng gia tăng mạnh mẽ, dịch vụ thanh toán liên
kết với Paypal được dự báo sẽ phát triển mạnh tại Việt nam trong các năm tới
đây.
* Cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ thanh toán KDTM đã đƣợc thiết lập
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 đã hoàn thành kết nối
63 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, đánh dấu một giai đoạn mới của hệ
thống thanh toán ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc
tế, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và số lượng giao dịch thanh
toán ngày càng cao của nền kinh tế. Đây là hệ thống thanh toán xương sống
của quốc gia, tạo ra bước phát triển đột phá về nền tảng cơ sở vật chất, kỹ
thuật cho việc phát triển các phương tiệ thanh toán mới không dùng tiền mặt.

64
Hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM cũng có sự phát triển vượt bậc,
nhờ sự đầu tư về CSHT và triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ phục vụ
cho hoạt động thanh toán. Hầu hết các NHTM đã thiết lập được hệ thống core
banking, hệ thống thanh toán nội bộ với công nghệ tiên tiến, cho phép các
NHTM cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại và khả năng
kết nối trực tuyến, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
Sau khi 3 liên minh thẻ Banknet - Smartlink - VNBC hoàn thành kết nối liên
thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, chủ thẻ của 3 liên minh này đã
có thể thực hiện các giao dịch trên hệ thống ATM của nhau. Hệ thống POS
của 8 NHTM ở Hà nội, 15 NHTM ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà nẵng đã
liên thông nên chủ thẻ của một số ngân hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán
tại POS của các ngân hàng khác, tạo tiện ích và giá trị lớn hơn cho người sử
dụng thẻ, tiết kiệm cho phí đầu tư mở rộng mạng lưới POS và góp phần giảm
tải hệ thống ATM của từng ngân hàng. Sự kiện kết nối liên thông ATM và hệ
thống POS là bước phát triển đầu tiên trong việc triển khai xây dựng hạ tầng
thanh toán điện tử hiện đại, mang lại các tiện ích và văn minh thanh toán đến
đông đảo tầng lớp dân cư. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như rút
tiền mặt, chuyển khoản, các ngân hàng còn chủ động nghiên cứu và triển khai
nhiều tính năng gia tăng trên hệ thống ATM như thanh toán hóa đơn dịch vụ
(điện, nước, viễn thông, bảo hiểm…), góp phần mang lại tiện ích cho khách
hàng, các ngân hàng đã rất tích cực trong việc mở rộng phạm vi ngành hàng
phối hợp lắp đặt mạng lưới POS, trong đó chú trọng các ngành kinh doanh
bán lẻ, các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng ngày như dịch vụ taxi, dịch vụ bán
vé tàu xe…, qua đó giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
Không chỉ phát triển hệ thống thanh toán thẻ trên cơ sở kết nối liên thông giữa
các NHTM như đã nói ở trên, Việt nam đã xây dựng hệ thống thanh toán phù
hợp với thông lệ quốc tế như hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ

65
thống thanh toán bù trừ điện tử bên cạnh hệ thống thanh toán bù trừ giấy. Từ
nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa
trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử
dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử
chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn
từ hàng tuần trước đây, nay chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán
khác hệ thống, khác địa bàn), chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với
các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn);
* Hoạt động thanh toán thẻ tại ĐVCNT
Với nỗ lực mở rộng mạng lưới, doanh số thanh toán thẻ của các NHTM đã
không ngừng gia tăng qua các năm. Mạng lưới thanh toán thẻ tại Việt nam đã
sẵn sàng chấp nhận thanh toán các thẻ mang thương hiệu Visa, MasterCard,
Amerrican Express, JCB, Dinners Club, CUP và DiscoverCard là các thương
hiệu thẻ hàng đầu và phổ biến nhất thế giới hiện nay. Đối với hoạt động thanh
toán thẻ nội địa, thời gian gần đây, các NHTM đã chú trọng đầu tư và tích cực
mở rộng mạng lưới ĐVCNT nội địa, trong đó chú trọng các ĐVCNT trong
các lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, TTTM, siêu thị, các sản phẩm
thời trang và một số dịch vụ tiện ích hàng ngày khác nhằm tạo cơ sở thuận lợi
và dễ dàng cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh toán hàng hóa,
dịch vụ.
Với lợi thế đặc thù xuất phát từ tính chất phổ biến rộng rãi dịch vụ thanh toán
thẻ ghi nợ nội địa đang dần thể hiện các đóng góp quan trọng trong việc tạo
thói quen và nâng cao nhận thức của người dân về PTTT hiện đại, đẩy mạnh
hoạt động thanh toán KDTM trong dân cư. Cùng với việc tích cực kết nối
mạng lưới POS nội địa và sự hiểu biết, thói quen dùng thẻ ngày càng tăng
trong đại bộ phận dân cư, doanh số này chắc chắn sẽ gia tăng mạnh hơn rất

66
nhiều trong thời gian tới. Điều này đã thể hiện rõ qua giá trị giao dịch không
dùng tiền mặt cũng như số món các giao dịch không dùng tiền mặt.
Bảng 2.8: Số liệu giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia (Phát sinh trong Quý II năm
2012 )
Số lƣợng giao dịch Giá trị giao dịch
Chỉ tiêu (Món) (Triệu đồng)
Tiểu hệ thống giá trị thấp (LV) 5.233.532 266.636.603
Tiểu hệ thống giá trị cao (HV) 1.529.473 6.184.546.584
Tổng cộng 6.763.005 6.451.183.187

Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN


* Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán KDTM đang từng bƣớc
hoàn thiện
Nghị định 35/2007/NĐ-CPP quy định về giao dịch điện tử trong hoạt
động ngân hàng; Chỉ thị 20/2007/CT-TTg, Chỉ thị 05/2007/CT-NHNN về
việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN; Quyết
định 20/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế về phát hành, sử dụng, thanh
toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng cộng với những sửa đổi bổ
sung về lĩnh vực thanh toán trong Luật NHNN và Luật các TCTD năm 2010
đã và đang từng bước xác lập và hoàn thiện hành lang pháp lý cho các dịch vụ
ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng và các
hoạt động thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ
thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội.
Ngoài ra, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng quy định
các tội danh cụ thể liên quan đến công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc đấu
tranh phòng chống tội phạm trong thanh toán, trong đó Điều 226b quy định rõ
rội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như: sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ

67
ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân
hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm
chiếm đoạt tài sản, lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy
động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu quan mạng nhằm chiếm
đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân… cũng là những chế tài quan trọng
nhằm tạo niềm tin của người dân trong sử dụng các phương tiện thanh toán
KDTM ở Việt nam. Điều này đặc biệt quan trọng bởi lẽ hiện nay, đối tượng
tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán trong khu vực dân cư không còn giới
hạn ở các ngân hàng mà còn có các tổ chức khác nữa là các công ty cung cấp
dịch vụ trung gian thanh toán, vì thế mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ gay
gắt hơn. Mỗi một mô hình tổ chức có những đặc trưng riêng, lợi thế riêng và
chiến lược khách hàng riêng, theo đó các nhu cầu khác nhau của từng loại đối
tượng khách hàng được đáp ứng.
2.3.2. Những vấn đề còn hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt đối với nhóm khách hàng cá nhân còn có những hạn chế, những hệ
quả không như mong muốn.
Điều đầu tiên là qua quá trình khảo sát chúng ta thấy mặc dù các phương thức
TTKDTM được đánh giá ở mức độ cao (chuyển tiền và thanh toán tại điểm
mua hàng) và trung bình (thanh toán trực tuyến) nhưng mức độ sử dụng các
phương thức thanh toán này chỉ dừng lại ở mức thỉnh thoảng (phương thức
thanh toán tại điểm mua hàng và phương thức chuyển tiền) và mức đã sử
dụng (phương thức thanh toán trực tuyến). Điều này chứng tỏ các phương
thức TTKDTM chưa thực sự phổ biến và chưa dành được sự ưu tiên của
nhóm khách hàng cá nhân.

68
Thứ hai, chúng ta thấy phương tiện ví điện tử ra đời muộn nhất trong các công
cụ thanh toán KDTM và là phương tiện hiện đại tích luỹ đầy đủ các tiện ích
cho khách hàng nhưng vẫn ít được sử dụng - dứng lại ở điểm trung bình 2.21-
đã sử dụng. Và phương thức thanh toán trực tuyến - một phương thức thanh
toán thuận tiện cho khách hàng, cũng dừng lại ở 2.17 – đã sử dụng.
Séc là công cụ được ưa chuộng ở các nước phát triển, tuy nhiên phát séc đối
với khách hàng cá nhân còn khá xa lạ. Điểm trung bình mới dừng lại ở mức
1.3 gần với mức chưa từng sử dụng.
Tiếp đến hiện nay các phương tiện, dịch vụ thanh toán chưa phong phú và
tiện ích chưa cao. Mặc dù thời gian qua, NHNN đã triển khai một số chương
trình mang tính định hướng thị trường nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển
mạng lưới POS thẻ nội địa, tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ
nội địa vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Do phần lớn khách hàng sử dụng
thẻ nội địa là người Việt nam, vốn quá quen với việc sử dụng tiền mặt và lại
luôn có sẵn tiền mặt cũng như dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền mặt có tại các
ATM, nên việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn
rất hạn chế. Đây là lý do chính khiến việc phát triển mạng lưới POS cho thẻ
nội địa, thu hút khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh toán hàng hóa,
dịch vụ chưa thu được kết quả như mong muốn.
Các PTTT hiện nay chưa được triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu
thanh toán trong nền kinh tế. Các PTTT này còn mới mẻ và bỡ ngỡ với phần
lớn người dân; tâm lý e dè, ngại tìm hiểu, sợ rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận
của người tiêu dùng với các hình thức thanh toán mới. Các thanh toán trong
khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt, ngay cả ở thành thị, nơi có
điều kiện thuận lợi cho phát triển các phương tiện thanh toán KDTM, việc sử
dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến. Còn ở khu vực nông thôn thì điều kiện khó

69
khăn, trở ngại hơn nhiều, do đó đại bộ phận người dân chưa có điều kiện tiếp
cận các dịch vụ và tiện ích thanh toán hiện đại.
Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng nhưng chưa có sự
chuyển biến thực sự về chất lượng; mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để
thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt nhưng thực tế là 83% giao
dịch thực hiện tại hệ thống ATM là để rút tiền mặt, việc chuyển khoản chủ
yếu được thực hiện trong nội bộ từng ngân hàng; dịch vụ đi kèm ATM đã có
nhưng chưa nhiều. Hệ thống POS chưa phát triển rộng, thanh toán qua POS
còn hạn chế; số lượng giao dịch qua POS còn ít (chỉ đạt chưa đến 5% doanh
số bán hàng); việc thanh toán qua POS chưa trở thành thói quen trong các
giao dịch thanh toán của người dân cũng như của các đơn vị kinh doanh. Bên
cạnh đó việc áp lực hệ thống ngân hàng giao chỉ tiêu cho nhân viên phát triển
mở rộng hệ thống thẻ đã làm cho số lượng khách hàng mở thẻ xong không sử
dụng tới – “thẻ ngủ” là khá cao.
* Phí chưa thỏa đáng
Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ một phần do phải trả phí
ngân hàng, một phải là phải công khai doanh thu nên không tiện cho việc trốn
thuế, và còn do hạn chế trong nhận thức về lợi ích của việc thanh toán bằng
thẻ. Vì thế, một số ĐVCNT dù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng
nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách hàng như
để máy cà thẻ vào nơi khuất, gợi ý và ưu tiên cho khách hàng trả tiền mặt,
thậm chí còn thu thêm phụ phí đối với khách hàng thanh toán KDTM.
Thực tế các ngân hàng chạy đua hạ mức phí chiết khấu cho các ĐVCNT
khiến cho việc phát triển mạng lưới POS không có hiệu quả do các ngân hàng
không có nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, chi phí cho nhân
sự đi phát triển ĐVCNT. Hiện nay, nhiều ngân hàng vẫn chỉ tập trung vào
một nhóm các ĐVCNT nhất định mà không nghiên cứu mở rộng, phát triển

70
các đơn vị mới, dẫn đến tình trạng một ĐVCNT có nhiều POS, kéo theo tỷ lệ
sử dụng POS không cao, đồng thời gây lãng phí nguồn lực. Về dài hạn, tình
trạng này sẽ phá vỡ sự phát triển bền vững của thị trường thẻ và khó khăn cho
việc mở rộng mạng lưới ĐVCNT của các ngân hàng nói riêng, ảnh hưởng xấu
đến việc thực hiện định hướng đẩy mạnh thanh toán KDTM trên thị trường
nội địa.
* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thanh toán còn hạn chế.
Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa
đồng bộ, bởi đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn cả cho công nghệ và CSHT
nên thường chỉ có các NHTM lớn có tiềm lực về tài chính mới có khả năng
đầu tư các trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán, mở rộng các phương
tiện thanh toán mới. mới chỉ tập trung ở các thành phố, đô thị, chưa trang bị
đến các vùng nông thôn, miền núi. Mặc dù số lượng ATM, POS được lắp đặt
tăng đều qua các năm nhưng thực tế là tỷ trọng so với số dân vẫn còn thấp,
chưa phân bố đều (chủ yếu tập trung tạo các đô thị lớn, khu công nghiệp).
Chất lượng hoạt động của hệ thống CSHT chung phục vụ thanh toán chưa
đảm nảo, chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán trong
nền kinh tế; thiếu một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, thông tin thống nhất, còn
tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, bảo mật; sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch
vụ với các ngân hàng gặp trở ngại do sự khác biệt về hệ thống quản lý, cơ sở
dữ liệu…
Khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện
Với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông, nhiều dịch vụ
thanh toán mới ra đời nhưng hành lang pháp lý chưa được thiết lập. Các cơ
chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán KDTM chưa thật đồng bộ, chưa
khuyến khích đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng; sự phối kết hợp giữa những

71
biện pháp hành chính và biện pháp kích thích kinh tế chưa đồng bộ, chưa đủ
mạnh đề đưa chủ trương thực sự đi vào cuộc sống.
Đối với dịch vụ thẻ, cho đến nay, các cơ quan quản lý vĩ mô như NHNN, Bộ
Tài chính, Chính phủ vẫn chưa ban hành chính sách nhằm tạo một bước đột
phá đối với dịch vụ thanh toán thẻ như quy định về các loại hình kinh doanh
bắt buộc phải thanh toán qua thẻ, giảm thuế/hoàn thuế cho các giao dịch thanh
toán bằng thẻ, miễn/giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị thanh toán thẻ
EDC… hay như việc NHNN chưa có chính sách hiệu quả nhằm hạn chế việc
sử dụng tiền mặt để mua sắm hàng hóa, dịch vụ, từ đó không hỗ trợ được việc
thực hiện định hướng thanh toán KDTM của Chính phủ.
2.3.3. Các nguyên nhân chủ yếu
Có nhiều lý giải về tình trạng này nhƣng những nguyên nhân chủ yếu có
thể kể đến là:
Thói quen và nhận thức của người dân: Đây cũng là nhân tố có điểm
trung bình cao nhất khi khảo sát đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới phương
thức TTKDTM 3.79 - ở mức khá ảnh hưởng. Sau đổi mới ngành ngân hàng,
toàn bộ những yêu cầu quản lý tiền mặt áp dụng trước đó được loại bỏ. Tiền
mặt trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi
sử dụng. Hầu hết chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn,
phát hành, thu huỷ, vận chuyển, bảo quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà
nước phải chịu. Cá nhân người thanh toán chỉ phải chịu phần chi phí nhỏ
trong đó (kiểm đếm, vận chuyển), trong khi đó tiền mặt có điểm ưu việt rất
lớn là thanh toán tức thời và vô danh, thủ tục đơn giản. Vì vậy, tiền mặt đã trở
thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành
thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Thói quen
sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển
thanh toán KDTM. Thói quen này được hỗ trợ bởi việc luôn có sẵn tiền mặt

72
cũng như dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền mặt tại các ATM (theo tính toán của
Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt nam, lượng tiền mặt được rút ra qua ATM mỗi
năm khoảng 550.000 tỷ đồng) nên việc sử dụng các phương tiện thanh toán
KDTM lại càng hạn chế.
Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích thanh toán không
dùng tiền mặt: đối với nhiều đối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ
thanh toán KDTM không chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với thanh
toán bằng tiền mặt. Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ do phải
trả phí cho ngân hàng, đồng thời phải công khai doanh thu nên không thể trốn
thuế, ngoài ra, do nhận thức của họ vè lợi ích của việc thanh toán KDTM còn
hạn chế. Cũng vì thế, ngay cả với một số ĐVCNT dù đã ký hợp đồng chấp
nhận thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách để hạn chế giao dịch bằng
thẻ của khách hàng như để máy cà thẻ vào nơi khuất, giợi ý và ưu tiên cho
khách hàng thanh toán bằng tiền mặt hay thu thêm phụ phí đối với các khách
hàng thanh toán bằng thẻ.
Kinh tế không chính thức phát triển: đây là nền kinh tế xuất phát từ đặc
điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì
khả năng tiếp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là rất khó
khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính thức là kinh
tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại,
tham nhũng..., luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các hoạt động này có thể rất
lớn. Đối với những người tham gia các giao dịch này, cho dù phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt có thuận tiện thì đó vẫn không phải là phương
tiện thanh toán được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao
dịch và danh tính của đối tượng tham gia;
Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù
trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải

73
thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là
những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Ví dụ
như đối với giao dịch điện tử, chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển
khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều
chỉnh hoạt động thương mại điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp
nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý
Nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…). Luật
Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua là một bước tiến mới mang
tính đột phá của Việt Nam trong ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển
kinh tế xã hội, tạo hành lang pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại phát
tiển, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động thương
mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh
doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để luật này
đi vào cuộc sống là cả một quá trình phấn đấu không chỉ của riêng ngành
ngân hàng mà của toàn xã hội. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh
vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế
để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng. Một số
văn bản còn thể hiện nhiều bất cập và chưa phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường.
Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và sự ra đời
của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nền tảng pháp lý cần được
hoàn chỉnh gấp để bao hàm cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng
những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ
thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua
mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm
dịch vụ thanh toán bù trừ...

74
Vốn đầu tư vào hoạt động này kém hiệu quả: từ giác độ các NHTM,
vấn đề lớn nhất trong phát triển hoạt động thanh toán là những hạn chế về vốn
đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn mà hiệu
quả đầu tư lại thấp. Vì vậy, chỉ có những ngân hàng lớn, có tiềm lực mạnh về
tài chính, chủ yếu là các NHTM lớn hiện nay mới có khả năng tập trung đầu
tư lớn về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán. Các ngân hàng nhỏ
chủ yếu chọn cách chia sẻ mạng lưới với các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, khả
năng chia sẻ mạng lưới và hạ tầng kỹ thuật khác giữa các ngân hàng còn hạn
chế, do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến thoả thuận kết
nối thống nhất nhằm chia sẻ hạ tầng kỹ thuật. Trong khi đó, cơ cấu tính phí
dịch vụ thanh toán còn bất hợp lý, thể hiện ngay cả các giao dịch thanh toán
qua NHNN, cũng như trong nội bộ tổ chức tín dụng.
Nhưng ngay cả đối với các ngân hàng lớn, việc phát triển và duy trì hoạt động
của mạng lưới ATM vẫn là khó khăn rất lớn. Cũng bởi chi phí đầu tư của
ATM của các ngân hàng khá lớn (bao gồm chi phí mua máy, lắp đặt, bảo trì,
chăm sóc, vận hành, lắp đặt camera…) trong khi các ngân hàng không có
nguồn thu đối với khoản đầu tư vào hệ thống ATM. Hơn nữa số tiền duy trì
trong tài khoản của khách hàng chỉ tương ứng với số tiền các ngân hàng phải
nạp sẵn vào máy ATM cũng như để dự trữ cho việc tiếp quỹ ATM, do đó
ngân hàng không được hưởng lợi nhiều từ các khoản tiền này. Trong khi đó,
các ngân hàng vẫn chưa được thu phí giao dịch ATM nội mạng để bù đắp một
phần chi phí đầu tư cho hệ thống ATM. Riêng chi phí ban đầu một máy ATM
đã lên tới 20.000 USD. Hiện nhiều doanh nghiệp đang phải bù lỗ cho dịch vụ
ATM với số tiền bù lỗ khoảng 10-30 tỷ đồng/năm. Trong tình hình huy động
khó khăn như hiện nay thì các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có mạng
ATM lớn, còn phải chịu áp lực rất lớn trong việc đảm bảo tiền mặt đầy đủ,
kịp thời phục vụ cho các giao dịch của khách hàng tại các máy ATM. Khó

75
khăn ngày càng gia tăng hơn vào các dịp nghỉ lễ, Tết khi nhu cầu rút tiền mặt
tăng đột biến. Không những thế, thời gian qua, các ngân hàng chạy đua hạ
mức phí chiết khấu cho các ĐVCNT khiến cho việc phát triển mạng lưới POS
không có hiệu quả do các ngân hàng không có nguồn thu bù đắp chi phí đầu
tư mua sắm thiết bị, chi phí cho nhân sự đi phát triển ĐVCNT.
Thông tin tuyên truyền chưa được định hướng đúng đắn: công tác
thông tin tuyên truyền chưa được quan tâm, chú trọng. Những mục tiêu chiến
lược, định hướng và các chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh toán
chưa được công bố đầy đủ cho công chúng. Vì vậy, không chỉ người dân mà
thậm chí nhiều doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các
dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra,
các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn phản ánh chưa thật khách
quan, thiên lệch, khai thác những yếu điểm, lỗi kỹ thuật hoặc những yếu tố
tiêu cực mang tính cá biệt để đưa lên công luận, khiến cho thông tin đến với
những người tiêu dùng thường một chiều, thậm chí sai lạc, gây mất lòng tin
của người dân vào các phương tiện thanh toán mới.
Tội phạm trong lĩnh vực thanh toán gia tăng. Tính đến đầu năm 2010,
tỷ lệ gian lận thẻ tại Việt nam cao hơn so với thế giới và gấp khoảng 3 lần so
với tỷ lệ trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Gian lận phát sinh
chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, tiếp sau là các loại
hình khác như thẻ mất cắp, thất lạc… Trong đó, gian lận tài khoản thẻ thường
xảy ra với các giao dịch không xuất trình thẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể
so với gian lận thẻ giả. Tuy nhiên, từ quý II/2010, tình hình đã có nhiều
chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ lệ gian lận của thị trường Việt nam mặc
dù vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực, nhưng đang có xu hướng
ổn định ở mức xấp xỉ của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Gần đây, thị
trường xuất hiện rủi ro cực kỳ nguy hiểm là hiện tượng kẻ xấu đập phá máy

76
ATM để lấy tiền( ). Ngoài ra, còn có một số rủi ro khác gây thiệt hại tài chính
khá lớn đối với các ngân hàng như:
• Ăn cắp dữ liệu thẻ tại ATM (skimming): xảy ra tại một số ngân hàng tại
Lạng Sơn, Sóc Sơn…
• Các ĐVCNT thông đồng thực hiện các giao dịch gian lận và bỏ trốn sau khi
đã nhận được tiền tạm ứng của ngân hàng.
• Tỷ lệ giao dịch gian lận liên quan đến thẻ có xu hướng tăng lên nhanh chóng
do ngày càng nhiều các nhóm tội phạm thực hiện đánh cắp dữ liệu thẻ để thực
hiện các giao dịch bất hợp pháp. Hình thức gian lận này đang chiếm tỷ lệ cao
nhất trong các loại hình gian lận thẻ.
• Gần đây đã xuất hiện hiện tượng chủ thẻ thường xuyên sử dụng thẻ ghi nợ
quốc tế để thực hiện các giao dịch rút tiền mặt bằng USD tại Campuchia
nhằm trục lợi từ chênh lệch tỷ giá ngoại hố i thi ̣trường tự do so với tỷ giá
công bố của các ngân hàng. Bên cạnh đó cũng xuất hiện loại hình giao dịch
chuyển tiền từ tài khoản thẻ tín dụng sang tài khoản ảo (tại các website:
forex.com, moneybooker.com…) sau đó chuyển tiền từ tài khoản ảo sang tài
khoản ngoại tệ và thực hiện rút ngoại tệ, gây thiệt hại về chênh lệch tỷ giá đối
với các ngân hàng…
Tỷ lệ giả mạo trong các giao dịch thanh toán KDTM ở Việt nam có xu hướng
gia tăng với quy mô ngày càng lớn. Sự gia tăng của các loại tội phạm thẻ đang
đe dọa đến vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động thanh toán KDTM,
ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng cũng như của các ngân hàng. Ngoài
ra, rủi ro gia tăng trong loại hình thanh toán trực tuyến qua internet đang là
các thách thức lớn trong quá trình đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ cả từ
phía khách hàng sử dụng thẻ cũng như từ phía các ĐVCNT.
Tiểu kết: Trong chương 2 tác giả đã tổng kết tình hình môi trường kinh tế và
hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như tình hình thanh toán KDTM

77
trong những năm gần đây. Tiếp theo, dựa vào bảng khảo sát tác giả đã đi tìm
hiểu đánh giá của số lượng 181 mẫu về thực trạng các phương tiện TTKDTM,
thực trạng của các phương thức TTKDTM, hiệu quả các phương thức
TTKDTM, các nhân tố ảnh hưởng tới các phương thức TTKDTM và mức độ
rủi ro các phương thức TTKDTM. Sau đó tác giả đã đánh giá những mặt làm
được, những hạn chế và những nguyên nhân của TTKDTM đối với nhóm
khách hàng cá nhân. Từ những hạn chế và nguyên nhân của các phưong thức
TTKDTM ở chương 2, tiếp theo chương 3 tác giả sẽ đưa ra 1 số giải pháp và
kiến nghị nhằm mở rộng và phát triển các phương thức TTKDTM đối với
khách hàng cá nhân trong thời gian tới.

78
CHƢƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG PHƢƠNG THỨC THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI VIỆT NAM
3.1. Một số mục tiêu định hướng và phương thức thực hiện trong thời gian
tới của Ngân hàng Nhà nước
3.1.1. Một số mục tiêu định hƣớng của Ngân hàng Nhà nƣớc
Ngày 27/12/2011 Thủ Tướng Chính Phủ - Nguyễn Tấn Dũng đã phê
duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn
2011-2015 với mục tiêu: Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ
tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng
phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp
ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan
đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã
hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu
quả quản lý nhà nước.
Mục tiêu cụ thể:
 Đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở
mức thấp hơn 11%.
 Đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ
thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40%
dân số.
 Thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện
tử giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010.
 Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua
điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết
bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu
giao dịch/năm.

79
 Áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và
đặc điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
3.1.2 Phƣơng hƣớng thực hiện
Để thực hiện các mục tiêu trên đề án tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ chủ yếu:
 Phát triển thanh toán điện tử với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng,
an toàn, thuận tiện; trong đó trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm
chấp nhận thẻ để giảm thanh toán bằng tiền mặt, tạo thói quen thanh
toán không dùng tiền mặt trong bộ phận lớn dân cư.
 Lựa chọn áp dụng một số mô hình thanh toán phù hợp với Việt Nam để
xây dựng nền tảng, tạo bước phát triển hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, góp phần thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng
nông thôn mới.
 Tăng cường quản lý thanh toán bằng tiền mặt, giảm sử dụng tiền mặt
trong các giao dịch thanh toán.
Đề án cũng chú trọng triển khai thực hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp:
 Bổ sung, hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách:
Rà soát, bổ sung và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi
hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và Luật Các tổ chức tín
dụng năm 2010 liên quan đến hoạt động thanh toán.
Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9
năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán.
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006
của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về phương thức giải ngân trong việc
cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, các giao dịch góp vốn cổ

80
phần, chuyển nhượng vốn, mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu giữa
các doanh nghiệp và cá nhân nhằm hạn chế, giảm thiểu các giao dịch thanh
toán bằng tiền mặt.
Ban hành các quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán, dịch vụ trung gian thanh toán, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ
thanh toán; các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật, phòng ngừa,
ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt.
Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện
pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hóa, dịch vụ
thanh toán bằng thẻ qua điểm chấp thuận để khuyến khích các đơn vị bán
hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử
dụng thẻ để thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, thay thế giao dịch thanh toán
bằng tiền mặt.
Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để
khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy
định mức phí đối với một số giao dịch thanh toán bằng tiền mặt; có chính
sách phí hợp lý để khuyến khích người dân sử dụng thẻ thanh toán qua máy
rút tiền tự động, thiết bị chấp nhận thẻ; điều chỉnh giảm mức phí dịch vụ
thanh toán liên ngân hàng nhằm tác động tới mức phí dịch vụ thanh toán của
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tạo lập mức phí hợp lý đối với
người sử dụng dịch vụ.
Ban hành quy định giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị
lớn (như ô tô, xe máy, tàu thuyền,…) thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
 Nâng cao chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến phục
vụ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

81
Nâng cao chất lượng, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới chấp
nhận thẻ, tăng cường lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ tại các trung tâm thương
mại, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch.
Kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ trên toàn quốc, tăng cường việc
chấp nhận thẻ lẫn nhau giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ.
Bố trí hợp lý mạng lưới, tăng cường lắp đặt máy rút tiền tự động tại những
nơi điều kiện cho phép, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân.
Tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch
thẻ thống nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Duy trì hoạt động thông suốt và khai thác tốt công suất của Hệ thống thanh
toán điện tử liên ngân hàng, mở rộng kết nối với hệ thống thanh toán của Kho
bạc Nhà nước; phát triển và nâng cấp các hệ thống thanh toán khác trong nền
kinh tế.
Tăng cường các giải pháp về an ninh, an toàn và bảo mật cho cơ sở hạ tầng
thanh toán; xây dựng các tiêu chuẩn đối với máy móc, thiết bị phục vụ hoạt
động thanh toán thẻ, thực hiện kiểm định chất lượng máy rút tiền tự động,
thiết bị chấp nhận thẻ; nghiên cứu và định hướng áp dụng chuẩn về thẻ thanh
toán nội địa, xây dựng kế hoạch phát triển thẻ gắn vi mạch điện tử tại Việt
Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để tăng thêm độ an toàn và tăng tiện
ích sử dụng thẻ.
Xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng
bán lẻ.
 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán, ứng dụng
các phương tiện thanh toán mới, hiện đại:
Tập trung phát triển thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ bằng các biện
pháp đồng bộ để việc sử dụng thẻ thanh toán được thuận tiện và trở thành thói
quen.

82
Phát triển và ứng dụng các sản phẩm thẻ phục vụ chi tiêu công vụ của các cơ
quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Tiếp tục mở rộng việc trả lương qua tài khoản đối với những đối tượng hưởng
lương từ ngân sách nhà nước phù hợp với khả năng của cơ sở hạ tầng thanh
toán; nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và các dịch
vụ đi kèm; vận động, khuyến khích cán bộ, công chức thực hiện thanh toán
không dùng tiền mặt thông qua tài khoản (thực hiện chuyển khoản trực tiếp
trên máy rút tiền tự động, sử dụng thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ, sử
dụng các dịch vụ thanh toán mới khác) và mở rộng ứng dụng đối với các đối
tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng (để thu phí cầu đường,
mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội…).
Phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong việc thanh
toán các loại cước, phí định kỳ (điện, nước, điện thoại…).
Đẩy mạnh áp dụng các phương thức thanh toán mới, hiện đại (thanh toán qua
Internet, điện thoại di động...); đặc biệt khuyến khích việc áp dụng các
phương thức, phương tiện thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp
với điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, kể cả đối với những đối
tượng chưa có tài khoản ngân hàng; trên cơ sở áp dụng những mô hình đã
triển khai thành công ở một số nước và sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ
chức tín dụng và các tổ chức khác có liên quan.
 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn trong toàn xã
hội:
Thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thanh toán
không dùng tiền mặt với các hình thức thích hợp trên các phương tiện thông
tin đại chúng.

83
Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo cho nhân viên của các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán và các tổ
chức liên quan.
 Các giải pháp hỗ trợ:
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn, kinh
nghiệm và tài chính cần thiết phục vụ phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt:
+ Tăng cường hợp tác, vận động các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế hỗ trợ
Việt Nam xây dựng và phát triển nhanh hệ thống thanh toán hiện đại, phù
hợp;
+ Tăng cường hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế, các tổ chức thanh toán, các
tổ chức cung ứng giải pháp thanh toán, các hiệp hội ngân hàng trong khu vực
và trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển
các phương tiện thanh toán mới, hiện đại để ứng dụng hiệu quả vào Việt
Nam.
Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong
việc triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt.
Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các
cán bộ tham gia xây dựng chính sách, chiến lược trong lĩnh vực thanh toán;
tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán trong
ngành ngân hàng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động thanh toán trong nền
kinh tế để bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh toán, bảo
đảm hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.
Xây dựng và áp dụng các hình thức thi đua, khen thưởng, vinh danh, xếp
hạng, đánh giá doanh nghiệp bán lẻ để khuyến khích thanh toán không dùng
tiền mặt; vận động các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung

84
gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình
thức khuyến khích như miễn giảm phí, khuyến mãi, tích điểm, quay xổ số,
bốc thăm trúng thưởng… đối với người tiêu dùng.
Để thực hiện 5 nhóm giải pháp trên đề án cũng đưa ra bản kế hoạch thực hiện
chi tiết như sau:
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011
của Thủ tướng Chính phủ)
TT Nội dung thực hiện Đơn vị Đơn vị phối Thời
chủ trì hợp gian
thực
hiện
1 Rà soát, bổ sung và sửa đổi các Ngân hàng Các Bộ, 2011 -
văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước ngành, đơn 2015
hướng dẫn thi hành Luật Ngân Việt Nam vị liên quan
hàng Nhà nước Việt Nam năm
2010 và Luật Các tổ chức tín
dụng năm 2010 liên quan đến
hoạt động thanh toán
2 Ban hành Nghị định thay thế Ngân hàng Bộ Tư pháp, 2011 -
Nghị định số 64/2001/NĐ-CP Nhà nước các Bộ, 2012
của Chính phủ về hoạt động Việt Nam ngành, đơn
thanh toán qua các tổ chức vị liên quan
cung ứng dịch vụ thanh toán
3 Sửa đổi, bổ sung Nghị định số Ngân hàng Bộ Tư pháp, 2012 -

85
161/2006/NĐ-CP của Chính Nhà nước các Bộ, 2013
phủ quy định về thanh toán Việt Nam ngành, đơn
bằng tiền mặt vị liên quan
4 Sửa đổi, bổ sung các quy định Ngân hàng Các Bộ, 2012 -
về phương thức giải ngân trong Nhà nước ngành, đơn 2014
việc cho vay của tổ chức tín Việt Nam vị liên quan
dụng đối với khách hàng, các
giao dịch góp vốn cổ phần,
chuyển nhượng vốn, mua bán,
chuyển nhượng cổ phiếu, trái
phiếu giữa các doanh nghiệp và
cá nhân.
5 Ban hành các quy định về trách Ngân hàng Các Bộ, 2011 -
nhiệm của tổ chức cung ứng Nhà nước ngành, đơn 2013
dịch vụ thanh toán, dịch vụ Việt Nam vị liên quan
trung gian thanh toán, trách
nhiệm của người sử dụng dịch
vụ thanh toán
6 Ban hành quy định giao dịch Ngân hàng Các Bộ, 2013 -
mua bán bất động sản và những Nhà nước ngành, địa 2015
tài sản có giá trị lớn thực hiện Việt Nam phương, đơn
thanh toán qua ngân hàng vị liên quan
7 Thực hiện và hoàn thành Đề án Ngân hàng Bộ Tài chính 2011 -
xây dựng Trung tâm chuyển Nhà nước 2012
mạch thẻ thống nhất Việt Nam
8 Mở rộng kết nối Hệ thống Ngân hàng Bộ Tài chính 2011 -

86
thanh toán điện tử liên ngân Nhà nước 2012
hàng với Hệ thống thanh toán Việt Nam
của Kho bạc Nhà nước
9 Tăng cường các giải pháp về an Ngân hàng Bộ Khoa 2012 -
ninh, an toàn và bảo mật cho cơ Nhà nước học và Công 2015
sở hạ tầng thanh toán; xây Việt Nam nghệ, Bộ
dựng các tiêu chuẩn đối với Công an và
máy móc, thiết bị phục vụ hoạt các Bộ,
động thanh toán thẻ, thực hiện ngành, đơn
kiểm định chất lượng máy rút vị liên quan
tiền tự động, thiết bị chấp nhận
thẻ; nghiên cứu, định hướng áp
dụng chuẩn về thẻ thanh toán
nội địa, xây dựng kế hoạch
phát triển thẻ gắn vi mạch điện
tử tại Việt Nam
10 Xây dựng hệ thống thanh toán Ngân hàng Các bộ, 2013 -
bù trừ tự động cho các giao Nhà nước ngành, đơn 2015
dịch ngân hàng bán lẻ Việt Nam vị liên quan
11 Phát triển thanh toán thẻ qua Ngân hàng Các bộ, 2011 -
điểm chấp nhận thẻ; kết nối Nhà nước ngành, địa 2015
liên thông hệ thống thanh toán Việt Nam phương, đơn
thẻ trên toàn quốc; tăng cường vị liên quan
việc chấp nhận thẻ lẫn nhau
giữa các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán thẻ
12 Mở rộng trả lương qua tài Ngân hàng Các bộ, 2011 -

87
khoản đối với những đối tượng Nhà nước ngành, địa 2015
hưởng lương từ ngân sách nhà Việt Nam phương, đơn
nước và các đối tượng khác vị liên quan
13 Áp dụng phương thức thanh Ngân hàng Bộ Nông 2012 -
toán qua điện thoại di động, Nhà nước nghiệp và 2015
qua internet; áp dụng các Việt Nam Phát triển
phương thức, phương tiện nông thôn,
thanh toán hiện đại tới các Bộ Thông
vùng nông thôn, vùng sâu, tin và
vùng xa Truyền
thông, các
Bộ, ngành,
địa phương
và đơn vị
liên quan
14 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Ngân hàng Bộ Thông 2011 -
kiến thức về thanh toán không Nhà nước tin và 2015
dùng tiền mặt Việt Nam Truyền
thông, các
Bộ, ngành,
địa phương,
đơn vị liên
quan
15 Hợp tác quốc tế để nhận được Ngân hàng Bộ Kế hoạch 2011 -
sự hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn, Nhà nước và Đầu tư, 2015
kinh nghiệm và tài chính Việt Nam Bộ Tài chính
16 Kiểm tra, giám sát đối với hoạt Ngân hàng Các bộ, 2011 -

88
động thanh toán và các hệ Nhà nước ngành, địa 2015
thống thanh toán Việt Nam phương liên
quan
17 Ban hành các cơ chế, chính Bộ Tài Ngân hàng 2012 -
sách khuyến khích phù hợp về chính Nhà nước 2013
thuế hoặc biện pháp tương tự Việt Nam
như ưu đãi về thuế
18 Áp dụng các hình thức thi đua, Ngân hàng Bộ Công 2011 -
khen thưởng, vinh danh, xếp Nhà nước thương, 2013
hạng, đánh giá doanh nghiệp Việt Nam Phòng
bán lẻ; vận động các tổ chức Thương mại
cung ứng dịch vụ thanh toán, và Công
các doanh nghiệp cung cấp nghiệp Việt
hàng hóa, dịch vụ có các hình Nam, các
thức khuyến khích đối với đơn vị liên
người tiêu dùng quan
19 Ban hành các quy định về bảo Bộ Công Ngân hàng 2012 -
đảm an ninh, an toàn, bảo mật, an Nhà nước 2015
phòng ngừa, ngăn chặn và xử Việt Nam,
lý các hành vi vi phạm pháp các Bộ,
luật trong hoạt động thanh toán ngành, địa
không dùng tiền mặt phương, đơn
vị liên quan
20 Phát triển và ứng dụng các sản Bộ Tài Ngân hàng 2012 -
phẩm thẻ phục vụ chi tiêu công chính Nhà nước 2015
vụ của các cơ quan, đơn vị sử Việt Nam,
dụng ngân sách nhà nước các Bộ,

89
ngành, địa
phương, đơn
vị liên quan
21 Vận động các tổ chức tài chính, Bộ Kế Ngân hàng 2012 -
tiền tệ quốc tế hỗ trợ Việt Nam hoạch và Nhà nước 2015
xây dựng và phát triển hệ thống Đầu tư Việt Nam,
thanh toán Bộ Tài chính
22 Bố trí nguồn kinh phí từ ngân Bộ Tài Ngân hàng 2011 -
sách nhà nước để xây dựng và chính, Bộ Nhà nước 2015
thực hiện Đề án Kế hoạch Việt Nam
và Đầu tư
3.2. Những giải pháp mở rộng hoạt động TTKDTM đối với khách hàng cá
nhân
3.2.1 Giải pháp chung cho toàn bộ các phƣơng thức TTKDTM đối với
khách hàng cá nhân
3.2.1.1. Tuyên truyền và phổ biến kiến thức thanh toán không dùng tiền mặt
Trong các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt thì thói quen của người dân là nhân tố có mức ảnh hưởng cao nhất –
đạt điểm trung bình 3.79 - ở mức khá ảnh hưởng. Vậy để người dân hiểu và
tin tưởng hơn về những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thì
NHNN nên kết hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông, các cơ quan báo đài...
thực hiện các chương trình tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức về
TTKDTM để nâng cao ý thức của cộng đồng, giúp in đậm nó trong tiềm thức
của từng người dân Việt Nam.
Các giải pháp cụ thể:
- Kết hợp với các cơ quan các địa phương tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu
về các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

90
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các phương thức TTKDTM trên diện rộng
các địa bàn không chỉ ở các thành phố lớn.
- Phối hợp với các doanh nghiệp để trả lương, giới thiệu các sản phẩm và dịch
của ngân hàng cũng như việc sử dụng thẻ để thanh toán.
3.2.1.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ
Trong các yếu tố ảnh hưởng tới các phương pháp TTKDTM theo bảng
khảo sát câu hỏi số 4 thì nhân tố trình độ đội ngũ của nhân viên nhóm được
đánh giá là có ảnh hưởng - đạt điểm trung bình 3.21.
Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp
phát triển của đất nước cũng như của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để trở
thành một ngân hàng luôn đổi mới nghiệp vụ kinh doanh một cách có hiệu
quả, cán bộ và nhân viên ngân hàng, nhất là người đứng đầu các bộ phận phải
có trách nhiệm cao, làm việc với động cơ vì uy tín và sự thành đạt của ngân
hàng. Những người này còn phải có trình độ nghiệp vụ cao, hiểu biết và có
khả năng xử lý nhiều loại giao dịch phức tạp, đồng thời phải có khả năng giao
tiếp tốt và thành thạo ngoại ngữ. Muốn làm được điều này, các ngân hàng
phải có chế độ làm việc, khuyến khích tặng thưởng, đề bạt nhân sự phù hợp.
Ngân hàng nên nghiên cứu, sớm áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất
cũng như tinh thần cho cán bộ; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng, động viên toàn cán bộ phát huy hết khả năng góp phần thực hiện
thắng lợi kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, quan trọng hơn tất cả là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ của ngân hàng. Việc đào tạo chuyên
môn của toàn ngân hàng sẽ là bước đầu cho việc áp dụng các hình thức giao
dịch thanh toán mới. Việc đào tạo cần quan tâm đến kiến thức mới của kinh tế
thị trường như: Marketing ngân hàng, phân tích hoạt động kinh doanh ngân
hàng, phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dự đoán rủi ro có cơ sở

91
khoa học, môi trường vi mô và môi trường vĩ mô trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho chính khách hàng mà
còn củng cố thêm vị trí của sở trong thời gian tới. Sau đây là một số giải pháp
cụ thể:
Đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ cán bộ cũ, đào tạo bổ sung
kiến thức cho nhân viên mới tuyển dụng.
Đa dạng hoá loại hình đào tạo, thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn, cử cán bộ đi học nâng cao.
Tổ chức các buổi dự thảo nhằm truyền đạt kinh nghiệm trong xử lý tình
huống.
Tổ chức các kỳ thi sát hạch kiểm tra và tuyển chọn cán bộ có trình độ
chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
3.2.1.3. Phát triển các hình thức thanh toán hiện đại
Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều hình thức thanh toán hiện
đại. Chúng cũng được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động thanh toán của
dân chúng cũng như của các tổ chức tài chính và xã hội. Ở Việt Nam cũng đã
có nhiều hình thức thanh toán mới như thanh toán bằng máy ATM, thanh toán
qua mạng diện thoại di động, thanh toán qua mạng Internet, thanh toán qua ví
điện tử…nhưng chúng chưa được sử dụng một cách rộng rãi, chỉ mới trong
giai đoạn thử nghiệm và cung cấp cho một số ít khách hàng. Một trong những
biện pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là phát triển các
hình thức thanh toán hiện đại này.
Một điều dễ nhận thấy là để phát triển các hình thức thanh toán hiện đại
này cần phải có một hệ thống máy móc tối tân với lượng vốn lớn, nền móng
khoa học công nghệ cao, các chuyên gia về máy móc cũng như nhân viên
thanh toán phải có trình độ và bề dày kinh nghiệm. Tuy nhiên, phải đánh giá
một cách khách quan là hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

92
mới chỉ vừa “tỉnh giấc” sau một thời gian dài của cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp. Vì vậy, cách giải quyết tốt nhất là Việt Nam phải “đi tắt đón đầu”
tiếp thu công nghệ của các nước phát triển, nhập máy móc thiết bị của họ một
cách có chọn lọc, mua lại phần mềm hướng dẫn cách sử dụng các phương
thức thanh toán hiện đại và cải tiến để phù hợp với nhu cầu thanh toán và tình
hình thực tế của Việt Nam.
3.2.1.4. Mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng
Trong nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các ngân hàng phải có đủ năng lực
tài trợ, đáp ứng nhu cầu quản trị rủi ro cho các công ty, bất kể lớn hay nhỏ, ở
khắp nơi trên thế giới. Họ cũng cần có khả năng luân chuyển vốn xuyên biên
giới và chuyển dịch nguồn vốn kịp thời đến các khu vực đang phát triển
nhanh cũng như các loại hình kinh doanh có lợi.
Chìa khóa để đạt được thành công là đòi hỏi các ngân hàng thương mại
nói chung phải có hoạt động truyền thống về tiếp nhận cho vay, uỷ thác,
chuyển tiền… sang một nghiệp vụ mới thích hợp và độc đáo hơn. Những sáng
kiến đổi mới một cách linh hoạt và phát huy nhiều kỹ năng sáng tạo hữu hiệu
sẽ giúp các ngân hàng có lợi thế trong kinh doanh tiền tệ và chứng khoán,
trong hoạt động thiết kế và phân bố sản phẩm mới. Những loại hình dịch vụ
mới của ngân hàng trong thanh toán không dùng tiền mặt có thể là: Dịch vụ
tư vấn thông tin, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ tư vấn pháp luật; mở rộng
loại hình dịch vụ ngân hàng tại nhà; dịch vụ thuê mua, dịch vụ mua bán
chứng khoán…Những loại hình dịch vụ mới này đòi hỏi phải có sự kết hợp
của nhiều yếu tố, không thể thực hiện được một sớm một chiều, cần phải có
sự hỗ trợ chung của toàn hệ thống cũng như sự phối hợp của các ngân hàng
bạn, nó cũng đòi hỏi cán bộ lãnh đạo phải có hướng đi đúng đắn cho Sở giao
dịch của mình.

93
3.2.1.5. Giải pháp về Marketing
Hoạt động ngân hàng là hoạt động có tính cạnh tranh sâu sắc. Vì thế, để
khai thác triệt để thế mạnh, khắc phục những điểm yếu, mỗi ngân hàng cần có
chính sách Marketing hoàn chỉnh và hợp lý. Một chiến lược phù hợp phải
nhằm vào ba mục tiêu chính: Tăng khả năng sinh lợi, tăng sức mạnh cạnh
tranh, an toàn trong kinh doanh. Chính vì thế các ngân hàng cần:
Xác định thị trường hiện tại cũng như thị trường tiềm năng cho các dịch
vụ thanh toán. Xác định thị trường cụ thể để xác định và phục vụ được nhu
cầu của khách hàng trên đoạn thị trường đó, từ đó rút ra kinh nghiệm và
những biện pháp để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Chính sách Marketing của ngân hàng phải bao gồm được 4 chính sách
lớn: Chính sách thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra; chính sách giá cả;
chính sách phân phối; chính sách giao tiếp – khuyếch trương. Ngân hàng phải
kết hợp linh hoạt 4 chính sách này thu hút khách hàng, mở rộng mạng lưới
tiêu thụ cũng như đánh bại đối thủ cạnh tranh.
Ngân hàng cần có một đội chuyên trách phân tích, tổng hợp các thông
tin về khách hàng. Hoạt động chăm sóc khách hàng phải được thực hiện một
cách thường xuyên và chu đáo hơn. Ngân hàng nên có hình thức ưu đãi như
ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán, ưu đãi về lãi suất ..., đồng thời phát triển tốt
mối quan hệ với khách hàng cũ và không ngừng tìm kiếm và tạo mối quan hệ
với khách hàng mới. Ngân hàng cần sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ khác
bằng chính chất lượng sản phẩm, tinh thần thái độ phục vụ đặc biệt là dịch vụ
hoàn hảo, chất lượng cao để thu hút khách hàng. Để làm được điều này, ngân
hàng cần tiếp tục nghiên cứu chu kỳ sống của các sản phẩm, dịch vụ do ngân
hàng cung cấp giúp công tác kế hoạch hoá sản phẩm, nghiên cứu và phát triển

94
dịch vụ thích hợp với từng thị trường trong từng giai đoạn cụ thể để khai thác
thị trường đó với hiệu quả cao nhất.
3.2.1.6 Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động TTKDTM
Hoàn thiện và đồng bộ hóa môi trường pháp lý cho hoạt động TTKDTM, kể
cả việc bổ sung, sửa đổi một số nội dung liên quan đến hoạt động thanh toán
trong hai Dự án Luật Ngân hàng Nhà nước và Dự án Luật Các tổ chức tín
dụng, đến việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản dưới luật liên quan
đến các hình thức thanh toán hiện đại như thanh toán thẻ, thanh toán trực
tuyến qua Internet, điện thoại di động,…; hoặc liên quan đến hoạt động của
các tổ chức công nghệ thông tin, các tổ chức chuyên môn hóa trong một số
loại hình hỗ trợ dịch vụ thanh toán. Khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, bảo
đảm vai trò hợp lý của Ngân hàng Nhà nước trong việc đảm nhận vai trò giám
sát hiệu quả, cũng như bảo đảm cho thị trường một sự linh hoạt, năng động
cần thiết trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng cường
lòng tin của người sử dụng và giới doanhnghiệp vào các phương tiện, dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt.
Với các giải pháp trên, phương tiện thanh toán thẻ nói riêng và các phương
tiện TTKDTM mới, hiện đại khác nói chung sẽ có bước chuyển biến mạnh
mẽ trong thời gian tới, nhất là khi mà các ngân hàng thương mại ngày càng
quan tâm chú trọng tới khu vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Hoạt động
TTKDTM được dự đoán là sẽ đi sâu vào cải thiện chất lượng, các tiện ích,
khả năng được chấp nhận và được phục vụ sẵn sàng mọi lúc mọi nơi với tính
bảo mật cao của các phương tiện TTKDTM, theo đó giúp tăng thêm lòng tin
của người sử dụng dịch vụ đối với loại hình dịch vụ TTKDTM.

95
3.2.2 Áp dụng cho từng phƣơng thức
3.2.2.1. Phương thức thanh toán tại điểm mua hàng
Trong ba phương thức TTKDTM hiện nay thì phương thức thanh toán tại
điểm mua hàng là phương thức được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất.
Việc phát triển và mở rộng phương thức này sẽ giúp giảm lượng tiền mặt
trong lưu thông.
Để mở rộng và phát triển phương thức thanh toán tại điểm mua hàng trước hết
các ngân hàng thương mại nên quan tâm việc phát triển đa dạng hoá các công
cụ dùng trong thanh toán tại điểm mua hàng như các loại thẻ, séc.
Tiếp tục và đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán thẻ; mở rộng phạm vi sử
dụng, đa dạng hóa tiện ích và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ. Trong thời
gian tới, thẻ ngân hàng không chỉ đơn thuần là một phương tiện dùng chủ yếu
để rút tiền mặt tại quầy giao dịch của ngân hàng hoặc tại các máy ATM mà
việc sử dụng với nhiều tiện ích thanh toán khác nhau trở thành phổ biến và
thường xuyên hơn như mua hàng hóa và dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ,
thanh toán đối với các khoản chi định kỳ hoặc thanh toán các dịch vụ công
cộng như phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi... Mỗi ngân
hàng phát hành phải nỗ lực nghiên cứu và đầu tư vào chương trình khuyến
khích phát triển dịch vụ thanh toán thẻ nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu cơ
bản của người dân. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả thẻ
chi tiêu công cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nhằm giảm thiểu tối
đa sử dụng tiền mặt trong khu vực tài chính công.
Áp dụng một số biện pháp đồng bộ để việc lắp đặt và sử dụng POS thực sự đi
vào cuộc sống, trở nên hấp dẫn và có lợi đối với cả người mua hàng và người
bán hàng, trên cơ sở đó để mở rộng dần phạm vi và đối tượng sử dụng POS,
cụ thể: (i) đẩy nhanh tiến độ kết nối các hệ thống POS cùng với quá trình xây
dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để tạo thuận lợi cho khách hàng

96
sử dụng thẻ khi thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ; (ii) thực hiện các cơ
chế, chính sách ưu đãi, các biện pháp khuyến khích (khuyến khích về thuế,
phí) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, dịch
vụ lắp đặt và sử dụng thanh toán qua POS tại các trung tâm thương mại, nhà
hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch,...; kết hợp với các biện pháp
kích thích của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các doanh nghiệp
cung cấp hàng hóa, dịch vụ (giảm phí, khuyến mãi, tích điểm, quay xổ số...)
để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ thanh toán qua POS,
nhất là trong thời gian đầu nhằm tạo thói quen; (iii) các cơ quan cấp phép
kinh doanh, xếp hạng, đánh giá doanh nghiệp bổ sung tiêu chí lắp đặt và sử
dụng POS đối với các siêu thị, trung tâm thương mại,...
Bên cạnh đó các ngân hàng nên mở rộng mạng lưới các cơ sở chấp
nhận thẻ nhất là ở những nơi có giao dịch lớn tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng dùng thẻ để thanh toán hàng hoá và dịch vụ. Ngân hàng có thể
đưa ra các biện pháp như: Lắp đặt máy kiểm tra và thanh toán thẻ miễn phí,
thu phí thấp hơn hoặc không thu phí trong thời gian đầu đối với cơ sở chấp
nhận thẻ. Đồng thời ngân hàng cần có biện pháp khuyến khích các ngân hàng
thương mại chấp nhận thanh toán cả thẻ nội địa lẫn thẻ quốc tế.
Hạn chế rủi ro trong phát hành và sử dụng thẻ: Cán bộ phát hành phải
kiểm tra, xác minh các thông tin phát hành thẻ và các thông tin của khách
hàng một cách kỹ lưỡng bằng nhiều hình thức phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài ra, các cán bộ phát hành phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn như: Thẻ
và PIN phải được giao tận tay chủ thẻ hoặc thẻ và PIN (Personal inden
tification number – số nhận dạng cá nhân) phải được gửi cách biệt nhau. Bên
cạnh đó, ngân hàng nên đẩy mạnh việc sử dụng chương trình quản lý rủi ro
của các tổ chức thẻ quốc tế như: phải thường xuyên và cập nhật các thông tin
trên các chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức thẻ quốc tế như SAFE

97
của Mastercard, GFIS, CRIS của Visa. Ngân hàng nên thường xuyên cập nhật
vào hệ thống quản lý danh sách thẻ mất cắp, thẻ bị hạn chế và thẻ cấm lưu
hành…
Hạn chế rủi ro nội bộ: Thường xuyên kiểm tra hệ thống máy tính của
mình, đảm bảo tính liên tục và ổn định. Tăng cường kiểm soát các bước thực
hiện nghiệp vụ của các cán bộ làm việc trực tiếp. Hạn chế tối đa tình trạng
trục trặc kỹ thuật trong hệ thống, khi hệ thống ngừng hoạt động hoặc phát
hiện sai sót phải có biện pháp sửa chữa và xử lý kịp thời.
Một câu hỏi đặt ra cho Việt Nam là làm thế nào để từ 5 – 10 năm tới thị
trường thẻ ở Việt Nam phát triển như các nước khác? Theo tôi, việc cần làm
ngay là:
- Thứ nhất, ngân hàng Nhà nước nên khuyến khích các ngân hàng
thương mại trích một phần vốn điều lệ đang được chính phủ xem xét tăng lên
cho các ngân hàng thương mại quốc doanh để đầu tư vào mạng lưới thanh
toán thẻ.
- Thứ hai, Chính phủ nên có các qui định dần dần buộc các cơ sở bán
hàng dịch vụ có số vốn lớn như các siêu thị phải trang bị thiết bị thanh toán
thẻ. Xét trên khía cạnh tài chính chống thất thu thuế, đây có thể là giải pháp
rất hiệu quả.
- Thứ ba, ngân hàng nên phối hợp với các đơn vị chấp nhận thẻ để có
nhiều chương trình khuyến mại và giảm giá cho khách hàng khi sử dụng thẻ
của đơn vị mình để thanh toán tại các địa điểm như siêu thị, nhà hàng, khách
sạn ….tránh tình trạng khách hàng được trả lương qua tài khoản rồi lại rút
tiền mặt để thanh toán.
- Thứ tư, ngân hàng nên phát triển nghiệp vụ cho vay thấu chi tiêu dùng
để khuyến khích khách hàng sử dụng các loại thẻ tín dụng trong nước và quốc
tế.

98
- Thứ năm, ngân hàng nên thúc đẩy việc thực hiện các nghiệp vụ môi
giới, trung gian thanh toán, hỗ trợ vốn trong giao dịch mua bán bất động sản
và mua bán các tài sản có giá trị lớn qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Bằng cách này, ngân hàng vừa nâng cao sức cạnh tranh của mình với các
ngân hàng khác, vừa tăng doanh số; vừa thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó việc phát triển séc cũng cần được quan tâm. Séc là một
lĩnh vực không còn mới ở Việt Nam song tính phổ dụng còn thấp và chưa có
một sự đầu tư đáng kể nào, vì vậy séc chưa được hình thành thành một thị
trường thống nhất. Hiện nay trên thế giới đã hình thành hai mô hình để xây
dựng trung tâm xử lý séc: Mô hình cũ (xử lý séc truyền thống) và mô hình
mới (mô hình có sự can thiệp của công nghệ hiện đại). Ở Việt Nam nên đi
theo con đường thứ hai. Việt Nam là một nước đi sau, vì vậy rút ngắn thời
gian là một việc làm cần thiết. Việt Nam có thể xây dựng thị trường séc bằng
các biện pháp sau:
Ngân hàng có thể thành lập trung tâm xử lý séc ở ba miền như: Hà Nội
- Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh. Sự lựa chọn này là có cơ sở, bởi vì 3
thành phố này chiếm tới 80 % số lượng séc trong toàn quốc 1. Bên cạnh đó,
ngân hàng nên cho phép sử dụng rộng rãi séc ở ngoài phạm vi các thành phố,
tỉnh cùng tham gia vào trung tâm này.
Các chi nhánh ngân hàng sẽ gửi tờ séc và các thông tin về séc đến ngân
hàng nhà nước để kiểm tra, kiểm soát chúng và thanh toán bù trừ, sau đó phân
loại và gửi các séc đến ngân hàng phát hành. Ngoài việc thanh toán qua trung
tâm bù trừ, các ngân hàng trên cùng địa bàn có thể mở tại nhau các tài khoản
song biên clearing. Tài khoản này hoạt động trên nguyên tắc phục vụ lẫn nhau
việc thu hộ, chi hộ trong những phạm vi thanh toán đã được thoả thuận trước
giữa các ngân hàng với nhau trong đó có séc cá nhân. Đến kỳ các ngân hàng

99
đối chiếu song biên với nhau để quyết toán số tiền đã thu hộ, chi hộ và thanh
toán với nhau các khoản phải thu, phải chi. Các ngân hàng không nên tính lãi
những tài khoản này, không bắt buộc duy trì số dư ký quĩ khi làm thủ tục mở
và trong suốt quá trình hoạt động. Tài khoản song biên này sẽ giúp cho quá
trình thanh toán séc được nhanh chóng hơn và khi có sự cố sẽ rút ngắn thời
gian xử lý.
Ngân hàng nên phát hành thẻ séc dùng song song với séc cá nhân. Mục
đích của việc ra đời thẻ này là tạo tâm lý an tâm khi sử dụng và hạn chế khả
năng sử dụng thẻ bất hợp pháp. Trên thẻ séc ghi đầy đủ các yếu tố để đảm bảo
cho thanh toán như: Họ tên chủ tài khoản, địa chỉ, số chứng minh nhân dân,
số hiệu, tên ngân hàng giao dịch, số của thẻ séc. Khi người thụ hưởng có tài
khoản ở một ngân hàng và muốn phát hành séc, ngân hàng sẽ cấp cho chủ tài
khoản một thẻ séc kèm theo số séc đã nhượng, có nghĩa là ngân hàng nhượng
séc đảm bảo khả năng chi trả cho người thụ hưởng, có thể gọi đây là chứng
chỉ thanh toán do ngân hàng nơi mở phát hành cho người sử dụng séc, một
loại dùng trong phát hành séc không thể chuyển nhượng. Có thể khi cần thiết
ngân hàng nên nghiên cứu thủ tục uỷ quyền sử dụng thẻ séc giống như người
được uỷ quyền phát hành séc hiện nay.
Ngân hàng cũng nên quan tâm đến séc cá nhân có đảm bảo khả năng
chi trả của ngân hàng thương mại. Từ một bộ phận dân cư có sử dụng séc
thanh toán (Có bảo chi cả sổ séc lẫn mức khống chế không quá một số tiền
nhất định khi mỗi tờ séc trao tay) có tác dụng kích thích nhu cầu thanh toán.
Tuỳ theo từng giai đoạn, ngân hàng có thể qui định séc không được chuyển
nhượng và séc được chuyển nhượng. Đối với những khách hàng có uy tín
hoặc có những đảm bảo phù hợp, ngân hàng có thể cấp tín dụng bằng cách áp
dụng hình thức thấu chi (Tính lãi tiền vay khi vượt quá số dư trong một thời
hạn nhất định). Với doanh nghiệp khi bán hàng cho dân cư sử dụng séc thanh

100
toán thì doanh số bán hàng bằng các hình thức thanh toán qua ngân hàng nên
được miễn hoặc giảm thuế trong những thời kỳ nhất định.
3.2.2.2. Phương thức chuyển tiền
Hiện nay, ở rất nhiều ngân hàng, chuyển tiền vẫn còn chiếm tỷ lệ cao
trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Chính vì thế, để hình
thức thanh toán này có hiệu quả hơn nữa, cần có những giải pháp thích hợp.
Cụ thể là:
Để khuyến khích khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng thì ngân hàng
nên miễn phí cho khách hàng khi sử dụng hình thức thanh toán này trong thời
gian đầu hoặc trong những món có giá trị nhỏ. Bên cạnh đó nên áp du ̣ng mức
lãi suất thấp. Đây là một cách để chuyển tiền được sử dụng nhiều hơn trong
dân chúng, mà ngân hàng lại có thể lấy số tiền trên tài khoản gửi của khách
hàng cho vay với lãi suất cao hơn.
Mở rộng dịch vụ Homebanking và Telephonebanking và ineternet
banking cho các cá nhân nối với các ngân hàng. Tăng số lượng cây ATM.
Dich vụ này với mục đích là để cho họ đưa ra một lệnh chi định kỳ, ví dụ
như: Chi tiền điện, nước, điện thoại hàng tháng... sẽ không thu phí của Sở
điện lực, Công ty cấp thoát nước, Bưu điện vì khi sử dụng dịch vụ này, họ đã
giảm được một công việc là nhân viên hàng tháng phải đến từng nhà để thu
tiền điện nước, điện thoại…
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khách hàng của các ngân hàng
chủ yếu là các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như các
cá nhân có nhu cầu về vốn cao, việc cho khách hàng vay trong thanh toán vừa
tháo gỡ tài chính cho khách hàng, vừa đảm bảo cho đơn vị thụ hưởng thu
được tiền, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng lại giữ được
quan hệ tốt với khách hàng. Như vậy, ngân hàng nên cho vay để đảm bảo khả
năng thanh toán. Để làm tốt điều đó, phải phân loại khách hàng. Nếu đối

101
tượng là khách hàng tốt, có quan hệ thường xuyên, lâu dài nhưng do nguyên
nhân khách quan dẫn đến số dư trên tài khoản không đủ thanh toán trong thời
gian ngắn thì ngân hàng nên cho khách hàng vay với mức lãi suất phù hợp
(cao nhất là bằng lãi suất nợ quá hạn của loại cho vay ngắn hạn mà ngân hàng
nên áp dụng).
Để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ
của đơn vị mua, đơn vị bán phải nộp UNC (Uỷ nhiệm chi) để trả tiền trong
điều kiện hiện nay, ngân hàng nên qui định sau 2 ngày kể từ ngày nhập kho
hàng hoá, nhập các cung ứng dịch vụ thì đơn vị mua phải lập UNC để trích tài
khoản trả tiền cho đơn vị cung cấp. Khi nộp UNC phải kèm theo hoá đơn
nhập kho hàng hoá để ngân hàng kiểm soát.
Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại cũng cần tăng tiện ích của các tài
khoản thanh toán, thẻ thanh toán cũng như đơn giản hoá các thủ tục liên quan
tới nghiệp vụ chuyển tiền.
3.2.2.3 Phương thức thanh toán trực tuyến
 Đối với phương thức thanh toán trực tuyến giải pháp đầu tiên quan
trọng đó là phát triển và mở rộng thương mại điện tử. Giúp khách hàng
có thể lựa chọn các sản phẩm một cách dễ dàng hơn.
 Bên cạnh đó việc phổ biến và tuyên truyền các kiến thức về thanh toán
KDTM nói chung thanh toán trực tuyến nói riêng cần được thúc đẩy
nhanh.
 Giảm rủi ro các hoạt động thanh toán trực tuyến. Vì hoạt động này
được đánh giá có mức độ rủi ro cao nhất trong ba phương thức
TTKDTM đối với nhóm khách hàng cá nhân.
 Các công ty trung gian cung cấp ví điện tử nên phối kết hợp với nhiều
doanh nghiệp thương mại điện tử, các đơn vị chấp nhận ví điện tử để

102
giúp khách hàng có thể thanh toán được tại nhiều website trong và
ngoài nước.
 Giảm các bước trong thanh toán trực tuyến nhưng vẫn đảm bảo mức độ
an toàn cho khách hàng.
3.3. Kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt
3.3.1. Đối với Nhà nƣớc
Ngoài các điều kiện năng lực của bản thân ngân hàng, sự hỗ trợ của
Nhà nước, đặc biệt về mặt pháp lý đóng vai trò quan trọng. Vì thế, bản thân
Nhà nước cũng phải có những giải pháp thích hợp nhằm giúp ngân hàng có
những hoạt động bớt rủi ro hơn. Cụ thể là :
Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước :
Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ
chế thị trường như: Bộ luật Dân sự, bộ luật Thương mại, luật Ngân hàng Nhà
nước, luật Các tổ chức tín dụng…Tuy nhiên vẫn còn quá chung chung, sau
khi văn bản luật có hiệu lực cũng không có văn bản hướng dẫn cụ thể, nhiều
lĩnh vực chưa được sửa đổi, có văn bản phải sửa đổi và bổ sung nhiều lần,
không có tính ổn định nên việc thực thi và áp dụng là rất khó. Thực tế là các
văn bản luật liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng, đặc biệt là hoạt động
nhờ thu và chuyển tiền còn nhiều vướng mắc…Chính vì vậy, dù luật được
ban hành nhưng phần qui định về thanh toán không dùng tiền mặt, thể thức
thanh toán phổ biến, chiếm đa số trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tổ
chức tín dụng vẫn dậm chân tại chỗ, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động tài
chính. Để tạo điều kiện và môi trường pháp lý cho các ngân hàng hoạt động
kinh doanh trên nhiều lĩnh vực trong đó có hoạt động thanh toán thanh toán
không dùng tiền mặt, Nhà nước cần :

103
- Xử lý các văn bản pháp lý, các đạo luật đồng bộ. Bên cạnh, hoàn thiện
những chính sách hiện hành, nghiên cứu cho ra đời những văn bản mới về
lĩnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán…
- Đổi mới công tác ngoại hối, chế độ quản lý ngoại hối.
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nƣớc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan Chính phủ, là ngân
hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một trong
những hoạt động cơ bản của ngân hàng Nhà nước là quản lý chức năng trung
gian thanh toán của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cần
sớm ban hành những văn bản pháp qui qui định quyền hạn, trách nhiệm của
ngân hàng cũng như của doanh nghiệp trong các giao dịch liên quan đến hoạt
động TTKDTM.
Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cũng cần bám sám các mục tiêu của
đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 -2015 theo
quyết định số 2453/QĐ – TTg ngày 27/12 năm 2011 của Thủ tướng Chính
phủ.
Cuối cùng, Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ giữa ban thanh tra của
ngân hàng Nhà nước với bộ máy kiểm tra giám sát của các ngân hàng thương
mại để nhanh chóng phát hiện những vướng mắc, những sai lầm để kịp thời
xử lý.
3.3.3. Đối với khách hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt là một hoạt động chứa nhiều rủi ro. Sự
rủi ro không đơn giản ở sự tách biệt về vị trí địa lý giữa người xuất khẩu và
người nhập khẩu mà nhiều khi rủi ro xuất phát từ chính những khách hàng
yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán. Để hạn chế điều này, các khách hàng
phải không ngừng hoàn thiện mình nhất là trong điều kiện phát triển của các
công cụ thanh toán như hiện nay. Các khách hàng không ngừng nghiên cứu

104
tìm hiểu thêm các công cụ trong thanh toán để có thể thoả mãn tốt nhất nhu
cầu của mình trong giao dịch ngoại thương. Trong hoạt động này, ngân hàng
chỉ nên đóng vai trò tư vấn cho các doanh nghiệp chứ không phải là “làm hộ”
như hiện nay vẫn làm. Các cán bộ thanh toán chỉ nên căn cứ vào nhu cầu mà
khách hàng đặt ra để hướng dẫn họ một phương thức thanh toán tối ưu nhất
chứ không nên áp đặt.
Sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng là một trong những
điều kiện thuận lợi cho mọi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Một
khách hàng có mối quan hệ thường xuyên và luôn luôn chấp hành mọi qui
định của ngân hàng chắc chắn sẽ được những ưu tiên nhất định từ phía ngân
hàng. Do đó, trong giao dịch của mình, khách hàng nên thực hiện một cách
nhanh nhất và tốt nhất những nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng. Trong
trường hợp có những thông tin thiếu chính xác khách hàng nên cẩn trọng xem
xét và phản hồi lại cho ngân hàng để ban lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, khách hàng nên thận trọng lựa chọn đối tác. Thông tin từ
phía đối tác cần được thu thập đầy đủ từ nhiều nguồn khác nhau như ngân
hàng, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Bởi vì, dù thanh toán theo
phương thức nào thì việc trả tiền cũng phụ thuộc vào thiện chí của người mua,
uy tín cũng như mối quan hệ giữa hai bên.
Tiểu kết: Trong chương 3 tác giả đã nêu định hướng và phương thức
thực hiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ trong thời
gian tới. Bên cạnh đó từ những đánh giá những mặt đã làm được, những mặt
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong chương 2, tác giả đã đưa ra
một số giải pháp chung cho toàn bộ các phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt và giải pháp cho từng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

105
KẾT LUẬN

Xã hội càng phát triển thì ngân hàng càng đóng vai trò then chốt, nó là
cơ quan giữ chức năng tổ chức quản lý lưu thông tiền tệ. Ngân hàng cũng là
một bộ phận lớn tham gia quản lý, giữ thăng bằng về giá cả, là một hệ thống
các kế hoạch của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế nước ta đang đi lên quá
độ từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, vai trò của ngành ngân hàng phải đáp ứng
được thực tiễn của nền kinh tế đất nước để thực hiện tốt việc đưa đồng tiền
vào sản xuất có hiệu quả, đảm bảo các hoạt động thanh toán có hiệu quả. Bởi
vậy ngành ngân hàng nước ta càng phải khẩn trương nâng cao trình độ quản
lý, trình độ chuyên môn, không ngừng đưa các hoạt động của ngân hàng ngày
càng phát triển và nâng cao công nghệ hiện đại và đồng bộ. Đặc biệt là “Tăng
cường quản lý lưu thông tiền tệ, mở rộng các hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt phục vụ tốt quá trình sản xuất kinh doanh”. Để làm được điều
này đòi hỏi phải có sự trợ sức của các cấp, các ngành, các thành phần trong xã
hội; đặc biệt là phải có “chỉ lối, đưa đường” của Đảng và Nhà nước. Muốn xã
hội càng phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao thì một
trong những nghiệp vụ ngân hàng cần quan tâm tới đó là nâng cao các tiện
ích thanh toán cho khách hàng. Chính vì thế việc mở rộng phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam là yếu tố
quan trọng giúp nâng cao đời sống nhân dân.
Hi vọng qua luận văn này, qua quá trình khảo sát thực tế, em có thể
phản ánh phần nào thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam của
nhóm khách hàng cá nhân và có thể đóng góp một vài giải pháp nhỏ nhằm mở
rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

106
Tuy vậy, do thời gian nghiên cứu còn eo hẹp với điều kiện và nhận
thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong
nhận được sự góp ý của thầy cô cùng bạn đọc để luận văn hoàn chỉnh hơn
nữa.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn hướng dẫn chu đáo và tận tình
của PGS.TS Trần Anh Tài đã giúp em có phương pháp nghiên cứu khoa học
để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!

107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Hòe (2007), Giáo trình thương mại điện tử, Nxb Trường Đại
Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Minh Kiều (2007), Thanh toán quốc tế, Nxb Thống Kê, Hà
Nội.
3. Nguyễn Văn Minh (2002), Giao dịch thương mại điện tử, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Tiến (2008), Thanh toán quốc tế, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
5. hppt//www.Acb.com
6. hppt//www.Baovietbank.vn
7. hppt//www.Viettinbank.vn
8. hppt//www.Vietcombank.com.vn
9. hppt//www.sbv.gov.vn
10.hppt//www.vnb.org.vn
11.hppt//www.Saga.vn
12.hppt//www.Stox.vn
13.hppt//www.Tailieu.vn
14.hppt//www.Vnexpress.com.vn
15.http://on-linepayments.blogspot.com/2007/10/definition-of-online-
payment-systems.html
16.http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/444753/Khi-dan-
thanh-toan-dien-tu.html
17.http://www.baomoi.com/Vi-dien-tu-no-ro/126/2973163.epi
18.http://namabank.com.vn/files/file/MauBieu/ViDienTu_PhieuDangKyS
uDungViDienTuTieuDung.pdf
19.http://tapchiqptd.vn/trang-chu/tien-toi-dai-hoi-xi-cua-dang/1018-nhin-
li-5-nm-vit-nam-gia-nhp-wto-c-hi-va-thach-thc.html

108
20.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-
XHCN/2012/14953/Vai-net-ve-kinh-te-Viet-Nam-sau-5-nam-gia-
nhap.aspx
21.http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/research/taichi
nhnganhang/2011/20111122.html
22. http://muaban.sieumua.com/showthread.php?p=5211
23.http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/research/taichi
nhnganhang/2011/20111122.html

109
PHIẾU KHẢO SÁT
PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Xin chào anh/chị!

Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu về phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối

với khách hàng cá nhân.

Rất mong anh/chị dành chút ít thời gian trả lời các câu hỏi bên dưới . Xin lưu ý rằng không

có câu trả lời nào là đúng hay sai , tất cả các ý kiến khách quan của anh /chị đều có giá trị

đối với nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin cá nhân của

anh/chị sẽ được bảo mật. Rất mong sự hợp tác nhiê ̣t tình của anh/chị!

A. PHẦN THÔNG TIN CHUNG

1. Xin Anh/Chị cho biết Anh/Chị có đang sống và làm việc tại Hà Nội không?

Có Không

2. Giới tính:

Nam Nữ

3. Độ tuổi:

18 – 22 23 – 27 28 – 32 32 – 36 37 – 41 Trên 41

4. Trình độ học vấn

THPT hoặc thấp hơn Cao Đẳng Đại học Thạc sỹ Tiến Sỹ hoặc cao hơn

5. Nghề nghiệp

Dịch vụ Sản xuất Thương mại Khác

6. Thu nhập (Triệu đồng/tháng)

<4 4-8 9-15 16-25 >25


B. PHẦN THÔNG TIN CHUYÊN SÂU
1. Xin Anh/Chị cho biết mức độ sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt:
Chưa Đã sử Thỉnh Thường Rất
từng dụng thoảng xuyên thường
xuyên
Séc (Cheque, Check) 1 2 3 4 5
Thẻ thanh toán (Credit card) 1 2 3 4 5
Tài khoản (Account) – Ví điện 1 2 3 4 5
tử

2. Xin Anh/Chị cho biết mức độ sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt:
Chưa Đã Thỉnh Thường Rất thường
từng sử thoảng xuyên xuyên
dụng
Phương thức thanh toán trực 1 2 3 4 5
tuyến (Online payment)
Phương thức thanh toán tại điểm 1 2 3 4 5
mua hàng (Payment at point of
sale)
Phương thức chuyển tiền 1 2 3 4 5
(Remittance)

3. Anh/Chị hãy đánh giá hiệu quả của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt:
Rất Thấp Trung Cao Rất cao
thấp Bình
Phương thức thanh toán trực tuyến 1 2 3 4 5
(Online payment)
Phương thức thanh toán tại điểm mua 1 2 3 4 5
hàng (Payment at point of sale)
Phương thức chuyển tiền (Remittance) 1 2 3 4 5
4. Anh/Chị hãy đánh giá nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng phương thức thanh toán không
dùng tiền mặt
Rất Không Ảnh Khá Rất ảnh
không ảnh hưởng ảnh hưởng
ảnh hưởng hưởng
hưởng
Thu Nhập của người dân 1 2 3 4 5
Thói quen của người dân 1 2 3 4 5
Tiện ích các phương thức thanh toán không 1 2 3 4 5
dùng tiền mặt
Rủi ro các phương thức thanh toán không 1 2 3 4 5
dùng tiền mặt
Hạ tầng cơ sở của các phương thức thanh 1 2 3 4 5
toán không dùng tiền mặt
Hệ thống cơ sở pháp lý của các phương 1 2 3 4 5
thức thanh toán không dùng tiền mặt
Phí dịch vụ các phương thức thanh toán 1 2 3 4 5
không dùng tiền mặt
Trình độ đội ngũ nhân viên của các phương 1 2 3 4 5
thức thanh toán không dùng tiền mặt

5.Anh/Chị hãy đánh giá mức độ rủi ro của phương thức thanh toán
Không Ít rủi Rủi Khá Rất rủi
rủi ro ro ro rủi ro ro
Phương thức thanh toán trực tuyến (Online 1 2 3 4 5
payment)
Phương thức thanh toán tại điểm mua hàng 1 2 3 4 5
(Payment at point of sale)
Phương thức chuyển tiền (Remittance) 1 2 3 4 5
6. Anh/Chị hãy đánh giá những rủi ro sau đối với các phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt.

Rất không Không Bình Đồng ý Rất


đồng ý đồng ý thường đồng ý
Bị đánh cắp tiền trong tài khoản 1 2 3 4 5
Mất cắp dữ liệu tài khoản 1 2 3 4 5
Tài khoản/thẻ bị mất trộm 1 2 3 4 5
Dữ liệu băng từ hoặc dữ liệu trên đường 1 2 3 4 5
truyền bị đánh cắp

7. Anh/Chị có những kiến nghị/đề xuất gì đối với những ngân hàng cung cấp các phương
thức thanh toán không dùng tiền mặt?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
8. Anh/chị có những kiến nghị/đề xuất gì đối với đơn vị chấp nhận thanh toán không dùng
tiền mặt?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC NHIỆT TÌNH CỦA ANH/CHỊ!

You might also like