NCKH_ Báo Cáo Tóm Tắt

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KHOA SƯ PHẠM TIẾNG ANH
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

ĐỀ TÀI:
Sự gia tăng trong các vụ thù địch chống lại người Mỹ
gốc Á: Hiểm họa da vàng, sự trỗi dậy của Trung Quốc
và sắc tộc hóa virus

Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Huyền


Người làm nghiên cứu: Nguyễn Thị Thu Trang
Nguyễn Thị Thu Huyền
Dương Tiến Đạt
I. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ thực tiễn, khoảng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Hoa Kỳ được một số
chuyên gia nhận định là đang bước vào thời kỳ đen tối của nạn phân biệt chủng tộc
cũng như bạo lực hận thù chủng tộc đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á khi liên
tục ghi nhận những vụ xung đột gây ra những hậu quả đầy thương tiếc. Đặc biệt, riêng
trong đợt bùng phát dịch COVID-19, Hoa Kỳ đã báo cáo sự gia tăng đáng kể các tội
ác chống lại người châu Á với con số tăng khoảng 150 phần trăm. Có thể thấy, rất
nhiều người châu Á nhập cư ở Mỹ đều lo ngại về nguy cơ trở thành nạn nhân của bất
kỳ cuộc tấn công phân biệt chủng tộc nào vào một ngày nào đó trong tương lai. Vì
vậy, nhóm chúng tôi thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết khi nghiên cứu về bạo
lực hận thù chủng tộc đối với các cộng đồng người gốc Á tại Mỹ. Trong bài nghiên
cứu này, nhóm chúng tôi đặt trọng tâm nghiên cứu vào nguyên nhân dẫn đến sự gia
tăng hận thù nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á ngày nay đó là tư tưởng hiểm họa
da vàng, trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung Quốc, và sự bùng phát của coronavirus -
virus bị sắc tộc hóa cũng như những diễn ngôn của Mỹ về Trung Quốc dưới thời cựu
tổng thống Donald Trump.

II. Tổng quan tài liệu


Có ba tài liệu nghiên cứu liên quan đến chủ đề sắc tộc và phân biệt chủng tộc tại Hoa
Kỳ mà nhóm tác giả tham khảo được trong quá trình thực hiện đề tài này. Đó là,
nghiên cứu Yellow Peril and Techno-orientalism in the Time of Covid-19: Racialized
Contagion, Scientific Espionage, and Techno-Economic Warfare của Lok Siu và
Claire Chun vào năm 2020. Bài nghiên cứu The "Yellow Peril" Mystique: Origins and
Vicissitudes of a Racist Discourse (2000) của nhà xã hội học Stanford M. Lyman. Và
cuối cùng là cuốn sách Becoming Yellow: A Short History of Racial Thinking (2011)
của giáo sư Michael Keevak thuộc Khoa Ngoại ngữ tại Đại học Quốc gia Đài Loan.
Ngoài ra, nhóm tác giả còn tham khảo phong phú các bài viết từ các báo cáo nghiên
cứu nước ngoài, sách nghiên cứu, bài báo, báo cáo, v.v. Tuy nhiên, ba tài liệu nghiên
cứu này chưa nhấn mạnh được đến tầm ảnh hưởng và sự trỗi dậy của Châu Á nói
chung và Trung Quốc nói riêng về khía cạnh kinh tế và công nghệ trong những thập
kỷ gần đây; và những diễn ngôn của cựu tổng thống Donald Trump về những cáo
buộc kinh tế đối với Trung Quốc; bên cạnh đó, tài liệu cũng chưa nhấn mạnh được
những ảnh hưởng trong diễn ngôn gây tranh cãi của vị cựu tổng thống này dưới bối
cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Mặc dù vậy, đây là nguồn tham khảo rất có ý
nghĩa để nhóm tác giả hoàn thành đề tài “Sự gia tăng trong các vụ thù địch chống lại
người Mỹ Gốc Á: Hiểm họa da vàng, sự trỗi dậy của Trung Quốc, và sắc tộc hóa
virus”.

2
III. Phương pháp nghiên cứu (đối tượng nghiên cứu, đường hướng cũng
như cách thức thu thập số liệu)
1. Đối tượng nghiên cứu: Cộng đồng người gốc Á tại Hoa Kỳ.
2. Đường hướng nghiên cứu: Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương
pháp phân tích văn bản dựa trên các văn bản báo chí, sách, bài nghiên cứu,... để phân
tích về sự gia tăng các vụ thù địch chống lại người Châu Á dưới góc nhìn về Hiểm hoạ
Da vàng, sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự bùng phát của virus corona - virus bị sắc
tộc hoá.

IV. Phân tích số liệu:


Bài nghiên cứu của chúng tôi được bắt đầu bằng việc tìm hiểu nguồn gốc sự hình
thành của tư tưởng phân biệt chủng tộc “Hiểm họa da vàng” (Yellow Peril) thông qua
các tài liệu công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Thông qua quá trình này,
chúng tôi thấy được bản chất khởi nguồn của tư tưởng “Hiểm họa da vàng” về cơ bản
chính là tư tưởng bài ngoại kết hợp với nỗi sợ về một phương Đông man rợ của các
nước châu u lúc bấy giờ. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra những bằng chứng về sự có mặt
từ rất sớm của hệ tư tưởng này trên nước Mỹ, điển hình chính là chủ nghĩa bài Trung-
thứ đã xuất hiện cùng lúc với những người nhập cư lao động đầu tiên. Qua việc tìm
hiểu và đưa ra về sự hiện diện của tư tưởng “Hiểm họa da vàng” trong các thời kỳ lịch
sử của nước Mỹ, chúng tôi muốn cho thấy được sự thay đổi trong bản chất cốt lõi của
hệ tư tưởng này, nỗi sợ về một phương Đông phát triển.
Tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ tập trung vào sự phát triển của Trung Quốc và những
phát ngôn của ông Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung. Chúng tôi sẽ đi
sâu hơn vào sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Thông qua nghiên cứu, chúng
ta có thể thấy rằng sự trỗi dậy mạnh mẽ này không chỉ bị coi là mối đe dọa đối với trật
tự của các cường quốc trên thế giới mà còn là hiểm họa lăm le đến vị trí siêu cường
của Mỹ. Đứng trước tình thế bị đe dọa về vị trí của mình, cựu tổng thống Donald
Trump và chính quyền của ông đã có những hành động để giảm sự gia tăng của Trung
quốc và bảo vệ vị trí siêu cường. Bài nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin về cuộc
chiến thương mại do ông Trump khơi mào và những phát ngôn gây tranh cãi của ông
về Trung Quốc trong trận chiến này. Và qua bài nghiên cứu, chúng tôi thấy được rằng
Mỹ đã đánh đồng Trung Quốc với những hiểm họa da vàng đối với nền kinh tế và
công nghệ của đất nước mình. Vì vậy, với việc bị cho là hiểm họa đối với người Mỹ,
bạo lực chủng tộc chống lại người Mỹ gốc Á được cho là sẽ tiếp tục gia tăng.
Cuối cùng, trong bài nghiên cứu, chúng tôi sẽ đi phân tích việc phân biệt sắc tộc đối
với người Mỹ gốc Á trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng nổ. Trong bối cảnh đó,
chúng tôi muốn đi sâu hơn về “sắc tộc” của virus corona. Liệu rằng loại virus này có
phải mang sắc tộc Châu Á như người dân Mỹ vẫn nói? Liệu nguồn gốc của loại virus

3
có quyết định đến sắc tộc của nó không? Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn
về diễn ngôn mang tính phân biệt chủng tộc của cựu tổng thống Donald Trump về
virus corona. Ông luôn có những cách gọi tên khác nhau về loại virus này, và những
cách gọi này đã kích động làn sóng mang tư tưởng bài Trung và bài ngoại trong người
dân Mỹ. Ngoài ra, chúng tôi sẽ cung cấp một số thuyết âm mưu xung quanh nguồn
gốc của virus corona, những âm mưu khiến cho người dân Mỹ cũng như một số người
dân trên thế giới hướng mũi chỉ trích đến người Trung Quốc nói riêng và người Châu
Á nói chung.

V. Kết quả/ kết luận:


Từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn nằm trong số những quốc gia đầu tiên bị hệ tư
tưởng “Hiểm họa da vàng” nhắm đến. Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát
triển, hệ tư tưởng “Hiểm họa da vàng” đã có sự thay đổi trong chính bản thân. Nỗi sợ
hãi trước những định kiến về phương đông man rợ và những cuộc xâm lược của quân
Hung-Nô giờ đây đã trở thành sự e ngại trước sự trỗi dậy và phát triển tiến bộ của dân
châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thể hiện
sự lớn mạnh nhanh chóng của bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế,
chính trị, khoa học kỹ thuật,… Điều này đã đe dọa vị thế siêu cường của Hoa Kỳ.
Cũng chính vì vậy, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã được coi là một “Hiểm họa da
vàng”. Nỗi sợ hãi trước “Hiểm họa da vàng” có thể được nhìn thấy thông qua các
động thái của Washington trong việc áp đặt thuế quan và các biện pháp trừng phạt để
cản trở sự phát triển của Trung Quốc cũng như qua những lời hùng biện của Donald
Trump. Chính bởi những động thái trên của chính quyền Trump, những vấn đề bạo
lực liên quan đến chủng tộc được cho là đã tăng lên. Trong đại dịch COVID-19, định
kiến của người Mỹ về vi-rút Corona và người Trung Quốc đã dẫn đến nhiều sự kiện
bạo lực đối với người châu Á. Những diễn ngôn và giả thuyết của Trump đã ủng hộ tư
tưởng bài ngoại và bài Trung ở nhiều người Mỹ. Nhìn chung, di sản của hệ tư tưởng
“Hiểm họa da vàng”, sự trỗi dậy của Trung Quốc, những bài diễn thuyết của chính
quyền Trump về Trung Quốc và virus phân biệt chủng tộc là những lý do quan trọng
góp phần làm gia tăng các vụ thù hận hiện nay đối với người Mỹ gốc Á.

You might also like