Đề Cương NCKH_Fire

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2021

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


1. Tên đề tài
Sự gia tăng trong các vụ thù địch chống lại người Mỹ Gốc Á: Hiểm họa da vàng, sự
trỗi dậy của Trung Quốc, và sắc tộc hóa virus.
2. Chủ nhiệm đề tài
- Họ tên: Nguyễn Thị Thu Trang
- Mã số sinh viên: 18040356
- Lớp: 18E18
- Khoa: Sư phạm Tiếng Anh
- Số điện thoại: 0974623431
- Email: thutrangnttt31@gmail.com
- Địa chỉ liên lạc: 0974623431
3. Giảng viên hướng dẫn:
- Họ tên: Hoàng Thị Thanh Huyền
- Học hàm, học vị: Thạc sĩ
- Chuyên môn:
- Số điện thoại: 0916008702
- Email: hth2712@gmail.com
- Địa chỉ liên lạc: 0916008702
4. Thời gian (tháng): 5 tháng (từ ngày 5 tháng 1 năm 2021 đến ngày 31 tháng 5
năm 2021)
5. Các thành viên trong nhóm:
Chức danh dự kiến
T trong đề tài (chủ
Họ và tên MSSV Lớp/Khoa Điện thoại
T nhiệm, thành viên,
thư ký…)
18E18/
Khoa: Sư
Nguyễn Thị 1804035
1 phạm 0974623431 Chủ nhiệm
Thu Trang 6
Tiếng Anh

2 Nguyễn Thị 1804035 18E18/ 0961207931 Thành viên


Khoa: Sư
phạm
Thu Huyền 4
Tiếng Anh

18E18/
Dương Tiến 1804034 Khoa: Sư
3 0964765502 Thành viên
Đạt 8 phạm
Tiếng Anh

6. Tổng quan
6.1. Nhu cầu thực tiễn
Vào đêm thứ Ba, ngày 16 tháng 3 năm 2021, nước Mỹ đã chứng kiến một vụ xả súng
hàng loạt nhằm vào các spa và tiệm massage, khiến tám người thiệt mạng, trong đó có
sáu phụ nữ châu Á. Tuy nhiên, đây chỉ là một số trong số rất nhiều vụ bạo lực đã xảy
ra với người Mỹ gốc Á gần đây. Hoa Kỳ được một số chuyên gia nhận định là đang
bước vào thời kỳ đen tối của nạn phân biệt chủng tộc cũng như bạo lực hận thù chủng
tộc đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á khi liên tục ghi nhận những vụ xung đột
gây ra những hậu quả đầy thương tiếc. Đặc biệt, riêng trong đợt bùng phát dịch
COVID-19, Hoa Kỳ đã báo cáo sự gia tăng đáng kể các tội ác chống lại người châu Á
với con số tăng khoảng 150 phần trăm. Có thể thấy, rất nhiều người châu Á nhập cư ở
Mỹ đều lo ngại về nguy cơ trở thành nạn nhân của bất kỳ cuộc tấn công phân biệt
chủng tộc nào vào một ngày nào đó trong tương lai. Vì vậy, nhóm chúng tôi thấy được
tầm quan trọng và sự cần thiết khi nghiên cứu về bạo lực hận thù chủng tộc đối với
các cộng đồng người gốc Á tại Mỹ. Trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi đặt
trọng tâm nghiên cứu vào nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng hận thù nhằm vào cộng
đồng người Mỹ gốc Á ngày nay đó là tư tưởng hiểm họa da vàng, trong bối cảnh sự
trỗi dậy của Trung Quốc, và sự bùng phát của coronavirus - virus bị sắc tộc hóa cũng
như những diễn ngôn của Mỹ về Trung Quốc dưới thời cựu tổng thống Donald
Trump.
6.2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Thông qua các tài liệu liên quan từ các nguồn chính thống khác nhau, chúng tôi có thể
nghiên cứu đề tài này một cách khách quan và dễ hiểu nhất. Dưới đây là một số tài
liệu chúng tôi dùng cho nghiên cứu này:
- Becoming Yellow: A Short History of Racial Thinking (Keevak, 2011) đưa ra
mốc thời gian khi mà người dân châu Á được gắn với màu da vàng và dán nhãn
“hiểm họa”.
- The “Yellow Peril” and Asian Exclusion in the Americas. (LEE, 2007) đóng
góp cho việc tìm hiểu về sự hiện diện của tư tưởng “Hiểm họa da vàng” trong
lịch sử Mỹ.
- Mr. Wu and the Rearticulation of "The Yellow Peril" (Gan, 2012) phân tích
hình tượng nhân vật Mr. Wu để cho thấy được sự thay đổi của tư tưởng Hiểm
họa da vàng trong thế kỷ 20.
- Modernity's (Yellow) Perils: Dr. Fu-Manchu and English Race Paranoia
(Urmila, 2006) phân tích hình tượng nhân vật và cốt truyện của Dr. Fu-Manchu
để thấy được về tư tưởng Hiểm họa da vàng trong thời đại mới.
- Yellow Peril and Techno-orientalism in the Time of Covid-19: Racialized
Contagion, Scientific Espionage, and Techno-Economic Warfare (Siu, L., &
Chun, C., 2020). Đây là tài liệu phân tích về hệ tư tưởng hiểm họa da vàng
trong lĩnh vực công nghệ và sự sắc tộc hóa virus trong thời đại dịch Covid-19
bùng phát. Tài liệu đã hỗ trợ chúng tôi khá nhiều trong việc nghiên cứu về tư
tưởng hiểm họa da vàng trong thời đại mới, tư tưởng được cho là tiền đề của sự
gia tăng bạo lực chống lại người Mỹ gốc Á.
- Donald Trump’s ‘Chinese virus’: the politics of naming. The Conversation
(Viala-Gaudefroy, J. and Lindaman, D., 2020) là tài liệu phân tích về diễn ngôn
của cựu tổng thống Donald Trump về tên gọi của virus corona. Tài liệu đã hỗ
trợ chúng tôi trong việc phân tích tính chính trị hoá, sắc tộc hoá của virus
corona qua những phát ngôn của ông Trump.
- The Chinese Supervillain and the Spread of Yellow Peril Ideology (Ruth
Mayer). Tài liệu phân tích hình ảnh Fu Manchu và sự liên hệ với hệ tư tưởng
Hiểm họa da vàng.
- Racial Violence against Asian Americans (1993). Tìm hiểu về việc phân biệt
chủng tộc đối với người gốc Á tại Mỹ.
- The "Yellow Peril" Mystique: Origins and Vicissitudes of a Racist Discourse
(Lyman, 2000). Tìm hiểu về hệ tư tưởng Hiểm họa da vàng.
- BBC News. 2020. Coronavirus: Trump accuses WHO of being a 'puppet of
China'. Bài báo nói về những cáo buộc của ông Trump đối với tổ chức WHO
khi ông cho rằng tổ chức này luôn thiên vị và đứng về phía Trung Quốc.
- Covid 'hate crimes' against Asian Americans on rise. Cabral, S., 2021.[online]
BBC News. Bài báo hỗ trợ chúng tôi có cái nhìn trực quan hơn về sự gia tăng
những vụ thù địch đối với người Mỹ gốc Á trong bối cảnh sự lây lan mạnh mẽ
của đại dịch toàn cầu COVID-19
- Trump, Western media blamed for Anti-Asian crimes spike -Global Times. GT
staff reporters. (2021).Globaltimes.cn. Bài báo cho thấy được vấn đề phân biệt
chủng tộc chống lại người Châu Á đang gia tăng tại Mỹ được cho là do cá nhân
ông Trump và chính quyền của ông ấy gây nên. Bài báo hỗ trợ chúng tôi có cái
nhìn trực quan về sự tiếp nối của một hệ thống phân biệt chủng tộc chống lại
người gốc Á tại Mỹ.
- Asian Americans reported 3,800 hate-related incidents during the pandemic,
report finds. Ho, V. (2021). The Guardian. Bài báo cung cấp cho chúng tôi
những số liệu về sự gia tăng những vụ bạo lực thù địch nhằm vào người Châu
Á tại Mỹ trong bối cảnh đại dịch Coronavirus đang bùng phát tại quốc gia này.
- Exclusive: 43% of Americans say a specific organization or people to blame
for COVID-19. Page, S. and Elbeshbishi, S., 2021.Usatoday.com. Bài báo cung
cấp cho chúng tôi số liệu về một bộ phận người dân Mỹ tin rằng đại dịch
COVID-19 là do một một tổ chức hay một đất nước, cụ thể ở đây là Trung
Quốc, gây nên.
- Trump's 'Chinese Virus' tweet helped lead to rise in racist anti-Asian Twitter
content: Study. Reja, M., 2021. ABC News. Bài báo cung cấp cho chúng tôi
những thông tin về việc những diễn ngôn của ông Trump về coronavirus trên
tài khoản mạng xã hội Twitter đã dẫn đến sự gia tăng những hashtag, hay bài
đăng có nội dung chống lại người Châu Á.
- Theory That COVID Came From A Chinese Lab Takes On New Life In Wake
Of WHO Report. Ruwitch, J. (2021). Npr.org. Bài báo hỗ trợ chúng tôi có cái
nhìn trực quan về những thuyết âm mưu của tổng thống Trump về nguồn gốc
của coronavirus, cũng như những ý kiến phản biện về thuyết âm mưu này.
- Anti-Asian hate crimes increased by nearly 150% in 2020, mostly in N.Y. and
L.A., new report says. Yam, K. (2021).NBC News. Bài báo cung cấp số liệu về
sự gia tăng những vụ thù địch chống lại người Mỹ gốc Á trong năm 2020.
- Could an accident have caused COVID-19? Why the Wuhan lab-leak theory
shouldn't be dismissed. Young, A. (2021). Usatoday.com. Bài báo hỗ trợ chúng
tôi có cái nhìn trực quan hơn về thuyết âm mưu mà cựu tổng thống Donald
Trump đưa ra nhằm cáo buộc Trung Quốc.
- Irish Times view on the rise of China as a superpower. The Irish Times.
(2018). Bài báo nhấn mạnh vào sự vươn lên vị thế siêu cường về kinh tế và
chính trị của Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng của sự phát triển đó lên toàn
thế giới. Qua đó, bài báo giúp chúng tôi thấy được việc cạnh tranh vị thế siêu
cường với Mỹ đã tác động đến chính trị toàn cầu.
- Here are the reasons for Trump's economic war with China. Rushe, D.
(2019).Bài báo đã cung cấp cho chúng tôi những nguyên nhân cho việc khơi
mào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc của cựu tổng thống Donald
Trump.
- 10 times Trump attacked China and its trade relations with the US.
Stracqualursi, V. (2017). ABC News. Bài báo đã cung cấp cho chúng tôi những
phát ngôn của cựu tổng thống Donald Trump về Trung Quốc và về mối quan
hệ thương mại của đất nước này với Hoa Kỳ.
6.3. Ý nghĩa khoa học
Đặt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lây lan mạnh trên toàn cầu nói chung và
nước Mỹ nói riêng, các vụ thù ghét nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á gia tăng đột
biến. Đáng chú ý là, trong khoảng thời gian đó, tổng thống đương thời Donald Trump
đã có rất nhiều những phát ngôn nhắm đến người Trung Quốc. Trump và chính quyền
của ông đã bị rất nhiều báo chí và người dân Mỹ chỉ trích và đổ lỗi vì họ cho rằng
những phát ngôn đó đã gây nên sự phân biệt chủng tộc gần đây. Tuy nhiên, dựa trên tư
tưởng Hiểm họa da vàng và sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhóm chúng tôi muốn nhấn
mạnh rằng, việc phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á tại Mỹ không gây nên bởi
bất cứ cá nhân hay tổ chức nào, nó là một sự tiếp nối của lịch sử phân biệt chống lại
người Châu Á khi họ lần đầu bước chân tới vùng đất Hoa Kỳ. Hơn nữa, nó cũng là kết
quả của các vấn đề phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Á đang gia tăng tại đất
nước này. Vì vậy, thông qua bài nghiên cứu, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp những
hiểu biết về cộng đồng người gốc Á cũng như các vấn đề sắc tộc đang nổi cộm tại Mỹ.
7. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định rõ nguyên nhân cho sự gia tăng hận thù
nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á ngày nay. Thông qua tiến trình lịch sử, chúng
tôi hy vọng sẽ đóng góp vào sự hiểu biết sâu sắc hơn về hệ thống phân biệt chủng tộc
ở Hoa Kỳ thông qua hệ tư tưởng Hiểm họa da vàng (Yellow Perils), và đặc biệt ngày
nay trong bối cảnh sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc và cuộc chiến thương
mại Mỹ - Trung. Ngoài ra, bằng cách phân tích diễn ngôn về sự sắc tộc hóa virus,
chúng tôi hy vọng cho thấy việc áp dụng tư tưởng Mối nguy da vàng của người Mỹ
đối với người châu Á trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
8. Phạm vi nghiên cứu
Năm 2020, nước Mỹ được một số chuyên gia nhận định là đang bước vào thời kỳ đen
tối của nạn phân biệt chủng tộc cũng như bạo lực hận thù chủng tộc đối với các cộng
đồng người Mỹ gốc Á khi liên tục ghi nhận những vụ xung đột gây ra những hậu quả
đầy thương tiếc. Đặc biệt, riêng trong đợt bùng phát dịch COVID-19, Hoa Kỳ đã báo
cáo sự gia tăng đáng kể các tội ác chống lại người châu Á với con số tăng khoảng 150
phần trăm. Vậy, điều gì đã dẫn đến sự gia tăng đột biến các vụ thù ghét đối với người
Mỹ gốc Á? Đặt trong bối cảnh của đại dịch, với việc sử dụng thuật ngữ “virus Trung
Quốc”, Trump đã kích động một làn sóng phản đối người châu Á mạnh mẽ ở Hoa Kỳ.
Và sau đó thì chính quyền của ông cũng là mục tiêu chỉ trích của các nhà hoạt động và
những người ủng hộ châu Á. Tuy nhiên, khi nhìn vào lịch sử của người Mỹ gốc Á,
chúng tôi thấy được rằng sự thù địch này không chỉ bắt đầu từ nhiệm kỳ của cựu tổng
thống Donald Trump.
Cụ thể, trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi sẽ lật lại từ lịch sử di cư khi người
Châu Á lần đầu đặt chân lên đất Mỹ. Thông qua những sự kiện lịch sử, chúng tôi thấy
được bản chất của hệ tư tưởng “hiểm họa da vàng” và nỗi sợ hãi về một phương Đông
phát triển. Ngoài ra, chúng tôi đã nghiên cứu về sự phát triển vượt bậc của Trung
Quốc dưới góc độ về kinh tế và cuộc chiến thương mại giữa hai nước Mỹ - Trung. Và
cuối cùng là việc virus corona bị chính trị hoá, sắc tộc hóa trong bối cảnh dịch bệnh
đang lây lan mạnh mẽ và gây thiệt hại lớn cho các nước. Có thể thấy, những yếu tố đó
đã minh chứng cho một hệ thống phân biệt chủng tộc đối với người châu Á tồn tại từ
xa xưa tại Hoa Kỳ .

9. Nội dung chủ yếu của đề tài


Nội dung 1: Bài nghiên cứu của chúng tôi được bắt đầu bằng việc tìm hiểu nguồn gốc
sự hình thành của tư tưởng phân biệt chủng tộc “Hiểm họa da vàng” (Yellow Peril)
thông qua các tài liệu công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Thông qua quá
trình này, chúng tôi thấy được bản chất khởi nguồn của tư tưởng “Hiểm họa da vàng”
về cơ bản chính là tư tưởng bài ngoại kết hợp với nỗi sợ về một phương Đông man rợ
của các nước châu Âu lúc bấy giờ. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra những bằng chứng về
sự có mặt từ rất sớm của hệ tư tưởng này trên nước Mỹ, điển hình chính là chủ nghĩa
bài Trung-thứ đã xuất hiện cùng lúc với những người nhập cư lao động đầu tiên. Qua
việc tìm hiểu và đưa ra về sự hiện diện của tư tưởng “Hiểm họa da vàng” trong các
thời kỳ lịch sử của nước Mỹ, chúng tôi muốn cho thấy được sự thay đổi trong bản chất
cốt lõi của hệ tư tưởng này, nỗi sợ về một phương Đông phát triển.
Nội dung 2: Tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ tập trung vào sự phát triển của Trung Quốc
và những phát ngôn của ông Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung. Chúng
tôi sẽ đi sâu hơn vào sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Thông qua nghiên
cứu, chúng ta có thể thấy rằng sự trỗi dậy mạnh mẽ này không chỉ bị coi là mối đe dọa
đối với trật tự của các cường quốc trên thế giới mà còn là hiểm họa lăm le đến vị trí
siêu cường của Mỹ. Đứng trước tình thế bị đe dọa về vị trí của mình, cựu tổng thống
Donald Trump và chính quyền của ông đã có những hành động để giảm sự gia tăng
của Trung quốc và bảo vệ vị trí siêu cường. Bài nghiên cứu sẽ cung cấp những thông
tin về cuộc chiến thương mại do ông Trump khơi mào và những phát ngôn gây tranh
cãi của ông về Trung Quốc trong trận chiến này. Và qua bài nghiên cứu, chúng tôi
thấy được rằng Mỹ đã đánh đồng Trung Quốc với những hiểm họa da vàng đối với
nền kinh tế và công nghệ của đất nước mình. Vì vậy, với việc bị cho là hiểm họa đối
với người Mỹ, bạo lực chủng tộc chống lại người Mỹ gốc Á được cho là sẽ tiếp tục gia
tăng.
Nội dung 3: Cuối cùng, trong bài nghiên cứu, chúng tôi sẽ đi phân tích việc phân biệt
sắc tộc đối với người Mỹ gốc Á trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng nổ. Trong
bối cảnh đó, chúng tôi muốn đi sâu hơn về “sắc tộc” của virus corona. Liệu rằng loại
virus này có phải mang sắc tộc Châu Á như người dân Mỹ vẫn nói? Liệu nguồn gốc
của loại virus có quyết định đến sắc tộc của nó không? Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phân
tích sâu hơn về diễn ngôn mang tính phân biệt chủng tộc của cựu tổng thống Donald
Trump về virus corona. Ông luôn có những cách gọi tên khác nhau về loại virus này,
và những cách gọi này đã kích động làn sóng mang tư tưởng bài Trung và bài ngoại
trong người dân Mỹ. Ngoài ra, chúng tôi sẽ cung cấp một số thuyết âm mưu xung
quanh nguồn gốc của virus corona, những âm mưu khiến cho người dân Mỹ cũng như
một số người dân trên thế giới hướng mũi chỉ trích đến người Trung Quốc nói riêng và
người Châu Á nói chung.

10. Phương pháp nghiên cứu


Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích văn bản dựa trên
các văn bản báo chí, sách, bài nghiên cứu,... để phân tích về sự gia tăng các vụ thù
địch chống lại người Châu Á dưới góc nhìn về Hiểm hoạ Da vàng, sự trỗi dậy của
Trung Quốc và sự bùng phát của virus corona - virus bị sắc tộc hoá.

11. Dự kiến kết quả, sản phẩm nghiên cứu


Về kết quả dự kiến, chúng tôi tạo ra một bài nghiên cứu chi tiết về sự gia tăng trong
các vụ thù địch chống lại người Mỹ Gốc Á dưới góc nhìn của tư tưởng Hiểm họa da
vàng, sự trỗi dậy của Trung Quốc, và sắc tộc hóa virus. Thông qua bài nghiên cứu,
chúng tôi muốn cho độc giả thấy rõ được sự phân biệt chủng tộc có hệ thống đối với
người Châu Á tồn tại trên đất nước Mỹ ngay từ khi người Châu Á đầu tiên đặt chân
đến. Sự phân biệt chủng tộc này không phải do một cá nhân hay một tổ chức nào gây
nên như cách mà báo chí và người dân vẫn đổ lỗi. Vì vậy, khi tham gia đề án FIRE,
chúng tôi hy vọng ý tưởng của mình sẽ được truyền bá rộng rãi hơn, và có thể cung
cấp cho độc giả những cái nhìn sắc nét hơn về vấn đề chủng tộc tại Mỹ.

12. Dự toán kinh phí: Không có


13. Tiến độ

Thời
Kết Người chịu trách
TT Công việc Bắt đầu lượng
thúc nhiệm chính
(tháng)
Đầu
Tháng
1 Tổng quan đề tài tháng 1 tháng Cả nhóm
1/2021
2/2021
Giữa
Tháng
2 Thực nghiệm tháng 3.5 tháng Cả nhóm
2/2021
5/2021
Giữa Cuối
3 Viết báo cáo tháng tháng Nửa tháng Cả nhóm
5/2021 5/2021
Viết và đăng báo
(nếu có), đăng ký Tháng Đang Chưa xác
4 Cả nhóm
dự giải, đăng ký 9/2021 diễn ra định
phát triển đề tài…

14. Nhu cầu đặc biệt để thực hiện đề tài (mua sắm, chế tạo thiết bị, khảo sát
trong ngoài nước…).
Chúng tôi không có nhu cầu đặc biệt gì để thực hiện đề tài.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Huyền Thu Trang
Hoàng Thị Thanh Huyền Nguyễn Thị Thu Trang
BẢNG GIẢI TRÌNH KINH PHÍ ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài:

Thành tiền
TT Nội dung công việc
(đồng)

TỔNG KINH PHÍ


Bằng chữ:

You might also like