21. BS V. Tùng - Đặc điểm lâm sàng, hình hảnh nội noi, mô bệnh học và kết quả cắt polyp đại tràng qua nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Đức Minh (Từ 42022 đến 82022)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

SỞ Y TẾ HÀ GIANG

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC MINH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI, MÔ


BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ CẮT POLYP ĐẠI
TRÀNG QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
ĐỨC MINH. (Từ 4/2022 đến 8/2022)

Chủ nhiệm đề tài: Vương Thanh Tùng


Cộng sự: Ngô Đức Hoàng - Mai Thị Phương Thảo.

Đơn vị thực hiện: Khoa Cận lâm sàng – Bệnh viện đa khoa Đức Minh

HÀ GIANG - 2022

1
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
EMR = Endoscopic Mucosal Resections: Cắt hớt niêm mạc
ESD = Endoscopic Submucosal Dissection: Cắt tách dưới niêm mạc
EFTR = Endoscopic Full Thickness Resection: Cắt toàn bộ thành ống tiêu hóa
MSCT = Multislice Computer Tomography: Chụp cắt lớp điện toán đa lát căt.
K: Ung thư.
BN: Bệnh nhân

3
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................................................4
1.1. ĐẠI CƯƠNG...............................................................................................................4
1.2. CHẨN ĐOÁN.............................................................................................................4
1.3. CÁC LOẠI POLYP.....................................................................................................5
1.3.1. Polyp bắt nguồn từ lớp biểu mô............................................................................5
1.3.2. Polyp bắt nguồn dưới biểu mô..............................................................................6
1.4 MỘT SỐ HỘI CHỨNG POLYP THƯỜNG GẶP.......................................................8
1.4.1. Hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình (íamilial adenomatous
polyposis)........................................................................................................................8
1.4.2. Những hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình không điển hình khác.....8
1.5. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT.......................................................................................9
1.6. ĐIỀU TRỊ....................................................................................................................9
1.7. CẬP NHẬP CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT POLYP QUA NỘI SOI.........................11
1.8. THUẬN LỢI VÀ BIẾN CHỨNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP.............................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................14
2.1.Đối tượng nghiên cứu:................................................................................................14
2.2.Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................................14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................15
3.1. Đặc điểm chung:........................................................................................................15
3.2. Triệu chứng lâm sàng:...............................................................................................16
3.3. Đặc điểm hình ảnh polype trên nội soi......................................................................16
3.4. Đặc điểm mô bệnh học polype:.................................................................................18
3.5. Kỹ thuật cắt polype....................................................................................................18
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................................................19
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu:........................................................................................19
4.2. Triệu chứng lâm sàng:...............................................................................................19
4.3. Đặc điểm nội soi polype đại tràng.............................................................................19
4.4. Đặc điểm mô bệnh học..............................................................................................20
4.5. Kỹ thuật cắt polype:...................................................................................................20
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................21
ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................21
4
ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm đầu thập niên 70 người ta đã chú ý đến polyp đại tràng vì sự liên quan
của chúng đến ung thư đại tràng. Trước khi có kỹ thuật nội soi đại tràng bằng ống
mềm, các nhà lâm sàng luôn cân nhắc khả năng can thiệp phẫu thuật cắt polyp đại
tràng qua gợi ý tiêu phân máu hoặc hình ảnh lồng ruột ở người lớn với nguy cơ biến
chứng của cuộc phẫu thuật. Ngày nay, với sự tiến bộ của ngành nội soi tiêu hóa,
người ta đã chẩn đoán chính xác qua nội soi về số lượng, kích thước, vị trí, hình
dạng,…của polyp đại tràng và thấy rõ mối liên quan chặt chẽ giữa polyp và ung thư
đại tràng. Kích thước càng lớn khả năng chuyển sản ác tính càng cao. Vì thế, khi
gặp polyp đại tràng bác sĩ nội soi cần đánh giá cẩn thận và khi có chỉ định phải cắt
polyp sớm. Qua nội soi, người ta đã phát triển nhiều kỹ thuật cắt polyp một cách
thường quy như dùng kẹp sinh thiết hay thắt thòng lọng đối với polyp nhỏ, cắt hớt
niêm mạc (EMR=endoscopic mucosal resections) hoặc dưới niêm mạc (ESR=
endoscopic submucosal resections) đối với các polyp lớn hoặc giai đoạn sớm của
ung thư đại tràng. Tuy nhiên những phương pháp này cũng có tai biến như chảy
máu sau thủ thuật, thủng đại tràng,….Tại bệnh viện đa khoa Đức Minh, chúng tôi đã
triển khai kỹ thuật cắt polyp đại tràng qua nội soi và có những kết quả ban đầu. Vì
vậy, chúng tôi làm đề tài này nhằm đánh giá kết quả và rút những kinh nghiệm thực
tiễn. Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục tiêu sau:

1/ Xác định đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại
tràng.

2/ Xác định tỉ lệ thành công và tai biến của kỹ thuật cắt polyp đại tràng.

5
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG

Polyp là tổ chức tăng sinh từ lớp niêm mạc đẩy lồi vào lòng ống tiêu hóa chung
quanh một trục tổ chức liên kết và mạch máu. Polyp có thể phát triển từ lớp biểu mô
(epithelial polyp) hoặc từ lớp dưới biểu mô (nonepithelial polyp) hay còn gọi là u
dưới niêm mạc (sub mucosal tumor- SMT). Ngoài ra, còn có thuật ngữ giả polyp
(pseudopolyp) đây không phải là tổ chức tăng sinh như polyp hay gặp trong quá
trình viêm như trong viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn, bản chất có thể là
vùng niêm mạc bình thường còn lại giữa một vùng niêm mạc bị loét hoặc phát triển
của tổ chức hạt tại vùng niêm mạc bị loét.

1.2. CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng
Polyp thường được phát hiện tình cờ qua nội soi, hầu như ít có triệu chứng trên lâm
sàng. Đôi khi polyp có triệu chứng, mà chủ yếu là do các biến chứng gây ra chảy
máu: người bệnh đại tiện ra máu đỏ tươi, không đau bụng và cũng không có triệu
chứng gì khác, khi chảy máu nhiều có thể có biểu hiện thiếu máu: da xanh, niêm
mạc nhợt.

Đối với trẻ em đại tiện phân máu đỏ tươi phần lớn là do trĩ.

Cận lâm sàng


- Xét nghiệm có thể thấy hồng cầu trong phân: đây là xét nghiệm có ý nghĩa để
sàng lọc và chỉ định để bệnh nhân nội soi đại tràng.

Nếu có biến chứng chảy máu: xét nghiệm có thể có thiếu máu.

- Nội soi giúp chẩn đoán xác định polyp: polyp có thể có cuống hoặc không có
cuống, bề mặt nhẵn hoặc tạo các thùy múi hoặc bề mặt giống hoa súp lơ. Đối với
polyp từ lớp dưới biểu mô hay u dưới niêm mạc: không có cuống, bề mặt phủ bởi
lớp niêm mạc bình thường, trong trường hợp điển hình có thể thấy cầu niêm mạc.

- Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt (MSCT), capsule có thể phát hiện được polyp.
Tuy nhiên, soi đại tràng có giá trị nhất trong chẩn đoán và điều trị.

- Mô bệnh học: cho phép chẩn đoán xác định bản chất polyp.
6
1.3. CÁC LOẠI POLYP

Bảng 1. Phân loại theo WHO 2010.

Phân loại polyp Loại polyp Nguy cơ ung thư

Polyp không tân sinh -Polyp tăng sản. Không


-Polyp viêm.
-U mô thừa…

Polyp tân sinh U tuyến: Có


-Tuyến ống.
- Nhung mao.
- Ống nhung mao.
Polyp răng cưa:
- Polyp răng cưa truyền
thống.
- Polyp tuyến răng cưa.

1.3.1. Polyp bắt nguồn từ lớp biểu mô


1.3.1.1. Polyp tăng sản (hyperplastic polyp): chiếm khoảng 15% polyp đại tràng,
thường gặp ở đoạn cuối của đại tràng mà đặc biệt hay gặp tại trực tràng. Polyp hay
gặp tăng theo tuổi.

Nội soi: thường nhỏ < 5mm, không có cuống, màu nhợt hơn so với niêm mạc xung
quanh.

Mô bệnh học: tăng sinh tế bào biểu mô biệt hóa cao mà không có tính chất loạn sản.

Điều trị: polyp tăng sản có tính chất lành tính không cần cắt bỏ khi không gây biến
chứng.

1.3.1.2. Polyp tuyến (adenomatous polyp): hay gặp chiếm 75% - 80% tổng số polyp
đại tràng. Mức độ ác tính tùy thuộc vào kích thước của polyp và bản chất mô bệnh

7
học, polyp < 1cm chỉ 1% có ung thư khi cắt polyp, khi > 2cm có tới 25% ung thư
hóa.

Nội soi: kích thước thay đổi khác nhau, có cuống hoặc không, polyp có màu đỏ, có
múi hoặc giống hoa súp lơ. Có thể gặp ở tất cả đoạn đại tràng, nhưng hay gặp nhất
lả đại tràng sigma.

Mô bệnh học: tăng sinh của biểu mô tuyến, phân chia thành 3 loại: ống tuyến, tuyến
nhung mao vả ống tuyến nhung mao. Mức độ ác tính cao nhất là nhung mao rồi đến
ống nhung mao và cuối cùng là ống tuyến.

Điều trị: polyp tuyến có tỉ lệ loạn sản và ác tính cao với thể tuyến nhung mao và ống
tuyến nhung mao. Tiến hành cắt polyp qua nội soi với polyp ở bất cứ kích thước
nào.

Phòng bệnh:

Đối với bệnh nhân nguy cơ thấp: 1 -2 polyp ống tuyến nhỏ < 1 cm soi đại tràng
kiểm tra lại sau 5 năm.

Đối với bệnh nhân nguy cơ cao: có từ 3 polyp trở lên hoặc polyp > 1cm hoặc có
loạn sản nặng hoặc loại tuyến nhung mao hoặc ống tuyến nhung mao, soi đại tràng
kiểm tra lại sau 3 năm.

1.3.1.3. U mô thừa (hamartoma): hay còn gọi là u mô thừa bản chất là tăng sinh
các tế bào biểu mô kèm theo những bó cơ trơn. Hay gặp trong hội chứng Peutz-
Jegher, polyp tuổi thiếu niên. Thường lành tính khi có kích thước nhỏ < 1cm. Có thể
gặp ở bất kì vị trí nào của ống tiêu hóa. Cắt polyp khi nội soi kích thước > 1cm.

1.3.2. Polyp bắt nguồn dưới biểu mô.


Những polyp này không có cuống, bề mặt phủ bởi lớp niêm mạc bình thường, trong
trường hợp điển hình có thể thấy cầu niêm mạc.

1.3.2.1. U mỡ (lipoma): có thể gặp ở bất cứ vị trí nào cùa ống tiêu hóa hay gặp nhất
ở đại tràng.

Nội soi: là u dưới niêm mạc, màu vàng nhạt, mềm, thường có một u đơn độc.

Mô bệnh học: có vỏ, bao gồm những tế bào mỡ trưởng thành, ở lớp dưới niêm mạc
của thành ống tiêu hóa.

8
Điều trị: thường lành tính rất hiếm khi ác tính, cắt bỏ qua nội soi hoặc phẫu thuật
khi có biến chứng.

1.3.2.2. U carcinoid: thường gặp tại ruột thừa, trực tràng có thể gặp ở phổi. Biểu
hiện các triệu chứng trên lâm sàng của tăng tiết hormon như: đỏ bừng ngoài da đặc
biệt vùng mặt cổ và ngực, tiêu chảy buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, khó thở do co
thắt phế quản.

Nội soi: là u dưới niêm mạc, màu vàng.

Mô bệnh học: bản chất là các tế bào thần kinh nội tiết, có khả năng bài tiết hormon.

Điều trị: đây là khối u ác tính tiến triển chậm, thời gian sống 5 năm nói chung 50-
65%. cần cắt niêm mạc qua nội soi để lấy khối u hoặc bằng phẫu thuật.

1.3.2.3. U tế bào đệm (gastrointestinal stromal tumor - GIST): ít gặp tại đại tràng.

Nội soi: bề mặt nhẵn giống niêm mạc xung quanh, kích thước thay đổi khác nhau.

Mô bệnh học: tăng sinh các tế bào hình thoi, khi nhuộm hóa mô miễn dịch cho kết
quả dương tính với C117.

Điều trị: khối u có nguy cơ ác tính cao khi có di căn, xâm lấn vào tổ chức lân cận >
4cm với u ở vị trí khác của ống tiêu hóa hoặc có > 5 tế bào nhân chia trong 50 vi
trường của kính hiển vi với độ phóng đại cao hoặc có tế bào đa nhân hoặc khối u có
hoại tử. Cắt bỏ khi khối u có biến chứng hoặc có nguy cơ ác tính cao bằng cắt niêm
mạc qua nội soi hoặc phẫu thuật. Khi có di căn, phối hợp điều trị hóa chất.

1.3.2.4. U thần kinh (neural tumor): thực ra trong phân loại u thần kinh cũng được
xếp loại trong nhóm GIST chỉ khác là khi nhuộm hóa mô miễn dịch những u này
cho kết quả dương tính với S100 và âm tính với C117.

1.3.2.5. U máu (hemangioma): ít gặp ở ống tiêu hóa đặc biệt hiếm gặp đối với
đường tiêu hóa trên, u lành tính rất ít khi ác tính.

Nội soi: u dưới niêm mạc, màu đỏ hoặc màu xanh tím.

Mô bệnh học: bản chất là các xoang mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc.

Điều trị: lành tính không cần cắt bỏ.

9
1.3.2.6. U bạch mạch (lymphangioma): ít gặp ở đường tiêu hóa, có thể gặp đại
tràng. Trên nội soi là khối bề mặt nhẵn màu vàng trắng. Mô bệnh học là những nang
chứa đầy dưỡng trấp. Bệnh lành tính không cần cắt bỏ.

1.4. MỘT SỐ HỘI CHỨNG POLYP THƯỜNG GẶP

1.4.1. Hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình (Familial adenomatous
polyposis).
Đây là một bệnh có tính chất di truyền trên gen trội, do đột biến gen APC. Tỉ lệ mắc
1/10.000- 15.000 trẻ sinh ra. Biểu hiện lâm sàng: đại tiện máu, có thể tiêu chảy
nhiều lần, gầy sút khi có ung thư hóa. Nếu không điều trị, ung thư đại tràng là không
tránh được. Tuổi bị ung thư đại tràng từ 34-43.

Nội soi: có nhiều polyp tuyến trong đại tràng, trên 100 polyp; 30-100% bệnh nhân
có polyp tuyến đáy vị dạ dày: 46-93% có polyp tuyến trong tá tràng; 5% có
adenoma của papilla.

Mô bệnh học: bản chất là polyp tuyến.

Điều trị và phòng bệnh: polyp tại đại tràng thường bị ung thư hóa khi > 1cm, vì vậy
đối với người trưởng thành mà trong đại tràng có nhiều polyp phải cắt đại tràng toàn
bộ hoặc để lại trực tràng khi số lượng polyp trực tràng không quá nhiều, nhưng phải
soi định kì để cắt polyp tại phần trực tràng còn lại. Đối với người dưới 25 tuổi phải
tiến hành nội soi 6 tháng 1 lần cả đường tiêu hóa trên và đại tràng để cắt những
polyp có kích thước > 1cm.

1.4.2. Những hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình không điển hình
khác.
Hội chứng Gardner: ngoài polyp tại đại tràng còn có khối u ở nhiều nơi, có biểu
hiện nhuyễn xương, tổn thương xương hàm, u mềm ngoài da, khối u biểu bì trong ổ
bụng, u xơ tại các cân cơ.

Hội chứng Turcot: ngoài polyp tại đại tràng bệnh nhân có u ác tính tại não.

Hội chứng Peutz- Jegher:

Là một bệnh có tính chất di truyền trên gen trội, do đột biến gen STK11/LKB1. Tỉ lệ
mắc bệnh 1/25.000-300.000 trẻ sinh ra. Bệnh biểu hiện có những chấm sắc tố đen tại
vùng môi, gan bàn tay, lòng bàn chân. Do polyp trong lòng ống tiêu hóa có thể biểu
hiện ỉa máu, tắc ruột do lồng ruột. Người bệnh tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa,
10
ung thư tụy, ung thư phổi, ung thư tinh hoàn ở nam và ung thư tử cung, buồng trứng
và vú ở nữ giới. 50% bệnh nhân thường tử vong ở độ tuổi 50-60.

Nội soi: có thể thấy polyp tại dạ dày, ruột non, đại tràng.

Mô bệnh học: bản chất là các u mô thừa polyp.

Điều trị và phòng bệnh: mặc dù lành tính hơn so với hội chứng polyp tuyến có tính
chất gia đình nhưng khi polyp kích thước lớn có thể ung thư hóa. Nội soi 2 năm 1
lần để cắt các polyp > 1cm.

Hội chứng polyp tuổi thiếu niên (Juvenil polyp):

Là bệnh di truyền trên gen trội, do đột biến gen BMPR1A và SMAD4. Thường xuất
hiện ở độ tuổi từ 4 -14 tuổi, cũng có thể gặp khi ở tuổi trưởng thành.

Nội soi: hay gặp polyp dạ dày và đại tràng. Polyp đại tràng thường < 10, chỉ 1-2%
số bệnh nhân có nhiều polyp đại tràng. Polyp có thể có cuống hoặc không cuống.

Mô bệnh học: bản chất là u mô thừa polyp.

Điều trị: khi polyp đơn độc hoặc số lượng < 5 polyp khả năng ác tính ít. Nguy cơ ác
tính cao khi xuất hiện với số lượng polyp nhiều, cắt polyp qua nội soi.

1.5. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

 Trĩ: thường ỉa máu đỏ tươi khi bắt đầu đại tiện hoặc cuối phân. Trẻ em không
bị trĩ mà phần lớn là do polyp.

 Ung thư đại tràng: bệnh nhân đau bụng, đại tiện nhiều lần hoặc táo bón, dựa
vào nội soi đại tràng.

 Giả polyp trong viêm loét đại tràng chảy máu hoặc bệnh Crohn.

1.6. ĐIỀU TRỊ

Khi có nhiều polyp đại tràng cần thăm dò phát hiện polyp tại dạ dày và tá tràng,
ruột non.

Chủ yếu là cắt polyp qua nội soi. Một số thuốc giảm đau chống viêm không
steroid có tác dụng làm chậm mọc polyp, tuy nhiên khi dùng thuốc dự phòng kéo
dài làm tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nên ngày nay ít dùng.

11
Trong trường hợp có dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu cần dừng thuốc trước khi cắt
polyp 7-10 ngày. Trong trường hợp bệnh nhân dùng heparin và thuốc chống đông
cần dừng thuốc trước cắt polyp 10 giờ. Đối với trẻ em khi tiến hành cắt polyp phải
tiêm mê, tốt nhất là gây mê.

Chỉ định cắt polyp qua nội soi: làm xét nghiệm công thức máu và đông máu, không
có rối loạn đông máu.

Các biến chứng khi cắt polyp: chảy máu, thủng, hội chứng sau cắt polyp: sau cắt
polyp biểu hiện bằng nôn, đau bụng có cảm ứng phúc mạc và phản ứng thành bụng
nhưng không có thủng đại tràng.

Theo dõi sau cắt polyp:

Đối với bệnh nhân nguy cơ thấp: 1 -2 polyp ống tuyến nhỏ < 1 cm soi đại tràng
kiểm tra lại sau 5 năm.

Đối với bệnh nhân nguy cơ cao: có từ 3 polyp trở lên hoặc polyp > 1cm hoặc có
loạn sản nặng hoặc loại tuyến nhung mao hoặc ống tuyến nhung mao, soi đại tràng
kiểm tra lại sau 3 năm.

Đối với bệnh nhân nguy cơ thấp: 1-2 polyp ống tuyến nhỏ < 1cm với loạn sản thấp,
soi đại tràng kiểm tra lại sau 5-10 năm.

Đối với bệnh nhân nguy cơ cao: có từ 3-10 polyp trở lên hoặc polyp > 1 cm hoặc có
loạn sản nặng hoặc loại tuyến nhung mao hoặc ống tuyến nhung mao, soi đại tràng
kiểm tra lại sau 3 năm. Nếu lần soi này đại tràng bình thường hoặc có polyp tuyến
ống từ 1-2 cái nhỏ < 1cm với loạn sản thấp thì lần soi tiếp theo sẽ là 5 năm. Nếu >
10 polyp nên soi trong vòng 3 năm.

Polyp tăng sản: sau cắt được coi như đối đại tràng bình thường soi kiểm tra lại sau
10 năm.

12
1.7. CẬP NHẬP CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT POLYP QUA NỘI SOI

Bảng 2: Các phương pháp cắt polyp qua nội soi.

Phương pháp Chỉ định.

Cold forceps Cắt polyp <2 hoặc 3 mm.


Hot forceps Hiện nay ít sử dụng, trước đây cắt polyp < 5mm.
Cold snare Cắt bỏ khối u cho các khối polyp lên đến 10 mm.
Hot snare Cắt bỏ các polyp thường lên đến 10 mm.
EMR Cắt bỏ khối u cho các tổn thương kt 10–19 mm
(Endoscopic mucosal resection) Cắt từng mảnh cho các tổn thương nguy cơ thấp
ESD(Endoscopic Submucosal - Cắt bỏ toàn bộ khối cho các tổn thương có
Dissection). nguy cơ cao, đặc biệt là ⩾20 mm.
- Các tổn thương khó cắt bỏ toàn bộ khối bằng
EMR.
- Tổn thương pit pattern Vi.
- K biểu mô xâm lấn lớp dưới niêm mạc nông
- U lớn dạng lõm.
- Tổn thương dạng lồi nghi ngờ K biểu mô.
- Khối u niêm mạc xơ hóa dưới niêm mạc.
- U trong viêm như viêm loét đại tràng mạn tính.
- K sớm tai chỗ còn sót lại hoặc sau khi cắt bỏ
qua nội soi
EFTR (Endoscopic Full
Thickness Resection) - U tái phát sau EMR, ESD.
- Tổn thương nghi ngờ ung thư biểu mô xâm lấn

- Ung thư T1 không xác định được bờ và độ xâm


13
lấn.
- Tổn thương vị trí giải phẫu khó: tổn thương ở
ruột thừa, tổn thương trong túi thừa.
- U dưới niêm nhỏ: u thần kinh-nội tiết
- Chẩn đoán bệnh lý thần kinh-cơ:
Hirchprung

14
Các phương pháp: sinh thiết lạnh (Cold forceps), sinh thiết nóng (Hot forceps),
cắt bằng thòng lọng lạnh (Cold snare), thòng lọng nóng (Hot snare), cắt niêm
mạc (EMR), cắt dưới niêm mạc (ESD), cắt toàn bộ thành ống tiêu hóa (EFTR)

Sơ đồ 1: Guidline cắt polyp của hiệp hội nội soi Châu Âu 2017.

15
16
1.8. THUẬN LỢI VÀ BIẾN CHỨNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP.

Bảng 3: Thuận lợi và biến chứng của các phương pháp cắt polyp qua nội soi.
Phương Thuận lợi Biến chứng.
pháp.
Cold Dễ thực hiện. Polyp vị trí khó cắt, cắt không
forceps hoàn toàn polyp.

Hot Dễ thực hiện. Chảy máu muộn, hội chứng đông


forceps sau căt.
Cold Không có chảy máu chậm hoặc Tăng tỉ lệ chảy máu sớm, chỉ cắt
snare hội chứng đông máu sau cắt các polyp nhỏ, tiềm ẩn cắt polyp
polyp, ít thời gian hơn và ít chi phí không hoàn toàn
cho thiết bị.
Hot Sử dụng đã lâu, không chảy máu Chảy máu muộn, hội chứng đông
snare sớm, phá hủy mô ở rìa, vị trí cắt sau cắt polyp, khó nhìn thấy polyp
bằng đông. còn sót lại, nhiều thời gian và trang
thiết bị nhiều.
EMR Cắt polyp kích thước lớn, en block Chảy máu sớm và muộn, hội
dễ hơn. chứng sau cắt polyp, có kinh
nghiệm.
ESD Cắt bỏ en-block tốt nhất, áp dụng Chảy máu sớm và muộn cao nhất,
cho ung thư sớm. thủng, hội chứng sau cắt polyp,
phải đào tạo và chuyên môn.
EFTR Cắt bỏ khối u cho các polyp niêm Thủng nếu các bước tuần tự không
mạc không bóc tách (có sẹo hoặc được thực hiện đúng cách hoặc nếu
polyp có xâm lấn sâu dưới niêm clip sau đó bị trượt. Việc triển khai
mạc) hoặc các khối u dưới niêm sai clip có thể ảnh hưởng đến rủi ro
mạc polyp ở những vị trí khó. và kết quả. Hội chứng sau cắt
polyp vẫn có thể xảy ra. Vẫn có thể
bị chảy máu muộn. EFTR gây
viêm ruột thừa cho các polyp vị trí
liên quan đến ruột thừa.
17
CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu:

- BN được chẩn đoán và cắt polyp đại tràng qua nội soi đại tràng tại phòng nội soi
Bệnh viện Đa Khoa Đức Minh từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 8 năm 2022.

- Tiêu chuẩn loại trừ: những BN được chẩn đoán polyp đại tràng nhưng không đồng
ý cắt polyp hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2.Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả, tiến cứu.

- Cỡ mẫu: thuận tiện.

- Nội dung tiến hành nghiên cứu: Tất cả BN được chẩn đoán và cắt polyp đại tràng
khi có chỉ định qua kỹ thuật nội soi đại tràng ống mềm. Sau đó, lấy mẫu sinh thiết
hai vị trí chân và đỉnh của polyp. Trường hợp có nhiều polyp đồng nhất về hình
dạng và hình thái thì sinh thiết ở polyp có kích thước lớn nhất. Trường hợp có nhiều
polyp không đồng nhất về hình dạng, hình thái và màu sắc thì chọn polyp điển hình
cho từng loại để sinh thiết. Các mẫu sinh thiết gửi về phòng Giải phẫu bệnh để làm
mô bệnh học. Sau khi cắt polyp, những BN sẽ được theo dõi lâm sàng (đau bụng,
chảy máu vết cắt) từ 24 đến 48 giờ.

- Kỹ thuật cắt polyp đại tràng theo Hướng dẫn lâm sàng cắt polyp đại trực tràng của
Hiệp hội nội soi tiêu hóa Châu Âu 2017 (ESGE). Chúng tôi áp dụng 4 kỹ thuật cắt
polyp: Cold forceps, Hot forceps, Hot Snare, Cold Snare tùy theo kích thước, hình
dạng của polyp.

Cụ thể như sau:

+ Polyp < 3mm: dùng cold forceps.

+ Polyp > 5mm có cuống: dùng hot snare, cold snare

+ Polyp >5mm không cuống hoặc >7mm có cuống: dùng cold snare.
18
- Trang thiết bị nghiên cứu: máy nội soi OLYMPUS CV-260

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Phiếu thu thập dữ liệu + hồ sơ bệnh án

- Xử lý số liệu: SPSS, phiên bản 2022.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 47 trường hợp cắt polyp đại tràng qua nội soi đại tràng tại
phòng nội soi Bệnh viện Đa Khoa Đức Minh từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 8
năm 2022, chúng tôi có những kết quả như sau:

3.1. Đặc điểm chung:

- Giới tính:
+ Nam có 21 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 45%.
+ Nữ có 26 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 55%.
Nhận xét: giới nữ chiếm ưu thế.
- Tuổi: tuổi trung bình là 52 ± 14,3
+ Nhỏ nhất là 7 tuổi, lớn nhất là 77 tuổi.
- Nhóm tuổi:
+ Dưới 40 tuổi có 8 BN (17%),
+ Từ 40 đến 60 tuổi có 29 BN (61.7%),
+ Trên 60 tuổi có 10 BN (21.3%).
Nhận xét: nhóm BN từ 40 đến 60 tuổi chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

19
3.2. Triệu chứng lâm sàng:

-Triệu chứng đau bụng có 36 BN (78,7%), rối loạn bài tiết phân có 06 BN
(12,8%) và đại tiện ra máu có 4 BN (8,5%).
Nhận xét: BN đi khám vì triệu chứng đau bụng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ
78,7%
Lâm sàng Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Đau bụng 37 78.7

Rối loạn bài tiết phân 6 12.8

Đại tiện ra máu 4 8.5


Tổng cộng 47 100

Bảng 4: Triệu chứng lâm sàng BN đi khám

3.3. Vị trí polyp trên nội soi

Biểu đồ 1: Vị trí polyp

Vị trí polyp
Manh tràng Đại tràng lên
4% 2%
Đại tràng ngang
11%

Nhiều vị trí
19% Đại tràng xuống
4%

Trực tràng
13%

Đại tràng sigma


47%

- Vị trí: Polyp được tìm thấy nhiều nhất ở vùng đại tràng sigma chiếm tỉ lệ 47%.

20
3.4: Đặc điểm lâm sàng của polyp.
- Hình dạng polyp:

Hình dạng Số lượng Tỷ lệ (%)


Có cuống 23 48,9
Không cuống 22 46,8
Dạng dẹt 2 4,3
Bảng 5: Đặc điểm lâm sàng polyp
Nhận xét: Polyp có cuống là 23 BN chiếm 48.9%, không cuống là 22 BN
chiếm 46.8%, dạng dẹt là 2 BN 4.3%.
Chủ yếu là polyp dạng có cuống và không cuống với tỷ lệ bắt gặp gần tương
đương nhau.

- Bề mặt polyp:
Bề mặt Số lượng ( n ) Tỷ lệ ( % )
Nhẵn 38 80,9
Sần sùi 4 8,5
Hồng ban 5 10,6

Bảng 6: Đặc điểm bề mặt polyp

Nhận xét: Bề mặt nhẵn chiếm 38 BN (80,9 %). Sần sùi chiếm 4 BN (8,5%). Hồng
ban chiếm 5 BN (10.6%)

Polyp được cắt chủ yếu có bề mặt nhẵn.

- Số lượng polyp: tối thiểu là 1 polyp, tối đa là 7 polyp trên một BN.

- Kích thước polyp:


Kích thước Số lượng Tỷ lệ (%)
1 -5mm 22 46,8
6- 10mm 13 27,7
10 -20mm 2 4,3
Nhiều polyp với nhiều kích thước 10 21,3
Bảng 7: Kích thước polyp
Nhận xét: Từ 1-5mm 22 BN (46,8%). Từ 6-10mm 13 BN (27,7%). Từ 10-20mm 2
BN (4,3%). Nhiều polyp với nhiều khoảng kích thước 10 BN (21.3%)
Polyp nhỏ từ 1-5mm chiếm ưu thế với 46,8%

21
3.5. Đặc điểm mô bệnh học polyp:

Trong 47 BN cắt polyp đại tràng có 14 BN có xn mô bệnh học.

Mô bệnh học Số lượng (n) Tỉ lệ (%)

U tuyến ống 9 64,3

Polype tăng sản 2 14.3

7,1
U tuyến nhung mao 1

Polyp thiếu niên 2 14.3

Bảng 8: Đặc điểm mô bệnh học của polype

Nhận xét: Mô bệnh học cho kết quả U tuyến ống với 9 BN ( 64,3 %). Polyp tăng
sản 2 BN (chiếm 14,3%). U tuyến ống nhung mao 1 BN ( 7,1%). Polyp thiếu niên
2 BN ( 14,3%)
U tuyến ống chiếm tỉ lệ nhiều nhất 9 BN (64.3%).

3.6. Kỹ thuật cắt polyp:

Kỹ thuật cắt Số lượng Tỷ lệ (%)

Cold snare 31 66
Hot snare 11 23,4

Hot forceps 3 6,4


Cold forceps 2 4,3

Bảng 9: Kỹ thuật cắt polyp

Nhận xét: Áp dụng ba kỹ thuật cắt polype theo kích thước polype có kết quả như
sau: Cold snare dùng nhiều nhất với 31 BN (66%), sau đó đến hot snare với 11 BN
(23,4%), hot forceps với 3 bệnh nhân (6,4%). It nhất là cold forceps với 2 BN
(4,3%).

22
CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu:

4.1.1. Tuổi: Trong 47 BN được cắt polyp đại tràng, tuổi trung bình là 52 ± 14,3.
Trong đó, nhỏ nhất là 7 tuổi, lớn nhất là 77 tuổi. Nhóm tuổi từ 40 đến 60 tuổi
chiếm tỉ lệ cao nhất, nhóm nhỏ hơn 40 tuổi có tỉ lệ thấp nhất. Kết quả này giống
như kết quả nghiên cứu của Dư Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Thị Chín và Trần
Văn Huy (1)(2)(3). Polyp đại tràng thường gặp ở độ tuổi trung niên.

4.1.2. Giới: Giới nữ chiếm tỉ lệ cao hơn với 55,3% so với 44,7% của nam giới.
Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Chín với giới nam
lại chiếm tỷ lệ cao hơn (56,5%) cao hơn giới nữ là 43,5% (1) nhưng có kết quả
tương đương với nghiên cứu của Dư Nguyễn Hồng Phong (3).

4.2. Triệu chứng lâm sàng:

Triệu chứng lâm sàng: phần lớn các chỉ định nội soi đại tràng trong các trường
hợp đau bụng vùng hạ vị và đau bụng dọc theo khung đại tràng chiếm 78,7%. Sau
đó là nhóm triệu chứng rối loạn bài tiết phân (Táo bón, đi ngoài phân nát) chiếm
12,8%. Cuối cùng là đi ngoài ra máu với 8,5%.
Triệu chứng lâm sàng đau bụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu của chúng
tôi giống với nghiên cứu của Dư Thị Chín (82,6%)(1) nhưng triệu chứng đi ngoài
ra máu lại chiếm tỷ lệ cao nhất ở nghiên cứu của Trần Văn Huy (96,36%) và Dư
Nguyễn Hồng Phong (44,9%) (2)(3).

4.3. Đặc điểm nội soi polyp đại tràng

4.3.1. Vị trí polyp: Trong 47 BN nội soi đại tràng phát hiện có polyp, vị trí polyp
thường gặp nhất là đại tràng sigma với 47% sau đó là trực tràng 13%, đại tràng
ngang chiếm 11%. Chiếm ít nhất là manh tràng và đại tràng lên chiếm lần lượt là
4% và 2%. Các trường hợp có nhiều polyp ở nhiều vị trí khác nhau chiếm 19%.
Kết quả nghiên cứu về vị trí polyp của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên
cứu của Dư Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Thị Chín và Trần Văn Huy (1)(2)(3).

23
4.3.2. Hình dạng polyp: Trong nghiên cứu của chúng tôi, polyp có cuống và không
cuống tương đương nhau lần lượt là 48,9% và 46,8%, dạng dẹt rất ít chỉ chiếm
4,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi với polyp có cuống chiếm tỷ lệ cao nhất.
Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Dư Nguyễn Hồng Phong,
Nguyễn Thị Chín và Trần Văn Huy (1)(2)(3).

4.3.3. Bề mặt polyp đa số có bề mặt nhẵn mịn (80,9%), hồng ban và sần sùi đứng
sau chiếm tỉ lệ lần lượt là 10,6 và 8,5%. So sánh với các nghiên cứu của Dư
Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Thị Chín và Trần Văn Huy (1)(2)(3) cho kết quả
tương đương với polyp có bề mặt nhẵn chiếm tỷ lệ cao nhất

4.4. Đặc điểm mô bệnh học

Năm 1984, Urbanski quan niệm rằng polyp đại tràng thường có hai dạng mô bệnh
học là polype tăng sản (hyperplastic polyp) và u tuyến (adenomatous polyp); ngoài
ra còn có một dạng hình thái hỗn hợp của hai dạng trên (mixed morphology). Cả
ba dạng này đều có khả năng chuyển adenocarcinoma đại tràng. Sự hiện diện của
polyp tăng sản ở vùng đại tràng sigma là yếu tố nguy cơ điển hình nhất của ung
thư đại tràng. Phân tích mô bệnh học polyp là cần thiết để tầm soát nguy cơ ung
thư đại tràng, ở cả hai loại polyp có cuống và không có cuống. Nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy về mô bệnh học trong 14/47 bệnh nhân có làm xét nghiệm mô
bệnh học nhận thấy u tuyến ống chiếm tỷ lệ lớn nhất với 64,3% kế đến là polyp
tăng sản và polyp thiếu niên chiếm tỷ lệ như nhau (14,3%), Polyp tuyến nhung
mao chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,1%).

4.5. Kỹ thuật cắt polyp:

4.5.1. Kỹ thuật cắt: Chúng tôi sử dụng kỹ thuật cold snare nhiều nhất với 66%, kế
đến là hot snare với 23,4%, hot forceps chiếm 6,4%. Ít nhất là cold forceps với
4,3% theo hướng dẫn của Hiệp hội Nội soi tiêu hóa Châu Âu (ESGE) 2017 áp
dụng cho cách quản lý polyp đại trực tràng. Theo Wang Y dùng cold snare để cắt
những polyp có kích thước 6mm đến 9mm thì nhanh hơn và rẻ hơn kỹ thuật hot
snare; còn những kết cục khác như số lượng polype cắt/BN, kích thước polyp,
hình dạng, mô bệnh học, tỉ lệ cắt hoàn toàn và biến chứng quanh thủ thuật giữa
hai kỹ thuật không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê P>0,05. Đối với polyp lớn
hơn nên dùng hot snare để cầm máu tốt hơn, cắt trọn hơn. Đặc điểm polyp của
nghiên cứu chúng tôi thì phù hợp với dùng hot snare nhiều nhất.

24
4.5.2. Tai biến sau cắt và yếu tố nguy cơ: qua 47 ca cắt polyp trong đó có 13 case
sử dụng hemoclip. Không có case nào có biến chứng chảy máu hay đau bụng sau
cắt polyp.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 47 BN được cắt polyp đại tràng tại phòng nội soi, Bệnh viện đa
khoa Đức Minh, chúng tôi nhận thấy cắt polyp đại tràng để tầm soát ung thư đại
tràng là cần thiết và hiệu quả. Các kỹ thuật cắt polyp đại tràng khi sử dụng phù
hợp, đúng chỉ định thì an toàn, ít tai biến.

ĐỀ XUẤT
Kỹ thuật cắt polyp đại tràng qua nội soi ống mềm tại bệnh viện Đa Khoa Đức
Minh là kỹ thuật mới thực hiện, thực hiện chủ yếu đối với các polyp bé kích thước
< 20 mm. Để nâng cao trình độ của xin đề xuất việc cử bác sỹ, kỹ thuật viên đi
học các lớp nội soi can thiệp. Đồng thời nâng cao cơ sở vật chất tại phòng nội soi
đáp ứng với kỹ thuật mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Chín và cs, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô
bệnh học của bệnh polype đại trực tràng tại bệnh viện Việt Tiệp Hải phòng”, Y
học thực hành (899)-số 2/2013.
2. Trần Văn Huy và cs, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của
polype đại trực tràng ở bệnh viện trường Đại học Y Huế”, Y học thực hành-số
9/2007.
25
3. Dư Nguyễn Hồng Phong và cs, “Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh
học và kết quả điều trị cắt polype đại tràng tại Bệnh viện Đại học Y dược Cần
Thơ”, Tạp chí Y dược Cần Thơ 9/2016.

26
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
STT Mã KCB Họ - tên Tuổi Giới Triệu chứng Vị trí Hình dạng Bề mặt Kích Kết quả mô Kỹ thuật
LS polyp polyp polyp thước bệnh học cắt polyp
polyp
(mm)
1 2200036767 Nguyễn Công Chính 70 Nam Đau bụng Trực tràng Có cuống Sần sùi 10-20 U tuyến nhung Hot snare
mao
2 2200041830 Tẩn Văn Sáng 57 Nam Đi ngoài ra Nhiều vị trí Có cuống Hồng ban Nhiều KT Polyp tăng sản Hot snare
máu
3 2200042979 Trịnh Ngọc Hiếu 57 Nam Đau bụng Nhiều vị trí Có cuống Nhẵn Nhiều KT Polyp tăng sản Cold snare
4 2200040189 Nùng Văn Liêm 45 Nam Đau bụng ĐT sigma Hồng ban 6-10 U tuyến ống Hot snare
5 2200055533 Lã Văn Quyền 39 Nam Đau bụng Manh Có cuống Hồng ban 6-10 U tuyến ống Hot snare
Tràng
6 2200048736 Vi Thị Như 64 Nữ Rối loạn phân ĐT sigma Có cuống Hồng ban 10-20 U tuyến ống Cold snare
7 2200054019 Hoàng Văn Hiên 37 Nam Đau bụng ĐT sigma Có cuống Nhẵn 6-10 U tuyến ống Hot snare
8 2200055594 Nguyễn Thanh Mai 36 Nữ Đau bụng ĐT ngang Có cuống Nhẵn 6-10 U tuyến ống Hot snare
9 2200046737 Nguyễn Văn Vinh 55 Nam Đau bụng Nhiều vị trí Có cuống Sần sùi Nhiều KT U tuyến ống Hot snare
10 2200035909 Vàng Hồ Bình 58 Nam Đau bụng ĐT sigma Có cuống Nhẵn 6-10 U tuyến ống Cold snare
11 2200036647 Nguyễn Thị Xanh 47 Nữ Rối loạn phân Nhiều vị trí Không cuống Nhẵn Nhiều KT U tuyến ống Hot snare
12 2200047028 Lưu Văn Bính 56 Nam Rối loạn phân Nhiều vị trí Có cuống Hồng ban Nhiều KT U tuyến ống
13 2200037329 Trần Đăng Khoa 10 Nam Đau bụng ĐT xuống Không cuống Nhẵn 6-10 Polyp thiếu Hot snare
niên
14 2200048916 Bòng Tuấn Nam 07 Nam Đau bụng ĐT lên Có cuống Nhẵn 6-10 Polyp thiếu Hot snare
niên
15 2200057868 Lý Thị Tòng 52 Nữ Đau bụng Trực tràng Không cuống Nhẵn 1-5 Cold forcep
16 220004279 Trịnh Ngọc Hiếu 57 Nam Đau bụng ĐT ngang Không cuống Nhẵn 1-5 Hot snare
17 2200028140 La Thị Yên 77 Nữ Đau bụng ĐT ngang Không cuống Nhẵn 1-5 Hot forcep
18 2200058568 Lê Thị Sạp 64 Nữ Đau bụng ĐT sigma Không cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
19 2200027646 Lý Thị Phụng 57 Nữ Đau bụng ĐT sigma Có cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
20 2200028437 Trần Bích Hồng 18 Nữ Đau bụng Trực tràng Dạng dẹt Nhẵn 1-5 Cold snare
21 2200058064 Đặng Thị Họm 77 Nữ Đi ngoài ra ĐT sigma Không cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
máu
22 2200027148 Nguyễn Văn Cửu 59 Nam Rối loạn phân Nhiều vị trí Có cuống Nhẵn Nhiều KT Hot snare
23 2200057710 Trần Thị Duyên 33 Nữ Đau bụng Trực tràng Có cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
24 2200052844 Đỗ Thị Thiềm 53 Nữ Đau bụng Nhiều vị trí Không cuống Sần sùi Nhiều KT Cold snare
25 2200052902 Phàn Thị Mai 58 Nữ Đau bụng Manh Có cuống Nhẵn 1-5 Hot forcep
Tràng
26 2200052778 Hoàng Xuân Đoán 65 Nam Đau bụng ĐT ngang Không cuống Nhẵn 6-10 Cold snare
27 2200049633 Trần Văn Hạnh 51 Nam Đau bụng ĐT sigma Không cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
28 2200051613 Nông Văn Đoàn 34 Nam Đau bụng ĐT xuống Không cuống Nhẵn 1-5 Cold forcep
29 2200051640 Hoàng Thị Hương 59 Nữ Đi ngoài ra ĐT sigma Có cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
máu
30 2200049859 Nguyễn Thị Hạnh 53 Nữ Đau bụng ĐT sigma Không cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
31 2200048624 Thào Thị Pó 46 Nữ Rối loạn phân ĐT sigma Không cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
32 2200027106 Dương Thị Thủy 32 Nữ Đau bụng Nhiều vị trí Dạng dẹt Nhẵn Nhiều KT Cold snare
33 2200028380 Hứa Văn Thỉnh 61 Nam Đi ngoài ra ĐT sigma Có cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
máu
34 2200055729 Nguyễn Thị Nghiêm 44 Nữ Đau bụng ĐT sigma Không cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
35 2200054997 Phùng Thị Chung 71 Nữ Đau bụng Trực tràng Không cuống Nhẵn Nhiều KT Hot forcep
36 2200054710 Nguyễn Ngọc Hà 40 Nam Đau bụng ĐT sigma Không cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
38 2200053665 Lê Đức Cường 56 Nam Rối loạn phân ĐT sigma Không cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
39 2200053568 Lù Thị Chẩm 52 Nữ Đau bụng ĐT sigma Không cuống Nhẵn 6-10 Cold snare
40 2200055384 Lê Thanh Huyền 41 Nữ Đau bụng ĐT sigma Có cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
41 2200049001 Hoàng Thị Luân 54 Nữ Đau bụng ĐT sigma Có cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
42 2200035909 Vàng Hồ Bình 63 Nam Đau bụng Nhiều vị trí Không cuống Nhẵn Nhiều KT Hot forcep
43 2200040185 Nùng Văn Lâm 45 Nam Đau bụng Trực tràng Không cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
44 2200047917 Đặng Thị Hùng 44 Nữ Đau bụng ĐT ngang Có cuống Sần sùi 6-10 Cold snare
45 2200057313 Vũ Thị Văn 58 Nữ Đau bụng ĐT ngang Không cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
46 2200057331 Tăng Thị Liên 63 Nữ Đau bụng ĐT sigma Có cuống Nhẵn 1-5 Cold snare
47 2200043083 Trần Thị Hoài Tâm 56 Nữ Đau bụng ĐT sigma Không cuống Nhẵn 1-5 Cold snare

27

You might also like