2. [NHÓM 3] NỘI DUNG BÁO

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Chủ đề: Văn hóa

VĂN BẢN GỐC


http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=k&menu_cate=travel&id=&board
_seq=63922&page=43&board_code=

광화문 아트홀-전통연희상설공연 ‘판’


팔도 탈춤, 사물놀이, 판소리, 민요 등 전통적인 한국 연희 공연을 일년 내내 즐길 수 있는 곳이
있다. 바로 광화문 아트홀! 흥겹고 신나게 살풀이춤부터 각종 전통 공연을 함께 즐기며 우리
가락에 흠뻑 빠질 수 있는 ‘판’의 현장으로 가 본다.

김덕수 명인이 이끄는 놀이마당

광화문 아트홀은 지하철 3 호선 경복궁역에서 내려 5 분 정도 거리에 있다. 이 곳에서는


사물놀이의 거장 김덕수 명인이 이끄는 놀이마당이 1 년 내내 펼쳐진다. 광화문 아트홀이
전용극장으로 문을 연 것은 2008 년 12 월 9 일인데 그 동안 약 500 회의 공연이 있었다.

전통연희란 시대에 따라 우리 민족의 삶과 문화를 노래와 춤, 연극에 반영한 한민족의


종합예술이라고 할 수 있다. 이런 우리의 민족 예술이 일제 강점기, 전쟁을 겪고 또 이후
서양문물이 물밀듯 들어오면서 소외됐는데 우리 민족예술에 대한 향수를 달래고 또 명맥을
이으며 많은 사람들이 항상 즐길 수 있도록 1 년 내내 광화문 아트홀에서 공연을 하고 있다.

관객과 연희자들이 하나가 되는 공연

한울림 예술단 이경필 팀장은 놀이마당 ‘판’을 관객과 공연자 즉 연희자들이 하나로 소통하는
공연이라고 정의한다. 원래 판이라는 말도 순수 우리말이라고 한다. 왕궁에서 주로 연희는
마당에서 이뤄졌는데 이런 연희가 진행되는 공간을 아직도 ‘마당’이라고 하고 ‘판’이라고도 한다.
모두가 한데 어우러져 하나가 되는 마당 또는 판을 한 마당이라고 부른다.사물놀이, 살풀이 춤,
민요 등 대부분이 타악으로 이뤄져 있는데 공연자는 타악기를 연주하거나 노래를 부르면 관객은
추임새를 넣거나 장단을 맞추고 함께 소통하는 것이 전통연희마당 ‘판’의 특색이자 매력이다.

장구와 징, 꽹과리,북을 치며 등장하는 놀이패

공연이 시작되고 길놀이가 선을 보이는데 길놀이란 밖에 있는 복을 안으로 몰고오는 전통


놀이이다. 태평소를 앞세우고 장구와 징, 꽹과리 등을 신나게 두드리며 등장하는 놀이패에
관객들도 덩달아 어깨춤을 추게된다. 이어서 등장하는 세명의 무속인! 관객들의 복을 빌어주는
‘축원무대’가 이어진다. 비나이다~ 비나이다~

북울림으로 가득한 무대

각종 북울림으로 감동을 주는 “일고화락” 북은 심장소리를 닮았다. 둥둥둥! 웅장한 북소리가


분위기를 장엄하게 한다. 세 개의 대고로 시작한 무대에 다섯 개의 장고가 합쳐지고 뒷 배경엔 숲
속에 한줄기 빛이 비친다. 숲을 배경으로 악사들이 타악기를 신나게 두드리면 마치 숲 속에서
태고의 자연을 즐기는 듯하다.

세계무형문화재 ‘판소리’

우리나라의 판소리는 유네스코에 의해 세계무형문화재로 지정되었다. 오늘의 공연은 효녀


심청전이다. 우리의 판소리가 외국의 오페라 등과 다른 점은 소리꾼 한 명이 고수의 장단에 맞춰
노래와 연기, 대사를 하는 일인 다역 퍼포먼스다.

한국어를 모르는 외국인들을 위해서 무대엔 영어, 중국어, 일본어 자막이 나오지만 심청이가 물에
빠지고 심봉사가 눈을 뜨는 장면에선 굳이 자막을 보지 않아도 외국인들도 마음으로 그저 그
슬픔과 감동을 느끼는 듯하다.

흥겨운 삼도 농악가락

판소리가 끝나면 흥겨운 농악 공연이 펼쳐진다. 삼도 농악가락은 팔도의 모든 가락을 다 합쳐


놓은 것이다. 팔도의 좋은 가락들을 다 모아서 추려서 놓은 것이 삼도농악가락이라는데 서울
가락은 세련되고 체계적인 반면에 경상도가락은 단순하지만 힘이 느껴진다. 호남가락은
여성적이고 장구가 발달한 것이 특징이다. 삼도농악가락에 이어 민요가 이어지고 탈춤이
이어지면 관중들의 흥도 최고조에 달한다. 잊혀지고 있는 한국의 가락이 다시 살아나고 한국인의
정서가 하나로 합쳐지는 현장! 전통연희놀이 “판”으로 여러분을 초대한다.
VĂN BẢN DỊCH
http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=travel&id=&board
_seq=63932&page=7&board_code=

Chương trình biểu diễn “Pan” tại


Trung tâm nghệ thuật Gwanghwamun
Các nghệ sỹ đeo mặt nạ truyền thống Hàn Quốc đang tiến vào sân khấu để chuẩn bị những màn
trình diễn vui nhộn và đề nghị khán giả dành tặng cho họ một tràng pháo tay nồng nhiệt. Ngay sau
đó, các nghệ sỹ bắt đầu các động tác múa đầy hào hứng.

Được công diễn trong suốt 365 ngày trong năm tại Trung tâm nghệ thuật Gwanghwamun, vở diễn
“Pan” là sự kết hợp của nhiều thể loại nhạc kịch truyền thống của Hàn Quốc như nhạc cụ 4 bộ gõ
samulnori, hát bài chòi Pansori, hát dân ca và điệu múa đuổi tà Salpuri. Đây là nơi du khách có thể
cảm nhận được nét văn hóa truyền thống của Hàn Quốc một cách vui vẻ và hứng khởi nhất. Hôm
nay, chúng ta hãy cùng hòa mình vào không khí của vở diễn này nhé.

[Giới thiệu vở diễn “Pan”]

Xuống ga cung Gyeongbok, tuyến tàu điện ngầm số 3 ở Seoul, lên cửa số 1, đi bộ qua công viên
Sajik và hướng về phía đường Inwang Skyway, chưa đầy 5 phút là bạn có thể tới Trung tâm nghệ
thuật Gwanghwamun. “Pan” là vở kịch truyền thống Hàn Quốc được dẫn dắt bởi nghệ nhân Kim
Duk-soo, người phát triển ra loại hình nghệ thuật nhạc cụ 4 bộ gõ samulnori. Ra mắt khán giả lần
đầu tiên vào ngày 12 tháng 9 năm 2008 tại nhà hát của riêng mình, đến nay “Pan” đã trải qua 500
buổi công diễn. Vở diễn truyền thống là một nét nghệ thuật văn hóa dân gian không chỉ phản ánh
những điệu múa, lời hát kịch mà còn là nơi phản ánh đặc trưng xã hội, tôn giáo và cuộc sống của
con người. Bản sắc truyền thống của Hàn Quốc đã dần bị lãng quên khi văn hóa phương Tây được
du nhập vào Hàn Quốc trong thời kỳ thực dân Nhật chiếm đóng bán đảo Hàn Quốc và cuộc chiến
tranh Triều Tiên. Vì lẽ đó mà người ta đã xây dựng một nhà hát riêng để du khách có thể thưởng
thức các vở kịch truyền thống vào bất cứ lúc nào. Trưởng nhóm Lee Kyung-pil của Đoàn nghệ
thuật Hanullim giới thiệu về nội dung của vở kịch truyền thống “Pan” : "Pan trong tiếng Hàn Quốc
có nghĩa là một không gian hay địa điểm biểu diễn. Vở kịch truyền thống của Hàn Quốc thường
được tổ chức trong một không gian sân mở. Vì vậy, chúng tôi đã chọn từ “Pan” để diễn tả không
gian và thời gian cho vở diễn của mình. “Pan” là chương trình biểu diễn với trọng tâm là các nhạc
cụ gõ. Hầu hết các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Hàn Quốc như nghi lễ lên đồng,
nhạc cụ 4 bộ gõ samulnori, hát dân ca, múa mặt nạ đều được trình diễn với các nhạc cụ gõ. Sân
khấu truyền thống không phân biệt ranh giới giữa nghệ sỹ và khán giả. Khán giả có thể tham gia
vở diễn bằng sự hưng phấn hay những lời động viên khích lệ trong khi các nghệ sỹ giao tiếp với
khán giả thông qua lời hát, điệu múa và các nhạc cụ truyền thống".
[Thưởng thức tiết mục chúc phúc và màn trình diễn trống hùng tráng]

Vở diễn “Pan” được bắt đầu bằng màn trình diễn chào mừng của các nghệ sỹ chơi nông nhạc và
nghệ sỹ múa mặt nạ, mang tên “Gilnori”. Nghệ sỹ So Gyeong-jin của Đoàn nghệ thuật Hanullim
cho biết : "Theo truyền thống, “Gilnori” là khái niệm được sử dụng để mang sự may mắn từ bên
ngoài vào trong nhà hát. Thông qua tiết mục “Gilnori”, các nghệ sỹ cầu chúc may mắn đến cho
khán giả và đây là kênh giao tiếp giữa nghệ sỹ với khán giả khi buổi diễn bắt đầu".

Nhóm nhạc truyền thống Hàn Quốc lần lượt tiến lến sân khấu với tiếng kèn bầu Taepyeongso, trống
phong yêu Janggu, trống Buk, chiêng Jing và phèng Kwaenggwari. Ánh mắt của khán giả dõi theo
họ từ phía sau nhà hát đến trước sân khấu. Theo sau nhóm nhạc là sự xuất hiện của 3 nghệ sỹ biểu
diễn nghi lễ lên đồng, những người sẽ mở màn tiết mục “chúc phúc” để cầu chúc sự may mắn cho
khán giả. Một trong 3 nghệ sỹ cầm trên tay 5 lá cờ tượng trưng cho 5 màu sắc ngũ hành như vàng,
xanh, trắng, đỏ và đen. Sau khi bước xuống hàng ghế khán giả, nghệ sỹ nhờ khán giả chọn một lá
cờ trong đó và khán giả đã chọn lá cờ màu đỏ tượng trưng cho sự dồi dào may mắn.

Sau màn chúc phúc của các nghệ sỹ biểu diễn nghi lễ lên đồng là sự xuất hiện của 3 chiếc trống to
trên sân khấu. Màn trình diễn trống “Nhất cổ hòa lạc” được biểu diễn cùng dàn trống da của Hàn
Quốc. Hàng trăm nhịp trống của Hàn Quốc được đánh lên dựa theo nhịp đập của con tim. Vì vậy,
mỗi khi đánh lên, tiếng trống như vang dội đến tận trái tim của khán giả. 5 chiếc trống phong yêu
Janggu cùng hòa tấu với 3 chiếc trống lớn. Phông nền treo ở phía trong cùng của sân khấu là hình
ảnh của rừng với tia nắng chiếu rọi. Các nghệ sỹ chơi trống trên nền cảnh của khu rừng xanh rậm
rạp. Tiếng trống mang đến cho khán giả cảm giác như đang thưởng thức một dàn hợp xướng trống
giữa rừng. Tiếp sau 5 chiếc trống phong yêu là màn trình diễn của các nghệ sỹ chơi trống cùng 3
chiếc trống nhỏ trên gía. Sân khấu tràn ngập tiếng trống vang.

[Hát bài chòi “Pansori”, di sản văn hóa phi vật thể nhân loại]

Sau tiết mục biểu diễn trống hùng tráng là tiết mục hát bài chòi Pansori. Pansori đã được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Pansori vừa giống với loại hình opera của phương
Tây lại vừa có điểm khác vì đây là sự trình diễn của riêng một mình “danh xướng”, người đảm nhiệ
m cả việc hát, dẫn truyện và diễn kịch theo từng nhịp điệu của người đánh trống Gosu. Chương
trình hôm nay đã lựa chọn tác phẩm kịch tính nhất trong số các làn điệu của Pansori, “Simcheongga
(Bài ca Shimcheong)” kể về câu chuyện của người con gái hiếu thảo, để có thể đưa tình cảm của
khán giả lên đến cao trào.

Trong truyện, để đổi lấy 300 đấu gạo cúng thần đem chữa mắt cho người cha già, thiếu nữ Shim
Cheong đã phải bán mình làm vật tế và gieo mình xuống biển. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo
của Shim Cheong, Ngọc Hoàng đã cứu cô và đưa cô trở về thế gian. Sau đó, cô đã gặp đức vua và
trở thành hoàng hậu. Vì rất nhớ cha nên cô đã thuyết phục nhà vua cho mở một buổi tiệc dành cho
những người mù trên khắp cả nước. Đến ngày cuối cùng của buổi tiệc, cô đã gặp lại cha. Khi nghe
Shim Cheong gọi tên mình, đôi mắt của người cha đã sáng trở lại.
Nhà hát đã chuẩn bị phụ đề tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc trên màn hình ở hai bên sân
khấu để giúp cho các du khách nước ngoài không biết tiếng Hàn Quốc hiểu hơn về cốt truyện. Tuy
nhiên, dù không xem phụ đề nhưng du khách vẫn có được cảm giác xúc động dâng trào khi cha của
Shim Cheong tìm lại được ánh sáng.

Ca sỹ hát Pansori đã cho khán giả biết thêm một cách để có thể thưởng thức vở diễn truyền thống
một cách hấp dẫn hơn. Đó chính là những lời nói biểu lộ cảm xúc hay những lời động viên, khích
lệ của khán giả. Trong các chương trình biểu diễn truyền thống của Hàn Quốc, khán giả sẽ không
chỉ ngồi yên lặng trên hàng ghế của mình. Các nghệ sỹ yêu cầu khác giả cùng tham gia vào vở diễn
với những lời nói theo biểu lộ cảm xúc như “hay lắm, tốt lắm”.

[Hòa mình với “Làn điệu nông nhạc ba miền và dân ca Hàn Quốc]

Tiếp nối màn trình diễn đầy xúc động của Pansori là một tiết mục vui nhộn “Làn điệu nông nhạc
ba miền” với các làn điệu nông nhạc nổi tiếng đến từ khắp mọi vùng miền trên cả nước. Nghệ sỹ
So Gyeong-jin của Đoàn nghệ thuật Hanullim cho biết : "Tiết mục samulnori này mang đến tất cả
những làn điệu hay của 8 vùng miền trên khắp Hàn Quốc. Đây cũng chính là sức hấp dẫn của “Làn
điệu nông nhạc ba miền”, khi tới đây khán giả có thể thưởng thức các nhịp điệu đa dạng của các
địa phương khác nhau. Làn điệu của khu vực Seoul mang tính hệ thống và tinh tế. Làn điệu của
tỉnh Gyeongsang đơn giản nhưng mạnh mẽ, nam tính trong khi làn điệu của tỉnh Jeolla lại rất nhẹ
nhàng và nữ tính. Tiết mục “Làn điệu nông nhạc ba miền” là sự kết hợp hài hòa của sự tinh tế, nhẹ
nhàng và mạnh mẽ".

Sự kết hợp của những giai điệu âm nhạc này mang đến ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Phèng
Kwaenggwari tượng trưng cho sấm chớp, chiêng Jing tượng trưng cho gió và trống phong yêu
Janggu tượng trưng cho mây. Âm thanh từ 4 nhạc cụ gõ samulnori gồm phèng kwaenggwari, chiêng
Jing, trống phong yêu Janggu và trống Buk đã “đánh thức” cả thế giới. Mặc dù màn trình diễn “Làn
điệu nông nhạc ba miền” đã kết thúc nhưng âm thanh của các nhạc cụ dường như vẫn đang văng
vẳng bên tai du khách. Những bài hát dân ca sẽ giúp khán giả giảm bớt cảm giác hưng phấn trước
đó. Khúc hát dân ca chứa đựng cảm xúc “hỷ nộ ai lạc” của dân chúng vang lên cùng với các điệu
múa truyền thống.

Nếu tiết mục biểu diễn trống hùng tráng, samulnori vui nhộn mang đến cảm giác hào nhoáng thì
bài hát dân ca Hàn Quốc chứa đựng niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống giản dị của con người. Chính
vì vậy mà hát ngân nga những điệu hát này cũng giống như một liều thuốc chữa được tất cả những
bệnh về cảm xúc trong cuộc sống.

["Sân chơi Pan", điểm nổi bật của vở diễn]

Sự vui vẻ, hào hứng của khán giả đã đạt đến cực điểm trong suốt khoảng thời gian đắm mình vào
các tiết mục biểu diễn trống, nhạc cụ gõ samulnori, những điệu múa và dân ca truyền thống. Nhưng
buổi diễn không chỉ dừng lại ở đó. Bây giờ mới chính là điểm nổi bật thật sự của vở diễn “Pan”.
Tiết mục “Sân chơi Pan” bắt đầu cùng với các nghệ sỹ múa mặt nạ.
Tất cả các mặt nạ tiêu biểu của các vùng miền trên bán đảo Hàn Quốc từ mặt nạ của nhân vật nhà
sư Mokjung trong điệu múa mặt nạ của vùng Bongsan tỉnh Hwanghae, mặt nạ của nhân vật người
hầu Malttuk huyện Gosung tỉnh Gyeongsang, mặt nạ của nhân vật Wanbo vùng Yangju tỉnh
Gyeonggi đến mặt nạ Imae của làng Hahwe tỉnh Gyeongsang đều góp mặt tại đây. Cùng với các
nghệ sỹ múa mặt nạ, các nghệ sỹ biểu diễn nông nhạc bắt đầu quay tròn những chiếc mũ thắt dải
dây trên đầu. Khán giả cùng hò reo và vỗ tay tán thưởng khi các nghệ sỹ quay tròn dải dây dài gần
18m. Cùng màn trình diễn múa mũ, các nghệ sỹ tiếp tục quay đĩa với sự tham gia của khán giả. .90
phút của vở diễn nhanh chóng qua đi cùng với tiết mục “Sân chơi Pan”.

Nếu muốn có được thời gian thư giãn thoải mái, bạn có thể tới Trung tâm nghệ thuật
Gwanghwamun để thưởng thức vở diễn “Pan” và cùng đắm mình vào các giai điệu truyền thống
của Hàn Quốc.

You might also like