Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA NGỮ VĂN

HỌC PHẦN
DẠY HỌC TIẾP NHẬN VĂN BẢN (VĂN HỌC) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
(Mã lớp học phần: LITR150401)

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


THIẾT KẾ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRUYỆN NGẮN “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”

Danh sách nhóm:


1. Phan Thị Lý 43.01.601.044
2. Phạm Thị Ái Nhân 43.01.601.055
3. Huỳnh Kim Phúc 43.01.601.064
4. Trần Thị Thu Phương 43.01.601.066
5. Bùi Lâm Trúc Quỳnh 43.01.601.069
6. Nguyễn Thị Thu Thủy 43.01.601.084
7. Nguyễn Ngọc Đan Thy 43.01.601.085
8. Phạm Thị Bạch Tuyết 43.01.601.094
9. Nguyễn Phạm Tường Vy 43.01.601.098

TP.HCM, ngày 11 tháng 10 năm 2020


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thông Tin chung
- Lớp dạy: Lớp 11
- Phần: Đọc
- Thể loại: Truyện ngắn
- Ngữ liệu chọn: Chữ người tử tù
- Yêu cầu cần đạt:
I. Mục tiêu dạy học
TT Mục tiêu Mã hoá
Phẩm chất chủ yếu (Trung thực)
1 Nhận thức theo lẽ phải 1
Năng lực chung (NL tự học)
Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong
2 2
quá trình học tâp
Năng lực đặc thù (Đọc)
Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân
3 3.1.1
vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
4 Phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lý nhân sinh từ văn bản. 3.1.2
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại
5 như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, tình huống truyện, 3.2.1
người kể chuyện ngôi thứ ba.
Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc
6 làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với văn học và cuộc 3.3.1
sống.
Đọc mở rộng: Đọc 1-3 truyện ngắn trong tập “Vang bóng một thời”
7 3.4.1
của Nguyễn Tuân.

II. Chuẩn bị của GV và HS


1. Giáo viên
- Thiết kế phiếu học tập, các câu hỏi gợi mở và phần trả lời
- Bài trình chiếu Power Point
2. Học sinh
Đọc văn bản trước ở nhà (Chữ người tử tù và Chén trà trong sương sớm)
III. Tiến trình dạy học
A. Tiến trình

1
Đáp ứng Nội dung dạy học Phương án
TT PP, KTDH
mục tiêu trọng tâm đánh giá
GV sử dụng
Hoạt động rubric đánh giá
Chuẩn bị tâm thế tiếp nhận - Trực quan
khởi động 3.1.2 trực tiếp phần
kiến thức mới - Đàm thoại gợi mở
(5 Phút) phát biểu của
học sinh
1. Tìm hiểu nhân vật.
GV sử dụng
Hoạt động 2. Tìm hiểu không gian,
2; 3.1.1; rubric đánh giá
khám phá thời gian - Dạy học hợp tác
3.1.2; trực tiếp phần
kiến thức 3. Tìm hiểu tình huống - Đàm thoại gợi mở
3.2.1 phát biểu của
(50 Phút) truyện
học sinh
4. Tìm hiểu ngôi kể.
GV sử dụng
Hoạt động rubric đánh giá
Tổng kết những vấn đề
luyện tập 2 Trò chơi trực tiếp phần
trọng tâm
(10 Phút) phát biểu của
học sinh
GV sử dụng
Liên kết với tình huống
Hoạt động rubric đánh giá
thực tế để làm rõ thông Nêu và giải quyết vấn
vận dụng 1; 3.3.1 trực tiếp phần
điệp được gửi gắm trong đề
(15 Phút) phát biểu của
tác phẩm
học sinh
GV sử dụng
Liên hệ, mở rộng các tác
Hoạt động rubric đánh giá
phẩm khác để củng cố, hệ
mở rộng 3.4.1 Đàm thoại gợi mở trực tiếp phần
thống hoá kiến thức trong
(10 Phút) phát biểu của
chương trình
học sinh
B. Các hoạt động học
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1. Mục tiêu: Hướng đến YCCĐ 3.1.2
2. Tổ chức hoạt động
 Chuẩn bị
- GV chuẩn bị tranh thư pháp, câu hỏi và rubric đánh giá
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu tranh thư pháp và nêu câu hỏi
Theo em, đây là sản phẩm của loại hình nghệ thuật nào?
Em biết gì về loại hình nghệ thuật này?
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ cá nhân và chuẩn bị để trình bày
 Báo cáo nhiệm vụ học tập

2
- GV mời HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến
 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
(1) (2) (3)
HS không nhận diện được HS nhận diện được loại HS nhận diện và nêu được
loại hình: thư pháp. hình: thư pháp nhưng không đặc điểm của loại hình nghệ
nêu được đặc điểm của loại thuật: thư pháp.
hình nghệ thuật này.

Hoạt động 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC (50 phút)


Hoạt động 2.1. Tìm hiểu nhân vật (15 phút)
1. Mục tiêu: Hướng đến YCCĐ 3.2.1
2. Tổ chức hoạt động
 Chuẩn bị
GV chuẩn bị phiếu học tập tìm hiểu nhân vật, đáp án và rubric đánh giá
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ
- GV phát phiếu học tập cho HS và hướng dẫn, quy định thời gian hoàn thành phiếu học tập
(5 phút)
TÌM HIỂU NHÂN VẬT HUẤN CAO VÀ VIÊN QUẢN NGỤC
NHÂN VẬT
YẾU TỐ
HUẤN CAO VIÊN QUẢN NGỤC
Ngoại hình
Hành động
Lời nói
Tính cách
NHẬN XÉT

 Thực hiện nhiệm vụ học tập


Trong 4 nhóm, có 2 nhóm thảo luận về nhân vật Huấn Cao, 2 nhóm thảo luận về nhân vật
viên quản ngục.
 Báo cáo nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của từng nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV mời các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chỉnh sửa và trình chiếu đáp án

3
TÌM HIỂU NHÂN VẬT HUẤN CAO VÀ VIÊN QUẢN NGỤC
NHÂN VẬT
YẾU TỐ
HUẤN CAO VIÊN QUẢN NGỤC
Hoàn cảnh Là một người anh hùng thất thế, Đảm nhận chức quản ngục, sống giữa
vốn là thủ lĩnh những người gông xiềng, tội ác, “người ta sống bằng
“phản nghịch” dứng lên chống lừa lọc, bằng tàn nhẫn”, hàng ngày phải
lại triều đình, nay bị kết án tử, làm việc và chứng kiến bao điều xấu xa.
giam cầm và chờ ngày ra pháp Hoàn cảnh ấy dễ đẩy con người vào ác
trường là người tử tù sắp đi vào đạo, vào bùn nhơ, dễ làm chết nhân cách
cõi chết. con người bằng bóng tối của nó.

Ngoại hình Là một người thơ lại gầy gò đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu,
những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự
bây giờ đã biến mất hẳn, chỉ còn là mặt
nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm
nhẹ
Tính cách Rất tài hoa: Say mê cái đẹp, biết quí trọng tài hoa
- Qua lời nhận xét của thầy thơ của con người: “...sở nguyện của viên
lại, viên quản ngục: “văn võ quan coi ngục này là có một ngày kia
đều có tài cả” được treo ở nhà riêng mình một đôi câu
- Nổi tiếng là người có tài viết đối do tay ông Huấn Cao viết” ; “Quản
chữ đẹp: “chữ ông Huấn Cao ngục mong mỏi một ngày gần đây ông
đẹp lắm, vuông lắm”, có cái tài Huấn sẽ dịu bớt tính nết, thì y sẽ nhờ ông
“viết chữ rất nhanh và rất đẹp” viết, ông viết cho...cho mấy chữ trên chục
và “có được chữ ông Huấn Cao vuông lụa trắng đã can lại kia. Thế là y
mà treo là có một báu vật trên mãn nguyện.”
đời” Biết kính trọng người tài đức:
Có khí phách hiên ngang, - Trước khi đón nhận những người tù:
không khuất phục trước uy “ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta
quyền: muốn cho ông ta đỡ cực trong những
- Đứng đầu cuộc khởi nghĩa ngày cuối cùng còn lại”
chống lại triều đình phong kiến - Khi tiếp nhận tử tội:“Trái với phong tục
thối nát, là tử tù nhưng rất ung nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi
dung, bình thản ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt
- Hành động dỗ gông trước lời hiền lành. Lòng kiêng nể, tuy cố giữ kín
dọa và giễu cợt của tên lính đáo mà cũng đã rõ quá rồi”, không dùng
“Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi bất cứ hình phạt nào để trấn áp những tử
gông nặng, khom mình thúc tội này
mạnh dầu thanh gông xuống - Trong quá trình Huấn Cao trong ngục:
thềm đá tảng đánh thuỳnh một “...ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết.
cái” Tôi sẽ cố gắng chu tất”; mặc dù bị Huấn
- Thái độ đầy cao ngạo, khinh Cao tiếp đón với thái độ khinh thường
bạc khi trả lời quản ngục – nhưng ông vẫn hết sức cung kính và lễ
người đại diện triều đình phong phép lui ra: “xin lĩnh ý”; sau đó lại đối xử
kiến tại đây: “Ngươi hỏi ta tốt hơn: “ từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn

4
muốn gì? Ta chỉ muốn một điều đưa đến đều đều và có phần hậu hơn
là nhà ngươi đừng đặt chân vào trước”, tôn trọng lời Huấn Cao nên ông
đây”, “Đến cái cảnh chết “không để chân vào buồng giam ông
chém, ông còn chẳng sợ nữa là Huấn nữa” ; đặc biệt cả năm bạn đồng
những trò tiểu nhân thị oai chí của Huấn Cao “cũng đều được biệt
này” đãi như thế cả”
- Luôn bình thản ung dung đón Có bản chất lương thiện:
nhận, chờ đợi cái chết: “thản - Luôn day dứt khi chọn nhầm nghề, ông
nhiên nhận rượu thịt, coi đó tự nhủ với mình: “Có lẽ lão bát này là
như là một việc vẫn làm trong một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như
cái hứng sinh bình lúc chưa bị mình, chọn nhầm nghề mất rồi”
giam cầm” - Hoàn toàn có thể dùng vũ lực và uy
Là người có thiên lương trong quyền để ép Huấn Cao cho chữ nhưng
sáng, có nhân cách cao đẹp: ông đã không làm như vậy
- Không tham quyền hám lợi - Rất xúc động trước lời khuyên của
mà bán rẻ giá trị của mình, Huấn Cao “Ngục quan cảm động, vái
“không vì vàng ngọc hay quyền người tù một vái, chắp tay nói một câu
thế mà ép mình viết câu đối bao mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm
giờ” cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái
- Trọng nghĩa khí: vốn khinh lĩnh.”
bạc nhưng khi biết phẩm chất
tốt đẹp và sở thích cao quý của
quản ngục – “Ta cảm cái tấm
lòng biệt nhỡn liên tài của các
người”, Huấn Cao đã sẵn sàng
cho chữ; đồng thời có chút ân
hận, băn khoăn vì “thiếu chút
nữa đã phụ mất một tấm lòng
trong thiên hạ”
- Không chỉ gìn giữ, quý trọng
thiên lương của mình, Huấn
Cao còn thân thành khuyến
thiện con người, cho quản ngục
những lời khuyên chân thành, ý
nghĩa: “Thầy hãy thoát khỏi cái
nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến
chuyện chơi chữ. Ở đây, khó
giữ thiên lương cho lành vững
và rồi cũng đến nhem nhuốc
mất cả đời lương thiện đi”
NHẬN - Qua hình tượng nhân vật Huấn - Trong nhân vật này tồn tại song song
XÉT Cao, tác giả bộc lộ quan niệm hai con người: con người bổn phận (viên
tiến bộ về cái đẹp: cái đẹp là bất quan coi giữ tù mẫn cán, là đại diện cho
diệt, cái tài đi đôi với cái tâm, bộ máy cai trị của triều đình phong kiến)

5
cái đẹp và cái thiện không thể và con người nghệ sĩ (có sở thích cao
tách rời nhau quí, có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” bất
- Đồng thời tác giả cũng thể chấp sự khinh bạc của Huấn Cao và sự
hiện sự trân trọng những giá trị khắt khe của pháp luật)
tinh thần của dân tộc, đó cũng - Qua nhân vật viên quản ngục, nhà văn
là tình cảm yêu nước kín đáo muốn khẳng định: trong mỗi con người
của nhà văn. đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài.
Cái đẹp chân chính của phẩm chất, nhân
cách trong bất kì hoàn cảnh nghiệt ngã
nào vẫn được gìn giữ, cẫn không bị che
khuất, lấn át.
- Đồng thời tác giả cũng bộc lộ quan
niệm thẩm mĩ tiến bộ: với cái đẹp, người
sáng tạo nên và người biết trân trọng,
phát hiện, gìn giữ đều đáng quí.

 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG
TÌM HIỂU NHÂN VẬT
(1) (2) (3)
HS không xác định được HS xác định đúng nhưng HS xác định đúng và đủ dẫn
dẫn chứng ứng với yếu tố. không đủ dẫn chứng. chứng.
HS không nhận xét được HS nhận xét chưa đầy đủ về HS nhận xét đúng về nhân
hoặc nhận xét không hợp lí nhận vật. vật.
về nhân vật.
HS không thảo luận để hoàn HS có thảo luận nhưng chưa HS tập trung thảo luận để
thành phiếu học tập. tập trung và nhiệt tình để hoàn thành phiếu học tập.
hoàn thành phiếu học tập.
HS hoàn thành dưới 50% HS hoàn thành từ 50 – 80% HS hoàn thành trên 80%
phiếu học tập phiếu học tập. phiếu học tập.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu không gian, thời gian (cảnh cho chữ) (10 phút)
1. Mục tiêu: Hướng đến YCCĐ 3.2.1
2. Tổ chức hoạt động:
 Chuẩn bị
- GV chuẩn bị câu hỏi và rubric đánh giá
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi và mời cá nhân HS trả lời
(1) Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?
(2) Không gian và thời gian đó được tác giả miêu tả như thế nào?

6
(3) Không gian và thời gian trong cảnh cho chữ có gì khác biệt so với lẽ thường?
(4) Theo em, không gian và thời gian đó có tác động gì đến cảnh cho chữ?
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời
 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung
 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
(1) Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục diễn ra ở nhà lao, vào lúc đêm khuya.
(2) Không gian: buồng tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi, phân chuột
phân gián
Thời gian: đêm khuya, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh.
(3) Theo lẽ thường, cảnh cho chữ thường xảy ra ở không gian sáng sủa, trang trọng vào
những dịp lễ, tết. Nhưng trong tác phẩm, cảnh cho chữ lại diễn ra vào lúc đêm khuya ở nơi
chật hẹp, u ám, tối tăm.
(4) Không gian và thời gian tạo nên sự đặc biệt trong cảnh cho chữ, làm nên “một cảnh tượng
xưa nay chưa từng có”.
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÌM HIỂU KHÔNG GIAN, THỜI GIAN
(1) (2) (3)
HS không trả lời được hoặc HS trả lời đúng được 2 – 3 HS trả lời đúng cả 4 câu.
chỉ trả lời đúng 1 câu. câu.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu tình huống truyện (15 phút)
1. Mục tiêu: Hướng đến YCCĐ 3.2.1
2. Tổ chức hoạt động:
 Chuẩn bị
- GV chuẩn bị câu hỏi và rubric đánh giá
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở cho HS
(1) Em có nhận xét gì mối quan hệ giữa Huấn Cao và Viên quan ngục trong hoàn cảnh ngục
tù?
(2) Nếu họ gặp gỡ ở một hoàn cảnh khác thì mối quan hệ của họ có thể là gì?
(3) Từ đó, em có nhận xét gì về hoàn cảnh gặp gỡ của họ?
(4) Vậy theo em, tình huống truyện trong tác phẩm là gì?

7
(5) Tình huống truyện trong tác phẩm thuộc loại tình huống nào?
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời câu hỏi.
 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
(1) Họ đại diện cho hai thế lực, đứng đầu hai chiến tuyến.
(2) Mối quan hệ tri kỉ, yêu cái đẹp.
(3) Hoàn cảnh gặp gỡ vừa hợp lí vừa bất thường.
(4) Tình huống truyện: sự gặp của hai nhân vật diễn ra trong hoàn cảnh éo le, khác thường.
Họ đối lập về vị thế xã hội nhưng về phương diện nghệ thuật đây là đôi tri kỉ tri âm.
(5) Thuộc tình huống hành động.
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HUỐNG TRUYỆN
(1) (2) (3)
HS không trả lời được hoặc HS trả lời đúng được 2 – 3 HS trả lời đúng cả 4-5 câu.
chỉ trả lời đúng 1 câu. câu.

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu ngôi kể (10 phút)


1. Mục tiêu: Hướng đến YCCĐ 3.2.1
2. Tổ chức hoạt động:
 Chuẩn bị
GV chuẩn bị câu hỏi và rubric đánh giá
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi
(1) Truyện ngắn đã sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu để em xác định được ngôi kể đó?
(2) Ngôi kể đó có tác dụng gì?
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ cá nhân
 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời câu hỏi
 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
(1) Truyện ngắn này được kể theo ngôi thứ ba vì người kể chuyện không xuất hiện trong tác
phẩm.

8
(2) Ngôi kể thứ ba giúp các sự kiện trong tác phẩm được kể lại khách quan hơn.
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÌM HIỂU NGÔI KỂ
(1) (2) (3)
HS không xác định được HS xác định được ngôi kể HS xác định được ngôi kể và
ngôi kể nhưng không nêu được tác nêu được tác dụng
dụng

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (10 phút)


1. Mục tiêu: Hướng đến YCCĐ 2
2. Tổ chức hoạt động:
 Chuẩn bị
GV chuẩn bị trò chơi và rubric đánh giá
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 2 đội để trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị và mời thành viên từng đội trả lời
trả lời

Câu 1: Đâu không phải là lời khuyên cuối cùng của Huấn Cao.
a. Cái đẹp có thể ra đời ở hoàn cảnh tối tăm nơi có cái xấu, cái ác.
b. Nó sống cùng cái xấu, cái ác như là một sự thách thức. Càng ở trong cái ác, cái
đẹp càng có khả năng khẳng định mình là thứ thanh âm trong bản nhạc xô bồ.
c. Cái đẹp không thể sống chung cùng cái ác. Thái độ cam chịu nô lệ không thể
làm bạn với cái đẹp.
Câu 2: Lời nói và hành động đuổi rệp của Huấn Cao cho thấy chất thép trong tính
cách Huấn Cao khiến ông là “khách tự do” trong tù ngục.
a. Đó là khí tiết của Cao Bá Quát khi ra pháp trường còn ngâm thơ.
Một chiếc cùm lim chân có ĐẾ
Ba vòng xích sắt đứng thì VƯƠNG.
b. Đó là sự miệt thị cường quyền mà mình muốn đạp đổ. Đó là việc đề cao cái tài
và cái tâm của ông Huấn.
c. Đó là chi tiết khiến cho quản ngục lo sợ.
Câu 3: Các nhân vật lãng mạn đều phi thường, tính cách chi phối hoàn toàn, bất
chấp hoàn cảnh. Nhân vật nào không phải nhân vật lãng mạn:
a. Huấn Cao.
b. Quản ngục.
c. Thơ lại.

9
d. Tên lính áp giải tù.
Câu 4: Sau khi bị Huấn Cao lạnh nhạt, khinh bạc, quản ngục vẫn đưa cơm rượu
đều đều và có phần hậu hơn trước không chỉ với Huấn Cao mà cả năm đồng chí
khác. Hành động này chứng tỏ.
a. Sống lâu trong đề lao, quản ngục không biết nhục không còn biết xấu hổ là gì.
b. Quản ngục vẫn hi vọng có thể mua chuộc được Huấn Cao cho chữ. Nó là thói
quen của kẻ vốn ưa đút lót quỳ lụy quan trên.
c. Tôn trọng một nhân cách, một khí phách để lấy đó soi chiếu vào mình. Nhìn
mình rõ hơn để hoàn thiện nhân cách.
Câu 5: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trích từ tập nào sau đây?
A. Vang bóng một thời.
B. Một chuyến đi.
C. Chiếc lư đồng mắt cua.
D. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.
Câu 6: Đề tài nào sau đây không nằm trong chặng đường sáng tác của Nguyễn
Tuân trước CMT8-1945?
A. Chủ nghĩa xê dịch.
B. Đời sống truy lạc.
C. Chủ nghĩa xét lại.
D. Vẻ đẹp vang bóng một thời.
Câu 7: Dòng nào sau đây biểu hiện đặc điểm con người Nguyễn Tuân?
A. Một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
B. Ý thức cá nhân phát triển rất cao
C. Rất mực tài hoa.
D. Một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình
E. Tất cả những ý trên.
Câu 8: Dòng nào sau đây không thuộc giá trị nội dung truyện ngắn “Chữ người tử
tù” của Nguyễn Tuân?
A. Ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa bất tử.
B. Nhân vật có sức hút mãnh liệt về khí tiết, nhân cách sống.
C. Ca ngợi cái đẹp toả ra từ “thiên lương” con người.
D. Lối kể chuyện vừa cổ kính vừa hiện đại, tả cảnh tạo tình huống và xây dựng
tính cách độc đáo.

10
Câu 9:“Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy” trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”
của Nguyễn Tuân là cảnh tượng nào sau đây?
A. Rồi một hôm, quản ngục mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn...
B. Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công
văn...
C. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa
trắng tinh căng mình trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục
lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng.
Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.
D. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng
nước mắt ri vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ theo đội và trả lời câu hỏi

 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét, chỉnh sửa và trình chiếu đáp án:
Câu 1: b
Câu 2: b
Câu 3: d
Câu 4: c
Câu 5: d
Câu 6: b
Câu 7: e
Câu 8: d
Câu 9: c
 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


(1) (2) (3)
HS không trả lời được hoặc HS trả lời đúng được 4 – 6 HS trả lời đúng cả 9 câu.
chỉ trả lời đúng 3 câu. câu.

11
Hoạt động 4: VẬN DỤNG (15 phút)

1. Mục tiêu: Hướng đến YCCĐ 1, 3.3.1


2. Tổ chức hoạt động
 Chuẩn bị
GV chuẩn bị câu hỏi và rubric đánh giá
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi và mời cá nhân HS trả lời

Đặt em vào tình huống, nếu như bạn của em để quên điện thoại ở hộc bàn, khi đó cả lớp đã ra về, đó lại
là chiếc điện thoại em mong muốn có được nhưng ba mẹ không đủ điều kiện mua cho em. Em sẽ làm gì
trong tình huống ấy? Và em có liên hệ gì đến thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm
này?

 Thực hiện nhiệm vụ học tập


HS suy nghĩ cá nhân và trả lời
 Báo cáo nhiệm vụ học tập
HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét câu trả lời của HS
 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Thông điệp của tác phẩm: Hãy giữ thiên lương trong sạch dù trong bất kì hoàn cảnh nào

RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


(1) (2) (3)
HS không trả lời được câu HS trả lời hợp tình, hợp lí HS trả lời hợp tình, hợp lí và
hỏi hoặc trả lời không hợp nhưng còn lan man, không đúng trọng tâm
tình, hợp lí đi vào trọng tâm câu hỏi
HS trả lời không thuyết phục HS trả lời thuyết phục HS trả lời thuyết phục và
và thiếu tính nhân văn nhưng thiếu tính nhân văn nhân văn
và ngược lại
HS không liên hệ đến thông HS liên hệ được đến thông HS liên hệ được đến thông
điệp của tác phẩm điệp của tác phẩm nhưng điệp của tác phẩm
còn lan man

12
Hoạt động 5: MỞ RỘNG (10 phút)
1. Mục tiêu: Hướng đến YCCĐ 3.4.1
2. Tổ chức hoạt động:
 Chuẩn bị
GV chuẩn bị câu hỏi và rubric đánh giá
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi và mời cá nhân HS trả lời
(1) Tác phẩm “Chén trà trong sương sớm” tập trung miêu tả về vấn đề gì?
(2) Em hãy chỉ ra những chi tiết miêu tả về việc pha trà và uống trà của ông Ấm. Em có nhận
xét gì về những chi tiết trên?
(3) Em có suy nghĩ gì về thái độ của ông Ấm trong việc việc pha trà và uống trà? Theo em, vì
sao ông Ấm lại có thái độ như vậy?
(4) Theo em, ông Ấm trong tác phẩm “Chén trà trong sương sớm” có điểm gì tương đồng với
nhân vật viên quản ngục trong “Chữ người tử tù”?
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời
 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung
 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
(1) Tác phẩm “Chén trà trong sương sớm” tập trung miêu tả về việc uống trà của ông Ấm.
(2) Những chi tiết miêu tả về việc pha trà và uống trà của ông Ấm:
“ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng không chút gợn”, “sung sướng hoàn toàn
thấy cái độc ẩm kia là nhẵn nhụi quá”, “cụ Ấm rót thử một chút nước xuống đất xem có thực
là sôi không”
“bao giờ cũng có ít ra là hai ấm đồng đun nước, ấm nước sôi nhắc ra khỏi lò than là đã có
chiếc ấm thứ hai đặt lên đấy rồi. Và hai ấm đồng đó cứ được mãi mãi thay phiên nhau đặt lên
lò than đỏ rực”, “Nhẹ nhàng, khoan thai, cụ Ấm nhắc cả đĩa dầm, chén tống, chén quân ra
khỏi lòng khay”
“Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm […] để vào đấy bao
nhiêu công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi, nếu trong ấm trà pha ngon, người ta
chịu nhận thấy một chút mùi thơ và một tị triết lý và tâm lý”.
“phải tự tay mình chế nước, nhất nhất cái gì cũng làm lấy cả, không dám nhờ đến người khác,
sợ làm thế thì mất hết cả thành kính”, “Chỉ có người tao nhã,cùng một thanh khí, mới có thể

13
cùng ngồi bên một ấm trà”, “Phải gạn vét ở nhiều lá mới đủ uống một ấm […] đi thuyền
thúng vớt những giọt thủy ngân ấy ở lá sen mặt đầm”
Những chi tiết trên cho thấy sự cẩn thận, tỉ mỉ, công phu của ông Ấm trong việc pha trà và
uống trà.
(3) Ông Ấm có thái độ nâng niu, trân trọng thú uống trà bởi ông xem nó là một thú vui tao
nhã, đầy nghệ thuật.
(4) Cả hai nhân vật đều là những người yêu cái đẹp và giữ gìn, trân trọng các giá trị văn hóa.

RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG


(1) (2) (3)
HS không trả lời được hoặc HS trả lời đúng được 2 – 3 HS trả lời đúng cả 4 câu.
chỉ trả lời đúng 1 câu. câu.

14

You might also like