Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 57

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA NGỮ VĂN

HỌC PHẦN
DẠY HỌC TIẾP NHẬN VĂN BẢN (VĂN HỌC) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ
(Mã lớp học phần: LITR150401)

BÀI TẬP GIỮA KỲ


TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC THỂ LOẠI CÓ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN (2018)

Danh sách nhóm


1. Phan Thị Lý 43.01.601.044
2. Phạm Thị Ái Nhân 43.01.601.055
3. Huỳnh Kim Phúc 43.01.601.064
4. Trần Thị Thu Phương 43.01.601.066
5. Bùi Lâm Trúc Quỳnh 43.01.601.069
6. Nguyễn Thị Thu Thủy 43.01.601.084
7. Nguyễn Ngọc Đan Thy 43.01.601.085
8. Phạm Thị Bạch Tuyết 43.01.601.094
9. Nguyễn Phạm Tường Vy 43.01.601.098

TP.HCM, ngày 1 tháng 10 năm 2020


0
PHẦN A: CÁC THỂ LOẠI CHỈ XUẤT HIỆN 1 LẦN Ở 1 KHỐI LỚP THEO
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN (2018)

TRUYỀN THUYẾT (LỚP 6)

1. Khái niệm

Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại có sự kỳ diệu – là lịch sử hoang
đường – hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử. Tính chất thể loại
của truyền thuyết bắt đầu được khẳng định rõ. (Đỗ Bình Trị, Lịch sử văn học Việt Nam)

2. Phân loại

Căn cứ theo thời gian, có thể chi truyền thuyết theo các giai đoạn:

- Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng
ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các truyền
thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh
Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...
- Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm
(257 TCN-208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ bị xâm lược
và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là
truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là
lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược
thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...
- Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây
dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là
sự suy sụp của các triều đại phong kiến.

3. Đặc trưng thể loại

- Về cốt truyện: Có xu hướng bám sát lịch sử.

- Về nhân vật: Giàu nhân tính hơn.

- Về lời người kể chuyện: Lời kể chuyện chưa có giá trị nghệ thuật cao như trong truyện cổ
tích và sử thi. Lời kể của một số truyền thuyết rút ra từ thần tích không còn giữ được chất dân
gian

1
- Về lời nhân vật: Mang tính hư cấu, thể hiện sức mạnh vạn năng

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Truyền thuyết thường kết thúc mở, nhân vật vẫn tồn tại và sẽ tham gia vào những sự kiện mới
của lịch sử.

5. Tác phẩm tiêu biểu: Sơn Tinh, Thủy Tinh

CỔ TÍCH (LỚP 6)

1. Khái niệm

Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện
cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lí
xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động. (Wikipedia)

2. Phân loại

Truyện cổ tích gồm ba loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích đồ vật, truyện cổ tích thế tục.

3. Đặc trưng thể loại

- Về cốt truyện: Có cốt truyện hoàn chỉnh, là những truyện kể đã hoàn tất.

- Về nhân vật: thường là những nhân vật nghèo, bất hạnh,…

- Về lời người kể chuyện: sinh động, hấp dẫn, mang màu sắc cổ.

- Về lời nhân vật: linh hoạt, thường được lí tưởng hóa.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Kì ảo, hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại. Truyện cổ tích có tính
giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng
phạt công minh. Thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái
thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị bài trừ hoặc bị chế giễu.

5. Tác phẩm tiêu biểu: Sọ dừa, Tấm Cám

2
ĐỒNG THOẠI (LỚP 6)

1. Khái niệm

Đồng thoại là một thể loại hiện đại dành cho trẻ em, sử dụng loài vật, đồ vật và các vật vô tri
được nhân cách hóa làm nhân vật chính, có quan hệ gần gũi với nhiều thể loại, nhất là cổ tích
và ngụ ngôn. Đồng thoại được viết mang nhiều ý ẩn dụ, giàu tưởng tượng. Những tưởng
tượng trong đồng thoại phải hợp lý, có căn cứ. Từ đó, qua thế giới không thực mà lại thực đó,
tác giả lồng cho trẻ em những tình cảm và cuộc sống của con người. (Wikipedia)

2 Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

- Cốt truyện dựa trên những cốt truyện có sẵn hoặc nhà văn tự mình tạo ra cốt truyện mới
(Trong trường hợp này, nhà văn sẽ dựa vào khả năng hư cấu, tưởng tượng để hình thành nên
cốt truyện mới). Cốt truyện được sử dụng phổ biến trong đồng thoại Việt Nam là cốt truyện
tuyến tính – hành động.

- Nhân vật chủ yếu là loài vật.

- Lời người kể chuyện được đưa vào câu chuyện, có giọng điệu trò chuyện cùng người đọc.

- Lời nhân vật dễ hiểu, thể hiện rõ tính cách từng nhân vật.

4. Bổ sung những điểm đặc sắc: không có

5. Tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)

THƠ LỤC BÁT (LỚP 6)

1. Khái niệm:

Thể thơ lục bát (六八) là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản
gồm một câu 6 âm tiết và 1 câu 8 âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều
câu tạo thành không hạn chế số câu. (Wikipedia)

2. Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

- Thơ lục bát gồm có câu 6 tiếng và câu 8 tiếng, xen kẽ nhau cho đến khi bài thơ kết thúc.

- Thơ lục bát bắt đầu bằng câu 6 tiếng và kết thúc bằng câu 8 tiếng.
3
- Số dòng trong một bài thơ lục bát ngắn nhất là hai dòng và độ dài bài thơ không có giới hạn,
tác giả có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc, thể hiện ý tưởng của bản thân để có được một bài thơ
hoàn chỉnh.

- Thơ lục bát có các loại vần sau:

Gồm có các dạng là vần bằng và vần trắc tùy thuộc vào các thanh (còn gọi là dấu) kèm theo
nó.

+ Vần bằng: là vần không có thanh và vần có thanh huyền (tức dấu huyền).

+ Vần trắc: là các vần có một trong các thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng.

+ Vần chân: là vần ở cuối câu lục và cuối câu bát

+ Vần lưng: là vần ở giữa câu bát

- Cách gieo vần của thơ lục bát: gieo vần ở thơ lục bát cần tuân thủ quy tắc

+ Tiếng thứ 2, 4, 6 phân minh, tức là phải theo đúng quy tắc bằng trắc đã được quy định sẵn.

+ Ở câu lục: Tiếng thứ 2, 4, 6 lần lượt là BẰNG – TRẮC – BẰNG

+ Ở câu bát: Tiếng thứ 2, 4, 6, 8 lần lượt là BẰNG – TRẮC – BẰNG – BẰNG

+ Tiếng thứ 1, 3, 5 bất luận, tức là ở các tiếng này có thể gieo vần tự do, tuỳ theo ý thích.

+ Cách gieo vần: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát kế nó. Và tiếng thứ 8
câu bát đó lại vần với tiếng thứ 6 của câu lục kế tiếp.

- Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn là 2/4 (2/2/2, 4/2) hoặc 4/4 (2/2/4, 2/2/2/2, 4/2/2).

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Đôi khi để nhấn mạnh hay diễn tả những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột, tâm
trạng khác thường, bất định… thì người ta đổi thành nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5…

5. Tác phẩm tiêu biểu: Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu); Khi con tu hú (Tố Hữu)

TRUYỆN NGỤ NGÔN (LỚP 7)

1. Khái niệm

Ngụ ngôn là lời nói, mẫu chuyện có ngụ ý (ngụ là gửi) xa xôi bóng gió được sử dụng rộng rãi
trong nhiều thể loại văn học dân gian kể cả văn học thành văn (như thơ ngụ ngôn, truyện ngụ

4
ngôn, ca dao, tục ngữ,…). Truyện ngụ ngôn thường dùng loài vật, đồ vật để gián tiếp nói
chuyện loài người, nêu lên những bài học luân lý hoặc triết lý dưới một hình thức kín đáo. (Lê
Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học)

2. Phân loại

Dựa vào nội dung, có thể chia truyện ngụ ngôn thành ba loại :

- Truyện ngụ ngôn có nội dung đả kích giai cấp thống trị

- Truyện ngụ ngôn phê phán thói hư tật xấu của con người

- Truyện ngụ ngôn nêu lên triết lý dân gian

3. Đặc trưng thể loại

- Về đề tài: Đề tài trong truyện ngụ ngôn thường mang tính thế sự. Viết về những câu chuyện
xoay quanh thói hư tật xấu của mọi người, viết về thói ngang ngược, thói đạo đức giả của
những kẻ cầm quyền trong xã hội cũ hay cũng có thể là đề cập đến những kinh nghiệm dân
gian được rút ra từ thực tiến đời sống.

- Về sự kiện: Sự kiện xảy ra trong một truyện ngụ ngôn thường ngắn và đơn giản. Mỗi truyện
ngụ ngôn thường chỉ có một hoặc một vài sự kiện để nêu lên vấn đề tác giả muốn nhắc đến.
Nét đặc biệt trong truyện ngụ ngôn là khi xảy ra sự kiện trong truyện, ta sẽ thấy phần truyện
kể nổi bật lên, còn phần ý nghĩa thì lắng đọng để người đọc tự rút ra.

- Về cốt truyện: Cốt truyện trong các truyện ngụ ngôn thường đơn giản và ngắn gọn, sử dụng
những yếu tố gần gũi, quen thuộc, hiện thực trong đời sống.

- Về nhân vật: Nhân vật trong ngụ ngôn rất đa dạng, có thể là bất cứ cái gì trong vũ trụ: từ con
người , thần linh đến loài vật, cây cỏ ...Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được xây dựng qua sự
đối lập giữa thông minh và ngu ngốc, tốt bụng và xấu xa, bé nhỏ và to lớn,…Tác giả dân gian
cũng dùng biện pháp phủ định để khẳng định trong xây dựng nhân vật ngụ ngôn.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Bên cạnh các đặc trưng về thể loại nếu trên, khi nhắc đến truyện ngụ ngôn, chúng ta không
thể không nhắc đến biện pháp ẩn dụ được sử dụng trong thể loại này.

Truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ thông qua ngôn ngữ hàm súc. Tác giả dân gian
miêu tả đặc điểm phổ biến của các con vật để biểu trưng cho con người, từng con vật được
xây dựng tiêu biểu cho từng loại người trong xã hội. Chẳng hạn: cáo xảo quyệt, mèo giả dối...
5
5. Tác phẩm tiêu biểu: Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn Việt Nam); Đẽo cày giữa
đường (Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG (LỚP 7)

1. Khái niệm

Truyện khoa học viễn tưởng là một thể loại được viết bằng văn xuôi, chứa các mô típ giả
tưởng dựa trên khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, du hành thời gian, các vũ
trụ song song, người ngoài hành tinh,... Khoa học viễn tưởng thường đi vào khám phá những
hệ luỵ, ảnh hưởng tiềm tàng của các phát kiến khoa học. Bởi vậy nó được gọi là "dòng văn
của các ý tưởng." (Wikipedia)

2. Phân loại

Nhìn chung, ta có thể phân truyện khoa học viễn tưởng thành hai loại, dựa vào nội dung
của nó :

- Khoa học viễn tưởng “cứng” bao gồm những tác phẩm có tính chính xác khoa học rất cao,
đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như vật lý, vật lý thiên văn, và hoá học, hoặc
miêu tả hết sức chi tiết và hợp lý một thế giới có thể sẽ được hình thành khi khoa học công
nghệ đủ tân tiến.

- Nhóm khoa học viễn tưởng "mềm" này bao gồm những tác phẩm sử dụng nền tảng là các
môn khoa học xã hội như tâm lý học, kinh tế, chính trị, xã hội học, và nhân chủng học. Đôi
lúc nó còn được gán cho các tác phẩm với cốt truyện khó tin, chứa "khoa học" vô lý, và các
nhân vật thiếu chiều sâu.

3. Đặc trưng thể loại

- Về đề tài:

+ Đề tài được đề cập đến trong những truyện khoa học viễn tưởng là những đề tài chưa hoặc
không xuất hiện trong cuộc sống của con người, mà nó chỉ xuất hiện trong trí tưởng tượng của
con người hoặc xuất hiện ở một tương lai xa, khi mọi thứ đã trở nên hiện đại hơn rất nhiều.

+ Đề tài thường được viết trong những truyện khoa học viễn tưởng có thể nhắc đến như: Công
nghệ internet, trí tuệ nhân tạo phát triển vượt bậc; những hình tượng con người có phép thuật,
có năng lực siêu nhiên ; cũng có thể là những chuyến du hành thời gian, trở về quá khứ, đi
đến tương lai bằng những cổ máy; tái sinh những loại động vật đã tuyệt chủng rất lâu trước

6
đó, xây dựng nên thế giới cuộc sống thú vị cho chúng; chấm dứt một nền văn minh do bệnh
dịch, ngày tận thế, thiên thạch rơi, thảm hoạ sinh thái,…

- Về cốt truyện:

+ Cốt truyện khoa học viễn tưởng thông thường sẽ khá phức tạp, mang tính siêu nhiên, nằm
trong trí tưởng tượng của con người. Khi chúng ta đọc một truyện khoa học viễn tưởng, chúng
ta cũng cần thật tập trung, chú ý để hiểu hoặc đôi khi cần đọc đi đọc lại mới có thể tưởng
tượng ra những điều siêu nhiên trong truyện mô tả.

+ Cốt truyện này sẽ là hệ thống những sự kiện diễn ra phức tạp hoặc kì lạ, hoặc bao gồm cả
hai yếu tố trên.

- Về nhân vật: Nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng rất phong phú và mới lạ. Hệ thống
nhân vật có thể rất gần gũi như con người, con vật, cây cối,…hoặc cũng có thể rất xa lạ như
robot, yêu tinh, quái vật, những loại động vật đã tuyệt chủng hàng ngàn năm hoặc là những
loài mới vừa được lai tạo ra, siêu nhân,…

- Về không gian: Không gian xuất hiện trong truyện khoa học viễn tưởng có lúc quen thuộc,
nhưng cũng có lúc rất lạ lẫm. Quen thuộc khi không gian trong truyện là thế giới loài người,
nơi chúng ta đang sinh sống, nhưng dù không gian có quen thuộc thì những chuyện xảy ra
cũng rất kì lạ; lạ lẫm khi không trong truyện là những nơi xa xôi ngoài hành tinh, trên thiên
đường, ở những thế giới xa lạ có phù thuỷ, siêu nhân, phép thuật,…

- Về thời gian: Thời gian trong truyện khoa học viễn tưởng phần lớn là ở tương lai, khi mọi
thứ đã rất hiện đại. Nhưng cũng có một số truyện có thời gian ở thực tại.

4. Bổ sung điểm đặc sắc: không có

5. Tác phẩm tiêu biểu: Hai vạn dặm dưới đáy biển (Jules Verne); Harry Potter (J. K.
Rowling)

TỤC NGỮ (LỚP 7)

1. Khái niệm

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới
hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo
vần lưng. (Wikipedia)

2. Phân loại
7
Dựa vào chủ đề, có thể chi tục ngữ thành các nhóm:

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

- Tục ngữ về con người và xã hội

Hoặc:

- Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm lao động sản xuất

- Tục ngữ về các hiện tượng lịch sử xã hội

- Tục ngữ thể hiện các triết lý dân gian

3. Đặc trưng thể loại

- Về số lượng câu, chữ: Vì hình thức của tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, súc tích nên mỗi
câu tục ngữ cũng thường rất ngắn, thông thường chỉ là một đến hai dòng. Số chữ trong một
câu tục ngữ cũng không nhiều, có câu tục ngữ chỉ gồm bốn tiếng, hoặc có câu trên mười
tiếng. Nhưng nhìn chung, đều rất ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc.

- Về vần: Đa số các câu tục ngữ đều có vần, có thể khái quát thành hai loại là vần liền và vần
cách

+ Vần liền: là âm ở cuối vế thứ nhất của câu tục ngữ, được lặp lại ngay đầu vế thứ hai của câu
tục ngữ.

+ Vần cách: Là các vần xuất hiện trong câu tục ngữ có khoảng cách, không đi liền nhau.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Ngoài những yếu tố trên, chúng ta không thể không nhắc đến phép đối trong tục ngữ. Phép
đối trong tục ngữ thường phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh
nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.

4. Tác phẩm tiêu biểu: Tục ngữ Việt Nam

THƠ BỐN CHỮ (LỚP 7)

1. Khái niệm

Thơ bốn chữ có thể được xem là loại thơ đơn giản nhất, mỗi câu gồm có bốn chữ và số câu
không hạn định. (Wikipedia)

2. Phân loại: không có


8
3. Đặc trưng thể loại

- Về nhịp: Thơ bốn chữ thông thường được ngắt nhịp chẵn 2/2. Đôi khi cũng được ngắt nhịp
lẻ 1/3, 3/1,…để tang sự đặc biệt cho bài thơ

- Về vần:

+ Vần lưng: Gieo vào giữa dòng thơ

+ Vần chân: Gieo vào cuối dòng thơ

+ Vần liền: Gieo liên tiếp vần với nhau ở các dòng thơ

+ Vần cách: Gieo vần tách nhau cách dòng thơ

+ Vần hỗn hợp: Gieo vần không theo thứ tự nào, hỗn hợp tất cả các kiểu gieo vần trên.

- Về hình ảnh: Vì thơ bốn chữ là loại thơ đơn giản, câu thơ ngắn, có thể sử dụng để dạy cho cả
các em nhỏ cho nên những hình ảnh được tác giả sử dụng trong thơ bốn chữ thường quen
thuộc, gần gũi.

4. Bổ sung điểm đặc sắc: không có

5. Tác phẩm tiêu biểu: Mẹ (Đỗ Trung Lai); Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)

THƠ NĂM CHỮ (LỚP 7)

1. Khái niệm

Thơ năm chữ là loại thơ mỗi dòng có năm chữ và không hạn định số dòng thơ. Bài thơ thường
chia khổ, mỗi khổ thường 4 câu, nhưngcũng có khi 2 câu, hoặc không chia khổ. (Wikipedia)

2. Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

- Về nhịp: Cách ngắt nhịp trong câu thông thường là nhịp 3/2 hoặc2/3. Đôi khi có câu ngắt
nhịp 2/1/2 hoặc 1/2/2...

- Về vần:

+ Vần lưng: Gieo vào giữa dòng thơ

+ Vần chân: Gieo vào cuối dòng thơ

+ Vần liền: Gieo liên tiếp vần với nhau ở các dòng thơ
9
+ Vần cách: Gieo vần tách nhau cách dòng thơ

+ Vần hỗn hợp: Gieo vần không theo thứ tự nào, hỗn hợp tất cả các kiểu gieo vần trên.

4. Bổ sung điểm đặc sắc: không có

5. Tác phẩm tiêu biểu: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)

TRUYỆN CƯỜI (LỚP 8)

1. Khái niệm

Truyện cười là chuyện kể dân gian dùng hình thức gây cười để giải trí, hoặc để phê phán nhẹ
nhàng (Từ điển tiếng Việt, 2000, Hoàng Phê chủ biên)

2. Phân loại

Dựa vào chức năng, người ta phân truyện cười thành hai loại: truyện cười khôi hài và truyện
cười trào phúng .

3. Đặc trưng thể loại

- Về cốt truyện: ngắn, đơn giản

- Về bối cảnh: được xây dựng từ những câu chuyện trong cuộc sống.

- Về nhân vật: truyện cười rất ít nhân vật. Nhân vật chính trong truyện là đối tượng chủ yếu
của tiếng cười và truyện cười chủ yếu tập trung vào cái đáng cười ở nhân vật chứ không phải
làm nổi bật toàn bộ chân dung nhân vật hay cuộc đời số phận, tính cách nhân vật.

- Về ngôn ngữ: giản dị, ngắn gọn nhưng tinh và sắc.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Truyện cười thường có kết cấu ngắn gọn và chặt chẽ: không nhiều lời, nhiều chi tiết, truyện
cười xây dựng theo kiểu gói kín mở nhanh tình huống diễn biến tự nhiên, nhanh chóng và tất
cả đều hướng vào mục đích gây cười.

5. Tác phẩm tiêu biểu: Lợn cưới áo mới, Treo biển.

10
TRUYỆN LỊCH SỬ (LỚP 8)

1. Khái niệm

Truyện thuộc loại tự sự - có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp nghệ
thuật chính là kể. Truyện thừa nhận có vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng (Từ điển
văn học, tr 450)

2. Phân loại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.

3. Đặc trưng thể loại

- Về cốt truyện: Tác giả dựa trên chất liệu là lịch sử, với những sự kiện trong quá khứ rồi hư
cấu, tưởng tượng thêm để tạo nên những nội dung mới tạo hứng thú cho người đọc, phát huy
trí tưởng tượng, làm cho sự chân thực lịch sử được thăng hoa thành chân thực nghệ thuật.

- Về bối cảnh: Tái hiện lại không gian và thời gian lịch sử

- Về nhân vật: Nhân vật có thật hoặc dựa trên nguyên mẫu có thật trong lịch sử.

- Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuần Việt, gần gũi, dễ hiểu với muôn màu sắc của đời thường,
giảm thiểu số lượng từ Hán - Việt.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Truyện lịch sử giữ vai trò là cổ vũ tinh thần yêu nước, đề cao những bài học lịch sử, khích lệ
lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

5. Tác phẩm tiêu biểu: Kể chuyện Quang Trung (Nguyễn Huy Tưởng)

THƠ TRÀO PHÚNG (LỚP 8)

1. Khái niệm

Thơ trào phúng là thể thơ thuộc loại trào phúng, dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình
cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch
mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người.
(Wikipedia)

2. Phân loại

Thơ trào phúng ra làm hai: thơ châm biếm và thơ đả kích.

11
+ Thơ châm biếm nhằm mục đích giáo dục xã hội, giáo dục con người bằng nụ cười nhẹ
nhàng mà kín đáo, dí dỏm mà sâu sắc. Nụ cười đó bao hàm cả việc phê phán lẫn tinh thần xây
dựng.

+ Thơ đả kích nhằm lột mặt nạ kẻ thù bằng nụ cười có sức công phá mãnh liệt.

3. Đặc trưng thể loại

- Về thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, nói lái, phóng đại, so sánh, dùng hình tượng,…

- Về tác dụng của các thủ pháp nghệ thuật: Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái
bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng
của sự vật.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Tiếng cười trong thơ trào phúng là những tiếng cười vỗ mặt: cười đời, cười người và cười
chính mình. Ngoài ra, còn là tiếng cười sâu cay, không che giấu được nỗi đau buồn của nhà
thơ về thế sự, xã hội đảo điên đương thời.

5. Tác phẩm tiêu biểu: Vịnh khoa thi hương (Tú Xương)

THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ (LỚP 8)

1. Khái niệm

Thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời
Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh
mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết
sức chặt chẽ. (Wikipedia)

2. Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

- Về bố cục: Đề - Thực – Luận – Kết

- Về niêm: Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7


12
- Về luật: Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của
câu 1 là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất
nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo,
uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu
nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ
bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh.

- Về vần: Các tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần bằng với nhau.

- Về nhịp: Ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3, 3/4.

- Về đối: Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải
đối nhau và hai câu 5, 6 cũng đối nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể
cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ:
danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh...
Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì
bị gọi “thất đối”.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật còn có những biệt thể:

+ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.

Ví dụ: Giải cờ thế

Gặp thế cờ hay muốn phá thì...

Điều quân khiển tướng chẳng qua vì...

Trùng trùng trận cuộc song nhìn lại...

Điệp điệp quan binh nhưng nghĩ đi...

Ý chậm chí bền nên có lúc...

Trí nhanh nước sáng vẫn đôi khi...

Thú vui nhàn nhã dường như lắm...

Mất ngủ mà sao thật lạ kỳ...

(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)

13
+ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.

+ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.

+ Vĩ tam thanh: cuối mỗi câu có từ láy ba

Ví dụ: Luyện cờ

Suốt ngày ôm sách cửa cừa cưa

Thua mấy thì thua chứa chửa chừa

Kỹ quá nên đành sương sướng sượng

Sơ nhiều chả trách đửa đừa đưa

Thế hòa sao cứ đàu đau đáu

Nước thắng can chi bứa bửa bừa

Cứ gắng, việc đời nan nán nản

Biết bao gương sáng xửa xừa xưa

(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)

5. Tác phẩm tiêu biểu: Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT (LỚP 8)

1. Khái niệm

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu
1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ VII
vào nhà Đường, ở Trung Quốc. (Wikipedia)

2. Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

- Về bố cục: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp

- Về luật:

T - T - B - B - T - T - B (vần)

B - B - T - T - T - B - B (vần)

14
B-B-T-T-B-B-T

T - T - B - B - T - T - B (vần)

- Về vần: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1, 2, 4; gieo vần chéo; gieo vần ôm.

- Về nhịp: Nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa.

- Về đối: Có thể có đối hoặc không có đối.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Thơ tứ tuyệt cũng có nghĩa tác giả phải làm sao chỉ trong 4 câu thơ phải truyền tải cảm xúc và
tinh thần bài thơ theo cách tuyệt vời nhất đến cho những người thưởng thức và đọc nó .Cũng
có thể hiểu rằng chữ “tuyệt’’ là lấy ra “tứ’’ là 4 câu có nghĩa là thơ tứ tuyệt là bản sao thu nhỏ
của thơ bát cú là một nửa của thơ bát cú vì lấy ra 4 câu thơ trong bài bát cú để làm ra bài thơ
tứ tuyệt nên về cơ bản hai thể thơ này là hoàn toàn giống nhau.

5. Tác phẩm tiêu biểu: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

THƠ 6, 7 CHỮ (LỚP 8)

1. Khái niệm

Thơ 6, 7 chữ là thể thơ có 6, 7 tiếng mỗi câu và không hạn định về số câu. (Wikipedia)

2. Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

- Về từ ngữ: Đa dạng, phong phú

- Về hình ảnh: Đa dạng, phong phú, sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ

- Về bố cục: Không bị gò bó trong một bố cục nhất định

- Về mạch cảm xúc: Tùy thuộc theo mạch cảm xúc của tác giả

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Nhiều bài thơ 6, 7 chữ có thể tuân theo luật, song có nhiều bài thơ không tuân theo luật, tự do
sáng tạo.

5. Tác phẩm tiêu biểu: Quê hương (Đỗ Trung Quân), Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

15
TRUYỆN TRINH THÁM (LỚP 9)

1. Khái niệm

Là một truyện phiêu lưu. Bản thân tên gọi thể loại đã làm nổi bật một vài đặc điểm riêng của
nó. Nó nói lên nghề nghiệp của nhân vật chính. (Theo Wikipedia)

2. Phân loại

- Trinh thám tâm lí

- Trinh thám pháp lí – hình sự

- Trinh thám hành động

3. Đặc trưng thể loại

- Về không gian: Rộng lớn, quy mô

- Về thời gian: Chủ yếu là thời gian tuyến tính

- Về chi tiết: Gay cấn, hồi hộp

- Về cốt truyện: Đảm bảo hai điều kiện có tính chất tiền đề là điều tra vụ án (sự kiện) và thám
tử điều tra vụ án (nhân vật)

- Về nhân vật chính: Có tài năng suy đoán, phá án

- Về lời kể chuyện: Bí ẩn, lôi cuốn, hấp dẫn.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

- Những truyện kể trong suốt

- Những thủ pháp tạo nên sự bí ẩn, tạo sự nhẹ nhàng cho truyện kể

5. Tác phẩm tiêu biểu: Robinson Crusoe (D. Defoe), Sherlock Holmes (A. Doyle)…

THƠ SONG THẤT LỤC BÁT (LỚP 9)

1. Khái niệm

Thơ song thất lục bát là thơ gồm có 4 câu đi liền với nhau, trong đó là hai câu 7 tiếng (câu
thất 1 và câu thất 2), kế tiếp là câu lục và câu bát. (Wikipedia)
16
2. Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

- Về vần: Chữ cuối câu thất trên vần với chữ thứ 5 câu thất dưới, chữ cuối câu thất dưới vần
với chữ cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát. Và chữ cuối câu bát vần
với chữ thứ 5 (đôi khi chữ thứ 3) của câu thất tiếp theo.

- Về nhịp: Hai câu Thất hầu như tất cả đều được ngắt nhịp 3|4, có thể đối nhau hoặc không
đối. Tất nhiên những câu có đối nghe sẽ hay hơn. Và 3 chữ đầu trong câu Thất thường gợi nên
một hình ảnh, hoặc một âm thanh để câu thơ đột nhiên trở nên sắc sảo như một nét khắc hoạ,
một ấn tượng mạnh mẽ đi thẳng vào tâm hồn người đọc vậy

- Về số chữ: Thơ song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 1 câu 6 chữ, 1 câu 8

- Về số dòng trong một khổ thơ: 4

- Về sự khác biệt so với thể lục bát: Cách hiệp vần trong thơ lục bát khác với song thất lục
bát, tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó. Tiếng thứ tám câu bát đó
lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế tiếp.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Một bài thơ STLB hay, luôn luôn có đi kèm cùng các hình thức Mỹ Từ Pháp như: Ngắt mạch,
tiểu đối, đồng dạng, đảo ngữ, điệp ngữ v.v...

5. Tác phẩm tiêu biểu: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

THƠ 8 CHỮ (LỚP 9)

1. Khái niệm

Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng (SGK NV 9 trang
150)

2. Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

17
- Về bố cục: Bài thơ theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn định), có
thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ
biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián cách).

- Về kết cấu: Mỗi câu thơ bao gồm 8 chữ

- Về ngôn ngữ: Đẹp, nhẹ nhàng không quá gò bó

- Về BPTT: Sử dụng nhiều BPTT như so sánh, nhân hóa…

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Ngắt nhịp linh hoạt 4/4 hoặc 3/3/2 hoặc 3/2/3

5. Tác phẩm tiêu biểu: Bếp lửa (Bằng Việt)

THẦN THOẠI (LỚP 10)

1. Khái niệm

Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các
nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và
đời sống con người. (Wikipedia)

2. Phân loại

Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần
Mặt trăng, Mặt trời, Thần Mưa...

- Thần thoại về nguồn gốc các loài, bao gồm cả động vật và thực vật:Cuộc tu bổ các giống
vật, Thần Lúa,

- Thần thoại về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Mười
hai bà mụ, Nữ Oa- Tứ Tượng, Lạc Long Quân- Âu Cơ

- Thần thoại về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề :Nữ thần
nghề mộc.

3. Đặc trưng thể loại

- Về không gian: Vũ trụ rộng lớn

18
- Về thời gian: Các dấu mốc lịch sử

- Về cốt truyện: Phức tạp

- Về nhân vật: Là các vị thần, anh hùng.

- Về lời nhân vật: Hào sảng, mạnh mẽ, quyết đoán

- Về lời người kể chuyện: Lời kể mang giá trị nghệ thuật cao

4. Bổ sung những điểm đặc sắc

- Cho dù tác phẩm thần thoại thuộc nhóm nào, cho dù sự tích về các vị thần có hoang đường
đến đâu thì thần thoại vẫn chứa đựng những hiểu biết, những kinh nghiêm của người cổ đại.

- Những hiểu biết, những kinh nghiệm này thể hiện qua những câu trả lời về những hiện
tượng trong tự nhiên và xã hội. Những câu trả lời nầy có thể là sai lầm so với tư duy ngày
nay, nhưng những vấn đề ñ được người cổ đại đặt ra đôi khi vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với
chúng ta. Chẳng hạn, câu hỏi về nguồn gốc trái đất và nhân loại là câu hỏi lớn của triết học,
tôn giáo và khoa học.

5. Tác phẩm tiêu biểu: Herakles đi tìm táo vàng

TRUYỆN THƠ DÂN GIAN (LỚP 10)

1. Khái niệm

Là những truyện kể bằng thơ, biểu hiện cảm nghĩ bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc,
chứa đựng vấn đề xã hội. Có sư kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình, dung lượng lớn, mang tính
chất cố sự của truyện kể dân gian, biểu hiện dưới hình thức thơ ca với màu sắc trữ tình đậm.
(Wikipedia)

2. Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

- Về từ ngữ: Mộc mạc, giản dị, gần gũi

- Về hình ảnh: Quen thuộc với đời sống thường ngày

- Về vần: Từ cuối cùng của câu trước hiệp vần với từ cuối cùng của câu sau

19
- Về nhịp: 3/2, 3/5…

- Về đối: Xuất hiện tiểu đối giữ hai câu thơ liền kề

- Về chủ thể trữ tình (nhân vật trữ tình): Chàng trai, cô gái

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Là một thể loại khá đặc sắc, có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tự sự và trữ tình, mang đậm
bản sắc văn hóa.

5. Tác phẩm tiêu biểu: Xống chụ xon xao

KỊCH BẢN TUỒNG (LỚP 10)

1. Khái niệm

Khái niệm “kịch bản tuồng” đã được nhắc đến trong các nghiên cứu của Phạm Phú Tiết,
Hoàng Châu Ký, Hà Văn Cầu, Lê Ngọc Cầu, Nguyễn Lộc, Hoàng Chương dưới các tên gọi:
“tuồng bản”, “tuồng cương”, “kịch bản tuồng”, “kịch bản bi hùng”... nhưng chưa có tác giả
nào đưa ra nội hàm cụ thể cho khái niệm này.

Kịch bản tuồng là thành phần ngôn ngữ được cố định trong văn bản là cơ sở để tổ chức diễn
xướng tuồng. Không giống với kịch bản sân khấu bị chi phối bởi các yếu tố ngoài ngôn ngữ
như điệu hát, điệu múa, biểu cảm, hành động, bối cảnh, trang phục... kịch bản tuồng được
xem như một tác phẩm văn học, một sản phẩm của nghệ thuật ngôn từ và chịu tác ñộng bởi
các yếu tố ngôn ngữ và văn học như tư tưởng, chủ đề, hình tượng, kết cấu, tổ chức văn bản,
không gian - thời gian nghệ thuật.

2. Phân loại

Việc phân loại tuồng cho đến nay vẫn còn là vấn đề nan giải. Riêng về tên gọi các loại tuồng,
hiện nay có hơn ba mươi tên gọi: tuồng cổ, tuồng thầy, tuồng pho, tuồng cung đình, tuồng
kinh, tuồng ngự, tuồng truyền thống, tuồng liên hồi, tuồng cương, tuồng Văn Thân, tuồng tiểu
thuyết, tuồng lịch sử, tuồng cải lương, tuồng dân gian, tuồng đồ, tuồng hài, tuồng cận đại,
tuồng hiện đại, tuồng cải biên, tuồng cách mạng… Và ở mỗi vùng miền lại có tên gọi khác
nhau cho các loại tuồng như ở miền Bắc nhân dân gọi tuồng hiện đại là tuồng áo ngắn, ở miền
Nam gọi là tuồng mới… Theo cách gọi lâu nay của ngành tuồng, thì một vở tuồng có thể
thuộc nhiều loại khác nhau, như tuồng Sơn Hậu có thể xếp vào tuồng cổ, tuồng pho, tuồng

20
truyền thống, tuồng kinh (vì tuồng đã được diễn nhiều lần ở Huế), tuồng ngự (vì thường diễn
cho vua chúa xem), tuồng thầy (vì tác phẩm thường đem dạy cho các diễn viên mới vào
nghề), tuồng liên hồi (vì vở có bốn hồi)… Sở dĩ có tình trạng trên vì việc phân loại tuồng
không có một hệ thống các tiêu chí nhất định và thống nhất. Việc này gây khó khăn trong
nghiên cứu và tìm hiểu loại hình nghệ thuật truyền thống này. Lê Ngọc Cầu cũng thừa nhận
hiện tượng nói trên “Phải nói dứt khoát rằng cách phân loại các vở tuồng của người xưa rất
tùy tiện và không dựa trên một khái niệm rành mạch về từng loại”. Nhưng trong cuốn Tuồng
hài ông vẫn chưa đưa ra được một cách phân loại minh triết và khoa học. Lê Ngọc Cầu chia
các vở tuồng trước năm 1945 thành hai loại: tuồng cổ điển (tuồng thầy) và tuồng dân gian.

Theo Xuân Yến, “Nếu dựa vào tính chất thì chỉ nên chia làm hai loại tuồng: Thứ nhất là tuồng
bác học, từ bác học ñược dùng theo nghĩa phân biệt với bình dân. Tuồng bác học có thể được
gọi là tuồng thành văn, đó là những vở được cố ñịnh tương đối trong các văn bản và tác giả
của chúng chắc chắn thuộc tầng lớp trí thức. Thứ hai là tuồng dân gian gồm những vở ñược
sáng tác tập thể, lưu truyền miệng [6, tr.29-31]. Tiêu biểu cho tuồng bác học là các vở Sơn
Hậu, Đào Phi Phụng (khuyết danh), Trầm Hương các (Đào Tấn), Võ Hùng vương (Nguyễn
Hiển Dĩnh), Trảm Trịnh Ân (Phạm Xuân Thận)… ở thời kỳ trung đại. Nguyễn Trãi (Từ Diễn
Đông), Trưng vương (Phan Bội Châu), Kim Thạch kỳ duyên (Bùi Hữu Nghĩa)… ở thời cận
ñại. Trần Hưng Đạo (Kính Dân), Đề Thám (Bửu Tiến), Chu Văn An (Xuân Yến), Chị Ngộ
(Nguyễn Lai) ở thời hiện ñại. Tuồng dân gian có thể kể đến các vở như Nghêu – Sò - Ốc –
Hến, Trương Ngáo, Hồn Trương Ba da hàng thịt… Như vậy, việc phân loại tuồng cho đến
nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Coi tuồng của Đào Tấn là những tác phẩm tiêu biểu
cho thể loại kịch bản tuồng trong thời kỳ trung đại, chúng tôi sử dụng cách phân loại tuồng
theo tính chất của Xuân Yến, xếp các văn bản tuồng của Đào Tấn vào loại tuồng bác học với
hai đề tài chủ yếu là quân quốc và thế sự, chịu sự chi phối của ý thức hệ Nho giáo và các
phạm trù thẩm mỹ của văn học Trung Đại.

3. Đặc trưng thể loại

-Về đề tài: Quân quốc. Chịu sự chi phối mạnh mẽ của ý thức hệ Nho giáo. Lấy đề tài “quân
quốc” là trung tâm, nội dung của kịch bản tuồng cổ phản ánh đời sống và những chuyện xảy
ra trong cung đình, những chuyện “quốc gia đại sự” đồng thời ngợi ca những phẩm chất đạo
đức Nho giáo và đặc biệt thượng tôn đạo trung quân.

-Về nhân vật: Đi theo hai con đường đối nghịch, không có con đường thứ ba. Lấy anh hùng
làm đối tượng phản ánh, nhân vật được phân tuyến thiện – ác rõ rệt. Nhân vật chính diện phải
21
là vua chúa, tể tướng, quan lại, hoàng tử, công chúa… Các tầng lớp thuộc nhân dân lao động
hoàn toàn ở địa vị phụ thuộc trong tác phẩm: lính hầu, gia đinh, thể nữ, nữ tỳ… Đó là những
nhân vật không có tên, nhân vật tình tiết trong kịch bản tuồng. Các nhân vật được chia thành
hai tuyến chính diện và phản diện và được mô thức hóa cao. Hầu như không có sự biến đổi
phẩm chất của nhân vật trong tuồng cổ.

- Về lời thoại: Lời thoại văn của tuồng không phải viết theo âm điệu bản nhạc nào cả, mà chỉ
viết theo thể thơ quy định cho làn điệu ấy. Văn xuôi được sử dụng trong lời hường và lời kẻ
nhằm mục đích vừa bổ sung cho các mệnh ñề trong văn vần và thơ, làm rõ nghĩa hơn.

- Về phương thức lưu truyền: Truyền miệng là chủ yếu.

- Tính vô danh.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Kịch bản tuồng được xây dựng dựa trên “nghệ thuật kết hợp giữa các yếu tố tự sự, kịch và trữ
tình” [6, tr.86]. Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tuồng là “chú trọng lột tả cái
thần”, “khoa trương, cách điệu” và “ước lệ, biểu trưng”.

5. Tác phẩm tiêu biểu: Nghêu, Sò, Ốc, Hến (Tuồng dân gian Việt Nam)

SỬ THI (LỚP 11)

1. Khái niệm

Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng
những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn
ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. (Wikipedia)

2. Phân loại

- Sử thi anh hùng dân gian: Ở dạng cổ xưa nhất của sử thi, tính anh hùng còn hiện diện
trong vỏ bọc thần thoại hoang đường (các dũng sĩ không chỉ có sức mạnh chiến đấu mà còn
có năng lực siêu nhiên, ma thuật, kẻ địch thì luôn hiện diện dưới dạng quái vật giả tưởng).
Những đề tài chính được sử thi cổ xưa miêu tả: chiến đấu chống quái vật (cứu người đẹp và
dân làng), người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ.

22
- Sử thi cổ điển:

+ Các dạng cổ điển của sử thi có nhân vật thường là các dũng sĩ kiêm thủ lĩnh và các chiến
binh đại diện dân tộc ở tầm lịch sử; các kẻ thù của họ thường được đồng nhất với bọn xâm
lược, những kẻ áp bức, ngoại bang và dị giáo (như người Turk, người Tartar với sử thi Slavơ).

+ Thời gian sử thi ở đây khác với sử thi dân gian, không còn là thời đại sáng chế các thần
thoại, mà là quá khứ vinh quang trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc.

+ Được ca ngợi trong các dạng sử thi cổ điển là các nhân vật và biến cố lịch sử (hoặc ngụy
lịch sử), mặc dù bản thân sự miêu tả các chất liệu lịch sử bị phụ thuộc vào sơ đồ cốt truyện
truyền thống, đôi khi còn sử dụng cả mô hình nghi lễ thần thoại.
- Sử thi anh hùng:

Những anh hùng ca, với tư cách là các tác phẩm sử thi anh hùng cỡ lớn, thể hiện sự tương
quan giữa yếu tố cá nhân anh hùng và yếu tố sử thi tập thể rõ rệt, đủ để bộc lộ tính tích cực cá
nhân, đã trở thành công cụ đắc lực cho sự biểu hiện yếu tố toàn dân, và dân tộc.

3. Đặc trưng thể loại

- Về không gian: rộng lớn, cộng đồng, dân tộc.

- Về thời gian: Trải dài.

- Về cốt truyện: Phức tạp, hoàn chỉnh.

- Về nhân vật: Các anh hùng, sự kiện lớn,… của cả một dân tộc, cộng đồng.

- Về lời nhân vật: Hào hùng, trang nghiêm, kính cẩn, mang không khí thời đại, sử thi.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

- Nội dung: của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ
đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các
giai đoạn khác nhau.

- Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu
thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.

5. Tác phẩm tiêu biểu

- Karl Đại Đế trong bản Anh hùng ca Roland


- Akhillos trong Iliad
23
- Đăm San trong khan Êđê

- Robin Hud trong thiên ballade

THƠ (LỚP 11)

1. Khái niệm

Lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học đã được chứng kiến rất nhiều định nghĩa về thơ. Theo
tôi, cách định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học có thể xem là chung nhất: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phản
ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu
hình ảnh và nhất là có nhịp điệu". Định nghĩa này đã định danh một cách đầy đủ về thơ ở cả
nội dung và hình thức nghệ thuật. Đặc biệt, đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ
thơ với ngôn ngữ trong những thể loại văn học khác.

2. Phân loại

- Ở Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, một số nhà nghiên cứu còn dựa vào thời
gian xuất hiện để chia thơ thành các loại:

+ Thơ trữ tình dân gian: Ca dao - những sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm
của con người. Ca dao không mang dấu ấn cá nhân tác giả như thơ trữ tình (của văn học viết).
Trong ca dao, những tình cảm, tâm trạng của các kiểu nhân vật trữ tình và cách thể hiện thế
giới nội tâm của các kiểu nhân vật này đều mang tính chất chung, phù hợp với lứa tuổi, giới
tính, nghề nghiệp,… Bất cứ ai, nếu thấy ca dao phù hợp, đều có thể sử dụng, xem đó là tiếng
lòng mình. Vì thế, ca dao được coi là" thơ của vạn nhà", là tấm gương soi của tâm hồn và đời
sống dân tộc. Tuy nhiên, trong cái chung đó mỗi bài ca dao lại có nét riêng độc đáo.

+ Thơ trữ tình trung đại: do đặc điểm hệ tư tưởng thời đại mà thơ ở thời đại này thường nặng
tính tượng trưng, ước lệ, tính quy phạm và tính phi ngã. Chủ thể trữ tình trong thơ trung đại
thường là cái tôi đại chúng, cái tôi “siêu cá thể”. Nội dung thơ trữ tình trung đại thường nặng
về tỏ chí và truyền tải đạo lí.

+ Thơ trữ tình hiện đại: thuộc loại hình Thơ mới, xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và phát triển cho
đến ngày nay. Do nhu cầu đề cao mạnh mẽ của cái tôi của thi sĩ, nên màu sắc cá thể của cảm
xúc in đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu,
giọng điệu. Lời thơ thường linh hoạt, uyển chuyển hơn so với thơ cũ.

24
Ở nước ta lâu nay vẫn còn tồn tại quan niệm dựa vào nội dung để chia thơ thành các loại: thơ
trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng, thơ cách mạng (có nội dung tuyên truyền chính trị, cổ vũ
chiến đấu bảo vệ đất nước).

Nhìn chung, mọi cách phân chia trên đây đều mang tính chất tương đối. Bởi thơ nào mà chẳng
trữ tình, dù ít dù nhiều loại thơ nào cũng theo thi luật nhất định (theo đặc trưng của thơ, của
ngôn ngữ, dung lượng,…). Mặt khác, những bài thơ trữ tình biểu lộ tình cảm trước thiên
nhiên đất trời, giang sơn gấm vóc cũng là một “kênh” thể hiện lòng yêu nước,… Tuy vậy,
việc phân chia thơ thành các loại khác nhau là cần thiết, phục vụ cho việc nghiên cứu, đọc –
hiểu và thẩm bình tác phẩm một cách thuận lợi hơn.

3. Đặc trưng thể loại

- Về bố cục: Được phân chia khác nhau tùy theo từng thể thơ.

- Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu... Ngôn ngữ thơ cô
đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt
nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ. Ngôn ngữ
thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng.

- Về kết cấu: Mỗi bài thơ là một cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt. Sự sắp xếp các dòng (câu) thơ,
khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng thời, sự hiệp vần, xen phối
bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo nên tính nhạc điệu. Hình thức ấy
làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của văn bản thơ.

- Về biện pháp tu từ: Thơ sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán du, so sánh,
nhân hóa, điệp,… nhằm chuyển tải nội dung một cách sinh động.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

- Thể loại: thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ tác động đến
người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú; thơ được
phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng dù thuộc loại hình nào thì yếu tố trữ tình
vẫn giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm.

- Nhân vật trữ tình: (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực tiếp cảm nhận
và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện. Nhân vật trữ tình là cái tôi thứ hai của nhà

25
thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Tuy vậy, không thể đồng nhất nhân
vật trữ tình với tác giả.

5. Tác phẩm tiêu biểu

– Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)

– Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

– Bảo kính cảnh giới số 43 (Nguyễn Trãi)

– Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)

– Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)

– Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

– Bảo kính cảnh giới số 43 (Nguyễn Trãi)

– Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)

KÍ (LỚP 11)

1. Khái niệm

Ký là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo
chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự. (Wikipedia)

2. Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

Các nhà nghiên cứu văn học đã nêu ra nhiều cách tiếp cận để nhận diện kí, nhưng cho đến nay
vẫn chưa có được một hệ thống lý thuyết thống nhất cho thể loại văn học này. Song, tựu
trung, có thể thấy nổi bật ở kí những đặc trưng cơ bản sau:

- Tính phi hư cấu: Viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trung
thực, chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những sự kiện xã hội lịch sử, những
vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống. Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của
sử học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn
ngành, có thời gian, địa điểm, hành động, và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh, gợi
không khí.
26
- Tính hư cấu: Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ,
nhận xét, đánh giá. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện suy tưởng
nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cái thú vị của kí là ở những ý riêng,
suy nghĩ riêng của tác giả được đan cài với việc tái hiện đối tượng. Vì vậy, sức hấp dẫn của kí
chính là ở khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động của tác giả. Kí ít chấp nhận sự hư cấu,
do đó phải dựa vào những liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, tài hoa của tác giả khi phản ánh
sự vật, cuộc sống. Điều ấy làm nên cái hay cái đẹp của một tác phẩm kí.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của cái tôi tác giả.
Cho nên, sức hấp dẫn của kí còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của cái tôi ấy (thường là những
cái tôi phong phú, uyên bác, tài hoa, độc đáo…).

5. Tác phẩm tiêu biểu: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân); Ai đã đặt tên cho dòng sông?
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

PHÓNG SỰ (LỚP 12)

1. Khái niệm

Trong cuốn Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến đức, xuất bản năm 1931, cho rằng
“Phóng sự: người hỏi tin cho nhà báo”[31,tr45]. Năm 1932, trong cuốn Hán Việt từ điển của
Đào Duy Anh có hai chữ: “phóng(bắt chước, hỏi, phỏng theo) và sự(việc)”[31,tr.45].

Nói tóm lại, ta có thể hiểu: Phóng sự là một bài báo hay một loại bài báo trong đó phóng viên
phản ánh một cách sinh động những gì mà anh ta đã nhìn và nghe thấy…” [31,tr41-42].

2. Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

- Tính phi hư cấu: Là những vấn đề nóng hổi, bức xúc nằm trong mạch thời sự chủ lưu đang
được dư luận quan tâm. Khi đọc phóng sự, người đọc sẽ có cảm giác sát gần với cuộc sống,
hít thở bầu không khí thời sự.

- Một số thủ pháp nghệ thuật: Bút pháp Thuật – Tả – Bình; Tả và Thuật: Là cụ thể hoá đối
tượng.

27
+ Thuật: Trong sự kiện, tác giả làm người kể chuyện, kết nối tư liệu, tái hiện sự kiện. +Tả: Để
sự dụng bút pháp hiệu quả, chọn cảnh nào, nhân vật vào để quay cận cảnh tuỳ theo kinh
nghiệm của người viết để lột tả bản chất của sự kiện. Bút pháp tả luôn đồng hành với mạch
sáng tạo, nhưng cũng không nên quên điểm xuất phát là từ hiện thực.

Tả và thuật là bút pháp chính của phóng sự.

+ Bình: Với phóng sự, bình là yếu tố mang tính trội quy định sắc diện thể loại. Tham gia bình
bàn, thẩm định, đánh giá sự kiện. Giới hạn yếu tố bình bàn là giới hạn mà nhà báo cần chú ý.
(Bình đúng chỗ, có mức độ, nếu lập ngôn của người viết quá mức cho phép thì sẽ che khuất
sự kiện, làm cho người đọc có cảm giác bị áp đặt, đôi khi làm cho họ nghi ngờ tính xác thực
của thông tin.

Trong phóng sự, biết kết hợp bút pháp Tả – Thuật – Bình sẽ tạo nên ưu thế, không chỉ thông
tin sự kiện mà còn thông tin lí lẽ, đi sâu khám phá bản chất của sự kiện và trình bày nó thoả
mãn nhận thức của người đọc.

- Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn học: Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong diễn đạt làm
cho thông tin mềm mại. Chỉ được hư cấu ở những miền không xác định (biểu cảm nhân vật,
cảnh sắc thiên nhiên,v.v.). Hư cấu trong phóng sự không phải là thêm thắt tưởng tượng vô căn
cứ, mà trong phóng sự, trường tư duy của người viết phái gắn liền với hiện thực.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

- Trong phóng sự văn học và phóng sự báo chí, yêu cầu về tính thời sự không hoàn toàn giống
nhau

- Tính xác thực: Sự chính xác của phóng sự thể hiện qua những sự việc, chi tiết, địa chỉ, con
số… đều là một phiên bản của cuộc sống. Là tiêu chí để nhận diện thể loại phóng sự với một
số thể loại khác (truyện ngắn, tiểu thuyết,..)

- Đối với phóng sự, sự thật là một chất liệu nghệ thuật sáng giá, là thước đo giá trị của tác
phẩm, nhân cách và danh dự của tác giả.

- Yêu cầu người viết phóng sự phải nghiêm cẩn bảo vệ chân lí, không bịa đặt.

- Đậm chất văn học: Có nhiều ý kiến phản đối cho rằng văn là hư cấu, ngược lại, cũng có ý
kiến đồng tình, phóng sự cần phải có chất văn. Bởi vì, để chất liệu báo chí bớt khô khan, hấp

28
dẫn, dễ đọc hơn, linh hoạt trong xử lí chi tiết. Văn là dưỡng chất kéo dài tuổi thọ của phóng
sự, tùy vào từng thời kì lại có cách biểu hiện khác nhau:

– 1932 – 1945: Đa số nhà văn viết phóng sự phóng sự đậm chất văn: kết cấu, nghệ thuật xây
dựng cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu khai thác nghệ thuật từ tiểu thuyết vào phóng sự và
giàu tính nhân văn.

- Đương đại: Yêu cầu khác, vì thời gian không nhiều và để đáp ứng nhu cầu của độc giả nên
chất văn nhạt dần. Cách thức sử dụng ngôn ngữ: Đảm bảo yêu cầu của ngôn ngữ báo chí,
vươn tới tính biểu đạt của nghệ thuật văn chương.

- Tóm lại, phóng sự là thể loại nằm ở miền giao thoa giữa báo chí và văn học.

5. Tác phẩm tiêu biểu

- Cạm bẫy người (1933)

- Kỹ nghệ lấy Tây (1934)

- Dân biểu và dân biểu (1935)

- Cơm thầy cơm cô (1936)

- Vẽ nhọ bôi hề (1936)

- Lục sì (1937)

- Một huyện ăn tết (1938).

NHẬT KÍ (LỚP 12)

1. Khái niệm

Nhật kí có thể coi là thể loại thông dụng nhất, phổ biến nhất mà bất kì ai cũng có thể sử dụng.
Nhà văn, nhà buôn, nhà giáo, người quản lí, người bình thường không có chức vụ gì, tất cả
nếu có nhu cầu đều viết nhật kí. Nhật kí có thể ghi việc, ghi kế hoạch, ghi nợ, ghi tâm tình.
Trong văn học nhật kí thuộc nhóm thể loại nào, hiện có các quan điểm khác nhau.

Nhật kí là thể loại chỉ ghi các sự kiện riêng tư trong bối cảnh đời sống, nhưng riêng tư là điểm
nhìn các sự kiện. Điểm này làm cho nhật kí gần với thể kí nói chung là chuyên ghi chép về sự
thật, không bịa đặt, không hư cấu, không cần có cốt truyện. (Wikipedia)

29
2. Phân loại

- Nhật ký cá nhân:
Nhật ký cá nhân thông thường được coi như một thể tài ngoài văn học hay cận văn học, là loại
văn ghi chép của cá nhân trong đời sống hàng ngày. Do vậy, nhật ký thường chân thành và
công nhiên trong phát ngôn; bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã diễn ra, đã nếm trải, đã thử
nghiệm, và ít khi hồi cố. Nhật ký được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến
việc được công chúng tiếp nhận, và đây là điểm phân biệt nó với nhật ký văn học.
Nhật ký cá nhân thường nói về các sự kiện của đời tư với tính chất xác thực đặc biệt. Bên
cạnh các sự kiện đời tư, nhật ký cũng nói lên những ý kiến nhận xét về cuộc đời, thường được
rút ra từ các suy nghĩ về cuộc sống của bản thân người ghi.
Nhật ký là thể tài độc thoại, nhưng lời độc thoại của nhật ký có thể mang tính chất đối thoại
bên trong, do tính đến ý kiến của người khác về cuộc đời và về bản thân người ghi nhật ký.
- Nhật ký sự vụ:
Nhật ký ghi chép vắn tắt tiến trình công việc, có thể kể đến loại nhật ký công tác (có nội dung
khoa học) hay nhật ký sự vụ chuyên biệt (như hải trình, một dạng nhật ký hàng hải). Các thể
loại nhật ký công việc này không được coi như là thể loại nhật ký văn học trừ một vài ngoại
lệ.
- Nhật ký văn học:
Nhật ký ghi chép vắn tắt tiến trình công việc, có thể kể đến loại nhật ký công tác (có nội dung
khoa học) hay nhật ký sự vụ chuyên biệt (như hải trình, một dạng nhật ký hàng hải). Các thể
loại nhật ký công việc này không được coi như là thể loại nhật ký văn học trừ một vài ngoại
lệ.

3. Đặc trưng thể loại

- Tính phi hư cấu: nội dung, sự kiện, con người,… có thật, đảm bảo được gần như độ chính
xác của thông tin trình bày.

- Một số thủ pháp nghệ thuật: có sử dụng nhưng không nhiều.

4. Bổ sung điểm đặc sắc

- Thể loại trần thuật, tự sự theo ngôi thứ nhất. Người viết có thể xưng tôi hay mình, hay không
xưng gì mà vẫn là ngôi thứ nhất. Nó không thể tự sự theo “ngôi thứ ba”. Quy phạm thứ hai là
ghi theo ngày, có thể liên tục ngày nào cũng ghi, có thể cách quảng, nhưng bao giờ cũng ghi
ngày tháng năm vào trang viết. Nếu bỏ ghi ngày, tháng, bỏ ngôi thứ nhất thì sẽ không có nhật
30
kí nữa. Ngày tháng, địa điểm, sự việc, cái tôi là tọa độ của sự thật nhật kí. Do ghi chép của
Tôi về tôi cho nên nhật kí mang đậm tính chất chủ quan trong tình cảm cũng như trong đánh
giá, nhìn nhận sự kiện. Xét về mặt này nhật kí là thể loại tư liệu xét ở cả phía khách quan lẫn
phía chủ quan.

- Viết nhật kí thường không nhằm để xuất bản. Nếu được xuất bản thường là khi tác giả đã
qua đời, người sau thấy có ích, đem xuất bản. Cũng có trường hợp nhà văn ghi nhật kí để rồi
xuất bản, như Nhật kí nhà văn của Ph. Dostoievski (1821 – 1881), đã ghi nhất kí và xuất bản
Nhật kí nhà văn 1873, Nhật kí nhà văn 1876. Đó là một loại nhật kí đặc biệt và rất hiếm, bởi
do chủ đích đặt ra từ đầu cho nên nó cũng có khác với nhật kí thông thường.

- Giá trị chủ yếu của nhật kí là tư liệu, ghi sự thật : sự thật riêng tư hay liên đới xã hội, một sự
thật tự phơi bày, không che giấu, không bị kiểm duyệt. Bản thân sự ghi là một sự thật, rồi sự
thật được ghi cũng là sự thật. Giá trị thứ hai của nó là dấu ấn, quan điểm riêng cá nhân của
người ghi.

- Xét về nội dung: phản ánh trong tính liên tục như là một cốt truyện theo tính biên niên. Phần
lớn nhật kí được xã hội quan tâm thì phải nói nó thuộc nội dung chính luận, bởi những người
ghi nhật kí được xã hội quan tâm phần nhiều là các nhà văn, nhà hoạt động văn hóa, nhà hoạt
động chính trị, những chiến sĩ chiến đấu trên các chiến trường, các nhà khoa học…Xét trong
phạm vi này các nhật kí bày tỏ thái độ chính trị, xã hội, văn hóa đối với đời sống, làm nổi bật
tính chính luận của thể loại. Ở Liên Xô các nhật kí của các nhà văn nổi tiếng như L. Tolstoi,
F. Dostoievski, A. Chekhov…ghi lại những suy nghĩ trăn trở trong sang tác. Các nhật kí của
các nhà văn hóa, nghệ sĩ đã cung cấp nhiều tư liệu quý về đời sống nội bộ, những tư tưởng,
tâm tình trong những năm nội chiến và chiến tranh vệ quốc.

- Nhật kí là tư liệu cá nhân, màu sắc cá nhân, quan điểm cá nhân nổi lên hang đầu. Thiếu bản
sắc cá nhân thì nhật kí dễ biến thành tư liệu chung chung, thiếu sức hấp dẫn.

5. Tác phẩm tiêu biểu

- Nhật ký ở rừng (1948)

- Những năm kháng chiến.

- Nghệ sĩ và công dân

- Đến với văn chương và cách mạng.

31
PHẦN B: CÁC THỂ LOẠI XUẤT HIỆN TỪ 2 LẦN TRỞ LÊN Ở CÁC KHỐI LỚP
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN (2018)

TRUYỀN KÌ (LỚP 9, 12)

1. Khái niệm

- Theo Từ điển Văn học, khái niệm truyền kì xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào thời
nhà Đường trong tên gọi thể loại tiểu thuyết truyền kì. Tiểu thuyết truyền kì kế thừa những
nhân tố của loại truyện chí quái thời Lục triều. (Theo Từ điển Văn học bộ mới, tr 1832 –
1833, NXB Thế giới, 2004)

- Tiểu thuyết truyền kì là thể văn tự sự cổ điển của Trung Quốc, có nguồn gốc từ truyện dân
gian, sử dụng những yếu tố hoang đường, kì ảo để phản ánh hiện thực cuộc sống.

2. Phân loại

Truyện truyền kỳ dân gian, lịch sử và thế tục.

3. Đặc trưng thể loại

3.1. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 9

- Nội dung bao quát phản ảnh hiện thực lịch sử xã hội và số phận con người.

- Đề tài chủ yếu là số phận người phụ nữ, bên cạnh còn có những con người bất hạnh trong xã
hội.

- Câu chuyện chịu ảnh hưởng của văn học dân gian: có những câu chuyện mang cốt truyện
dân gian hoặc dã sử, các motif quen thuộc trong truyện dân gian. Là cầu nối giữa văn học dân
gian và văn học viết.

- Nhân vật chủ yếu là người phụ nữ, bên cạnh đó là hàn Nho, nông dân,… được xây dựng khá
đơn giản, tính cách nhân vật thể hiện qua hành động, ngôn ngữ, ít khi tác giả đi sâu vào phân
tích tâm lí, miêu tả sâu sắc diễn biến tâm trạng nhân vật, nội tâm nhân vật thường ít có sự
xung đột, mâu thuẫn.

- Cảm hứng chủ đạo của người viết: lòng thương cảm đối với những số phận bất hạnh, gián
tiếp lên án những thế lực tàn ác.

32
- Không gian: thế giới ảo huyền ở cả bốn cõi không gian vừa phi quảng tính, vừa vô định
hướng và hành trình trong thời gian phi tuyến tính, có thể co giãn, bước, nhảy theo tình tiết
câu chuyện.

3.2. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 12

- Giá trị nhận thức, giáo dục của tác phẩm, triết lí nhân sinh từ văn bản như khẳng định tài
năng và phẩm chất tốt đẹp của con người, lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đề cao
những khác vọng chân chính của con người. Không chỉ giàu hiện thực mà còn đầy giá trị nhân
đạo và đậm tính nhân văn.

- Yếu tố kỳ ảo là công cụ chuyển tải nội dung tư tưởng câu chuyện, như không gian, thời gian,
nhân vật kỳ ảo (thần, Diêm Vương, quỷ sứ,…) với vai trò đại diện cho một giai tầng nào đó.
Có sự hòa quyện giữa yếu tố thực và yếu tố hoang đường, kỳ ảo trong truyện truyền kì, thế
giới con người và thế giới siêu nhiên có sự tương giao.

4. Bổ sung điểm đặc sắc: không có

5. Tác phẩm tiêu biểu

- Lớp 9: Truyện người con gái Nam Xương

- Lớp 12: Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên

TIỂU THUYẾT (LỚP 10,11,12)

1. Khái niệm

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để
phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính
chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
(Theo Từ điển Văn học bộ mới, tr 1716 – 1718, NXB Thế giới, 2004)

2. Phân loại

Phân loại theo nội dung, đề tài của tiểu thuyết gồm có tiểu thuyết cổ điển, hiện đại và hậu hiện
đại.

3. Đặc trưng thể loại

3.1. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 10

33
- Nội dung chủ yếu là sự trần thuật tập trung vào số phân cá nhân, “miêu tả những tình cảm,
dục vọng và những biến cố thuộc về đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người”
(Belinski). Đó là sự phân li của cá nhân ra khỏi đời sống cộng đồng.

- Chi tiết tiêu biểu: tính nội dung thấm đẫm trong mọi thành tố cốt truyện, khi đó tình tiết rắc
rối trở thành phương tiện phản ánh xung đột giữa cá nhân và xã hội, thúc đẩy hành động nhân
vật, tăng cường vai trò cấu tạo cốt truyện.

- Đề tài: tình yêu, xã hội – chính trị, lịch sử, triết lý, giả tưởng,… mà trong đó nhân vật không
tương hợp với số phận và vị thế của nó.

- Câu chuyện có cốt truyện rất đa dạng, không có tính quy phạm mà tạo thành rất tự do: kết
cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến,…

- Nhân vật không hóa thân đến cùng vào cái thân xác xã hội lịch sử tồn tại. Nhân vật tìm thấy
sự tự do trong đời sống phi quan phương, đời sống gia đình, sinh hoạt đời thường. Xuất hiện
thế giới tư tưởng, đạo đức, tinh thần cá nhân. Ý thức về giá trị của sự tự thân của cá nhân và
xu thế đối lập với cái “tôi” đơn nhất của mình.

- Người kể chuyện ngôi thứ 3 đóng vai trò như nhân vật trung gian kể lại đầu đuôi diễn biến
câu chuyện.

- Lời nhân vật thường sẽ bộc lộ tính cách của nhân vật đó. Lời nhân vật đa sắc màu.

3.2. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 11

- Giá trị nhận thức, giáo dục, triết lý nhân sinh được rút ra từ nội dung phản ánh hiện thực mà
tác giả gửi gắm.

- Ngôn ngữ trong nghệ thuật trần thuật là giọng điệu chính cho tác phẩm.

- Không gian, thời gian đa số là mang tính hư cấu, có thể xác định hoặc không xác định

3.3. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 12

- Mỗi tác giả sẽ để lại một dấu ấn riêng được xem là phong cách khi sáng tác.

- Ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động nhân vật được xây dựng theo tính cách riêng của
nhân vật.

4. Bổ sung điểm đặc sắc: không có

5. Tác phẩm tiêu biểu


34
Trăm năm cô đơn, Tam quốc diễn nghĩa, Số đỏ, Mùa lá rụng trong vườn, Mẫn và tôi, Trước
giờ nổ súng

TRUYỆN NGẮN (LỚP 6,7,8,10,11,12)

1. Khái niệm

Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các
phương diện của đời sống con người và xã hội. Truyện ngắn thường khắc họa một hiện
tượng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con
người. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích
hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ. (Lại Nguyên Ân,
2007, trang 1846)

2. Phân loại: không có

3. Đặc trưng thể loại

3.1. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 6

- Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư,
thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn.

- Truyện ngắn thường chỉ chứa một biến cố cơ bản. Sự kiện ít, xung đột ít, cốt truyện thì đơn
giản. Chính vì vậy, trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.

- Nhân vật trong truyện ngắn cũng ít khi được khắc họa tỉ mỉ và toàn diện. Truyện ngắn miêu
tả nhân vật ở những khía cạnh nổi bật nhất. Nhân vật của truyện ngắn ít khi trở thành một thế
giới hoàn chỉnh, một tính cách trọn vẹn, thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã
hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.

- Người kể chuyện trong truyện ngắn có thể sử dụng ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba.
Ngôi thứ nhất là ngôi kể mà chủ thể trần thuật được hiện diện bằng ngôi kể xưng tôi. Người
kể xưng “tôi” trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả. Ngôi thứ ba là ngôi kể mà chủ
thể trần thuật tự giấu mình đi và gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng

- Ngôn ngữ truyện ngắn thường mang tính chất đậm đặc, chắt lọc, súc tích, cô đọng, trong
sáng và dễ hiểu. Ngôn ngữ truyện ngắn vừa mang đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi vì đặc trưng
phản ánh đời sống theo phương thức tự sự nhưng cũng vừa gần gũi với ngôn ngữ thơ ca vì
yêu cầu ngắn gọn về mặt dung lượng của thể loại.

35
3.2. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 7

(Xem lại ở lớp 6)

- Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy,
mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Truyện kể theo ngôi thứ
nhất mang tính chủ quan hơn, người trần thuật ở ngôi thứ nhất thường có điểm nhìn tự nhiên
nhất trong tất cả những điểm nhìn. Truyện kể theo ngôi thứ nhất gần gũi và xác lập được độ
tin cậy cao nơi người đọc.

- Người kể chuyện theo ngôi thứ ba có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như
biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. Người kể có thể kể linh
hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi
vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận
xét, đánh giá về những điều được kể.

- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.

3.3. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 8

(Xem lại ở lớp 7)

- Cốt truyện của truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một vài biến cố của cuộc sống; các sự
kiện tập trung trong một không gian, thời gian nhất định. Cốt truyện truyện ngắn thường có
một chức năng là nhận biết một điều gì về lẽ sống, quan hệ người, một ý nghĩa nhân sinh.

- Có thể chia cốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

+ Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là
đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật
chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Vì vậy cốt truyện đơn tuyến
thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa. Cốt truyện đơn tuyến thường tổn tại trong các truyện
ngắn, truyện vừa hoặc phần lớn các kịch bản văn học.

+ Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện
nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức
tạp của nhiều nhân vật, do đó có một dung lượng lớn. Hệ thống sự kiện trong cốt truyện đa
tuyến được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn liền với số phận các nhân vật chính của
tác phẩm.

36
3.4. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 10

(Xem lại ở lớp 8)

- Điểm nhìn là tương quan giữa người kể chuyện với câu chuyện được kể. Theo lí thuyết tự
sự học, Thái Phan Vàng Anh đã tổng hợp tạm chia ba kiểu nhìn (gắn với ba kiểu điểm nhìn)
phổ biến ở người kể chuyện:

+ Thứ nhất, nhìn “từ đằng sau” (gắn với điểm nhìn toàn tri) khi người kể chuyện có vai trò
toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả.

+ Thứ hai, nhìn “từ bên trong” (gắn với điểm nhìn bên trong) khi người kể chuyện là nhân
vật. Người kể chuyện hạn chế điểm nhìn tự sự của mình vào điểm nhìn của nhân vật. Người
kể chuyện theo điểm nhìn bên trong thường có hai dạng cơ bản:

 Dạng thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi, tự thú nhận, bộc bạch về mình, kể về những
tâm trạng, cảm giác mà mình đã nếm trải.

 Dạng thứ hai, người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba từ bên ngoài nhưng lại tựa vào
điểm nhìn nhân vật để kể. Do vậy mà khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật
bị thu hẹp.

+ Thứ ba, nhìn “từ bên ngoài” (gắn với điểm nhìn bên ngoài): Người kể chuyện theo điểm
nhìn bên ngoài hoàn toàn xa lạ với thế giới mà anh ta kể, anh ta chỉ có thể kể về những hành
động, lời nói thể hiện ra bên ngoài nhân vật chứ không có khả năng am hiểu nội tâm của họ.

3.5. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 11

(Xem lại ở lớp 10)

- Truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất
trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người.

- Truyện ngắn có thời gian và không gian của câu chuyện phụ thuộc vào người kể, môi
trường, hoàn cảnh câu chuyện. Truyện ngắn được lựa chọn ở những thời khắc hoặc không
gian có ý nghĩa dồn nén hiện thực, có ý nghĩa nhận thức đối với nhân vật.

- Hình tượng không gian và thời gian thường được xây dựng và tổ chức lại theo quan niệm
riêng của tác giả có thể hoàn toàn không giống với trật tự của không gian và thời gian bên
ngoài.

37
3.6. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 12

(Xem lại ở lớp 11)

4. Bổ sung điểm đặc sắc

- Kết cấu truyện ngắn thường không gồm nhiều tầng nhiều tuyến mà được dựng theo kiểu
tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Dù có khối lượng nhỏ
nhưng vẫn có khả năng tổng hợp chất thơ, kịch, ngụ ngôn, triết lí.

- Tình huống truyện là hạt nhân của thể loại truyện ngắn, nó chi phối và bao trùm các thành
tố khác như nhân vật, cảnh vật, kết cấu, bố cục, lời trần thuật, ngôi kể. Căn cứ vào số lượng,
có thể có truyện ngắn chỉ xoay quanh một tình huống duy nhất và truyện ngắn nhiều tình
huống. Căn cứ vào tính chất, có thể có truyện ngắn với tình huống hành động, tình huống
tâm trạng hay tình huống nhận thức.

- Truyện ngắn được tạo dựng từ những chi tiết hết sức hấp dẫn, sinh động. Chi tiết trong
truyện ngắn yêu cầu rất khắc nghiệt có liên quan mật thiết đến tư tưởng của nhà văn đặt ra.
Chi tiết là yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn mang ẩn ý và tạo cho tác
phẩm những chiều sâu chưa nói hết.

5. Tác phẩm tiêu biểu

- Lớp 6 và lớp 7: Buổi học cuối cùng (A.Daudet), Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh),
Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh).

- Lớp 8: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam), Chiếc lá cuối cùng (O.Henry), Chiếc lược ngà
(Nguyễn Quang Sáng), Chuyện chiếc ấm sứt vòi (Trần Đức Tiến), Đá trổ bông (Nguyễn
Ngọc Tư), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Làng (Kim Lân), Lão Hạc (Nam Cao),
Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), Tôi đi học (Thanh Tịnh).

- Lớp 10, lớp 11 và lớp 12: AQ chính truyện hoặc Thuốc, Cố hương (Lỗ Tấn), Chiếc thuyền
ngoài xa, Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Chí Phèo, Đời thừa (Nam
Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Em Dìn (Hồ Dzenh), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Mây
trắng còn bay (Bảo Ninh), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Muối của rừng (Nguyễn Huy
Thiệp), Những đứa con trong gia đình hoặc Ở xã Trung Nghĩa (Nguyễn Thi), Người trong
bao (A.Chekhov), Thủy nguyệt (Y.Kawabata).

38
THƠ TRỮ TÌNH (Lớp 10)

1. Khái niệm

Chưa có một khái niệm cụ thể và chính xác cho thơ trữ tình. Theo Từ điển văn học: “Thơ là
hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng,...
trong ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có tính nhịp điệu” (Đỗ Đức Hiểu (2004),
Từ điển Văn học, Nxb Thế giới tr.1685). “Trữ tình là thuật ngữ chỉ một trong ba phương thức
biểu đạt của văn học (bên cạnh tự sự và kịch, ở đây cái được đặt lên hàng đầu là chủ thể phát
ngôn và thái độ của nó đối với cái được mô tả” (Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb
Thế giới tr.1855). Từ đó có thể hiểu thơ trữ tình là là một trong ba phương thức biểu đạt của
văn học phản ánh chủ yếu thái độ của chủ thể phát ngôn trong ngôn ngữ hàm súc, giàu hình
ảnh và có tính nhịp điệu.

2. Phân loại

Theo Phương Lựu, người ta có nhiều cách phân loại thơ trữ tình khác nhau. Ở phương Tây
có những cách phân loại sau:

- Dựa vào cảm hứng người ta có thể chia thơ trữ tình thành bi ca, tụng ca, thơ trào phúng.

+ Bi ca: giàu chất trầm tư hoặc chất cảm xúc, thường là buồn thảm, những nỗi buồn đó được
nâng lên thành quan niệm, thành triết lí cuộc sống.

+ Tụng ca: ca ngợi những sự kiện anh hùng, những chiến công của con người, những cảnh
tượng hùng vĩ của non sông đất nước.

+ Thơ trào phúng: tác giả phủ nhận những điều xấu xa bằng một giọng văn châm biếm, mỉa
mai, trào lộng.

- Dựa vào đối tượng miêu tả có thể phân thơ trữ tình thành các loại như trữ tình tâm tình, trữ
tình thế sự, trữ tình công dân, trữ tình phong cảnh.

+ Trữ tình tâm tình: gắn liền với những tình cảm trong mối quan hệ hằng ngày: tình nam nữ,
tình vợ chồng, tình cha mẹ, anh em, ...

+ Trữ tình thế sự: nghiêng về những xúc động về cuộc đời với tính chất “nhân tình thế thái”

+ Trữ tình công dân: nói lên những cảm xúc, tình cảm, suy tư của nhà thơ trong mối quan hệ
với xã hội, với chế độ chính trị, ...

39
+ Trữ tình phong cảnh: nói lên những cảm xúc của con người với thiên nhiên như cây cỏ, núi
non, sông biển, cảnh đẹp của quê hương, đất nước

Những sự phân loại thơ trữ tình trên đây chỉ có tính chất tương đối. Thế giới nội tâm của con
người vô cùng phong phú, phức tạp và có trăm nghìn mối quan hệ khó có thể phân biệt một
cách rạch ròi.

(Phương Lựu (1987), Lí luận văn học tập 2, Nxb Giáo dục, tr.189-192)

3. Đặc trưng thể loại

3.1 Về nội dung bao quát, đề tài, nhân vật và mối quan hệ giữa chúng

- Nội dung bao quát:

Biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người (Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015), Lí luận
văn học 2, Đại học Tây Đô ,tr.93). Ở thơ trữ tình, thế giới bên trong của con người: cảm xúc,
tâm trạng, nỗi niềm, suy tư được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu (Đỗ Đức
Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới tr.1685).

- Đề tài:

+ Thơ trữ tình thường có các đề tài như: tình yêu, trữ tình công dân, trữ tình triết lí, ... (Lại
Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Văn học, tr.440).

+ Thơ trữ tình có thể đi sâu vào những chân lí phổ biến nhất của tồn tại con người: sự sống,
cái chết, tình yêu, lòng căm giận, lí tưởng, ước mơ, hạnh phúc. (Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển
Văn học, Nxb Thế giới, tr.1685).

- Nhân vật: Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, nhân vật trong thơ trữ tình có những đặc trưng
sau đây:

+ Nhân vật trữ tình: là người trực tiếp thổ lộ những cảm xúc và suy nghĩ trong tác phẩm trữ
tình. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, tiểu sử, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng
được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ.

+ Nhân vật trong tác phẩm trữ tình: là đối tượng để nhà thơ suy tư, cảm xúc, suy nghĩ của
mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả, gửi gắm tâm sự, cảm
xúc, suy nghĩ, ... của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả.

+ Nhân vật trữ tình còn là người đại diện cho một lớp người, một giai cấp, một dân tộc để
phát biểu. Lời lẽ riêng tư và ý nghĩa chung thường hòa nhập trong những lời nhân vật trữ tình.
40
+ Có nhiều trường hợp nhân vật trữ tình không phải là hiện thân của tác giả, nhà thơ có thể
tưởng tượng, hóa thân vào đối tượng. Có thể coi đây là những nhân vật trữ tình nhập vai.

(Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015), Lí luận văn học 2, Đại học Tây Đô, tr99-101)

- Mối quan hệ:

+ Biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người là cách phản ánh hiện thực khách quan.
(Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, tr.1685).

+ Tâm trạng cảm xúc của nhân vật bắt nguồn từ hiện thực xã hội – lịch sử khách quan.

(Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, tr.1686).

+ Lời lẽ riêng tư của nhà thơ và ý nghĩa chung thường hòa nhập trong lời nhân vật trữ tình

(Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015), Lí luận văn học 2, Đại học Tây Đô, tr. 101).

3.2 Tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo

- Đó là những nỗi niềm chủ quan thầm kín nhưng khi sáng tác nhà thơ luôn luôn nâng mình
lên thành người mang tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ cho một loại người, một thế hệ và cả
những chân lí phổ biến.

(Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015), Lí luận văn học 2, Đại học Tây Đô, tr.97).

- Bắt nguồn từ sự sâu xa từ phẩm chất tinh thần, từ sự thể nghiệm đời sống, từ lí tưởng thẩm
mĩ của nhà thơ từ những hiện thực xã hội – lịch sử khách quan.

(Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, tr.168).

3.3 Về chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình và cái tôi trữ tình

- Chủ thể trữ tình: là người tự phát ngôn, tự miêu tả, tự bộc lộ cảm xúc. Chủ thể trữ tình
thường là tác giả.

- Nhân vật trữ tình: là nhân vật mà chủ thể trữ tình gửi gắm nhằm trực tiếp thổ lộ những cảm
xúc và suy nghĩ trong tác phẩm trữ tình.

- Cái tôi trữ tình: là những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật trữ trình.

(Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015), Lí luận văn học 2, Đại học Tây Đô, tr99)

3.4 Về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối

41
- Từ ngữ: ngôn ngữ hàm súc, thể hiện những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng
dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ.

- Hình ảnh: sáng tạo, mới lạ, gợi ra cho người đọc những liên tưởng thú vị.

- Vần:

+ Thơ có vần chính và vần thông: vần chính là vần cùng một khuôn âm, vần thông là vần theo
một khuôn âm tương tự.

+ Xét về vị trí còn chia ra vần chân (cước vận), tức là vần ở cuối mỗi dòng thơ và vần lưng
(yêu vận), tức là vần ở giữa mỗi dòng thơ.

+ Thơ tự do không bắt buộc hiệp vần nhưng các nhà thơ vẫn sử dụng vần như một yếu tố biểu
cảm làm tăng vẻ đẹp của thơ.

- Nhịp:

+ Nhịp điệu được tạo ra do sự phối hợp âm thanh và vần, các dòng thơ kết nối với nhau thành
một đơn vị thống nhất có âm hưởng riêng.

+ Khổ thơ thường chia thành 4 dòng, 6 dòng,... tăng cường nhạc cảm cho thơ.

- Đối: từ yêu cầu nhịp điệu, bài thơ được tổ chức thành từng dòng, từng khổ. Trong thơ cách
luật, số chữ của mỗi dòng được quy định trước, phải bằng nhau (4 chữ, 7 chữ, 5 chữ, ...). Như
thế mới có sự cân xứng.

(Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, tr.1685-186)

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Về tính nhạc trong thơ: Nhạc tính trong thơ thể hiện ra ở 3 mặt sau đây:

+ Sự cân đối: sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ, những chữ đi sóng sánh với nhau, đối
đáp với nhau

+ Sự trầm bổng: Sự thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giưa thanh bằng và thanh
trắc

+ Sự trùng điệp: thể hiện ở sự dùng vần, điệp câu, điệp ngữ

(Phương Lựu (1987), Lí luận văn học tập 2, Nxb Giáo dục, tr.196-198)

5. Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ


42
THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI (Lớp 12)

1. Khái niệm

(Xem lại khái niệm thơ trữ tình lớp 10)

Theo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, “thuật ngữ “hiện đại” xét trong phạm vi văn học chính là quá
trình hiện đại hóa của văn học kéo dài từ năm 1932 cho đến nay và trải qua nhiều giai đoạn
khác nhau” (Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2010), Đặc trưng thể loại trữ tình hiện đại với việc đọc
hiểu thơ trữ tình Tố Hữu trong nhà trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà
Nội 2, tr.23).

Như vậy có thể hiểu thơ trữ tình hiện đại là thơ trữ tình thuộc giai đoạn văn học từ năm 1932
đến nay.

2. Phân loại

Theo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, thơ trữ tình Việt Nam hiện đại được giới hạn bơi tác phẩm thơ
trữ tình thuộc quá trình văn học Việt Nam hiện đại như thơ mới, thơ kháng chiến và các tác
phẩm trữ tình sau khi kết thúc kháng chiến chống Mỹ (1975) đến nay (Nguyễn Thị Thanh
Nhàn (2010), Đặc trưng thể loại trữ tình hiện đại với việc đọc hiểu thơ trữ tình Tố Hữu trong
nhà trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội 2, tr.24).

3. Đặc trưng thể loại

(Xem lại đặc trưng thơ trữ tình lớp 10)

Theo Đặng Thu Thủy, thơ trữ tình hiện đại thể hiện rõ ở những đặc trưng sau đây:

3.1. Về ngôn ngữ

Tác giả có xu hướng dụng ngôn với ngôn ngữ. Nghĩa là có sự lạ hóa ngôn từ, gia tăng giá trị
của những từ ngữ quen thuộc bằng những cách kết hợp độc đáo để tạo bất ngờ cho người đọc.

+ Ngôn ngữ có sự kết hợp từ bất quy tắc (trên các cấp độ: ngữ âm, ngữ pháp).

+ Ngôn ngữ có nhiều biểu tượng, liên tưởng trùng phức và đặc biệt có sự chú trọng về mặt âm
thanh của chữ.

+ Sử dụng các từ láy lạ, nhân đôi những phụ âm đầu, tách âm, cắt chữ (cắt các từ láy, từ phức)
hay các tổ hợp từ,...

43
Tác giả còn có xu hướng thả phúng ngôn ngữ. Nghĩa là sử dụng ngôn ngữ đời thường, khẩu
ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng,...

3.2. Về hình tượng, biểu tượng

Các hình ảnh trong thơ giảm đi tính đơn nhất, duy lí, tăng tính trùng phức, đa nghĩa.

Có hai hệ thống biểu tượng cơ bản: những hình ảnh có sẵn trong thiên nhiên, những “mẫu
gốc” trong tâm thức văn hóa dân tộc; những biểu tượng mang màu sắc tôn giáo, triết học.

3.3. Về yếu tố tượng trưng, siêu thực

Xu hướng đưa thơ về phái ảo, chạm đến chiều sâu tâm thức đã sinh ra những hình ảnh mang
đậm màu sắc tượng trưng, siêu thực.

Những hình ảnh mang đậm tính triết học, thể hiện khả năng sáng tạo, tầm trí tuệ của tác giả
hay tạo nên bầu không khí huyền thoại kì ảo...

3.4. Về đề tài

Đi sâu vào mối quan hệ dân tộc và cá nhân, thiên nhiên với tình yêu, sự sống và cái chết, nghệ
thuật và đời thường, thân xác và tâm linh,...

(Đặng Thu Thủy (2015), Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay- những đổi
mới cơ bản, Nxb ĐHSP, tr.116-134)

4. Bổ sung điểm đặc sắc

Về giọng điệu thơ:

Ở giai đoạn đầu, giọng thơ theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Giọng thơ cao,
là giọng hát: hào hùng, ngợi ca, tin tưởng, phơi phới, lạc quan, kêu gọi, cổ vũ,...

Ở giai đoạn sau, giọng thơ mang màu sắc trầm với sự hoài nghi, chua sót, chất vấn, phê phán,
chiêm nghiệm, triết lí, trào lộng, giễu nhại...

(Đặng Thu Thủy (2015), Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay- những đổi
mới cơ bản, Nxb ĐHSP, tr.136)

5. Tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Tây Tiến, Đất nước

44
TRUYỆN THƠ NÔM (LỚP 9, 11)

1. Khái niệm

Theo Trần Đình Sử: “Truyện Nôm thiết nghĩ là cách rút gọn của truyện thơ Nôm... do lịch sử
văn xuôi Nôm không phát triển, nghĩa là văn Nôm chỉ tồn tại dưới dạng văn vần và biền ngẫu
nên gọi như vậy mà không sợ nhầm lẫn là truyện văn xuôi Nôm” (Trần Đình Sử (2005), Thi
pháp Văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr.332).

Từ điển Văn học định nghĩa về truyện Nôm như sau: “Truyện Nôm là một thể loại văn học
viết dưới hình thức văn vần, có cốt truyện trong văn học cổ Việt Nam, phát triển mạnh mẽ
nhất ở giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX (Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học,
Nxb Thế giới, tr.1847).

2. Phân loại

Trước đây người ta phân chia truyện Nôm thành 2 loại: truyện Nôm hữu danh và truyện Nôm
khuyết danh. Sau này dựa vào đặc trưng tác phẩm, chia truyện Nôm thành truyện Nôm bình
dân và truyện Nôm bác học.

(Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, tr.1847)

3. Đặc trưng thể loại

3.1. Gắn với yêu cầu cần đạt lớp 9

Về đề tài, chủ đề:

- Chủ đề của truyện Nôm là đấu tranh xã hội, tố cáo bất công, bênh vực và đề cao phụ nữ.

(Trần Đình Sử (2005), Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội,
tr.333)

- Đề tài

+ Trong truyện thơ Nôm bình dân là những quan niệm về đạo đức của người bình dân: vợ
chồng phải chung thủy với nhau, con cái phải yêu thương bố mẹ, bạn bè anh em sống với
nhau có tình nghĩa...

+ Trong truyện thơ bác học là tình yêu mam nữ, đặc biệt là mối tình giai nhân tài tử, nhu cầu
chống bất công, cường quyền, vai trò chủ động của người phụ nữ ...

(Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, tr.1847-1848)
45
Về tư tưởng, thông điệp:

- Thể hiện nguyện vọng của quần chúng ngày trước trong khuôn khổ xã hội phong kiến

- Điều hòa mâu thuẫn giữa tình yêu và lễ giáo phong kiến.

(Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, tr.1848)

Về cốt truyện

- Truyện Nôm bình dân phần lớn sử dụng cốt truyện dân gian, hãn hữu sử dụng cốt truyện
nước ngoài.

- Truyện Nôm bác học chủ yếu vay mượn cốt truyện Trung Quốc hoặc do tác giả tự sáng tạo
nên. Khi vay mượn cốt truyện Trung Quốc, tác giả biết lựa chọn, cắt bỏ, sáng tạo lại cho phù
hợp.

(Trần Đình Sử(2005), Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội,
tr.332-333)

Về nhân vật

- Nhân vật trong truyện thơ Nôm được quan niệm rõ ràng về tên họ, quê quán, có quan hệ xã
hội rõ ràng và phức tạp.

- Nhân vật trong truyện thơ Nôm có tính chất lí tưởng hóa.

- Nhân vật được khắc họa như những chủ thể, biểu hiện qua tỉ lệ lời thoại rất cao.

- Nhân vật được thể hiện rõ nét qua những lời văn miêu tả ý thức và lời nói.

(Trần Đình Sử (2005), Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội,
tr.333-339)

Về lời thoại

- Chủ yếu là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật

- Trong truyện thơ bình dân, lời thoại thường nôm na, gần với ngôn ngữ dân gian.

- Trong truyện thơ bác học, lời thoại thường rất điêu luyện, có nhiều từ Hán – Việt, nhiều điển
cố nhưng đặt trong văn cảnh vẫn rất lưu loát.

(Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, tr.1848)

46
3.2. Gắn với yêu cầu cần đạt lớp 11

(Xem lại đặc trưng ở lớp 9)

Về người kể chuyện:

- Truyện thơ Nôm có lời trực tiếp của tác giả (biểu hiện ở các lời mở đầu, kết thúc, lời trữ tình
trước tình huống của nhân vật, lời triết lí).

- Có lời nửa trực tiếp của người kể chuyện giả và nhân vật.

(Trần Đình Sử (2005), Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội,
tr.344)

Về độc thoại nội tâm:

Bên cạnh việc đối thoại, nhân vật còn sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm thể hiện quan niệm
dân chủ về con người. Đó cũng là phản ứng tự vệ của các giá trị đạo đức truyền thống trước
sự suy tàn của xã hội phong kiến và môi trường thị dân hôi tanh đồng tiền.

(Trần Đình Sử (2005), Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội,
tr.361-364)

Về bút pháp miêu tả ngôn ngữ

Sự miêu tả mang tính chất ước lệ, ước lệ có tính chất thiên nhiên, vũ trụ gắn với những con
người lí tưởng chính diện.

+ Con người là chung đúc khí sắc của đất, nước, được hình dung qua các hiện tượng thiên
nhiên tươi đẹp như: mây, núi, trăng, ngọc, tuyết, mai,... Mọi hành động cử chỉ đều được quy
mô vũ trụ như: tung hoành ngang dọc, chọc trời quấy nước,...

+ Thể hiện những mối quan hệ bí ẩn về tính cách, vận mệnh của nhân vật.

4. Bổ sung điểm đặc sắc: không có

5. Tác phẩm tiêu biểu

Lớp 9: Lục Vân Tiên, Truyện Kiều

Lớp 11: Truyện Kiều, Bích Câu kì ngộ

47
HỒI KÍ (LỚP 6,12)
1. Khái niệm
Trong Từ điển văn học (bộ mới, trang 646), Lại Nguyên Ân có viết: “Tác phẩm hồi kí là một
thiên trần thuật từ ngôi tác giả (“tôi” tác giả, không phải “tôi” hư cấu ở một số tiểu thuyết,
truyện ngắn), kể về những sự kiện có thực trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng
kiến.”
Tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung có thể hiểu: Hồi kí là thể loại dùng để kể lại
những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hay chứng kiến.
2. Phân loại
Trong Từ điển văn học (bộ mới, trang 647), Lại Nguyên Ân cho rằng hồi kí rất đa dạng về
kiểu loại “Có những tác phẩm hồi kí rất gần với văn xuôi lịch sử, lại có những tác phẩm rất
gần với tiểu thuyết; ở thế kỉ XIX và nhất là thế kỉ XX lại phổ cập một dạng hồi kí viết về các
nhà văn, nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội, gọi là chân dung văn học.”
3. Đặc trưng thể loại
3.1. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 6
- Hình thức ghi chép: tác giả kể lại, ghi lại hồi ức dưới dạng văn bản
- Cách kể sự việc: thường theo thứ tự thời gian, ở sự việc chú ý đến các sự kiện mang tính tiểu
sử
- Người kể chuyện: thường ở ngôi thứ nhất, có thể là chính bản thân tác giả, nhân vật chứng
kiến, tham dự trong tác phẩm hoặc chỉ là nhân vật hư cấu được dựng lên bằng những gì mà
tác giả đã quan sát được
3.2. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 12
- Tính phi hư cấu: người viết hồi kí tái hiện phần hiện thực nằm trong tầm nhìn của mình, tập
trung vào những ấn tượng, hồi ức của bản thân
- Nghệ thuật miêu tả, trần thuật trong tác phẩm hồi kí thường được diễn đạt sinh động và hấp
dẫn, đậm chất đời thường
- Các sự kiện trong tác phẩm được kể lại dưới dạng hồi ức nên không thể tránh khỏi sự “quên
lãng” theo thời gian nên hồi kí thường có sự kết hợp giữa hiện thực và trải nghiệm
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất nên thái độ và đánh giá của người viết trong hồi kí thường
mang đậm tính chủ quan
4. Bổ sung điểm đặc sắc

48
- Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm hồi kí thường rất linh hoạt về giọng điệu. Hồi kí thường
không chỉ trần thuật, mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng
đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm.
- Không gian trong hồi kí là không gian rộng lớn, có thể từ nơi này chuyển sang nơi khác.
Thời gian trong hồi kí có thể là diễn biến của một sự kiện hoặc một cuộc đời.
- Kết cấu của hồi kí có thể theo dạng kết cấu cốt truyện hoặc kết cấu liên tưởng hay kết cấu
vòng tròn.
5. Tác phẩm tiêu biểu
- Lớp 6: Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)
- Lớp 12: Quyết định khó khăn nhất (Trích Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử - Võ Nguyên
Giáp), Sống để kể lại (G. Marquez)
TÙY BÚT (LỚP 7,11)
1. Khái niệm
Trong Từ điển văn học (bộ mới, trang 1888), Nguyễn Xuân Nam có viết: tùy bút là “một thể
loại văn xuôi phái sinh từ thể loại ký, gần với bút ký, nhưng cách viết tự do và tùy hứng nhiều
hơn”.
2. Phân loại: không có
3. Đặc trưng thể loại
3.1. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 7
- Tùy bút là thể giàu chất trữ tình nhất trong các loại ký
- Ở tùy bút, cái tôi của người nghệ sĩ được bộc lộ khá rõ ràng. Nhà văn thường kết hợp xen kẽ
miêu tả đối tượng khách quan với việc bộc lộ cảm xúc chủ quan để thể hiện các tính của mình
- Ngôn ngữ của tùy bút giàu hình ảnh, cảm xúc và chất thơ tạo nên nhiều bất ngờ, kỳ thú.
3.2. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 11
Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút bao giờ cũng có sự hài hòa, linh hoạt, uyển
chuyển tạo cảm giác mềm mại trong cách kể chuyện
4. Bổ sung điểm đặc sắc
- Đề tài của tùy bút hết sức phong phú, đa dạng, có thể là tất cả các phương diện trong đời
sống xã hội, từ văn hóa, lịch sử đến cái vấn đề nóng, vấn đề manh tính thế sự, đời tư…Các đề
tài luôn được tác giả hướng tới đưa chất liệu vào trong tùy bút thể hiện cái tôi suy ngẫm, suy
tư của nhân vật trữ tình.
- Cấu trúc của tùy bút không mang tính khuôn mẫu cao nên khá linh hoạt theo mạch cảm
hứng. Từ đó nhà văn có thể dễ dàng bày tỏ tư tửng, cảm xúc một cách tự nhiên và làm cho tác
phẩm trở nên hấp dẫn hơn.
49
5. Tác phẩm tiêu biểu
- Lớp 7: Lòng yêu nước (I. Ehrenburg)
- Lớp 11: Đi trên đường Hà Nội (Đỗ Chu), Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
TẢN VĂN (LỚP 7,11)
1. Khái niệm
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: 1. Văn xuôi. 2. Loại văn gồm các thể ký và các thể văn khác,
ngoài truyện, thơ và kịch (Hoàng Phê, 1997, tr.857)
Từ điển Hán Việt định nghĩa: Tản văn, văn xuôi không vần (Đào Duy Anh, 1996, tr233)
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, mục tản văn viết: nghĩa đen là văn xuôi (Trần Đình Sử,
1999, tr246)
2. Phân loại
Thông thường thì người ta căn cứ vào đối tượng và hình thức thể hiện để chia tản văn thành
ba loại: tản văn tự sự, tản văn trữ tình, tản văn nghị luận.
3. Đặc trưng thể loại
3.1. Gắn với yêu cầu cần đạt của lớp 7
- Chất trữ tình không phải là đặc trưng nổi bật trong các sáng tác của tản văn nhưng nó góp
phần vào việc bộc lộ cảm xúc và giải bày của nhà văn trước một vấn đề nào đó của cuộc sống.
- Cái tôi trong tản văn luôn công khai bộc lộ quan điểm, thái độ nhất định của mình
- Ngôn ngữ trong tản văn thường bóng bẩy, trong sáng, súc tích, tự nhiên.
3.2. Gắn với yêu cầu cần đạt lớp 11
(Xem lại mục 3.1)
- Tản văn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình
4. Bổ sung điểm đặc sắc
- Trong tản văn có sự kết hợp giữa tính vấn đề và tính cảm xúc. Nếu như tính vấn đề được qua
chất giọng nghị luận, triết lí sắc sảo thì tính cảm xúc được thể hiện qua giọng điệu trữ tình,
đằm thắm
- Kết cấu của tản văn khá tự do khiến người đọc có cảm giác tản mạn nhưng lại rất thống nhất
về chủ đề, tư tưởng, tình cảm
5. Tác phẩm tiêu biểu
Lớp 7: Cõi lá (Đỗ Phấn), Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương)

50
HÀI KỊCH (LỚP 8,12)
1. Khái niệm
“Một thể loại kịch, trong đó các tính cách, các tình huống và hành động được trình bày dưới
hình thức cười cợt hoặc thấm đậm chất hài” (Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển văn học bộ
mới, trang 565, 2004)

2. Phân loại
Lịch sử lâu đời của hài kịch đã chứng kiến sự nảy sinh rất nhiều biến thức của thể loại: hài
kịch tính cách, hài kịch phong tục (sinh hoạt), hài kịch trạng huống, hài kịch có cốt truyện gay
cấn lắt léo, hài kịch hề, hài kịch trữ tình, hài kịch châm biếm,… (Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ
điển văn học bộ mới, trang 566, 2004)

3. Đặc trưng thể loại


3.1. Gắn với YCCĐ lớp 8
- Về xung đột: Thường là xung đột giữa các thế lực xấu xa tìm cách che đậy mình bằng những
lớp sơn hào nhoáng, giả tạo bên ngoài
- Về hành động: Mang đặc điểm của hành động kịch nói chung; là sự tổ chức các sự kiện theo
trình tự chặt chẽ, được miêu tả căng thẳng, gấp gáp, hết hành động này đến hành động khác,
nhằm tạo ra tính hài kịch trong tác phẩm
- Về nhân vật: Nhân vật thường thuộc về tầng lớp thấp kém. Ở các nhân vật hài kịch, phẩm
chất bên trong không tương xứng với vị trí, thân phận của nó và dó vậy nó đáng là nạn nhân
của tiếng cười. Trong một số hài kịch, có những nhân vật tích cực thể hiện lí tưởng tiến bộ,
nhưng nhìn chung nhân vật hài kịch là những nhân vật tiêu cực có nhiều thói hư tật xấu
- Về lời thoại: Hài kịch có thể có đối thoại, độc thoại và bàng thoại, là yếu tố quan trọng nhằm
thúc đẩy sự phát triển cốt truyện cũng như tạo nên tiếng cười trong hài kịch
- Về thủ pháp trào phúng: Tạo tình huống có tính chất khôi hài, tình huống có tính chất đối
lập, mâu thuẫn hoặc xây dựng nhân vật mất cân xứng giữa hình thức và nội dung nhằm tạo ra
tiếng cười trong hài kịch, mang ý nghĩa phê phán hay châm biếm các thế lực xấu xa

3.2. Gắn với YCCĐ lớp 12


- Về ngôn ngữ: Phương tiện quan trọng của hiệu quả hài kịch là ngôn từ gây cười (phi logic,
không hợp tình thế, giễu nhại, mỉa mai; lối nói hóm hỉnh, nghịch lí). (Đỗ Đức Hiểu (Chủ
biên), Từ điển văn học bộ mới, trang 566, 2004). Ngôn ngữ trong hài kịch cũng mang đặc
điểm của ngôn ngữ kịch nói chung, là ngôn ngữ khắc họa tính cách, nó biểu hiện đặc điểm,
tính cách, phẩm chất của nhân vật. Ngôn ngữ mang tính hành động và có tính khẩu ngữ cao,
là nhân tố quan trọng tạo nên tiếng cười trong hài kịch
51
- Về kết cấu: Dựa trên các giai đoạn chính của sự phát triển của kịch nói chung, kết cấu tác
phẩm hài kịch có thể gồm: sự nảy sinh xung đột; sự gay gắt cao độ của xung đột; giải quyết
xung đột. Thông qua đó nhằm xây dựng tính hài kịch, tạo chất hài và tiếng cười
- Về tình huống: Tình huống có tính chất khôi hài, tình huống có tính chất đối lập, mâu thuẫn;
từ đó tạo nên tiếng cười trong hài kịch

4. Bổ sung điểm đặc sắc


- Về chức năng của tiếng cười trong hài kịch: Có tác dụng giải thoát con người khỏi những
thói xấu, trau dồi phong hóa, giáo dục đạo đức và thẩm mĩ
- Về phạm vi: Phạm vi của hài kịch rất rộng, từ châm biếm chính trị đến hài hước vui nhộn
nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ở loại hài kịch có nội dung xã hội sắc sảo, tác gả chỉ được phép miêu tả
một cách hạn chế những đau khổ của con người; nếu không, sự đồng cảm sẽ lấn át tiếng cười
và hài kịch sẽ biến thành chính kịch (Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển văn học bộ mới, trang
566, 2004)

5. Tác phẩm tiêu biểu


Lớp 8: Ông Jourdain mặc lễ phục (Moliere), Quẫn (Lộng Chương),…
Lớp 12: Giấc mộng đêm hè (W. Shakespeare),…

BI KỊCH (LỚP 9,11)


1. Khái niệm
“Một thể loại kịch dựa vào xung đột bi đát của các nhân vật anh hùng, có kết thúc bi thảm và
tác phẩm đầy chất thống thiết. Bi kịch là một thể của loại hình chính kịch, đối lập với thể hài
kịch. Bi kịch là thể loại nghiêm ngặt đến khắc nghiệt; nó miêu tả thực tại theo lối nhấn mạnh,
cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày những xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão
hòa và căng thẳng đến cực hạn, mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật” (Đỗ Đức Hiểu (Chủ
biên), Từ điển văn học bộ mới, trang 117, 2004)

2. Phân loại
Không có. Tuy nhiên, dựa theo thời đại nảy sinh, có thể có bi kịch cổ đại, bi kịch
Shakespeare, bi kịch chủ nghĩa cổ điển, bi kịch “phong cách cao”, bi kịch dựa trên việc cách
tân bi kịch chủ nghĩa cổ điển (Sile) (Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển văn học bộ mới, trang
117-118, 2004)

52
3. Đặc trưng thể loại
3.1. Gắn với YCCĐ lớp 9
- Về xung đột: Bi kịch là một thể loại kịch mà xung đột chủ yếu nằm ở giữa “yêu sách tất yếu
về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào thực hiện được điều đó trong thực tế” (Enghel), tập
trung miêu tả xung đột trong đời sống, có thể là xung đột bên ngoài (giữa nhân vật này với
nhân vật khác, giữa nhân vật với gia đình, dòng họ,…) hoặc xung đột bên trong (xung đột
trong nội tâm nhân vật)
- Về hành động: Mang đặc điểm của hành động kịch nói chung; là sự tổ chức các sự kiện theo
trình tự chặt chẽ, được miêu tả căng thẳng, gấp gáp, hết hành động này đến hành động khác,
ngay cả những hành động suy tư, ngẫm nghĩ cũng diễn ra rất nhanh, nhằm tạo ra tính bi kịch
trong tác phẩm
- Về cốt truyện: Các tình tiết, sự kiện, biến cố được sắp xếp theo trình tự logic, chặt chẽ, chủ
yếu theo quy luật nhân quả
- Về nhân vật: Nhân vật của bi kịch thường là những con người lương thiện, dũng cảm, có
những ham muốn mãnh liệt với những cuộc đấu tranh căng thẳng, khốc liệt đối với cái ác, cái
xấu nhưng do điều kiện lịch sử, họ phải chịu thất bại
- Về lời thoại: Bi kịch có thể có đối thoại, độc thoại và bàng thoại, là yếu tố quan trọng nhằm
thúc đẩy sự phát triển cốt truyện cũng như tạo nên kịch tính trong bi kịch. Lời đối thoại trong
bi kịch phải sắc sảo, sinh động và có tác dụng hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính. Độc
thoại trong bi kịch bộc lộ những dằn vặt nội tâm và những ý nghĩa thầm kín. Bàng thoại được
sử dụng đề phân trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần được chia sẻ

3.2. Gắn với YCCĐ lớp 11


- Về hiệu ứng thanh lọc: Thất bại của những nhân vật trong bi kịch gợi lên ở khán giả “sự xót
thương và sự sợ hãi để thanh lọc tình cảm” (Aristote) hoặc “để ca ngợi, biểu dương ý chí luôn
luôn vươn lên của con người trước những sức mạnh mù quáng của các thế lực hắc ám”
(Biêlinxky). Bằng hiệu quả thanh lọc, những tác phẩm mẫu mực hoàn thiện cho nghệ thuật bi
kịch, làm chấn động khán giả, gây nên ở họ những xung đột nội tâm mạnh mẽ và giải tỏa
chúng một cách rất hài hòa (Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển văn học bộ mới, trang 117,
2004)

4. Bổ sung điểm đặc sắc


- Căn cứ vào nội dung, ý nghĩa của xung đột, ngoài bi kịch và hài kịch còn có chính kịch.
Chính kịch đề cập đến mọi mặt của đời sống xã hội, đó là con người toàn vẹn, không bị cắt
xén hoặc chỉ tô đậm ở nét bi hoặc hài, vốn là trung gian giữa các dạng bi kịch và hài kịch
53
- Ngoài ra, còn có bi hài kịch là “một loại hình tác phẩm sân khấu trong đó có cả những dấu
hiệu của cái bi lẫn cái hài, điều này phân lập bi hài kịch với dạng chính kịch. Hiệu ứng bi hài
dựa vào sự không phù hợp của nhân vật với tình huống (tình huống bi, nhân vật hài; trường
hợp ngược lạ hơi hiếm); dựa vào tính chất không thể giải quyết được của xung đột (cốt truyện
dường như giả định sự tiếp tục của hành động; sự đồng cảm đối với nhân vật này mâu thuẫn
với sự đồng cảm dành cho một nhân vật khác; tác giả thì nhịn không nói lời tuyên án cuối
cùng (Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển văn học bộ mới, trang 116-117, 2004)

5. Tác phẩm tiêu biểu


Lớp 9: Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng), Romeo và Juliet (W. Shakespeare),…
Lớp 11: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), Rừng trúc (Nguyễn Đình Thi), Vũ
Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Âm mưu và tình yêu (F.Sile),…

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Đức Hiểu, (2004). Từ điển Văn học. Nxb Thế giới

2. Lại Nguyên Ân, (2017). 150 thuật ngữ văn học. Nxb Văn học

3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, (2015). Lí luận văn học 2. Đại học Tây Đô

4. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, (2010). Đặc trưng thể loại trữ tình hiện đại với việc đọc hiểu thơ
trữ tình Tố Hữu trong nhà trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp. Trường ĐHSP Hà Nội 2.

5. Phương Lựu, (1987). Lí luận văn học tập 2. Nxb Giáo dục

6. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (2006), Lí luận văn học. Nxb Giáo dục

7. Trần Đình Sử, (2005). Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam. Nxb ĐHQG Hà Nội.

Các nguồn Internet:

https://text.123doc.net/document/1107770-dac-trung-the-loai-truyen-ngan.htm

https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/the-loai-hoi-ky-qua-mot-so-tac-pham-cua-to-hoai-
233267.html

https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/dac-diem-cua-tuy-but-vi-thuy-linh-1216366.html

https://123doc.net//document/3390350-dac-diem-tan-van-va-tap-van-cua-nguyen-vinh-
nguyen.htm

55
56

You might also like