Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN




HỌC PHẦN
DẠY HỌC TIẾP NHẬN VĂN BẢN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TÁC PHẨM


“ĐÔI MẮT” – NAM CAO

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẦY NGUYỄN PHƯỚC BẢO KHÔI

NHÓM THỰC HIỆN: MÂY

TpHCM, 10/2020
TÊN NHÓM: Mây

THÀNH VIÊN NHÓM:

1. Lê Nguyễn Quỳnh Dung ................................... 42.01.606.009

2. Nguyễn Thị Thùy Dương.................................. 42.01.606.012

3. Phạm Minh Kha ................................................ 42.01.606.023

4. Nguyễn Ngọc Phương Linh .............................. 42.01.606.029

5. Hoàng Thị Yến.................................................. 42.01.606.100

TpHCM, 10/2020
TRƯỜNG: ..............................................................
GIÁO VIÊN: ..........................................................
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP: 11
BÀI HỌC: THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN
(Ngữ liệu: Đôi mắt – Nam Cao)

Thời lượng: 2 tiết


I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

TT Mục tiêu Mã hoá

Phẩm chất chủ yếu (Trách nhiệm; Nhân ái)

1 Biết giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam 1.1

2 Phát triển những biểu hiện: có bản lĩnh, có lí tưởng, hoài bão 1.2

Năng lực chung (NL giải quyết vấn đề và sáng tạo)

3 Phát triển tư duy phản biện 2.1

4 Biết tham gia tranh luận và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù 2.2
hợp trong tranh luận

5 Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được 2.3
giáo viên góp ý

Năng lực đặc thù (Đọc)

6 Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật 3.1.1
và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể tác phẩm

7 Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn 3.1.2
bản

1 |KHDH tác phẩm “Đôi mắt” – Nam Cao


8 Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản 3.1.3
muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

9 Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của 3.1.4
người viết thể hiện qua văn bản.

10 Phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản. 3.1.5

11 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của chuyện ngắn hiện đại như: 3.2
không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba
và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa
lời người kể chuyện, lời nhân vật...

12 So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn văn học 3.3.1
khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc

13 Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết 3.3.2
về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học

14 Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm 3.3.3
thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của
cá nhân đối với văn học và cuộc sống

15 Đọc mở rộng 1-3 truyện ngắn của Nam Cao có cùng đề tài về người tri 3.4
thức.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH


1. Giáo viên
˗ Thiết kế các phiếu học tập và phần trả lời
˗ Giấy A0 phục vụ cho kĩ thuật sơ đồ tư duy
˗ Bút lông
˗ Bài trình chiếu Power Point
2. Học sinh
˗ Đọc văn bản ở nhà trước.

2 |KHDH tác phẩm “Đôi mắt” – Nam Cao


˗ Thực hiện Phiếu KWL ở nhà trước theo yêu cầu của GV.
˗ Không gian, thời gian: Hoàng, Độ → (phân tích nhân vật chung/ tách: không gian
đối lập: Độ (mở rộng); Hoàng (hẹp hơn); thời gian ➔ Chốt được tất cả
˗ Điểm nhìn; lời thoại
˗ tình huống (luyện tập/ vận dụng)
˗ Vận dụng: trong tình huống khó khăn, mình sẽ có thái độ cống hiến như nào?
˗ Mở rộng: so sánh nhân vật ở 2 giai đoạn/ so sánh: tình huống nhận thức (PHÙNG
VÀ ĐỘ) → Độ thông qua đời sống cách mạng sẽ nhận ra được cái gì? Đúng hay
sai? ➔ ý nghĩa của nhan đề
˗ Đôi mắt của ai? (điểm nhìn)
˗ Đôi mắt tích cực? (hoàn cảnh)
˗ Ý nghĩa của đôi mắt?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Tiến trình

I.

TT Đáp ứng mục Nội dung dạy học trọng tâm PP, Phương án đánh giá
tiêu KTDH

Hoạt 2.1; 2.2 - Kích hoạt được kiến thức nền liên Trực quan - GV đánh giá trực tiếp
động quan đến văn bản. Chuẩn bị tâm phần phát biểu của HS
thế học tập tích cực. Đàm thoại
Khởi gợi mở - GV sử dụng rubric
động - Đọc và tái hiện được những ấn đánh giá trực tiếp phần
tượng chung về văn bản (Nhan đề, Trò chơi trò chơi của HS.
(5p) nhân vật, tác giả). “Ai nhanh
hơn”

1.1; 1.2; 2.1; • Không gian


Hoạt 2.2; 2.3; • Thời gian Dạy học - GV sử dụng rubric
động hợp tác đánh giá trực tiếp
3.1.1; 3.1.2; → Nhân vật phần phát biểu và
Khám 3.1.3; 3.1.4; Đàm thoại phiếu học tập của HS.
phá kiến 3.1.5; 3.2; gợi mở
thức 3.3.3
(45p)

3 |KHDH tác phẩm “Đôi mắt” – Nam Cao


Hoạt - - Tổng kết những vấn đề trọng Dạy học - HS tự đánh giá sơ
động 2.3; 3.1.1; tâm và tìm hiểu phần điểm nhìn hợp tác đồ tư duy dưới sự
Luyện 3.1.2; 3.1.3; của tác phẩm. hướng dẫn của GV.
tập (15p) Kĩ thuật - GV nhận xét câu trả
3.3.3; 3.1.4; sơ đồ tư lời của HS theo rubric.
3.2 duy

Hoạt 2 - - Liên hệ với thực tế đời sống để Dạy học - GV sử dụng rubric
động Vận làm rõ: trong tình huống khó khăn, hợp tác đánh giá trực tiếp
dụng 3.1.1 mình sẽ có thái độ cống hiến như phiếu học tập của HS.
(15p) nào? Kĩ thuật
3.3.2 “Chúng
em biết 3”
3.3.3

Hoạt 2 - Liên hệ mở rộng với các tác phẩm Dạy học - GV sử dụng rubric
động Mở khác để củng cố, hệ thống hóa kiến hợp tác đánh giá trực tiếp phần
rộng 3.1.1 thức trong chương trình. thảo luận của HS.
(10p) Gợi mở -
3.3 - So sánh: tình huống nhận thức vấn đáp
(PHÙNG VÀ ĐỘ) Độ thông qua
3.4 đời sống cách mạng sẽ nhận ra
được cái gì? Đúng hay sai? Ý
nghĩa nhan đề?

B. Các hoạt động học


Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5p)
1.1. Mục tiêu: 2.1; 2.2
1.2. Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền
1.3. Sản phẩm: Phiếu học tập, các câu trả lời của HS
1.4. Tổ chức hoạt động
1.4.1. Chuẩn bị
- HS đọc phần tác giả trước ở nhà.
- GV chia lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm 5 HS, các nhóm chuẩn bị một tờ giấy A3 và
bút màu.

4 |KHDH tác phẩm “Đôi mắt” – Nam Cao


1.4.2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ 1 (Trò chơi “Ai nhanh hơn”): GV cho mỗi nhóm trong vòng 60s, tất cả các
nhóm phải ghi được nhiều nhất những hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp
sáng tác của tác giả Nam Cao, sau đó chạy nhanh lên bảng dán câu trả lời của mình.
4 đội dán nhanh nhất được chấp nhận câu trả lời và 1 đội trả lời nhanh nhất sẽ chiến
thắng.
- Nhiệm vụ 2: Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ 1, GV cho các nhóm xem một bức
tranh trừu tượng

Tác phẩm của Wassily Kandinsky, Trên nền trắng II (1923)


- GV đưa ra câu hỏi cho các nhóm thảo luận 1p: Các em hãy dùng đôi mắt để nhìn và
cho cô biết các em cảm nhận được những gì qua bức tranh trên? Từ đó em có nhận
xét gì về nhan đề tác phẩm “Đôi mắt”? Em thử suy đoán xem tác phẩm có thể đề cập
đến những vấn đề, nhân vật trong truyện như thế nào?

1.4.3. Thực hiện nhiệm vụ học tập


- Nhiệm vụ 1: HS viết câu trả lời của mình vào giấy A3 sau đó chạy nhanh dán lên
bảng.
- Nhiệm vụ 2: HS xem trang, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến, mời đại diện 1 bạn
trình bày.

5 |KHDH tác phẩm “Đôi mắt” – Nam Cao


1.4.4. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Nhiệm vụ 1: GV mời các nhóm lên đọc các ý trong tờ giấy của nhóm mình và tổng
kết các ý đúng đưa ra kết quả nhóm thắng cuộc với nhiều ý đúng nhất về tác giả Nam
Cao.
- Nhiệm vụ 2:
+ GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày câu hỏi.
+ GV nhận xét, bổ sung ý kiến và dẫn dắt vào tác giả và tác phẩm “Đôi mắt”

1.4.5. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ 1
Tiêu chí Mức độ đạt được tiêu chí
đánh giá
Giỏi Khá Trung Yếu Kém
Điểm
bình
(2.0 điểm) (1.5 điểm) (0.5 điểm) (0 điểm)
(1.0 điểm)

Đảm bảo Đảm bảo Không đảm Không


hoàn thành hoàn thành bảo hoàn đảm bảo
Mức độ các yêu cầu các yêu cầu thành các hoàn
hoàn tốt và đúng khá tốt và yêu cầu thành các
thành hạn. đúng hạn. nhưng vẫn yêu cầu,
phiếu học hoàn thành không
tập trên đúng hạn. hoàn
giấy A3 thành
đúng
hạn.

6 |KHDH tác phẩm “Đôi mắt” – Nam Cao


Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh
đọc được đọc được đọc được đọc được không
phần tóm phần tóm phần tóm phần tóm đọc được
tắt về tác tắt về tác tắt và trình tắt về tác phần tóm
Hiểu biết
giả và trình giả và trình bày 1 hiểu giả nhưng tắt về tác
về tác giả
bày 3 hiểu bày 2 hiểu biết đúng về không trình giả.
biết đúng biết đúng tác giả. bày được
về tác giả. về tác giả. hiểu biết về
tác giả.

Hình Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày Trình
thức đẹp, rõ rõ ràng và rõ ràng, còn không rõ bày
trình bày ràng, sạch không lỗi lỗi chính tả. ràng và còn không rõ
trên giấy sẽ và không chính tả. lỗi chính ràng và
A3 lỗi chính tả. tả. nhiều lỗi
chính tả.

TỔNG ĐIỂM

- Nhiệm vụ 2

Tiêu chí Mức độ đạt được tiêu chí


đánh giá
Giỏi Khá Trung Yếu Kém
Điểm
bình
(2.0 điểm) (1.5 điểm) (0.5 điểm) (0 điểm)
(1.0 điểm)

Đảm bảo Đảm bảo Không đảm Không đảm

Mức độ hoàn thành hoàn thành bảo hoàn bảo hoàn

hoàn các câu hỏi các câu hỏi thành các thành các

thành câu tốt và đúng khá tốt và câu hỏi câu hỏi,

hỏi hạn. đúng hạn. nhưng vẫn không hoàn

7 |KHDH tác phẩm “Đôi mắt” – Nam Cao


hoàn thành thành đúng
đúng hạn. hạn.

Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh


trình bày trình bày đọc trình không trình
Hiểu biết
được 3 được 2 bày được 1 bày được
về nhan
hiểu biết hiểu biết hiểu biết hiểu biết về
đề tác
đúng về đúng về đúng về nhan đề tác
phẩm
nhan đề tác nhan đề tác nhan đề tác phẩm.
phẩm. phẩm. phẩm.

Đưa ra 3 dự Đưa ra 2 dự Đưa ra 1 dự Không đưa


đoán về chi đoán về chi đoán về chi ra được dự
Dự đoán tiết, nhân tiết, nhân tiết, nhân đoán nào
về nhân vật và có sự vật và có sự vật và có sự về chi tiết,
vật trong phân tích phân tích phân tích nhân vật.
tác phẩm trong quá trong quá trong quá
trình dự trình dự trình dự
đoán. đoán. đoán.

Phong Phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu
cách phát to, rõ ràng, nhỏ, có đưa nhỏ, có đưa nhỏ, có đưa nhỏ, không
biểu có đưa ra ra quan ra quan ra quan đưa ra được
quan điểm điểm và điểm nhưng điểm quan điểm
và phân phân tích phân tích nhưng và phân
tích chặt chặt chẽ. không rõ không tích.
chẽ. ràng. phân tích.

TỔNG ĐIỂM

8 |KHDH tác phẩm “Đôi mắt” – Nam Cao


Hoạt động 2. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC (45p)
Hoạt động 2.1 – Tìm hiểu nhân vật
2.1.1. Mục tiêu: 1.2; 2.1; 2.2; 2.3; 3.1.1; 3.1.2; 3.1.3; 3.1.4; 3.2; 3.3.3
2.1.2. Nội dung: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về nhân vật.
2.1.3. Sản phẩm: Phiếu học tập, các câu trả lời của HS.
2.1.4. Tổ chức hoạt động:
2.1.4.1. Chuẩn bị
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 8 – 10 HS
- GV chuẩn bị thẻ
- GV chẩn bị rubric đánh giá kết quả
2.1.4.2. Chuẩn giao nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhân vật Hoàng
+ GV đưa ra hệ thống câu hỏi thông qua hình thức thẻ câu hỏi để nêu vấn đề cho HS
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nhân vật Độ
+ GV cung cấp phiếu học tập cho HS và hướng học sinh trả lời phiếu học tập
- Nhiệm vụ 3: So sánh nhân vật Hoàng và Độ
+ GV cung cấp phiếu học tập cho HS
2.1.4.3. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS giơ tay phát biểu trả lời các câu hỏi gợi ý theo nhóm, từ đó rút ra được ý nghĩa.
2.1.4.4. Báo cáo kết quả thực hiện
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
2.1.4.5. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ 1
Nội dung yêu cầu Mức đánh giá
(3) (2) (1)
Hoạt động khám phá kiến thức: Tìm hiểu nhân vật Hoàng
Yêu cầu chung Chỉ ra được dẫn chứng liên quan đến ngoại hình nhân vật
Phân tích được nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn trong lời
nhân vật
Đánh giá được tư tưởng của nhân vật

9 |KHDH tác phẩm “Đôi mắt” – Nam Cao


Đánh giá được nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ
của Nam Cao
Câu hỏi HS nêu được ba HS nêu được hai HS nêu được một
trong các ý nghĩa. trong các ý nghĩa. các nghĩa.

- Nhiệm vụ 2
Nội dung yêu cầu Mức đánh giá
(3) (2) (1)
Hoạt động khám phá kiến thức: Tìm hiểu nhân vật Độ
Yêu cầu chung Chỉ ra được dẫn chứng liên quan đến ngoại hình nhân vật
Phân tích được nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn trong lời
nhân vật
Đánh giá được tư tưởng của nhân vật
Đánh giá được nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ
của Nam Cao
Câu hỏi HS nêu được ba HS nêu được hai HS nêu được một
trong các ý nghĩa. trong các ý nghĩa. các nghĩa.

- Nhiệm vụ 3
Nội dung yêu cầu Mức đánh giá
(3) (2) (1)
Hoạt động khám phá kiến thức: Tìm hiểu nhân vật Độ
Yêu cầu chung Chỉ ra được điểm giống và khác về tính cách, tư tưởng của
Hoàng và Độ
Thể hiện suy nghĩ và đánh giá của em về lối sống của hai nhân
vật.

Câu hỏi HS nêu được ba HS nêu được hai HS nêu được một
trong các ý nghĩa. trong các ý nghĩa. trong các nghĩa.

10 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
Hoạt động 2.2 – Tìm hiểu không gian
2.2.1. Mục tiêu: 3.2; 3.1.3
2.2.2. Nội dung: Nhận biết và phân tích yếu tố không gian của truyện ngắn hiện đại “Đôi
mắt”
2.2.3. Sản phẩm: Phiếu học tập
2.2.4. Tổ chức hoạt động học
2.2.4.1. Chuẩn bị
- GV chia lớp thành 8 nhóm, một nhóm 5 HS.
- GV chuẩn bị phiếu học tập cho HS.
- GV chuẩn bị rubric đánh giá kết quả.
2.2.4.2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập được phát. Hai nhóm hoàn thành nhanh
nhất sẽ được chấp nhận và cử đại diện trình bày.
2.2.4.3. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoàn thành yêu cầu trong 5p
- GV đi vòng quanh lớp quan sát và xem quá trình làm bài tập nhóm của HS.
2.2.4.4. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình phiếu học tập trong 2p, các nhóm khác nhân
xét bổ sung, GV nhận xét và bổ sung ý.
2.2.4.5. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Mức độ đạt được tiêu chí

Tiêu chí Giỏi Khá Trung Yếu Kém


Điểm
đánh giá bình
(2.0 điểm) (1.5 điểm) (0.5 điểm) (0 điểm)
(1.0 điểm)

Hoạt động tìm hiểu không gian trong tác phẩm


Mức độ Đảm bảo Đảm bảo Đảm bảo Không Không đảm
hoàn hoàn thành hoàn thành hoàn thành đảm bảo bảo hoàn
thành các yêu cầu các yêu cầu các yêu cầu hoàn thành thành các
trong khá nhưng các yêu yêu cầu,

11 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
phiếu học tốt và đúng khá tốt và vẫn đúng cầu nhưng không hoàn
tập hạn. đúng hạn hạn. vẫn đúng thành đúng
hạn. hạn.

Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh
trình bày trình bày trình bày trình bày không trình
được đủ 3 được 2 được 3 phần được 1 bày được
phần sau phần (có (có dẫn trong 3 phần nào
(có dẫn dẫn chứng, chứng, có phần (có trong 3
chứng, có có nhận xét nhận xét dẫn chứng, phần (có
nhận xét riêng cho riêng cho có nhận xét dẫn chứng,
riêng cho từng đối từng đối riêng cho có nhận xét
từng đối tượng) tượng, có từng đối riêng cho
tượng, có trong cả hai nhận xét tượng, có từng đối
nhận xét yêu cầu: so chung cho nhận xét tượng, có
chung cho sánh không cả hai đối chung cho nhận xét
Về nội cả hai đối gian sống tượng ) cả hai đối chung cho
dung tượng) của Hoàng trong 1/2 tượng ) cả hai đối
trong cả hai với Độ; so yêu cầu: so trong 1/2 tượng )
yêu cầu: so sánh không sánh không yêu cầu: so trong cả 2
sánh không gian sống gian sống sánh không yêu cầu: so
gian sống của Hoàng của Hoàng gian sống sánh không
của Hoàng và Độ với với Độ; so của Hoàng gian sống
với Độ; so nhân dân. sánh không với Độ; so của Hoàng
sánh không gian sống sánh không với Độ; so
gian sống của Hoàng gian sống sánh không
của Hoàng và Độ với của Hoàng gian sống
và Độ với nhân dân. và Độ với của Hoàng
nhân dân. nhân dân. và Độ với
nhân dân.

12 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày
đẹp, rõ rõ ràng và rõ ràng, còn không rõ không rõ

Về hình ràng, sạch không lỗi lỗi chính tả. ràng và còn ràng và
thức sẽ và không chính tả. lỗi chính nhiều lỗi
lỗi chính tả. tả. chính tả.

TỔNG ĐIỂM

Hoạt động 2.3 – Tìm hiểu thời gian


2.3.1. Mục tiêu: 1.1; 2.1; 2.2; 2.3; 3.1.1; 3.1.5; 3.2
2.3.2. Nội dung: Nhận biết và phân tích yếu tố không gian của truyện ngắn hiện đại “Đôi
mắt”
2.3.3. Sản phẩm: Phiếu học tập
2.3.4. Tổ chức hoạt động học
2.3.4.1. Chuẩn bị
- GV chia lớp thành 8 nhóm, một nhóm 5 HS.
- GV chuẩn bị phiếu học tập cho HS.
- GV chuẩn bị rubric đánh giá kết quả.
2.3.4.2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập được phát. Hai nhóm hoàn thành nhanh
nhất sẽ được chấp nhận và cử đại diện trình bày.
2.3.4.3. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoàn thành yêu cầu trong 5p
- GV đi vòng quanh lớp quan sát và xem quá trình làm bài tập nhóm của HS.
2.3.4.4. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình phiếu học tập trong 2p, các nhóm khác nhân
xét bổ sung, GV nhận xét và bổ sung ý.
2.3.4.5. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nội dung yêu cầu Mức đánh giá
(3) (2) (1)

13 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
Hoạt động tìm hiểu thời gian trong tác phẩm
Yêu cầu chung - Xác định được mốc thời gian quan trọng của tác phẩm hay
của 2 nhân vật
- Liệt kê được những chi tiết tiêu biểu của nhân vật trong
những khoảng thời gian
- Phân tích và nhận xét sự thay đổi của các nhân vật qua thời
gian
- Nhận xét và đánh giá lí do vì sao tác giả lại lựa chọn triển
khai thời gian nghệ thuật
Câu hỏi HS nêu được đầy đủ, HS nêu được đầy HS nêu được 2/4
trọn vẹn và sáng tạo đủ 4 ý. ý.
4 ý.

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (15p)


3.1. Mục tiêu: 2.3; 3.1.1; 3.1.2; 3.1.3; 3.3.3; 3.1.4; 3.2
3.2. Nội dung: Củng cố kiến thức về nhân vật (Tính cách, tư tưởng, ngôn ngữ), không
gian và thời gian; Tìm hiểu ngôi kể và thông điệp của tác phẩm
3.3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy, các câu hỏi của HS
3.4. Tổ chức hoạt động
3.4.1. Chuẩn bị
- GV chia lớp thành 4 nhóm, một nhóm 8 -10 HS
- GV chuẩn bị giấy A0 và bút màu cho HS
- GV chuẩn bị rubric đánh giá kết quả
3.4.2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy (Sơ đồ xương cá, rễ cây, tán cây,…)
sau khi đọc và tìm hiểu văn bản (Có thể chọn 1 trong 3 yếu tố: không gian, thời gian
hoặc nhân vật). Hai nhóm hoàn thành nhanh nhất sẽ được chấp nhận và cử đại diện
trình bày.
- Nhiệm vụ 2: GV đưa các câu hỏi thảo luận trên PPT sau khi các nhóm trình bày sản
phẩm của mình xong:

14 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
+ Theo em, ngôi kể mà tác giả sử dụng trong tác phẩm là ngôi kể nào?

+ Tại sao tác giả sử dụng ngôi kể thông qua nhân vật Độ để kể lại câu chuyện mà
không phải nhân vật Hoàng?

+ Thông qua việc sử dụng ngôi kể này, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông
điệp, tư tưởng gì?

3.4.3. Thực hiện nhiệm vụ học tập


- Nhiệm vụ 1: HS hoàn thành yêu cầu trong 7p
- Nhiệp vụ 2: GV chiếu hệ thống câu hỏi trên PPT, HS thảo luận nhóm trong 2 phút
3.4.4. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ 1: Mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình sơ đồ tư duy trong 2 phút
- Nhiệm vụ 2: HS cử đại diện 1 thành viên trong 1 nhóm trả lời, các nhóm khác bổ
sung, GV nhận xét và bổ sung ý cần thiết
3.4.5. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ 1

Mức độ tiêu chí


Tiêu chí
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Điểm
đánh giá
(2.0 điểm) (1.5 điểm) (1.0 điểm) (0,5 điểm) (0 điểm)

Hình thức Hình thức Hình thức Hình thức Chưa vẽ


đẹp, trang đẹp, trang đơn giản, đơn điệu, được một
trí nhiều trí nhiều sử dụng ít chưa làm sơ đồ tư
màu sắc, hài màu sắc, màu sắc, nổi bậc chủ duy hoàn
Hình thức
hòa, làm nổi hài hòa, dễ chưa làm đề, luận chỉnh. Chỉ
trang trí
bậc chủ đề, nhìn, làm nổi bật chủ điểm. Chữ sử dụng
sơ đồ tư
luận điểm. nổi bậc chủ đề, luận viết nhỏ, một màu
duy
Chữ viết rõ đề, luận điểm. Chữ sai chính vẽ, chữ viết
ràng, không điểm. Chữ viết rõ tả. Chưa nhỏ, sai
sai chính tả. viết rõ ràng, còn sáng tạo.
Có sự sáng ràng, sai chính

15 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
tạo trong không sai tả. Chưa chính tả
cách trình chính tả. sáng tạo. nhiều.
bày. Chưa sáng
tạo.

Bố cục rõ Bố cục rõ Bố cục rõ Bố cục rối, Vẽ sơ đồ


ràng, các ràng, các ràng, các chưa phân chưa phân
luận điểm luận điểm đề mục và rõ chủ đề, chia bố
liên kết liên kết luận điểm luận điểm, cục, chưa
logic, chặc logic, Một liên kết với sắp xếp thứ sắp xếp
chẽ, có lí lẽ số luận nhau, chưa tự các luận luận điểm.
dẫn chứng điểm chưa có dẫn điểm đúng chưa có
Bố cục sơ
cho từng có dẫn chứng cụ nhưng dẫn chứng
đồ tư duy
luận điểm. chứng cụ thể cho chưa liên cho từng
thể. từng luận kết. Chưa luận điểm.
điểm. có dẫn
chứng cụ
thể cho
từng luận
điểm.

Đảm bảo Đảm bảo Đảm bảo Sơ đồ tư Không ghi


đầy đủ nội đầy đủ nội đầy đủ nội duy chưa ra được các
dung chính: dung dung thể hiện nội dung
Nhân vật chính: chính: đầy đủ các chính của
Nội dung Hoàng và Nhân vật Nhân vật phần nội bài học.
sơ đồ tư Độ (Ngoại Hoàng và Hoàng và dung chính
duy hình, tính Độ (Ngoại Độ (Ngoại bài học.
cách, tư hình, tính hình, tính Trình bày
tưởng, ngôn cách, tư cách, tư còn sơ sài,
ngữ). Phân tưởng,
tích, có dẫn ngôn ngữ).

16 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
chứng phù Phân tích, tưởng, chưa đầy
hợp. Rút ra có dẫn ngôn ngữ). đủ ý.
nhận xét chứng phù
của nhóm hợp. Chưa
về 2 nhân rút ra nhận
vật. xét của
nhóm về 2
nhân vật.

Giọng nói Trình bày Trình bày Trình bày Thiếu tự


rõ ràng, lưu rõ ràng, tự rõ ràng, lủng củng, tin, mất tập
loát, tự tin, tin, nắm nắm kiến ấp úng, trung vào
nắm vững vững kiến thức bài chưa nắm bài thuyết
Kỹ năng kiến thức thức bài học. kiến thức minh, chưa
thuyết bài học, học. bài học. trình bày
minh thuyết phục Thuyết được nội
người nghe, phục. dung sơ đồ
lôi cuốn, tư duy đến
hấp dẫn người
nghe.

100% các 80% thành 60% thành 50% thành <50%


thành viên viên trong viên trong viên trong thành viên
trong nhóm nhóm tham nhóm tham nhóm tham trong nhóm
tham gia, gia, đóng gia, đóng gia thực tham gia
Tham gia
đóng góp ý góp ý kiến góp ý kiến hiện sơ đồ thực hiện
thực hiện
kiến thực thực hiện thực hiện tư duy. sơ đồ tư
sơ đồ tư
hiện sơ đồ sơ đồ tư sơ đồ tư duy.
duy
tư duy. duy. Nhóm duy.
Nhóm trưởng
trưởng phân phân công
công công công việc

17 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
việc cụ thể cho các
cho từng thành viên.
thành viên.

TỔNG ĐIỂM

- Nhiệm vụ 2

Tiêu chí Mức độ đạt được tiêu chí


đánh giá
Giỏi Khá Trung Yếu Kém
Điểm
bình
(2.0 điểm) (1.5 điểm) (0.5 điểm) (0 điểm)
(1.0 điểm)

Đảm bảo Đảm bảo Không đảm Không


hoàn thành hoàn thành bảo hoàn đảm bảo
các câu hỏi các câu hỏi thành các hoàn
Mức độ tốt và đúng khá tốt và câu hỏi thành các
hoàn hạn. đúng hạn. nhưng vẫn câu hỏi,
thành các hoàn thành không
câu hỏi đúng hạn. hoàn
thành
đúng
hạn.

Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh
xác định xác định xác định chỉ xác không
Hiểu biết được điểm được điểm được điểm định được trình bày
về điểm nhìn của nhìn của tác nhìn của tác điểm nhìn được
nhìn của tác phẩm. phẩm. Đưa phẩm. của tác hiểu biết
tác phẩm Đưa ra ra được ít Không đưa phẩm. về điểm
được ít nhất nhất 1 lí ra được lí nhìn của
3 lí giải tại giải tại sao do tại sao

18 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
sao tác giả tác giả sử tác giả sử tác
sử dụng dụng ngôi dụng ngôi phẩm.
ngôi kể là kể là nhân kể là nhân
nhân vật vật Độ mà vật Độ mà
Độ mà không phải không phải
không phải Hoàng. Chỉ Hoàng. Chỉ
Hoàng. Chỉ ra và phân ra nhưng
ra và phân tích, nhận không phân
tích, nhận xét được tích, nhận
xét được thông điệp, xét được
thông điệp, tư tưởng thông điệp,
tư tưởng của tác tư tưởng
của tác phẩm. của tác
phẩm. phẩm.

Phong Phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu
cách phát to, rõ ràng, nhỏ, có đưa nhỏ, có đưa nhỏ, có đưa nhỏ,
biểu có đưa ra ra quan ra quan ra quan không
quan điểm điểm và điểm nhưng điểm đưa ra
và phân phân tích phân tích nhưng được
tích chặt chặt chẽ. không rõ không quan
chẽ. ràng. phân tích. điểm và
phân
tích.

TỔNG ĐIỂM

Hoạt động 4. VẬN DỤNG (15p)

4.1. Mục tiêu: 2; 3.1.1; 3.3.2; 3.3.3


4.2. Nội dung: Vận dụng được kiến thức đã học; mở rộng thêm hiểu biết về tình huống
truyện từ đó liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thông điệp của tác phẩm.
4.3. Sản phẩm: Phiếu học tập

19 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
4.4. Tổ chức hoạt động:
4.4.1. Chuẩn bị
- GV chia cả lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
- GV chuẩn bị phiếu học tập cho HS.
- GV chuẩn bị rubric đánh giá kết quả.
4.4.2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập được phát. Hai nhóm hoàn thành nhanh nhất
sẽ được chấp nhận và cử đại diện trình bày.
4.4.3. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoàn thành phiếu trong vòng 5p
4.4.4. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình phiếu học tập trong 2ph, các nhóm khác nhận
xét bổ sung, GV nhận xét và bổ sung các ý cần thiết.
4.4.5. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Tiêu chí Mức độ đạt được tiêu chí
đánh giá
Giỏi Khá Trung Yếu Kém Điể
bình m
(2.0 điểm) (1.5 điểm) (0.5 điểm) (0 điểm)
(1.0 điểm)
Mức độ Đảm bảo Đảm bảo Đảm bảo Không đảm Không đảm
hoàn hoàn thành hoàn thành hoàn thành bảo hoàn bảo hoàn
thành các yêu cầu các yêu cầu các yêu cầu thành các thành các
trong tốt và đúng khá tốt và khá nhưng yêu cầu yêu cầu,
phiếu hạn. đúng hạn vẫn đúng nhưng vẫn không hoàn
học tập hạn. đúng hạn. thành đúng
hạn.
Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh
trình bày trình bày trình bày trình bày không trình
được đủ 2 gần đủ 2 gần đủ 2 1/2 phần bày được
phần sau: phần sau: phần sau: sau: phần nào.

Về nội +Nêu tình +Nêu tình +Nêu tình +Nêu tình


dung huống huống huống huống
truyện “Đôi truyện truyện truyện
mắt” (nêu “Đôi mắt” “Đôi mắt” “Đôi mắt”
tình huống; (nêu tình (nêu tình (nêu tình
Nêu ý nghĩa huống) huống) huống; Nêu
tình huống) ý nghĩa

20 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
+ Liên hệ + Liên hệ + Liên hệ tình huống
thực tế để thực tế để thực tế để )
giải quyết giải quyết giải quyết
+ Liên hệ
vấn đề: 3 ý vấn đề: 2 ý vấn đề: 1 ý
thực tế để
đúng đúng đúng
giải quyết
vấn đề: 3 ý
đúng
Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày
đẹp, rõ ràng, rõ ràng và rõ ràng, không rõ không rõ
Về hình sạch sẽ và không lỗi còn lỗi ràng và còn ràng và
thức không lỗi chính tả. chính tả. lỗi chính nhiều lỗi
chính tả. tả. chính tả.

TỔNG ĐIỂM
Hoạt động 5. MỞ RỘNG (10p)
5.1. Mục tiêu: 2; 3.1.1; 3.3; 3.4
5.2. Nội dung: Liên hệ mở rộng với các tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” để củng cố.
So sánh: tình huống nhận thức (PHÙNG VÀ ĐỘ). Độ thông qua đời sống cách mạng
sẽ nhận ra được cái gì? Đúng hay sai? Ý nghĩa nhan đề?
5.3. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh.
5.4. Tổ chức hoạt động
5.4.1. Chuẩn bị
- GV chia cả lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
- GV chuẩn bị rubric đánh giá kết quả.
5.4.2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1:
- GV chiếu chủ đề thảo luận:
+ Tình huống truyện trong “Đôi mắt” của Nam Cao và “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn
Minh Châu điểm gì giống nhau ?
+ So sánh điểm giống và khác giữa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Đôi mắt”?
- Chọn ra 2 nhóm có kết quả đầu tiên để trình bày.
Nhiệm vụ 2:
- GV dùng câu nhận định của Nguyễn Đình Thi trong bài “Nhận đường” để làm bài
tập về nhà cho học sinh kích thích tư duy tự do suy luận: Nguyễn Đình Thi viết, “Văn
nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức

21 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta”. Hãy bày
tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
- GV giới thiệu một số tác phẩm khác của nhà văn Nam Cao nếu như HS có hứng thú
sẽ tìm đọc: Giăng sáng, Một bữa no, Đời thừa...
5.4.3. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận trong 5p, ghi chú lại các ý kiến.
5.4.4. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1:
- Các nhóm thống nhất ý kiến, mời đại diện 1 bạn trình bày trong 2p.
- Các nhóm còn lại đánh giá, góp ý.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
5.4.5. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Tiêu chí Mức độ tiêu chí
đánh giá
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Điểm
(2 điểm) (1.5 điểm) (1 điểm) (0.5 điểm) (0 điểm)

Hiểu được Đưa ra đầy đủ Đưa ra đầy Đưa ra nội Không đưa ra
điểm chung và chính xác Có đưa ra đủ nhưng có dung tư được các dẫn
trong nội dẫn chứng về chính xác một số dẫn tưởng chứng về tính
dung tư “giao điểm” tư nội dung tư chứng chưa chung cách, hoàn
tưởng của tưởng của cả tưởng của chính xác về chung về cảnh, số phận
hai tác phẩm. hai tác phẩm. cả hai tác nội dung tư hai tác của ếch.
phẩm tưởng của phẩm,
nhưng hai tác phẩm. nhưng
chưa đầy chưa rõ
đủ . ràng và
chính xác.
“Điểm nhìn” Có đưa ra đầy Có đưa ra Đưa ra được Đưa ra Không đưa ra
của mỗi nhân đủ và chính xác chính xác, một ý chính được một được quan
vật qua mỗi điểm nhìn của nhưng xác trong quan điểm điểm của nào.
tác phẩm. Phùng và Độ chưa đầy mỗi nhân vật của mỗi
trong mỗi tác đủ, hoàn của hai tác nhân
phẩm. thiện, diễn phẩm nhưng
đạt còn chưa đủ,
chút vụn. dùng từ
chưa đúng,
diễn đạt
còn lủng
củng.
TỔNG ĐIỂM

22 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
“ĐÔI MẮT” – NAM CAO
1. Dẫn dắt
Từ một tấm ảnh mà mỗi em có thể nhìn thấy rất nhiều điều khác nhau, cũng như trong
cuộc sống này có những vấn đề không chỉ tồn tại ở một khía cạnh duy nhất, mà sẽ có nhiều
mặt, tùy thuộc về thế giới quan của mỗi người. Trong tác phẩm này cũng vậy, thông qua
chủ đề về người tri trức, Nam Cao đã khắc họa thành công hai nhân vật chính là Độ và
Hoàng đều có cái nhìn và những cách cảm nhận khác nhau về cuộc sống. Để tìm hiểu sâu
hơn về cách nhìn và những mâu thuẫn của hai nhân vật này cùng những thông điệp của tác
giả, chúng ta cùng đi vào đọc và phân tích tác phẩm.
2. Tác giả, tác phẩm
- Nam Cao (1915/1917 – 1951) là một nhà văn và cũng là một chiến sĩ, liệt sĩ người
Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến
(sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có
nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu
thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
- Hoàn cảnh sáng tác và bối cảnh lịch sử: Năm 1948 là thời kì cả nước bước vào cuộc
kháng chiến gian khổ khắc nghiệt. Đây cũng là giai đoạn chuyển mình của các tầng
lớp văn nghệ sĩ: nhiều nhà văn đi theo con đường cách mạng, sống và sáng tác hết
mình phục vụ cho sự nghiệp cách mạng; bên cạnh đó cũng có những nhà văn bắt đầu
có cái nhìn sai lệch về quần chúng nhân dân, bế tắc trong tư tưởng và sáng tác. Để
phản ảnh vấn đề này, Nam Cao cũng viết “Đôi mắt” vào năm 1948.
- Tác phẩm: Trước đây có tên là “Tiên sư anh Tào Tháo” về sau đổi thành “Đôi Mắt”.
Đôi Mắt (1948) là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao sau cách mạng tháng 8 và được
coi là 1 “tuyên ngôn nghệ thuật” của tác giả và những nhà văn cùng thế hệ với ông:
“Muốn viết đúng các văn nghệ sĩ phải có cái nhìn đúng”.
3. Nhân vật
- Nhiệm vụ 1
• Thẻ 1:

23 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
- “Vẫn bước khệnh khạng, thong thả, bởi vì người khí béo quá, vừa bước vừa bơi hai cánh
tay kềnh khệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như
ngắn quá.”
- “Một bàn tay múp míp hơi chìa về phía tôi, đầu hơi ngửa về đằng sau, miệng hé mở”; “trên
mép một cái vành móng ngựa ria, như một cái bàn chải nhỏ.”
→ Thể hiện nhân vật Hoàng là một người có ngoại hình mập mạp, nặng nề, rất chậm chạp
và thô kệch.
• Thẻ 2:
- Nghĩa hiển ngôn: Hoàng chỉ là đang trình bày một quyết tâm, dự định sáng tác và tỏ ý tiếc
thay cho bạn Phụng không còn sống.
- Nghĩa hàm ngôn: Hoàng coi cái đám nông dân ngu dốt vào cái thời này là nguồn nguyên
liệu lí tưởng cho tài năng kiểu như Vũ Trọng Phụng tha hồ mà tung hoành. Thể hiện ý hạ
thấp, mỉa mai tầng lớp nhân dân.
+ Ngôn ngữ nhân vật Hoàng đầy sự mỉa mai, châm chích.
+ Nam Cao dùng ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách và tư tưởng của nhân vật. Cụ thể
thông qua lời nói của nhân trong đoạn trích, thể hiện tính cách của Hoàng là khinh người,
bảo thủ đồng thời thể hiện được tư tưởng của Hoàng luôn không tin tưởng vào nhân dân, hạ
thấp vai trò quần chúng.
• Thẻ 3:
- Vô tâm, dửng dưng: Trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống
Pháp gian khổ thì anh vẫn sống đàng hoàng ở cái dinh cơ "Ba gian nhà gạch sạch sẽ. Hàng
hiên rộng ở ngoài. Sân gạch, tường hoa”, vẫn nuôi chó Tây, ăn mía ướp hoa bưởi, và mỗi
buổi tối, khi buông "màn tuyn trắng toát. Chỉ trông cũng đã thấy thơm tho và thoải mái”.
Đi ngủ, đắp cái chăn bông "thoang thoảng mùi nước hoa", vừa hút thuốc thơm, vừa nghe
vợ đọc Tam Quốc… Hoàng còn “có cái tật hay đá bạn”, trong khi đồng nghiệp “chỉ còn
một dúm xương’’ trong nạn đói năm 1945 thì “Hoàng vẫn phong lưu” nhờ tài chạy “chợ
đen rất tài tình” và “con chó của anh vẫn chưa phải nhịn đói bữa nào”…
- Khinh người, bảo thủ: Hoàng chỉ thấy anh thanh niên đáng buồn cười kia đọc thuộc lòng
bài “ba giai đoạn" như một con vẹt, nhưng anh không nhìn thấy bó tre anh ta vác trên vai
hăng hái đi ngăn quân thù. Anh thà quan hệ với "bọn người dốt nát, ngu đần, ngẩn ngơ, dởm
đời" của tầng lớp trên còn hơn sống chung với những người nông dân "vừa nhố vừa nhặng
xị"; Khen ngợi Tào Tháo là một người gian hùng: “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là
cùng!”…
- Mang một số ít điểm tốt: Khi gặp Độ, Hoàng thay đổi lối “đá bạn” mà tiếp đãi nồng nhiệt.
Anh sẵn sàng tản cư theo lời kêu gọi của chính phủ chứ không làm tay sai cho giặc. Yêu văn
chương với mong muốn: “Viết được một cái gì ghi lại cái thời này”.
• Thẻ 4:
- Có tinh thần nghệ sĩ, ước mơ khát vọng văn chương: anh muốn “viết được một cái gì ghi
lại cái thời này”.

24 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
- Có tinh thần dân tộc, yêu nước: Tin tưởng tuyệt đối vào lãnh tụ. Hoàng gọi Hồ Chí Minh
là “ông cụ” thể hiện sự kính trọng; và lên án tên tướng Đờ-Gôn gọi bằng “thằng”; đi di tản
chứ không làm tay sai cho thực dân.
- Mang tư tưởng không tin tưởng nhân dân, hạ thấp vai trò quần chúng: tất cả những người
nông dân – những người đang tích cực tham gia kháng chiến đều "ngu đần, lỗ mãng, ích kỉ,
tham lam, bần tiện cả"; "Nước mình như vậy, suốt đời không mó đến súng thì làm gì biết
bắn, họ đánh mãi rồi cũng biết. Thì cứ để họ đánh Tây đi. Nhưng tai hại là người ta cứ để
cho họ làm ủy ban nọ, ủy ban kia mới chết người ta chứ"…
- Tư tưởng tôn sùng và khen ngợi Tào Tháo là một nhân vật gian hùng cũng mang cái nhìn
phiến diện: “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo.”
➔ Từ ngoại hình, tính cách tới tư tưởng của nhân vật Hoàng. Ta có thể khái quát lên nhân
vật này là một con người sâu thẳm mang tư tưởng tốt đẹp nhưng anh sống thật. Anh sống
cho bản thân và gia đình là đúng nhưng anh lại quá đề cao lối sống ấy khiến nó thành ích kỉ,
vô cảm, tạo ra nhiều cái nhìn phiến diện. Mặc dù có tinh thần nghệ sĩ nhưng lại nhìn cuộc
đời hạn hẹp. Mặc dù cũng có những hành động tốt đẹp nhưng thói quen và lối sống sinh
hoạt chỉ nghĩ đến bản thân, ích kỉ của Hoàng vẫn được Nam Cao tô đậm hơn cả.
- Nhiệm vụ 2
• Tính cách:
+ Khiêm nhường: nhận mình là “một anh tuyên truyền nhãi nhép như tôi”, “tôi chỉ là
một kẻ non dại, mới tập tọng học nghề”.
+ Từ tốn: “Tôi cười gượng. Ðiều muốn nói với anh, tôi đành giấu kín trong lòng không
nói nữa”, “Tôi chỉ rụt rè và đưa ra vài điểm nhận xét...
+ Chân chất, giàu đức hy sinh: “tôi vẫn ngủ ngay trong nhà in, đèn sáng và máy chạy ầm
ầm, ở đây chăn ấm thế này thì dẫu súng có nổ ngay ở liền bên tôi vẫn ngủ ngon lành lắm”…
+ Sâu sắc, giàu lòng tin: “Tôi dã gần như thất vọng” nhưng anh vẫn luôn sống cùng họ,
làm kháng chiến cùng họ để nhận ra được : “Té ra người nông dân nước mình vẫn có thể
làm cách mạng, mà làm cách mạng hăng hái lắm”; Trông thấy anh thanh niên không chỉ biết
“đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn” mà còn “thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn
quân thù”…
• Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của Độ không chứa dựng sự mỉa mai mà là một thứ ngôn ngữ
nhẹ nhàng, nhường nhịn, khiêm tốn, mang tính lí giải, cắt nghĩa có phần khuyên nhủ
để Hoàng hiểu bản chất của sự việc: “Có nhiều cái kỳ lạ lắm. Người nhà quê dẫu sao
thì cũng còn là một cái bí mật đối với chúng ta…”; “Tôi mỉm cười, cắt nghĩa cho anh
hiểu: lúc này họ cần để ý đến những người lạ mặt tới làng. Tôi chắc mấy người nấp
nom tôi là mấy người có trách nhiệm trong uỷ ban mấy anh tự vệ”…
• Tư tưởng: Nhân vật Độ trước hết là một nhà văn, anh đầy tình yêu nghề thể hiện qua
việc anh tham gia tích cực trong các tờ báo. Là một con người sống với nghệ thuật,
anh cũng có cho mình tư tưởng riêng. Độ khó chịu với cách viết của Hoàng “Tôi khó
chịu chính vì thấy đến tận lúc ấy mà vẫn còn một số nhà văn Việt Nam dùng ngòi bút
mình để làm những việc đê tiện thế”. Độ bất lực khi thấy Hoàng nhìn đời bằng đôi
25 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
mắt đầy ích kỉ “Anh đã quen nhìn đời và nhìn người một phía thôi”. Đôi mắt của
người nghệ sĩ Độ nhìn được cuộc đời dưới nhiều góc độ hơn, Độ sâu sắc vì anh có
một trái tim giàu lòng tin và đôi mắt nhìn được một góc độ đa chiều. Anh nhìn được
sự hăng hái của anh thanh niên vác bó tre đi ngăn quân thù. Độ nhìn thấy những
người nông dân qua những vẻ chân chất nhất, dù cho đó là những điểm yếu: : răng
đen, mắt toét, phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhác sợ, nhịn nhục một cách đáng
thương …, dù đã từng có lúc Độ cũng hoài nghi về nông dân: “Cái thời Lê Lợi, Quang
Trung, có lẽ đã chết hẳn rồi, chẳng bao giờ còn trở lại”. Nhưng đến cuối cùng, với sự
lạc quan và cái nhìn sâu sắc anh đã nhìn thấy “Anh trông thấy anh thanh niên đọc
thuộc lòng bài "ba giai đoạn" nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui
vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng
bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài của nó
mà không nhìn thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong”; “Vô số anh răng đen, mắt
toét, gọi lựu đạn là "nựu đạn", hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh, mà
lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm”… Tư tưởng lạc quan cùng trái tim giàu niềm
tin, yêu thương con người đã là cho Độ nhìn nhận cuộc sống một cách đa diện, sâu
sắc hơn cả, anh sống hòa mình giữa quần chúng nhân dân, tham gia cuộc cách mạng
chống quân thù với tinh thần hăng hái nhất.
- Nhiệm vụ 3
Hai nhân vật có sự đối lập gay gắt về tính cách, tư tưởng nhưng một vài điểm cũng
bổ sung cho nhau thể hiện quan niệm của Nam Cao. Tư tưởng của Hoàng cũng chính là tư
tưởng dằn vặt trong con người của Nam Cao đang cố gắng vươn tới một “đôi mắt” như Độ.
Tác giả không cố gắng gán cho Hoàng một cá tính xấu nhất và cũng không lên án tận cùng
Hoàng, Nam Cao chỉ cốt xây dựng Hoàng với những tính cách, tư tưởng chưa hoàn hảo cần
thay đổi và sửa chữa. Nhà văn muốn hướng đến một cái nhìn nhân văn, hoàn thiện như của
Độ…
4. Không gian
- Không gian truyện được soi chiếu qua cái nhìn đối sánh giữa 2 nhân vật Hoàng và
Độ, giữa Hoàng với nhân dân và giữa Độ với nhân dân. Nam Cao sử dụng thủ pháp
tương phản tạo nên không gian sống đối lập.
- Không gian sống của Hoàng ở Hà Nội, giữa lúc Trong nạn đói kinh hoàng năm 1945,
mặc dù “xác người chết ngập phố phường”, là một ngôi nhà đầy đủ “Tôi nhớ đến
những lần đến chơi nhà anh Hoàng ở Hà Nội. Bấm chuông xong, bao giờ tôi cũng
phải chờ anh Hoàng thân hành ra nắm chặt cái vòng da ở cổ một con chó tây to bằng
con bê, dúi đầu nó vào gầm cái cầu thang, rồi mới có đủ can đảm bước vội qua đằng
sau cái đuôi nó để vào phòng khách.” thể hiện một cách sống phong lưu của một nhà
văn tri thức. Lúc đi tản cư không gian sống đó vẫn không thay đổi nhiều “Cái nhà

26 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
Hoàng ở nhờ có thể gọi là rộng rãi. Ba gian nhà gạch sạch sẽ. Hàng hiên rộng ở ngoài.
Sân gạch, tường hoa. Một mảnh vườn trồng rau tươi rười rượi. Xinh xắn lắm. Thích
nhất là gia đình anh được ở cả.” Hoàng vẫn sống một cách an nhàn no đủ. Còn Độ
thì khác hẳn cần phải có “giường nệm trắng” hay là “màn tuyn” cũng ngủ được một
cách dễ dàng, anh nói rằng: “Tôi vẫn ngủ ngay trong nhà in, đèn sáng bà máy chạy
ầm ầm”. Không gian sống của Độ phù hợp với hoàn cảnh đất nước, nhân dân.
- Không gian sống của Hoàng tuy rộng lớn nhưng thực chất đang thu hẹp dần và đóng
kín. Từ khi còn ở Hà Nội “Cửa nhà anh đóng luôn luôn. Thằng nhỏ nhà anh đứng
bên trong cái cửa nhìn qua một lỗ con, bao giờ cũng hỏi cặn kẽ tên tôi, để một lúc
sau ra bảo tôi rằng ông nó không có nhà.” Đến khi đi tản cư, không gian sống của
Hoàng vẫn như thế, thậm chí khép kín hơn “Nhưng từ hôm ấy ngày nào tôi cũng bắt
nhà tôi đóng cổng suốt ngày không dám đi đâu nữa.” Nếu Hoàng xa rời quần chúng
thì Độ là một nhà văn sớm hòa nhập với cuộc kháng chiến. Độ “làm một anh tuyên
truyền nhải nhép”, anh sống gần gũi, hòa nhập với nhân dân, anh đã sinh hoạt và gắn
bó với quần chúng lao động. “Khoác cái ba lô trên vai, đi hết làng nọ đến làng kia để
nhận xét nông thôn một cách kĩ càng hơn”. Không gian sống của Độ mở rộng dần và
hòa nhập vào không gian cách mạng rộng lớn của đất nước.
- Từ sự đối lập về không gian sống, Nam Cao như đưa ra một cơ sở để lí giải sự đối
lập về cách sống, cách nghĩ của hai nhân vật. Độ xoàng xĩnh, điềm đạm, rụt rè còn
Hoàng béo tốt, sang trọng. Hoàng chỉ nhìn thấy mặt xấu của nông dân bởi không gian
sống của anh xa rời quần chúng nhân dân, anh không thèm cộng tác với họ, chỉ giao
lưu với không gian sống của đám “cặn bã của giới thượng lưu trí thức”,“Một ông
tuần phủ về hưu, một ông đốc học bị thải hồi,… một cụ phán già”, còn Độ đánh giá
họ một cách đúng đắn với tình cảm ưu ái, đôn hậu bởi anh “mê mải đi sâu vào quần
chúng để học hỏi và dạy họ, đồng thời tìm những cảm hứng mới cho văn nghệ”.
Không gian sống giúp Độ vượt Hoàng ở cách nhìn, mà trước hết ở trách nhiệm của
một công dân đối với vận mệnh của đất nước. Ở đây, bút pháp tương phản đã mang
lại hiệu quả đáng kể, khắc sâu nội dung tư tưởng của thiên truyện.
5. Thời gian
- Là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Cũng như không gian nghệ thuật, sự
miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất

27 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
định trong thời gian. Khác với thời gian khách quan, thời gian nghệ thuật có thể đảo
ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt đến tương lai xa xôi, có thể dồn nén một
khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Nó
được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng
đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác.. tạo
nên nhịp điệu trong tác phẩm. Thời gian trần thuật trong tác phẩm “Đôi mắt” rất hạn
hẹp. Điều chúng ta có thể thấy rõ nhất chính là Nam Cao đã sử dụng cột mốc trước
và sau Cách mạng cùng với sự triển khai thời gian hồi tưởng – tâm tưởng làm đồng
hiện giữa quá khứ và hiện tại để thai nghén nên tác phẩm của mình.
- Trong nhiều tác phẩm của mình Nam Cao đã sử dụng phạm trù “hồi tưởng” như là
một yếu tố của thời gian nghệ thuật. Như ta đã biết, hồi tưởng thường xuất hiện trong
quá trình sáng tạo tác phẩm theo quy luật tương phản hoặc theo nguyên tắc liên tưởng.
Trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao, ồi tưởng hiện ra từ từ, không cố ý, ngỡ như
vô tình thậm chí ngay cả khi nhà văn chủ tâm đi vào thế giới hồi tưởng của nhân vật.
Như trong tác phẩm ta có thể thấy có một sự quay ngược thời gian rất mượt mà khi
Hộ đến thăm nhà Hoàng và phải đứng ngoài vì chú chó tây dữ rồi nhớ về ngày xưa.
“Tôi nhớ đến những lần đến chơi nhà anh Hoàng ở Hà Nội. Bấm chuông xong, bao
giờ tôi cũng phải chờ anh Hoàng thân hành ra nắm chặt cái vòng da ở cổ một con chó
tây to bằng con bê, dúi đầu nó vào gầm cái cầu thang, rồi mới có đủ can đảm bước
vội qua đằng sau cái đuôi nó để vào phòng khách.” Hay khi nghe Hoàng kể chuyện
thì Hộ lại nhớ về Hoàng ngày xưa,…
- Chính thời gian nghệ thuật ấy đã cho thấy được sự khác nhau giữa 2 nhân vật trước
kia và hiện tại. Nó tạo ra khả năng đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại, có thể nhìn
thấy những thay đổi hay những đặc tính không thể đổi được của nhân vật Hoàng.
6. Ngôi kể và thông điệp
- Tác giả sử dụng điểm nhìn là ngôi thứ nhất tự thuật, nhân vật xưng tôi và trực tiếp
tham gia vào câu chuyện.
- Nam Cao sử dụng ngôi kể là nhân vật Độ chứ không phải Hoàng vì tác giả từ đầu đã
muốn tư tưởng, góc nhìn bao dung, tình thương của Độ bao trùm toàn tác phẩm, Độ
chính là người nhìn nhận và kể lại những câu chuyện xoay quanh nhân vật Hoàng

28 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
mục đích là phơi bày những tư tưởng tiêu cực của Hoàng và đặt trọng tâm vào việc
sử dụng tình thương để nhìn cuộc sống.
- Thông qua việc sử dụng ngôi kể này nhà văn muốn gửi gắm thông điệp về người tri
thức đó là thông điệp hướng đến việc coi trọng con người – “Muốn viết đúng thì nghệ
sĩ phải có cái nhìn đúng”. Tác phẩm còn mang tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh”,
tức là nghệ thuật phải hướng đến phục vụ con người. Đặt con người làm trọng tâm
để sáng tác.
7. Tình huống truyện
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã coi tình huống là “cái tình thế nảy ra truyện”, là “lát
cắt” của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là “một
khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, “khoảnh khắc chứa đựng
cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại”. (Trích trong tập luận Trang giấy
trước đèn, Nguyễn Minh Châu).
- Có nhiều cách phân loại tình huống khác nhau, nhưng cách phân loại (có lẽ) dễ tiếp
nhận, phù hợp với giáo viên: tình huống hành động; tình huống tâm trạng; tình huống
nhận thức.
- Nêu tình huống truyện chủ chốt sau khi đã tìm hiểu truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam
Cao: Truyện ngắn xoay quanh tình huống truyện chủ chốt: Cuộc gặp gỡ vừa thân
thiện vừa gượng gạo của hai nhà văn vốn là bạn viết của nhau, nhưng bây giờ đã rất
khác nhau về lối sống, chỗ đứng và cách nghĩ, đó là Hoàng và Độ. Đây là tình huống
truyện đơn giản.
- Ý nghĩa tình huống: “Đôi mắt” là cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, hai nhà văn – hai
tư tưởng. Nhưng qua cuộc đối thoại này ta thấy được mâu thuẫn về lập trường cách
mạng của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ.
+ Độ xem bản thân là một phần của kháng chiến và tích cực tham gia kháng chiến. Hoàng
xem bản thân là người ngoài cuộc, y cho rằng mình không có trách nhiệm trong công
cuộc kháng chiến của toàn dân tộc, y từ chối mọi hoạt động dù chỉ là công tác Bình
dân học vụ trong làng.
+ Độ vui sướng trước cuộc đổi đời của nhân dân, anh nhìn cuộc sống mới, tư thế mới
mà cách mạng đem đến cho nhân dân lao động là những điều hết sức tốt đẹp. Hoàng
chỉ thấy thế là lố bịch, là hài hước, lập trường của y không hẳn là không yêu nước,
nhưng lại chưa tán thành với cách mạng và kháng chiến, bởi vì y còn nhìn người
nông dân với cái nhìn của người trí thức – nghĩa là đôi mắt y còn phân chia giai cấp,

29 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
còn chú trọng thứ bậc, còn ý thức thượng đẳng… Mà chưa đặt mình vào công cuộc
kháng chiến chung của toàn dân tộc
- Giới phê bình, nghiên cứu và giảng dạy văn học xem “Đôi mắt” là tuyên ngôn nghệ
thuật của Nam Cao sau Cách mạng. Nhưng trước hết đây là bản tuyên ngôn về lập
trường cách mạng, lập trường kháng chiến của chính tác giả nói riêng và lớp văn
nghệ sĩ giác ngộ cách mạng nói chung, cụ thể hóa trong tác phẩm là hình tượng văn
sĩ Độ. Họ là những người quyết tâm từ bỏ những quyền lợi ích kỷ cá nhân, từ bỏ
những nếp tư duy cũ, từ bỏ những cái nhìn xanh xám mỏi mòn… để can đảm đổi
mới, để thay đổi cách nhìn cuộc sống và thay đổi quan niệm sáng tác. Dẫu bước đầu
còn nhiều khó khăn, nhưng kháng chiến là trường kỳ.
- Còn bản thân chúng ta, trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước chúng ta sẽ cống hiến
như thế nào? Gợi ý: Từ bỏ cái tôi cá nhân, nghĩ cho lợi ích chung của cộng đồng,
hướng về phát triển những vùng sâu vùng xa,…
- Tình huống truyện trong “Đôi mắt” của Nam Cao và “Chiếc thuyền ngoài xa”
Nguyễn Minh Châu có phần tương tự có thể đồng phân tích và liên hệ.
(Tình huống nhận thức: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy
tới một tình thế bất thường: đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề
(về nhân sinh, về nghẹ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình
huống này đương nhiên là: nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác
chủ yếu ở đời sống nhận thức lý tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là
hệ thống những quan sát, phân tích, suy lý, đúc kết, chiêm nghiệm,... Mà trường hợp
đậm đặc nhất là mỗi nhân vât giống như một tư tưởng được nhân vật hóa vậy. Diện
mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận.)
8. Điểm nhìn
- Nam Cao đã mô tả cả lai lịch và quá khứ của Hoàng để cắt nghĩa cho cái nhìn của
anh ta. Nghĩa là lí giải Hoàng rất nhất quán và triệt để. Sở dĩ Hoàng nhìn đời như thế
vì Hoàng vốn mang một bản chất như thế. Hoàng nhìn đời bằng "đôi mắt ráo hoảnh
của phường ích kỉ", vì anh ta vốn là kẻ ích kỉ, vô tình. Chẳng phải thế sao! Độ đã nhớ
lại cái lối sống dửng dưng trước nỗi khốn khổ cơ cực của bạn bè trong ngày đói quay
đói quắt để nhởn nhơ nuôi con chó becgiê với khẩu phần ăn mỗi ngày hai lạng thịt
bò. Nhớ lại cái tật đá bạn. Nhớ lại cái hành động hồi nhộn nhạo sau ngày khởi nghĩa,
Hoàng đã ra tờ báo và mang cả những bạn bè ra chửi rủa. Lối sống thể hiện một bản
chất, bản chất hiện ra thành cách nhìn. Rồi Hoàng nhìn đời bằng con mắt của một tên
"bố vấu", vì Hoàng đúng là một kẻ chỉ đứng ngoài cuộc "không yêu cái, gì, không
làm việc gì, chỉ giỏi chửi đổng". Tóm lại, đôi mắt của Hoàng thiếu hẳn hai thứ: tình
người và nhiệt tình cách mạng. Vì thế không hiểu được bản chất, không nhận ra cái

30 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
đẹp của con người thời đại mới này. Còn Độ thì ngược lại. Không phải Độ không
thấy những hạn chế của đối tượng. Nhưng Độ còn thấy được bản chất tốt đẹp ẩn náu
bên trong, nhìn nhận ra vẻ đẹp thời đại. Bởi những lẽ đó mà Nam Cao đã tạo ra một
tương phản gay gắt. Cùng một đối tượng là anh thanh niên vác bó tre, nhưng trong
mắt Hoàng thì đó là hiện thân cho sự lố bịch của thời đại, Trái lại, trong mắt Độ, nó
thực sự hiện ra như vẻ đẹp chân chính của thời đại cách mạng ấy. Nói cách khác,
trong mắt Hoàng, cái đẹp lập tức biến thành cái xấu, cái lố bịch; ngược lại, trong
mắt Độ, cái đẹp đã hiện ra với diện mạo, chân dung đích thực của nó. Nhờ đâu Độ
có được cái nhìn như vậy ? Nhờ Độ đã nhìn bằng đôi mắt vừa giàu tình người vừa
giàu nhiệt tình cách mạng. Sự tương phản giữa Hoàng và Độ là tương phản giữa
chính đề và phản đề. Tựa như tương phản giữa ánh sáng và bóng tối vậy.) → Phần
này GV có thể dùng phương pháp diễn thuyết để nói phân tích được “đôi mắt” của
Hoàng và Độ, từ đó suy ra “đôi mắt” của Độ là đôi mắt tích cực hơn và cũng là
quan niệm của Nam Cao khi viết “Đôi mắt”.
9. Nhan đề
- Nam Cao và Nguyễn Minh Châu hầu như đều có chung một “giao điểm” trong tư
tưởng, quan niệm về “sự phũ phàng và tàn nhẫn” trong cuộc sống: không phải bao
giờ cái đẹp cũng thống nhất với cái thiện; không phải bao giờ cái bên ngoài cùng là
sự thể hiện cái bên trong. Muốn hiểu đúng bản chất của cuộc sống, phải có cái nhìn
toàn diện, đa góc cạnh, soi xét nhiều tầng chiều của sự việc. Và tư tưởng đó đều đặt
vào hai nhân vật chính Phùng và Độ.
- Ở ngay nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” mang tính gợi cao về “điểm nhìn”: Sự đối
lập tàn nhẫn giữa ngoại cảnh và hiện thực cuộc sống ở những cự ly và góc độ quan
sát khác nhau → Phùng nhìn chiếc thuyền ở ngoài xa, đặt để trên nền biển cả, cứ như
một cảnh tượng đẹp “toàn bích”, nhưng khi chiếc thuyền tiến lại gần thì cũng là lúc
“điểm nhìn” của Phùng cũng đã thay đổi, và mọi sự nhận thức thế nào thì GV và HS
đã tìm hiểu ở các hoạt động trước đó.
- Còn nhan đề “Đôi mắt” (bỏ qua cái việc tìm hiểu về “tiền nhan đề”, nghĩa là nhan đề
trước “Tiên sư thằng Tào Tháo!”), cũng phần nào gợi lên cho người đọc về “điểm
nhìn”. “Đôi mắt” nghĩa là cách nhìn đời nhìn người. Thật ra, toàn truyện ngắn, người
đọc dễ thừa nhận rằng “điểm nhìn”, hay góc độ nhìn nhận vấn đề của Hoàng là một
trong những điều tối quan trong để lột tả tư tưởng của Nam Cao. Vì thế mà hành trình
lời thoại của Hoàng dày đặc, tràn ngập khắp tác phẩm. Điều này đúng nhưng chưa
đủ (nếu không muốn nói đó không phải là dụng tâm tư tưởng thật sự của Nam Cao).
Nam Cao là bậc thầy truyện ngắn. Ông đặt chi tiết vào lời thoại, mà cụ thể là lời thoại
của Hoàng. Nhưng phải đến những “suy nghĩ”, “biểu cảm”, “lời nói” của nhân vật
Độ thì tư tưởng của nhà văn mới được xác tín: Độ thấy những bản chất của Hoàng –
vốn hoàn toàn tự thỏa mãn trong đáy giếng của chính mình – đã không thể tự nhận
ra. (Về phần này tình huống: Hoàng và Độ đối thoại về anh thanh niên đọc bài “ba
giai đoạn” như con vẹt khi đang vác tre đi chống quân thù thể hiện rõ).

31 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
- Ở “Đôi mắt” còn đặt ra một vấn đề khác so với “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu: hãy đến với nhân dân, “hãy mê mải đi sâu vào quần chúng để học và dạy
họ...” (trích lục trong chính tác phẩm); và trên hết, hãy làm tròn bổn phận của người
dân kháng chiến trước khi nghĩ đến chuyện làm văn... (điểm khác này là do hoàn
cảnh ra đời của tác phẩm)
10. Chủ đề
Thiên truyện ngắn lúc đầu tác giả đặt tên là “Tiên sư anh Tào Tháo” sau đổi là “Đôi
mắt” dưới sự cân nhắc của nhà văn và tất nhiên nó thể hiện chủ đề của truyện về người tri
thức bấy giờ. Nói đúng hơn “Đôi mắt” là vấn đề về cách nhìn, quan điểm mà tác giả gọi là
“cách nhìn đời và nhìn người” của một tầng lớp văn nghệ sĩ vào những năm đầu của cuộc
kháng chiến chống pháp đối với cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến. Tác giả
thể hiện chủ đề trên một cách rất tự nhiên qua sự đối chọi từ cung cách sống tới quan điểm
của hai nhà văn Hoàng và Độ. Tất nhiên tác giả tán thành quan điểm tiến bộ của Độ nhưng
không phê phán cách sống của vợ chồng văn sĩ Hoàng nếu như nó xảy ra ở thời bình. Và tác
giả cho thấy sự vô trách nhiệm từ chính cách sống xa hoa giữa cuộc chiến và cách nhìn
người một phía của Hoàng. Vậy vấn đề quan điểm của "Đôi mắt" thực chất là vấn đề thái
đội đối với kháng chiến, với sự mất còn của tổ quốc được thể hiện qua chủ đề lớn là về cách
nhìn đời và nhìn người của người tri thức.

B. Các hồ sơ khác
PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG
Hoạt động 2.1 – Tìm hiểu nhân vật
- Nhiệm vụ 1
THẺ CÂU HỎI
1 Hãy liệt kê các dẫn chứng miêu tả ngoại hình nhân vật Hoàng? Từ đó,
em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật này?
2 Em hãy phân tích nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn ở lược lời của
nhân vật Hoàng? Em có nhận xét như thế nào về ngôn ngữ của nhân vật
này?
Từ đó, em có đánh giá như thế nào về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ
qua nhân vật Hoàng của Nam Cao?
3 Sau khi đọc tác phẩm, em hãy cho biết ở nhân vật Hoàng có những tính
cách gì? Vì sao em lại suy nghĩ vậy?
4 Từ ngôn ngữ và tính cách (dựa vào thẻ 2 và 3), em hãy khái quát tư
tưởng của nhân vật Hoàng?

- Nhiệm vụ 2
Cho ngữ liệu sau:

32 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
Tôi cười gượng. Ðiều muốn nói với anh, tôi đành giấu kín trong lòng không nói nữa. Tôi
biết chẳng đời nào anh nhận làm một anh tuyên truyền nhãi nhép như tôi. Vả lại dầu có rủ
được anh làm như tôi, khoác cái ba lô lên vai, đi hết làng nọ đến làng kia để nhận xét nông
thôn một cách kỹ càng hơn cũng chẳng ích gì. Anh đã quen nhìn đời và nhìn người một phía
thôi. Anh trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài "ba giai đoạn" nhưng anh không
trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh
thanh niên đọc thuộc lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái
ngố bề ngoài của nó mà không nhìn thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong. Vẫn giữ đôi
mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát
và chán nản.

Tôi biết lắm. Trước mặt người đàn anh trong văn giới ấy, tôi chỉ là một kẻ non dại, mới tập
tọng học nghề. Bởi vậy tôi không dám nói hết những ý nghĩa của tôi ra. Tôi chỉ rụt rè và đưa
ra vài điểm nhận xét:

Có nhiều cái kỳ lạ lắm. Người nhà quê dẫu sao thì cũng còn là một cái bí mật đối với chúng
ta. Tôi gần gũi họ rất nhiều. Tôi dã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, theo
nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. Nghe các ông nói đến "sức mạnh quần
chúng", tôi rất nghi ngờ. Tôi vẫn cho rằng đa số nước mình là nông dân, mà nông dân nước
mình thì vạn kiếp nữa cũng chưa làm cách mạng. Cái thời Lê Lợi, Quang Trung, có lẽ đã
chết hẳn rồi, chẳng bao giờ còn trở lại. Nhưng đến hồi Tổng khởi nghĩa thì tôi đã ngả ngửa
người. Té ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng, mà làm cách mạng hăng
hái lắm. Tôi đã theo họ đi đánh phủ. Tôi đã gặp họ trong mặt trận Nam Trung Bộ. Vô số
anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là "nựu đạn", hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu
kinh, mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm. Mà không hề bận tâm đến vợ con, nhà
cửa, như họ vẫn thường thế nữa. Gặp họ, anh không thể tưởng tượng được rằng chính những
người ấy, chỉ trước đây dăm tháng, giá có bị anh lính lệ ghẹo vợ ngay trước mặt cũng chỉ
đành im thin thít mà đi, đi một quãng thật xa rồi mới dám lẩm bẩm chửi thầm vài tiếng, còn
bao nhiêu ghen tức đành là đem về nhà trút vào má vợ […].

Tôi cho anh biết là tôi vẫn ngủ ngay trong nhà in, đèn sáng và máy chạy ầm ầm, ở đây chăn
ấm thế này thì dẫu súng có nổ ngay ở liền bên tôi vẫn ngủ ngon lành lắm... Anh cười cùng
cục trong cổ như một con gà trống […].

Yêu cầu:

Em hãy đọc ngữ liệu trên và điền những từ, cụm từ thể hiện tính cách (lời nói và hành động)
của nhân vật Độ vào ô hình chữ nhật nhỏ, sau đó ghi nhận xét của em về tính cách của nhân
vật Độ vào hình chữ nhật lớn.

33 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
- Nhiệm vụ 3
Phiếu học tập số 3

Giống:
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
Khác:
Nhân vật Độ Nhân vật Hoàng
…………………………. ………………………..
…………………………. ………….…………….

34 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
Hoạt động 2.2 – Tìm hiểu không gian
Phiếu học tập theo nhóm
KHÔNG GIAN TRONG TÁC PHẨM

Yêu cầu Không gian sống của Không gian sống của
HOÀNG ĐỘ

Em hãy liệt kê những dẫn


chứng thể hiện không gian
sống của mỗi nhân vật

Em hãy nhận xét về không


gian sống của mỗi nhân vật

Em hãy so sánh không gian


sống của cả hai nhân vật

Em hãy so sánh không gian


sống của mỗi nhân vật với
không gian sống của quần
chúng nhân dân

35 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
Hoạt động 2.3 – Tìm hiểu thời gian
Phiếu học tập theo nhóm
THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM

Yêu cầu Nhân vật HOÀNG Nhân vật ĐỘ

Em hãy liệt kê những mốc


thời gian quan trọng và
những chi tiết gắn với mốc
thời gian ấy trong tác phẩm
của mỗi nhân vật

Em hãy so sánh khoảng thời


gian của hai nhân vật

36 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o
Em hãy đưa ra nhận xét của
nhóm mình về cách triển
khai thời gian nghệ thuật
của tác giả

Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng


Phiếu học tập theo nhóm
TỪ VĂN HỌC TỚI CUỘC SỐNG
Em hãy nêu tình
huống truyện
Tình huống truyện “Đôi “Đôi mắt”.
mắt” Em hãy nêu ý
nghĩa tình huống
truyện “Đôi mắt”.
Qua tình huống truyện, Em hãy liệt kê tất cả ý kiến của các bạn trong nhóm
theo em, trong hoàn cảnh
khó khăn của đất nước
chúng ta sẽ cống hiến như
thế nào? Chọn ra 3 ý kiến tốt nhất trình bày vào khung bên dưới

37 | K H D H t á c p h ẩ m “ Đ ô i m ắ t ” – N a m C a o

You might also like