Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


KHOA TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ VÀ PHÂN TÍCH CHUỖI


CUNG ỨNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG


ỨNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY
PLATINUM

Ngành: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

GVHD: LÊ MỸ HÀ

Nhóm sinh viên thực hiện: 21DTMA2

Tạ Trần Anh Thư 2188901353


Nguyễn Thị Cẩm Tú 2188901353
Vũ Huỳnh Thanh Tuyền 2188901355
Nguyễn Hoàng Giáng Tuyết 2188901377
Ngô Nguyễn Tú Uyên 2188901356

TP. Hồ Chí Minh, 2024


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ VÀ PHÂN TÍCH CHUỖI


CUNG ỨNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG


ỨNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY
PLATINUM

Ngành: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

GVHD: LÊ MỸ HÀ

Nhóm sinh viên thực hiện: 21DTMA2

Tạ Trần Anh Thư 2188901353


Nguyễn Thị Cẩm Tú 2188901353
Vũ Huỳnh Thanh Tuyền 2188901355
Nguyễn Hoàng Giáng Tuyết 2188901377
Ngô Nguyễn Tú Uyên 2188901353

TP. Hồ Chí Minh, 2024


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tôi xin cam đoan rằng đồ án "PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI
CUNG ỨNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY PLATINUM" là công
trình nghiên cứu của riêng nhóm. Các số liệu và kết quả trong đồ án này được thu
thập và phân tích một cách trung thực và khách quan. Nhóm chúng tôi không sao
chép hoặc sử dụng bất kỳ tài liệu nào từ các nguồn khác mà không ghi rõ nguồn gốc
và trích dẫn đầy đủ.

Nhóm xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác và trung thực của các nội
dung trình bày trong đồ án này. Nếu phát hiện có bất kỳ sai sót hoặc hành vi gian
lận nào, nhóm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

TP. HCM, ngày……tháng 5 năm 2024

Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Cẩm Tú


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Công nghệ
TP.HCM (HUTECH) đã tạo điều kiện thuận lợi và môi trường học tập tốt để nhóm
có thể hoàn thành đồ án này. Sự hỗ trợ và sự quan tâm từ quý thầy cô và nhà trường
đã giúp nhóm em có thêm động lực và kiến thức để thực hiện nghiên cứu này.

Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Mỹ Hà, giảng viên
hướng dẫn, người đã tận tâm chỉ dẫn, góp ý cho nhóm trong suốt quá trình thực hiện
đồ án. Những góp ý quý báu và sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy đã giúp nhóm em hoàn
thiện và nâng cao chất lượng của nghiên cứu này.

Cuối cùng, nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Platinum Beverages, nơi nhóm
đã có cơ hội thực tập và học hỏi thực tiễn. Sự hỗ trợ và hợp tác từ các anh chị trong
công ty đã cung cấp cho nhóm những thông tin và dữ liệu quý giá để hoàn thành đồ
án này.

TP. HCM, ngày……tháng 5 năm 2024

Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Cẩm Tú


KHOA TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên GVHD: Lê Mỹ Hà
Học hàm/ học vị: ThS. Lê Mỹ Hà
Đơn vị công tác: Khoa Tài chính – Thương mại (HUTECH)

NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH VIẾT ĐỒ ÁN CỦA SINH VIÊN

Họ và tên sinh viên: Tạ Trần Anh Thư MSSV: 2188901353


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Cẩm Tú MSSV: 2188901353
Họ và tên sinh viên: Vũ Huỳnh Thanh Tuyền MSSV: 2188901355
Họ và tên sinh viên: Ngô Nguyễn Tú Uyên MSSV: 2188901353
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hoàng Giáng Tuyết MSSV: 2188901377
Thời gian thực tập: Từ ……/…./2024 đến ……/…./2024
Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện:

1. Thực hiện viết báo cáo đồ án theo quy định:


Tốt Khá Trung bình Không đạt
2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với giảng viên hướng dẫn:
Thường xuyên Ít liên hệ Không
3. Báo cáo đồ án đạt chất lượng theo yêu cầu:
Tốt Khá Trung bình Không đạt

TP. HCM, ngày …… tháng ….. năm 2024


Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

Đơn vị kiến tập: CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI PLATINUM BEVERAGES


Địa chỉ:
Điện thoại liên lạc:
Email:

NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP CỦA SINH VIÊN:

Họ và tên SV: Tạ Trần Anh Thư MSSV: 2188901353 Lớp: 21DTMA2


Họ và tên SV: Nguyễn Thị Cẩm Tú MSSV: 2188901353 Lớp: 21DTMA2
Họ và tên SV: Vũ Huỳnh Thanh Tuyền MSSV: 2188901353 Lớp: 21DTMA2
Họ và tên SV: Ngô Nguyễn Tú Uyên MSSV: 2188901353 Lớp: 21DTMA2
Họ và tên SV: Nguyễn Hoàng Giáng Tuyết MSSV: 2188901377 Lớp: 21DTMA2
Thời gian kiến tập tại đơn vị: Từ ……/…./2024 đến ……/…./2024
Tại bộ phận kiến tập:
Trong quá trình kiến tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện:

1. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỹ luật:
Tốt Khá Trung bình Không đạt
2. Số buổi kiến tập thực tế tại đơn vị:
>3 buổi/tuần 1-2 buổi/tuần ít đến đơn vị
3. Báo cáo kiến tập phản ánh được quy trình/ nghiệp vụ hoạt động của đơn vị:
Tốt Khá Trung bình Không đạt
4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành:
Tốt Khá Trung bình Không đạt

TP. HCM, ngày …… tháng …… năm 2024


Đơn vị kiến tập
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN..................................................................................13
1.1. Giới thiệu chung về công ty.............................................................................................13
1.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................14
1.2.1. Sơ đồ tổ chức...............................................................................................................14
1.3. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/ dịch vụ.......................................................................16
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY
PLATINUM...................................................................................................................................19
2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng...............................................................................................19
2.2. Tổng quan chuỗi cung ứng..............................................................................................19
2.2.1. Các thành phần trong chuỗi cung ứng......................................................................19
2.2.2. Phân loại chuỗi cung ứng.........................................................................................21
2.2.3. Mô hình quản lí chuỗi cung ứng..............................................................................22
2.3. Phân tích thực trạng của chuỗi cung ứng.........................................................................22
2.3.1. Nhà cung cấp...............................................................................................................22
2.3.2. Sản xuất.......................................................................................................................23
2.3.3. Tồn kho.......................................................................................................................23
2.3.4. Vận chuyển..................................................................................................................24
2.3.5. Khách hàng..................................................................................................................24
2.4. Phân tích mô hình SCOR.................................................................................................24
2.5. Phân tích mô hình SWOT................................................................................................24
2.6. Hiệu quả chuỗi cung ứng.................................................................................................24
Chương III: Đề xuất giải pháp.....................................................................................................24
Chuwogn IV: Kiến nghị và kết luận............................................................................................24
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Mở đầu

a) Lí do chọn đề tài

Trong tình hình kinh tế phát triển nhanh chóng hiện nay, chuỗi cung ứng đóng vai
trò quan trọng trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp. Nó bao gồm tất cả các
hoạt động liên quan đến việc thu mua nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm, vận
chuyển và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng. Chuỗi cung ứng hiệu quả có thể
giúp tăng cường năng suất, giảm chi phí và tăng cường mối quan hệ với khách hàng
và nhà cung ứng. Bằng cách nắm bắt và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, doanh nghiệp
có thể tạo ra giá trị cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên hiện nay, có
nhiều yếu tố đang thay đổi trong môi trường kinh doanh như sự phát triển của công
nghệ, biến đổi khí hậu, thay đổi trong hành vi của khách hàng, và sự biến động trên
thị trường. Tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, và việc
phân tích thực trạng cũng như đề xuất giải pháp phù hợp có thể giúp doanh nghiệp
thích nghi và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

Nhóm nhận thấy được tính cấp thiết của chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng
trong sự thành công của doanh nghiệp. Lựa chọn đề tài “Phân tích thực trạng chuỗi
cung ứng và đề xuất giải pháp” vì nhóm mong muốn được tìm hiểu rõ về thực trạng
chuỗi cung ứng hiện tại của doanh nghiệp kiến tập, tìm hiểu về các quy trình và từ
đó có thể phân tích các ưu nhược điểm và đề xuất giải pháp phù hợp giúp doanh
nghiệp có thể tối ưu hóa chuỗi cung ứng, tăng khả năng cạnh tranh và định vị doanh
nghiệp.

b) Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình phân phối bia của công ty Platinum trong
vòng 3 năm
- Đối tượng nghiên cứu: Phòng Logistic của công ty Platinum
c) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
 Phỏng vấn: nhân sự làm việc tại công ty Platinum
 Thu thập dữ liệu: báo cáo tài chính, số liệu thống kê,…
- Phương pháp phân tích dữ liệu
 Phân tích dữ liệu từ nguồn thu thập
 Phân tích mô hình SCOR
 Phân tích mô hình SWOT
d) Ý nghĩa đồ án
 Đối với sinh viên

Áp Dụng Kiến Thức Lý Thuyết Vào Thực Tiễn: Đồ án giúp sinh viên vận dụng các
kiến thức đã học về quản lý chuỗi cung ứng, logistics, quản lý sản xuất và các kỹ
năng phân tích vào việc giải quyết các vấn đề thực tế của công ty.

Phát Triển Kỹ Năng Nghiên Cứu và Phân Tích: Sinh viên học cách thu thập, xử lý
và phân tích dữ liệu thực tế, từ đó rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết
vấn đề và đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học.

Kỹ Năng Quản Lý Dự Án: Việc hoàn thành đồ án giúp sinh viên học cách lập kế
hoạch, quản lý thời gian, điều phối công việc và phối hợp nhóm hiệu quả, những kỹ
năng quan trọng cho sự nghiệp sau này.

Hiểu Biết Sâu Hơn Về Ngành Nghề: Thông qua việc nghiên cứu thực tế tại công ty
Platinum, sinh viên có cơ hội nắm bắt sâu hơn về ngành công nghiệp, các quy trình,
công nghệ và xu hướng mới trong quản lý chuỗi cung ứng.

 Đối với công ty Platinum

Đánh Giá Hiện Trạng Chuỗi Cung Ứng: Đồ án cung cấp một cái nhìn toàn diện và
chi tiết về thực trạng hiện tại của chuỗi cung ứng của công ty, từ đó xác định các
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Đề Xuất Giải Pháp Cải Thiện: Những giải pháp và đề xuất từ đồ án có thể giúp công
ty tối ưu hóa chuỗi cung ứng, cải thiện hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và nâng
cao chất lượng dịch vụ.

Góp Phần Vào Chiến Lược Phát Triển: Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng
làm cơ sở cho các quyết định chiến lược của công ty trong việc nâng cao cạnh tranh
và phát triển bền vững.

Phát Hiện và Khắc Phục Vấn Đề: Đồ án giúp công ty phát hiện ra những vấn đề
tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng mà có thể chưa được nhận diện rõ ràng, từ đó có các
biện pháp khắc phục kịp thời.
e) Cấu trúc đồ án

Đồ án “Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng và đề xuất giải pháp tại công ty
Platinum” có cấu trúc đồ án gồm các phần:

- Chương I: Giới thiệu tổng quan


- Chương II: Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của công ty Platinim
- Chương III: Đề xuất giải pháp
- Chương IV: Kiến nghị và kết luận
- Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về công ty
 CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI PLATINUM BEVERAGES

Hình 1.1: Logo của công ty Platinum


Tên quốc tế: PLATINUM BEVERAGES DISTRIBUTION COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: PLATINUM BEVERAGES CO.,LTD

Địa chỉ: 61 Phùng Khắc Khoan, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam

Người đại diện: Nguyễn Ngọc Nhã Nghi

Email:

Số điện thoại:

Website: https://platinumbia.vn/

Mã số thuế: 0312695607

Câu chuyện thành lập:

Platinum Beer - Bia gốc Việt Nam được thành lập vào năm 2014.

Có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và được dẫn dắt bởi bà Nghi Nguyễn, một
doanh nhân Việt Nam, và được sáng chế bởi Michael Comerton - một trong những
bậc thầy nấu bia tài năng nhất, người đã dành gần như cả cuộc đời mình cống hiến
cho công việc trong cả các nhà máy bia lớn và nhà máy bia thủ công trên khắp thế
giới, Platinum là một trong những loại bia thủ công địa phương phổ biến nhất ở
Việt Nam.

Ý tưởng của chúng tôi là giới thiệu những hương vị bia mới mẻ và hấp dẫn, dễ tiếp
cận và dễ uống cho thế hệ trẻ Việt Nam đang ngày càng gia tăng số lượng người
uống bia. Sứ mệnh của chúng tôi là thay đổi bối cảnh bia Việt Nam bằng cách thổi
vào các loại bia của chúng tôi niềm đam mê trải nghiệm kết hợp với bản sắc mạnh
mẽ của Việt Nam.

Chúng tôi đảm bảo rằng các loại bia của mình chỉ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
và được cung cấp từ địa phương, và được nấu trong một nhà máy bia tại Việt Nam.
Tại Platinum, chúng tôi cố gắng chia sẻ những yếu tố của tinh thần bia Việt Nam và
niềm đam mê mạnh mẽ đối với sự trải nghiệm.

Sứ mệnh:

Bia Platinum là thương hiệu bia thủ công nguyên chất của Việt Nam được ra mắt
lần đầu vào năm 2014 bởi nhà sáng lập – chuyên gia nấu bia Michael Comerton,
đây là sự khởi đầu làm thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng về bia. Hiện nay,
Việt Nam có khoảng 40 thương hiệu bia thủ công và đã thu hút sự chú ý từ các kênh
truyền thông nổi tiếng như CNN hay Munchies.

Hành trình của Platinum bắt đầu với mục tiêu đơn thuần là nâng tầm thị trường bia
Việt Nam. Đồng nghĩa với việc tạo ra những loại bia thủ công với chất lượng tuyệt
hảo và mang hình ảnh bia thủ công Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Sau đó, đã có rất
nhiều hãng bia khác cũng theo chân Comerton với sứ mệnh mang bia thủ công tuyệt
vời tốt cho sức khỏe đến gần hơn với người Việt Nam.

Để có thể cho ra đời những loại bia chất lượng tốt hơn, chúng tôi phải luôn đổi mới
và cải tiến không ngừng. Chìa khóa thành công là tin tưởng vào triết lý sản xuất bia
thủ công có nguồn gốc tự nhiên một cách bền vững.

Tất cả những công thức bia của Platinum đều được tạo nên từ đại mạch và 100%
hoa bia tự nhiên. Đặc biệt hơn, chúng tôi đã nấu bia theo quy trình lên men ấm để
giữ lại men bia có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng.

1.2. Cơ cấu tổ chức


1.2.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của công ty Platinum
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
 Ban giám đốc
- Lãnh đạo chiến lược: Xây dựng và định hướng chiến lược dài hạn, thiết lập
mục tiêu chiến lược và phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu đó.
- Quản lý tài chính: Giám sát và quản lý các hoạt động tài chính, bao gồm việc
lập kế hoạch ngân sách, quản lý nợ và đảm bảo sự minh bạch tài chính.
- Quản trị nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự, xây
dựng văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo môi trường làm việc tốt cho nhân
viên.
- Quản lý rủi ro: Nhận diện, đánh giá và quản lý các rủi ro liên quan đến hoạt
động kinh doanh, phát triển các chiến lược để giảm thiểu và ứng phó với rủi
ro.
- Giám sát hoạt động: Đảm bảo các hoạt động hàng ngày của công ty diễn ra
suôn sẻ và hiệu quả, giám sát các phòng ban và đảm bảo sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các bộ phận.
 Phòng điều hành
- Phân phối: Chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm đúng số lượng, thời gian,
đảm bảo chất lượng khi giao tới các địa điểm bán hàng, khách hàng. Chịu
trách nhiệm quản lí số lượng sản phẩm xuất nhập kho và bảo đảm chất lượng
khi lưu kho của sản phẩm.
- Sản phẩm: Chịu trách nhiệm đề xuất các ý tưởng mới về bao bì, hương vị,
phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Đảm bảo các dụng cụ sử dụng cho dịch vụ
luôn được lắp đặt đúng quy cách, đảm bảo an toàn. Quản lí hệ thống kênh
phân phối và kênh bán hàng trực tuyến.
 Phòng kinh doanh
- Quản lí bán hàng: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và chiến lược bán hàng,
xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp và báo cáo. Quản lí đội ngũ bán
hàng, tuyển dụng, đào tạo và giám sát hiệu suất làm việc của đội ngũ bán
hàng, giám sát hoạt động kinh doanh và tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới.
- Quản lí tiếp thị: Xây dựng chiến lược tiếp thị, lập kế hoạch và thực hiện các
chiến lược tiếp thị. Thiết kế và triển khai các chiến dịch quảng cáo và khuyến
mại, quản lí sản phẩm, tài chính và ngân sách tiếp thị. Thu thập và phân tích
dữ liệu khách hàng, quản lí dịch vụ chăm sóc khách hàng.
 Phòng kế toán
- Quản lý tài chính và kế toán: Ghi chép, theo dõi và báo cáo các giao dịch tài
chính của công ty. Điều này bao gồm quản lý sổ sách kế toán, lập báo cáo tài
chính, và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán.
- Lập kế hoạch ngân sách: Xây dựng và quản lý ngân sách hàng năm của
doanh nghiệp. Phòng kế toán chịu trách nhiệm theo dõi chi tiêu, so sánh với
ngân sách đã lập và đề xuất điều chỉnh khi cần thiết.
- Quản lý dòng tiền: Đảm bảo dòng tiền của doanh nghiệp luôn ổn định bằng
cách theo dõi các khoản thu, chi và dự báo dòng tiền tương lai. Điều này
giúp doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán và đầu tư hợp lý.
- Kiểm soát nội bộ: Thiết lập và giám sát các hệ thống kiểm soát nội bộ để
ngăn ngừa gian lận, đảm bảo tính chính xác của thông tin tài chính và bảo vệ
tài sản của công ty.
- Báo cáo tài chính: Lập và trình bày các báo cáo tài chính định kỳ như báo
cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo
khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo và các bên liên quan.
1.3. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/ dịch vụ

Lĩnh vực hoạt động: 4633 - Bán buôn đồ uống


Chi tiết: Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhâp khẩu, quyền phân phối bán buôn:
đồ uống
Dịch vụ:
- Private Party: Dịch vụ nhận đặt tiệc tại nhà. Platinum sẽ vận chuyển sản
phẩm miễn phí (nội thành) đến tận nhà và trang trí theo yêu cầu của khách
hàng. Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp sẽ chuẩn bị quầy bar với đầy đủ dụng
cụ và phục vụ tận tình tới quý khách hàng

Hình 1.3: Dịch vụ Private Party


- Website giới thiệu của Platinum: Cung cấp các thông tin giới thiệu về công
ty, câu chuyện thành lập, sản phẩm, sứ mệnh, các thông tin liên hệ đặt hàng,
các dịch vụ và chính sách liên quan.

Hình 1.4: Website giới thiệu của Platinum

Hình 1.5: Giới thiệu sản phẩm trên website Platinum


- Kênh bán hàng trực tuyến: Website bán hàng trực tuyến cho phép khách
hàng có thể mua sản phẩm khi ở bất cứ đâu và được giao hàng tận nơi.
Sản phẩm:
PALE ALE
Hương vị: Hương trái cây của bưởi, đào và vải thiều

Hương thơm: Cam quýt và bưởi


Màu sắc: Vàng nhạt
ABV: 4,6% IBU: 22
GOLDEN ALE
Hương vị: Vị đại mạch kết hợp cùng kẹo bơ cứng và caramel.
Mùi thơm: Trái cây, dưa, và cam quýt.
Màu sắc: Vàng
ABV: 4.6% IBU: 23
KELLER
Hương vị: Vị đắng nhẹ với hương thơm của thông giòn
Hương thơm: Cam quýt và bưởi
Màu sắc: Vàng nhạt
ABV: 4,6% IBU: 22
PILSNER
Hương vị: hương thảo mộc và trà nhẹ, với hương cam quýt
Hương thơm: Bưởi, vỏ cam và trái cây nhiệt đới.
Màu sắc: Vàng nhạt
ABV: 4.8% IBU: 28
EAST SEA SUMMER ALE
Hương vị: Vị đắng kết hợp cùng hương vị của cam quýt
Hương thơm: Bưởi, vỏ cam và trái cây nhiệt đới.
Màu sắc: Vàng nhạt
ABV: 4,6% IBU: 33
DARK MILD
Hương vị: Hoa quả nhẹ cùng mùi tiêu và gia vị tự nhiên. Vị chocolate
& cà phê nhẹ đặc trưng của bia đen với dấu ấn đặc biệt của trà đen hun khói
Việt Nam
Mùi hương: Hoa quả nhẹ cùng mùi tiêu và gia vị tự nhiên.
Màu sắc: Đen ánh nâu ruby
ABV: 4.6% IBU: 15
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
CÔNG TY PLATINUM
2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng

Cụm từ “chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến
trong những năm 90. Có rất nhiều định nghĩa về “chuỗi cung ứng” và dưới đây là
một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng về cơ bản là một nhóm các tổ chức độc lập được kết nối với
nhau thông qua sản phẩm và dịch vụ mà họ riêng biệt và/hoặc cùng nhau tăng thêm
giá trị để phân phối chúng đến người tiêu dùng cuối cùng. - Fundamentals of Supply
chain Management của Dr. Dawei Lu
Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến
việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và
nhà cung cấp mà còn là nhà vận chuyển, kho, nhà bán lẻ và bản thân khách hàng -
Supply chain management: strategy, planning and operation” của Chopra Sunil và
Peter Meindl
Còn theo Lee & Billington (1992), Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ
để chuyển hóa nguyên liệu thô tư bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người
tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể tổng kết lại rằng: Chuỗi cung ứng là
một quá trình bắt đầu từ các nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối
cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng không chỉ là nhà
sản xuất và nhà cung cấp mà còn là nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và cả khách
hàng.
2.2. Tổng quan chuỗi cung ứng
2.2.1. Các thành phần trong chuỗi cung ứng
- Nhà cung cấp (Suppliers): Nhà cung cấp là các đơn vị cung cấp hàng hóa
và dịch vụ được chuyển đổi thành sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị gia tăng.
Điều này bao gồm không chỉ các nhà cung cấp truyền thống của nguyên liệu,
thành phần và bộ phận, mà còn bao gồm cả các nhà cung cấp thông tin, tài
chính và chuyên môn. Quản lý nhà cung cấp rất quan trọng vì chúng có thể
ảnh hưởng đến chi phí, chất lượng và sự có sẵn của hàng hóa và dịch vụ.
(Sunil Chopra & Peter Meindl “Supply Chain Management: Strategy,
Planning, and Operation)
- Sản xuất (Manufacturing): Sản xuất là quá trình chuyển đổi các nguyên vật
liệu đầu vào thành đầu ra, sản phẩm có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ. Nó bao
gồm việc tạo ra hoặc lắp ráp các thành phần hoặc nguyên liệu thành các sản
phẩm hoàn thiện đáp ứng mong đợi hoặc thông số kỹ thuật của khách hàng.
(Jay Heizer & Barry Render “Operations Management”)
- Kho (Warehousing): Kho hàng bao gồm việc lưu trữ và xử lý hàng hóa
trong một cơ sở vật chất, thường được gọi là kho. Điều này bao gồm các hoạt
động như nhận hàng, lưu trữ và phân phối hàng hóa, cũng như quản lý mức
tồn kho để đảm bảo việc đáp ứng đúng hạn của đơn hàng. (Georgia Tech
Supply Chain & Logistics Institute “Warehouse & Distribution Science”)
- Vận chuyển (Transportation): Vận chuyển là việc di chuyển hàng hóa từ
một địa điểm này đến địa điểm khác, thường từ điểm sản xuất đến điểm tiêu
dùng. Nó liên quan đến việc sử dụng các phương tiện vận chuyển như xe tải,
xe lửa, tàu biển và máy bay, cũng như phối hợp các hoạt động logistics để
đảm bảo giao hàng đúng hạn. (John J. Coyle, Robert A. Novack, Brian
Gibson, và Edward J. Bardi “Transportation: A Supply Chain Perspective”)
- Quản lí đơn hàng (Oder Managerment): Quản lý đơn hàng bao gồm quá
trình nhận, xử lý và thực hiện đơn hàng của khách hàng. Nó bao gồm các
hoạt động như nhập đơn hàng, xử lý đơn hàng, phân bổ tồn kho và thực hiện
đơn hàng để đảm bảo rằng đơn hàng của khách hàng được xử lý một cách
chính xác và hiệu quả. (Richard E. Crandall, William R. Crandall, Charlie C.
Chen “Principles of Supply Chain Management”)
- Dịch vụ khách hàng (Customer Service): Dịch vụ khách hàng là việc cung
cấp sự hỗ trợ và hỗ trợ cho khách hàng trước, trong và sau khi mua sản phẩm
hoặc dịch vụ. Nó bao gồm các hoạt động như trả lời yêu cầu, giải quyết
khiếu nại và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo sự hài lòng và lòng trung
thành của khách hàng. (Paul R. Timm “Customer Service: Career Success
Through Customer Loyalty”)
- Quản lí chuỗi cung ứng (Supply Chain Managerment): Quản lý chuỗi
cung ứng liên quan đến việc phối hợp và tích hợp tất cả các hoạt động liên
quan đến việc định nguồn, mua hàng, chuyển đổi và quản lý logistics của
hàng hóa và dịch vụ. Nó bao gồm kế hoạch và thực thi các hoạt động để đảm
bảo luồng hàng hóa và dịch vụ hiệu quả từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ.
(Donald J. Bowersox, David J. Closs, M. Bixby Cooper “Supply Chain
Logistics Management”)

Hình 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng


2.2.2. Phân loại chuỗi cung ứng
- Theo mức độ tự triển khai:
 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Áp dụng hiệu quả cho các doanh nghiệp có số lượng dòng sản phẩm ít, quy mô sản
xuất nhỏ. Theo đó, doanh nghiệp sẽ chủ động tự thực hiện hầu như mọi khâu trong
chuỗi cung ứng:
 Mua nguyên vật liệu đầu vào từ một đơn vị cung cấp duy nhất
 Triển khai các công đoạn sản xuất tạo thành phẩm tại một địa điểm duy nhất
 Vận chuyển và bán thành phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng
 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản chỉ quản lý tại một địa điểm, ít (hoặc chỉ
có 01) sản phẩm, một nơi phân phối.
 Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp

Áp dụng cho hầu hết mọi quy mô doanh nghiệp. Lựa chọn mô hình này, doanh
nghiệp sẽ:
 Mua nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp bên ngoài hoặc từ các nhà máy
trong hệ thống doanh nghiệp (công ty con sản xuất nguyên vật liệu cho công
ty mẹ)
 Triển khai các công đoạn sản xuất tạo sản phẩm hoàn thiện hoặc tạo nguyên
vật liệu cho công ty trong cùng hệ thống doanh nghiệp
 Vận chuyển và bán thành phẩm trực tiếp hoặc trung gian qua các kênh phân
phối
 Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp sẽ phải bao quát nhiều địa điểm, nhiều
dòng sản phẩm, nhiều nơi phân phối...
- Theo nhu cầu người tiêu dùng:
 Mô hình dòng chảy liên tục
Đây là mô hình truyền thống khá hiệu quả đối với các công ty sản xuất một sản
phẩm và ít khí có sự thay đổi. Những sản phẩm này thường có nhu cầu cao và ít
đổi mới thiết kế.
Do mặt hàng này không có tính biến động cao, nên nhà quản lý có thể dựa vào
đó để hợp lý hóa thời gian sản xuất. Đồng thời, người quản lý cũng kiểm soát
chặt chẽ mức hàng tồn kho. Trong mô hình này, quản lý chỉ cần đảm bảo bổ
sung nguồn nguyên liệu thô để tránh tình trạng tắc nghẽn sản xuất.
Hình 2.2: Mô hình dòng chảy liên tục
 Mô hình chuỗi cung ứng nhanh
Các công ty bán sản phẩm theo xu hướng hoặc bị giới hạn về thời gian thường
áp dụng mô hình này. Mô hình chuỗi cung ứng này đặc biệt hoạt động tốt trong
việc tận dụng xu hướng thịnh hành. Nó giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa sản
phẩm mới ra thị trường.
Các công ty cần chuyển những ý tưởng sáng tạo thành nguyên mẫu để sản xuất
cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một ví dụ điển hình cho mô hình này
chính là ngành thời trang nhanh
 Mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt
Mô hình chuỗi cung ứng này thường được các công ty sản xuất hàng hóa mua
trong dịp lễ sử dụng. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty sẽ tăng cao vào
khoảng thời gian nhất định trong năm. Thời gian đó, nhu cầu của khách hàng
thường sẽ giảm, ít hơn hoặc thậm chí là không có.
Mô hình linh hoạt này cho phép công ty có thể chuẩn bị nhanh để gia tăng sản
xuất và ngừng hoạt động một cách hiệu quả ngay cả khi nhu cầu giảm dần. Công
ty cần phải tính toán chính xác nguyên vật liệu, hàng tồn khi cũng như chi phí
lao động trong quá trình sản xuất nếu muốn tối đa hóa nguồn lợi nhuận

2.2.3. Mô hình quản lí chuỗi cung ứng


2.3. Phân tích thực trạng của chuỗi cung ứng
2.3.1. Nhà cung cấp

Một trong những lý do Platinum vẫn ngày một phát triển là quản lý nhà cung cấp và
hệ thống phân phối rõ ràng, thông minh. Mạng lưới phân phối Platinum đảm bảo
rằng mọi sản phẩm đều được phân phối ở những khu vực cần thiết vào thời điểm
cần thiết và cung cầu không có bất kỳ khoảng cách nào. Thiết lập phân phối được
đồng bộ hóa với hệ thống sản xuất của họ, do đó không phải quản lý hàng tồn kho
của sản phẩm trong một khoảng thời gian dài hơn. Chiến lược này đã tiết kiệm cho
tổ chức về mặt tài chính hơn nữa đã có thể cung cấp sản phẩm cho thị trường theo
yêu cầu. Quản lý chuỗi cung ứng của Platinum là quản lý nhà cung cấp, Platinum đã
áp dụng khái niệm quản lý đúng lúc trong việc mua sắm nguyên liệu thô và các nhà
cung cấp được đảm bảo về chất lượng, cũng như các nhà cung cấp thay thế kịp thời.
Việc quản lý kịp thời này cũng đã tiết kiệm chi phí quản lý hàng tồn kho của
nguyên liệu thô và có thể duy trì mức tồn kho rất thấp Nhà cung cấp của Platinum
cũng được yêu cầu đảm bảo rằng nguyên liệu thô của họ đến tay tổ chức đúng hạn.
2.3.2. Sản xuất

Việc sản xuất Bia ở nước ta chỉ phát triển từ những năm 1990 khi nhà nước có
chính sách mở cửa nền kinh tế. Các nhà máy bia Sài Gòn, Hà Nội được đầu tư,
đồng thời nhiều hãng bia lớn trên thế giới đã vào Việt Nam như Bia Heineken,
Carlsberg, AB - InBev,... tình hình sản xuất bia đã phát triển, cung cấp đủ sản
lượng tiêu dùng trong nước và đẩy lùi được vấn nạn bia nhập lậu từ nước ngoài. Tại
các điểm bán lẻ sản phẩm bia hiện nay có rất nhiều loại của các hãng khác nhau
như: Heniken, Carlsberg, Budweiser,…theo đó Heniken có 7 sản phẩm; Carlsberg
có 9 sản phẩm; và Platinum hiện tải có 7 sản phẩm đang bán trên thị trường. Tuy
nhiên thị phần chủ yếu là của 3 ông lớn: Heniken, Carlsberg, Budweiser nhưng nhìn
chung cũng khó để so sánh những dòng bia này với Platinum vì Platinum là thương
hiệu bia thủ công và người tiêu dùng có xu hướng sử dụng bia thương mại nhiều
hơn bia thủ công, vì giá cả cũng như các thương hiệu bia thương mại đã rất quen
thuộc với người dùng. Vì bia thủ công cần chú trọng nhiều về chất lượng nên
thường sẽ sản xuất theo mẻ nhỏ để đảm bảo chất lượng theo tổng thể, và tất cả các
nhà máy của Platinum tại Việt Nam đều được thiết kế và xây dựng theo công nghệ
hiện đại, các bước trong quy trình sản xuất hầu như là tự động và được giám sát
chặt chẽ đảm bảo không xảy ra vấn đề hay lỗi bất ngờ. Platinum cũng chú trọng đến
việc đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng thống nhất trong cả doanh
nghiệp, đồng thời tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, phòng
ngừa ô nhiễm. Platinum cũng liên tục áp dụng những sáng kiến nhằm giảm phát thải
ra môi trường , tiết kiệm nước. Đến nay, tất cả nhà máy của Platinum đều là nhà
máy hợp đồng lâu dài, và đã có mặt trải dài khắp cả nước với 8 nhà máy sản xuất ở
các tình/thành phố lớn: HCM, Hà Nội, Đà Nẵng…Để mạng lưới phân phối
Platinum có thể đảm bảo rằng mọi sản phẩm đều được phân phối ở những khu vực
cần thiết vào thời điểm cần thiết và cung cầu không có bất kỳ khỏang cách nào.
2.3.3. Tồn kho

Hàng hóa lưu kho của Platinum áp dụng các công nghệ mới của thời 4.0 giúp hãng
đẩy nhanh vận chuyển, bảo quản hàng hóa, bảo đảm chất lượng của sản phẩm ở
chuẩn cao nhất khi cung ứng ra thị trường. Những bước đi chiến lược trong việc
ứng dụng công nghệ 4.0 của Platinum không chỉ giúp giảm chi phí trong quá trình
sản xuất, kho bãi, phân phối... mà còn giúp hãng nhanh chóng cung ứng những sản
phẩm chất lượng, an toàn tới người tiêu dùng Việt. Mỗi khi mặt hàng trong kho
nhập vào hoặc xuất từ kho tại một trong các địa điểm kho của Platinum, hệ thống sẽ
tự động cập nhật số lượng và giá trị của kho, đồng thời quản lý lượng hàng tồn kho
qua phầm mềm Odo và Platinum cũng thực hiện thu thập data nhanh chóng nhờ
Power BI để tổng hợp data và xem được dưới một chế độ trực quan nhất. Các nhiệm
vụ tốn thời gian, nhân công và chi phí được đơn giản khi áp dụng công nghệ hàng
tồn kho và hệ thống thu thập data. Nhưng bên cạnh đó Platinum vẫn thực hiện thủ
công với việc ghi chép văn bản do thủ công đảm nhận, để đảm bảo kết quả chính
xác và khách quan nhất.
2.3.4. Vận chuyển

Một cách để tối ưu hóa hiệu suất của công ty, người quản lý vận tải và hậu của
Platinum tập trung vào việc giảm các hành trình vận chuyển trống, tăng cường sử
dụng phương tiện và xem xét mạng lưới phân phối chiến lược theo thời gian. Đối
với các hoạt động của đội xe, việc tối ưu hóa quy hoạch tuyến đường là một quá
trình liên tục. Công ty chủ yếu vận dụng phương thức vận tải truyền thống như vận
tải đường bộ để đảm bảo các sản phẩm đạc thù như đồ uống có cồn. Trong các nhà
kho, Platinum tập trung vào việc giảm tiêu thụ năng lượng cũng như chuyển sang
năng lượng tái tạo thay thế. Trong nhiều năm qua, Platinum vẫn sử dụng xe tải để
chở hàng để phân phối đến các địa điểm các nhà phân phối, nhà bán lẻ hay nhà tiêu
dùng vẫn còn đang sử dụng Chiếc xe chở các thùng sản phẩm bia tại các nhà máy
của Platinum. Với đối tác vận chuyển Platinum có rất nhiều đối tác dài và ngắn hạn,
cũng như những đối tác thay thế khi bất kỳ đối tác nào gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển, để đảm bảo sản phẩm luôn đến điểm đến đúng lộ trình.
2.3.5. Khách hàng
2.4. Phân tích mô hình SWOT
2.5. Phân tích mô hình SCOR
2.5.1. Kế hoạch (Plan)
- Lập kế hoạch cho việc dự đoán số lượng bia cần sản xuất để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng và thị trường:
 Dựa theo số lượng đơn đặt hàng
 Thu thập, thống kê số liệu của các tháng trước
 Theo dõi nhu cầu thị trường theo từng quý, theo mùa
 Tổng hợp nguồn thông tin từ phân tích thị trường, nhu cầu khách hàng
2.5.2. Nguồn nguyên liệu (Source)
- Hoa bia: là thành phần bổ sung hương vị cho bia. Đây là thành phần quan
trọng cung cấp vị đắng để cân bằng vị ngọt của đường mạch nha. Có nhiều
giống hoa bia khác nhau và được sử dụng để đạt được các hương vị khác
nhau. Trong quá trình nấu bia, lúc đầu , hoa bia tạo ra vị đắng cho bia, sau
đó, hoa bia còn tạo ra hương thơm cho bia. Hoa bia có các hiệu ứng kháng
sinh giúp cho hoat động của men bia tôt hơn trước các loại vi sinh vật không
mong muốn. Hoa bia chỉ phát triển tốt ở cùng giữa vĩ độ 35-55 độn phía bắc
và phía nam.
 Hoa bia được nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam
- Đại mạch: là phần quan trọng của bia, quyết định màu sắc của bia. Là đường
cho quá trình lên men. Màu sắc và hương vi cua bia. Đại mạch được làm từ
các loại ngũ cốc như lúa mạch và lúa mì. Lúa mạch và lúa mì là một trong số
các loại cây cỏ được con người trồng đâu tiền. Hạt ngũ cốc đã mạch nha hóa
tạo ra các enzym để chúng chuyển hoa tính bột trong hạt thành đường có thể
lên men. Hạt đại mạch nảy mầm khi ngâm trong nước và sau đó được làm
khô trong các lò sấy.
- Men bia: là nguyên liệu cần thiết để sản xuất bia. Men bia giúp chuyển hóa
đường thành rượu, CO2 và hương vị. Các giống men bia cụ thể được lựa
chọn giống chính là men ale (Saccharomyces cerevisiae) và men lager.
 Men Lager được nấu từ lớp men ở phía dưới ở nhiệt độ lạnh từ 8-18
độ C.
 Men Ale được nấu từ lớp men ở phía trên ở nhiệt độ hơi ấm (14 độ C)
để tạo ra hương vị trái cây.
- Nước: Độ tinh khiết là điều cần thiết và các thành phần muối khoáng trong
nước là rất quan trọng. Nước được xử lí đặc biệt cho quá trình nấu bia do vậy
có thể tạo ra nhiều đặc trưng khác nhau từ một nguồn nước như nhau.
2.5.3. Sản xuất (Make)
Platinum thực hiện công đoạn sản xuất bia tại các nhà máy chuyên dụng. Trải qua 9
công đoạn để cho ra thành phẩm
- Giai đoạn 1: Nghiền đại mạch để lấy chất ngọt
- Giai đoạn 2: Xử lí nước để đảm bảo hoàn toàn độ tinh khiết
- Giai đoạn 3: Ngâm các hạt đại mạch đã được nghiền trộn với nước nóng để
tạo độ ngọt
- Giai đoạn 4: Nâu dịch nha được tác ra khỏi lớp vỏ trấu
- Giai đoạn 5: Đun sôi dịch nha đến khi đạt được màu và hương vị mong
muốn. Hoa bia được cho vào giai đoạn này để tạo vị đắng và hương thơm
cho bia (sử dụng rất nhiều hoa bia)
- Giai đoạn 6: Kết lắng, dịch nha sau khi đã có thêm hoa bia sẽ được trộn xoáy
đều để bỏ đi độ đạm và bã của hoa bia.
- Giai đoạn 7: Dung dịch còn lại sẽ được làm mát và cho men vào
- Giai đoạn 8: Lên men và ủ bia
- Giai đoạn 9: Chiết bia và đóng gói
Lưu kho: Platinum có mặt tại 3 địa điểm trọng yếu từ Bắc vào Nam (Hà Nội – Đà
Nẵng – TP.Hồ Chí Minh) số lượng bia sản xuất sẽ được phân bố đến các kho lưu
trữ tại mỗi miền. Do dự đoán sản xuất phù hợp với số lượng tiêu thụ nên việc tồn
kho là rất ít và chỉ lưu trữ trong khoảng thời gian 1-3 tháng để đảm bảo chất lượng
bia. Các máy móc thiết bị phục vụ cho các dịch vụ kinh doanh khác được lưu trữ và
bảo quản tại kho.
2.5.4. Giao hàng (Deliver)
- Dịch vụ Private Party: Platinum sẽ trực tiếp vận chuyển bia và thiết bị từ kho
đến với khách hàng.
- Sản phẩm bia: Cộng tác với đơn vị vận chuyển ngoài để vận chuyển bia tới
các đại lí, siêu thị và khách hàng cá nhân.
2.5.5. Trả hàng (Return)
2.6. Đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng

Chương III: Đề xuất giải pháp

Chuwogn IV: Kiến nghị và kết luận

You might also like