BÀI TẬP QUÁ TRÌNH - QTKPP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

1. MÔI TRƯỜNG MARKETING (Nhanh)


1.1 Kinh tế (có số liệu cụ thể)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Năm 2022, IMF tính GDP bình quân đầu
người cho các nước trên thế giới. Trong đó, GDP bình quân đầu người Việt
Nam năm 2022 đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ 117 trên thế giới . Với
con số này, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 sẽ nhảy 7 bậc so
với năm 2021 và 56 bậc so với năm 2000 trên quy mô thế giới.. Chu kỳ kinh tế
của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022 do ảnh hưởng của đại dịch covid-19, giới
hạn về sản xuất,, thương mại và du lịch dẫn đến suy thoái tăng trưởng và tăng
thất nghiệp. Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi,
GDP bắt đầu tăng trở lại, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát cho thấy bức tranh
kinh tế chuyển biến tích cực.
Theo IMF, năm 2023, Việt Nam sẽ đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh
tế. Cụ thể, GDP đạt 469,62 tỷ USD, tăng trưởng 6,2%. Việt Nam xếp sau
Indonesia (1.390 tỷ USD, tăng trưởng 5%) và Thái Lan (580,69 tỷ USD, tăng
trưởng 3,7%). Việt Nam vượt qua Malaysia (467,46 tỷ USD, tăng trưởng
4,4%), Singapore (447,16 tỷ USD, tăng trưởng 2,3%), Philippines (425,66 tỷ
USD, tăng trưởng 5%). Khi đó, Việt Nam sẽ là quốc gia có quy mô kinh tế lớn
thứ 35 thế giới, Malaysia và Singapore lùi xuống đứng thứ 36 và 37.
Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 12/2022 tăng 0,45% so với tháng
trước, trong đó giá thuốc lá tăng 0,37% do nhu cầu tiêu dùng của người dân
tăng vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch năm 2023 cũng như chuẩn bị nguồn
hàng đón Tết Nguyên đán sắp tới.
Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp cà phê có xu hướng sụt giảm mạnh so
với cùng kỳ, thậm chí có công ty lỗ nặng. Chi phí giá vốn, chi phí lãi vay và
các chi phí hoạt động tăng mạnh do yếu tố lạm phát, xung đột Nga – Ukraine,
… là những nguyên nhân chính ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp cà phê.
Năm 2022, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 ghi nhận mức cao
nhất trong nhiều năm qua với bình quân 2.282 USD/tấn, tăng 16% so với năm
2021.
1.3 Tự nhiên (Biểu đồ)
Môi trường tự nhiên cũng là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Trái đất nóng lên, tình trạng ô nhiễm diễn ra
ngày càng trầm trọng, nên nhiều người bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của bản thân
nhiều hơn. Tuy nhiên không chỉ là về sức khỏe cơ thể mà sức khỏe tinh thần cũng bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Việt Nam được coi là 1/5 nước chịu tác động nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu. Và không chỉ có vựa lúa ĐBSCL nằm ven biển phải hứng chịu
mà cây cà phê chót vót trên Tây Nguyên cũng không thoát khỏi những tác động đó.
Một vấn đề nghiêm trọng hơn là khi nền nhiệt tăng, cà phê sẽ chín nhanh hơn, nhưng
chất lượng hạt cà phê sẽ giảm sút. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn 86°F (30°C), cây
cà phê sẽ tăng trưởng còi cọc, vàng lá, hoặc sinh khối u thân.

1.4 Văn hóa - Xã hội


Người Việt luôn coi sức khỏe là một trong những vấn đề hàng đầu cần được
quan tâm từ trước đến nay, đặc biệt là sau đại dịch, khi cuộc sống được nâng cao và đi
kèm theo đó là những hệ lụy ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe như từ môi trường,
công việc và xã hội đã làm cho nhiều người mắc vào những triệu chứng rối loạn về lo
âu và trầm cảm. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh
thần của mình. Đặc biệt là văn hóa cà phê vào buổi sáng và trưa của người Việt Nam
ta đã không không còn xa lạ từ cà phê sữa đá ở quán cóc trên phố Sài Gòn cho đến
những ly nước trong cách quán sang trọng, thậm chí là sử dụng các dạng cà phê gói
tiện lợi vào buổi sáng để chuẩn bị đi làm. Người Việt yêu thích sự tiện lợi, gọn gàng
và đi kèm là chi phí chi trả cho nhu cầu đó phải rẻ.
Có 90% uống cafe cùng bữa ăn sáng, 50% uống trước khi ăn sáng, 10% uống
sau khi ăn sáng, 10% uống sau khi chơi thể thao, 10% uống trước khi ngủ, 90% uống
ngay khi thức dậy. Với nhiều thời điểm để dùng cafe như thể nên đã góp phần làm cho
tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê ngày càng cao.Với tỷ lệ người Việt Nam dùng cà
phê cao và có xu hướng ngày càng tăng như hiện tại sẽ có những ảnh hưởng nhất định
đến thị trường. Giúp tăng doanh số bán hàng cho các quán cafe hay các công ty sản
xuất cafe đóng gói. Thúc đẩy sự phát triển cho các công ty sản xuất để có thể đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng. Tăng cường phát triển quy mô trồng cây cà phê để có thể
đáp ứng nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu.
1.5 Khoa học kỹ thuật công nghệ
Đầu tư áp dụng
1.7 Nhân khẩu học
Việt Nam đang đối mặt với một số vấn đề nhân khẩu học quan trọng. Dưới đây là một
số vấn đề chính liên quan đến nhân khẩu học tại Việt Nam:
1. Tăng trưởng dân số: Mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm, nhưng với dân số lớn và
tốc độ tăng trưởng dẫn đầu khu vực, Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực về tài
nguyên, môi trường và cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi chính phủ phải đảm bảo sự cân
đối giữa tăng trưởng dân số và phát triển bền vững.
2. Chất lượng dân số: Việt Nam đang gặp phải thách thức về sức khỏe và chất lượng
dân số. Mặc dù có sự cải thiện về chăm sóc y tế và giáo dục, nhưng vẫn cần nâng cao
chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục và giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các khu
vực.
3. Biến đổi cấu trúc dân số: Cấu trúc dân số của Việt Nam đang thay đổi với sự gia
tăng của người già và giảm số lượng người trẻ. Điều này đặt ra thách thức về chăm
sóc sức khỏe, chăm sóc người cao tuổi và tạo ra cơ hội việc làm cho người trẻ.
4. Di cư nội địa và di cư nước ngoài: Di cư nội địa và di cư nước ngoài đang tạo ra tác
động đáng kể đến sự phân bố dân số và cân bằng kinh tế xã hội của Việt Nam. Sự
chênh lệch về tốc độ phát triển giữa các khu vực đô thị và nông thôn cũng đang là một
vấn đề cần xem xét.
5. Giới tính và giao động dân số: Việt Nam đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng
giới tính, với tỷ lệ nam/nữ cao hơn mức bình thường. Điều này có thể gây ra những
vấn đề xã hội và tâm lý, bao gồm tình trạng độc thân kéo dài và khó khăn trong việc
tìm kiếm đối tác.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Việt
Nam

Nhóm 1 có độ tuổi từ 19-29 và nhóm 2 có độ tuổi từ 30-49. Nhóm tuổi 19-29 thì chỉ
có 10% uống nóng và 40% uống cà phê đá quá 3 lần/tuần. Nhóm tuổi 30-49 có 50%
uống nóng và 15% uống đá nhiều hơn 3 lần/tuần. Độ tuổi sử dụng khá rộng điều này
cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê.
Về giới tính
Theo số liệu thu thập được từ cuộc khảo sát, có đến 75% đàn ông thích uống cà phê
nóng, 65% chọn cho mình cafe đá. Ở phụ nữ, các con số này lần lượt là 25% và 35%.
Ngoài ra, theo báo cáo tần suất uống cafe của người Việt Nam thì 20% đàn ông uống
cafe nóng nhiều hơn 3 lần/ tuần, 65% uống cafe đá nhiều hơn 3 lần/ tuần. Còn ở phụ
nữ thì 10% uống cafe nóng và 30% uống cafe đá hơn 3 lần/ tuần.
Quy mô dân cư
Hà Nội là nơi tập trung dân cư đứng thứ 2 trên cả nước. Tính đến đầu năm 2022, dựa
theo website World Population Review thì tổng dân số Hà Nội đạt 8.418.883 người.
Dân số nam là 3.991.919 người, chiếm 49,6%; dân số nữ là 4.061.744 người, chiếm
50,4%. Dân số sống ở khu vực thành thị là 3.962.310 người, chiếm 49,2% và ở khu
vực nông thôn là 4.091.353 người, chiếm 50,8%. Quy mô dân số lớn và tốc độ tăng
dân số ở HN ngày càng tăng tạo ra nhiều cơ hội phát triển, mở rộng thị trường cafe.
2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ - MÔI TRƯỜNG NGÀNH (Danh)

2.1 Các đối thủ tiềm năng (có biểu đồ dẫn chứng cụ thể số liệu)
Các đối thủ tiềm năng là các đối thủ không thuộc cùng ngành hàng kinh doanh
nhưng họ có thể nhảy vào tranh giành thị phần bất cứ lúc nào nếu nguồn lực về tài
chính, sản xuất và công nghệ của họ đáp ứng được cũng như họ nhận thấy những điểm
yếu của doanh nghiệp hiện tại chưa cải thiện để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với Nescafe của Nestlé Việt Nam, các đối thủ tiềm ẩn có thể gia nhập ngành hàng
mà ta cần cân nhắc là:
- Các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng đồ uống có cồn như công ty TNHH
nhà máy bia Heineken Việt Nam, công ty TNHH Sapporo Việt Nam,...
Có thể thấy, lợi nhuận của Heineken từ năm 2016 đến nay vẫn luôn giữ vị thế
dẫn đầu thị trường. Họ sở hữu nguồn lực dồi dào với hệ thống nhà máy bia lên
đến con số 130 trên 192 quốc gia. Ở Việt Nam, hệ thống phân phối của
Heineken cũng đã đạt đến mức phát triển mạnh mẽ, có khả năng phân phối
rộng rãi khi họ sở hữu 6 nhà máy sản xuất và 9 văn phòng bán hàng trên toàn
quốc. Hệ thống phân phối đa dạng từ truyền thống đến hiện đại Heineken đều
sở hữu. Điều này giúp cho độ phủ thương hiệu trên thị trường của họ được gia
tăng đáng kể. Bên cạnh đó, Heineken đã và đang tham gia tổ chức các sự kiện
âm nhạc, countdown chào đón năm mới và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ
giới trẻ. Vậy nên, đây là đối thủ tiềm năng đáng để Nescafe chú ý đến.
- Các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng đồ uống giải khát như Suntory
Pepsico, Coca Cola, tập đoàn Tân Hiệp Phát,...

Có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Suntory Pepsico, Coca Cola,
Tân Hiệp Phát đều thuộc top dẫn đầu thị trường. Trong tương lai, nếu họ muốn tăng
thêm thị phần và đánh mạnh vào thị trường cà phê hòa tan thì họ hoàn toàn có thể thực
hiện. Bên cạnh đó, 3 doanh nghiệp này đều sở hữu hệ thống kênh phân phối với độ
phủ rộng lớn trên toàn quốc nên độ tiếp cận với người tiêu dùng của họ là cực kỳ cao.
Với lợi thế sẵn có, họ có thể phân phối sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng dễ
dàng. Như vậy, nếu họ tham gia vào cuộc chiến giành thị phần với Nescafe thì họ
hoàn toàn có khả năng trở thành những đối thủ xứng tầm khiến Nescafe phải đặc biệt
quan tâm.
Nhìn chung, đây đều là những doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng liên quan
đến đồ uống. Tuy họ chưa có những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cà phê hòa tan
Nescafe của Nestlé Việt Nam nhưng nếu muốn, họ hoàn toàn có thừa nguồn lực để
tiến hành nghiên cứu, sản xuất. Bên cạnh đó, rào cản gia nhập ngành cà phê tại Việt
Nam là không nhiều, ngược lại đây còn là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp tìm
kiếm cơ hội bành trướng. Vậy nên, Nestlé Việt Nam cũng nên chú ý đến những đối
thủ tiềm năng này để có những phương án phòng thủ nếu họ quyết định bước chân vào
cuộc đua tranh giành thị phần cà phê hòa tan tại Việt Nam.
2.3 Khách hàng
Khách hàng tiêu dùng cuối cùng là nhân tố quan trọng trong việc tác động đến
doanh thu của công ty. Đối với sản phẩm Nescafe, do đây là hàng tiêu dùng nhanh nên
phần lớn người tiêu dùng sẽ tiếp cận và mua sản phẩm thông qua các điểm bán lẻ như
các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, các tiệm tạp hóa trong chợ. Đây là các kênh dễ tiếp cận
với người tiêu dùng nhất bởi tính tiện lợi và quen thuộc. Tuy nhiên, tại các điểm bán
này luôn có những sản phẩm thay thế khác, người tiêu dùng ngày nay cũng có thể tìm
hiểu thông tin một cách dễ dàng qua internet, vậy nên họ có thể cân nhắc về giá khi
lựa chọn sản phẩm. Vậy nên đối với các cửa hàng tiện lợi và siêu thị, việc Nescafe
được trưng bày ở khu vực “điểm vàng” trên kệ hàng là vô cùng quan trọng, giúp
khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và chú ý đến sản phẩm. Đối với các khách hàng
cá nhân, ảnh hưởng của họ khi mua sản phẩm đơn lẻ tại các điểm bán là không nhiều.
Nhưng với các khách hàng tổ chức, các nhà phân phối mua hàng với số lượng lớn sẽ
có nhiều quyền thương lượng về giá hơn, nên họ sẽ có khả năng gây sức ép đến
thương hiệu, từ đó gây ảnh hưởng rõ rệt đến doanh thu của Nestlé Việt Nam. Ngoài
ra, các đại lý còn có thể tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu
dùng cuối cùng thông qua cách thức tư vấn và giới thiệu sản phẩm.

2.5 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành (có biểu đồ dẫn chứng cụ thể số
liệu)
Thị trường cà phê hòa tan chưa bao giờ hết sôi động, các ông lớn vẫn ngày
ngày chạy đua doanh số để chiếm lĩnh thị phần, nâng cao độ nhận diện thương hiệu
của mình. Đối với Nescafe của Nestlé Việt Nam, một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp
trong ngành có thể kể đến như cà phê G7 của Trung Nguyên Legend, Vinacafe và
Wakeup của Vinacafe Biên Hòa, Cafe Phố của Food Empire. Đây đều là những ông
lớn đạt được độ nhận biết cao nhất tại thị trường Việt Nam theo số liệu năm 2018. Cụ
thể, theo nghiên cứu của Vinaresearch, Nescafe có độ nhận biết “top of mind” là
31.0%, thấp hơn so với G7 là 40.7% nhưng độ nhận diện thương hiệu tổng thể lại đạt
tỷ lệ cao nhất với con số 84.3%.
Xét về góc độ thị phần chiếm lĩnh, theo trang Cafebiz, thị phần của Nescafe luôn duy
trì dẫn đầu trong khoảng thời gian từ 2012 - 2015, cạnh tranh trực tiếp với Vinacafe và
G7.

Có thể thấy, cuộc chơi của các ông lớn trong ngành hàng cà phê hòa tan ngày
nay đang có thế chân vạc khi mà Nescafe, Vinacafe và G7 là 3 thương hiệu sản phẩm
luôn đi đầu về thị phần và độ nhận diện thương hiệu. Vậy nên, để có thể giữ vững thị
phần và phát triển hơn trong tương lai, Nescafe cần chú tâm trong việc nắm bắt những
bước đi của đối thủ để có thể đề ra chiến lược đối phó hiệu quả nhất, hạn chế tỷ lệ
đánh mất thị phần vào tay những đối thủ khác.

Toàn cảnh thị trường bán lẻ


Tính đến quý IV/2022, tốc độ tăng trưởng của kênh mua sắm trực tuyến
đang chững lại so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên vẫn trong mức tăng
trưởng hai con số, cùng với siêu thị mini và cửa hàng chuyên doanh. Giá trị
các kênh mua sắm hiện đại và truyền thống (đặc biệt là chợ) đang phục hồi
sau khi giảm vào quý III.

3. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP (Linh)


3.1 Nguồn nhân lực

3.2 Văn hóa công ty


Văn hóa công ty Nestlé là một trong những yếu tố quan trọng định hình hoạt
động và giá trị của tập đoàn này. Nestlé Việt Nam cũng không ngoại lệ, họ đặt mục
tiêu xây dựng một văn hóa công ty đa dạng và hòa nhập, đồng thời giảm thiểu sự thiên
vị không chủ đích tại nơi làm việc. Một số thông tin về văn hóa công ty Nestlé Việt
Nam hiện nay là:
Đa dạng và hòa nhập: Nestlé Việt Nam cam kết tạo ra một môi trường làm việc
đa dạng và hòa nhập, nơi mọi người được đánh giá dựa trên năng lực và đóng góp của
họ, không phân biệt về giới tính, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo hay khả năng vật lý.
Giảm thiểu sự thiên vị không chủ đích: Nestlé Việt Nam tập trung vào việc
giảm thiểu sự thiên vị không chủ đích tại nơi làm việc. Điều này được thực hiện thông
qua các hội thảo, đào tạo và công cụ kiểm tra để nhân viên có thể nhận ra và đo lường
sự thiên vị không chủ đích mà họ có thể không biết và làm theo các khuyến nghị cho
sự phát triển cá nhân cũng như sự phát triển văn hóa của công ty.
Trách nhiệm truyền thông: Nestlé Việt Nam coi trọng trách nhiệm của mình
đối với người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em. Họ cam kết cung cấp thông tin chính xác
và trung thực về sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời đảm bảo rằng truyền thông
của họ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và phát triển của trẻ em.
Bên cạnh đó, nguyên tắc quản lý và lãnh đạo của Nestlé là một công ty rất nhân
bản, Nestlé luôn đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người về mặt Dinh Dưỡng
và Sức Khỏe. Quan điểm này được phản ánh và khuyến khích trong phong cách quản
lý và lãnh đạo xuyên suốt công ty. Mặt khác, sự tôn trọng các nền văn hóa khác nhau
và giá trị nền tảng của tất cả nhân viên là thiết yếu đối với sự thành công trong kinh
doanh và đối với nền văn hóa công ty. Theo đó mỗi nhà quản lý Nestlé được yêu cầu
động viên và vận động nhân viên, luôn tìm cách cải tiến trong cách làm việc, tạo ra
không khí thay đổi, đề cao sự đổi mới. Cá nhân họ được trải qua kinh nghiệm làm việc
trong môi trường quốc tế, luôn tôn trọng các nền văn hóa của thế giới, coi trọng hướng
tiếp cận chiến lược lâu dài hơn là ngắn hạn.
https://sciencevietnam.com/nestle-tap-doan-thuc-pham-va-thuc-uong-the-gioi/
#Van_hoa_cong_ty
https://www.nestle.com.vn/vi/jobs/diversity-inclusion

3.3 Khả năng tài chính

Biểu đồ cho thấy Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới với việc áp
dụng chất lượng kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo Cục Ngoại thương, xuất
khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt 130 nghìn tấn. Trị giá 304 triệu
USD, tăng 5,7% về lượng, 40% về trị giá so với hồi tháng 2/2021.
Hiện nay, ngành công nghiệp cà phê Việt Nam đang dần mở rộng sang lĩnh vực cà
phê hòa tan. Trong đó, Nestlé là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần tiêu thụ cà phê hòa
tan. Chiếm 46,5% cho sản phẩm Nescafé vào năm 2019.
Có thể thấy, thị trường Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng về cà phê mà
Nescafe cần đầu tư và phát triển.
https://nhahangso.com/chien-luoc-marketing-cua-nescafe.html

Theo dữ liệu của VietTimes cho thấy, 4 năm (2016 đến 2019), doanh thu của Nestlé
Việt Nam luôn đạt trên chục nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tính đến cuối năm 2019, quy
mô tổng tài sản của Nestlé Việt Nam đạt 8.281 tỷ đồng, giảm 6% so với thời điểm đầu
năm; vốn chủ sở hữu tăng 12% lên mức 3.106 tỉ đồng.
Có thể thấy, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần và vốn chủ sở hữu của Nestle Việt Nam
có xu hướng tăng qua các năm. Nestle Việt Nam đang sở hữu nguồn tài chính dồi dào,
điều này sẽ giúp ích được cho công ty trong việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản
phẩm và truyền thông cho thương hiệu.
https://diendandoanhnghiep.vn/so-gang-ket-qua-kinh-doanh-cua-frieslandcampina-va-
nestle-tai-viet-nam-184694.html

3.4 Cơ sở vật chất


Với trụ sở chính tại thành phố Vevey, Thụy Sĩ, ngày nay, Nestlé là công ty
hàng đầu thế giới về dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe. Tập đoàn Nestle sở hữu cho
mình những cơ sở vật chất tân tiến, hiện đại với quy mô sản xuất rất lớn. Thống kê
năm 2010, Nestlé có 233 nhà máy, 17 trung tâm nghiên cứu và phát triển được đặt tại
khắp các châu lục cùng các chi nhánh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nestlé sản
xuất khoảng 10.000 loại sản phẩm và có 280.000 nhân viên làm việc tại hơn 100 quốc
gia khác nhau trên toàn thế giới. Sự trải rộng đó đã giúp Nestlé tiếp cận được nhu cầu
khách hàng, từ đó tạo ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
Đó là kết quả to lớn từ những nỗ lực không mệt mỏi của tập đoàn qua một quá trình
kinh doanh lâu dài để đạt được hệ thống toàn cầu mà không đối thủ nào có thể dễ dàng
có được.
Tập đoàn Nestlé.
https://www.scribd.com/doc/50190364/Nhom-15-Phan-tich-moi-tr
%C6%B0%E1%BB%9Dng-ben-trong-cty-Nestle
Ở thị trường Việt Nam, cơ sở vật chất của Nestlé Việt Nam đã được đầu tư và phát
triển để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty. Dưới đây là một số
thông tin về cơ sở vật chất của Nestlé Việt Nam:
- Nhà máy sản xuất: Nestlé Việt Nam hiện điều hành 5 nhà máy sản xuất
các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Một trong số đó là nhà máy Nestlé
Bình An, thuộc Khu Công nghiệp Amata, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nhà
máy này đã được mở rộng và đầu tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản
phẩm MILO nước.
- Cơ sở vật chất hiện đại: Các cơ sở sản xuất của Nestlé Việt Nam được
trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng những tiêu
chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm. Điều
này đảm bảo rằng sản phẩm của Nestlé đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
- Phân xưởng sản xuất MILO nước: Nestlé Việt Nam đã khánh thành
phân xưởng sản xuất mới trị giá 37 triệu USD tại nhà máy Nestlé Bình
An. Phân xưởng này chuyên sản xuất các sản phẩm Nestlé MILO dạng
nước (Ready To Drink). Với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại,
phân xưởng mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu
dùng đối với sản phẩm MILO nước.
- Trung tâm phân phối hiện đại: Nestlé cũng đã khánh thành một trung
tâm phân phối hiện đại tại Đồng Nai vào năm 2017.
- Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto: Dây chuyền sản
xuất này được khánh thành tại Nhà máy Trị An vào năm 2018. Ngoài ra,
Nestlé cũng đã mở rộng dây chuyền sản xuất MAGGI tại Nhà máy
Nestlé Đồng Nai vào năm 2009 và mở rộng dây chuyền sản xuất Nestlé
MILO uống liền vào năm 2014.

Nestlé ở Việt Nam.


https://tapchitaichinh.vn/nestle-viet-nam-huong-toi-moc-nua-ti-usd.html
https://www.brandsvietnam.com/5346-Nestle-Viet-Nam-Huong-toi-moc-nua-
ti-USD
https://www.nestle.com.vn/vi/aboutus/nestlevietnam
Bên cạnh đó, Nestlé Việt Nam đã giới thiệu 2 sáng kiến trong nhóm 4 hoạt
động trọng tâm nhằm hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của tập
đoàn cũng như của Nestlé Việt Nam, gồm mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà
phê và việc tiên phong thay thế 100% ống hút nhựa bằng ống hút giấy đối với các sản
phẩm uống liền có sử dụng ống hút.

Riêng với mô hình sản xuất cà phê tuần hoàn, Nestlé góp phần giảm thiểu phát
thải trung bình 12.679 tấn CO2/năm và sử dụng 100% năng lượng sinh khối từ bã cà
phê thay thế cho 74,4% nguồn nhiên liệu từ dầu DO làm chất đốt để vận hành lò hơi.
https://thuenhanuoc.vn/tapchi/chuyen-muc/doanh-nghiep-thi-truong/018c82ea-
910e-4af4-9e1f-c5591c400c22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY
1. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY (Trúc)
Kênh phân phối của Nestle là một hệ thống hậu cần (logistics) nhằm chuyển
các sản phẩm, đến tay người tiêu dùng ở một thời điểm và một địa điểm nhất định. Do
đó, kênh phải tiếp nhận sản phẩm mới nhanh chóng và đưa ra những chiến lược phù
hợp cho việc phân phối và dung hòa rủi ro với lợi ích khi tiếp cận số lượng khách
hàng mới.

Cấu trúc kênh phân phối của Nescafe:


Nhà sản xuất -> Nhà phân phối -> Đại lý -> Điểm bán lẻ -> Người tiêu dùng
- Nhà sản xuất: Nescafe
- Nhà phân phối: Hàng tiêu dùng Trường Hưng - Tầng 5, 62A, Phạm Ngọc
Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
- Đại lý:
- Điểm bán lẻ:
+ Chuỗi siêu thị: BigC, Coopmart, AEON, Emart,...
+ Chuỗi cửa hàng tiện lợi: Ministop, Circle K, GS25,...
+ Tạp hóa cô Hường,...

Chức năng của kênh phân phối theo cấu trúc kênh như sau:
- Quyền sở hữu:
+ Nhà sản xuất có quyền sở hữu nhãn hiệu Nescafe tại thị trường Việt
Nam, giá trị thương hiệu, công thức và sản phẩm cà phê công ty làm ra.
+ NPP có quyền sở hữu vật chất vì nhà phân phối ký hợp đồng và sau đó
cung cấp lại cho đại lý, các điểm bán lẻ.
+ Người tiêu dùng có quyền sở hữu sản phẩm cà phê mà họ bỏ tiền ra
mua.
- Xúc tiến: Các chương trình chiết khấu từ NSX được đề ra từng mức giá trị
khác nhau đối với từng đối tượng phân phối lớn hay nhỏ trong kênh này, rồi
người tiêu dùng sẽ nhận được phần khuyến mãi từ mức đó. Hoạt động quảng
cáo, marketing trực tiếp, P.R sẽ được xuất phát lên ý tưởng và duyệt từ Nescafe
sau đó các kênh Nhà phân phối (Trường Hưng), đến đại lý, đến các nhà bán lẻ
sẽ được áp dụng chung 1 chương trình đưa xuống để khách hàng dễ nhận biết.
- Thương lượng:
+ NPP Hàng Tiêu Dùng Trường Hưng thương lượng với Đại lý: thương
lượng nhau về các vấn đề như số lượng hàng hóa, giá cả sản phẩm. Sau
khi đạt được sự thỏa thuận của 2 bên, thì họ sẽ hợp tác với nhau, trao đổi
tiền và sản phẩm.
+ NSX thương lượng với Điểm bán lẻ: số lượng hàng nhập, mức chiết
khấu, phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển, phương hướng
giải quyết rủi ro, đấu giá vị trí đặt trên kệ hàng với các đối thủ sữa khác.
- Tài trợ:
+ Tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng của nhà sản xuất với NPP và
khách hàng, đưa ra tài trợ các khoản vay ngắn hạn cho khách hàng sử
dụng các khoản phải thu đủ điều kiện làm tài sản thế chấp, giảm các
khoản thu và cải thiện kiểm soát kênh bán hàng/ phân phối.
+ Có thể chiết khấu giá từ Nhà sản xuất tới nhà phân phối để gia tăng mối
quan hệ tốt từ đó họ sẽ tăng cường cung cấp dòng tiền từ doanh thu về
cho sản phẩm ngược về cho công ty (tài trợ tài chính cho đại lý như đại
lý có thể thanh toán trong vòng 30 ngày và có thể giảm giá cho đại lý
nếu đại lý trả tiền cho nhà sản xuất sớm).
+ NSX ưu tiên xuất hàng cho Vinmart, thêm những chương trình và sản
phẩm tặng kèm, giúp họ đẩy nhanh doanh số. Vinmart giảm giá những
hàng tồn kho gần hết hạn, giúp Nescafe bán hết được hàng.
- Rủi ro: Rủi ro trong quá trình phân phối và bán hàng đến tay Điểm bán lẻ và
người tiêu dùng (Bảo đảm giá cả, chất lượng sản phẩm di chuyển qua các kênh,
hoạt động dịch vụ sau bán). Sản phẩm bị lỗi, khó khăn trong việc đổi trả, và sản
phẩm hết hạn. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp lớn, những rủi ro ấy có thể giải
quyết thông qua thương lượng. Cụ thể là chính sách đổi trả sản phẩm lỗi, hỗ trợ
nhân viên bảo quản.
- Đặt hàng: Tiêu chí này đi ngược từ dưới lên vì NTD họ sẽ chọn mua sản phẩm
ở đâu, sản phẩm TH loại nào điều này đều tác động ngược lại lên từ Điểm bán
lẻ (Tạp hóa, siêu thị) và Điểm bán lẻ đặt hàng của NPP, NPP đặt hàng từ NSX.
Cụ thể nếu thời điểm bán chạy, Điểm bán lẻ họ phải theo đơn đặt hàng nhiều
hơn lần trước để đặt hàng lên NPP, và NPP tiếp tục đặt hàng về từ phía NSX
của Nescafe.
- Thanh toán: Theo hình thức chuyển khoản, và có thể trả ngay bằng tiền mặt
hoặc theo thời gian gia hạn cho phép của NSX.
- Thông tin chia sẻ: Việc chia sẻ thông tin diễn ra giữa mọi thành viên kênh (Từ
NSX – NPP - Bán lẻ - NTD và ngược lại). NPP Hàng Tiêu Dùng Trường Hưng
sẽ cung cấp cho đại lý, nhà bán lẻ thông tin về danh mục sản phẩm, giá, chiết
khấu... tại website.

2. XÂY DỰNG MỤC TIÊU PHÂN PHỐI (BÁN HÀNG) (Đan)


Với việc tham gia vào lĩnh vực FMCG của Nestlé cho thương hiệu Nescafe,
đây là lĩnh vực được xác định bởi các sản phẩm bán ra nhanh chóng với chi phí tương
đối thấp. Từ góc độ của doanh nghiệp, đây là ngành hàng có những đặc điểm: Khối
lượng cao, tỷ lệ lãi góp thấp, mạng lưới phân phối rộng khắp, vòng quay hàng tồn kho
cao. Còn từ góc độ của người tiêu dùng các sản phẩm tiêu dùng nhanh thường rẻ và
thiết yếu trong tiêu dùng mỗi ngày , vì vậy chúng phải luôn luôn có mặt tại cửa hàng
tại các điểm bán và các sản phẩm Nescafe cũng không ngoại lệ.
Nescafe sở hữu mạng lưới đại lý phân phối trải đều rộng khắp toàn quốc. Với
tôn chỉ: “Wherever – Whenever – However” trong việc xây dựng mạng lưới phân phối
thương mại chặt chẽ với các nhà phân phối và đại lý bán buôn, phủ sóng thị trường
với mật độ cao. Đối với việc mở rộng mạng lưới phân phối: Nescafe thực hiện liên tục
mở thêm các kho bãi, trung tâm phân phối và hợp tác với các nhà phân phối, đại lý
mới. Ngoài ra, hãng cũng đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến trên các sàn thương
mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki,... Nescafe cũng thường xuyên triển khai
các chương trình khuyến mãi, giảm giá trên kênh đặc biệt này nhằm giúp kích cầu,
tăng lượt mua,...
Để có thể tiến hành xây dựng mục tiêu phân phối thì có thể áp dụng Mô hình
SMART để giúp xác định rõ mục tiêu marketing bằng cách đưa ra mục tiêu cụ thể và
rõ ràng bằng những con số. Điều này giúp cho những người thực hiện hiểu rõ mục tiêu
của chiến dịch marketing, tránh sự mơ hồ, mập mờ, không cụ thể trong việc định
hướng công việc và phân chia nguồn lực thực hiện. Mục tiêu phân phối của Nescafe
được xây dựng theo mô hình SMART như sau:
- Specific (S) - Cụ thể: Tăng doanh số bán hàng của tổng các sản phẩm Nescafe
tại thị trường Việt Nam, tăng số lượng nhà phân phối cho các sản phẩm và tăng thêm
độ phủ với năm trước đó trong năm 2024.
- Measurable (M) - Đo lường được: Nestlé đặt ra mục tiêu có thể đo lường
để theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả của các hoạt động phân phối. Cụ thể
như mục tiêu tăng độ phủ và mở rộng mạng lưới phân phối đến nhiều nhà phân
phối mới hơn trong năm hay từ số lượng nhà phân phối hiện tại là 690, đặt mục
tiêu tăng lên 750 nhà phân phối trong vòng 1 năm. (8281/12 tỷ = 690 npp)
- Achievable (A) - Khả thi: Nestlé đặt ra mục tiêu khả thi dựa trên khả năng và
tài nguyên hiện có của công ty. Mục tiêu phân phối phải được thiết lập sao cho có thể
đạt được và không quá khắc nghiệt. Có thể như tiến hành xây dựng một hệ thống phân
phối rộng khắp, bao gồm các kênh bán hàng truyền thống (siêu thị, cửa hàng tiện lợi)
và kênh bán hàng trực tuyến (website, ứng dụng di động) và có các ưu đãi, khuyến
mãi cho các kênh này để kích cầu, đồng thời mở rộng mạng lưới liên kết và cung cấp
dịch vụ hỗ trợ tốt hơn cho các nhà phân phối để củng cố địa vị và lòng trung thành.
- Relevant (R) - Phù hợp: Mục tiêu phân phối được xây dựng của Nestlé phải
liên quan trực tiếp đến chiến lược kinh doanh, định hướng và mục tiêu tổng thể của
công ty. Nescafe tăng cường quảng bá và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm
năng, như người trẻ tuổi, nhân viên văn phòng và người yêu thích cà phê, đồng thời để
có thể tiếp cận các phân khúc dễ dàng hơn, doanh nghiệp sẽ tăng số lượng nhà phân
phối sẽ mở rộng phạm vi tiếp thị và phân phối của sản phẩm đến tay khách hàng.
- Time based (T) - Có thời gian: Nestlé đặt ra mục tiêu có thời hạn cụ thể để
đảm bảo rằng các hoạt động phân phối được thực hiện trong khoảng thời gian nhất
định. đạt mục tiêu tăng độ phủ của sản phẩm trong vòng 12 tháng, từ tháng 1 đến
tháng 12 năm 2024.
3. THIẾT KẾ CẤU TRÚC PHÂN PHỐI (Trúc)
Chiến lược phân phối của Nescafe áp dụng nhiều kênh phân phối khác nhau, từ
các kênh bán lẻ truyền thống đến các kênh bán lẻ hiện đại. Chính sách phân phối
“Tăng chiết khấu cho sức mua lớn” áp dụng với tất cả đại lý, nhà bán lẻ, vô hình trung
đã làm cho cả hai mô hình B2B và B2C của Nescafe được phát triển mạnh mẽ khi đại
lý, nhà bán lẻ thì được hưởng mức chiết khấu cao lên đến 10%, người tiêu dùng thì dễ
dàng mua và lựa chọn sản phẩm hơn.
Cấu trúc phân phối của Nescafe được xây dựng như sau:
Nhà sản xuất -> Nhà phân phối -> Đại lý -> Điểm bán lẻ -> Người tiêu dùng
Với:
- Nhà sản xuất: Nescafe
- Nhà phân phối: Hàng tiêu dùng Trường Hưng - Tầng 5, 62A, Phạm Ngọc
Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
- Đại lý:
- Điểm bán lẻ:
+ Chuỗi siêu thị: BigC, Coopmart, AEON, Emart,...
+ Chuỗi cửa hàng tiện lợi: Ministop, Circle K, GS25,...
+ Tạp hóa cô Hường,...
4. THIẾT KẾ KÊNH BÁN HÀNG CHO SẢN PHẨM ĐÓ
Kênh GT: cửa hàng trực tiếp của công ty (NESCAFÉ HUB- 63D Võ Văn Tần,
Phường 6, Quận 3), cửa hàng bán sỉ và lẻ (Tạp hóa cô Hường - Tôn Đản, Phường 15,
Quận 4)
Kênh MT:
+ Chuỗi siêu thị: BigC, Coopmart, AEON, Emart
+ Chuỗi cửa hàng tiện lợi: Familymart, Ministop, Circle K, GS25, 7
Eleven, Winmart
Kênh KA: Các khu vui chơi giải trí (Đầm Sen Nước), các điểm tham quan du lịch
(Đồi Tức Dụp), Căn tin các trường đại học (Trường Đại học Văn Lang)
Kênh Horeca: Các khách sạn lớn Mai House SaiGon, các nhà hàng và các quán nước

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG
1.1 Tổ chức lực lượng bán hàng theo lãnh thổ
Đây là mô hình phân bổ nguồn lực rộng rãi đến nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, các
giám đốc bán hàng ở từng khu vực sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các sản phẩm của
NESCAFE cho từng địa điểm bán hàng.
Ưu điểm:
- Trách nhiệm của người bán hàng được xác định rõ ràng trên mỗi khu vực.
- Tiết kiệm chi phí quản lý, đi lại, chỗ ở, chi phí đi lại sẽ thấp vì mỗi đại diện bán
hàng chỉ di chuyển trong một địa bàn nhỏ.
- Quản lý dễ dàng, nhân viên thấy rõ trách nhiệm và cơ hội thăng tiến của mình.
- Dễ dàng bao quát toàn bộ vùng mà mình phụ trách, người quản lý có thể trở
thành chuyên gia ở một vùng nhất định.
Nhược điểm:
- Lực lượng lao động tại chỗ đôi khi không đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của
doanh nghiệp.
- Khó biết được toàn bộ danh mục sản phẩm.
- Khó cung cấp dịch vụ thích hợp cho khách hàng nếu có nhiều sản phẩm.
- Khó thực hiện việc đưa một sản phẩm mới ra thị trường.
- Sự hiểu biết chuyên sâu về từng sản phẩm có thể bị hạn chế.

2. CHÍNH SÁCH LƯƠNG, THƯỞNG VÀ PHỤ CẤP CHO LỰC LƯỢNG BÁN
HÀNG
2.1 Chính sách lương
2.2 Chính sách thưởng
Các chính sách thưởng cho lực lượng bán hàng trong kênh phân phối của Nescafé
nhằm mục đích động viên và đánh thức đam mê bán hàng, đồng thời thúc đẩy doanh
số bán sản phẩm
Chương trình thưởng doanh số: thưởng dựa trên mức độ hoàn thành mục tiêu doanh
số. Nhân viên bán hàng sẽ nhận được một khoản thưởng hoặc hoa hồng dựa trên
doanh số bán hàng mà họ đã đạt:
- Nếu nhân viên bán hàng đạt được mục tiêu doanh số hàng tháng, họ sẽ nhận
được một khoản thưởng 10% trên tổng giá trị doanh số bán hàng của họ.
- Nếu nhân viên bán hàng vượt quá mục tiêu doanh số hàng quý, họ sẽ nhận
được một khoản thưởng 15% trên tổng giá trị doanh số bán hàng của họ.
- Nếu nhà bán lẻ mua 4 triệu đồng sản phẩm của Nescafe sẽ được hưởng 400.000
đồng, tương đương mức chiết khấu 10%
Thưởng đạt được mục tiêu cá nhân: tiêu chí đánh giá có thể bao gồm doanh số bán
hàng, tăng trưởng doanh số, số lượng khách hàng mới, đạt được mục tiêu tiếp thị hoặc
bán hàng trong một khu vực cụ thể:
- Nếu nhân viên bán hàng đạt được mục tiêu bán hàng mới hàng tháng, họ sẽ
nhận được một thưởng cố định là 1.000.000 đồng.
- Nếu nhân viên bán hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh số hàng quý, họ
sẽ nhận được một thưởng cố định là 2.000.000 đồng.
Chương trình thưởng nhóm: nhằm khuyến khích tinh thần làm việc đồng đội và cộng
tác. Nhóm bán hàng đạt được mục tiêu doanh số hoặc hoàn thành các dự án đặc biệt
có thể nhận được các phần thưởng như chuyến du lịch, buổi tiệc, hoặc các quà tặng
đặc biệt:
- Nếu nhóm bán hàng đạt được mục tiêu doanh số hàng tháng, mỗi thành viên
trong nhóm sẽ nhận được một phiếu mua hàng trị giá 500.000 đồng.
- Nếu nhóm bán hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh số hàng quý, mỗi
thành viên trong nhóm sẽ nhận được một chuyến du lịch ngắn hạn với chi phí
5.000.000 đ hoặc một quà tặng trị giá tương đương.
Chương trình thưởng đổi điểm: Mỗi lần nhân viên bán hàng đạt được một mục tiêu cụ
thể hoặc hoàn thành một nhiệm vụ, họ sẽ nhận được điểm. Sau đó, nhân viên có thể
đổi điểm tích lũy để nhận các phần thưởng như sản phẩm Nescafé miễn phí, quà tặng
hoặc phiếu mua hàng:
- Mỗi lần nhân viên bán hàng đạt được mục tiêu bán hàng hàng ngày, họ sẽ nhận
được 10 điểm tích lũy.
- Sau khi tích lũy đủ 100 điểm, nhân viên có thể đổi điểm để nhận một hộp quà
Nescafé trị giá 500.000 đồng hoặc một phiếu mua hàng trị giá 1.000.000 đồng.
Chương trình thưởng đặt biệt: dành cho nhân viên bán hàng xuất sắc và có thành tích
đáng chú ý. Các phần thưởng có thể bao gồm chuyến du lịch, vé thể thao, quà tặng cao
cấp hoặc các trải nghiệm độc đáo:
Nhân viên bán hàng xuất sắc và có thành tích đáng chú ý có thể được chọn để tham
gia một chuyến du lịch nước ngoài hoặc một sự kiện đặc biệt của Nescafé. Công ty sẽ
chi trả toàn bộ chi phí liên quan.
2.3 Phụ cấp
Phụ cấp cho lực lượng bán hàng của Nescafe được coi là một khoản bù đắp cho
họ do tác động bởi các yếu tố về điều kiện phân phối, địa lý, môi trường bán hàng gây
khó khăn trong việc phân phối và bảo quản hàng hóa cũng như hoạt động, vận hành
của các trung gian.
- Phụ cấp về khó khăn trong vận chuyển và bảo quản hàng hóa: Các nhà phân
phối hay điểm bán lẻ ở các khu vực địa lý có môi trường tự nhiên không tốt
như ở các tỉnh miền trung, ngoài đảo hay các môi trường quốc tế, thường
xuyên bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, thiên tai sẽ làm giảm đi hiệu quả cho
việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa ở kho. Trong lúc vận chuyển, hàng hóa
có thể bị ảnh hưởng làm rơi vỡ, hoặc thành phần bên trong sản phẩm bị thay
đổi cho nhiệt độ, độ ẩm,... khiến cho sản phẩm không thể cung ứng đến khách
hàng, đồng thời việc bảo quản hàng hóa sẽ không thể kéo dài quá lâu do điều
kiện làm ảnh hưởng đến chất lượng của lô hàng.
Với việc khó khăn về tự nhiên và địa lý, phụ cấp cho các nhà phân phối
sẽ là … để hỗ trợ họ trong việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa của Nescafe
hiệu quả hơn, kéo dài thời gian lưu trữ hàng, đồng thời cũng khuyến khích họ
nhanh chóng phân phối để tránh việc để các yếu tố bên ngoài tác động làm ảnh
hưởng đến chất lượng lô hàng. Mức độ phụ cấp sẽ tùy thuộc vào mức độ khó
khăn của các trung gian tại những vị trí không thuận lợi đó, Nescafe sẽ phụ cấp
nhiều nhất là … và thấp nhất …. cho các trung gian, lực lượng bán hàng tại các
tỉnh miền trung, hải đảo hay môi trường quốc tế.
- Phụ cấp về môi trường phân phối: Các nhà phân phối và điểm bán lẻ hoạt
động trong môi trường có nhiều biến động về kinh tế hay thị trường có thể sẽ
gặp khó khăn khi cố gắng cung ứng sản phẩm của Nescafe ra ngoài thị trường.
Bối cảnh kinh tế sẽ khiến các nhà phân phối e dè trong việc nhận phân phối do
các chi phí bảo quản hàng hóa và logistics cho kênh sẽ tăng lên làm ảnh hưởng
đến danh mục sản phẩm phân phối của họ, đồng thời với thị trường luôn thay
đổi sản phẩm của Nescafe nếu không được tiêu thụ hay chấp nhận sẽ ảnh
hưởng đến uy tín của nhà phân phối và điểm bán lẻ đó, tạo sự e dè trong việc
tiếp nhận việc ủy thác phân phối từ Nescafe.
Với sự biến động liên tục của thị trường và yếu tố kinh tế, Nescafe sẽ
tiến hành phụ cấp cho các nhà phân phối và điểm bán lẻ tại những môi trường
này trước … để hỗ trợ và khuyến khích họ tiếp tục duy trì phân phối hàng hóa
cho Nescafe. bên cạnh đó, mức phụ cấp cũng sẽ tăng tùy vào mức độ ảnh
hưởng của thị trường và kinh tế đến tình hình của các trung gian phân phối.
Nescafe có thể chi nhiều nhất cho phụ cấp là …. với những trung gian bị ảnh
hưởng mạnh bởi thị trường và ít nhất là … với những trung gian ít bị ảnh
hưởng hơn.
3. CHƯƠNG TRÌNH TIẾP THỊ KÊNH (TRADE MARKETING) ĐỂ KÍCH
THÍCH TIÊU THỤ CHO THƯƠNG HIỆU

Dự báo ngân sách

C - KẾT LUẬN

You might also like