CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG [Compatibility Mode]

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

CHĂM SÓC

VẾT THƯƠNG

Cấu trúc da
Cấu trúc da
• Lớp biểu bì: lớp ngoài cùng, không có mạch
máu, và sự dinh dưỡng của nó dựa vào lớp bì.
• Lớp bì: dưới lớp biểu bì, là lớp da dày nhất. Nó
được cấu thành
• bởi mô liên kết gồ ghề và có rất nhiều mạch
máu. Là lớp chủ yếu của da, cung cấp chất dinh
dưỡng cho lớp biểu bì.
• Mô dưới da: nằm dưới lớp da, gồm chủ yếu là
mỡ và các mô liên kết nâng đỡ cho da.

Cấu trúc da
• Phần phụ của da gồm:
• Lông: sợi keratin và phát triển trên toàn bộ bề
mặt da, ngoại
• trừ lòng bàn tay, bàn chân.
• Móng: tế bào biểu bì trong giường móng.
• Tuyến mồ hôi: phân bố khắp cơ thể, giúp vận
chuyển mồ hôi ra ngoài bề mặt da.
• Tuyến bã nhờn: tiết ra chất nhờn, bôi trơn lớp
ngoài cùng của da.
Chức năng da
• Bảo vệ
• Chuyển hoá
• Bài tiết
• Cảm giác
• Biểu cảm
• Điều hoà nhiệt

Đặc điểm bình thường của da


• Màu sắc:
-Tùy theo các chủng tộc,
-Phụ thuộc sự sản sinh và tích lũy melanin
-Vùng tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời
• Nhiệt độ: ấm
• Độ ẩm: Da khô nhưng hơi ẩm ở những vùng nếp da
• Bề mặt ngoài và bề dày:
-Da ở lòng bàn chân # ¼ inch
-Da phủ trên mi mắt # 1/50 inch.
-Da có sự đàn hồi tốt (< 3 giây)
Mùi: Không có mùi
ĐỊNH NGHĨA VẾT THƯƠNG

Một vết thương là sự mất liên lạc của da, các tổ


chức dưới da, kể cả xương và các dạng tạng phù
do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn, va
chạm, đè cấn, phẫu thuật

Quá trình lành vết thương


PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG THEO SỰ
HIỆN DIỆN CỦA VI SINH VẬT

• Vết thương vô khuẩn

PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG THEO SỰ


HIỆN DIỆN CỦA VI SINH VẬT

• Vết thương sạch


PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG THEO SỰ
HIỆN DIỆN CỦA VI SINH VẬT

• Vết thương nhiễm

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH


LÀNH VẾT THƯƠNG
- Tuổi
- Tình trạng oxy trong máu
- Dinh dưỡng
- Có ổ nhiễm trùng
- Có sự đè nén quá mức
- Sang chấn tâm lý
- Có bệnh lý kèm theo
- Dùng các loại thuốc kèm theo
- Hút thuốc, uống rượu
- Nguyên nhân gây ra vết thương
- Cách chăm sóc
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
LÀNH VẾT THƯƠNG

• Tuổi
- Những người trên 60 tuổi có nguy cơ chậm liền vết
thương cao hơn. Nghiên cứu cho thấy người cao tuổi
chậm phục hồi hơn so với người trẻ hơn do phản ứng
viêm bị biến đổi.
- Những thay đổi do quá trình lão hoá bình thường có
thể làm cản trở quá trình lành vết thương. Tuần hoàn
hơi chậm làm hạn chế quá trình cung cấp oxy cho cho
vết thương. Hoạt động của nguyên bào sợi, và sự tổng
hợp collagen cũng giảm theo tuổi vì thế sự phát triển
phân hoá và tái xây dựng của tế bào sẽ chậm hơn.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH


LÀNH VẾT THƯƠNG

• Dinh dưỡng:
- Dinh dưỡng đầy đủ là rất cần thiết cho quá trình lành vết
thương.
- Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình lành vết
thương bằng cách ức chế sự tổng hợp collagen.
- Nhu cầu dinh dưỡng tăng lên cùng với stress sinh lý yếu tố
góp phần gây thiếu hụt protein
- Những người bệnh thiếu hụt protein dễ có khả năng nhiễm
trùng vết thương nhất vì chúng làm giảm chức năng của
bạch cầu.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
LÀNH VẾT THƯƠNG
• Tình trạng oxy trong máu:
- Áp lực oxy ở động mạch bị giảm sẽ làm thay đổi cả quá
trình tổng hợp collagen và quá trình hình thành các tế bào
biểu mô.
- Khi nồng độ hemoglobin bị giảm <15%, như trong bệnh
thiếu máu trầm trọng, sự oxy hoá sẽ giảm, và sự hồi phục,
sửa chữa các mô sẽ thay đổi.
- Thiếu máu có thể kết hợp với các bệnh trạng đã có từ
trước như tiểu đường hay xơ vữa động mạch sẽ càng làm
suy giảm lưu lượng máu chảy, và làm chậm quá trình lành
vết thương.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH


LÀNH VẾT THƯƠNG

• Có sự đè nén
- Sự tuần hoàn có liên quan đến vết thương và sự oxy
hóa của các mô có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình
lành vết thương.
- Quá trình lành vết thương xảy ra bất cứ khi nào lưu
lượng máu tại chỗ được lưu thông,do đó vết loét do ứ
máu tĩnh mạch và loét tì thì khó lành.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
LÀNH VẾT THƯƠNG

• Sang chấn tâm lý


- Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa mức độ
stress cao và chậm phục hồi sau chấn thương.
- Các stress tâm lý hay sinh lý kích thích sự phóng
thích catecholamin, gây ra sự co mạch và cuối cùng
làm giảm lưu lượng máu chảy đến vết thương.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH


LÀNH VẾT THƯƠNG
• Bệnh lý kèm theo:
- Những người bệnh ung thư có nguy cơ chậm lành vết
thương và dễ nhiễm trùng. Một số người bệnh có sự thiếu
hụt các kháng thể hoặc do dùng hoá trị hay xạ trị làm chậm
quá trình lành vết thương. Các chất sử dụng trong hoá trị
như 5-fluorouracil, ức chế quá trình tái tạo nguyên bào sợi
và quá trình tổng hợp collagen.
- Bệnh tiểu đường có nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất tới quá
trình lành vết thương. Nghiên cứu chỉ ra rằng gần 15%
những người bị tiểu đường có nguy cơ bị loét chân mạn
tính khó lành do quá trình lành vết thương diễn ra chậm.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
LÀNH VẾT THƯƠNG
• Dùng thuốc
- Nhiều thuốc, ngoài tác dụng chính của nó còn có ảnh hưởng
đến quá trình đáp ứng miễn dịch, và ảnh hưởng đến quá trình
lành vết thương.
- Các chất kháng đông, làm giảm sự hình thành các cục máu
đông, làm tăng khả năng chảy máu ở bên trong vết thương. VD:
Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), làm giảm sự
kết tụ tiểu cầu, làm kéo dài thời gian chảy máu.
- Steroid hoặc glucocorticoid toàn thân được sử dụng để chống
viêm có thể cản trở sự hình thành cục máu đông, phản ứng viêm
của cơ thể và hoạt động tiểu cầu do đó ảnh hưởng nghiêm trọng
tới quá trình lành vết thương

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÀNH


VẾT THƯƠNG
• Hút thuốc
- Những thay đổi sinh lí gây cản trở đối với quá trình lành vết
thương thường xảy ra đối với những người hút thuốc lá. Nồng
độ hemoglobin giảm, xảy ra sự co mạch và sự oxy hoá ở mô bị
suy yếu. Những người hút thuốc lá trong một thời gian dài có
số lượng tiểu cầu tăng, sẽ làm tăng sự kết dính. Khả năng đông
máu cao dẫn đến việc hình thành các cục máu đông, có thể dẫn
đến sự tắc nghẽn ở các mạch máu nhỏ.
- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng so với những người không hút
thuốc, những người hút thuốc phải nằm viện lâu hơn sau phẫu
thuật do chậm lành vết mổ và tăng các biến chứng như nhiễm
trùng, thậm chí là bục vết mổ, ngoài ra, hút thuốc cũng có thể
làm giảm độ đàn hồi của mô da.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
LÀNH VẾT THƯƠNG

• Uống rượu
- Uống rượu không chỉ làm chậm quá trình lành vết
thương mà còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Do tiếp xúc ethanol làm chậm cầm máu vết thương và
uống quá nhiều rượu cũng ảnh hưởng tới sản sinh
collagen và hồi phục mô.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH


LÀNH VẾT THƯƠNG

• Béo phì
- Quá trình lành vết thương có thể bị chậm đối với những
người bệnh béo phì. Các mô mỡ thường không có mạch
máu, nên chúng có khả năng chống đỡ kém đối với sự xâm
nhập của vi khuẩn và làm giảm sự cung cấp chất dinh
dưỡng cho vết thương
- Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bệnh nhân béo phì có
nguy cơ cao hơn bị các biến chứng như tăng nguy cơ bục
chỉ vết khâu và tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
LÀNH VẾT THƯƠNG

• Nguyên nhân gây ra vết thương


Thường thì một vết mổ được dùng kĩ thuật vô khuẩn
nghiêm ngặt giúp làm vết thương lành nhanh hơn so với
một vết thương sâu dính đất cát trong một tai nạn xe, vết
thương càng sâu và phần mô bị mất càng lớn, thời gian
lành vết thương càng dài.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH


LÀNH VẾT THƯƠNG

• Có sự hiện diện của tình trạng nhiễm trùng:


Sự nhiễm trùng làm chậm quá trình lành vết thương, các
vết thương hở đều nhanh chóng bị xâm nhập bởi các
loại vi khuẩn khác nhau, nhưng quá trình lành vết
thương vẫn diễn ra. Khi hiện diện đủ số lượng mầm
bệnh sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, khi đó quá trình
lành vết thương bị trì hoãn. Do đó phải kiểm soát sự
phát triển của vi khuẩn.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
LÀNH VẾT THƯƠNG

• Cách chăm sóc

VẤN ĐỀ CẦN GHI NHẬN KHI ĐÁNH GIÁ


VẾT THƯƠNG

• Vị trí vết thương


• Đo đạc vết thương
• Nguyên nhân gây ra vết thương
• Ngày đánh giá và số ngày thực hiện
• Tính chất và đặc điểm của vùng vết thương
• Tính chất, màu sắc, mùi và số lượng dịch tiết
VẤN ĐỀ CẦN GHI NHẬN KHI ĐÁNH GIÁ
VẾT THƯƠNG

• Tính chất và đặc điểm của bờ vết thương


• Mô tả sự đau từ vết thương
• Ghi nhận các biểu hiện của nhiễm trùng (nếu
có)
• Các điều kiện có thể ảnh hưởng đến quá trình
lành vết thương

MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG


MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG
• Che chở vết thương ngăn ngừa sự xâm nhập của
các vi khuẩn từ môi trường và hạn chế sự tổn
thương thêm cho vết thương.
• Loại bỏ mô chết, chất tiết từ vết thương.
• Hạn chế phần nào sự cử động nơi có vết thương.
• Nâng đỡ vị trí tổn thương.
• Cung cấp và duy trì môi trường ẩm cho mô vết
thương.
• Giúp vết thương mau lành, tránh sẹo xấu.

NGUYÊN TẮC THAY BĂNG VẾT THƯƠNG


NGUYÊN TẮC THAY BĂNG VẾT THƯƠNG

• Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối.


• Mỗi mâm băng chỉ dùng riêng cho một người
bệnh.
• Rửa vết thương đúng nguyên tắc.
• Trên một người bệnh có nhiều vết thương cần ưu
tiên rửa vết thương vô khuẩn trước rồi đến vết
sạch và cuối cùng là vết thương nhiễm.
• Sử dụng dung dịch khi thay băng phù hợp với tình
trạng vết thương.

NGUYÊN TẮC THAY BĂNG VẾT


THƯƠNG

• Tránh cồn dính vào mô của vết thương trong khi


sát khuẩn vùng da xung quanh.
• Tùy theo lượng dịch tiết, tình trạng, giai đoạn lành
của vết thương điều dưỡng có thể sử dụng các loại
băng phù hợp cho người bệnh nhằm giảm thiểu số
lần thay băng, giảm đau cho người bệnh, quản lý
dịch tiết tốt, cải thiện quá trình lành vết thương.
NGUYÊN TẮC THAY BĂNG VẾT THƯƠNG

• Bông băng đắp lên vết thương phải phủ kín và


cách rìa vết thương khoảng 5 cm.
• Một số vết thương đặc biệt khi thay băng phải có y
lệnh của bác sĩ (vết thương ghép da).
• Thuốc giảm đau phải dùng 20 phút trước khi thay
băng.
• Cấy tìm vi trùng phải lấy bớt mủ và chất tiết từ vết
thương trước, dùng que gòn vô trùng phết lên
vùng đáy hoặc cạnh rìa của vết thương.
• Thời gian bộc lộ vết thương càng ngắn càng tốt.

DUNG DỊCH THƯỜNG DÙNG TRONG


CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG

• NaCl 0,9%: dung dịch rửa vết thương rất thông


dụng, ít gây tai biến.
• Cồn 700, cồn iod: có thể làm cháy mô, chỉ
dùng sát khuẩn vết khâu và vùng da lành,
không dùng trên niêm mạc.

Povidine, betadine:
• Dung dịch có độ khử khuẩn cao, không gây kích
ứng mô và sự phát triển, sự lành vết thương. Dùng
sát khuẩn da, niêm, rửa vết thương và các xoang
của cơ thể.
• Lưu ý: không dùng trên vết thương có nhiều mủ
Oxy già:
• Làm co mạch máu tại chỗ, nó sẽ phân tách O2 và H2 tạo sự
sủi bọt, sử dụng cho:
+ Vết thương sâu: có nhiều mủ, có lỗ dò.
+ Vết thương đang chảy máu (xuất huyết mao mạch).
+ Vết thương bẩn dính nhiều đất cát.
• Lưu ý: Oxy già không dùng rửa trực tiếp lên vết thương có
mô mới mọc, chỉ dùng khi vết thương bẩn có mủ.

Thuốc đỏ:
• Làm khô các niêm mạc
• Không nên dùng trên vết thương có diện tích rộng
vì có thể gây ngộ độc Hg
• Không sử dụng ở những vị trí thẩm mỹ
• Không sử dụng khi sơ cứu ban đầu
• Eau dakin: Gồm oxy già 0,5; acid boric 0,5
dùng diệt vi khuẩn gram (+), sử dụng tốt trong
vết thương có mô hoại tử

• Thuốc tím1/1000 – 1/10 000: dùng trong vết


thương có nhiều chất nhờn.
• Dầu mù u: dùng đắp lên vết thương sạch giúp
mô hạt mọc tốt, không dùng trên vết thương có
mủ.

ĐỘ NHẠY CỦA DUNG DỊCH CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG

PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHỐNG VI TỐC ĐỘ DIỆT VI KHUẨN ỨC CHẾ


KHUẨN NHẠY CẢM BỞI Đàm
TÊN Thành phần GHI
HOẶC
chính CHÚ
PROTEIN
HOÁ CHẤT Gram Gram (- Proteus Tế Bào Độ Độ
(+) ) vàPseudo bào tử khử khuẩn sát khuẩn

DUNG DỊCH SÁT TRÙNG DA


CỒN 70 ĐỘ Alcohol Tốt Tốt Tốt Khá Ít Nhanh Nhanh Rõ Nồng
Dạng axit hóa Tốt Tốt Tốt Khá Khá Nhanh Rất nhanh Rõ độ tốt
nhất
là 60-
80%
Ăn
mòn ít

BETADINE, IODINE Tốt Tốt Tốt Khá Khá Vừa phải Vừa phải
POVIDINE IODOPHOR

CỒN -IOD Propanol Alcohol Tốt Tốt Tốt Khá Khá Nhanh Nhanh Rất ít
BRAUNODERM + PVP Iodine 10%
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
LỰA CHỌN LOẠI BĂNG VẾT THƯƠNG
• Số lượng dịch tiết
• Vị trí giải phẫu
• Sự hiện diện của các khoảng chết
• ( Độ sâu, đường ngầm dưới chân vết thương,
đường rò )
• Tình trạng vùng da xung quanh vết thương
• Khả năng của người chăm sóc
• Vết thương có khả năng lành hay không
• Chi phí

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC


LỰA CHỌN LOẠI BĂNG VẾT THƯƠNG
• Những đặc điểm của một băng gạc lý tưởng:
• Dẫn lưu dịch hiệu quả
• Thoát được khí - Giữ được ẩm
• Không giải phóng các sợi/ chất lạ vào vết thương
• Không gây dị ứng – Không gây kích thích đau rát
• Không dính vào nền vết thương
• Chống được ô nhiễm
• Dễ sử dụng
• Ít đau khi thay băng
Cần ghi nhớ khi chọn lựa loại
sản phẩm thay băng phù hợp
• Màu sắc nền của vết thương
• Độ sâu của vết thương
• Số lượng của dịch tiết

Các loại băng gạc

• Băng gạc sơ cấp và thứ cấp:


• Gạc sơ cấp: là gạc đầu tiên được đắp lên
vết thương,
• đặt trực tiếp trên bề mặt vết thương
• Gạc thứ cấp: là gạc bao ngoài gạc sơ cấp
• Cố định gạc bằng cách dán hay là giữ
miếng gạc tại vết thương
Băng gạc Alginate
• Định nghĩa: Gồm muối Canxi và Natri của acid
alginic từ rong biển
• Cơ chế:
• Ion Canxi từ các sợi alginate tương tác với ion
Natri của dịch tiết, chuyển thành gel chứa ion
dạng hoạt hóa mạnh tạo nên môi trường ẩm
• Có tác dụng cầm máu và có thể thúc đầy kiểm
soát chảy máu ở vi mạch

Băng gạc Alginate


+ Chỉ định:
• VT tiết dịch trung bình đến nhiều
• Có thể dùng cho VT nhiễm khuẩn
• VT chảy máu
+ Cách dùng:
. Cắt gạc vừa đáy VT và đặt lên
. Phủ bằng gạc thứ cấp
. Thay băng mỗi ngày tùy mức độ tiết dịch
. Lấy gạc bằng cách tẩm nước muối
Vết thương dùng băng gạc
Alginate

Băng gạc Alginate


• Kaltostat, Tegaderm Alginate, Algoderm,
Comfeel Alginate, Curasorb, Sorbsan
Băng gạc Hydrocolloid

• + Định nghĩa:
• Gạc sơ cấp tạo ẩm
• + Cơ chế:
• - Khi tiếp xúc dịch VT, các phân tử ưa
nước tạo thành dạng gel ở bề mặt VT
• - Do đó tạo môi trường ẩm có tính acid
nhẹ, để ức chế vi khuẩn và thúc đẩy tăng
sinh mạch máu

Băng gạc Hydrocolloid

• Đặc điểm:
• Hydrocolloid là một dạng nhựa đàn hồi, kết dính
và có tính keo hóa có chứa các thành phần
thấm hút như carboxymethylcellulose.
• Băng được bao bên ngoài bởi một lớp film mỏng
trong suốt, giúp băng không bị thấm nước.
• Có khả năng dính chặt vào da khô, hay ướt
nhưng
• không gây dính cho bề mặt vết thương.
Băng gạc Hydrocolloid

Ưu điểm:
• Tạo ẩm
• Dễ dùng
• Giảm đau
• Thời gian dùng lâu
Nhược điểm:
• Không dùng cho VT quá nhiều dịch tiết
• Gây nhạy cảm vùng da quanh VT khi dùng kéo dài
• Không phù hợp VT nhiễm khuẩn khi
• miếng gạc bị bịt kín
• Tạo mùi hôi

Băng gạc Hydrocolloid


Chỉ định:
• Các vết thương rỉ dịch ít hay vừa.
• Loại mỏng có thể được dùng để phòng ngừa loét da ở những
vùng dễ bị đè cấn.
• Có thể được dùng kèm với bột thấm hút hay alginate.
Cách dùng:
• Hydrocolloid đạt hiệu quả tốt nhất ở nhiệt độ cơ thể, do vậy,
nhà sản xuất khuyến cáo rằng có thể đặt tay lên băng
khoảng 30-60s sau khi dán.
• Thay băng # 3 lần/ tuần. Băng có thể để tối đa 1 tuần.
• Khi tháo băng, tháo theo chiều lông mọc, tránh làm tổn
thương da.
Vết thương dùng băng gạc
Hydrocolloid

Băng dính trong suốt


• Đặc điểm:
• Mỏng, chứa polyurethane được bao bởi
một lớp acrylic.
• Không thấm nước, và vi khuẩn.
• Bán thấm với khí như oxy, hơi nước.
• Trong suốt nên dễ quan sát.
• Có nhiều dạng: dính hoàn toàn, dính xung
quanh, có gạc ở giữa hay có chứa chất
kháng khuẩn
Băng dính trong suốt

Chỉ định:
• VT bề mặt, rất ít hay không có dịch tiết.
• Phòng ngừa ở những vùng có nguy cơ
• tổn thương da.
• Thường dùng kết hợp với các loại băng
khác như gạc, foam dressing…
• Cố định vị trí tiêm truyền, catheter tĩnh
mạch trung tâm (CVC) hay PICC…

Băng dính trong suốt


Hydrogel
• Gel trong suốt, vô trùng, chứa cao phân tử
polysaccharide có nguồn gốc thiên nhiên
• Làm ẩm các vết thương hoại tử khô. Việc làm mềm
mảng hoại tử khô sẽ
• giúp cho quá trình làm sạch vết thương nhanh và dễ
dàng hơn.
• Khi tiếp xúc với các mảng hoại tử, Hydrogel® sẽ chuyển
nước từ thành phần polysaccharide đến mô hoại tử.
• Hydrogel® có độ nhớt cao (> 100.000 centipoise) nên
vẫn kết dính khi bôi lên vết thương và không bị trượt
trên vết thương có bề mặt dốc.

Hydrogel

+ Ưu điểm
• Bồi hoàn lại độ ẩm giúp làm bở hay vỡ vụn mô hoại tử.
• Không dính và có thể bong tróc mà không gây tổn
thương
• Có thể giảm đau nhờ giữ ẩm ở các đầu tận thần kinh
+ Nhược điểm
• Không dùng cho VT dịch tiết nhiều
• Có thể gây quá ẩm da xung quanh
Hydrogel

+ Chỉ định:
• Vết thương hoại tử khô
• VT có da tróc khô
• VT ít dịch tiết
+ Cách dùng:
• Cho gel lên đáy VT
• Phủ ngoài bằng gạc thứ cấp
• Thay băng mỗi ngày hoặc 2 lần/ ngày

Vết thương dùng Hydrogel


Hydrogel
• Solosite, Intrasite Gel, Purilon Gel,
Solugel, Curagel

Băng gạc Hydrofibre

• Định nghĩa: Gạc tổng hợp từ các polymer


hydrocolloid tạo thành các sợi tơ
• Cơ chế:
• Hấp thu dịch tiết trực tiếp vào các sơi do
đó bảo vệ vùng da xung quanh
• Nhờ vào dịch tiết VT chuyển thành dạng
gel
• Gel này tạo ra môi trường ẩm có thể thúc
đẩy sự lành thương
Băng gạc Hydrofibre
Ưu điểm:
• Có tính hấp thu nhiều hơn so với gạc
alginate
• Sợi theo chiều dọc giảm gây nhão (nhũn)
da xung quanh
• Dành có dịch tiết trung bình đến nhiều
Nhược điểm:
. Có thể gây dính nếu VT quá khô
. Không cầm máu

Băng gạc Hydrofibre


+ Chỉ định:
• VT tiết dịch trung bình- nhiều
• Có thể dùng VT nhiễm khuẩn, lỗ dò hay các
khoang
+ Cách dùng:
• Đặt gạc khô vào đáy VT, mở rộng đến các ngóc
ngách của VT
• Phủ bằng gạc thứ cấp
• Thường thay mỗi 2-3 ngày tùy lượng dịch tiết
Vết thương dùng băng gạc
Hydrofibre

Băng gạc Hydrofibre


• Aquacel, Exufibre, Algisite M
Băng gạc Hypertonic

Định nghĩa:
• Băng gạc khô được tẩm dung dịch muối
ưu trương
Cơ chế:
• Tạo nên tác động thẩm thấu, từ đó làm
sạch VT bằng cách hút dịch tiết mủ và mô
hoại tử
• Môi trương ưu trương giúp ngăn cản sự
phát triển vi khuẩn

Băng gạc Hypertonic

+ Ưu điểm:
- Có hiệu quả giảm lên mô hạt quá mức
- Thúc đẩy làm sạch VT
- Giảm phù nề
+ Nhược điểm:
- Không dùng cho VT khô hay ít dịch tiết
- Gây ngứa, khó chịu
Băng gạc Hypertonic

+ Chỉ định:
• Mô ẩm tăng sinh mô hạt quá
• mức
• VT với tiết dịch trung bình đến nhiều
+ Cách dùng:
• Đặt 1 miếng gạc lên đáy VT
• Nếu dùng cho khoang thì không gấp mà vò rồi
đặt vào
• Phủ bằng gạc thứ cấp
• Thay mỗi ngày

Vết thương dùng băng gạc


Hypertonic
Băng gạc Hypertonic

• Mesalt, Curasalt

Băng gạc tẩm bạc (Silver)


+ Định nghĩa:
• Phổ kháng khuẩn rộng nên có thể ức chế hầu
hết các vi khuẩn
• Bao gồm:hydrocolloids, alginates, tulles,
hydroactives, foams, gels
+ Cơ chế:
• Đưa bạc trực tiếp từ gạc đến VT
• Một vài loại phóng thích bạc vào VT và một số
loại khác thì giữ bạc ở tại
• miếng gạc và giết vi khuẩn khi hấp thụ chúng
vào miếng gạc
Băng gạc tẩm bạc (Silver)

+ Ưu điểm:
• Là gạc kháng khuẩn dành
• cho VT nhiễm trùng
+ Nhược điểm:
• Cần có dịch tiết mới hoạt hóa
• Bạc

Băng gạc tẩm bạc (Silver)

+ Chỉ định:
- Vết thương nhiễm khuẩn
- Vết thương tiết dịch trung bình đến nhiều
+ Cách dùng:
• Đặt gạc lên đáy VT
• Phủ bằng gạc thứ cấp
• Thay băng 2-3 lần mỗi ngày tùy mức độ
xuất tiết
Vết thương dùng băng gạc tẩm
bạc (Silver)

Băng gạc tẩm bạc (Silver)

• Aquacel AG, Acticoat, Avance, Contreet,


Flamazine, Allevyn AG, Mepilex AG,
Biatain AG
Băng gạc dạng Foam

• Chỉ định:
• Các VT có dịch tiết nhiều hoặc vừa.
• Loại mỏng có thể dùng để bảo vệ sự toàn vẹn
của da, dùng cho các vết thương bề mặt hay rất
ít dịch tiết.
• Loại dày có thể dùng cho các vết loét thấm dịch.
• Loại băng dính rất thích hợp cho các VT có vùng
da xung quanh dễ nhạy cảm hay rơm lở.

Băng gạc dạng Foam

Đặc điểm:
• Dạng bọt polyurethane và các polymer
hòa tan có chứa các tế
• bào nhỏ có khả năng giữ và kéo dịch tiết
ra khỏi vết thương.
• Có tác dụng thấm hút nhưng không làm
mất đi môi trường ẩm cần thiết cho sự
lành VT.
• Loại không dính cần phải đắp gạc phụ lên
trên.
Băng gạc dạng Foam

Đặc điểm:
• Có nhiều kích thước khác nhau. Độ dày từ
4-7mm hay <1mm.
• Có nhiều hình dạng: dạng bản, cuộn, hình
miếng, tròn hay hình ống có tác dụng lấp
đầy các vết thương sâu
• Loại mỏng có lớp film dính phủ bên trên
như 1 hàng rào không thấm nước

Băng gạc dạng Foam

• Băng gạc dạng bọt biển


• Thường được làm dưới dạng foam mềm,
không dính,
• polyurethane ưa nước
• Nó sẽ hấp thu dịch tiết và bán thấm với
khí và hơi nước.
Băng gạc dạng Foam

Băng gạc dạng Foam


Băng gạc dạng Foam

• Allevyn, Mepilex, Biatain, Lyofoam,


Curafoam, Hydrasorb, Permafoam

Chọn lựa băng gạc cho từng


loại vết thương
• Vết thương màu đen (có thể nâu, vàng hay xám)
có lớp vảy khô hoặc ướt. Chọn lựa sản phẩm
hỗ trợ quá trình tự cắt lọc nếu có chỉ định cắt
lọc
• Vết thương màu vàng, (có thể nâu,xanh) là VT
viêm, chứa mô hoại tử và thường có xuất tiết.
Chọn sản phẩm có tác dụng hút dịch, làm sạch,
lấp đầy khoảng chết, bảo vệ da xung quanh,
giữ môi trường ẩm
Chọn lựa băng gạc cho từng
loại vết thương
• Vết thương màu đỏ là ở giai đoạn lên mô hạt và
hoặc biểu bì hóa. Chọn sản phẩm bảo vệ vết
thương và giữ môi trường ẩm.
• Vết thương hay da màu hồng là do mới thượng
bì hóa. Chọn sản phẩm bảo vệ tránh sang chấn
cơ học. Màu hồng cũng để chỉ vùng da nguy cơ
cao bị sang chấn.

CÁCH CHĂM SÓC MỘT SỐ VẾT THƯƠNG


THƯỜNG GẶP TRÊN LÂM SÀNG
Vết thương khâu
CÁCH CHĂM SÓC MỘT SỐ VẾT THƯƠNG
THƯỜNG GẶP TRÊN LÂM SÀNG
Vết thương khâu

CẮT CHỈ VẾT KHÂU


CÁCH CHĂM SÓC MỘT SỐ VẾT THƯƠNG
THƯỜNG GẶP TRÊN LÂM SÀNG
Vết thương khâu có dẫn lưu bằng ống cao su (drain)
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN

You might also like