Tiểu luận FIN 302

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 60

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


----    ----

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2


DỰ ÁN TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU
MÔN : Quản trị tài chính 2
LỚP : FIN 302 D
GVHD : TH.S Nguyễn Thị Minh Hà

Họ và tên MSSV
1. Nguyễn Thị Bích Trâm 27202130077
2. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
4. Huỳnh Dương Quang Tin
5. Thân Thị Kim Duyên
6. Nguyễn Thúy Hồng
7. Huỳnh Nhật Hào
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 04 năm 2024
BẢNG VIẾT TẮT
Việt Nam VN
Ngân hàng NH
Ngân hàng nhà nước NHNN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VÀ CỔ PHẦN PHÂN
BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU
1.1 Khái quát về ngành phân bón và hóa chất dầu khí tại VN
1.1.1 Phân bón
* Thị trường: VN là quốc gia nông nghiệp lớn, nhu cầu phân bón cao.
* Nhu cầu phân bón tại VN dự kiến tăng trưởng trong những năm tới do:
 Nhu cầu lương thực gia tăng do dân số tăng và thu nhập tăng
 Diện tích đất canh tác giảm
 Nhu cầu sử dụng phân bón hiệu quả tăng

* Sản xuất: Ngành phân bón trong nước đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, phần còn lại
nhập khẩu.

* Cơ hội: Nhu cầu phân bón tăng do dân số tăng, diện tích canh tác mở rộng.

 Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp


 Nhu cầu sử dụng phân bón hiệu quả và bền vững tăng

* Thách thức:

 Biến động giá nguyên liệu


 Cạnh tranh gay gắt từ phân bón nhập khẩu.
 Biến đổi khí hậu

1.1.2 Hóa chất dầu khí


 Thị trường: VN là quốc gia nông nghiệp lớn, nhu cầu phân bón cao.

* Nhu cầu: Nhu cầu hóa chất dầu khí tại VN dự kiến tăng trưởng trong những năm tới
do:

 Nền kinh tế phát triển


 Nhu cầu tiêu dùng tăng
 Ngành công nghiệp phát triển

* Sản xuất: Ngành hóa chất dầu khí tập trung vào sản xuất các sản phẩm như olefin,
polyolefin, hóa chất cơ bản. Ngành hóa chất dầu khí VN phụ thuộc vào nhập khẩu, với
tỷ lệ tự cung cấp thấp.
* Cơ hội:

 Nhu cầu hóa chất dầu khí tăng


 Chính sách thu hút đầu tư
 Nhu cầu sử dụng hóa chất an toàn và bền vững tăng

* Thách thức:

 Biến động giá nguyên liệu


 Cạnh tranh gay gắt
 Biến đổi khí hậu

1.2 Tổng quan về CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau


1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1.1 Khái quát về công ty
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tiền thân là TNHH MTV Phân bón
Dầu khí Cà Mau, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN được thành lập ngày
09/03/2011 để quản lý và vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau. PVCFC chính thức hoạt
động theo mô hình cổ phần từ đầu năm 2015. Sản phẩm chủ lực của là đạm urea hạt
đục, phân phối chính tại khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông
Cửu Long.

 Tên giao dịch quốc tế: PetroVietnam Camau Fertilizer Joint Stock Company,
 Tên thường gọi là Đạm Cà Mau
 Tên gọi tắt là : PVCFC
 Tên viết tắt trên sàn chứng khoán : DCM
 Trụ sở chính: Lô D, Khu công nghiệp Phường 1, Đường Ngô Quyền, Phường 1,
Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
 Website: https://www.pvcfc.com.VN/
 Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu phân bón, hóa
chất dầu khí.

1.2.1.2 Lịch sử phát triển:


Năm 2008, Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức được đưa vào hoạt động.
Năm 2011, thành lập TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau và phát động
phong trào thi đua xây dựng công trình Nhà máy Đạm Cà Mau

Năm 2012:Nhà máy Đạm Cà Mau có sản phẩm thương mại đầu tiên. Tổng thầu
đã tin tưởng giao quyền điều phối chạy thử và chạy thử nghiệm công suất cho phía
Chủ đầu tư và đã hoàn thành chạy thử nghiệm cho toàn bộ Nhà máy vào ngày
14/4/2012. Ngày 23/4/2012, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước chấp thuận đưa vào
vận hành thương mại sau khi đã có đầy đủ các văn bản chấp thuận về phòng cháy chữa
cháy, môi trường, giấy phép khai thác nước mặt và xả thải.

Ngày 24/4/2012, hoàn thành bàn giao nhà máy cho Tập đoàn Dầu khí VN để
đưa vào vận hành.

Năm 2015: PVCFC chính thức chuyển sang mô hình cổ phần.

Năm 2016: Nhà máy NPK Cà Mau đi vào hoạt động

Năm 2020: Niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM
(HOSE)

1.2.1.3 Tầm nhìn - sứ mệnh:


* Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
phân bón.

* Sứ mệnh: Góp phần đảm bảo nguồn cung phân bón và an toàn lương thực trong lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh phân bón.

1.2.1.4 Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức:


1.2.2 Ngành nghề kinh doanh
1.2.2.1 Sản xuất và kinh doanh phân bón:
Phân đạm Urê: Đây là sản phẩm chủ lực của , chiếm hơn 80% doanh thu.

Phân NPK: sản xuất nhiều loại NPK khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng
loại cây trồng.

Phân DAP và SA: cũng sản xuất và kinh doanh các loại phân bón khác như
DAP và SA.

1.2.2.2 Kinh doanh hóa chất:


Kinh doanh các loại hóa chất phục vụ cho sản xuất phân bón như khí đốt tự
nhiên, amoniac, urê lỏng. Ngoài ra, còn kinh doanh các loại hóa chất khác như LPG,
methanol, axit sulfuric.

1.2.2.3 Dịch vụ:


Cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì nhà máy, thiết bị cho các doanh nghiệp
trong ngành phân bón. Đồng thời cũng cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ cho các doanh nghiệp trong ngành.

1.2.2.4 Xuất nhập khẩu:


Xuất khẩu sản phẩm phân bón sang nhiều quốc gia trên thế giới như Trung
Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho
sản xuất phân bón như khí đốt tự nhiên, amoniac, urê lỏng.Ngoài ra, còn tham gia
vào một số lĩnh vực khác như:

 Đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.


 Phát triển các sản phẩm phân bón hữu cơ.

Tóm lại, CTCP Phân Bón Dầu khí Cà Mau là một hoạt động đa ngành nghề với
lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh phân bón.

1.2.3 Sản phẩm dịch vụ


Về sản phẩm: Thành lập ngày 09/03/2011, PVCFC là doanh nghiệp có chức
năng, ngành nghề kinh doanh chính về: sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu phân
bón, hóa chất dầu khí, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp với sứ mệnh phục
vụ hàng triệu nông dân bằng những dòng phân bón dinh dưỡng cao phù hợp với nhiều
loại cây trồng và vùng đất. Ứng dụng thành tựu công nghệ trên nền tảng công nghiệp
hóa dầu giúp PVCFC nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời góp phần thay đổi diện
mạo kinh tế nông nghiệp nước nhà theo hướng phát triển xanh bền vững.

Hòa nhập xu hướng thời đại, Phân Bón Cà Mau không ngừng đẩy mạnh công
tác đầu tư nghiên cứu và cho ra đời những dòng sản phẩm mới với tính năng vượt trội.
Năm 2020, bên cạnh tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm cốt lõi, PVCFC đã cho ra
mắt dòng sản phẩm NPK liên kết - nhóm NPK Gold 22-5-6. Đồng thời, cũng đã hoàn
thiện công tác nghiên cứu, sản xuất, mẫu mã bao bì, đóng gói... và dự kiến cho ra mắt
dòng sản phẩm NPK sản xuất mới trong năm 2021. Với những sản phẩm tiêu biểu này,
Phân Bón Cà Mau ngày càng hoàn thiện chuỗi sản phẩm phong phú của mình, đồng
thời hướng tới đáp ứng nhu cầu đa dạng của nông dân mọi miền, góp phần thúc đẩy
hiệu quả doanh thu của PVCFC.

Về dịch vụ: Phân bón Cà Mau cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì nhà máy, thiết
bị cho các doanh nghiệp trong ngành phân bón. Cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ; logistics cho các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra cũng có
một vài dịch vụ khác nhự cung cấp dịch vụ xét nghiệm đất, nước; cung cấp dịch vụ tư
vấn kỹ thuật canh tác nhằm giúp bà con nâng cao năng suất cây trồng.

1.2.4 Mô hình SWOT


1.2.4.1 Điểm mạnh (Strengths):
Thương hiệu uy tín: PVCFC là thương hiệu uy tín trong ngành phân bón VN
với hơn 20 năm kinh nghiệm với sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại,
tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, đảm bảo
cung cấp sản phẩm đến tận tay bà con nông dân. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm
đi kèm với khả năng tài chính vững mạnh đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
luôn diễn ra an toàn và chất lượng.

1.2.4.2 Điểm yếu (Weaknesses):


Nợ vay cao: Nợ vay cao là một trong những điểm yếu của PVCFC.

Giá thành sản phẩm cao: Giá thành sản phẩm của PVCFC cao hơn so với một số
doanh nghiệp khác trong ngành.

Khả năng cạnh tranh hạn chế: Khả năng cạnh tranh của PVCFC còn hạn chế so với các
doanh nghiệp lớn trong ngành.
1.2.4.3 Cơ hội (Opportunities):
Nhu cầu về phân bón ở VN đang gia tăng do diện tích canh tác mở rộng và
năng suất cây trồng được cải thiện. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho
ngành phân bón, bao gồm giảm thuế và hỗ trợ lãi suất cho vay vốn. Đồng thời, việc
mở rộng thị trường xuất khẩu cũng là một cơ hội cho các doanh nghiệp như PVCFC để
tiếp cận các thị trường mới trong khu vực và trên toàn cầu.

1.2.4.4 Thách thức (Threats)


Sự biến động trong giá nguyên liệu, như khí đốt tự nhiên, amoniac, và urê lỏng,
có thể tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất phân bón. Đồng
thời, trong ngành này, cạnh tranh đang trở nên gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp cả
trong và ngoài nước. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu đang gây ra những thay đổi không
lường trước trong sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến cả nhu cầu và cung ứng phân
bón.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1 Môi trường tổng quát
2.1.1 Môi trường kinh tế
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế năm 2023 ước tính đạt 5,05%, thấp hơn so với năm 2022
(8,12%) và so với mục tiêu tăng trưởng đề ra (6,5%). Nguyên nhân là do sức sản xuất
của các doanh nghiệp, sức mua của người tiêu dùng chưa phục hồi vững chắc sau đại
dịch COVID-19. Cùng với đó, nền kinh tế thế giới xảy ra nhiều bất ổn, chưa có dấu
hiệu ổn định trở lại ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta vốn có độ mở cửa lớn.

Tăng trưởng kinh tế năm 2023 chỉ cao hơn so với tăng trưởng kinh tế năm 2020
(2,87%) và 2021 (2,55%) là 2 năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch
COVID-19 và tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong giai đoạn kể từ năm 2011 đến
nay. Điều này cho thấy, tăng trưởng kinh tế thiếu vững chắc và chệch khỏi quỹ đạo
tăng trưởng bình thường của giai đoạn trước đại dịch COVID-19.

Năm 2023, Phân bón Cà Mau đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi giá
nguyên liệu tăng, giá phân bón giảm, nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp, cạnh tranh
quyết liệt với phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, điểm nổi bật của Phân bón Cà Mau
trong năm 2023 lại là mảng mở rộng xuất khẩu phân bón, góp phần gia tăng doanh thu.
Tính đến năm 2023, sản phẩm của Phân bón Cà Mau đã có mặt tại trên 18 quốc gia
trên thế giới, sản lượng xuất khẩu đạt 344.000 tấn, chiếm khoảng 26% tổng sản lượng
tiêu thụ, giá trị xuất khẩu đạt 136 triệu USD, chiếm khoảng 25% doanh thu các sản
phẩm phân bón. Trong đó, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất với sản lượng
và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%.

* Tỷ lệ lạm phát:

Lạm phát được đo lường thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đây là một trong
những chỉ số quan trọng phản ánh ổn định kinh tế vĩ mô. Trong năm 2023, CPI tháng
Một tăng cao với 4,89%, áp lực lạm phát rất lớn nhưng sau đó đã giảm dần, đến tháng
6 mức tăng chỉ còn 2%, đến tháng 12 tăng 3,58%, bình quân cả năm 2023 lạm phát ở
mức 3,25% so với 2022, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Có được kết quả như vậy là do
trong năm nhiều giải pháp được tích cực triển khai như: Giảm mặt bằng lãi suất cho
vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; công tác an sinh
xã hội được quan tâm thực hiện.Theo đó, thị trường các mặt hàng thiết yếu không có
biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm. Ngoài ra, giá một số mặt hàng giảm
theo giá thế giới cũng đã góp phần giúp giảm áp lực lạm phát như giá xăng dầu bình
quân năm 2023 giảm 11,02% so với năm 2022, giá gas giảm 6,94%. Vì vậy, năm 2023
VN đã thành công trong kiểm soát lạm phát. Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, ổn định góp
phần đáng kể giữ cho lãi suất thấp, tỷ giá hối đoái ổn định, khuyến khích đầu tư và
tăng trưởng kinh tế.

* Lãi suất và xu hướng lãi suất

Từ năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 11 lần,
lên 5,25 - 5,5%/năm, mức cao nhất trong vòng 22 năm trở lại đây. NH Trung ương
Anh nâng lãi suất thêm 0,25%, lên 5,25%, đánh dấu đợt tăng lãi suất thứ 14 liên tiếp
và cũng là mức lãi suất cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây… Hiện, NH trung ương
các nước vẫn chưa có dấu hiệu dừng tăng lãi suất lên cao. Tuy nhiên, VN là một trong
những nước hiếm hoi hạ lãi suất. Theo HSBC, Việt Nam đang phải đối mặt với khó
khăn, thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2023 chỉ đạt 3,7% so với
cùng kỳ, chậm lại đáng kể so với tốc độ 8% của năm 2022. Tăng trưởng tại Việt Nam
đã giảm tốc tới mức NHNN buộc phải đảo ngược chính sách thắt chặt ngay trong nửa
đầu năm 2023. Đây là một trong những lý do khiến lãi suất tại VN hạ sớm hơn Fed.
Một lý do khác không kém phần quan trọng là tình trạng suy giảm tín dụng. Trong khi
hầu hết các nền kinh tế ASEAN vẫn ghi nhận tăng trưởng tín dụng tốt, VN lại là ngoại
lệ. Tăng trưởng tín dụng ở VN đã chậm lại đáng kể từ tháng 11.2022 và vẫn chưa
chạm đáy. Để giải quyết tình trạng này, NHNN đã phải nhanh chóng cắt giảm lãi suất.

Từ tháng 3 - 6.2023, NHNN đã ra 4 quyết định giảm lãi suất điều hành với tổng
mức giảm khoảng 2%. Động thái này đã dần giúp thị trường lãi suất hạ nhiệt nhưng
chủ yếu ở đầu huy động, còn với lãi vay thì các NH dè dặt nhìn nhau giảm nhỏ giọt.
Thị trường lao vào cuộc đua mới, đua giảm lãi suất tiết kiệm, đảo ngược hoàn toàn so
với nửa đầu năm. Một số nhà băng liên tục điều chỉnh bảng lãi suất, có tháng tới vài
lần.
2.1.2 Môi trường công nghệ
PVCFC đã thành công trong việc tạo ra sản phẩm phân bón chất lượng cao
thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Điều này giúp đáp ứng được nhu cầu
của bà con nông dân và xây dựng sự tin tưởng từ phía họ. Với dây chuyền sản xuất
hiện đại chuẩn EU và các nước G7, trong năm 2022, Nhà máy Đạm Cà Mau vinh dự
được Nhà bản quyền hàng đầu Châu âu - Haldor Topsoe công nhận thuộc “Top 10%
nhà máy có mức tiêu hao năng lượng thấp nhất thế giới” và là nhóm 10% ít ỏi các nhà
máy có công suất cao toàn cầu (mà không thực hiện cải tạo lớn). Nhà máy luôn sản
xuất ổn định từ 100-115% so với công suất thiết kế trong suốt thập kỷ qua. Mỗi năm
Phân bón Cà Mau đều đặn cung ứng ra thị trường từ 860.000 tấn ure cho nội địa và
xuất khẩu.Sau hơn 11 năm tiếp nhận vận hành nhà máy, Công ty cổ phần Phân bón Cà
Mau đã vươn ra biển lớn, ổn định 30% thị phần tại Campuchia, có mặt tại 18 nước trên
thế giới, chinh phục các thị trường khó tính như: Pháp, Hoa Kỳ, Nam Mỹ, Peru,
Mexico… góp phần vào thành tích 1 tỷ USD xuất khẩu toàn ngành.Năm 2023, công ty
tiếp tục cập nhật, đổi mới, nghiên cứu để ứng dụng ESG vào quản trị doanh nghiệp,
cho thấy những nỗ lực phát triển kiên định mục tiêu kiến tạo nền nông nghiệp VN bền
vững hơn, thịnh vượng hơn.
Hệ thống phân phối rộng khắp của công ty không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tạo ra
giá cả cạnh tranh, giúp sản phẩm dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng. Sự tận tâm và
giàu kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên kỹ thuật cùng việc cung cấp dịch vụ khách
hàng tận tình là yếu tố quan trọng trong việc giữ chân khách hàng và tạo ra mối quan
hệ lâu dài. Thành tựu to lớn như trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất
phân bón lớn nhất VN và việc xuất khẩu sản phẩm sang nhiều quốc gia chứng tỏ sự uy
tín và chất lượng của PVCFC trên thị trường quốc tế."

2.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội


Trên hành trình phụng sự, kiến tạo giá trị cho nền nông nghiệp nước nhà, CTCP
Phân bón Dầu khí Cà Mau đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt sứ mệnh của
mình, bên cạnh đó Công ty luôn quan tâm tới cộng đồng xã hội. Sau chặng đường 12
năm, Phân bón Cà Mau đã giành tổng kinh phí cho các hoạt động ý nghĩa, thiết thực
hướng đến cộng đồng, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên 400 tỷ đồng. Công ty
góp phần dựng xây đất nước với 1.485 căn nhà cho người nghèo và gia đình chính
sách, 10.000 suất học bổng. 56 công trình trường học, 13 công trình y tế, 22 cây cầu
nối đôi bờ, cùng nhiều công trình giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi
trường của doanh nghiệp. Phân bón Cà Mau là một trong những doanh nghiệp tiên
phong theo định hướng phát triển bền vững, hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp và
cộng đồng.

2.1.4 Môi trường pháp luật- chính trị


Môi trường pháp luật và chính trị đóng vai trò không thể phủ nhận trong hoạt
động kinh doanh của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC). Với hệ
thống pháp luật đa dạng, PVCFC phải tuân thủ một loạt các quy định từ Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế, Luật Lao động đến Luật Bảo vệ môi trường, cùng với
sự chi tiết hóa thông qua các Nghị định và Thông tư. Đồng thời, sự theo dõi và đánh
giá chính sách của Chính phủ về ngành công nghiệp phân bón là cực kỳ quan trọng, từ
chính sách khuyến khích phát triển đến quy định về giá cả và xuất nhập khẩu.

Tóm lại, để tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả và bền vững, PVCFC cần sẵn
sàng và linh hoạt trong việc nâng cao năng lực pháp lý và định hình chiến lược dựa
trên các quy định pháp luật và chính sách chính trị. Điều này sẽ giúp họ thích ứng và
tận dụng mọi cơ hội trong một môi trường kinh doanh đầy biến động và phức tạp.
2.2 Môi trường ngành
2.2.1 Nhà cung cấp
 PVCFC là thành viên của Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau
công ty này và nhận nguồn cung ứng phân bón từ công ty này.
 Công ty TNHH thương mại Trang Tri Việt (Viet Farm): PVCFC đã hợp tác với
công ty này trong việc thực hiện thí nghiệm và sản xuất phân bón hữu cơ.
 Tập đoàn hóa chất Vân Thiên Hóa: Sự hợp tác với Công ty TNHH Hóa Chất
Hồng Lân Vân Thiên Hóa Vân Nam là minh chứng về sự chủ động của Phân
bón Cà Mau trong việc tìm kiếm giải pháp mang tính bền vững nhằm đảm bảo
chuỗi cung ứng phân bón, giảm bớt các tác động xấu từ suy thoái kinh tế thế
giới đang diễn ra. Thời gian qua, khi nhu cầu DAP trong nước tăng cao,
PVCFC đã chủ động tìm kiếm các nguồn cung phân bón nhập khẩu đa dạng,
chất lượng vượt trội và chính thức hợp tác cùng Tập đoàn Vân Thiên Hoá.

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh


* Trong nước

PetroVietnam (PV): Là một trong những tập đoàn dầu khí hàng đầu tại Việt
Nam, PV có thể cung cấp các sản phẩm phân bón từ tài nguyên dầu khí của mình và có
lợi thế về mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước.

PVFCCo: Là công ty con của PV chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón và
hóa chất, PVFCCo có thể là một đối thủ đáng gờm với quy mô sản xuất lớn và nguồn
cung nguyên liệu ổn định từ PV.

Các công ty phân bón khác: Có nhiều công ty phân bón nhỏ và trung bình khác
tại Việt Nam, nhưng chúng có thể không có quy mô và tài nguyên như PV và
PVFCCo.

* Ngoài nước

Yara International: Là một trong những công ty phân bón lớn nhất thế giới, Yara
có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và có uy tín trên thị trường toàn
cầu.
The Mosaic Company: Được biết đến với nguồn cung cấp phân bón đa dạng và
công nghệ sản xuất tiên tiến, Mosaic có thể cung cấp sự cạnh tranh đáng kể trên thị
trường phân bón quốc tế.

OCP Group: Là một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, OCP
có nguồn cung cấp lớn từ các khoáng sản và có mạng lưới phân phối rộng khắp các thị
trường.

2.2.3 Khách hàng


Nông dân và người làm vườn: Đây là đối tượng chính sử dụng phân bón để cải
thiện chất lượng đất đai và tăng năng suất nông nghiệp và sản xuất cây trồng.

Công ty nông nghiệp và chăn nuôi: Các doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn trong
lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi có thể là khách hàng của công ty để cung cấp phân
bón cho hệ thống sản xuất của họ.

Nhà phân phối và đại lý: Công ty có thể bán sản phẩm của mình thông qua một
mạng lưới nhà phân phối và đại lý, bao gồm các cửa hàng nông sản và hóa chất địa
phương.

Công ty sản xuất công nghiệp: Công ty cũng có thể có khách hàng trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp khác như sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất đường, hoặc
các ngành công nghiệp khác sử dụng phân bón làm nguyên liệu.

Thị trường xuất khẩu: Nếu công ty có năng lực xuất khẩu, họ cũng có thể có các
khách hàng quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất cây trồng.

2.3 Lợi thế và khó khăn của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau
2.3.1 Lợi thế
* Vị thế thị trường:

Thị phần lớn: PVCFC là một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất Việt Nam
với thị phần hơn 10% thị trường ure và hơn 20% thị trường NPK.

Thương hiệu mạnh: Phân bón Cà Mau là thương hiệu uy tín, được người nông dân tin
dùng bởi chất lượng sản phẩm cao và giá cả cạnh tranh.
Mạng lưới phân phối rộng khắp: PVCFC có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước
với hơn 1.000 đại lý và cửa hàng bán lẻ.

* Năng lực sản xuất:

Công nghệ hiện đại: PVCFC sử dụng công nghệ tiên tiến nhất từ Nhật Bản, Đức và Ý
để sản xuất phân bón.

Nhà máy hiện đại: PVCFC sở hữu nhà máy hiện đại với công suất thiết kế 800.000 tấn
ure/năm và 400.000 tấn NPK/năm.

Nguồn nguyên liệu ổn định: PVCFC được cung cấp khí đốt tự nhiên từ mỏ khí Cà
Mau, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và giá cả hợp lý.

* Năng lực tài chính:

Doanh thu và lợi nhuận cao: PVCFC có doanh thu và lợi nhuận cao trong nhiều năm
qua.

Tình hình tài chính lành mạnh: PVCFC có tình hình tài chính lành mạnh với tỷ suất nợ
vay/vốn chủ sở hữu thấp.

Khả năng tiếp cận vốn tốt: PVCFC có khả năng tiếp cận vốn tốt từ các ngân hàng và tổ
chức tài chính.

* Hệ thống quản trị hiệu quả:

Hệ thống quản trị công ty tiên tiến: PVCFC áp dụng hệ thống quản trị công ty tiên tiến
theo chuẩn mực quốc tế.

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao: PVCFC có đội ngũ nhân lực chất lượng cao với trình
độ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn.

Cultur doanh nghiệp năng động: PVCFC có cultur doanh nghiệp năng động, sáng tạo
và hướng đến phát triển bền vững.

* Hỗ trợ chính sách:

Chính phủ Việt Nam thường xuyên có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất phân bón, như giảm thuế, hỗ trợ
vốn, hoặc các chính sách khuyến khích đầu tư.
2.3.2 Khó khăn
* Biến động giá nguyên liệu: Giá khí đốt tự nhiên, nguyên liệu đầu vào chính
của PVCFC, có thể biến động mạnh do ảnh hưởng của thị trường quốc tế và giá dầu
mỏ. Giá các hóa chất khác như urê, NPK cũng có thể biến động do ảnh hưởng của
nguồn cung và cầu. Biến động giá nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản
xuất và lợi nhuận của PVCFC.

* Cạnh tranh gay gắt: Ngành phân bón Việt Nam có sự cạnh tranh gay gắt giữa
các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng
nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh, khiến cho PVCFC phải liên tục cải tiến và
nâng cao hiệu quả hoạt động.

* Nhu cầu thị trường: Nhu cầu phân bón trong nước có thể bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, giá cả nông sản, và biến đổi khí hậu.

PVCFC cần phải theo dõi sát nhu cầu thị trường để điều chỉnh sản xuất và kinh doanh
phù hợp.

* Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến nhu cầu phân bón và
năng suất cây trồng. PVCFC cần phải nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phân bón
phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.

* Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông ở khu vực Cà Mau còn hạn chế,
ảnh hưởng đến việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của PVCFC. Nhìn chung,
PVCFC đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Để duy trì sự phát triển
bền vững, PVCFC cần phải có chiến lược phù hợp để thách thức và nâng cao năng lực
cạnh tranh.

2.4 Thị trường tài chính


2.4.1 Thị trường chứng khoán
Cổ phiếu DCM được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh (HOSE) với mã chứng khoán là DCM. Giá cổ phiếu DCM đã có xu hướng tăng
trong những năm qua, từ mức 10.000 đồng/cổ phiếu vào năm 2017 lên mức 40.000
đồng/cổ phiếu vào năm 2023. DCM là một trong những cổ phiếu có thanh khoản cao
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trái phiếu: DCM đã phát hành một số đợt trái phiếu để huy động vốn đầu tư
cho các dự án mới.Lãi suất trái phiếu DCM tương đối hấp dẫn so với các doanh nghiệp
khác trong ngành.Trái phiếu DCM được các nhà đầu tư đánh giá cao về mức độ an
toàn và thanh khoản.

Thị trường phái sinh:Hợp đồng tương lai ure được giao dịch trên Sở Giao dịch
Hàng hóa Việt Nam (MXV) với mã hợp đồng là URE. DCM là một trong những nhà
cung cấp ure lớn nhất cho thị trường phái sinh. Thị trường phái sinh giúp DCM quản
lý rủi ro giá cả nguyên liệu và sản phẩm.

Thị trường vốn: DCM có thể huy động vốn từ thị trường vốn thông qua các
hình thức như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc vay vốn ngân hàng. DCM có mối
quan hệ tốt với các ngân hàng và tổ chức tài chính, giúp cho việc huy động vốn trở nên
dễ dàng hơn.

Thị trường quốc tế: DCM xuất khẩu sản phẩm sang nhiều quốc gia trên thế giới
như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia, v.v. Thị trường quốc tế giúp DCM
đa dạng hóa thị trường tiêu thụ và giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường trong nước.

Nhìn chung, DCM có một thị trường tài chính đa dạng và hiệu quả. Điều này giúp
DCM huy động vốn đầu tư cho các dự án mới, quản lý rủi ro và phát triển bền vững
trong tương lai.

2.4.2 So sánh giá cổ phiếu của công ty DCM với các công ty trong ngành
 DPM - Tổng công ty Phân bón Và Hóa chất Dầu khí ( Đạm Phú Mỹ)
 LAS - Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
 BFC - CTY CỔ PHẦN PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN

2.4.2.1 DPM - Tổng công ty Phân bón Và Hóa chất Dầu khí ( Đạm Phú Mỹ)
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) là thành viên của Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập vào năm 2003. Năm 2007, Công ty
chuyển thành công ty cổ phần và niêm yết trên sàn HOSE. Ngành nghề kinh doanh
chính của DPM là sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất. Hiện nay sản phẩm chủ
lực của Tổng công ty là phân đạm (urê) hạt trong, phân NPK, Kali, SA, DAP phục vụ
cho nền nông nghiệp của đất nước, khí Amoniac lỏng, hóa chất UFC85/Formaldehyde,
H2O2, hóa chất sử dụng trong hoạt động khai thác dầu khí. Hoạt động sản xuất chính
của DPM tiến hành tại Nhà máy đạm Phú Mỹ, đơn vị trực thuộc Tổng công ty, đặt tại
Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1 (Bà Rịa – Vũng Tàu).

• Mã chứng khoán: DPM


• Sàn niêm yết: HOSE
• Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 391,400,000 cổ phiếu
• Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 391,334,260 cổ phiếu

Kể từ khi hoạt động đến nay, công ty đã gặt hái được những thành công đáng kể
trong công tác vận hành nhà máy đạm an toàn, kinh doanh có hiệu quả góp phần bình
ổn giá Urê trên thị trường trong nước. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý, vận hành và bảo
dưỡng nhà máy luôn đạt gần 100% công suất thiết kế và đảm bảo chất lượng sản phẩm
theo tiêu chuẩn quốc tế. Giá khí đốt đang trong xu hướng giảm sẽ cải thiện biên lợi
nhuận của DPM. Tuy nhiên đối với DPM thì lợi nhuận năm 2023 sẽ rất khó có thể
vượt được so với mức nền cao trong năm 2022. Hơn nữa giá phân bón đã giảm mạnh
so với vùng đỉnh và giá các nguyên liệu đầu vào có khả năng sẽ giảm trong thời gian
tới sẽ gây áp lực giảm với giá đầu ra là phân Ure, với một cổ phiếu mang tính hàng
hóa như DPM thì bị phụ thuộc rất nhiều vào giá cả hàng hóa, do đó chúng tôi cho rằng
DPM không phải là một lựa chọn tốt để đầu tư trong giai đoạn này.

Chỉ số tài chính:

Giá cổ phiếu 34.700


EPS của 4 quý gần nhất 1,327.00
BVPS cơ bản 29,502.00
P/E cơ bản 25.09
ROS 3.90%
ROE 4.06%
ROA 3.35%

2.4.2.2 LAS - Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (tiền thân là nhà máy
Supe Phốt phát Lâm Thao) chính thức đi vào sản xuất ngày 24/06/1962. Ngày
1/3/2012, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX). Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất và kinh doanh phân
bón, hóa chất. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có đại lý kinh doanh phân phối sản
phẩm của công ty.

 Mã chứng khoán: LAS


 Sàn niêm yết: HXN
 KLCP đang niêm yết: 112,856,400
 KLCP đang lưu hành:112,856,400

Cổ phiếu LAS là cổ phiếu được phát hành bởi Công ty Cổ phần Supe Phốt phát
& Hóa chất Lâm Thao. Doanh nghiệp tập trung hoạt động ở lĩnh vực sản xuất phân
bón nông nghiệp. Bên canh đó, doanh nghiệp còn chiếm một phần khá quan trọng và
ảnh hưởng đến thị trường phân bón VIệt Nam.

Các nhà đầu tư khi quyết định tham gia giao dịch với cổ phiếu LAS thì không
phải lo âu về các vấn đề như công ty bị phá sản hoặc khủng hoảng tài chính xảy ra Bởi
vì cổ phiếu LAS là một trong 30 cổ phiếu nằm trong rổ chỉ số HNX30. Tương tự như
rổ VN30, các mã cổ phiếu thuộc HNX30 đều là những doanh nghiệp lớn cùng các
nguồn vốn khủng, thương hiệu uy tín và tình hình kinh doanh vô cùng hiệu quả với
mức lợi nhuận luôn được duy trì cao. Công ty triển khai xây dựng kế hoạch mục tiêu,
chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm duy trì vị thế trên thị trường nước nhà và vươn ra
thị trường quốc tế trong thời gian sắp tới. Mức giá của cổ phiếu LAS tăng dần từ lần
giao dịch đầu tiên vào ngày 1/3/2021 với mức giá chỉ đạt 4.190 đồng/ cổ phiếu và tính
đến nay giá cổ phiếu LAS đã tăng gần 450%. Có thể nói, LAS này rất thích hợp cho
các nhà đầu tư chứng khoán dài hạn.

Chỉ số tài chính

Giá cổ phiếu 22.500


EPS 1.32
P/E cơ bản 17.10
ROE 10 %
ROA 6%
2.4.2.3 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN
Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền là một doanh nghiệp nhà nước, nhà sản
xuất chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân
hỗn hợp NPK. Đặc biệt ở khu vực Miền Nam, vựa lương thực chính của cả nước,
Công ty luôn lọt vào TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Công ty được hình
thành từ những năm 1973, với tên gọi là Thành Tài Phân bón Công ty (Thataco). Sau
giải phóng Miền Nam 1975, Thataco được chuyển cho Nhà nước và năm 1976 được
đổi tên thành Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II, trực thuộc Công ty Phân bón Miền
Nam.

 Mã chứng khoán: BFC


 Sàn giao dịch: HOSE
 KLCP đang niêm yết và lưu hành: 57,167,993

Năm 2022 ngành phân bón nói chung và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền
(mã chứng khoán: BFC - sàn: HoSE) gặp nhiều khó khăn, thách thức trong công tác
quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: ảnh hưởng của xung đột giữa Nga và
Ukraine, áp lực lạm phát cao, thị trường xuất khẩu phân bón bị thu hẹp, giá nguyên vật
liệu đầu vào không ổn định, chi phí vận tải ở mức cao; Trung Quốc duy trì chính sách
“zero Covid” làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới nguồn nhập khẩu nguyên
liệu….

Nhờ đó kết quả sản xuất kinh doanh của Phân bón Bình Điền năm qua khá ấn tượng,
tổng sản lượng sản xuất đạt 520.671 tấn; sản lượng tiêu thụ 510.040 tấn; tổng doanh
thu hợp nhất, thực hiện 8.720,6 tỷ đồng, đạt 135% so với kế hoạch; lợi nhuận trước
thuế hợp nhất 234,4 tỷ đồng, đạt 117% so với kế hoạch; lợi nhuận trước thuế công ty
mẹ 155,2 tỷ đồng, đạt 107% so với kế hoạch. Thu nhập bình quân của người lao động
đạt 13,5 triệu đồng/người/tháng, chia cổ tức cho cổ đông ở mức 20% mệnh giá phổ
thông; duy trì hoạt động kết nghĩa, chương trình an sinh xã hội - từ thiện với số tiền
hơn 7 tỷ đồng.

Chỉ số tài chính

Giá cổ phiếu 29.750


EPS 2.6
P/E cơ bản 11.44
ROE 11.21%
ROA 3.82 %
ROS 1.57%
2.4.2.4 . So sánh giá cổ phiếu Công ty CP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau với 3 Công
ty trên:

Chỉ DCM – Công BFC – Công DPM - Tổng công


LAS - Công ty cổ
tiêu ty CP Phân ty CP Phân ty Phân bón Và Hóa
phần Supe Phốt
Bón Dầu Khí Bón Bình chất Dầu khí ( Đạm
phát và Hóa chất
Cà Mau Điền Phú Mỹ)
Lâm Thao

Giá cổ 33.550 29.750 22.500 34.700


phiếu

Nhận xét: Tuy giá cổ phiếu DCM thấp hơn DPM nhưng gía cổ phiếu công ty DCM cao
hơn hẳn so với giá của 2 công ty còn lại (BFC và LAS). Giá cổ phiếu công ty
CPPBDK Cà Mau là 33,550, đây là giá cổ phiếu khá cao, nhưng phát triển so với giá
cổ phiếu các công ty trong ngành này. Điều này có thể dự toán được trong tương lai,
công ty này có thể phát triển vượt bậc hơn nữa. Trái với HPG-công ty CPPBDK Cà
Mau, thì cổ phiếu BFC và LAS lại giao dịch kém sắc, liên tục đi xuống.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỪ NĂM 2021-2023
3.1 Phân tích lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thông qua
phân tích tài chính.
3.2 Phân tích tài chính và đánh giá rủi ro của công ty
3.2.1 Khái quát tình hình tài chính chung
3.2.2 Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản

a. Tài sản ngắn hạn

- Năm 2021, TSNH khoảng 7.276.291.649.429 đồng chiếm tỷ trọng 65,72% so với
tổng tài sản

- Năm 2022, TSNH khoảng 11.624.186.590.632 đồng tăng khoảng 4.347.894.941.203


đồng so với năm 2021 với tốc độ tăng là 59,75%

- Năm 2023, TSNH khoảng 13.504.495.425.086 đồng tăng khoảng 1.880.308.834.454


đồng so với năm 2022 với tốc độ tăng là 16,18%
Nhận xét: Tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt trong năm 2022 với tốc độ tăng
59,75%. Đến năm 2023, tốc độ tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn duy trì ở mức 16,18%.

b. Tiền và CKTĐT

- Năm 2021, tiền và CKTĐT khoảng 427.652.730.904 đồng chiếm tỷ trọng 5,88% so
với TSNH

- Năm 2022, tiền và CKTĐT khoảng 2.125.625.291.560 đồng chiếm tỉ trọng 18,29%
so với TSNH tăng 1.697.972.560.656 đồng so với năm 2021 với tốc độ tăng là
397,04%

Nguyên nhân:

 Doanh nghiệp huy động vốn ngắn hạn tăng.


 Lượng tiền mặt dư thừa do hiệu quả hoạt động kinh doanh được cải thiện.

- Năm 2023, tiền và CKTĐT khoảng 2.284.399.788.772 đồng chiếm tỷ trọng 16,92%
so với TSNH, tăng 158.774.497.212 đồng so với năm 2022 với tốc độ tăng là 7,47%

Nguyên nhân:

 Sử dụng vốn ngắn hạn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh.
 Duy trì lượng tiền mặt dự phòng hợp lý.

Nhận xét: Tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2021-2022 (397,04%), sau đó chững lại
trong năm 2023 (7,47%). Tỷ trọng so với TSNH tăng từ 5,88% (2021) lên 16,92%
(2023).

c. Các khoản đầu tư ngắn hạn

- Năm 2021, CKĐTNH khoảng 4.362.000.000.000 đồng chiếm tỷ trọng 59,95% so với
TSNH

- Năm 2022, CKĐTNH khoảng 6.812.000.000.000 đồng tăng 2.450.000.000.000 đồng


so với năm 2021 với tỷ trọng 56,17% so với TSNH

- Năm 2023, CKĐTNH khoảng 8.242.000.000.000 chiếm tỷ trọng 61,03% so với
TSNH, tăng khoảng 1.430.000.000.000 so với năm 2022
Nhận xét: Tăng trưởng đều đặn qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu
hướng giảm dần (từ 59,95% năm 2021 xuống 56,17% năm 2022 và 61,03% năm
2023). Tỷ trọng so với TSNH dao động quanh mức 55-60%.

Nguyên nhân:

 Doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào các khoản ngắn hạn có khả năng sinh lời
cao.
 Tận dụng lãi suất huy động vốn thấp để gia tăng lợi nhuận.
d. Khoản phải thu

- Năm 2021, KPT khoảng 187.458.077.176 đồng với tỷ trọng 2,58% so với TSNH

- Năm 2022, KPT khoảng 188.149.708.424 đồng tăng khoảng 691.631.248 đồng so
với năm 2021 với tốc độ tăng là 0,37%, chiếm tỷ trọng 1,62% so với TSNH

- Năm 2023, KPT khoảng 365.838.325.697 đồng tăng khoảng 177.688.617.273 đồng
so với năm 2022 với tốc độ tăng là 94,44%

Nhận xét: Tăng trưởng đột biến trong năm 2023 (94,44%) sau giai đoạn tăng trưởng
chậm 2021-2022. Tuy nhiên, tỷ trọng so với TSNH vẫn ở mức thấp (2,58% năm 2021,
giảm xuống 1,62% năm 2022 và tăng lên 3,34% năm 2023).

Nguyên nhân tăng trưởng mạnh trong năm 2023 (94,44%) do:

 Doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, dẫn đến tăng lượng hàng hóa,
dịch vụ cung cấp cho khách hàng trả chậm.
 Chuyển đổi một số khoản phải thu ngắn hạn thành dài hạn.
e. Hàng tồn kho

- Năm 2021, HTK khoảng 2.204.077.707.734 đồng chiếm tỷ trọng 30,29% so với
TSNH

- Năm 2022, HTK khoảng 2.282.527.702.409 đồng tăng 78.449.994.675 đồng so với
năm 2021 với tốc độ tăng là 3,56%, chiếm tỷ trọng 19,64% so với TSNH

- Năm 2023, HTK khoảng 2.160.588.161.856 đồng giảm 121.939.540.553 đồng so với
năm 2022 với tốc độ giảm là 5,34%
Nhận xét: Tăng trưởng nhẹ trong năm 2021 (3,56%), sau đó giảm mạnh trong năm
2023 (-5,34%). Tỷ trọng so với TSNH giảm đáng kể từ 30,29% (2021) xuống 19,64%
(2022) và 3,34% (2023).

f. TSNH khác

- Năm 2021, TSNH khác khoảng 95.103.133.615 đồng chiếm tỷ trọng 1,31% so với
TSNH

- Năm 2022, TSNH khác khoảng 215.883.888.239 đồng tăng khoảng 120.780.754.624
đồng so với năm 2021 với tốc độ tăng là 127,00%, chiếm tỷ trọng 1,86% so với TSNH

- Năm 2023, TSNH khác khoảng 451.669.148.761 đồng tăng 235.785.260.522 đồng so
với năm 2022 với tốc độ tăng là 109,22%, chiếm tỷ trọng 3,34% so với TSNH

Nhận xét: Tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt trong năm 2023 (109,22%). Tỷ
trọng so với TSNH tăng từ 1,31% (2021) lên 1,86% (2022) và 3,34% (2023)

g. Tài sản dài hạn

- Năm 2021, TSDH khoảng 3.795.829.685.496 đồng chiếm tỷ trọng 34,28% so với
tổng tài sản

- Năm 2022, TSDH khoảng 2.542.674.129.384 giảm 1.253.155.556.112 so với năm


2021 với tốc độ giảm là -33,01%

- Năm 2023, TSDH khoảng 1.733.471.002.213 đồng giảm khoảng -809.203.127.171


đồng so với năm 2022 với tốc độ giảm là -31,82%

Nhận xét: Giảm mạnh qua các năm, đặc biệt trong năm 2022 (-33,01%) và 2023 (-
31,82%).

h. Các khoản phải thu dài hạn

- Năm 2021, các KPTDH khoảng 3.000.000

- Năm 2022, không có KPTDH giảm 3.000.000 so với năm 2021 với tốc độ giảm là
100%

- Năm 2023 cũng không có KPTDH => Biến mất hoàn toàn từ năm 2022.

Nguyên nhân:
- Thu hồi các khoản phải thu dài hạn, cơ cấu lại nguồn vốn.

- Duy trì không có KPTDH trong năm 2023.

i. Tài sản cố định

- Năm 2021, TSCĐ khoảng 3.405.623.289.945 đồng chiếm tỷ trọng 89,72% so với
TSDH

- Năm 2022, TSCĐ khoảng 2.206.852.578.649 đồng giảm 1.198.770.711.296 đồng so


với năm 2021 với tốc độ giảm là 35,20%, chiếm tỷ trọng 86,79% so với TSDH

- Năm 2023, TSCĐ khoảng 1.600.175.440.082 đồng giảm 606.677.138.567 đồng so


với năm 2022 với tốc độ giảm là 27,49%, chiếm tỷ trọng 92,31% so với TSDH

Nhận xét: Giảm mạnh qua các năm, đặc biệt trong năm 2023 (-27,49%). Tỷ trọng so
với TSDH giảm dần từ 89,72% (2021) xuống 86,79% (2022) và 92,31% (2023).

Nguyên nhân:

- Khấu hao tài sản cố định theo quy định.

- Thanh lý một số tài sản cố định không còn hiệu quả sử dụng.

j. Tài sản dở dang dài hạn

- Năm 2021, TSDDDH khoảng 66.117.926.735 đồng chiếm tỷ trọng 1,74% so với
TSDH

- Năm 2022, TSDDDH khoảng 33.176.188.396 đồng giảm khoảng 32.941.738.339


đồng so với năm 2021 với tốc độ giảm là -49,82%

- Năm 2023, TSDDDH khoảng 88.189.941.648 đồng tăng khoảng 55.013.753.252


đồng so với năm 2022 với tốc độ tăng là 165,82%

Nhận xét: Biến động mạnh qua các năm, tăng mạnh trong năm 2023 (165,82%) sau
giai đoạn giảm mạnh 2021-2022. Tuy nhiên, tỷ trọng so với TSDH vẫn ở mức thấp
(1,74% năm 2021, 11,90% năm 2022 và 2,60% năm 2023).

k. TSDH khác

- Năm 2021, TSDH khác khoảng 324.085.468.816 đồng chiếm tỷ trọng 8,54% so với
TSDH
- Năm 2022, TSDH khác khoảng 302.645.362.339 đồng giảm 21.440.106.477 so với
năm 2021 với tốc độ giảm là 6,62%, chiểm tỷ trọng 11,90% so với TSDH

- Năm 2023, TSDH khác khoảng 45.105.620.483 đồng giảm khoảng 257.539.741.856
đồng so với năm 2022 với tốc độ giảm là -85,10%, chiếm tỷ trọng 2,60% so với TSDH

Nhận xét: Giảm mạnh trong năm 2023 (-85,10%). Tỷ trọng so với TSDH giảm từ
8,54% (2021) xuống 6,62% (2022) và 2,60% (2023).

l. Tổng tài sản

- Năm 2021, tổng TS khoảng 11.072.121.334.925 đồng

- Năm 2022, tổng TS khoảng 14.166.860.720.016 tăng 3.094.739.385.091 đồng so với


năm 2021 với tốc độ tăng là 27,95%

- Năm 2023, tổng TS khoảng 15.237.966.427.299 tăng 1.071.105.707.283 đồng so với


năm 2022 với tốc độ tăng là 7,56%

Nhận xét: Tăng trưởng đều đặn qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu
hướng giảm dần (từ 27,95% năm 2022 xuống 7,56% năm 2023).

Kết luận:

Biến đổi số liệu tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2023 chịu ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

- Hoạt động huy động vốn, đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp.

- Biến động của thị trường

3.2.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
3.2.3.1. Nợ phải trả
ĐVT: ( tỷ đồng)

CL2022/202
2021 2022 2023 CL2023/2022
1

% % % % %
SỐ SỐ SỐ SỐ SỐ
TIỀN TIỀN TIỀN TIỀN TIỀN

- -
3.594,02 32,46 3.561,41 25,14 5.274,58 34,61 1.713,17 48,10
32,61 0,91

- Năm 2021, nợ phải trả là khoảng 3.594.024.059.539 tỷ đồng

- Năm 2022, nợ phải trả của công ty là khoảng 3.561.411.903.496 đồng, giảm khoảng
32.612.156.043 đồng so với năm 2021 với tốc độ giảm là 0,91%

- Năm 2023, nợ phải trả của công ty tăng đến 5.274.583.193. đồng, tăng khoảng
1.713.171.289.645 đồng so với năm 2022 với tốc độ là 48,01%

Nhìn chung, nợ phải trả năm 2022 là 3.561.411.903.496 nghìn tỷ đồng. Năm
2023 công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu tăng lên không kịp với
tốc độ tăng của quy mô. Công ty tăng lượng tiền vay ngân hàng và chiếm dụng vốn
của các chủ sở hữu khác làm nợ phải trả tăng 5.274.583.193.141 nghìn tỷ đồng, tăng
khoảng 1.713.171.289.645 nghìn tỷ đồng so với năm 2022 với tốc độ là 48,01%

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy nợ phải trả của công ty là các khoản nợ ngắn
hạn, điều này cho thấy việc huy động nguồn vốn của công ty cho việc mở rộng quy mô
kinh doanh trên rất hợp lí, bởi vì trong 2 năm qua, quy mô hoạt động của công ty có sự
tăng đều chi phối bởi các tài sản.

a. Nợ ngắn hạn

2021 2022 2023 CL2022/2021 CL2023/2022

SỐ SỐ SỐ SỐ SỐ
% % % % %
TIỀN TIỀN TIỀN TIỀN TIỀN

- -
3.186,61 88,66 2.874,44 80,71 4.517,26 85,64 1.642,82 57,15
312,17 9,80
Theo bảng thống kê, ta thấy nợ ngắn hạn của công ty tăng qua các năm về cả
giá trị và tỷ trọng, là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản nợ phải trả
cụ thể:

- Năm 2021, nợ ngắn hạn khoảng 3.186.610.542.693 nghìn tỷ đồng

- Năm 2022, nợ ngắn hạn của công ty khoảng 2.874.435.985.843 nghìn tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 80,71% so với tổng nợ ngắn hạn. Năm 2022, nợ ngắn hạn giảm
312.174.556.850 tỷ đồng với tốc độ giảm 9,80%.

- Năm 2023, nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn so với năm 2022 là 4.517.257.789.256 với
tốc độ 85,64%. Đồng thời tỷ trọng là 57,155.

* Phải trả cho người bán

Các khoản phải trả người bán tăng so với về mặt giá trị và tỷ trọng. Mặt bằng chung
thì vẫn tăng qua các năm, cụ thể như:

- Năm 2021, khoản phải trả cho người bán là khoảng 794.797.289.361 tỷ đồng với tỷ
trọng là 24,94%

- Năm 2022, khoản phải trả cho người bán của công ty tăng 1.028.475.736.079 nghìn
tỷ đồng với tỷ trọng 35.78% so với tổng nợ ngắn hạn. Tăng 233.678.446.718 tỷ đồng
với tỷ trọng tăng 29,40% so với năm 2021

- Năm 2023, khoản phải trả cho người bán của công ty 1.989.283.412.550 nghìn tỷ
đồng với tỷ trọng là 44,04% so với tổng nợ ngắn hạn. Tăng 960.807.676.471 tỷ đồng
với tỷ trọng tăng 93,42% so với năm 2022

* Phải trả cho người lao động

Vì đây là khoản cố định ở một công ty nên các khoản chi trả cho người lao động tăng
lên do số lượng người lao động tăng nhưng thấp nhất so với các khoản khác so với
nguồn vốn.

- Năm 2021, khoản phải trả cho người lao động chiếm 187.588.949.913 tỷ đồng

- Năm 2022, khoản phải trả cho người lao động chỉ chiếm 136.580.729.153 tỷ đồng,
với tỷ trọng cũng không đáng kể là 4,75% so với tổng nợ ngắn hạn
- Năm 2023, khoản phải trả cho người lao động tăng nhưng ở mức trung bình, chỉ tăng
150.051.864.301 tỷ đồng, tăng 13.471.135.148 tỷ đồng với tốc độ 9,86%. Đồng thời
chiếm tỷ trọng 3,32% so với tổng nợ ngắn hạn

* Phải trả khác

Phải trả ngắn hạn khác đã trải qua một loạt biến động từ 386.497.523.838 đồng xuống
còn -238.235.243.750 đồng, thể hiện sự giảm đáng kể trong khoản phải trả này.

Cụ thể, từ 386.497.523.838 đồng, nó đã giảm xuống còn 304.137.127.708 đồng sau đó


tăng lên 65.901.883.958 đồng rồi giảm mạnh xuống -82.360.396.130 đồng và tiếp tục
giảm sâu đến (238.235.243.750) đồng.

=> Sự tăng giảm của khoản phải trả ngắn hạn có thể phản ánh sự biến động trong cơ
cấu nợ phải trả của doanh nghiệp. Nguyên nhân gây ra sự tăng giảm có thể bao gồm
các yếu tố như: chiến lược tài chính, chính sách vay vốn, hiệu quả quản lý tài chính, cơ
cấu vốn, thị trường vốn, và các yếu tố kinh doanh khác.

=> Sự giảm mạnh của khoản phải trả ngắn hạn có thể được coi là có lợi cho doanh
nghiệp nếu là kết quả của việc cải thiện hiệu quả quản lý tài chính, tăng cường khả
năng thanh toán và giảm rủi ro tài chính.Tuy nhiên, sự giảm mạnh cũng có thể phản
ánh sự thiếu hụt về thanh toán ngắn hạn, sự mất cân đối trong cơ cấu tài chính hoặc
khả năng vận hành không hiệu quả của doanh nghiệp.

=> Sự giảm đột ngột và sâu của khoản phải trả ngắn hạn có thể là dấu hiệu của sự cải
thiện trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhưng cũng cần phải đảm bảo rằng
không có sự ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán của
doanh nghiệp trong tương lai.

b. Nợ dài hạn

Từ thời điểm đầu tiên, nợ dài hạn đã tăng lên đáng kể, từ 407.413.516.846 đồng lên
757.325.403.885 đồng. Điều này cho thấy một sự tăng lớn trong khoản nợ dài hạn.
Trong quá trình tăng, có sự biến động giữa các khoản tăng, nhưng tỷ lệ tăng trưởng
chung có vẻ khá cao.
Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng nợ dài hạn. Trong số này có thể bao
gồm:

- Mở rộng kinh doanh: Doanh nghiệp có thể đã mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc
đầu tư vào các dự án mới, dẫn đến việc tăng nợ để hỗ trợ các hoạt động này.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng: Đôi khi, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới hoặc nâng cấp
cũng có thể là một lý do cho sự tăng nợ dài hạn.

- Chiến lược tài chính: Doanh nghiệp có thể đã chọn sử dụng vốn nợ dài hạn thay vì
vốn tự có để tận dụng cơ hội đầu tư hoặc tăng trưởng.

Sự tăng lên của nợ dài hạn có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với doanh
nghiệp, phụ thuộc vào cách mà nó được sử dụng và mục đích của việc tăng nợ. Nếu sử
dụng một cách hiệu quả, sự tăng nợ có thể là dấu hiệu của sự phát triển và tăng trưởng
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không được quản lý cẩn thận, nó có thể gây áp lực
tài chính và tăng rủi ro cho doanh nghiệp.

3.2.3.2. Vốn chủ sở hữu

- Năm 2021, vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 7.478.097.275.386 nghìn tỷ đồng chiếm
67,54% so với tổng nguồn vốn

- Năm 2022, vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 10.605.448.816.520 nghìn tỷ đồng chiếm
tỷ trọng 74,86% so với tổng nguồn vốn. So với năm 2021, thì tăng 3.127.351.541.134
với tốc độ tăng là 41,82%

- Năm 2023, vốn chủ sở hữu giảm khoảng 9.963.383.234.158 nghìn tỷ đồng, giảm
642.065.582.362 tỷ đồng với tốc độ giảm là 6,05%

=> Doanh nghiệp chia cổ tức cho cổ đông: Việc chia cổ tức cho cổ đông là điều bình
thường và cần thiết để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chia cổ tức quá
nhiều có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp lỗ
sau thuế: Việc doanh nghiệp lỗ sau thuế là một dấu hiệu không tốt cho thấy doanh
nghiệp đang hoạt động không hiệu quả. Doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục để
cải thiện tình hình kinh doanh.
Nhìn chung, việc vốn chủ sở hữu tăng hay giảm cần được đánh giá dựa trên nhiều yếu
tố khác nhau. Doanh nghiệp cần xem xét tình hình hoạt động kinh doanh và mục tiêu
phát triển của mình để đưa ra quyết định phù hợp về việc sử dụng nguồn vốn chủ sở
hữu.

a. Vốn góp của chủ sở hữu

- Vốn góp của chủ sở hữu đã trải qua sự biến động lớn qua các giai đoạn. Ban đầu, nó
là 5.294.000.000.000, sau đó tăng lên 5.294.000.000.000, giảm xuống
5.294.000.000.000, và sau đó giảm đột ngột xuống 0.

- Sự tăng giảm của vốn góp có thể phản ánh việc chủ sở hữu đầu tư thêm vốn vào
doanh nghiệp hoặc rút vốn ra khỏi doanh nghiệp. Một lý do khác có thể là việc chủ sở
hữu mời thêm các nhà đầu tư mới hoặc chuyển nhượng phần vốn cho các cổ đông
khác.

=> Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả, thì việc giảm tỷ lệ vốn góp của chủ
sở hữu có thể giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy
nhiên, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay không hiệu quả, thì việc giảm tỷ lệ vốn góp
của chủ sở hữu có thể làm tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Nhìn chung, việc
tăng giảm vốn góp của chủ sở hữu và tỷ lệ vốn góp của chủ sở hữu trên tổng nguồn
vốn cần được đánh giá dựa trên tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần
cân nhắc các yếu tố như mục đích sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh, rủi ro
tài chính, v.v. trước khi quyết định huy động vốn hoặc sử dụng vốn huy động được.

b. Lợi nhuận chưa phân phối

- Tăng từ 1.187.985.397.644 lên 3.018.455.058.084, tăng 15,89%.

- Tăng mạnh này có thể được gây ra bởi một số yếu tố như tăng doanh số bán hàng,
giảm chi phí, hoặc cải thiện hiệu suất hoạt động.

- Tăng lợi nhuận này có thể được coi là một kết quả tích cực đối với doanh nghiệp. Nó
có thể là kết quả của các biện pháp quản lý hiệu quả hoặc sự tăng trưởng của thị
trường
=> Sự tăng giảm trong LNST cần được đánh giá kỹ lưỡng bằng cách xem xét nguyên
nhân đằng sau mỗi biến động. Tăng trưởng mạnh mẽ trong một khoảng thời gian có
thể là một dấu hiệu tích cực, nhưng cần phải được hỗ trợ bởi các biện pháp bền vững
và không chỉ là do yếu tố tạm thời. Sự giảm đáng kể cũng có thể cần quan tâm đặc biệt
và cần phải được giải thích và xử lý kịp thời để đảm bảo sự ổn định và sự phát triển
của doanh nghiệp trong tương lai.

3.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Mặc dù Đại dịch Covid đã xuất hiện từ năm 2019 thế nhưng vẫn còn ảnh hưởng khá
nặng nề đến ngày xây dựng nói chung và công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau
nói riêng. Cụ thể:

+ Doanh thu bán hàng tăng từ năm 2021 đến 2022 nhưng giảm mạnh sau đó đến năm
2023. Sự tăng từ 2021 đến 2022 có thể là kết quả của việc mở rộng hoặc cải thiện
trong phạm vi hoạt động kinh doanh. Sự giảm mạnh từ 2022 đến 2023 có thể do nhiều
nguyên nhân như sự suy giảm của thị trường, cạnh tranh mạnh mẽ, hoặc thậm chí là
các vấn đề nội bộ trong doanh nghiệp. Điều này có thể không tốt cho doanh nghiệp và
cần phải được xem xét kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp phù hợp. Việc tăng mạnh về
doanh thu từ năm 2021 đến 2022 cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, sự giảm sút mạnh mẽ vào năm 2023 cần được quan tâm và phân
tích kỹ lưỡng, vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính và vị thế cạnh
tranh của doanh nghiệp.

+ Đồng thời, có thể thấy rằng các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí bán hàng cũng
tăng lên trong 3 năm. Điều này có thể cho thấy doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động
kinh doanh, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của việc tăng chi phí. Chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng nhẹ từ năm 2021 đến 2022 nhưng giảm lại vào năm 2023, cho thấy
doanh nghiệp có thể đã tối ưu hóa chi phí hoạt động. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh từ
năm 2021 đến 2022 và sau đó giảm vào năm 2023, phản ánh chung tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Nhìn chung, dựa trên bảng số liệu này, doanh nghiệp đã có những cải tiến đáng kể từ
năm 2021 đến 2022. goài ra, thu nhập tài chính của doanh nghiệp tăng liên tục từ
167.531.907.804 đồng năm 2021 lên 301.008.063.317 đồng năm 2022, và tiếp tục tăng
lên 577.088.490.762 đồng năm 2023. Điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng
tăng thu từ hoạt động tài chính. Tuy nhiên, chi phí tài chính cũng tăng từ
45.072.929.624 đồng năm 2021 lên 60.402.056.552 đồng năm 2022, nhưng sau đó
giảm xuống 27.372.487.527 đồng năm 2023. Điều này có thể cho thấy doanh nghiệp
đã tối ưu hóa được chi phí tài chính. Thu nhập khác của doanh nghiệp cũng tăng mạnh
từ 4.371.195.381 đồng năm 2021 lên 15.225.626.021 đồng năm 2022, và tăng lên
24.751.516.067 đồng năm 2023. Điều này cho thấy doanh nghiệp có thể đang tìm kiếm
và tận dụng được nhiều nguồn thu mới.
- Điểm đáng chú ý khác từ bảng số liệu là chi phí lãi vay giảm từ 18.580.201.013 đồng
năm 2021 xuống còn 10.274.784.277 đồng năm 2022, và tiếp tục giữ ổn định ở mức
10.155.714.106 đồng năm 2023. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã quản lý hiệu quả
các khoản vay và giảm bớt gánh nặng lãi vay. Tuy nhiên, lợi nhuận khác lại tăng mạnh
từ 1.767.076.808 đồng năm 2021 lên 3.166.448.515 đồng năm 2022, và sau đó tăng
vọt lên 22.482.245.881 đồng năm 2023. Đây có thể là dấu hiệu tốt cho thấy doanh
nghiệp đang tìm ra được những nguồn lợi nhuận mới ngoài hoạt động kinh doanh
chính. Cũng cần lưu ý rằng chi phí khác của doanh nghiệp tăng từ 2.604.118.573 đồng
năm 2021 lên 12.059.177.506 đồng năm 2022, nhưng sau đó giảm xuống
2.269.270.186 đồng năm 2023.
=> Sự biến động mạnh mẽ trong các chỉ số kinh doanh từ năm 2022 đến 2023 đòi hỏi
sự chú ý đặc biệt từ phía doanh nghiệp. Cần phải tiến hành một phân tích sâu hơn để
xác định nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù
hợp để cải thiện hiệu suất kinh doanh trong tương lai.
3.2.4 Phân tích khả năng thanh toán
3.2.5 Phân tích nhóm thông số hoạt động
2022/2021 2023/2022
Chỉ tiêu 2021 2022 2023
Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%)

1.KỲ THU TIỀN BQ 6,8 4,3 10,5 -2,58 -37,79% 6,22 146,32%
2.VÒNG QUAY
KHOẢN PHẢI THU
(vòng) 52,7 84,6 34,4 31,99 60,75% -50,28 -59,40%

3.KỲ TRẢ TIỀN BQ 161,8 101,2 154,3 -60,59 -37,44% 53,07 52,42%
3.VÒNG QUAY
KHOẢN PHẢI TRẢ 2,2 3,6 2,3 1,33 59,85% -1,22 -34,39%

4.THỜI GIAN GIẢI


TOẢ TỒN KHO 111,9 85,3 74,9 -26,63 -23,79% -10,42 -12,21%

5.VÒNG QUAY HTK 3,2 4,2 4,8 1,00 31,22% 0,59 13,91%

6.VÒNG QUAY TÀI


SẢN 0,9 1,1 0,8 0,23 26,10% -0,30 -26,61%

7.VÒNG QUAY
TSCĐ 2,9 7,2 7,9 4,32 148,99% 0,64 8,87%
8.VÒNG QUAY VỐN
LUÂN CHUYỂN
RÒNG (vòng) 2,4 1,8 1,4 -0,59 -24,59% -0,42 -23,15%

a. Số vòng quay khoản phải thu:

Ta thấy số vòng quay khoản phải thu của công ty tăng qua các năm, năm 2021
là 53 vòng, năm 2022 là 85 vòng (tăng 32 vòng so với năm 2021). Như vậy công ty đã
ngày càng thắt chặt chính sách thu tiền bán hàng, hạn chế bị chiếm dụng vốn. Tuy
nhiên ta thấy tỷ lệ này là khá cao, vì thế có thể sẽ ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu
thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ.

b. Kỳ thu tiền bình quân:

Năm 2021 kỳ thu tiền bình quân là 7 ngày, sang năm 2022 kỳ thu tiền bình quân giảm
xuống còn 4 ngày, năm 2006 kỷ thu tiền bình quân lại tăng lên lại 10 ngày. Thời gian
thu tiền như trên chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng ngày càng nhanh sau đó lại giảm xuống
hay tốc độ thu tiền lại bắt đầu có xu hướng bị chậm lại. Và thời gian thu tiền như trên
là quá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, và như vậy không khuyến khích được
người mua và sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ hàng hoá. . Vì vậy công ty cần có
chiến lược tăng doanh thu cao hơn nữa trong khi giữ cho các khoản phải thu không
tăng, hoặc ngược lại giữ doanh thu và tăng cường khả năng thu hồi nợ.
c. Vòng quay khoản phải trả

Chỉ tiêu này cho biết 1 năm trung bình các khoản phải trả quay được bao nhiêu lần.
Năm 2021 vòng quay các khỏan phải trả là 2,2 vòng.

Năm 2022, vòng quay các khoản phải trả là 3,6 vòng ( tăng 1,33 vòng so với năm 2021
với tỷ lệ tương ứng là 58,85%) . Công ty đã có các hình thức thanh toán nhanh hơn
năm trước đồng thời được cung cấp nhờ các vay tín dụng chưa cần thanh toán ngay
hay được bổ sung vốn lưu động thường xuyên hơn ( vốn lưu động bình quân năm 2022
đã tăng hơn 4.660 tỷ so với 2021). Công ty có nhiều tiền mặt hơn để thanh toán các
hóa đơn và nợ ngắn hạn một cách kịp thời. Và công ty cũng đang quản lý các khoản nợ
và dòng tiền của mình một cách hiệu quả vào năm 2022.

Nắm 2023, vòng quay các khoản phải trả lại giảm về từ 3,6 xuống chỉ còn 2,3 vòng/ 1
năm. Chứng tỏ công ty đã mất quá nhiều thời gian để thanh toán cho các nhà cung cấp
hay đối tác của mình. Công ty đang gặp khó khan về mặt tài chính khi các khoản nợ
tăng cao 48,1% trong khi doanh thu năm 2023 lại giàm 21,06% so với năm 2022.

d. Vòng quay hàng tồn kho

Năm 2021: Vòng quay hàng tồn kho của công ty là 3,2 vòng có nghĩa là hàng tồn kho
luân chuyển 21,66 lần 1 năm.

Năm 2022 vòng quay HTK tăng từ 3,2 vòng/năm lên 4,2 vòng/năm tương đương tăng
1 vòng/năm. Nguyên nhân vòng quay hàng tồn kho năm 2022 tăng là do tốc độ tăng
doanh thu thuần ( 61,35%) lớn hơn tốc độ tăng hàng tồn kho ( 3,56%)

Năm 2023 vòng quay HTK lại có xu hướng tăng tới 4,8 vòng/ năm vì số lượng hàng
tồn kho đã có xu hướng giảm hơn 121 tỷ tương ứng giảm 5,34%. Điều này cho thấy
công ty đang giảm đi lượng tồn kho để giảm bớt các chi phí như : chi phí lưu kho, chi
phí bảo quản,…đồng thời cho thấy công ty đang thực hiện tốt việc quản trị HTK, tăng
hiệu quả việc sử dụng vốn. Từ đó cho thấy tình hình bán ra của năm 2023 tốt hơn, tuy
nhiên thời gian luân chuyển tồn kho của 3 năm vẫn nằm trong khu vực cao dẫn đến
không tốt cho công ty trong khâu thu hồi vốn, gây ứ đọng nhiều vốn lưu động sẽ ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất.
e. Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản lưu động của công ty có xu hướng dao động từ 0,8 - 1,2 vòng

qua các năm và nó không chênh nhau là bao nhiêu. Năm 2021 là 0,89 vòng, năm

2022 là 1,12 vòng và năm 2023 giảm xuống còn 0,82 vòng. Trong 3 năm thì số

vòng quay tài sản lưu động năm 2022 là cao nhất điều đó chứng tỏ việc sử dụng

vốn lưu dộng trong năm 2022 là cao nhất. Trong năm 2023 số vòng quay tài sản

lưu động đã giảm xuống còn 0,82 vòng là do tốc độ tăng của doanh thu của năm

2023 chậm hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động. Tài sản lưu động tăng chủ yếu

là do việc tăng lên của các khoản phải thu bình quân. Doanh thu của công ty tăng

chậm hơn so với tài sản lưu động là do công ty chưa chú trọng nhiều vào công

tác thu hồi vốn và kế hoạch tiêu thụ chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả sử

dụng tài sản lưu động của công ty phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các thành

phần trong tài sản lưu động như các khoản phải thu, hàng tồn kho, tiền và tương

đương tiền... Tỷ số phản ánh vòng quay tài sản lưu động là chỉ tiêu tổng hợp của

các tỷ số kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho. Vì vậy, công ty phải có

biện pháp thu hồi vốn, quản lý khoản phải thu, giải phóng hàng tồn kho, đẩy

mạnh tiêu thụ để từ đó tăng tốc độ luân chuyển của vòng quay tài sản lưu động.

f. Vòng quay TSCĐ

Năm 2021: Vòng quay tài sản cố định của công ty cổ phần là 2,9 vòng, có nghĩa là với
mỗi đồng tài sản cố định thì công ty tạo ra 2,9 đồng doanh thu. Năm 2022: Tỷ số này
là 7,22 vòng, tăng 4,32 vòng (148,99%%) so với năm 2021. Nguyên nhân của tỷ số
tăng là do công ty đã hạn chế đầu tư vào tài sản cố định khi giảm tới 35,2% tài sản cố
định và tốc độ tăng doanh thu năm 2022 đã nâng cao với việc tăng hơn 6.054 tỷ tương
ứng với 61,35%

Năm 2023: Tỷ số vòng quay tài sản cố định tiếp tục tăng lên 7,9 vòng; tăng 8,87% so
với năm 2022. Tuy doanh thu 2023 giảm hơn 3.353 tỷ (21,06%) trong khi nhưng tài
sản cố định của công ty tại thời điểm đó cũng giảm và còn giảm mạnh hơn cả so với
doanh thu ( 27,49%). Trong năm 2023 công ty đã banc bớt đi một số tài sản cố định
hoạt động không hiệu quả nên số vòng quay tài sản cố định của công ty đã tăng lên.
Nhưng các năm tới công ty cũng cần phải có biện pháp khai thác tài sản cố định tối đa
hơn, bởi thực tế nhiều máy móc thiết bị của công ty chưa hoạt động hết công suất.

g. Vòng quay vốn luân chuyển ròng

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng
chứng tỏ hiệu sử dụng vốn tăng và ngược lại

Vòng quay vốn lưu động cho biết có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra từ một
đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2021 có giá trị
vòng quay vốn lưu động là 2,4 lần; chứng tỏ công ty đã có 2,4 lần luân chuyển vốn lưu
động bình quân hay 1 đồng vốn lưu động bỏ rat hu được 2,4 đồng doanh thu.

Năm 2022 số vòng quay có xu hướng liên tục giảm xuống lần lượt là 1,8 ( giảm
24,59% so với năm 2021) và năm 2023 cũng giảm còn 1,4 ( giảm 23,15% so với năm
2022). Có nghĩa là doanh nghiệp đã phải dùng nhiều vốn lưu động hơn để tạo doanh
thu Đồng thời, điều này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang chi tiêu
cho quá nhiều khoản phải thu ( khoản phải thu tăng liên tục với tỷ lệ 0,37% tại năm
2022 và tăng tới 94,44% tại năm 2023). hoặc cho hàng tồn kho để hỗ trợ bán hàng.
Như vậy, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rủi ro nợ quá hạn khó có khả năng thu
hồi hoặc hàng tồn kho bị ứ đọng, chậm luận chuyển, giảm giá.

3.2.6 Phân tích nhóm thông số đòn bẩy tài chính

a. Thông số nợ
- Năm 2021: Công ty có 32,5% giá trị Tổng tài sản được tài trợ bằng các khoản nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn hay 1 đồng tài sản được hình thành bởi 0,325 đồng nợ.

- Năm 2022: Công ty có 25,1% giá trị Tổng tài sản được tài trợ bằng các khoản nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn hay 1 đồng tài sản được hình thành bởi 0,251 đồng nợ.

- Năm 2023: Công ty có 34,6% giá trị Tổng tài sản được tài trợ bằng các khoản nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn hay 1 đồng tài sản được hình thành bởi 0,346 đồng nợ.

Nhận xét: Năm 2021, tỷ số nợ trên tổng tài sản đạt 32,5%,. Năm 2022, tỷ số này giảm
7,4%, xuống còn 25,1%. Khi đó, một đồng tài sản chỉ được hình thành bởi 0.251 đồng
nợ. Các khoản nợ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ tài sản của công ty nên công ty
hoàn toàn có thể đảm bảo chi trả các khoản nợ khi rủi ro xảy ra, công ty bị phá sản.
Đến năm 2023, tỷ số này lại tăng lên 34,6% (tăng hơn năm 2022 là 9,5%) và cao hơn
cả năm 2021. Do trong năm doanh nghiệp đã tăng thêm các khoản nợ phải trả trong cơ
cấu nguồn vốn, kể cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tổng tài sản cũng tăng lên nhưng
thấp hơn tỷ lệ tăng của nợ nên tỷ số nợ tăng so với năm trước. Phần tăng thêm của nợ
ngắn hạn đến từ các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động và khoản phải
trả phải nộp khác. Phần tăng thêm bên phía nợ dài hạn đến từ khoản phải trả dài hạn
khác.Tài sản dài hạn giảm xuống trong khi tài sản ngắn hạn tăng lên, điều này cho thấy
doanh nghiệp đã chuyển một phần tài sản dài hạn thành tài sản ngắn hạn. Cụ thể là
doanh nghiệp đã giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn và đầu tư vào bất động sản.
Chi phí lãi vay của doanh nghiệp quá cao trong khi lợi nhuận trước thuế giảm mạnh
( năm 2022: 4.596.312.764.843; năm 2023: 1.254.809.583.640) không đủ để bù đắp
chi phí lãi vay. điều nảy cho thấy các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp chưa
phát huy hiệu quả, Doanh nghiệp nên giảm bớt các khoản đầu tư ngắn hạn để giảm chi
phí lãi vay bằng cách giảm hàng tồn kho để cắt giảm chi phí Tuy nhiên, Chỉ tiêu này
cho ta thấy chính sách thận trọng trong quản lý tài chính. Việc duy trì con số này ở
mức vừa phải sẽ giúp công ty vay vốn dễ dàng hơn khi gặp khó khăn về tài chính mà
vẫn mang lại khả năng sinh lời cao.

b. Thông số nợ dài hạn

Năm 2021, thông số nợ dài hạn là 0,05 tương ứng với 0,05 nợ dài hạn đã được sử dụng
để tài trợ cho nguồn vốn dài hạn của công ty hay khả năng thanh toán nợ dài hạn của
công ty là 0,05.
Năm 2022 và năm 2023, các thông số nợ đã có xu hướng tăng đều với các giá trị lần
lượt là 0,06 và 0,07.Điều này chứng tỏ các khoản nợ dài hạn của công ty đồng thời
cũng đã tăng cao ( năm 2022/ năm 2021 nợ dài hạn tăng 68,62%; năm 2023/năm 2022
nợ dài hạn tăng 10,24%), công ty đã giảm chậm lại mức độ thanh toán nợ dài hạn của
mình mà thay vào đó là đầu tư vào nguồn vốn dài hạn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

c. THÔNG SỐ NGÂN QUỸ/NỢ

Thông số ngân quỹ/nợ là một công cụ đo lường khả năng một công ty phục vụ các

khoản nợ hiện hành của mình bằng ngân quỹ hàng năm. Doanh nghiệp có tỷ số này

tăng giảm không điều, tỷ số của năm 2021 là 1,53 ; năm 2022 là 3,14 và năm 2023

là 2,42. Qua đây, ta có thể thấy được là tỷ số này càng thấp chứng tỏ công ty càng

không có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ.

d. THÔNG SỐ KHẢ NĂNG TRẢ LÃI VAY

- Năm 2021, thông số khả năng trả lãi vay là 448,34, tăng 342,05 so với năm 2021 là
106,29 cho thấy khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp rất tốt. Doanh nghiệp đã dùng
vốn vay đề tài trợ cho hoạt động kinh doanh, phần vốn vay này đã làm tăng chi phí tài
chính của doanh nghiệp vào cuối năm 2021. Đồng thời lợi nhuận trước thuế năm 2022
của doanh nghiệp cũng tăng lên hơn 2.640 tỷ. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã sử
dụng vốn vay rất có hiệu quả. Chi phí tài chính được bù đắp bởi lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh. Nếu tình hình thuận lợi thì doanh nghiệp nên tăng nợ để sử dụng đòn bẩy
tài chính nhằm tìm kiếm một mức lợi nhuận cao hơn.

- Năm 2023 thông số khả năng trả lãi đột ngột giảm mạnh, từ 448,34 năm 2022 xuống
124,56 tương ứng với tỷ lệ giảm 72,22%. Tuy nhiên chi phí lãi vay lại có xu hướng
giảm xuống ít (-1%). Điều này là do công ty vay nợ dẫn đến khoản nợ tang cao với
40,8 % so với 2022, lợi nhuận trước thuế giảm dẫn đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay
cũng giảm làm cho khả năng trả lãi giảm.

3.2.7 Phân tích nhóm thông số khả năng sinh lời


3.2.8 Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu
CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH
4.1 . Phân tích sự tăng trưởng của công ty, xác định mục tiêu tăng trưởng bền
vững đến năm 2024.

Tốc độ tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển trong tương lai. Sự biến động
về tốc độ tăng trưởng bền vững không những phản ánh sự thay đổi về quy mô kết quả
hoạt động mà còn phản ánh cả sự ổn định, tình hình phát triển và mức độ phát triển
vững chắc của doanh nghiệp. Qua đánh giá khái quát tốc độ tăng trưởng bền vững,
những người sử dụng thông tin có thể nhận biết được mức độ thành công hiện tại và xu
hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Vì thế không chỉ có các nhà đầu tư,
nhà cho vay dài hạn mà hầu hết những người sử dụng thông tin tài chính đều quan tâm
đến việc đánh giá khái quát tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Phân tích tăng
trưởng của doanh nghiệp qua một số chỉ tiêu:

Tỷ lệ
Chỉ tiêu 2021 2022 2023 2022/2021 2023/2022
1. Doanh
thu thuần
bán hàng và
cung cấp
dịch vụ 9.869,76Tỷ 15.924,53Tỷ 12.570,54Tỷ 0,61 (0,21)

2. Lợi
nhuận sau
thuế thu
nhập doanh
nghiệp 1.826,12Tỷ 4.321,08Tỷ 1.110,14Tỷ 1,37 (0,74)

3. Tổng tài
sản 11.072,12Tỷ 14.166,86Tỷ 15.237,97Tỷ 0,28 0,08

4. VCSH 7.478,10Tỷ 10.605,45Tỷ 9.963,38Tỷ 0,42 (0,06)

5. Tỷ lệ trả
cổ tức 18% 30%

 Phân tích tăng trưởng của doanh nghiệp năm 2022 qua một số chỉ tiêu:

Tăng trưởng về tổng tài sản = (Tài sản cuối kỳ - Tài sản đầu kỳ)/ Tài sản đầu kỳ= 0,28

Tăng trưởng về VCSH = (VCSH cuối kỳ - VCSH đầu kỳ)/ VCSH đầu kỳ)= 0,42

Tăng trưởng về DTT = (DTT kỳ này – DTT kỳ trước)/ DTT kỳ trước)= 0,61

Qua những chỉ tiêu trên ta thấy ba chỉ tiêu đều có mức độ tăng trưởng dương điều đó
cho thấy công ty đang ở trạng thái phát triển.

 Tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty năm 2022:

g* ( 2022)= (1-18%)* (4.321.080.734.535/7.478.097.275.386)= 47%

g thực tế (2022)= (15.924.526.874.399 - 9.869.762.904.637)/9.869.762.904.637= 61%


Kết luận: Tại thời điểm năm 2022, g*< g thực tế: công ty đang ở trong trạng thái tăng
trưởng chậm.

 Phân tích tăng trưởng của doanh nghiệp năm 2023 qua một số chỉ tiêu:

Tăng trưởng về tổng tài sản = (Tài sản cuối kỳ - Tài sản đầu kỳ)/ Tài sản đầu kỳ= 0,08

Tăng trưởng về VCSH = (VCSH cuối kỳ - VCSH đầu kỳ)/ VCSH đầu kỳ)= 0,06

Tăng trưởng về DTT = (DTT kỳ này – DTT kỳ trước)/ DTT kỳ trước)= 0,21

Qua những chỉ tiêu trên ta thấy ba chỉ tiêu đều có mức độ tăng trưởng dương điều đó
cho thấy công ty đang ở trạng thái phát triển.

 Tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty năm 2023

g* ( 2023)= (1-30%)* ( 1.110.142.716.892/ 10.605.448.816.520)= 7,33%

g thực tế (2023)= (12.570.542.089.828 - 15.924.526.874.399)/15.924.526.874.399= -


21,06%

Nhận xét: Tại thời điểm năm 2023, g*> g thực tế: công ty đang ở trong trạng thái tăng
trưởng nhanh.

Để xác định mục tiêu tăng trưởng bền vững của CÔNG TY CP PHÂN BÓN DẦU
KHÍ CÀ MAU năm 2024 cần bảng dự toán báo cáo tài chính của năm 2024. Với dữ
kiện công ty đặt chỉ tiêu doanh thu năm 2024 đạt 11.878,2 tỷ đồng, thì ta có :

Chỉ tiêu Năm 2023 % Năm 2024


1. Doanh thu thuần
về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 12.570.542.089.828 15.326.000.000.000

2. Giá vốn hàng bán 10.538.742.407.968 83,84% 12.848.830.622.445


3. Lợi nhuận gộp về 2.031.799.681.860 2.477.169.377.555
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
4. Doanh thu hoạt
động tài chính 577.088.490.762 577.088.490.762

5. Chi phí tài chính 27.372.487.527 27.372.487.527

6. Chi phí bán hàng 800.631.458.171 6,37% 976.129.560.702


7. Chi phí quản lý
doanh nghiệp 548.556.889.165 5,21% 668.800.344.748

8. Lợi nhuận thuần


từ hoạt động kinh
doanh 1.232.327.337.759 1.381.955.475.340

9. Thu nhập khác 24.751.516.067 24.751.516.067

10. Chi phí khác 2.269.270.186 2.269.270.186

11. Lợi nhuận khác 22.482.245.881 22.482.245.881

12. Tổng lợi nhuận


kế toán trước thuế 1.254.809.583.640 1.404.437.721.221
13. Chi phí thuế
TNDN hiện hành 146.468.525.391
14. Chi phí thuế
TNDN hoãn lại -1.801.658.643
15. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh
nghiệp 1.110.142.716.892

Tốc độ tăng trưởng bền vững =


= = = 26,19%
Vậy tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty năm 2020 là 26,19% là mục tiêu tăng
trưởng của công ty trong giai đoạn này
4.2 Phân tích kế hoạch tài trợ và đầu tư dài hạn ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của công ty
4.2.1 Kế hoạch tài trợ
Tình hình tài trợ của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa việc sử dụng
nguồn lực tài chính của doanh nghiệp vào đầu tư, khai thác để tạo ra lợi ích với nguồn
gốc tài trợ bỏ ra.Các chỉ tiêu thường được sử dụng trong quá trình phân tích gồm: mức
độ tự tài trợ tài sản bằng VCSH, hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với VCSH.

a. Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ năm 2023= 9.963.383.234.158/ 15.237.966.427.299= 0,654

Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn
VCSH chiếm 65,4%. Trị số của chỉ tiêu khá cao nên khả năng tự đảm bảo về mặt tài
chính của doanh nghiệp cao, mức độc độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp tăng.

b. Hệ số nợ /tài sản

Hệ số nợ/tài sản = (4.517.257.789.256+757.325.403.885)/ 15.237.966.427.299

= 0.346

Chỉ số năm 2023 nhỏ hơn 1 có nghĩa đa phần tài sản doanh nghiệp được tài trợ bằng
việc sử dụng các tài sản có sẵn của mình

c. Hệ số nợ so với VCSH

Hệ số nợ trên VCSH = 5.274.583.193.141/ 9.963.383.234.158= 0,529

Hệ số này nhỏ hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các
VCSH

4.2.2 Đầu tư dài hạn


Đại hội đồng Cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị triển khai, quyết định
phương án thực hiện, mở rộng hay thu nhỏ quy mô các dự án đầu tư, chuyển nhượng,
có thể tăng/giảm tỉ lệ tham gia; triển khai, thực hiện thêm một số dự án hợp tác kinh
doanh và đầu tư địa ốc mới có tính khả thi.

Đại hội đồng Cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định phương án
vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong
và ngoài nước, phát hành trái phiếu phục vụ toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
ngắn hạn, dài hạn của công ty; Cho các công ty con, công ty thành viên vay vốn lưu
dộng/ bảo lãnh đảm bảo lợi ích cao nhất cho Công ty và cho cổ đông.

4.2.2.1 Chính sách chi trả cổ tức


Theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2022, kết thúc năm vừa qua
PVCFC đạt tổng doanh thu hợp nhất 16.241 tỷ đồng, là năm đầu tiên vượt chỉ tiêu
doanh thu trên 16.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 4.586 tỷ đồng, là mức lợi nhuận
cao nhất từ trước tới nay của PVCFC. Song song với việc đảm bảo sản xuất kinh
doanh, PVCFC còn là một doanh nghiệp tiên phong theo định hướng phát triển bền
vững, ứng xử đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng, nhất là
chính sách cho người lao động.

Ngoài ra, Công ty luôn dành một phần kinh phí thực hiện các hoạt động an sinh
xã hội. Trong năm 2022, PVCFC đã dành hơn 40 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới,
xây dựng các công trình phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn như điện chiếu sáng, cầu,
đường, hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh môi trường... Công ty cũng duy trì quỹ học
bổng “Phân bón Cà Mau - Hạt ngọc mùa vàng” hơn 10 năm nay. Đặc biệt với mong
muốn thúc đẩy tạo động lực và đóng góp vào sự phát triển của giáo dục, các tổ chức
đoàn thể PVCFC đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động có ý nghĩa thiết thực mang
thương hiệu, văn hóa, bản sắc Phân bón Cà Mau như: chương trình chia sẻ sách, tặng
tủ sách; buổi tham quan chia sẻ hướng nghiệp cho học sinh các trường trên địa bàn
tỉnh Cà Mau; chung tay xây dựng hệ sinh thái đào tạo; tổ chức hoạt động hiến máu
nhân đạo; thực hiện dự án trồng 300.000 cây xanh trong giai đoạn 2022-2024 góp
phần bảo vệ môi trường, giữ đất, giữ nước. Với kết quả tích cực nêu trên, ĐHĐCĐ
PVCFC đã thông qua mức chia cổ tức 30% vốn điều lệ, tương đương 3.000 đồng/cổ
phiếu.

Bước sang năm 2023 với dự báo nhiều khó khăn, thách thức lẫn cơ hội cho cả
nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Công ty tiếp tục đặt ra kế hoạch
năm nay với tổng doanh thu 13.458 tỷ đồng và 1.458 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Trong đó, chỉ tiêu sản xuất 882 nghìn tấn urê quy đổi, 160 nghìn tấn NPK. Về sản
lượng kinh doanh, urê dự kiến 760 nghìn tấn, các sản phẩm từ gốc urê 100 nghìn tấn,
NPK 160 nghìn tấn và phân bón tự doanh 211 nghìn tấn.

ĐHĐCĐ cũng đã xem xét, biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu điện tử thông
qua các báo cáo/tờ trình với số tỷ lệ đồng thuận cao. Đại hội đã nhất trí tái bổ nhiệm
ông Văn Tiến Thanh là Thành viên HĐQT – Tổng giám đốc Công ty và bầu ông Lê
Cảnh Khánh làm Kiểm soát viên Công ty.

Về tầm nhìn trung và dài hạn, PVCFC phấn đấu tăng trưởng sản lượng kinh
doanh các dòng sản phẩm phân bón từ 6 – 10%/năm, cải thiện tốc độ tăng trưởng
doanh thu từ 5 -10%/năm; phấn đấu đến năm 2025, PVCFC là một trong năm đơn vị
có quy mô kinh doanh hàng đầu Đông Nam Á về doanh thu.

4.2.2.2 Chiến lược phát triển thương hiệu


PVCFC đã triển khai nhiều dự án liên quan chuyển đổi số, tích hợp các hệ
thống, tự động hóa các nghiệp vụ chính từ các hệ thống như DMS, ERP… nhằm số
hóa tối thiểu 20% các quy trình hoạt động nghiệp vụ trên các nền tảng số. Bên cạnh
đó, Công ty tiếp tục nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để tăng khả năng lưu trữ,
bảo mật, đồng thời đồng bộ thông tin dữ liệu hóa sản xuất kinh doanh với Tập đoàn.
Đến nay, hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản đã sẵn sàng kết nối với hệ thống ERP của
Tập đoàn.

Trong công tác quản trị, PVCFC đã từng bước triển khai xây dựng định hướng
chiến lược phát triển bền vững theo đúng tiêu chuẩn ESG về môi trường - xã hội -
quản trị doanh nghiệp. Đã hoàn thành chuẩn hóa chuỗi giá trị và hệ thống văn bản quy
phạm, ma trận kiểm soát các quy trình và số hóa quy trình nghiệp vụ giúp kết nối
nhanh chóng. Tiếp tục bám sát Đề án tái tạo văn hóa Petrovietnam, lồng ghép các giá
trị văn hóa PVCFC trên 4 phương diện: Thể chất - Trí tuệ - Tình cảm - Tinh thần.

Về định hướng chiến lược phát triển trung và dài hạn, PVCFC xác định một số
nhiệm vụ chính, đó là: đẩy mạnh đầu tư thực hiện chiến lược đến năm 2025 làm nền
tảng cho sự dịch chuyển. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 2023-2025 dự kiến 289 tỷ
đồng; Khai thác thế mạnh về mặt công nghệ nhà máy để tối ưu hóa và mở rộng sản
xuất; Đầu tư hệ thống kho bãi phục vục công tác Logistic; Mở rộng hạ tầng phục vụ
xuất hàng, lưu trữ nguyên liệu, hạ tầng các hoạt động và kinh doanh, hoạt động chuyển
đổi số,....

4.2.2.3 Chiến lược mở rộng phân phối và sản xuất
Trong năm 2023, Phân bón Cà Mau đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi
giá nguyên liệu tăng, giá phân bón giảm, nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp, cạnh tranh
với phân bón nhập khẩu ngày càng cao... Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ
sát sao của Đảng ủy Tập đoàn, cùng với sự nỗ lực của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Công ty
và tập thể CBCNV, PVCFC đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp
trong quản trị, SXKD và đạt được kết quả ấn tượng, hoàn thành và hoàn thành vượt
mức các chỉ tiêu, kế hoạch năm cũng như kế hoạch quản trị theo Nghị quyết 529 của
Tập đoàn.

Cụ thể, sản lượng sản xuất ure quy đổi ước đạt 954 nghìn tấn (kế hoạch điều
chỉnh là 951 nghìn tấn), NPK ước đạt 150 nghìn tấn (so với kế hoạch là 147 nghìn
tấn). Kết quả đó có được nhờ PVCFC đã chủ động thực hiện bảo dưỡng tổng thể với
2.652 hạng mục, có sản phẩm trước 25 giờ so kế hoạch; triển khai hơn 20 đề án tối ưu
hóa để tiết giảm tiêu hao, tối ưu năng suất thiết bị, máy móc, nâng công suất. Đồng
thời trong năm qua, phân xưởng sản xuất NPK hoạt động ổn định, sản phẩm đáp ứng
nhu cầu thị trường, công suất đạt 87,1%.

Tổng sản lượng tiêu thụ phân bón các loại trong năm 2023 của Phân bón Cà
Mau ước đạt hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, sản
lượng tiêu thụ ure ước đạt 866 nghìn tấn. Đặc biệt, PVCFC đã xâm nhập và phát triển
thành công thị trường NPK với sản lượng tiêu thụ trong năm ước đạt được 160 ngàn
tấn bằng 192% so với năm 2022.

Một điểm sáng nổi bật của Phân bón Cà Mau trong năm 2023 là mở rộng xuất
khẩu phân bón, góp phần gia tăng doanh thu. Cụ thể, Phân bón Cà Mau đã đẩy mạnh
xuất khẩu và kinh doanh quốc tế, điển hình là việc hợp tác với Tập đoàn Vân Thiên
Hóa, Yatek. Đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu khi thị trường trong nước trầm lắng, nhu
cầu giảm để giảm áp lực tồn kho. Tính đến nay, Phân bón Cà Mau đã xuất khẩu qua
hơn 18 quốc gia với sản lượng xuất khẩu trong năm 2023 dự tính đạt 344 nghìn tấn,
chiếm khoảng 26% tổng sản lượng tiêu thụ; giá trị xuất khẩu dự kiến đạt 136 triệu
USD, chiếm khoảng 25% doanh thu các sản phẩm phân bón. Trong đó, Campuchia là
thị trường xuất khẩu lớn nhất với sản lượng và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%.

4.3 Giải pháp đầu tư và tài trợ dài hạn giai đoạn 2024 - 2028.
4.3.1 Mục tiêu đầu tư và tài trợ
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

- Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

- Tăng lợi nhuận và giá trị cho cổ đông.


4.3.2 Giải pháp đầu tư
* Tăng cường vốn chủ sở hữu: bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; phát hành cổ phiếu
ra công chúng; kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư chiến lược.

* Đầu tư vào công nghệ và thiết bị:

- Nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

- Phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

* Mở rộng thị trường xuất khẩu:

- Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

- Tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế.

- Xây dựng mạng lưới phân phối ở nước ngoài.

4.3.3 Giải pháp tài trợ


* Vay vốn ngân hàng:

- Vay vốn tín dụng đầu tư cho các dự án mới.

- Vay vốn lưu động để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

- Sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác như bảo lãnh, tín dụng xuất khẩu.

* Phát hành trái phiếu:

- Huy động vốn dài hạn từ các nhà đầu tư.

- Diversify các nguồn vốn tài trợ.

- Nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

* Hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế:

- Vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB.

- Hỗ trợ tư vấn tài chính, quản trị rủi ro.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác.


4.3.4 Kế hoạch thực hiện
Giai đoạn 2024-2025: Tập trung đầu tư vào nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị
trường trong nước.

Giai đoạn 2026-2028: Tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển các sản
phẩm mới.

4.3.5 Dự kiến kết quả


Doanh thu tăng trưởng bình quân 10%/năm.

Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bình quân 15%/năm.

Nâng cao năng lực cạnh tranh

4.4 Dự toán báo cáo tài chính 2024 (Tin)

PSI dự báo năm 2024 kết quả kinh doanh của Đạm Cà Mau sẽ ghi nhận tăng trưởng tốt
nhờ vào các yếu tố như giá phân bón tăng, lượng tiêu thụ NPK dự kiến tăng, chi phí
khấu hao nhà máy ure giảm…

Ảnh: Đạm Cà Mau


Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI), năm 2024 dự báo CTCP Phân
bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE; DCM) có thể thu về 15.326 tỷ đồng doanh
thu thuần và 2.446 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

So với kết quả thực hiện của năm 2023 (số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất của
DCM), doanh thu thuần và lãi ròng của doanh nghiệp dự báo tăng lần lượt 21,6% và
120% trong năm 2024.

Kết quả này đưa ra dựa trên dự báo của PSI về việc điều chỉnh giá phân bón ure trung
bình cả năm 2024 lên mức 370 USD/tấn, sản lượng tiêu thụ phân bón ure của DCM
được cải thiện lên mức hơn 890.000 tấn. Đồng thời, sản lượng tiêu thụ phân bón NPK
trong năm 2024 giả định tăng lên 300.000 tấn nhờ việc sáp nhập M&A nhà máy phân
bón NPK Hàn – Việt. Chi phí kinh doanh của DCM được cải thiện kể từ năm 2024 khi
nhà máy phân bón ure hết khấu hao.

Giá phân bón ure có thể tăng nhẹ trong năm 2024

Các chuyên gia của PSI cho rằng, giá ure thế giới tại các thị trường chủ chốt tiếp tục
duy trì xu hướng hồi phục trước tác động của cả phía cung và cầu.

Theo đó, về phía cung, tác động đến từ việc nguồn cung dự báo sẽ tiếp tục bị thắt chặt
khi Nga (quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới – chiếm khoảng 15% lượng tiêu
thụ toàn cầu) đã gia hạn chính sách áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón đến tháng 5 để
bảo vệ thị trường nội địa.

Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu ure để đảm bảo nguồn cung trong nước và ổn
định giá. Điều này đã tác động không nhỏ tới thị trường phân bón toàn cầu bởi Trung
Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ ure hàng đầu thế giới.

Tại Trung Đông, chính phủ Ai Cập đã quyết định gia hạn vô thời hạn việc cắt giảm
30% lượng khí cho sản xuất phân ure tại nước này, trong khi đó năm ngoái Ai Cập
chiếm 4% sản lượng sản xuất và 8% sản lượng xuất khẩu ure toàn cầu.
Ảnh: PSI

Về phía cầu, theo Rabobank, nhu cầu tiêu thụ phân bón trong năm 2024 được kỳ vọng
sẽ tăng 5% nhờ việc giá phân bón trở nên bình ổn hơn. Cũng theo Rabobank ước tính,
nhu cầu tiêu thụ phân bón ure toàn cầu trong năm 2024 ước đạt 108 triệu tấn. Sản
lượng phân bón ure toàn cầu dự kiến sẽ đạt 109 triệu tấn.

Mức tiêu thụ toàn cầu đối với sản phẩm phân ure sẽ duy trì động lượng tăng trưởng
đến năm 2030, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng gộp trung bình hàng năm (CAGR) chỉ
đạt 1,42% trong giai đoạn từ năm 2021 – 2030.

Theo báo cáo của PSI, các sự kiện trên đã thúc đẩy giá ure trên thị trường phân bón thế
giới tiếp tục tăng sau khi có mức tăng mạnh do các yếu tố như căng thẳng leo thang ở
Biển Đen khiến cho giá nông sản tăng mạnh.

Chi phí khấu hao của doanh nghiệp dự kiến giảm mạnh trong năm 2024

Nhà máy ure của DCM hết khấu hao kể từ quý 4/2023. Nhà máy này đi vào hoạt động
từ quý 4/2011, được sử dụng chính sách khấu hao đường thẳng trong vòng 12 năm với
chi phí khấu hao máy móc và thiết bị hằng năm gần 1.000 tỷ đồng/năm.

Chi phí khấu hao tài sản cố định trong quý 4/2023 đã giảm mạnh chỉ còn hơn 59 tỷ
đồng so với mức 322,8 tỷ đồng ghi nhận trong quý 3/2023. Việc máy móc thiết bị nhà
máy phân bón ure hết khấu hao sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí sản xuất
kinh doanh, qua đó giúp cải thiện được biên lợi nhuận. Biên lợi nhuận gộp được cải
thiện lên mức 24,3% trong quý 4/2023 (từ mức 5,9% của quý 3/2023).

Ảnh: PSI

Động lực tăng trưởng dài hạn từ việc sáp nhập nhà máy NPK Hàn - Việt

Báo cáo cho biết, Đạm Cà Mau sẽ thực hiện M&A nhà máy NPK Hàn - Việt (với giá
trị đầu tư khoảng 600 tỷ đồng) trong quý 1/2024 và nâng tổng công suất sản xuất sản
phẩm NPK lên 660.000 tấn/năm. Hiện tại công suất của nhà máy NPK Cà Mau là
300.000 tấn/năm. DCM có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp NPK khác khi có khả
năng tự chủ được nguồn phân ure đầu vào.

Sản lượng kinh doanh phân bón NPK của doanh nghiệp có sự tăng trưởng khá lớn qua
từng năm, từ mức 41.000 tấn trong năm 2021 lên hơn 152.000 tấn trong năm 2023.
Chuyên gia của PSI kỳ vọng với hệ thống phân phối đã gây dựng từ trước cùng với
năng lực sản xuất được gia tăng, trong năm 2024 sản lượng kinh doanh phân bón NPK
của Đạm Cà Mau sẽ vượt 300.000 tấn.

Ngoài ra, giá bán NPK chủ yếu xác định trên giá nguyên liệu, trong khi đó DCM đã
chủ động ký kết những hợp đồng dài hạn về cung cấp nguyên liệu sản xuất cho sản
phẩm NPK. Đây sẽ là yếu tố tạo nên sự đột phá trong kết quả kinh doanh dòng sản
phẩm này của công ty.
Ảnh: PSI

Bên cạnh đó, với vị trí chiến lược của nhà máy phân bón NPK Hàn – Việt tại khu
Công nghiệp Hiệp Phước (TP HCM) cách bến cảng Hiệp Phước 500m, đây sẽ là vị trí
quan trọng để DCM có những bước tiến quan trọng vào thị trường tiềm năng Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ.

Đạm Cà Mau cũng có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm kho chứa rộng 2ha (20.000 m2)
tại đây nhằm bổ sung sức chứa nguyên liệu và sản phẩm. Tổng sức chứa dự kiến tại
Nhà máy NPK Hàn – Việt là 4,5ha (45.000 m2). Đây sẽ là đòn bẩy để DCM phát huy
hoạt động xuất/ nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm phân bón khác.

Ngoài ra việc tận dụng diện tích kho bãi lớn của nhà máy KVF giúp DCM tiết giảm
chi phí lưu kho và gia tăng sự linh hoạt trong việc lưu trữ nguyên liệu đầu vào để sản
xuất NPK và các sản phẩm tự doanh của DCM.

Mặt khác, kể từ ngày 15/7/2023, thuế xuất khẩu phân bón NPK đã giảm về 0%, đây sẽ
là động lực tăng trưởng mới cho Phân bón Dầu khí Cà Mau, đặc biệt trong bối cảnh
doanh nghiệp còn đang đẩy mạnh xuất khẩu.

Đạm Cà Mau được chấp thuận đầu tư nhà máy tại Bình Định

Đạm Cà Mau vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất phân
bón Cà Mau - cơ sở Bình Định với diện tích gần 3 ha, tại Khu công nghiệp Long Mỹ,
TP Quy Nhơn, với tổng vốn đầu tư hơn 119 tỷ đồng (100% vốn đầu tư sẽ đến từ
DCM).

Theo báo cáo của PSI, DCM sẽ triển khai dự án ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục
pháp lý, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ quý 1/2025. Nhà máy này sẽ sản xuất,
phối trộn các loại phân bón NPK+TE, công suất khoảng 50.000 tấn/năm; đóng gói các
loại phân bón với công suất khoảng 50.000 tấn/ năm; lưu trữ, kinh doanh các loại phân
bón, nguyên vật liệu sản phẩm phân bón khoảng 150.000 tấn/năm.

Việc đầu tư mở rộng sản xuất giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống tồn trữ và
phân phối, đảm bảo nguồn hàng luôn sẵn sàng và kịp thời ở các thị trường trọng điểm.
Việc đầu tư sẽ mang lại hiệu quả và tạo lợi thế để công ty phát triển bền vững trong
thời gian tới.

CHƯƠNG 5: ĐỊNH GIÁ, MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP


5.1 Định giá
Căn cứ theo tình hình thực tế của công ty CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC),
có thể áp dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp sau:

5.1.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF):


Ưu điểm: Đây là phương pháp định giá phổ biến và được đánh giá cao nhất do tính
khoa học và khách quan. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc giá trị của một doanh
nghiệp bằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền mà doanh nghiệp dự kiến tạo ra trong
tương lai.

Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi nhiều dữ liệu đầu vào và các giả định về tỷ lệ
tăng trưởng, chi phí vốn,... Do đó, kết quả định giá có thể bị ảnh hưởng bởi tính chính
xác của dữ liệu và giả định.
5.1.2 Phương pháp so sánh:
Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện. Phương pháp này so sánh doanh
nghiệp mục tiêu với các công ty tương đồng về ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt
động,... để xác định giá trị hợp lý.

Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi cần có dữ liệu về các công ty so sánh đầy đủ và
chính xác. Do đó, kết quả định giá có thể bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn công ty so
sánh.

5.1.3 Phương pháp giá trị tài sản ròng (NAV):


Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện. Phương pháp này xác định giá
trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị thị trường của tài sản trừ đi tổng giá trị thị trường
của nợ vay.

Nhược điểm: Phương pháp này không phản ánh được khả năng sinh lời của doanh
nghiệp trong tương lai. Do đó, kết quả định giá có thể không chính xác trong một số
trường hợp.

Lựa chọn phương pháp định giá phù hợp:

Việc lựa chọn phương pháp định giá phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Ngành nghề kinh doanh: Mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc thù riêng, do đó
cần lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc thù của ngành.

Tình hình tài chính: Tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc
lựa chọn phương pháp định giá. Ví dụ, đối với doanh nghiệp có dòng tiền ổn định,
phương pháp DCF có thể là lựa chọn phù hợp.

Mục đích định giá: Mục đích định giá cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương
pháp. Ví dụ, nếu mục đích định giá là để mua bán sáp nhập, phương pháp so sánh có
thể là lựa chọn phù hợp.

Đối với trường hợp của PVCFC, có thể cân nhắc sử dụng kết hợp các phương pháp
định giá trên để có được kết quả chính xác và khách quan nhất.

5.2 Mua bán và sáp nhập


1. Sáp nhập:
Sáp nhập theo kiểu sáp nhập: Doanh nghiệp A mua lại toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa
vụ của Doanh nghiệp B, đồng thời Doanh nghiệp B chấm dứt hoạt động.

Sáp nhập theo kiểu hợp nhất: Doanh nghiệp A và Doanh nghiệp B hợp nhất thành một
doanh nghiệp mới, đồng thời Doanh nghiệp A và Doanh nghiệp B chấm dứt hoạt động.

2. Mua lại:

Mua lại cổ phần: Doanh nghiệp A mua lại toàn bộ hoặc một phần cổ phần của Doanh
nghiệp B, từ đó Doanh nghiệp A trở thành công ty mẹ của Doanh nghiệp B.

Mua lại tài sản: Doanh nghiệp A mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của Doanh
nghiệp B, nhưng Doanh nghiệp B vẫn tiếp tục hoạt động.

Lựa chọn hình thức mua bán và sáp nhập phù hợp:

Việc lựa chọn hình thức mua bán và sáp nhập phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao
gồm:

Mục tiêu của thương vụ: Mục tiêu của thương vụ mua bán và sáp nhập là gì? Ví dụ,
nếu mục tiêu là để mở rộng thị phần, sáp nhập theo kiểu sáp nhập có thể là lựa chọn
phù hợp.

Cấu trúc sở hữu: Cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp tham gia thương vụ như thế
nào? Ví dụ, nếu các doanh nghiệp có cùng cổ đông, mua lại cổ phần có thể là lựa chọn
phù hợp.

Giá trị doanh nghiệp: Giá trị của các doanh nghiệp tham gia thương vụ như thế nào?
Ví dụ, nếu giá trị của một doanh nghiệp cao hơn nhiều so với doanh nghiệp

KẾT LUẬN

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là khâu hết
sức quan trọng., với kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh chính xác hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tiêu thụ sản phẩm lại bị phụ thuộc
vào tổ chức hệ thống kênh phân phối.
Nhận thức và thấy rõ được tầm quan trọng của việc tiêu thụ sẩn phẩm, Công Ty
CP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau đã thành lập, xây dựng và phát triển với mục tiêu trở
thành niềm tự hào của người Việt, Công Ty Phân Bón Dầu Khí Cà Mau luôn gìn giữ
những giá trị bản sắc của thương hiệu, đồng thời không ngừng thay đổi và thích nghi
với môi trường kinh doanh hiện đại. Không đơn thuần là mang lại giá trị kinh tế, mà
hơn hết, Công Ty CP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau còn mong muốn trở thành nơi vun
mầm và nuôi dưỡng nhân tài Việt, đồng hành cùng những nốt thăng trầm của Việt
Nam trong từng giai đoạn phát triển đất nước
Đối với bán hàng, Công Ty CP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau tập trung giữ vững
vị thế trong nước đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mới. Đồng thời đa
dạng hóa các kênh phân phối và nâng cao năng lực vận hành của hệ thống. Công Ty
CP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau không ngừng nỗ lực cải tiến, phát triển chiến lược
marketing để có thể sớm trở thành người dẫn đầu thị trưởng và phải biết cách phát huy
những thế mạnh vốn có của mình về thương hiệu, nguồn tài chính, công nghệ, bề dày
hoạt động.... Công Ty CPPhân Bón Dầu Khí Cà Mau cần cổ gắng duy trì nâng cao
chất lượng sản phẩm và giữ giả không đối với hệ thống phân phối nhằm đảm bảo lợi
nhuận của nhà phân phối, cũng như lợi ích tối đa của người tiêu dùng. Chính vì vậy,
trong thời gian tới công ty cần thự hiện các biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế đó
để có thể hoàn thiện công tác tổ chức và quản lí hệ thống kênh phân phối, mở rộng
thêm mạng lưới kênh phân phối ở thi trường tiềm năng từ đó duy trì, củng cố khả năng
cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt. Vì thời gian cũng như
khả năng nghiên cứu có hạn, nên tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giảng viên và các bạn để tiểu luận
được hoàn thiện hơn.

Tỷ lệ
STT MSSV Họ và tên Nội dung thực hiện hoàn Ký tên
thành

1 Nguyễn Thị Bích Trâm 100%

2 Nguyễn Thị Ánh Tuyết 95%

Huỳnh Dương Quang


3 95%
Tin

4 Thân Thị Kim Duyên 95%


5 Nguyễn Thúy Hồng 100%

6 Huỳnh Nhật Hào 100%

You might also like