Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP

NHẬP MÔN ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

(NĂM 2023)

1. Các quan niệm về phương Đông, Đông phương học (Lệ Nhi)

1.1. Quan niệm về phương Đông:

Khái niệm “ phương Đông” xuất phát từ cách nhìn của người phương Tây. Tuy nhiên,
tồn tại những quan niệm khác biệt về “ không gian phương Đông”. Ở đây ta dẫn ra
những quan điểm khác biệt tồn tại như sau:

- Người Hy Lạp: “ Oriens” hay “Orient” trong Latinh nghĩa là phía Đông hướng mặt
trời mọc. Vì vậy, theo người Hy Lạp, phương Đông là các quốc gia nằm ở hướng mặt
trời mọc.

- Mỹ, Tây Âu: quan niệm rằng phương Đông gồm toàn bộ Châu Á.

- Nga, Pháp, Anh: phương Đông gồm lục địa Á Âu + Bắc Phi

- Quan điểm hiện đại: không gian phương Đông gồm Châu Á, Bắc Phi gắn kết với
Châu Đại Dương và Nam Thái Bình Dương.

1.2. Quan niệm về Đông phương học:

Thuật ngữ “ Đông phương học” xuất hiện từ phương Tây. Năm 1312, được lấy làm
mốc ra đời khoa học về Đông phương. Đông phương học ở phương Tây và phương
Đông khác nhau về thời gian ra đời cũng như mục đích nghiên cứu.

- Đông phương học ở phương Tây: Đông phương học ở phương Tây ra đời sớm và có
hai đặc điểm nổi bật như sau:

+ Gắn liền với thời kì phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản và sự
bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.

+ Ra đời để phục vụ cho sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân. Vì vậy,
có những tư tưởng sai lệch về phương Đông.

- Đông phương học ở phương Đông ra đời muộn hơn so với phương
Tây, có bước phát triển không ngừng và có hai đặc điểm đáng chú ý:

+ Nở rộ sau Chiến tranh thế giới thứ 2


+ Tìm hiểu về giá trị đích thực của phương Đông.

2. Phương Đông – khu vực lịch sử - văn hóa

Khu vực phương Đông, cũng được gọi là Á Đông hay Á Đại Dương, là một khu vực
lịch sử và văn hóa quan trọng trên thế giới. Nó bao gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh
thổ, chủ yếu nằm ở châu Á, nhưng cũng có một số bộ phận nằm ở châu Đại Dương.

Khu vực phương Đông có một lịch sử lâu đời và phong phú, với nhiều vương triều, đế
chế và văn minh nổi tiếng đã tồn tại trong hàng ngàn năm. Đây là nơi sinh sống và
phát triển của nhiều dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau.

Văn hóa phương Đông được đánh giá cao về sự đa dạng và ảnh hưởng sâu sắc. Các
nền văn hóa phương Đông nổi tiếng bao gồm văn học, kiến trúc, nghệ thuật, âm nhạc,
hình thức biểu diễn và nghệ thuật truyền thống. Một số nền văn hóa nổi tiếng ở khu
vực này bao gồm nền văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và
các nền văn hóa của Đông Nam Á.

Các triều đại và đế chế lịch sử quan trọng trong khu vực phương Đông bao gồm Đại
Hán, Đường, Tống, Trung Quốc cổ đại, Đế quốc Nhật Bản, Goryeo và Joseon của Hàn
Quốc, đế chế Ấn Độ và Champa của Việt Nam, chỉ để kể vài ví dụ. Những vương
triều và đế chế này đã để lại di sản lớn trong lịch sử, văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật
của khu vực.

Khu vực phương Đông cũng là nơi có những thành tựu khoa học và công nghệ quan
trọng. Trong suốt lịch sử, các nhà khoa học, triết gia và nhà phát minh từ phương
Đông đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thế giới. Ví dụ như, nền văn minh
Trung Quốc cổ đại đã đưa ra những phát minh như giấy, la bàn, thuốc súng, kỹ thuật
in.

Chính vì thế, có thể nói khu vực phương Đông có một lịch sử và văn hóa đa dạng, và
đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhân loại trong nhiều lĩnh vực khác
nhau.

3. Xuất hiện Đông phương học là tất yếu? (Uyển Nhi)

Phương Đông là một trong những cái nôi lâu đời của nền văn minh nhân loại.
Đông phương học là một trong những lĩnh vực quan trọng nghiên cứu liên ngành của
nhiều quốc gia phương Đông truyền thống, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, và nhiều quốc gia khác. Đông phương học nghiên cứu về
lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, tư tưởng, và chính trị của các nền văn minh phương Đông.
Việc hiểu và tìm hiểu về đông phương học giúp chúng ta nắm bắt được sự đa dạng và
sự phát triển của các quốc gia trong khu vực này, đồng thời cũng giúp xây dựng và
thúc đẩy sự hợp tác và hiểu biết giữa các quốc gia trên thế giới. Đông phương học là
ngành quan trọng để xây dựng tri thức khoa học trên bình diện ngôn ngữ học, khu vực
học, tôn giáo học, văn hóa học,....

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Đông phương học

Đối tượng nghiên cứu: Đông phương học là một khoa học, nghiên cứu những quy
luật đời sống xã hội các trong phạm trù phương Đông. Những đối tượng nghiên
cứu chính: phương Đông truyền thống”, “xã hội phương Đông truyền thống".
Đông phương học nghiên cứu chuyên sâu về con người, lịch sử, địa lý, văn hóa,
kinh tế,...của các quốc gia phương Đông như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Ấn Độ, Úc và Đông Nam Á.

Phương pháp nghiên cứu: vận dụng các phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu của các khoa học xã hội và nhân văn: phương pháp phân tích hệ thống; phương
pháp so sánh; phương pháp nghiên cứu liên ngành (dùng phương pháp của một ngành
ứng dụng vào ngành khác; dùng lý thuyết của ngành này áp dụng cho ngành khác để
xem xét hiệu quả; tìm những điểm nổi trội, giao thoa giữa các ngành khoa học)

5. Nội dung của Đông phương học (Vi)

Nội dung của Đông phương học bao gồm toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của
các cộng đồng truyền thống phương đông trong mối quan hệ về không gian và thời
gian:

- Ngôn ngữ và tộc người; Ngôn ngữ và xã hội


- Văn hóa dân gian
- Tôn giáo phương Đông
- Lịch sử các dân tộc phương Đông trong tiến trình lịch sử nhân loại
- Tổ chức quản lý xã hội truyền thống và ngôn ngữ hiện đại
- Quan hệ quốc tế

6. Lịch sử hình thành Đông phương học thế giới (hậu)


- Đông phương học xuất hiện từ phương Tây
- Năm 1312 được lấy làm mốc ra đời khoa học về Đông phương.
- Đông phương học ở phương Tây gắn liền với thời kỳ phát triển mạnh mẽ của chủ
nghĩa tư bản và bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.
- Đông phương học ở phương Đông nở rộ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
*Đông phương học của phương Tây
- Đông phương học là một khoa học mới
- Được phương Tây phát triển mạnh mẽ để phục vụ quốc trình xâm lược, bành trướng
và chinh phục thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
- Các nhà Đông phương học tăng nhanh; nhiều tạp chí khoa học ra đời, các công trình
khoa học được xuất bản; nhiều hiện ngành, khoa, trung tâm nghiên cứu xuất hiện.
- Đặc điểm của Đông phương học ở phương Tây
+ Ra đời và phát triển trong bối cảnh thực dân hoá.
+ Đông phương học phương Tây mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa nô dịch thực
dân.
+ Các quan điểm định kiến, cũng nhắc, vô căn cứ.
+ Nhìn nhận một cách miệt thị rẻ rúng về thế giới phương Đông trở nên phổ
biến và là phương pháp luận chủ đạo của các công trình khoa học.
- Đông phương học phương Tây thời kỳ hiện đại
+ Hiện nay ở châu Âu, các nước có nền khoa học cơ bản truyền thống như Nga,
Pháp, Anh, Đức, Đông phương học đang phát triển khá rực rỡ, đóng góp nhiều
giá trị chân thực cả phương diện lý thuyết, cả phương diện thục tiến cho nền
Đông phương học thế giới.
+ Những tư tưởng sai lệch, thực dân hóa và cổ suy cho chính sách cùng bước
đồng hóa của các học giả Đông phương học phương Tây bị lên ăn, chỉ trích và
phê phán gay gắt.
*Đông phương học ở phương Đông
- Xuất phát từ lợi ích và yêu cầu phát triển thiết thực của các nước phương Đông
- Do chính người phương Đông thực hiện công việc nghiên cứu.
- Đến nay, ở hầu hết các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Thái Lan, Ấn Độ Singapore, Indonesia, Ai Cập... đều có các khoa đào tạo về Đông
phương học và hình thành các viện, trung tâm nghiên cứu phương Đông.
- Các giá trị đích thực của thế giới phương Đông đang dần được khẳng định trong các
công trình nghiên cứu của giới Đông phương học phương Đông.

7. Đông phương học Việt Nam – hình thành và phát triển Thanh Xinh

Đông phương học là một ngành học nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, tôn
giáo, triết học và các khía cạnh khác của khu vực phương Đông. Ở Việt Nam, đông
phương học đã có quá trình hình thành và phát triển riêng.

Quá trình hình thành của đông phương học ở Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ thuộc địa,
khi Việt Nam bị thực dân Pháp chiếm đóng. Trong thời kỳ này, các nhà nghiên cứu,
nhà văn, và các quan chức triều đình Việt Nam đã tiếp xúc với các tư tưởng và kiến
thức phương Đông thông qua việc học tại các trường học và viện bảo tàng do người
Pháp thành lập.
Tuy nhiên, thực sự phát triển của đông phương học ở Việt Nam xảy ra sau khi Việt
Nam giành độc lập vào năm 1945 và trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Trong giai
đoạn này, nhu cầu nghiên cứu về phương Đông tăng cao, đặc biệt là về lịch sử và văn
hóa Trung Quốc, Nhật Bản, và các nền văn hóa Đông Nam Á. Các trường đại học và
viện nghiên cứu tại Việt Nam đã mở các khoa học đông phương học và tạo điều kiện
cho các nhà nghiên cứu phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Trong những năm 1970 và 1980, sự phát triển của đông phương học ở Việt Nam được
thúc đẩy mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã tiếp cận và nghiên cứu sâu hơn
về các nền văn hóa phương Đông. Các chương trình đào tạo và đổi mới trong giáo dục
cũng đã được triển khai để đào tạo các chuyên gia đông phương học trẻ.

Ngày nay, đông phương học ở Việt Nam tiếp tục phát triển và được coi là một lĩnh vực
quan trọng trong nghiên cứu xã hội và nhân văn. Các nhà nghiên cứu đông phương
học ở Việt Nam tiếp tục nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, triết học và các
khía cạnh khác của các nền văn hóa phương Đông. Các trường đại học và viện nghiên
cứu tại Việt Nam vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và hỗ trợ nghiên cứu
trong lĩnh vực này.

8. Vai trò của Đông phương học Việt Nam (Lệ Nhi)

- Đông phương học phục vụ đắc lực cho công tác ngoại giao của Đảng và Nhà
nước ta.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ trong các cô ng ty của các nước
phương Đông, các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm nước ngoài, các trường
đại học, cao đẳng.
- Đông phương học giúp cho việc tăng cường, mở rộng hợp tác giao lưu văn
hóa, giáo dục giữa Việt Nam với các nước phương Đông. Những hoạt động học
thuật như: các hội nghị, hội thảo khoa học, các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã
giúp cho nhân dân Việt Nam và các nước phương Đông xích lại gần nhau hơn,
đồng cảm những vấn đề nghiệt ngã của lịch sử và hiện đại.
- Hoạt động của Đông phương học Việt Nam giúp cho việc nâng cao vị thế và
ảnh hưởng của Việt Nam đối với các nước phương Đông. Qua những trung tâm
Việt Nam học ở nước ngoài, việc giảng dạy tiếng Việt ở các trường đại học
nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào đã giới thiệu đến nhân
dân các nước này hình ảnh một đất nước Việt Nam xinh tươi, hiền hòa, một dân
tộc Việt Nam can đảm và đầy nghị lực.
- Đông phương học Việt Nam góp phần chuyển tải những hình ảnh sinh động về
đời sống văn hóa, giá trị tinh thần và sinh hoạt xã hội của các dân tộc phương
Đông đến Việt Nam, để hình thành ở người Việt Nam những cảm xúc và đồng
cảm với các số phận của các dân tộc phương Đông, niềm tự hào về phương
Đông huyền bí, giàu có với những dân tộc và con người vĩ đại.

Tóm lại, Đông phương học Việt Nam mới hình thành như một khoa học độc lập,
dù “ tuổi đời non trẻ” so với nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác nhưng nó
đã thể hiện vị trí, vai trò cần thiết trong thời kỳ toàn cầu hóa; bước đầu đóng góp một
cách tích cực vào thành quả xây dựng và phát triển đất nước.

9. Nguồn gốc và phân bố tộc người ở phương Đông (Ngọc)

Dân tộc (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện
trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ
bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua
hàng nghìn năm lịch sử.

*Nguồn gốc: Các tộc người ở châu Á hay nhóm người tổ tiên thuộc lục địa châu Á là
một chủng người từ châu Á. Ở Mỹ, Canada và Úc, người châu Á thường được coi
là người có nguồn gốc từ Đông Á hoặc Đông Nam Á, tuy nhiên ở Anh và những
nước nói tiếng Anh tại Châu Phi, người châu Á thường được coi là người thuộc
khu vực Nam Á. Ở Mỹ, người Trung Đông và Trung Á thường không được coi là
người châu Á.

*Phân bố của các tộc người: Ở phương Đông về cơ bản có 3 nhóm tộc dựa thuộc
về 3 đại chủng lớn:

1. Nhóm Mongoloid:
- Chủng phương Bắc: gồm các dân tộc vùng Đông Á, Bắc Á, Đông Trung Á
như Bắc Hán, người Nhật, người Mãn Châu, Triều Tiên. Họ mang những đặc
điểm tiêu biểu của đại chủng Á như mắt nhỏ, mí góc, hơi xếch, mũi trung bình,
gò má cao, tóc đen, thẳng, da vàng nhạt.
- Chủng phương Nam: gồm các dân tộc vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa
như Nam Hán, người Việt, người Mường, người Thái, Khmer, Mã Lai. Họ
mang những đặc điểm của hai đại chủng Á và Úc như mắt to, rõ 2 mí, mũi thấp
và da sẫm màu.
2. Nhóm Europeoid:
- Chủng phương Bắc: gồm các dân tộc ở vùng Bắc Á (trừ người Inuc tại
Siberia). Họ có nhiều đặc điểm giống người châu Âu như da trắng hồng, mũi
cao, mắt sâu, vóc dáng cao to, mắt và tóc nhạt màu.
- Chủng phương Nam: gồm các dân tộc vùng Tây Trung Á, Nam Á và Trung
Đông như người Ấn, Ả Rập. Họ mang nhiều đặc điểm đặc trưng của chủng tộc
mình như mũi cao, mắt sâu, dáng vóc cao to nhưng lại có làn da sẫm màu, tóc
và mắt đen.

3. Nhóm Australoid: Gồm một số dân tộc miền Nam Ấn Độ, quần đảo Mã Lai. Họ có
vóc dáng thấp bé, da đen, tóc quăn và đen, mắt tròn, to, hai mí, mi mắt dày.

10. Đặc trưng tộc người ở phương Đông (Mai)


● Châu Á
Châu Á là một khu vực có vị trí quan trọng trên bản đồ nhân chủng học thế
giới. Mỗi khu vực, đất nước có những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự đa dạng đặc
trưng của tộc người châu Á. Tộc người phương Đông tại khu vực châu Á hình thành
và phát triển lớn mạnh từng ngày theo chiều dài lịch sử biến động của thế giới.
- Đông Á
Khu vực Đông Á đôi khi được gọi là Viễn Đông. Khu vực địa lý này bao gồm
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Phần lớn các
tộc người ở Đông Á thuộc chủng tộc Môngôlôit. Đặc điểm của chủng tộc người này là
mắt nhỏ, mí góc, hơi xếch, mũi trung bình, gò má cao, tóc đen, thẳng, da vàng nhạt,
cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các chủng tộc đã dần dần chung sống ở
khắp mọi nơi trên Trái Đất.
- Đông Nam Á
Sự hình thành bức tranh tộc người của Đông Nam Á là một quá trình lịch sử,
quá trình hình thành diễn ra khá phức tạp. Những nghiên cứu của Đông Nam Á học
cho biết, loại hình nhân chủng chủ yếu ở Đông Nam và bán đảo Đông Dương là loại
hình Nam Á và Anhđônêdiêng, có nguồn gốc từ tiểu chủng Môngôlôit phương Nam.
Họ mang những đặc điểm của hai đại chủng Á và Úc như mắt to, rõ 2 mí, mũi thấp và
da sẫm màu. Đặc biệt là các dân tộc ở nước Việt Nam ta đều nằm trong hai nhóm loại
hình này của Đông Nam Á.
- Tây Nam Á
Khu vực Tây Nam Á được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh nhân loại, là
nơi ra đời của nhiều tôn giáo có nhiều ảnh hưởng lớn trên thế giới. Tộc người ở Tây
Nam Á chủ yếu thuộc chủng Ơrôpêôit. Chủng tộc người này có đặc điểm thường là
người có làn da trắng, tóc và mắt vàng, nâu, mũi cao, dáng người cao to.
● Bắc Phi
Ở Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và người Berbers thuộc chủng tộc Ơrôpêôit,
chủng phương Bắc, theo đạo Hồi. Họ có nhiều đặc điểm giống người châu Âu như da
trắng hồng, mũi cao, mắt sâu, vóc dáng cao to, mắt và tóc nhạt màu. Người Berber, họ
tự gọi mình là Amazigh, là những người bản địa ở Bắc Phi. Người ta tin rằng người
Berber hiện đại là hậu duệ của những cư dân tiền Ả Rập ở Bắc Phi. Một trong những
nhóm người Berber sớm nhất là người Caspi, sống ở khu vực này hơn 10.000 năm
trước trong thời kỳ đồ đá mới. Trong nhiều văn bản lịch sử của Hy Lạp, người Berber
được gọi là người Libya và là đại diện duy nhất của châu Phi ở châu Âu vào thời điểm
đó. Ngày nay, người Berber là một nhóm đa dạng, phản ánh những người và nền văn
hóa khác nhau.
● Ở Trung Đông
Trung Đông là bộ phận khu vực trung tâm của 3 châu lục bao gồm Châu Á,
Châu Âu và Châu Phi. Trung Đông ngày nay là nơi phát sinh của nhiều nhóm dân tộc
đã hình thành từ lâu như người Ả Rập, người Ai Cập, Ba Tư, Do Thái, người Hy
Lạp,...
Các dân tộc ở khu vực Trung Đông thuộc chủng Ơrôpêôit, chủng phương Nam.
Họ mang nhiều đặc điểm đặc trưng của chủng tộc này như mũi cao, mắt sâu, vóc dáng
cao to, làn da sẫm màu, tóc và mắt đen.
● Ở Úc - Nam Thái Bình Dương
Đại chủng Úc là danh từ để chỉ một trong bốn đại chủng trong nhân chủng học.
Đại chủng Úc bắt nguồn từ châu Úc, một vài nơi ở châu Á, quần đảo Indonesia, quần
đảo Micronesia và các quần đảo tại Nam Thái Bình Dương. Đại chủng Úc bao gồm
thổ dân Úc và một số dân tộc sống trên các quần đảo Đông Nam Á. Người bản địa Úc
được xác định một cách hợp pháp là những thành viên "của các chủng tộc thổ dân của
nước Úc" tại lục địa Australia hoặc đảo Tasmania. Thổ dân Úc thuộc chủng người da
nâu. Họ có vóc dáng thấp bé, da đen, tóc quăn và đen, mắt tròn, to, hai mí, mi mắt dày.
Ngày nay hầu hết họ sống ở phía đông nam nước Úc, tập trung dọc theo sông murray.
Đối với khu vực Nam Thái Bình Dương chủ yếu là người Mỹ gốc Quần đảo
Thái Bình Dương còn được gọi là Người Mỹ gốc Châu Đại Dương, hoặc người
Hawaii gốc. Họ là người Mỹ có tổ tiên dân tộc trong số các dân tộc bản địa của Châu
Đại Dương (tức người Polynesia, Melanesia và Micronesia).

11. Bức tranh tộc người ở Việt Nam hiện nay (Thùy)

Nước ta hiện nay là nơi phân bố của hơn 50 tộc người anh em - bao gồm trên 170
nhóm địa phương. Tất cả có chung một cách mưu sinh là làm nông nghiệp trồng lúa
và chung một truyền thuyết về “Quả bầu mẹ” hay “bọc hệ: Nam Á, Nam Đảo, Tạng -
Miến, Hoa,... tạo nên bức tranh văn hóa tộc người đa sắc.
Theo kết quả điều tra dân số toàn quốc năm 2009, nhóm ngôn ngữ Việt - Mường là có
số dân đông nhất với gần 75 triệu người, bao gồm những cộng đồng đồng: Việt,
Mường, Thổ, Chứt.

Người Việt tập trung nhiều ở châu thổ Bắc Bộ, Thanh - Nghệ, ven biển miền Trung và
đồng bằng sông cửu long.

Người Mường tập trung ở miền núi Hòa Bình, trung du Phú Thọ và miền Tây xứ
Thanh. Người Thổ tập trung ở miền Tây Nghệ An còn người Chứt phân bổ ở miền núi
tỉnh Quảng Bình.

Bức tranh phân bố tộc người của nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ - me, gồm 21 tộc người
với trên 2 triệu dân. Rải rác từ vùng ngã ba biên giới Tây Bắc Bắc Bộ như người
Máng; xen cư với người Thái ở Sơn La, Lai Châu,... men dọc theo dải trường sơn rồi
kéo dài đến tận đồng bằng Sông Cửu Long. Nhìn trên toàn cục, các tộc người mói
ngôn ngữ Môn - Khơ - Me là hiện thân - hậu duệ của một cộng đồng ngôn ngữ - văn
hóa vốn cư tụ ở miền rừng phía tây và tây nam của cả vùng lãnh thổ VN ngày nay.

Các cư dân thuộc ngữ hệ Nam Đảo gồm có 5 tộc: Gia-rai, Êde, Chăm, ra-glai và
Chu-ru; quần tụ thành một dải suốt từ bờ biển Nam Trung Bộ rồi tỏa lên các cao
nguyên mênh mông thuộc miền Tây Trung Bộ.

Nhóm ngôn ngữ Thái - Ka- đai với 12 tộc người sinh sống ở vùng núi phía bắc và sớm
hình thành hai vùng văn hóa với một số sắc thái riêng ( văn hóa Đông Bắc và Tây
Bắc)

Các tộc người nói ngôn ngữ Tày - Thái cổ đã sống cận cư với người Việt Mường cổ
và sớm tham gia vào quá trình hình thành nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Cộng đồng ngôn ngữ Tạng Miến với nguồn gốc là các tộc người du mục ở Trung Á
sau dần chuyển cư xuống vùng Hoa Nam.

Nhóm ngôn ngữ Hoa - Hán có bộ phận lớn cư trú ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ với 3
tộc người là Hoa, Ngái và Sán Dìu. Một bộ phân nhỏ khác sinh sống ở trung du và
miền núi vùng Đông Bắc Bắc Bộ.

Nhóm ngôn ngữ Hmong Dao phân bố ở Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ.

12. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngôn ngữ (Tuệ)


Nguồn gốc của ngôn ngữ gắn liền với nguồn gốc hình thành và phát triển
của con người.
- Lao động đã làm phát sinh, phát triển loài người và làm nảy sinh ngôn
ngữ trong quá trình đó.
- Ngôn ngữ được hình thành và dần hoàn thiện cùng với quá trình tiến
hóa, phát triển và hoàn thiện của loài người từ loài vượn:
+ Sự di chuyển nơi ở từ trên cây xuống đất do biến động của tự nhiên
khiến cho loài vượn người dần đứng thẳng lên, hai tay được giải
phóng, họ bắt đầu biết làm ra công cụ săn bắn, ăn thịt chín. Sự tiến
hóa này khiến cho các bộ phận phát ra âm thanh cùng các bộ phận
của vỏ não mà liên quan trực tiếp đến tiếng nói cũng dần được phát
triển và hoàn thiện. Đây là sự mở đầu cho việc ngôn ngữ được hình
thành.
+ Lao động liên kết con người thành bầy đàn, những cộng đồng và
sau này thành xã hội có tổ chức. Con người muốn cùng chung sức
làm gì thì cần phải thỏa thuận được quá trình làm việc và những
kinh nghiệm trong làm việc và muốn truyền lại cho đời sau thì cần
có thứ để lưu giữ và truyền đạt lại. Mong muốn này dẫn đến việc
ngôn ngữ được hình thành.
Ngôn ngữ sinh ra là do nhu cầu giao tiếp, mà giao tiếp được sinh ra từ lao động
=> Lao động là động lực sáng tạo ra loài người và ngôn ngữ loài người.
Ý nghĩa
- Nhờ ngôn ngữ, con người giao lưu với nhau và tự hoàn thiện bản thân.
- Ngôn ngữ giúp con người bộc lộ cảm xúc, tâm tư, suy nghĩ, thế giới
quan…một cách nhanh chóng và tiện lợi.
- Nhờ ngôn ngữ, con người thống nhất những quy ước cho các phương tiện
giao tiếp khác như chữ viết, các tín hiệu công thức trong KHKT..
- Ngôn ngữ giúp truyền đạt, lưu giữ thông tin cho thế hệ sau

13. Các nhóm ngữ hệ ở phương Đông (Tuệ)


Ngữ hệ phương Đông: Ngữ hệ Altai, Hán - Tạng, H’Mông-Miền (Ngữ hệ
Miêu-Dao), Nam Á, Nam Đảo, Thái-Kadai (Ngữ hệ Tráng-Động)

14. Biến đổi ngôn ngữ ngoại lai ở phương Đông ( Phấn)

1. Nguyên nhân

* Giao thoa trong khu vực các nước phương Đông


- Tiếng Hán là một ngôn ngữ và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở phương Đông như
tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên, tiếng Việt.

- Tiếng Hán chịu tác động của quốc tế hóa nên theo dòng chảy lịch sử vốn từ ngoại lai
của tiếng Hán ngày càng nhiều do giao lưu học hỏi.

- Không chi tiếng Hán của Trung Quốc chịu tác động của văn minh Ấn Độ mà các
nước khác như Việt Nam, Lào, Campuchia cũng chịu ảnh hưởng và kết quả của sự
giao thoa này là một vốn từ vựng ngoại lai phong phú.

* Giao thoa ngoài khu vực các nước phương Đông

Ngôn ngữ của các quốc gia phương Đông ít nhiều cũng bị ảnh hưởng khi các nước
phương Tây sang phương Đông xâm lược từ nhiều thế kỉ trước. Cho đến hiện nay khi
xu thế toàn cầu hóa diễn ra thì ngôn ngữ ngoại lai càng phổ biến hơn, ngày càng gia
tăng về số lượng từ ngoại lai cho phù hợp với xu thế.

2. Các phương diện biến đổi ngôn ngữ ngoại lai

* Bình diện ngữ âm

+ Mỗi ngôn ngữ có hệ thống ngữ âm riêng. Khi một từ chuyển từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ kia phải có sự biến đổi diện mạo của mình cho phù hợp với hệ thống ngữ
âm của ngôn ngữ chủ thể.

VD: tiếng Pháp gare, poste, gramme sang tiếng Việt đổi thành ga, bốt, gam.

+ Khi đã tồn tại với tư cách là một thành viên của ngôn ngữ chủ thế, từ ngoại lai lại
chịu sự biến đổi theo quy luật riêng của ngôn ngữ chủ thế. Từ ngoại lai và từ gốc mà
nó xuất thân có thể phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau.

VD: Từ "tết" trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ "tiết". Tuy cùng có gốc là tiếng Hán
song việc sử dụng chúng hiện nay khác nhau, "tiết" để chỉ các tiết như tiết Thanh
minh, tiết Lập Xuân, tiết Đông Chí..., còn "tết" để chỉ ngày lễ lớn hằng năm, thường
có cúng lễ, vui chơi, hội hè, theo truyền thống dân tộc Việt Nam như tết Nguyên Đán,
tết Trung Thu, tết Đoan Ngọ...

*Bình diện ngữ nghĩa

+ Quá trình đồng hóa diễn ra tương tự như vậy. Khi tiếp nhận, ngôn ngữ này có thể
không tiếp nhận tất cả ý nghĩa của từ trong ngôn ngữ khác.
VD: từ balle trong tiếng Pháp có các nghĩa: 1. Quả bóng, 2. Đầu đạn, nhưng sang
tiếng Việt chỉ tiếp nhận từ này với nghĩa thứ nhất mà thôi.

+ Do mối quan hệ với các từ bản ngữ, ý nghĩa của các từ ngoại lai có thể được quy
định lại. 困难 có âm Hán Việt là khốn nạn, nhưng sang Việt Nam, nó đã mất đi ý
nghĩa này và sản sinh ra ý nghĩa khác, đó là khó khăn

* Bình diện ngữ pháp

Các từ ngoại lai cũng được đồng hóa theo bản ngữ. Chẳng hạn, tiếng Việt là ngôn ngữ
không biến hình, hiện tượng chuyển loại xảy ra rất dễ dàng.

Nhiều từ tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Pháp cũng tuân theo quy luật đó: double là tính
từ, vào tiếng việt đúp có thể làm động từ. Nhiều cụm từ tiếng Pháp khi vào tiếng Việt
đã được nhận thức như một từ, ví dụ: à la xô(à l’assaut), phú la căng (foutre le camp –
cuốn xéo), cập bà lời (t'as pas k'eoil)...

=> Kết luận

+ Ngôn ngữ xuất hiện là một bước tiến vượt bậc của con người. nhờ ngôn ngữ mà
nhân loại bước vào sự chinh phục ngoạn mục các hiện tượng tự nhiên và xã hội
diễn ra, đưa ra những phát kiến và tìm ra những chân lý vĩ đại.

+ Phương Đông – bức tranh xã hội đa dân tộc, đa văn hóa. Sự xuất hiện, sự biến đổi
ngôn ngữ ở phương Đông góp phần tạo nên những gam màu đặc sắc của vùng văn
hóa phương Đông. Trên bình diện nguồn gốc, ngôn ngữ các dân tộc phương Đông,
suy cho cùng, cũng bắt đầu và phát triển trên nền tảng của tính cách và kết quả lao
động của các chủ nhân của nó – các dân tộc phương Đông.

15. Việc bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt ở Việt Nam (bình)

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là bảo vệ hệ giá trị văn hóa, hệ giá
trị con người Việt Nam nhằm định hướng, dẫn dắt, đánh giá và điều chỉnh hành
vi của con người và toàn xã hội hướng tới chân, thiện, mỹ. Và vì thế, giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt cũng chính là giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa dân
tộc.
- Thực trạng:
Sử dụng ngôn ngữ viết tắt và tin nhắn: Giới trẻ thường sử dụng ngôn ngữ viết
tắt, từ ngữ lỏng lẻo và thiếu sự chính xác trong tin nhắn và truyền thông trực
tuyến. Ví dụ: "C mún đi xem phim tối 5pm k?". (thay vì "Có muốn đi xem
phim vào lúc 5 giờ chiều không?").
- Sử dụng từ ngữ tục tĩu và thiếu lịch sự: Một số người trẻ sử dụng từ ngữ tục tĩu
và thiếu lịch sự trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt trên mạng xã hội. Ví dụ: Sử
dụng ngôn ngữ tục tĩu hoặc xúc phạm trong bình luận hoặc trò chuyện trực
tuyến.
- Lạm dụng tiếng Anh và từ ngữ nước ngoài: Một số người trẻ lạm dụng sử dụng
tiếng Anh và từ ngữ nước ngoài mà không có sự cần thiết, đôi khi dẫn đến hiểu
lầm hoặc không truyền đạt ý kiến một cách chính xác. Ví dụ: "Mình đi chơi
party tại club nha!" (thay vì "Mình đi chơi tại câu lạc bộ nhé!").
- Vi phạm quy tắc ngữ pháp và chính tả: Một số người trẻ vi phạm quy tắc ngữ
pháp và chính tả khi viết, gây ra lỗi ngữ pháp và chính tả đáng kể. Ví dụ: "Tui
đang học đại hoc" (thay vì "Tôi đang học đại học").
- Sử dụng tiếng lóng và ngôn ngữ đường phố: Trong một số trường hợp, người
trẻ sử dụng ngôn ngữ đường phố và tiếng lóng, không phù hợp trong các tình
huống trang trọng hoặc chuyên nghiệp. Ví dụ: "Mình đi check-in ở chỗ này,
thấy đẹp phải không?" (thay vì "Tôi đến đây để xem và chụp ảnh, nơi này thật
đẹp phải không?").

+Hay khi sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có
trong từ điển: ''Một cảm giác rất yomost'', ''một phong cách thật xì-tin''. Bên
cạnh đó những cách diễn đạt đã ăn sâu đến mức là câu "cửa miệng" của không
nhỏ bộ phận giới trẻ: Từ "vãi" +… kiểu như: Mệt vãi chưởng, buồn ngủ vãi,
xinh vãi…
(mọi người có thể nắm ví dụ rồi dô đàm đạo với thầy nha, tui thấy cũng khá dễ
học đó)

Biện pháp bảo vệ:

Thúc đẩy việc đọc và viết: Khuyến khích việc đọc sách, báo, văn bản tiếng Việt
để nâng cao kiến thức ngôn ngữ và phát triển khả năng viết tốt. Việc thường
xuyên đọc và viết giúp người sử dụng tiếng Việt làm quen với cấu trúc ngữ
pháp, từ vựng và sử dụng chính xác ngôn ngữ.

Thực hiện kiểm duyệt và giám sát: Các cơ quan, tổ chức có thể thực hiện kiểm
duyệt và giám sát việc sử dụng tiếng Việt trong các tài liệu, truyền thông và
công cụ truyền thông xã hội. Điều này giúp phát hiện và khắc phục những sai
sót ngôn ngữ, từ ngữ không phù hợp hoặc vi phạm quy tắc sử dụng tiếng Việt.
Xây dựng nguồn tài liệu và công cụ hỗ trợ: Cung cấp nguồn tài liệu học tập, từ
điển, bộ sưu tập ngữ liệu tiếng Việt chính thống để hỗ trợ người sử dụng tiếng
Việt trong việc tra cứu và sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác.

Sử dụng tiếng Việt trong truyền thông và phương tiện truyền thông xã hội: Các
tổ chức truyền thông và trang web xã hội nên khuyến khích sử dụng tiếng Việt
chính thống và tránh sử dụng ngôn ngữ lỏng lẻo, viết tắt hoặc từ ngữ không
lịch sự. Đồng thời, tạo ra nội dung giáo dục và gây nhận thức về giá trị của
tiếng Việt.

Xây dựng cộng đồng những người yêu quý tiếng Việt: Tạo ra một cộng đồng
những người yêu thương và tự hào về tiếng Việt, trong đó mọi người có thể
trao đổi, chia sẻ và khuyến khích nhau trong việc sử dụng và bảo vệ ngôn ngữ
quốc gia.

Tổng hợp lại, việc bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi sự
cộng tác và nỗ lực không chỉ từ các tổ chức chính phủ, giáo dục và truyền
thông, mà còn từ cả cộng đồng và cá nhân. Với sự ủng hộ và tham gia của tất
cả mọi người, tiếng Việt sẽ tiếp tục là ngôn ngữ văn hóa và giao tiếp quan
trọng, góp phần xây dựng một xã hội lịch sự, tôn trọng và phát triển bền vững

16. Cơ sở hình thành văn hóa phương Đông (Yến)

Cơ sở hình thành một nền văn hóa bao gồm 4 yếu tố:

- Điều kiện tự nhiên: các yếu tố tự nhiên ( địa hình, khí hậu, mạng lưới thủy văn,
thổ những sinh vật,...) tác động mạnh mẽ đến con người, chi phối hoàn toàn
đời sống, tư duy, tình cảm của con người.
+ Nền văn hóa - văn minh hình thành gắn liền với các dòng sông lớn (Ai
Cập - sông Nile; Ấn Độ - sông Ấn, sông Hằng; Lưỡng Hà - sông Tigrit
và Euphrates; Trung Hoa - sông Hoàng Hà và Dương Tử)
+ Khí hậu phổ biến nhất ở các nước phương Đông là khí hậu nhiệt đới
+ Do đặc điểm địa hình, hầu hết các quốc gia phương Đông cổ đại đầu tiên
đều nằm ở vị trí khép kín, biệt lập với bên ngoài.
- Cư dân: phương Đông là sự tổng hợp hài hòa các nhóm chủng tộc
+ Ai Cập: thổ dân bản địa châu Phi và tộc người Smites - Hamites (hỗn
hợp người giữa hai chủng tộc là tổ tiên người Ai Cập ngày nay)
+ Trung Đông: nhóm 3 tộc người chính là: người Smites - người Hamid -
người Persist
+ Nam Á tiêu biểu là Ấn Độ với hai khối dân cư chính: người Dravidian
và người Aryan
+ Đông Bắc Á; là khu vực sinh sống của các dân tộc Hán, Triều Tiên,
Nhật Bản và cả Mông Cổ
- Hoạt động sản xuất:
+ nền nông nghiệp lúa nước phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế. Ngoài nông nghiệp, các ngành kinh tế khác cũng
đóng vai trò đáng kể và góp phần vào sự phát triển của phương Đông (
thủ công nghiệp, thương nghiệp).
+ Trình độ sản xuất ở phương Đông thời kì đầu chỉ mang tính chất sơ khai
, nền kinh tế còn mang tính chất tự nhiên, tính cá thể, tính riêng lẻ, kinh
tế nông nghiệp gắn bó, phụ thuộc vào thiên nhiên đóng vai trò chủ đạo,
- Tổ chức xã hội cộng đồng:
+ Xã hội phương Đông bao gồm hai giai cấp chính: thống trị và bị trị
+ Xã hội phương Đông mang tính hình thái chiếm hữu nô lệ không điển
hình
+ Tổ chức bộ máy nhà nước mang tính quân chủ chuyên chế
+ Đời sống chính trị, xã hội của người dân bị chi phối bởi các tư tưởng tôn
giáo

17. Tính chất và đặc điểm văn hóa phương Đông(Yến)

Văn hóa phương Đông nổi bật lên tính chất nông nghiệp, sông nước là đặc điểm nổi
bật nhất, là bản sắc dễ thấy nhất của văn minh phương Đông. Và dưới đây là đặc
điểm của văn hóa phương Đông

- Điều kiện tự nhiên: khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp;
mạng lưới sông ngòi dày đặc , nguồn nước dồi dào phục vụ cho việc tưới tiêu;
địa hình chủ yếu là đồng bằng, hệ thống phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho canh
tác.
- Kinh tế: nền kinh tế nông nghiệp khép kín, tự cung tự cấp
+ Nguồn lương thực chính của người phương Đông chủ yếu là lúa gạo và các loại
ngũ cốc do nền sản xuất nông nghiệp tạo ra. Người phương Đông thường ăn
cơm với các loại thực phẩm mang tính tự cung tự cấp như rau, cá và một số
loại thịt gia cầm. Các loại gia vị, hương liệu như ớt, tiêu, rau thơm, cari, v.v.
vốn là sản phẩm của sản xuất nông nghiệp cũng được dùng phổ biến ở nhiều
nơi.
- Xã hội
+ Cách ăn mặc của cư dân phương Đông cũng phù hợp với công việc sản xuất
nông nghiệp: Nói chung mặc ấm về mùa lạnh (hoặc ở xứ lạnh) và mát mẻ về
mùa nóng (hoặc ở xứ nóng); mặc gọn gàng, tiện lợi (khố, váy, v.v.).
+ Nói chung, trừ một số khu vực dân cư theo loại hình kinh tế du mục nên ở lều
di động, đa số cư dân còn lại sống trong một ngôi nhà cố định. Đó có thể là nhà
“nửa nổi nửa chìm”, tức là đào sâu xuống lòng đất một chút, hoặc là ngôi nhà
sàn tiện lợi về mọi mặt.
+ Trong số các phương tiện đi lại thì thuyền phổ biến ở nhiều nơi, và hình thức
di chuyển này ở phương Đông rõ ràng trước hết gắn với sông nước, sau đó mới
đến yếu tố thương mại.
+ Tính chất nông nghiệp của văn minh phương Đông còn được biểu hiện ở các
tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá dân gian rất độc đáo của cư dân phương Đông.
+ Có thể nói bao trùm lên đời sống cư dân nông nghiệp phương Đông là niềm tin
tín ngưỡng và các sinh hoạt văn hoá dân gian như lễ hội... Tín ngưỡng là cội
nguồn của lễ hội. Lễ hội vừa là dịp tiến hành các nghi lễ có tính ma thuật để
cầu xin thần linh giúp đỡ, xua đuổi tà ma, vừa là dịp để người dân vui chơi giải
trí.
+ Trong số các loại tín ngưỡng tồn tại ở phương Đông, phổ biến nhất là tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi sản xuất nông
nghiệp, nhất là nông nghiệp ở thời kì sơ khai khi khoa học kĩ thuật chưa phát
triển, gần như tất cả đều phụ thuộc vào thiên nhiên, vào ý Trời. Vì vậy, ở khắp
nơi, từ Đông Bắc Phi-Tây Á đến lưu vực sông Hoàng Hà rộng lớn v.v. đâu đâu
người ta cũng thờ cúng các vị Thần liên quan đến sản xuất nông nghiệp như
Thần Mặt trời, Thần Đất, Thần Nước, Thần Lúa, Thần Gió, Thần Sông... Gắn
liền với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là hàng loạt các lễ hội nông nghiệp như lễ
hội té nước, lễ hội cầu mưa, cầu nắng, hội đua thuyền, lễ tịch điền, lễ hội mừng
được mùa...
+ Nông nghiệp gắn liền với nông thôn. Tính chất nông nghiệp của phương Đông
được nảy sinh, nuôi dưỡng và phát triển trong một mô hình xã hội đặc biệt: mô
hình làng xã. Các công xã nông thôn, theo cách nói của K. Marx, có ảnh hưởng
rất sâu đậm đến đời sống của cư dân nông nghiệp phương Đông.

18. Các loại hình đơn vị kinh tế - xã hội phương Đông (phương thảo)

Loại hình kinh tế được hiểu là một tổng thể xác định những đặc điểm kinh tế được
hình thành trong quá trình lịch sử của các người khác nhau, cùng ở một trình độ phát
triển kinh tế xã hội và sinh sống trong cùng một môi trường địa lý tự nhiên như nhau.

a. Loại hình kinh tế săn bắt, hái lượm, đánh cá


Săn bắt và hái lượm là một hình thái kinh tế nguyên thủy, mà trong đó, con người thu
thập thức ăn có sẵn bằng các công cụ đơn giản như rìu đá, cuốc sừng và dụng cụ làm
bằng xương,… Con người nguyên thủy có xu hướng dựa vào tài nguyên tự nhiên, và
do đó, họ phụ thuộc vào sự phân công lao động để tồn tại trong thế giới đó. Nam giới
thường đảm nhận vai trò săn bắt, còn phụ nữ và trẻ em phụ trách việc hái lượm.

Trước khi xuất hiện nông nghiệp địa bàn phân bố của loại hình kinh tế này khá rộng
rãi. Ngày nay, nhóm loại hình kinh tế săn bắt hái lượm và đánh cá chỉ còn quan sát
thấy ở những bộ lạc nhỏ rừng già nhiệt đới, ở Đông Nam Á. Sinh hoạt kinh tế của các
cư dân thuộc loại hình này rất đa dạng phong phú, phụ thuộc vào những điều kiện tự
nhiên nơi các tộc người cư trú.

b. Loại hình kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi:

-Nhóm loại hình kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi được hình thành ở vùng nhiệt đới
ẩm và vùng ôn đới từ cuối thời kỳ đồ đá giữa, giai đoạn đầu đá mới.Các loại cây trồng
chính bao gồm mì, mạch, ngô, lúa, rau, đậu, mè, cây lấy củ, cây ăn quả và cây lấy dầu.

-Loại hình kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi có thể thích nghi với nhiều loại địa hình
tự nhiên khác nhau. Tuy nhiên, có những yếu tố địa hình tự nhiên có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi. Dưới đây là một số đặc điểm địa
hình tự nhiên có thể hỗ trợ cho loại hình kinh tế này:

+ Đồng bằng: Địa hình đồng bằng với đất đai phẳng, ít dốc, và có độ cao thấp là một
vùng lý tưởng cho hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi. Đất đai giàu dinh dưỡng và
dễ canh tác, cung cấp điều kiện tốt cho việc trồng cây và nuôi gia súc.

+ Đồi núi: Địa hình đồi núi thường có độ cao và độ dốc khác nhau, tạo ra sự đa dạng
về đất đai và khí hậu. Một số cây trồng như cà phê, chè, trái cây có thể được trồng trên
các đồi; gia súc như dê, cừu thích nghi với môi trường đồi núi.

+ Vùng ven biển: Vùng ven biển có thể cung cấp điều kiện thuận lợi cho hoạt động
chăn nuôi gia súc như bò, cừu và chăn nuôi thủy sản như cá, tôm. Ngoài ra, các vùng
ven biển thích hợp cho việc trồng cây nước như rong biển, tảo biển và các loại cây cỏ
phù hợp với môi trường mặn.

+ Vùng cao nguyên: có độ cao và khí hậu khác nhau có thể hỗ trợ cho hoạt động nông
nghiệp như trồng cây lúa, ngô, khoai và nuôi gia súc như bò, dê. Tuy nhiên, điều kiện
nhiệt đới, nhiệt đới ẩm hoặc ôn đới có thể tác động đến sự lựa chọn cây trồng và loại
gia súc.

c. Loại hình kinh tế nông nghiệp lúa nước:


-Trong loại hình kinh tế nông nghiệp này, người ta sử dụng cày và sức kéo động vật
làm công cụ chính để canh tác đất và trồng lúa. Nó phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới ẩm ở Nam và Đông Nam Á

-Các cư dân trong khu vực này tận dụng lợi thế gần lưu vực sông, với điều kiện tự
nhiên thuận lợi như nhiều phù sa, thủy lượng cao, khí hậu ấm áp và đất màu mỡ dễ
canh tác. Do đó, họ đã phát triển nghề trồng lúa nước và gắn bó mật thiết với nông
nghiệp.

-Loại hình kinh tế này cũng tồn tại ở vùng rừng thảo nguyên và rừng ôn đới, có sự đa
dạng phong phú. Những nhóm người sống dựa vào nghề trồng lúa nước thường định
cư gần các vùng hạ lưu sông giàu phù sa, tạo nên các khu dân cư ổn định. Nhà cửa xây
dựng được chắc chắn và bền vững để đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày.

19. Các loại hình kinh tế nhân học ở xã hội phương Đông (Nga)

Các loại hình kinh tế nhân học phổ biến trong xã hội phương Đông bao gồm:

Nông nghiệp và nông dân: Nông nghiệp truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế của nhiều quốc gia phương Đông. Nông dân đóng góp vào sản xuất
nông sản như lúa, cây mì, chè, rau củ, hạt điều và các loại trái cây. Họ thường sử dụng
phương pháp truyền thống và công việc nông nghiệp thường được chia sẻ trong cộng
đồng.

Thủ công mỹ nghệ và nghề thủ công truyền thống: Xã hội phương Đông có một
truyền thống lâu đời về thủ công mỹ nghệ và nghề thủ công. Điêu khắc gỗ, gốm sứ,
đúc đồng, dệt may, thêu thùa và dệt lụa là những nghề truyền thống quan trọng trong
khu vực này. Công việc thủ công thường được truyền lại qua các thế hệ và có thể được
thực hiện trong các gia đình hoặc cộng đồng.

Thương mại và buôn bán: Thương mại truyền thống là một khía cạnh quan trọng của
kinh tế phương Đông. Các chợ địa phương, cửa hàng và khu buôn bán truyền thống là
nơi giao dịch hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, các thành phố lớn trong khu vực cũng đã
phát triển các trung tâm mua sắm hiện đại và khu thương mại.

Du lịch và dịch vụ du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế đáng kể trong xã hội phương
Đông. Các điểm du lịch lịch sử, văn hóa và thiên nhiên, như di tích, danh lam thắng
cảnh, các khu nghỉ dưỡng và bãi biển thu hút lượng lớn du khách. Ngành du lịch cung
cấp cơ hội việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Công nghiệp và chế biến: Các quốc gia phương Đông đã phát triển một số ngành công
nghiệp quan trọng như sản xuất điện tử, ô tô, dệt may và chế biến. Các khu công
nghiệp và khu chế xuất đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa.

Dịch vụ tài chính: Ngành dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, quản lý tài
sản và dịch vụ tư vấn tài chính, cũng rất quan trọng trong xã hội phương Đông. Các
ngân hàng và tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cho cá nhân và doanh nghiệp, như
cho vay, gửi tiền, đầu tư và quản lý tài sản. Nhiều quốc gia phương Đông, như
Singapore, Hồng Kông và Ả Rập Saudi, là các trung tâm tài chính lớn với hệ thống
ngân hàng và dịch vụ tài chính phát triển.

Dịch vụ y tế: Lĩnh vực dịch vụ y tế cũng đóng vai trò quan trọng trong xã hội phương
Đông. Các bệnh viện, phòng khám và cơ sở y tế khác cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho cộng đồng. Các quốc gia phương Đông đã đầu tư vào hạ tầng y tế và phát
triển các trung tâm y tế chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế ngày càng
tăng.

Giáo dục: Lĩnh vực giáo dục cũng quan trọng trong xã hội phương Đông. Các trường
học, đại học và các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp cung cấp kiến thức và kỹ năng
cho cộng đồng. Nhiều quốc gia phương Đông đầu tư vào giáo dục để nâng cao trình
độ học vấn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.

Công nghệ thông tin và truyền thông: Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền
thông đã tạo ra một ngành kinh tế mới và sôi động trong xã hội phương Đông. Các
công ty công nghệ, phần mềm, truyền thông số và dịch vụ trực tuyến phát triển mạnh.
Các quốc gia phương Đông, như Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ, đã trở thành các
trung tâm công nghệ thông tin hàng đầu và có đóng góp lớn vào kinh tế toàn cầu.

Các loại hình kinh tế nhân học ở xã hội phương Đông mang tính đa dạng và thay đổi
theo thời gian tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ.

20. Đặc điểm cư trú của cư dân truyền thống phương Đông(bình)

Cư dân truyền thống phương Đông có một số đặc điểm cư trú đặc thù, phản ánh cách
sống và tư tưởng của người dân phương Đông. Dưới đây là một số đặc điểm cư trú
phổ biến:
Định cư tại nông thôn và thành thị: Cư dân truyền thống phương Đông có xu hướng
định cư ở các khu vực nông thôn, nơi có môi trường tự nhiên và truyền thống văn
hóa rễ sâu. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế và đô thị hóa, cư dân cũng có xu
hướng di chuyển đến các thành phố lớn và các trung tâm đô thị.

Nhà ở truyền thống: Cư dân phương Đông thường xây dựng những căn nhà truyền
thống, thường là những ngôi nhà gỗ, đất sét, hoặc bằng đất và nứt nẻ, với các yếu
tố kiến trúc đặc trưng như mái chèo, cửa sổ tròn hoặc vuông, và không gian nội
thất linh hoạt.

Tập trung vào gia đình mở rộng: Cư dân truyền thống phương Đông có truyền thống
gia đình mở rộng, nghĩa là các thế hệ sống chung với nhau. Các thành viên trong
gia đình cùng chung sống, chăm sóc và hỗ trợ nhau, tạo ra một môi trường gia
đình đoàn kết.

Tôn trọng truyền thống và văn hóa: Cư dân phương Đông có sự tôn trọng cao đối với
truyền thống và văn hóa của họ. Họ gìn giữ những giá trị và tập tục truyền thống,
như tôn giáo, lễ hội, và cách sống truyền thống, và truyền đạt các giá trị này qua
các thế hệ.

Sự gắn kết với thiên nhiên: Cư dân phương Đông có một sự gắn kết mạnh mẽ với
thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên như một phần của cuộc sống hàng ngày và tôn
trọng và bảo vệ nó. Những yếu tố như núi non, sông hồ, và cây cối có ý nghĩa tâm
linh và thể hiện sự kết nối giữa con người và tự nhiên.

21. Tổ chức quản lý xã hội trong cộng đồng các cư dân truyền thống phương
Đông (phương thảo)

Trong cộng đồng các cư dân truyền thống ở phương Đông, tổ chức quản lý xã hội
thường tuân theo các nguyên tắc và giá trị truyền thống của văn hóa Đông Á. Một số
hình thức tổ chức quản lý xã hội phổ biến trong cộng đồng này là:

a,Hôn nhân và gia đình:


- Hôn nhân là việc kết hợp tính giao giữa nam và nữ, là phương thức để xây dựng, duy
trì và phát triển gia đình. Hôn nhân – gia đình là thiết chế xã hội hết sức đa dạng và
phức tạp phản ánh các mối quan hệ trong đời sống.
- Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan
hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc
quan hệ giáo dục...
Dựa trên số lượng, có các cách phân loại gia đình như sau:
*Gia đình đơn giản: gồm 1 đôi vợ chồng và con cái chưa lập gia đình. ( còn được gọi
là gia đình hạt nhân).
*Gia đình phức hợp: nhiều hơn 1 cặp vợ chồng. Có thể phân thành 3 loại:
+ Gia đình gốc: gồm 2 cặp vợ chồng hoặc nhiều hơn, song hai trong số các cặp
đó là không cùng thế hệ.
·+ Gia đình mở rộng: gồm 2 cặp vợ chồng hoặc nhiều hơn, song ít nhất 2 trong
các cặp vợ chồng đó phải cùng thế hệ.
+ Gia đình đa phu thê là gia đình trong đó ít nhất một trong những người đã
thành hôn có nhiều hơn 1 chồng hoặc vợ. Có 2 loại đa phu thê: đa thê (là 1 người đàn
ông lấy nhiều vợ) và đa phu (1 người phụ nữ lấy nhiều chồng)
b. Công xã và chế độ đẳng cấp
* Công xã: xã hội truyền thống của một số các tộc người trong vùng.
+ Về phương diện tổ chức: công xã nông thôn là tổ chức hành chính cấp cơ sở ở hầu
hết các tộc người. Và đều có chức năng chủ thể chịu trách nhiệm trước nhà nước
+ Về phương diện kinh tế: công xã sản xuất mang tính tự cung, tự cấp. Trong nền
kinh tế đó nông nghiệp mang tính chủ đạo.
+ Về phương diện văn hóa: vì cư dân nông nghiệp, nên các công việc nặng nhọc như
đắp đê, chống hạn hán,... đòi hỏi phải hợp tác, gắn bó trong lao động, từ đó hình
thành những giá trị văn hóa mang tính cốt cách của cộng đồng.
* Đẳng cấp
Trong cộng đồng cư dân truyền thống phương Đông, đẳng cấp là một khía cạnh quan
trọng của tổ chức xã hội. Truyền thống phương Đông thường có hệ thống đẳng cấp xã
hội phân chia con người dựa trên các yếu tố như gia đình, tài sản, giáo dục, và địa vị
xã hội.
- Đẳng cấp gia đình: Gia đình có dòng họ cao cấp, có lịch sử và địa vị xã hội tốt
thường được coi là gia đình đẳng cấp cao. Sự kế thừa và tôn trọng gia đình cũng là
yếu tố quan trọng trong việc xác định đẳng cấp gia đình.
- Đẳng cấp tài sản: Những người có tài sản, đất đai, và nguồn lực kinh tế nhiều
thường được coi là có đẳng cấp cao hơn. Tuy nhiên, không chỉ tài sản vật chất mà cả
những kiến thức, kỹ năng và trí tuệ cũng có thể tạo ra đẳng cấp trong một số trường
hợp.
- Đẳng cấp xã hội và giáo dục: Những người có trình độ học vấn cao và kiến thức sâu
rộng thường được coi là có đẳng cấp xã hội cao hơn và có thể đảm nhận các vai trò
quan trọng trong xã hội.
- Đẳng cấp xã hội và vị trí công việc: Những người có vị trí quan trọng, quyền lực và
có thể ảnh hưởng đến xã hội thường được coi là có đẳng cấp cao hơn.
c. Cách thức tổ chức, quản lý xã hội các cấp
Để có thể tìm hiểu một cách rõ ràng, cụ thể về tộc người ở phương Đông thì không thể
bỏ qua tầm quan trọng của tổ chức xã hội vì nó đóng vai trò lớn trong việc nghiên cứu
một hệ thống xã hội. Tương tự, tổ chức xã hội truyền thống là tấm gương phản chiếu
cấu trúc, thiết chế tồn tại và cơ chế hoạt động của một hệ thống cộng đồng.
Nhìn chung, các tộc người phương Đông đều xây dựng cho mình một hệ thống xã hội
chặt chẽ, có sự phân công lao động cụ thể, hoạt động kinh tế đa dạng và phù hợp với
môi trường sống. Hầu như các tộc người đều bầu ra cho mình người đứng đầu cùng
với việc thiết lập các luật lệ nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh. Cùng với tín
ngưỡng và tôn giáo thì luật lệ của các tộc người là phương tiện quản lý tộc người ổn
định, hiệu quả.
Những hình thức tổ chức quản lý xã hội này có thể thay đổi theo vùng miền, quốc gia
và cộng đồng cụ thể trong phương Đông, nhưng chung quy lại, việc duy trì và phát
triển cộng đồng dựa trên sự tôn trọng truyền thống, gia đình, tôn giáo và quy tắc xã
hội.

22. Vai trò người phụ nữ trong xã hội truyền thống phương Đông ( Nghi)

Phụ nữ trong xã hội truyền thống mang trong mình rất nhiều vai trò, nổi bật như:
+ Trong tự nhiên, phụ nữ giữ vai trò duy trì nòi giống theo quy luật tự nhiên, cân bằng
sinh thái và thực hiện thiên chức làm mẹ,
+ Trong gia đình, nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi
là hạt nhân của tế bào này. Phụ nữ đóng vai là người giữ vai trò trọng yếu trong việc
điều hòa các mối quan hệ gia đình, là người vun đắp hạnh phúc, duy trì, giữ gìn và
phát triển những giá trị văn hóa gia đình, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng
nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước
+Ngoài ra,trong thời chiến không chỉ có những chiến sĩ ngoài tiền tuyến mang trong
mình trách nhiệm cao cả bảo vệ đất nước, mà những người phụ nữ nơi hậu phương
cũng mang trong mình vai trò vô cùng quan trọng đó chính là chăm sóc, nuôi dưỡng
cho các chiến sĩ, sản xuất, chuẩn bị tinh thần sản xuất phục vụ tiền tuyến, và cũng có
rất nhiều nữ anh hùng mình tham gia kháng chiến để góp sức mình bảo vệ độc lập dân
tộc.
23. Loại hình gia đình trong xã hội truyền thống phương Đông (Thùy)

Loại hình gia đình trong xã hội truyền thống phương Đông trải qua hàng ngàn năm
lịch sử tồn tại hai chế độ mẫu hệ và phụ quyền. Nhưng đều có điểm chung là hầu hết
các gia đình đều có 3,4 thế hệ cùng chung sống ( tam, tứ đại đồng đường) đây là một
trong những đặc sắc trong loại hình gia đình truyền thống ở phương Đông.

- Mẫu hệ: Loại hình gia đình theo chế độ mẫu hệ hiện nay không còn nhiều
nhưng nó vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia/ khu vực phương Đông như cộng
đồng người Mosuo sống ở khu vực Vân Nam và Tứ Xuyên Trung Quốc, Cộng
đồng Minangkabau ở Sumatra, Indonesia; hay cộng đồng Khasi ở miền
Đông Bắc Ấn Độ.
- Phụ quyền: Đây là loại hình truyền thống thường thấy ở các nước phương
Đông, đặc biệt là các quốc gia có truyền thống Nho giáo như TQ, HQ, NB
hay các quốc gia khác như Ấn Độ, La Mã, Hy Lạp,... Ở loại hình gia đình
này, người chồng/ người cha có quyền lực gần như là tuyệt đối với tất cả
những quyết định trong gia đình.

24. Phương Đông – cái nôi của của các tôn giáo lớn thế giới (Hậu)
*Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm
đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
*Nguồn gốc của tôn giáo:
- Kinh tế - xã hội
Sự bất lực của con người trước các thế lực tự nhiên. Do lực lượng sản xuất thấp kém,
giới tự nhiên kì bí, bao quanh con người đe dọa cuộc sống của họ. Con người cảm thấy bất
lực trước tự nhiên. Họ thần thánh hoá sức mạnh của tự nhiên và sau đó lại cầu xin sự che chở,
cứu giúp của những sức mạnh đã được thần thánh hoá đó.
Sự bất lực của con người trước các thế lực xã hội. Bế tắc trong đời sống hiện thực, con
người tìm sự giải thoát trong đời sống tinh thần, họ tìm đến tôn giáo. Trong xã hội có giai
cấp, sự áp bức bóc lột giai cấp, sự tàn bạo, bất công, chiến tranh, đói khổ và bệnh tật,... cũng
là những nguyên nhân xã hội làm nảy sinh tôn giáo.
- Tâm lý xã hội
Những trạng thái tâm lý mang tính tiêu cực như cô đơn, bất hạnh, …dễ dẫn con người
đến với tôn giáo. Con người tìm đến với tôn giáo để mong được sự an ủi, che chở, cứu giúp.
Tâm lý hồ hởi, phấn khởi, tự giác tham gia các lễ hội tôn giáo cũng là một trong những
điều kiện đưa con người dần dần đến với tôn giáo.
Các yếu tố như thói quen, truyền thống, phong tục, tập quán cũng là những nguyên
nhân tâm lý dẫn đến sự hình thành và phát triển tình cảm và niềm tin tôn giáo.
- Áp lực chính trị

Khi mới ra đời, các phong trào tôn giáo bao giờ cũng là sự phản kháng chống lại sự bất
công, bất bình đẳng, đòi quyền được tự do hạnh phúc…Về sau trong quá trình tồn tại, tôn
giáo bị giai cấp thống trị lợi dụng, biến thành công cụ nô dịch tinh thần. Áp lực xã hội đặc
biệt đi kèm với sự xâm chiếm có thể chứng tỏ hiệu quả trong hành vi phá vỡ các cơ cấu là
nền tảng cho nhóm bị chinh phục duy trì văn hóa của mình, và thường thường những cuộc
xung đột tộc người, tôn giáo bắt đầu từ đây.

* Phương Đông là nơi bắt nguồn của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới

- Phật giáo

Phật giáo ra đời vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên ở Ấn Độ trên vùng đất thuộc
Nêpan ngày nay. Đây là thời kỳ phát triển cực thịnh của đạo Bà – la – môn về cả mặt tôn giáo
lẫn địa vị chính trị xã hội. Giáo lý đạo Phật sâu sắc, hấp dẫn, đề cao sự bình đẳng, hướng tới
sự tự giải thoát, lễ nghi đạo Phật đơn giản, thu hút được đông đảo tín đồ.

- Nho giáo

Nho giáo là một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là
dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội. Khổng Tử đã xây dựng thuyết
Chính danh, dựa vào đó để xây dựng mẫu con người mới của thời đại: mẫu người quân tử.

Chính trị theo Khổng Tử là giáo hoá con người theo nhân trị và xử phạt kẻ tiểu nhân
theo pháp trị. Hình luật áp dụng cho tất cả, từ thường dân đến quan quyền, kể cả hoàng thân
quốc thích, không phân biệt đối xử, không bỏ qua một ai. Có thể nói, bản chất của học thuyết
Khổng tử là dùng những giáo điều và hình luật nghiêm ngặt để chấn chỉnh đạo đức, sắp xếp
lại xã hội đương thời.

- Islam giáo

Islam giáo (Hồi giáo) ra đời gắn với tên tuổi của giáo chủ Mohammed (570 – 632) .
Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với chuyển biến
từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng Trung cận
Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo ả rập thành một nhà nước phong kiến
thần quyền do đó cần một tôn giáo độc thần để thay thế nhưng tôn giáo đa thần trước đó.

Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là kinh Koran nội dung gồm ghi chép tình hình trên bán
đảo Ả Rập đương thời cùng các chính sách chủ trương xã hội, quy phạm luân lý, đạo đức...
- Thiên chúa giáo

Thiên chúa giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ I ở các tỉnh phía đông đế quốc La Mã với chế
độ chiếm hữu nô lệ. Giáo lý Kitô giáo là một hệ thống từ đơn giản cho các tín đồ đến phức
tạp của các học thuyết kinh viện. Kinh thánh là bộ sách 73 cuốn chia 2 bộ Tân ước và Cựu
ước gồm toàn bộ quan điểm tư tưởng, giáo lý và tín điều của Thiên chúa giáo.

Phương Đông là cái nôi hình thành nên một trong những tôn giáo sớm và lâu đời trên
thế giới, như vậy có thể nói, phương Đông là cái nôi tôn giáo.

25. Các đặc điểm các tôn giáo lớn ở phương Đông (Đức)
Có thể nói, Phương Đông là nơi bắt nguồn của nhiều tôn giáo lớn có ảnh hưởng
sâu rộng không chỉ đến các nước phương đông mà còn cả thế giới, để lại các giáo
huấn, các bộ kinh thư, các triết lí hay quan niệm sống cũng như các nguyên tắc sống
đặt nền tảng cho sự ra đời của các tư tưởng xã hội mới. Phương Đông là cái nôi bắt
nguồn của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Hindu
giáo….
Nho giáo: Hình thành ở Trung Quốc và do Khổng Tử (551 - 479 TCN) sáng
lập. Nho giáo đề cao nhân tính , đạo đức luôn có vị trí cao hơn tư lợi, đạo đức của cá
nhân tạo ra gia đình vững chắc và gia đình vững chắc trở thành nền tảng của xã hội
vững mạnh. Nho giáo không hướng con người vào tương lai mà hướng vào đời sống
thực tại một cách có đạo đức trong xã hội có kỷ cương, trật tự. Từ thế kỷ thứ IV, Nho
giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên
và Việt Nam.
Hồi giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai trên thế giới, chủ yếu tập
trung ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và rải rác ở khắp nơi trên Trái Đất. Hồi giáo ra
đời vào thế kỷ thứ VII, do Muhammad sáng lập. Muhammad là ghi lại lời của
Thượng đế và kinh Koran được các tín đồ coi là lời răn của Đấng Chí Tôn. Cũng
giống Kitô giáo, Hồi giáo tin rằng có địa ngục, thiên đàng và ngày phán xét, mọi
người có trách nhiệm giải thích trước Thượng đế về những việc làm của mình trên
trần thế. Tín đồ Hồi giáo cũng thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ đức
tin, chống lại mọi đe dọa.
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và khởi nguồn khoảng 500 năm trước Công
nguyên. Tôn giáo này gắn với cuộc đời của người sáng lập - Đức Phật Thích Ca. Phật
giáo là tôn giáo lớn trên thế giới, hiện có khoảng 365 triệu tín đồ chính chính, chủ yếu
tập trung ở Châu Á và đang lan truyền khắp thế giới. Tương tự như Ấn Độ giáo, Phật
giáo cho rằng có kiếp luân hồi, nhân quả, mọi hành động của con người đều dẫn đến
kết quả. Cốt lõi là thoát khỏi hoàn toàn sinh tử, khổ đau, không còn bị tác động bởi
nghiệp. Mọi sự tồn tại của con người đều có khổ đau và muốn đạt đến sự bình an về
tinh thần, Phật giáo phủ nhận mọi hình thức vui thú vật chất - hưởng dục, làm giảm
các ham muốn về vật chất hay thể xác. Phật giáo cũng là tôn giáo đầu tiên đưa ra hệ
thống phẩm cấp tu hành.
Ấn Độ giáo (Hindu giáo) được coi là một trong những tôn giáo lâu đời nhất
trên thế giới, bắt nguồn từ Ấn Độ khoảng 1500 năm trước Công nguyên. Ấn Độ giáo
không liên kết với đời sống của một cá nhân nào, hay nói cách khác, không có người
sáng lập. Trong Ấn Độ giáo, công lý sau cùng không phải thuộc về vị thần tối cao mà
thông qua chu kỳ tái sinh theo luật nhân quả. Mọi hành động của con người đều dẫn
đến kết quả tinh thần trực tiếp, đó chính là nghiệp chướng (karma), đời sống chính
đáng khiến cho tinh thần được hoàn thiện, ngược lại sẽ làm cho tinh thần suy đồi.
Trạng thái cực lạc (nirvana) là sự hoàn thiện tinh thần, trong đó linh hồn được sẵn
sàng cho việc tái sinh một cách hoàn hảo.

26. Các lễ hội nông nghiệp ở các cộng đồng cư dân phương Đông (Thùy Trang)

1. Lễ hội Songkran - Thái Lan: Lễ hội Songkran là một hoạt động tín ngưỡng
mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước thường diễn ra vào giữa t4. Theo
diễn biến của thời tiết, tháng Tư là giai đoạn cuối mùa khô, đầu mùa mưa, là
thời điểm người nông dân chuẩn bị vào vụ mùa. Tục lệ tát nước lên nhau nhằm
xua đuổi vận rủi, chứng thực về tục sùng bái nước trong xã hội nông nghiệp cổ
thời và tiến hành các nghi lễ tạ ơn Trời Đất về vụ mùa đã qua và cầu xin may
mắn cho vụ mùa sắp tới.
2. Tết Đoan Ngọ, còn được gọi là Tết Trùng Ngũ, 5/5 ÂL. Đây là một ngày tết
truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản
và Trung Quốc... "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11
giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là
lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. (Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ
còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ".) Hiểu đơn
giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây
hại cho cây trồng.
3. Tết Trung Thu (Chuseok) ở Hàn Quốc được xem là ngày tạ ơn đất trời, tổ tiên
đã cho một mùa màng bội thu của người Hàn, cũng là thời kỳ công việc đồng
áng của năm cũ khép lại, mang ý nghĩa cầu mong mùa màng năm sau bội thu
hơn. Trong trồng trọt nói chung và trồng lúa nói riêng, thời điểm thu hoạch là
khi mầm nở rộ và kết hạt. Điều này lặp lại theo chu kỳ, nói cách khác là nó tái
sinh giống như bản chất của mặt trăng lặp lại quá trình xoay quanh Trái Đất.
Trong xã hội nông nghiệp, sự tái sinh của mặt trăng và bản chất tái tạo của
nghề nông được coi là giống nhau. Do đó, trăng tròn tượng trưng cho sự dư dả,
dồi dào và màu mỡ.
4. Lễ hội Tsukimi (Lễ hội Ngắm trăng) - Nhật Bản, diễn ra vào Tết Trung Thu,
Phong tục này được phát triển trong thời kỳ Edo (1603 – 1868). Nơi những
người nông dân tổ chức lễ hội mùa màng như một cách để tạ ơn Mẹ Thiên
Nhiên vì một vụ mùa bội thu.
5. Lễ hội Bun Bangfai - Lào được tổ chức vào tháng 5 và kéo dài suốt cả tháng.
Theo quan niệm của người Lào, lễ hội này là cách thức để người dân gửi lời
cầu xin tới ông Trời, ban cho mưa thuận gió hòa để mùa màng phát triển, đem
lại sự no ấm cho người dân.
6. Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng hay lễ hội nước) - Campuchia tháng 11 ÂL. Lễ
hội Ok Om Bok đánh dấu thời điểm nước sông Tonle Sap đổi dòng chảy, bắt
đầu chu kỳ cạn của nó, ghi dấu thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa ở
đất nước Chùa Tháp, nơi có hai mùa trong năm. Đây là dịp người dân
Campuchia tạ ơn các dòng sông đã đem lại sự phì nhiêu cho đất đai và cung
cấp thực phẩm cho họ, vì thế còn được gọi là lễ hội nước
7. Lễ hội Tịch Điền - Hà Nam, Việt Nam, mùng 7 tháng Giêng hằng năm. (Theo
“Việt lược sử”, vào năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987) vua
Lê Đại Hành đã về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam, mở ra một trang sử mới cho nền văn minh lúa nước.) Bao
gồm những nghi thức tế lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Hình ảnh một Lão cao niên trong làng khoác áo long bào “vua”, nhập linh khí
quân vương, khoan thai đi những xá cày đầu tiên mang ý nghĩa khuyến khích,
coi trọng việc nông tang, Lễ hội Tịch điền là sự tái hiện hình ảnh đất nước
thanh bình, mùa màng bội thu; đồng thời, đề cao vai trò của người nông dân
trong chiến lược phát triển nông nghiệp.

27. Giao lưu tiếp biến văn hóa Đông – Tây trong lịch sử (Quỳnh Nhi)
Con đường tơ lụa hình thành từ thế kỉ IV TCN trong quan hệ buôn bán tơ lụa giữa
Trung Hoa – Tây Vực – Ấn Độ – Tây Á, là hành lang thông thương kinh tế của các
thương nhân và cầu nối giao lưu văn hóa chủ yếu qua các nhà thám hiểm, nhà truyền
giáo. Hệ thống đường xuyên Á này đặc biệt thịnh đạt dưới thời Đường, nối liền Trường
An – Địa Trung Hải, từ đó hình thành con đường tơ lụa trên biển mở ra hải trình từ duyên
hải Đông Á sang Đông Nam Á tới Ai Cập rồi lên tuyến hàng hải Địa Trung Hải cho các
nhà sư Huyền Trang, Đỗ Hoài, cho Marco Polo và các giáo sĩ phương Tây thế kỉ XIII –
XIV. Nhờ học hỏi kĩ thuật đóng tàu hàng hải được tích lũy từ con đường tơ lụa, năm 1405
Trịnh Hòa đã thực hiện chuyến thám hiểm qua 30 nước Ấn Độ Dương từ Ba Tư, Trung
Hoa, Đông Nam Á tới Hồng Hải, Ả Rập, Somalie. Trong quá trình tiếp xúc thương mại,
các sản phẩm văn hóa tinh thần ngoại sinh như ngôn ngữ, tôn giáo đã len lỏi vào cộng
đồng bản địa dần trở thành một phần trong đời sống văn hóa nội sinh. Bằng chứng sinh
động cho giao lưu–tiếp biến văn hóa Đông – Tây thế kỉ II–XVI là những phố cổ Luy Lâu,
Vân Đồn, Hội An của Đại Việt, Bình Thành của nước Sở, Lạc Dương của nước Hán,v.v.
Cuộc chiến tranh lớn nhất thời cổ đại của Alexandrea II đã đẩy mạnh quan hệ buôn bán
Đông – Tây, những tri thức toán học – thiên văn – lịch pháp được lan tỏa sang phương
Tây, nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Hi Lạp cũng ảnh hưởng rõ rệt đến Ấn Độ thời kỳ sau.
Cuộc chiến lớn thứ hai là phong trào Thập tự chinh thế kỉ XI – XIII đã giúp người
phương Tây học được nghề làm giấy, thủy tinh, thuốc súng, kĩ thuật mới trong luyện kim,
dệt, trồng kiều mạch – chanh – dưa hấu, cung cách sinh hoạt cung đình tao nhã. Sự bành
trướng của đế chế Nguyên Mông diễn ra khi phương Tây chìm trong đêm trường trung
cổ, còn phương Đông cũng bước vào trì trệ nên ảnh hưởng văn hóa của phương Đông
không ăn sâu bám rễ trong văn hóa phương Tây thời kỳ này. Cuối cùng, cuộc chiến tạo ra
giai đoạn giao lưu – tiếp biến văn hóa mạnh mẽ, quyết liệt nhất lưu dấu đến nay là chiến
tranh thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây thế kỉ XVI–XX. Các nước thuộc địa bị
cưỡng chế tiếp xúc, tiếp biến văn hóa phương Tây bằng đường truyền giáo và kĩ thuật
quân sự hiện đại. Văn hóa phương Đông thay đổi rõ rệt về phương tiện đi lại, kiến trúc,
trang phục, lẫn chữ viết, hội họa, âm nhạc, văn chương.
Như vậy, từ thời cổ đại cho đến ngày nay, trào lưu chính trong văn hóa phương
Đông là sự truyền bá văn minh từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và sự tiếp biến văn minh ở
lần lượt các vùng văn hóa Đông Á, Đông Nam Á, Tây Á – Bắc Phi. Tuy nhiên, trong khu
vực vẫn có những sức lan tỏa mạnh mẽ. Việt Nam là một điển hình. Chẳng hạn, những di
tích ảnh hưởng của văn minh nông nghiệp lúa nước Bách Việt đối với người Hán là Thần
Nông, và kĩ thuật đúc trống đồng. Trong đó, Thần Nông là sản phẩm văn hóa tinh thần
của người Việt được người Hán học hỏi tiếp thu. Còn kĩ thuật đúc trống đồng đã lan
truyền, được học hỏi và tiếp thu bởi các cư dân nông nghiệp trải khắp từ Nam Trung Hoa
đến các quốc gia Đông Nam Á hải đảo. Sau đó, sự ảnh hưởng của văn minh Việt Nam có
phần suy giảm, thay vào đó là sự giao lưu – tiếp biến văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ thể hiện
qua sự trung dung hóa chế độ quân chủ chuyên chế Trung Hoa, Âm tính hóa Phật giáo
nguyên thủy Ấn Độ qua hình tượng nữ Phật Bà Quan Âm
Tóm lại, giao lưu – tiếp biến văn hóa là sự gặp gỡ giữa các nền văn minh, giúp bổ
sung, làm giàu và phát triển các yếu tố văn hóa của dân tộc. Song nếu lạm dụng, không có
chọn lọc, nguy cơ san phẳng – đồng nhất các chuẩn mực giá trị văn hóa, đe dọa tha hóa –
thủ tiêu văn hóa là vô cùng to lớn. Giao lưu – tiếp biến văn hóa trong thời đại công nghệ
càng đa dạng và phức tạp hơn bao giờ hết. Đó có thể là quyền lực mềm để các thế lực
phản động trên thế giới tận dụng làm xoay chuyển ý thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của
một bộ phận quần chúng nhân dân. Giao lưu – tiếp biến văn hóa không phải là đồng hóa,
diễn trình lịch sử văn hóa của Việt Nam đã chứng minh điều đó. Vì vậy, trong giao lưu –
tiếp biến văn hóa, để “hòa nhập không hòa tan”, văn hóa dân tộc phải biết vừa tiếp thu
tiến bộ văn minh nhân loại, vừa giữ gìn, phát huy, quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống
dân tộc ra thế giới.

28. Nguồn gốc nhà nước ở phương Đông (thùy trang)


● Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà
nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Tigrơ và Ơphrat,
sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang.
● Khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN, trên lưu vực sông Nin cư dân Ai
Cập cổ đại đã khá đông đúc, sống tập trung theo từng công xã.
● Thiên niên kỉ IV TCN, ở lưu vực Lưỡng Hà, hàng chục nước nhỏ của
người Su -me đã được hình thành.
● Giữa thiên niên kỉ III TCN, ở lưu vực sông Ấn, những quốc gia cổ đại
đầu tiên đã ra đời.
● Ở lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang, chế độ công xã nguyên thủy
ở Trung Quốc tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Xã hội có
giai cấp nhà nước đầu tiên được hình thành vào khoảng thế kỉ XXI
TCN, mở đầu là vương triều nhà Hạ.
Dựa trên học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc của nhà nước, thì nhà nước ra đời dựa
trên hai nguyên nhân: xuất hiện chế độ tư hữu và xuất hiện giai cấp đối kháng. Từ đó
đối chiếu lên xã hội phương Đông bấy giờ, ta thấy được phương Đông có điều kiện tự
nhiên thuận lợi: ở gần các con sông lớn, đất đai màu mỡ; cùng với con người tập trung
ở đây để lao động ngày càng nhiều, đến giai đoạn xuất hiện đồ kim khí thì dẫn đến
thay đổi phương thức sản xuất, dẫn đến sản phẩm làm ra ngày càng dư thừa. Từ đây,
chế độ tư hữu xuất hiện và dẫn đến việc xuất hiện các giai cấp đối kháng với nhau.
Nhu cầu cần một tổ chức để điều hoà các mối quan hệ này, do đó nhà nước ra đời.
29. Đặc điểm nhà nước phương Đông cổ đại (gialinh)

Các nhà nước cổ đại phương Đông không chỉ có những đặc trưng chung của một xã
hội chiếm hữu nô lệ mà còn có những đặc điểm riêng mang màu sắc phương Đông,
như sau:
- Hình thành sớm tại các ven lưu vực các con sông lớn.
- Ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với cơ sở kinh tế công xã (công xã nông
thôn).
- Do các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở thời kì mà sức sản xuất xã hội
đang còn ở trình độ thấp kém, tức là ở giai đoạn cuối của thời đại đồ đá mới,
nên xã hội chiếm hữu nô lệ không thể phát triển nhanh chóng, khiến các quốc
gia đó không trở thành những xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển thành thục và
điển hình.

- Sự bảo tồn lâu dài của chế độ nô lệ gia trưởng và của các hình thức áp bức, bóc
lột kiểu gia trưởng, việc sử dụng lao động của nô lệ chưa được phổ cập trong
các ngành sản xuất xã hội và vai trò của nô lệ trong sản xuất kinh tế chưa
chiếm vị trí chủ đạo. Nô lệ phương Đông không phải là lực lượng chính làm ra
của cải vật chất. Tuyệt đại đa số nô lệ được sử dụng để hầu hạ, phục dịch trong
các gia đình quan lại, chủ nô quyền quý. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở các quốc
gia nông nghiệp phương Đông, nhà nước bóc lột nông dân là chính, bằng chế
độ lao dịch, thuế khoá.

- Vào những năm cuối cùng TCN, nhìn chung các quốc gia phương Đông đều
kết thúc chế độ nô lệ và lần lượt chuyển sang xã hội phong kiến. Nhà nước
phong kiến phương Đông có đặc điểm thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng
đầu, mọi quyền hành tập trung trong tay nhà vua – nhà nước quân chủ chuyên
chế trung ương tập quyền.

30. Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông (gialinh)

Một là, nhà nước phong kiến ở phương đông là chính thể quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền. Mô hình nhà nước này đáp ứng được yêu cầu của việc trị thuỷ,
đắp đê phòng lụt, bảo vệ mùa màng vì nó đòi hỏi phải tập trung quyền lực vào trung
ương để có thể huy động được sức người sức của, nhân tài vật lực.

Hai là, nhà nước sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị trong suốt thời kì
phong kiến. Tư tưởng căn bản của Nho giáo là muốn tạo ra một xã hội ổn định trong
gia đình, trong nhà nước và trên toàn thế giới. Mục tiêu cơ bản của học thuyết này là
bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị. Nho giáo yêu cầu hành vi của con người phải
dựa trên mối ràng buộc của “Tam cương” (vua-tôi; vợ-chồng; cha-con) nhằm củng cố
trật tự quan liêu và trật tự gia trưởng. Nó có lợi cho giai cấp thống trị nên được các
nhà nước phong kiến ở phương đông lợi dụng, biến nó thành hệ tư tưởng thống trị của
mình.

Ba là, luôn tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ, Các nhà nước
phong kiến ở phương đông luôn tìm mọi cách để mở rộng lãnh thổ. Hầu hết các triều
đại phong kiến đều tiến hành công cuộc chinh phục, mở mang bờ cõi với nhiều
phương thức và thủ đoạn. Do đó cũng cần phải tập trung quyền lực vào tay trung ương
để huy động lực lượng vật chất và tinh thần.

31. Các loại hình nhà nước phương Đông thời thực dân phương Tây (Thiên Hương)

Dưới thời thực dân phương Tây nhà nước của phương Đông tồn tại dưới loại hình nhà

nước phong kiến và nhà nước

- Nhà nước phong kiến:

+ Nền kinh tế của nhà nước phong kiến phương Đông chủ yếu là nền kinh tế
nông nghiệp, tự cung tự cấp. Giai cấp thống trị gồm giai cấp phong kiến quý
tộc và tầng lớp địa chủ do họ nắm tư liệu sản xuất và ruộng đất. Còn giai cấp bị
trị là nông dân. Ở phương Đông, khi kinh tế phong kiến là điền trang thái ấp thì
nông dân chịu thân phận nông nô còn khi kinh tế phong kiến chuyển sang hình
thức địa chủ thì nông dân trở thành tá điền.
+ Trong các nhà nước phong kiến phương Đông, nhà nước phong kiến Trung
Hoa là một điển hình. Đặc trưng của kiểu nhà nước này là có một chính thể
quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ, hoàn hảo. Dưới chế độ phong kiến, vua
là người nắm trong tay toàn bộ quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vua
được mệnh danh là Thiên tử. Và bộ máy nhà nước do vua đứng đầu có một uy
quyền vô cùng to lớn.
+ Tuy nhiên thế kỉ XVI – XVII trở đi, nhà nước phong kiến phương Đông bắt
đầu thoái hóa. Lúc này, giai cấp phong kiến phương Đông trở nên phản động,
kìm hãm sự phát triển của đất nước. Các nhà nước phong kiến phương Đông
vẫn duy trì tình trạng kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bóp
chết những mầm mống của nền kinh tế hàng hoá và những quan hệ sản xuất
mới – quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hơn nữa các nhà nước còn thi hành
chính sách bế quan toả cảng, đóng cửa, không giao lưu với thế giới bên ngoài.
32. Con đường phát triển của các xã hội phương Đông thời hậu thực dân( tuyết)

Sau khi các quốc gia phương Đông lần lượt thoát khỏi ách thống trị của thực dân,
giành độc lập dân tộc thì mỗi quốc gia lựa chọn cho mình một mô hình phát triển
xã hội phù hợp. Không chỉ do yêu cầu khách quan của kinh tế mà còn bị quy định
bởi chế độ chính trị - xã hội và những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia dân tộc.
Các quốc gia phương Đông dựa vào sự phát triển của kinh tế thị trường đặt trong
điều kiện lịch sử và thực tế của đất nước mà lựa chọn các kiểu mô hình khác nhau.
Có nhiều mô hình xã hội khác nhau nhưng tựu trung lại ở 5 mô hình là nhà nước
quân chủ chuyên chế, quân chủ nhị nguyên, quân chủ đại nghị (quân chủ lập hiến),
cộng hòa tổng thống, và xã hội chủ nghĩa.

1. Mô hình quân chủ chuyên chế

Là một thể chế hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là
một vị vua. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội gần
như tuyệt đối tập trung trong tay nhà vua hay nữ hoàng lãnh đạo, được kế thừa
theo nguyên tắc cha truyền con nối. Ví dụ: Ả Rập Xê út, Brunei, Oman (trên thế
giới chỉ còn 4 nước quân chủ chuyên chế: Va ti căng)

2. Mô hình quân chủ nhị nguyên

Tại các nước này, mặc dù vị trí của Quốc vương vẫn là tối cao nhưng quyền lực lập
pháp, hành pháp, tư pháp phải chia sẻ cho các cơ quan khác. Cơ quan lập pháp các
nước này có quyền lực nhiều hơn so với cơ quan lập pháp các nước quân chủ
chuyên chế cả trong lĩnh vực lập pháp cũng như kiềm chế quyền hành pháp. Tuy
nhiên, vai trò của cơ quan lập pháp tại các nước quân chủ nhị nguyên cũng không
giống nhau. Ví dụ: Mô na cô, Ma rốc, Nepal, Bhutan, Qatar, ...

3. Mô hình quân chủ đại nghị (quân chủ lập hiến)

Mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội không còn tập trung trong
tay vua hay nữ hoàng. Vua hay nữ hoàng chỉ là người lãnh đạo tinh thần, còn mọi
quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội do nghị viện, thủ tướng do
người dân bầu ra lãnh đạo. Ví dụ: Nhật, Thái, Úc, Malaysia,...

4. Mô hình cộng hòa tổng thống

Cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức bộ máy nhà nước thể hiện sự áp dụng
nguyên tắc phân quyền một cách đúng đắn, rõ rệt nhất. Hình thức này được hình
thành ở Mỹ theo Hiến pháp năm 1787, Ở các nhà nước chính thể cộng hòa tổng
thống, quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về tổng thống và
quyền tư pháp thuộc về hệ thống toà án, điều này được minh định cụ thể trong hiến
pháp. Ví dụ: Indonesia, Philippines, Hàn Quốc,

5. Mô hình xã hội chủ nghĩa

Khác với nghị viện các nước tư sản phục vụ quyền lợi giai cấp tư sản, Quốc hội
các nước xã hội chủ nghĩa đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới
sự lãnh 5 đạo của Đảng Cộng sản. Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa đều quy
định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Ví dụ: Việt Nam, Trung
Quốc, Lào

Nguyên nhân chiến tranh thời kỳ hậu thực dân

Trong giai đoạn này xuất hiện sự xung đột, đối đầu căng thẳng giữa hai phe là tư bản
chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, tức là mâu thuẫn trong hệ tư tưởng. Đây là cuộc
chiến không có tiếng súng nhưng luôn đặt nhân loại trước bờ vực chiến tranh. Cho
đến ngày nay tuy không còn xảy ra chiến tranh như trước nhưng mâu thuẫn xung
đột vẫn còn. Có thể thấy rõ qua cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung
Quốc, ngày càng căng thẳng và leo thang. Nói tóm lại nguyên nhân xảy ra chiến
tranh qua các thời kỳ chủ yếu xuất phát từ lợi ích kinh tế quốc gia.

33. Chủ nghĩa khủng bố ở phương Đông – nguy cơ cho nhân loại (Huyền Trang)
Khái niệm: Chủ nghĩa khủng bố là sự đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực một cách
tùy tiện chống lại người vô tội vì mục đích chính trị bởi các chủ thể phi nhà nước.
VD: Vụ bắt cóc khách du lịch vài tháng 4/2000 của nhóm Abu Sayyaf tại
Philippines.
Nguồn gốc và quá trình phát triển của khủng bố trên thế giới: Khủng bố xuất hiện
sớm nhất từ thời đại Cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII. Đến cuối thế kỷ XX, CNKB
phát triển mạnh ở các nước phát triển thuốc thế giới thứ ba. Thập kỷ 60 của thế kỷ XX
xuất hiện "chủ nghĩa khủng bố quốc tế" có tổ chức trên phạm vi thế giới. Đây là giai
đoạn các tổ chức khủng bố quốc tế bùng nổ. Những năm 70 khủng bố phát triển ngày
càng nhanh và đa dạng loại hình: cướp máy bay, cưỡng đoạt, bắt cóc con tin, ám sát,...
Đặc điểm:
- Khủng bố luôn có một bản chất chính trị. Mục tiêu chính trị của chủ nghĩa này là
điều cơ bản và không thể đàm phán.
- Khủng bố mang tính phi nhà nước với mục đích hướng tới là tối ưu hóa tác động tâm
lý của cuộc tấn công, nhằm gây ra hậu quả không lường trước từ đó đạt được thay đổi
nhất định về chính trị.
- Khủng bố có đối tượng là dân thường vô tội hoặc các tổ chức không có khả năng tự
bảo vệ mình khi bị tấn công bất ngờ.
Nguyên nhân: Gồm các nguyên nhân cơ bản như:
- Các hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa.
- Tình trạng nghèo đói toàn cầu.
- Chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
- Chủ nghĩa tôn giáo cực đoan.
- Sự thiếu vắng hệ tư tưởng cách mạng.
- Chủ nghĩa cường quyền và bá quyền.
Vì sao nói chủ nghĩa khủng bố ở phương Đông là nguy cơ cho toàn nhân loại?
- Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của toàn nhân loại, đến vận mệnh của các
quốc gia, không phân biệt địa vị giai cấp chính trị xã hội.
- Nếu không chung tay giải quyết, khủng bố sẽ đe dọa, phá hủy cơ sở tồn tại của chính
con người bởi nó gắn liền với bạo lực cực đoan và không thể lường trước.
- Để giải quyết đòi hỏi sự nâng cao về nhận thức và thực tiễn cũng như sự đầu tư về
phương tiện vật chất, sự hợp tác quốc tế về mọi mặt, không phân biệt chế độ xã hội,
tôn giáo, chính kiến.
=> Biện pháp:
- Liên Hiệp Quốc cùng các cơ quan liên quan đã soạn thảo một khung pháp lý chung
cho hoạt động chống khủng bố: bảo trợ và soạn thảo 11 hiệp định, 4 nghị định thư và
1 hiệp định bổ sung.
- 10 - 13/12/2006, trong khuôn khổ hội nghị cấp cao ASEAN tại Philippines, các lãnh
đạo các nước ASEAN đã ký hiệp ước chung về chống khủng bố.
- Thiết lập mạng lưới thông tin chia sẻ tình báo về khủng bố, tập trận chung, thực hiện
cấm vận với các nước tài trợ cho các tổ chức khủng bố và các tổ chức khủng bố.

You might also like