Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 69

MÔN THẦY VIỆT

(thiếu câu 15, còn lại các câu đánh số theo thứ tự được gửi trên group chung nha)
CÁCH THỨC TRẢ LỜI: đi từ khái niệm đến vấn đề bao quát và cụ thể trọng tâm rồi mới đến
kết luận; trả lời ngắn gọn và đi vào trọng tâm nhanh (những thông tin khác được ghi ra trong này để
đối phó khi thầy hỏi sâu thêm).

1. Các quan niệm về phương Đông, Đông phương học

- Xác định vấn đề: để tìm hiểu sâu hơn các góc nhìn về hai vấn đề trên, ta cần
xem xét lĩnh vực mà hai vấn đề trên đề cập đến. Theo đó, phương Đông là một thuật
ngữ đề cập đến một khu vực địa lý - văn hóa, còn với Đông phương học, đây là một
thuật ngữ nói về một lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn1.

- Hiểu các quan niệm “phương Đông” theo lĩnh vực nghiên cứu: thuật ngữ
“phương Đông” hay tiếng Anh là “Orient” xuất phát từ tiếng Latin theo nghĩa chỉ
hướng xuất hiện của Mặt Trời. Cũng vì lẽ đó mà vùng đất “phương Đông” chưa có
được sự thống nhất trong việc xác định chính xác về vị trí địa lý. Tuy nhiên, vào
khoảng thế kỷ XIV trở đi2, các ngành khoa học xã hội - nhân văn cũng như các ngành
khoa học liên quan đến “phương Đông” được người châu Âu phát triển đã dẫn đến nhu
cầu xác định rõ vị trí của khu vực này trong quá trình tiến hành nghiên cứu. Theo đó,
trong lĩnh vực:

● Địa lãnh thổ: châu Á chính là “phương Đông”.

● Địa văn hóa: lục địa châu Á và Bắc Phi.

● Địa - chính trị/Chính trị học hiện đại: châu Á – Bắc Phi – châu Úc và
Nam Thái Bình Dương.

Ngoài ra, cách xác định vị trí “phương Đông” theo các lĩnh vực khoa học xã hội
và nhân văn trên cũng dần trở thành quan niệm về khu vực phương Đông của một
số quốc gia vì những thế mạnh của các quốc gia ấy trong quá trình nghiên cứu khoa
học. Chẳng hạn, với châu Âu, việc nghiên cứu tôn giáo và ngôn ngữ của vùng Trung
Đông (Ấn Độ) và Cận Đông (Trung Quốc) được phát triển đầu tiên nên đây cũng là
cách người châu Âu xác định “phương Đông”. Với Mỹ và các đồng minh, việc
nghiên cứu vấn đề địa lãnh thổ trở nên nổi trội hơn hết, do đó, họ cũng cho rằng toàn
bộ châu Á chính là phương Đông, đặc biệt là miền Viễn Đông gồm Trung Quốc và
Nhật Bản. Với các nước Liên Xô cũ, nghiên cứu về phương Đông là nghiên cứu về
khu vực châu Á và Bắc Phi. Tóm lại, các quan niệm đều cho thấy rằng, khu vực mà

1
Theo Học viện Chính trị Quốc gia, khoa học xã hội và nhân văn là khoa học nghiên cứu về xã hội và
con người, trong đó khoa học xã hội tập trung nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội, mối quan
hệ giữa con người với xã hội, giữa con người với con người; khoa học nhân văn là khoa học nghiên cứu về con
người, trong đó tập trung vào đời sống tinh thần của con người, về sự phát triển nhân cách, trí tuệ, tư tưởng, tình
cảm, đạo đức, thẩm mỹ của con người; về những quy tắc ứng xử, những hoạt động, hành vi của con người.
2
Từ năm 1312.
các nhà nghiên cứu mặc định là “phương Đông” phần lớn được dùng để phân biệt với
vị trí của phương Tây và nằm ngoài phương Tây.

- Hiểu quan niệm về “Đông phương học” theo tiến trình phát triển khoa học:
ngành khoa học “Đông phương học” ra đời đầu tiên ở phương Tây (châu Âu) vào năm
1312 và sau đó mới lan dần sang các nước phương Đông.

● Đông phương học ở phương Tây gắn liền với thời kỳ phát triển mạnh
mẽ của chủ nghĩa tư bản và sự bùng nổ cách mạng tư sản. Từ khi ra đời, Đông phương
học được xếp vào một ngành khoa học riêng biệt nghiên cứu về địa lý, văn hóa, ngôn
ngữ, dân tộc phương Đông, nhất là ngôn ngữ. Việc nghiên cứu sâu vào ngôn ngữ
phương Đông (tiếng Ả Rập hay tiếng Trung) được người phương Tây thời kỳ trước
xem như cách khiến phần lớn dân cư phương Đông cải đạo. Đến thời kỳ xâm lược,
bành trướng và chinh phục thuộc địa, người phương Tây lại càng xem Đông phương
học là một phương pháp tối ưu có thể phục vụ quá trình của họ. Tuy nhiên, bấy giờ,
nhiều học giả phương Tây lại xếp Đông phương học vào một phân ngành địa lý vì
phần lớn họ cho rằng việc xác định Đông phương học như ngành khoa học riêng biệt
còn quá mơ hồ. Hơn hết, việc nghiên cứu phương Đông cũng chỉ để thực hiện thực dân
hóa một số khu vực nhất định chứ không phải là hoàn toàn về một nửa kia của thế
giới3. Ngày nay, sau nhiều nỗ lực nghiên cứu cùng với sự thay đổi quan điểm chính
trị, phần lớn các nhà khoa học châu Âu (Nga, Pháp, Anh, Đức) đã xếp Đông phương
học trở lại thành một ngành khoa học riêng biệt, khác với đất nước hay khu vực học
cũng như chỉ trích, phê phán các hành vi nghiên cứu Đông phương học sai lệch như
thời kỳ thực dân hóa các nước phương Đông.

● Đông phương học ở phương Đông nở rộ sau WW2. Đặc biệt, nhờ sự
thừa hưởng từ các công trình nghiên cứu và phản biện khoa học từ phương Tây đi
trước, phần lớn các nhà nghiên cứu ở phương Đông cho rằng Đông phương học là
một ngành khoa học riêng biệt, nghiên cứu về toàn diện các vấn đề của phương
Đông. Ngoài ra, trong Đông phương học sẽ có các tiểu ngành, phân ngành nghiên cứu
chuyên biệt về một đất nước ở phương Đông. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển thiết thực của các nước phương Đông. Tuy nhiên, cũng giống với nhiều quốc gia
phương Tây hiện nay, Đông phương học ở phương Đông vẫn còn đang có nhiều
tranh cãi trong việc sắp xếp phân loại ngành khoa học.

Với Việt Nam, ngành Đông phương học đã xuất hiện từ khoảng năm 1975 đến
nay và có các viện nghiên cứu về một số vấn đề phương Đông. Khi ấy, Đông phương
học ở Việt Nam được nghiên cứu theo từng khía cạnh riêng lẻ như lịch sử, quan hệ
3
Thời kỳ trước, người phương Tây dùng thuật ngữ “Orientalism” để nói đến “Đông phương học”. Tuy
nhiên, việc dịch nghĩa sang tiếng Việt của cụm từ này giờ đây có thể sẽ là “Đông phương luận” vì hậu tố “-ism”
trong tiếng Anh là một hậu tố chỉ về một phương pháp, phong cách, chủ nghĩa. Hơn hết, việc sử dụng thuật ngữ
“Orientalism” của người phương Tây thời kỳ Đông phương học phương Tây cực thịnh lại mang tính tiêu cực, gò
bó. Trong cuốn “Orientalism” của Edward Said (bản dịch tiếng Việt thời ấy là “Đông phương học”) năm 1975 đã
mở đầu cho công cuộc cải cách về suy nghĩ trong ngành khoa học nghiên cứu phương Đông. Ngày nay, người ta
đã dùng thuật ngữ “Oriental Studies” để nói về ngành khoa học Đông phương học, tương tự như cách gọi các
ngành khoa học khác (Biology, Geography, v.v.).
quốc tế, ngôn ngữ, v.v. trong các ngành khoa học khác. Đến thập niên 90 của thế kỷ
trước, ngành Đông phương học được ra đời ở Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù phần lớn
các nhà khoa học, nhà đào tạo Việt Nam xem Đông phương học như một ngành khoa
học nhưng việc xác định nội hàm của ngành khoa học này vẫn còn nhiều vướng mắc
(ví dụ về ngành Hàn Quốc học không nằm trong ngành Đông phương học tại chương
trình đào tạo ở HCMUSSH).

Với Thái Lan, một đất nước mà em đang nghiên cứu trong phân ngành Thái Lan
học, tiểu ngành Đông Nam Á học, thuộc ngành Đông phương học, các chuyên gia Thái
Lan lại có góc nhìn hoàn toàn khác biệt với phía Việt Nam chúng ta. Điển hình là ở
cách đặt tên các ngành, khoa đào tạo đại học tại Thái Lan, hầu như không có cụm từ
“Đông phương học” đứng riêng lẻ mà chỉ có các ngành/khoa đào tạo về ASEAN học
(trường ĐH Mahasarakham) hay rộng hơn là Đông Á học (trường ĐH Thammasat),
Châu Á học (trường ĐH Chula)4. Hơn hết, người Thái không có khái niệm rõ ràng
hoặc thậm chí không biết về khái niệm “Đông phương học” mà chỉ biết về ngành Khu
vực học, Đất nước học. Như vậy, tại Thái Lan, các khía cạnh của phương Đông được
nghiên cứu tách biệt trong khuôn khổ tìm hiểu về khu vực, đất nước là chính, thông
qua tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chứ
hầu như không tồn tại ngành Đông phương học một cách phổ biến ở Thái Lan.

2. Phương Đông – khu vực lịch sử - văn hóa

● Phương Đông - một khu vực lịch sử

“Lịch sử” (historical) trong cụm từ “khu vực lịch sử” là một tính từ để chỉ
sự liên quan hoặc thuộc về quá khứ các sự kiện, nhân vật và các di sản văn
hóa của một khu vực cụ thể. Khu vực lịch sử là một nơi có giá trị lịch sử
đáng kể do có sự phát triển thường xuyên và liên tục về nhiều phương
diện.

+ Tính lịch sử

- Con người là chủ nhân sáng tạo lịch sử: Homo Sapiens.

- Định cư ở khu vực Ai Cập – Bắc Phi vào khoảng 70.000 – 24.000 năm
trước.

- Thay đổi phương pháp sản xuất: từ săn bắn sang nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi).

- Hình thành thiết chế quản lý xã hội cộng đồng.

4
Ở trường ĐH Mahasarakham, ngành ASEAN học nằm trong chương trình đào tạo về đất nước học của
Khoa Nhân văn và Khoa học xã hội, nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa ASEAN. Với hai trường còn lại, các
ngành được chuyển thành tên của một viện nghiên cứu và có định hướng khu vực học, chuyên nghiên cứu về
các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, nhất là ngôn ngữ và văn hóa. Riêng Viện nghiên cứu Đông
Á của trường ĐH Thammasat là viện nghiên cứu khu vực học lớn nhất cả nước.
- Bùng nổ dân số → tiếp tục di cư.

- Hình thành đời sống vật chất và tinh thần ở mọi khu vực phương Đông.

- Lịch sử hình thành phương Đông

+ Phương Đông là cái nôi5 (cradle) của văn minh6 nhân loại.

+ Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dọc theo lưu vực
những con sông lớn, thuận lợi phát triển nông nghiệp (từ thiên niên kỷ IV
- III TCN).

+ Thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện giai cấp và
nhà nước, thể chế xã hội.

- Những thời kỳ của lịch sử phương Đông

+ Những năm cuối cùng TCN đến những năm đầu công nguyên, quốc gia
phương Đông hầu hết đều kết thúc chế độ nô lệ và lần lượt chuyển sang
xã hội phong kiến.

+ Thời kì trung đại, nền kinh tế chủ yếu của các nhà nước phong kiến
phương Đông vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, tự cung tự cấp.

+ Tuy nhiên, giai cấp phong kiến phương Đông trở nên phản động, kìm
hãm sự phát triển của đất nước từ thế kỉ XVI – XVII trở đi.

⇒ Lý do Phương Đông được xem như một khu vực lịch sử: nhờ vào quá trình
hình thành và bề dày phát triển của nó, câu chuyện lịch sử của phương Đông
chính là nét đặc trưng làm nên một nền khu vực lịch sử đầy sâu sắc mang tính
quá trình.

● Phương Đông - một khu vực văn hóa

Văn hóa là tất cả hệ thống giá trị vật chất và tinh thần của một cộng đồng
người sáng tạo, phát triển, bảo tồn và lưu truyền từ đời này qua đời khác, tạo
ra một bản sắc riêng phân biệt với các cộng đồng tộc người khác. Văn hóa
vừa là danh từ, vừa là tính từ.

Do nền văn minh phương Đông ra đời rất sớm dọc theo các con sông lớn trên
thế giới, trong quá trình đó, cư dân phương Đông sinh sống và hình thành
nên những nền tảng cơ sở văn hóa bản địa và nền văn hóa đa tộc người.

5
Nôi (d.t): (1) đồ dùng để cho trẻ nhỏ nằm, thường được đan bằng mây, có thể đưa qua đưa lại được; (2)
nơi phát sinh ra (cái có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử dân tộc, lịch sử loài người). Để giải thích là “cái nôi”, cần
phải giải thích được sự khởi nguồn mạnh mẽ của nó và sự lan truyền bất tận của vấn đề. Ngoài ra, kết quả của
sự lan truyền vẫn còn được tồn tại mãi đến nay.
6
Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và
tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật
chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến.
+ Đặc điểm Văn hóa phương Đông.

1. Ra đời sớm, hình thành trên nền tảng cơ tầng văn hóa bản địa.

2. Nền văn hóa đa tộc người.

3. Tính nông nghiệp là cốt lõi:

- Hoạt động sinh kế.

- Sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần.

- Công xã nông thôn – đơn vị kinh tế-xã hội phổ biến.

- Vai trò địa vị người phụ nữ trong gia đình, xã hội chế độ mẫu hệ dai dẳng.

- Tính cộng đồng – nguyên tắc chi phối.

- Tính thuận thiên: trong ứng xử với thiên nhiên → tín ngưỡng, bái vật.

- Phương thức sống hướng nội.

- Là một bộ phận văn hóa – văn minh nhân loại.

- Văn hóa mang nặng tính nông nghiệp (đặc điểm nổi bật nhất)

+ Điều kiện địa lí tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp: Có
lưu vực các con sông lớn (sông Nile, sông Ơphrat, sông Hoàng Hà,
Trường Giang, sông Hồng, sông Menam), có những đồng bằng châu thổ
màu mỡ, thích hợp cho việc trồng trọt.

⇒ Phương Đông trở thành vựa lúa của thế giới.

⇒ Ngay từ đầu, văn minh phương Đông đã là văn minh nông nghiệp và
đặc điểm này gắn liền với văn minh phương Đông cho đến tận ngày nay.

+ Tính nông nghiệp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cuộc sống người
phương Đông

(1) Về nguồn lương thực: ăn gạo, ngũ cốc, rau, cá, gia cầm, gia vị đều
là sản phẩm của nông nghiệp.

(2) Về ăn mặc: cách ăn mặc phù hợp với sản xuất nông nghiệp: mặc ấm
vào mùa lạnh, mặc mát mẻ vào mùa hè, trang phục tiện lợi, gọn gàng
(khố, váy).

(3) Văn hóa tín ngưỡng của người dân cũng chịu ảnh hưởng bởi tự
nhiên (yếu tố tất yếu của nông nghiệp): thờ cúng các vị thần liên
quan đến sản xuất nông nghiệp như Thần Mặt trời, Thần Đất, Thần
Nước, Thần Lúa, Thần Gió, Thần Sông,.. Ngoài ra, còn có các lễ hội
nông nghiệp như lễ hội cầu mưa, cầu nắng, lễ tịch điền, lễ hội mừng
được mùa, v.v.

- Thành tựu lớn của phương Đông

+ Toán học

(1) Số Pi.

(2) Chữ số A-rập, số 0.

+ Kiến trúc

(1) Kim tự tháp Ai Cập.

(2) Những khu đền tháp ở Ấn Độ.

(3) Thành Babilon ở Lưỡng Hà.

+ Lịch pháp và Thiên văn học

(1) Nông lịch.

(2) Cách đo thời gian.

+ Chữ viết

(1) Chữ tượng hình.

(2) Chữ tượng ý, tượng thanh.

Kết luận:

- Phương Đông như một cuốn sách lịch sử sống mà chính con người nơi đây
là chủ nhân sáng tạo lịch sử ấy.

- Còn đối với văn hóa thì nền văn hóa phương Đông hiện nay cùng với quá
trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa đã hướng tới sự phát triển và giao lưu văn
hóa đối các nền văn hóa khác ⇒ Giúp cho nền văn hóa phương Đông có
được tính đa dạng và có sự tồn tại đan xen các dạng thức văn hóa khác nhau
trong một nền văn hóa thống nhất.

3. Xuất hiện Đông phương học là tất yếu?

Đông phương học là khoa học7? ⇒ Chứng minh:

7
Khoa học (science) có nguồn gốc từ chữ Latin “scientia” có nghĩa là “tri thức” - là hệ thống kiến thức
về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả,
đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết và được mô tả dưới dạng định luật, định lí hay học thuyết. Khoa học
được hiểu theo cách đơn giản là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới,
về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ không
còn phù hợp.
- Đối tượng khoa học;

- Hệ thống phương pháp nghiên cứu;

- Hệ thống lý thuyết;

- Mục đích của khoa học;

- Lịch sử hình thành và phát triển.

Cần xem xét vấn đề ở hai khía cạnh: phương Tây và phương Đông.

Đông phương học xuất hiện ở phương Tây là tất yếu:

(1) Người phương Tây vốn có tính cách thích tìm tòi, thám hiểm, mạo hiểm và
nhu cầu tìm kiếm các vùng đất mới lạ là cần thiết.

(2) Người châu Âu muốn mở rộng giao thương do bản chất trong văn hóa
thương mại của họ.

(3) Khi chủ nghĩa thực dân phương Tây bành trướng, việc thâu tóm phương
Đông là điều tối quan trọng. Đông phương học sẽ trở thành công cụ để
người phương Tây nắm rõ các vấn đề ở phương Đông, giúp cho quá trình
xâm lược dễ dàng hơn.

(4) Giai cấp thống trị và tầng lớp trí thức phương Tây muốn làm giàu nền học
vấn phương Tây nên mong muốn học hỏi thêm tinh hoa của phương Đông
huyền bí.

Đông phương học xuất hiện ở phương Đông là tất yếu:

(1) Người phương Đông thức tỉnh từ những xuyên tạc của phương Tây về các
giá trị văn hóa của mình8: người phương Đông muốn khẳng định giá trị
văn hóa phương Đông một cách đúng đắn.

(2) Ý thức độc lập dân tộc nảy sinh trong quá trình thực dân xâm lược: những
tộc người phương Đông muốn tìm ra cái riêng của dân tộc trong cái
chung của phương Đông.

(3) Hệ quả của khu vực hóa và quá trình hội nhập: nhu cầu hợp tác quan hệ
quốc tế, giao lưu văn hóa, giao thương buôn bán giữa các nước trong cùng
khu vực phương Đông đặt ra yêu cầu các quốc gia cần tìm hiểu về cái đặc sắc
của phương Đông, cái riêng biệt của các tộc người phương Đông để rồi tạo
nên sự kết nối bền chặt.

8
Trong Tạp chí Nghiên cứu ĐNA (6/2000), người phương Đông vốn không có nhận thức về cái gọi là
Đông - Tây mà chỉ phân biệt “ta” và “người”. Bởi lẽ, người phương Đông đã sống khép kín như vậy hàng thế kỷ
và được nuôi dưỡng bằng chính dòng văn hóa ấy. Tuy nhiên, người phương Tây đã giúp người phương Đông
nhận thức được giá trị phương Đông thông qua những đúc kết tinh hoa trong những lời xuyên tạc, xúc phạm.
(4) Sự khẳng định tính khoa học của Đông phương học khác với Khu vực
học9 và Đất nước học10: Đông phương học không chỉ nghiên cứu một khu
vực văn hóa tộc người một cách mơ hồ, không nghiên cứu duy nhất một quốc
gia nào đó mà là nghiên cứu về tổng thể phương Đông có sự kết hợp tìm hiểu
chuyên sâu về một chuyên ngành đất nước tùy theo điều kiện nghiên cứu.

Kết luận: qua sự xuất hiện Đông phương học ở phương Tây và phương Đông,
ta thấy rằng đây là một khoa học ra đời đáp ứng đủ hai điều kiện bức thiết - nhu cầu
bức thiết chính đáng của xã hội và sự phân hóa ngày càng sâu sắc trong các ngành
khoa học. Như vậy, Đông phương học xuất hiện là điều tất yếu.

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Đông phương học

- Đối tượng: con người và tổng thể các giá trị con người tạo nên ở phương
Đông.

+ Đông phương học là một khoa học, nghiên cứu những quy luật đời sống xã
hội các cộng đồng cư dân phương Đông.

+ Các đối tượng nghiên cứu chính: “phương Đông truyền thống”, “xã hội
phương Đông truyền thống”, “con người phương Đông”, “tôn giáo phương
Đông”, v.v.

- Phương pháp nghiên cứu: Đông phương học là một khoa học liên ngành, đa
ngành nên việc vận dụng các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
của các khoa học xã hội và nhân văn là rất cần thiết và mang tính bắt buộc.

+ Phương pháp luận:

● Chủ nghĩa Mác-xít là nền tảng lý luận (phép biện chứng duy vật và duy
vật lịch sử) được thể hiện qua ba đặc trưng cơ bản:

❖Thế giới thống nhất ở tính vật chất và luôn vận động biến đổi không
ngừng.

❖Vật chất là cái có trước, ý thức, tư duy là cái có sau.

❖Con người có thể nhận thức được thế giới và các quy luật của nó.

● Tư tưởng dân tộc - quốc gia.

+ Phương diện chuyên môn: sử dụng nhiều loại phương pháp nghiên cứu của
các ngành khoa học khác.

● Phương pháp nghiên cứu của lĩnh vực Khu vực học – Đất nước học
9
Khu vực học được ra đời để nghiên cứu về vấn đề địa lý và xã hội của một khu vực văn hóa tộc người.
10
Đất nước học ra đời sau Khu vực học do nhu cầu tìm hiểu rõ về một quốc gia như là một chính thể
nghiên cứu độc lập trong một khu vực nhất định. Do đó, người nghiên cứu Đất nước học cũng có sự gắn bó với
ngôn ngữ của một tộc người nhất định.
● Phương pháp phân tích hệ thống

● Phương pháp so sánh

● Phương pháp nghiên cứu phân ngành

5. Nội dung của Đông phương học

Nội dung nghiên cứu

• Thuộc nhóm khoa học mang tính chất tổng hợp ở mức độ rất cao.

• Xem xét nội dung của khoa học phối hợp này, cần đưa ra những khung định
lượng tương đối bao gồm toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng
truyền thống phương Đông trong mối tương quan về không gian, về thời gian:

1. Ngôn ngữ và tộc người; Ngôn ngữ và xã hội;

2. Văn hóa dân gian – một biểu cảm văn hóa;

3. Tôn giáo phương Đông – nôi tôn giáo nhân loại;

4. Lịch sử các dân tộc phương Đông trong tiến trình lịch sử nhân loại;

5. Tổ chức quản lý xã hội truyền thống và nhà nước hiện đại;

6. Nền kinh tế hỗn hợp sơ khai tộc người và hiện đại;

7. Quan hệ quốc tế - động lực phát triển khu vực và thế giới.

- Thuộc nhóm khoa học mang tính chất tổng hợp ở mức độ rất cao.

- Xem xét nội dung của khoa học phối hợp này, cần đưa ra những khung định
lượng tương đối bao gồm toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng
truyền thống phương Đông trong mối tương quan về không gian, về thời gian. Do đó,
có thể chia thành 7 vấn đề cơ bản sau:

(1) Ngôn ngữ và tộc người; Ngôn ngữ và xã hội

Nghiên cứu về Đối tượng của Đông phương học là truyền thống, xã hội truyền
thống phương Đông, về chủ nhân của xã hội truyền thống phương Đông là các
tộc người bản địa và cả sự phát triển của ngôn ngữ phương Đông.

(2) Văn hóa dân gian – một biểu cảm văn hóa

Nghiên cứu về cơ sở hình thành và các loại hình văn hoá phương Đông.

(3) Tôn giáo phương Đông – nôi tôn giáo nhân loại
Nghiên cứu về cách mà phương Đông trở thành cái nôi cho các tôn giáo lớn
như Phật giáo, Islam giáo, Thiên chúa giáo, v.v và ảnh hưởng của những tôn
giáo ấy trong đời sống xã hội, chính trị, văn hóa.

(4) Lịch sử các dân tộc phương Đông trong tiến trình lịch sử nhân loại

Nghiên cứu về đặc điểm của phương Đông theo tiến trình lịch sử nhân loại, cụ
thể là từ thời cổ đại, thời phong kiến, thời thống trị của thực dân phương Tây
đến thời kỳ hậu thực dân.

(5) Tổ chức quản lý xã hội truyền thống và nhà nước hiện đại

Nghiên cứu về cách thức vận hành của hệ thống xã hội phương Đông và sự
hình thành các hình thức nhà nước như hiện nay.

(6) Nền kinh tế hỗn hợp sơ khai tộc người và hiện đại

Nghiên cứu về các loại hình kinh tế ở xã hội phương Đông như săn bắt, hái
lượm, đánh cá; nông nghiệp chăn nuôi; nông nghiệp lúa nước từ giai đoạn sơ
khai đến thời hiện đại.

(7) Quan hệ quốc tế - động lực phát triển khu vực và thế giới

Nghiên cứu về những đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế như Quan hệ
quốc tế trong giao lưu tiếp biến văn hóa Đông – Tây qua các thời kỳ: Cổ đại,
Trung Đại, cận đại, Hiện đại. Và một số vấn đề khác như Tôn giáo trong
QHQT, Chiến tranh, Chủ nghĩa khủng bố.

6. Lịch sử hình thành Đông phương học thế giới

● Năm 1312, Hội đồng nhà thờ ở Viên đã quyết định thành lập một số khoa
dạy tiếng phương Đông, đánh dấu cho sự ra đời của khoa học về phương Đông.

● Đông phương học ở phương Tây gắn liền với thời kỳ phát triển mạnh
mẽ của chủ nghĩa tư bản và sự bùng nổ cách mạng tư sản. Từ khi ra đời, Đông phương
học được xếp vào một ngành khoa học riêng biệt nghiên cứu về địa lý, văn hóa, ngôn
ngữ, dân tộc phương Đông, nhất là ngôn ngữ. Việc nghiên cứu sâu vào ngôn ngữ
phương Đông (tiếng Ả Rập hay tiếng Trung) được người phương Tây thời kỳ trước
xem như cách khiến phần lớn dân cư phương Đông cải đạo. Đến thời kỳ xâm lược,
bành trướng và chinh phục thuộc địa, người phương Tây lại càng xem Đông phương
học là một phương pháp tối ưu có thể phục vụ quá trình của họ. Do đó, Đông phương
học phương Tây mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa nô dịch thực dân, có các quan điểm
định kiến, cứng nhắc, vô căn cứ, nhìn nhận phương Đông một cách miệt thị, rẻ rúng và
đây cũng là phương pháp luận chủ đạo của các công trình khoa học. Tuy nhiên, bấy
giờ, nhiều học giả phương Tây lại xếp Đông phương học vào một phân ngành địa lý
vì phần lớn họ cho rằng việc xác định Đông phương học như ngành khoa học riêng
biệt còn quá mơ hồ. Hơn hết, việc nghiên cứu phương Đông cũng chỉ để thực hiện
thực dân hóa một số khu vực nhất định chứ không phải là hoàn toàn về một nửa kia
của thế giới11. Ngày nay, sau nhiều nỗ lực nghiên cứu cùng với sự thay đổi quan điểm
chính trị, phần lớn các nhà khoa học châu Âu (Nga, Pháp, Anh, Đức) đã xếp Đông
phương học trở lại thành một ngành khoa học riêng biệt, khác với đất nước hay khu
vực học cũng như chỉ trích, phê phán các hành vi nghiên cứu Đông phương học sai
lệch như thời kỳ thực dân hóa các nước phương Đông.

● Đông phương học ở phương Đông nở rộ sau WW2. Đặc biệt, nhờ sự
thừa hưởng từ các công trình nghiên cứu và phản biện khoa học từ phương Tây đi
trước, phần lớn các nhà nghiên cứu ở phương Đông cho rằng Đông phương học là
một ngành khoa học riêng biệt, nghiên cứu về toàn diện các vấn đề của phương
Đông. Ngoài ra, trong Đông phương học sẽ có các tiểu ngành, phân ngành nghiên cứu
chuyên biệt về một đất nước ở phương Đông. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển thiết thực của các nước phương Đông: Đông phương học do chính người phương
Đông nghiên cứu để khẳng định giá trị phương Đông đúng đắn trong các công trình
Đông phương học tại phương Đông. Tuy nhiên, cũng giống với nhiều quốc gia phương
Tây hiện nay, Đông phương học ở phương Đông vẫn còn đang có nhiều tranh cãi
trong việc sắp xếp phân loại ngành khoa học.

7. Đông phương học Việt Nam – hình thành và phát triển

Hình thành:

- Với Việt Nam, ngành Đông phương học đã xuất hiện từ khoảng năm 1975 đến
nay và có các viện nghiên cứu về một số vấn đề phương Đông. Khi ấy, Đông
phương học ở Việt Nam được nghiên cứu theo từng khía cạnh riêng lẻ như
lịch sử, quan hệ quốc tế, ngôn ngữ, v.v. trong các ngành khoa học khác. Đến
thập niên 90 của thế kỷ trước, ngành Đông phương học được ra đời ở Việt
Nam. Sự gắn kết số phận chặt chẽ của Việt Nam với các dân tộc phương Đông
càng thúc đẩy sự ra đời của Đông phương học như một khoa học độc lập.

+ Khu vực miền Nam có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia TP.HCM thành lập Khoa Đông phương học vào ngày 24
tháng 01 năm 1994 với tiền thân trước đó là Bộ môn Châu Á học thành lập
năm 1992.

11
Thời kỳ trước, người phương Tây dùng thuật ngữ “Orientalism” để nói đến “Đông phương học”. Tuy
nhiên, việc dịch nghĩa sang tiếng Việt của cụm từ này giờ đây có thể sẽ là “Đông phương luận” vì hậu tố “-ism”
trong tiếng Anh là một hậu tố chỉ về một phương pháp, phong cách, chủ nghĩa. Hơn hết, việc sử dụng thuật ngữ
“Orientalism” của người phương Tây thời kỳ Đông phương học phương Tây cực thịnh lại mang tính tiêu cực, gò
bó. Trong cuốn “Orientalism” của Edward Said (bản dịch tiếng Việt thời ấy là “Đông phương học”) năm 1975 đã
mở đầu cho công cuộc cải cách về suy nghĩ trong ngành khoa học nghiên cứu phương Đông. Ngày nay, người ta
đã dùng thuật ngữ “Oriental Studies” để nói về ngành khoa học Đông phương học, tương tự như cách gọi các
ngành khoa học khác (Biology, Geography, v.v.).
+ Ngoài ra, khu vực miền Bắc có trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập Khoa Đông phương học vào tháng
10 năm 199512.

Phát triển:

- Đông phương học ở Việt Nam ngày càng có nhiều cột mốc đánh dấu sự phát
triển mạnh mẽ với rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Đông
phương học xuất hiện và được đăng lên các tạp chí khoa học:

+ Một số đầu sách đóng góp vào tài nguyên nghiên cứu Đông phương học
như Phương Đông: Truyền thống và Hiện đại của Khoa Đông phương học,
trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; Tộc người và văn hoá tộc
người của Ngô Văn Lệ; Tôn Giáo Phương Đông - Quá Khứ Và Hiện Tại do
Đỗ Minh Hợp chủ biên v.v.

+ Hội thảo Đông phương học các kỳ.

- Ngành Đông phương học được đào tạo nhiều hơn ở các cơ sở giáo dục Đại
học và ngày càng có nhiều mã ngành nghiên cứu chuyên sâu về các quốc gia
phương Đông:

+ Một số trường đại học khác có đào tạo Đông phương học như trường Đại
học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học
Văn Hiến, Đại học Văn Lang v.v.

+ Dưới ngành đào tạo Đông phương học còn có các ngành: Đông Nam Á học,
Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Trung Quốc học, v.v.

- Tuy nhiên, mặc dù phần lớn các nhà khoa học, nhà đào tạo Việt Nam xem
Đông phương học như một ngành khoa học nhưng việc xác định nội hàm của
ngành khoa học này vẫn còn nhiều vướng mắc (ví dụ về ngành Hàn Quốc học
không nằm trong ngành Đông phương học tại chương trình đào tạo ở
HCMUSSH). Dẫu vậy, đến nay, Đông phương học Việt Nam đã có một diện
mạo mới, vừa phát triển khá toàn diện, vừa hệ thống và căn bản.

- Trong tương lai, Đông phương học được xem là ngành khoa học giúp Việt
Nam phát triển nguồn tài nguyên nhân lực dồi dào, một khu vực phát triển
kinh tế rất năng động, một thị trường đang trỗi dậy với nhiều triển vọng lớn
lao của thế giới.

12
Theo đó, ngành Đông phương học (ĐHQG-HN) đã được thành lập và tuyển sinh khóa đầu vào năm
1993, hai năm sau thì thành lập đơn vị cấp Khoa; tại HCMUSSH, Khoa được thành lập vào đầu năm 1994 và từ
những năm 2000 trở đi, một số đơn vị đào tạo cấp Đại học khác cũng đã có chủ trương đào tạo ngành này.
8. Vai trò của Đông phương học Việt Nam

Phân tích trên hai phương diện: khoa học và đời sống - hai tiêu chí bức thiết mà
một khoa học cần đáp ứng đủ.

Với khoa học (lý thuyết):

- Sự có mặt của Đông phương học ở Việt Nam đã phần nào thúc đẩy việc
nghiên cứu, đào tạo các lĩnh vực như văn hoá, chính trị, lịch sử, v.v. ở Việt
Nam vì nhu cầu thiết yếu của chính khoa học này.

- Đông phương học Việt Nam giúp hệ thống hóa các quan niệm, quan điểm, tư
tưởng, hệ thống hóa tiến trình phát triển của văn hóa phương Đông nhằm gián
tiếp giúp bảo tồn, phục hồi di sản văn hóa quốc gia như các di tích, tài liệu lịch
sử, truyền thống văn hóa và nghệ thuật truyền thống.

- Góp phần định hướng rõ ràng về khái niệm “khoa học” và phân biệt lĩnh vực
nghiên cứu của Đông phương học với “Khu vực học”, “Đất nước học”.

- Góp phần vào nền tảng Đông phương học thế giới.

Với đời sống (thực tiễn):

- Kinh tế - xã hội: cung cấp lực lượng nhân tài có đầy đủ các kỹ năng sống và
kiến thức về phương Đông, đặc biệt là ngoại ngữ phương Đông13. Điều này
giúp thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, hoạt động xã hội, kinh tế từ nước
ngoài (nhất là các nước lớn trong khu vực) đến với Việt Nam. Ngoài ra, qua
quá trình nghiên cứu, những giá trị tốt đẹp của các quốc gia phương Đông
cũng có thể sẽ được Việt Nam ứng dụng sao cho phù hợp với thực tiễn14.

- Chính trị - ngoại giao: quá trình nghiên cứu Đông phương học Việt Nam góp
phần nâng cao vị thế dân tộc và ảnh hưởng quốc gia đối với các nước phương
Đông nhờ vào việc tìm ra các giá trị từ xa xưa của dân tộc ta. Ngoài ra, Đông
phương học ở Việt Nam còn giúp giới lãnh đạo nắm bắt rõ tình hình khu vực
nhằm đưa ra các chính sách, chiến lược quan hệ quốc tế hợp lý. Hơn hết,
thông qua Đông phương học, ta hiểu rõ văn hóa các nước bạn, giúp tạo lập
thêm rất nhiều mối quan hệ ngoại giao bền lâu, nhất là với ASEAN15.

13
Chẳng hạn như việc các sinh viên sẽ học được ngoại ngữ là ngôn ngữ của đất nước đang nghiên cứu
trong chuyên ngành về Đông phương học.
14
Chẳng hạn như Việt Nam có thể học hỏi từ Thái Lan trong việc quản lý và tiếp cận các nguồn lực du
lịch của mình một cách hiệu quả, từ cả di sản văn hóa đến thiên nhiên đẹp và nền ẩm thực đặc trưng. Điều này
giúp thu hút đa dạng khách du lịch và tạo ra sự hấp dẫn cho nền du lịch Việt Nam.
15
Có thể kể đến như việc Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc khu vực và
thế giới như Trung Quốc (2008), Hàn Quốc và Nhật Bản (2009), Ấn Độ (2007), Thái Lan, Indonesia và
Singapore (2013). Ngoài ra, với Trung Quốc (2008) và Ấn Độ (2016) đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược
toàn diện”.
9. Đặc trưng tộc người ở phương Đông

Để trình bày đặc trưng tộc người, ta cần phải tìm hiểu về 5 yếu tố cấu thành nên
một tộc người, bao gồm: lãnh thổ, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và ý thức tự giác tộc
người. Đây là cách mà các nhà Nhân học tiếp cận nghiên cứu tộc người.

● Lãnh thổ

- Phương Đông bao gồm nhiều quốc gia, do đó cũng sẽ có sự đa dạng về tộc
người. Các tộc người phương Đông cùng sinh sống với nhau và sống rải rác
khắp châu Á.

- Phương Đông là khu vực có đông dân số nhất trên thế giới với các tộc
người đông dân tiêu biểu như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,...và phần lớn
thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và số ít thuộc chủng tộc
Ô-xtra-lô-it. Tuy có mật độ dân số cao nhưng phân bố không đồng đều.

- Các tộc người chủ yếu phân bố xen kẽ ở các vùng đồng bằng châu thổ rộng
lớn, đồng bằng ven biển và miền núi.

● Ngôn ngữ

- Tính võ đoán → bức tường.

- Các ngôn ngữ ở phương Đông.

● Văn hóa: phương Đông có một nền văn hóa đa dạng và phong phú. Là cái nôi
của nhiều tôn giáo lớn. Có nhiều truyền thống, nghệ thuật và kiến trúc độc
đáo. Văn hóa phương Đông thường đánh giá cao các nghi thức lễ nghĩa, gia
đình, đạo đức hay nhân nghĩa. Bao gồm văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất:

- Văn hóa tinh thần:

+ Tín ngưỡng dân gian: tập quán và phong tục truyền thống thường liên
quan đến việc tôn thờ linh vật, thần linh, vị thần, vị Phật hay các vị tiên.
Lịch sử hình thành tín ngưỡng dân gian phương Đông gồm các giai đoạn:
tiền sử, cổ đại, trung đại và hiện đại.

❖Giai đoạn tiền sử: tập trung vào việc tôn thờ tự nhiên và các hiện
tượng thiên nhiên

❖Giai đoạn cổ đại và trung đại: bị chi phối bởi các tôn giáo như Phật
giáo, Nho giáo, Hindu giáo, Hồi giáo.

❖Giai đoạn hiện đại: chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương
Tây, như Thiên Chúa giáo.
+ Tôn giáo: cơ sở ý thức của tôn giáo ở phương Đông bắt nguồn từ thực
tiễn chôn cất và các tranh vẽ trong hang động. con người nguyên thủy tin
vào sự tồn tại của thế giới siêu nhiên. Trong thời kỳ tiền sử, tôn giáo
phương Đông có các niềm tin tôn giáo như Tô tem giáo, Vật linh giáo,
Linh hồn giáo và Bái vật giáo. Sau thời tiền sử, phương Đông có những
tôn giáo lớn như Phật giáo, Đạo giáo và Hồi giáo, Đạo Cao Đài, Shinto.
Tôn giáo ở phương Đông mang lại giá trị đạo đức và tinh thần cho người
dân. Tôn giáo và tín ngưỡng phương Đông luôn có sự gắn bó mật thiết
và tác động lẫn nhau, góp phần tạo nên đặc trưng và đa dạng của phương
Đông.

+ Văn hóa - nghệ thuật: được hình thành và phát triển trong hàng nghìn
năm dưới tác động của tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Văn hóa - nghệ
thuật phương Đông được đánh giá cao bởi tính độc đạo, sự độc lập và sự
tinh tế. Bao gồm nhiều loại nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, kiến trúc,
âm nhạc, trang sức, vũ đạo…

- Văn hóa vật chất: độc đáo về văn hóa, bao gồm các hình thức sản xuất,
cách ăn mặc, ở, đi lại,...

+ Nhà ở: thường sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ, đá. Nhà kiểu phương
Đông có diện tích lớn, tận dụng ánh sáng tự nhiên, mang yếu tố phong
thủy. Người phương Đông luôn cầu mong điều lành cho mọi công đoạn
xây cất nhà ở.

+ Phong cách ăn mặc và văn hóa ẩm thực: màu sắc và họa tiết là yếu tố
quan trọng trong phong cách ăn mặc của người phương Đông, màu sắc
có ý nghĩa về thiết kế và ph

+ Phong thủy. Quần áo của tầng lớp quý tộc thường có màu sắc sặc sỡ như
đỏ, hồng, vàng. Họa tiết thường là hoa lá, các họa tiết rồng, phượng, v.v.
Bữa ăn chính của người phương Đông là cơm hoặc các sản phẩm từ gạo
và ngũ cốc. Các món ăn thường có hương vị đậm đà và sử dụng nhiều
loại gia vị. Thường dùng đũa để ăn, tuy vẫn có các nước ăn bằng tay như
Ấn Độ và Malaysia. Thời gian ăn được xem là thời gian tụ họp gia đình,
ngồi theo bàn tròn để tạo sự gần gũi.

● Kinh tế (xem thêm những câu trên)

- Phương Đông do được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu nên phát triển
mạnh về trồng trọt lúa, cây ăn ăn quả, cây công nghiệp và cả chăn nuôi gia
súc.

- Bao gồm các mô hình kinh tế: nông nghiệp (quan trọng nhất), thủ công
nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp (thời kỳ mới).
+ Nông nghiệp:

❖Nền văn minh phương Đông chủ yếu được hình thành trên những khu
vực gần các con sông lớn → Nền nông nghiệp rất phát triển, nông
nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu.

❖ Bên cạnh việc lấy nghề nông làm gốc, cư dân phương Đông còn biết
chăn nuôi gia súc biết trồng các loại ngũ cốc (ngô, lúa mạch, kê, vừng
và các loại cây ăn quả khác).

❖90% diện tích trồng lúa trên thế giới nằm ở Châu Á và sản lượng lúa
gạo tại Châu Á bằng 92% tổng sản lượng của thế giới. => sản xuất
nông nghiệp gắn chặt với các quốc gia phương Đông, là cơ sở tạo ra
loại hình văn hoá gốc nông nghiệp, tạo ra bản sắc nông nghiệp - nông
thôn của văn hoá phương Đông.

+ Thủ công nghiệp: ngành dệt vải (tiêu biểu: Ấn Độ, Trung Quốc), đồ
gốm (Trung Quốc, Việt Nam), trang sức đã đạt tới đỉnh cao với những
hoa văn tinh xảo. Từ đó cũng đem lại thu nhập cho người dân, giúp
người dân cải thiện cuộc sống.

+ Thương nghiệp: phương Đông đã có các hoạt động trao đổi thương mại
với nhau và cả với phương Tây từ rất sớm. Các sản phẩm chủ yếu: dệt
may, lụa, vàng và các kim loại khác, nhiều loại đá quý, gia vị và các sản
phẩm tinh dầu.

❖Sự giao thương rõ nét nhất không thể không kể đến sự hình thành của
con đường tơ lụa, các thương nhân phương Tây đã mang lụa và các
mặt hàng khác (gia vị, đá quý, đồ sứ) từ Trung Quốc sang cung cấp
phục vụ cho Hoàng gia phương Tây và những người giàu có. Ngược
lại, người phương Tây sẽ mang đến phương Đông các mặt hàng dệt
may, đồ thủy tinh, công cụ sản xuất.

❖Nhờ đó, các nước phương Đông được tiếp thu sự phát triển tiên tiến từ
các quốc gia có nền thương nghiệp phát triển khác. Giúp việc trao đổi
buôn bán với các nước láng giềng được diễn ra suôn sẻ hơn.

+ Công nghiệp: nền công nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng không
đồng đều, khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng gay gắt.

❖Thiên nhiên trù phú, tập trung nhiều khoáng sản trên cả lục địa và
dưới biển => ngành công nghiệp khai khoáng khá phát triển, cung cấp
nhiên liệu cho thị đường nội địa và quốc tế.

❖Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo phát triển mạnh ở Hàn, Nhật.
❖Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu khắp các quốc
gia phương Đông.

● Xã hội

- Xã hội phương Đông thường nhấn mạnh vào giá trị của gia đình và cộng
đồng. Gia đình phương Đông gồm hai hình thái là: gia đình hạt nhân và gia
đình mở rộng. Gia đình hạt nhân là hình thái gia đình phổ biến và hiện đại ở
phương Đông. Xã hội phương Đông có chế độ đẳng cấp, xuất hiện từ những
năm 1500, phổ biến nhất là ở Ấn Độ.

- Cấu trúc xã hội phương Đông gồm 3 giai đoạn: giai đoạn sơ khai, giai đoạn
xã hội chiếm hữu nô lệ và giai đoạn chuyển sang xã hội phong kiến.

+ Giai đoạn sơ khai: xuất hiện công xã thị tộc, bộ lạc và dần dần hình thành
nên làng sau đó là các nhà nước (tiêu biểu như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ
và Trung Quốc). Hình thành nên các tổ chức bộ lạc, làng có tính cộng đồng
và tự trị cao, người dân thì được thắt chặt bởi những nghi thức, các tập
quán, luật lệ.

+ Giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ:

❖ Nhà nước phương Đông bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ (là xã hội có
giai cấp đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại) tương đối sớm.
Ra đời sớm nhất là nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập và Lưỡng Hà
(thế kỷ thứ IV TCN), sau đó đến các nhà nước ở khu vực sông Ấn, sông
Hằng và Hoàng Hà, Dương Tử (thế kỷ thứ III TCN). Các nhà nước
chiếm hữu nô lệ phương Đông đã phục vụ cho giai cấp chủ nô, bảo vệ
quyền lợi và tài sản của giai cấp thống trị, giữ vững địa vị thống trị của
chủ nô.

❖ Bên cạnh còn có sự xuất hiện và phát triển mạnh của một hình thức tổ
chức nhà nước khác, là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền (chủ nghĩa chuyên chế phương Đông). chức năng đặc biệt quan
trọng của nhà nước này là tổ chức công cuộc trị thủy và thủy lợi.

+ Giai đoạn chuyển sang xã hội phong kiến:

❖Nhà nước phương Đông bước qua giai đoạn này vào thời kỳ trung đại.
Đặc trưng của kiểu nhà nước này: Vua (Thiên Tử) là người nắm trong tay
toàn bộ quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp. (Nhà nước phong kiến
Trung Hoa là một điển hình).

❖Nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp địa chủ
phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác nhằm duy
trì, củng cố địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Chế độ
phong kiến phương Đông tồn tại lâu dài, vào khoảng 20 thế kỷ tính từ
đầu công nguyên đến những năm đầu của thế kỷ XX và rơi vào tình trạng
lệ thuộc hoặc trở thành thuộc địa của các nước phương Tây từ thế kỉ XVI
đến thế kỉ XIX.

● Ý thức tự giác tộc người: tất cả các tiêu chí về ngôn ngữ, lãnh thổ, mối liên
hệ kinh tế là đặc trưng văn hóa hoàn toàn tồn tại trong đặc tính của bất kỳ tộc
người nào và được tổng hòa bằng ý thức tự giác tộc người. Biểu hiện của ý
thức này là sự chấp nhận thành tên gọi của các tộc người (ví dụ: người Tà
Mun muốn tách khỏi Stieng, người Chil muốn tách khỏi Cơ Ho).

10. Bức tranh tộc người ở Việt Nam hiện nay

Nêu được ba tiêu chí xác định tộc người, ba quá trình của quá trình tộc
người và khái lược 54 tộc người ở Việt Nam.

(1) Tiêu chí xác định tộc người: 3 tiêu chí

Thứ nhất, có tiếng nói chung (ngôn ngữ).

- Là dấu hiệu cơ bản để xem xét sự tồn tại của một tộc người và dùng để phân
biệt tộc người này với tộc người khác.

- Là phương tiện để biểu hiện, bảo tồn và phát triển các hình thái, giá trị văn hóa
vật chất và tinh thần quan trọng của một tộc người → tiêu chí quan trọng.

Thứ hai, có chung đặc điểm văn hóa.

- Văn hóa là tất cả hệ thống giá trị vật chất và tinh thần của một tộc người sáng
tạo, phát triển, bảo tồn và lưu truyền từ đời này qua đời khác, tạo ra một bản
sắc riêng phân biệt với các cộng đồng tộc người khác.

- Văn hóa thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mang bản sắc riêng,
phân biệt với văn hóa các tộc người khác, văn hóa tạo nên sự cố kết tộc người.

Thứ ba, có cùng ý thức tự giác, tự nhận một dân tộc → tiêu chí quan trọng
16
nhất .

- Ý thức của mỗi thành viên cộng đồng và toàn thể cộng đồng về những đặc
trưng của cộng đồng mình khác biệt so với các tộc người khác.

- Được thể hiện qua việc tuân thủ các phong tục tập quán, sử dụng tên gọi của
tộc người, ý thức về lai lịch, nguồn gốc.

- Đóng vai trò quan trọng trong xác định thành phần tộc người của con người.

16
Mác-xít: Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội; ý thức của con người được tổng hợp từ
những quan hệ xã hội. Hơn hết, ý thức tự giác tộc người là tổng hòa những vấn đề về sử dụng ngôn ngữ, văn hóa
để rồi được biểu hiện bằng tên tộc người → yếu tố ý thức tự giác tộc người là quan trọng nhất.
- Khi con người không có ý thức tự giác tộc người thì lúc đó tộc người không
còn tồn tại, cá nhân sẽ tách biệt khỏi tộc người.

(2) Quá trình tộc người: 3 quá trình

Một là, quá trình tiến hóa:

- Là quá trình biến đổi, phát triển các yếu tố của toàn bộ hay một bộ phận riêng
biệt nào đó trong tộc người nhưng không gây tổn hại đến sự tồn tại của tộc
người.

- Làm phong phú thêm văn hóa của các tộc người sống gần gũi nhau.

Hai là, quá trình phân ly: gồm 2 loại hình

- Quá trình chia nhỏ: đề cập đến một tộc người thống nhất được chia làm nhiều
bộ phận khác nhau, những bộ phận này trở thành những tộc người mới trong
quá trình phân chia.

- Quá trình chia tách: đề cập đến việc một bộ phận nhỏ của tộc người gốc nào
đó được chia tách ra dần dần và trở thành một tộc người độc lập.

Ba là, quá trình quy tụ: chia làm ba xu hướng

* Quá trình cố kết tộc người:

- Cố kết trong nội bộ tộc người: là sự tăng cường gắn kết chặt chẽ một tộc
người bằng cách gạt bỏ dần sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá của các nhóm
địa phương, củng cố ý thức tự giác tộc người nói chung.

- Cố kết giữa các tộc người: là quá trình cố kết giữa các tộc người vốn có chung
nguồn gốc từ cộng động ngôn ngữ văn hoá trong quá khứ.

* Quá trình đồng hóa tộc người:

- Là quá trình làm mất đi hoàn toàn hay gần hết thuộc tính của tộc người xuất
phát vào một tộc người khác.

- Thường diễn ra ở các tộc người khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ và văn
hoá. Quá trình này thường diễn ra từng phần.

- 2 dạng: đồng hóa tự nhiên, đồng hóa cưỡng bức.

* Quá trình hội nhập giữa các tộc người:

- Thường diễn ra ở các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ văn hoá, nhưng do kết
quả của quá trình giao lưu tiếp xúc văn hoá lâu dài trong lịch sử đã xuất hiện
những yếu tố văn hoá chung bên cạnh đó vẫn giữ lại được những đặc trưng
văn hoá của tộc người.
- Thường diễn ra ở các khu vực lịch sử văn hoá hay trong phạm vi của một quốc
gia đa dân tộc, là biểu hiện của quá trình xích lại và hợp nhất của tộc người.

Việt Nam là một đất nước đa sắc tộc với 54 dân tộc (tộc người) anh em cùng sinh
sống → bức tranh tộc người đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.

Để dễ khái quát bức tranh các tộc người Việt Nam, trình bày đặc điểm theo 8
nhóm ngôn ngữ (ngữ chi): Việt - Mường, Môn - Khơ me, Tày - Thái, Ka Đai, Mông -
Dao, Mã Lai - Đa Đảo, Tạng - Miến và Hán.

(1) Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường gồm 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Chứt

+ Đồng bào sống chủ yếu ở các miền châu thổ trải dài từ Bắc chí Nam ( Đb châu
thổ Bắc Bộ, châu thổ Thanh Nghệ, ĐB sông Cửu Long).

+ Họ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và đánh cá. Vào giữa thế kỉ XX,
nhóm người Rục - một bộ phận trong tộc người Chứt còn lấy hang động hay mái đá
làm nơi cư trú để mưu sinh bằng săn bắt, hái lượm, dùng vỏ sui - vỏ cây rừng để làm
đồ mặc.

+ Trong đời sống tín ngưỡng có tục thờ cúng ông bà tổ tiên và các nghề thủ công
truyền thống phát triển ở trình độ cao.

(2) Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me gồm 21 dân tộc: Khơ Me, Ba Na, Xơ
Đăng, Cơ Ho, Hrê, Mnông, Stiêng, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Mạ, Khơ
Mú, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Kháng, Xinh Mun, Mảng, Brâu, Ơ Đu, Rơ Măm.

+ Họ phân bố rải rác ở khu vực Tây Bắc, Tây Nghệ An, dọc theo dãy Trường
Sơn, các cao nguyên phía Tây Tây Nguyên, cho đến miền núi thấp Đông Nam Bộ và
ĐB sông Cửu Long

+ Đời sống kinh tế chủ yếu là canh tác nương rẫy theo phương pháp chọc lỗ tra
hạt. Kiến trúc nhà rông, nhà dài Tây Nguyên, chùa của dân tộc Khơ Me, nghề thủ công
đan lát và lễ hội văn hoá cộng đồng là những nét văn hoá độc đáo của cư dân Môn –
Khơ Me.

(3) Nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo gồm 5 dân tộc Chăm, Chu Ru, Gia
Rai, Ê Đê, Raglai.

+ sinh sống tập trung ở Tây Nguyên và dải đất ven biển miền Trung.

+ mang đậm nét mẫu hệ.

(4) Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay,
Giáy, Lào, Lự, Bố Y.
+ Đồng bào sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc. Nét văn hóa của các dân tộc
ở vùng Đông Bắc có sự ảnh hưởng thường xuyên với miền Hoa Nam do cận cư với
vành đai biên giới Việt - Hoa. Còn ở vùng Tây Bắc, với biên giới phía tây - từ A Pa
Chải (Mường Lay - Điện Biên) đến thung lũng sông Cả ở Nghệ An lại tạo nên sự giao
lưu văn hóa với các tộc người ở Đông Bắc Lào.

+ Họ sống chủ yếu dựa vào việc trồng lúa trên các thung lũng, ven sông suối, có
hệ thống dẫn nước bằng mương, phai, lái, lín, cọn nước, ở nhà sàn.

(5) Nhóm ngôn ngữ Kađai gồm 4 dân tộc Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo

+ Sinh sống chủ yếu ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ và miền Tây Thanh-Nghệ.

+ Các dân tộc này giỏi canh tác nương rẫy và trên ruộng bậc thang.

+ Chợ phiên là không gian văn hoá thể hiện rõ bản sắc văn hóa vùng cao như:
Văn hoá ẩm thực, trang phục, nghệ thuật thêu thùa, in hoa trên vải , biểu diễn âm nhạc,
múa khèn...

+ Đời sống tinh thần phong phú với nhiều điệu xòe và bài hát then độc đáo, nghề
thủ công rèn, dệt vải khá phát triển với các sản phẩm đẹp và tinh tế.

(6) Nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao có 3 dân tộc dân tộc H’mông, Dao, Pà
Thẻn

+ Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao và vùng thung lũng ở các tỉnh khu vực Đông
Bắc và Tây Bắc. Nhóm H’mông sống trên các đỉnh núi cao biên giới, độ cao hàng
ngàn mét. Nhóm người Dao thường sống ở lưng chừng núi ở độ cao dưới 600m.

(7) Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: trong lịch sử được gọi là Thoán, vốn là
những cư dân du mục ở Trung Á, sau thiên di vào cao nguyên Tây Tạng rồi
chuyển cư xuống miền Hoa Nam.

+ Ở VN gồm 6 dân tộc: Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cóng, Si La.

+ Điểm độc đáo trong trang phục truyền thống của nữ giới là thủ pháp trang trí
bằng kỹ thuật chắp vải màu theo các hình hình học.

(8) Nhóm ngôn ngữ Hán có 3 dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu.

+ Đồng bào cư trú ở phần lớn ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, một bộ phận nhỏ
khác cư trú ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Một bộ phận sống ở nông thôn, làm nông nghiệp và phát triển chăn nuôi. Bộ
phận khác quần cư thành phường hội tại các đô thị để kinh doanh công nghiệp và dịch
vụ. Bộ phận khác làm nghề chài lưới.

+ Văn hoá Hán mang đậm nét phụ hệ.


Kết luận:

- Những tộc người cư trú theo dọc dãy Trường Sơn, nhất là các tộc người nói
ngôn ngữ Môn - Khơ-me và ngôn ngữ Nam Đảo phần đông vẫn còn giữ
truyền thống mẫu hệ. Trái lại, ở các vùng châu thổ, những đồng bằng hẹp ven
biển, nơi sinh sống của đa số người Việt và những cư dân thuộc vùng Đông
Bắc Bắc Bộ, nơi hiện diện chế độ gia đình phụ hệ.

- Sự cộng cư trên cùng một lãnh thổ đã làm cho các tộc người ở Việt Nam
chung một số phận lịch sử và đã đưa đến nhiều điều kiện thuận lợi trong giao
lưu văn hóa thường xuyên. Các tộc người ở Việt Nam sớm biết cố kết thành
một khối tinh thần đủ mạnh để bảo vệ độc lập - tự do, bảo vệ tài sản và hạnh
phúc, giữ gìn bản sắc riêng là những tinh hoa văn hóa của mỗi tộc người đã
chung đúc thành truyền thống và hương sắc của quốc gia - dân tộc Việt.

11. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội có tính đặc biệt so với các hiện tượng xã hội
khác, được biểu hiện thông qua những chuỗi âm thanh có ý nghĩa được quy ước và đôi
khi có thể được lưu giữ, truyền đạt bằng chuỗi các ký tự. Ngôn ngữ là sản phẩm tất
yếu được tạo ra do nhu cầu thực tiễn phát triển của loài người.

● Nguồn gốc

Nói tới nguồn gốc của ngôn ngữ, cần phải phân biệt hai vấn đề hoàn toàn khác
nhau: vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung về vấn đề nguồn gốc của các ngôn
ngữ cụ thể.

Nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung gắn liền với nguồn gốc xã hội loài người,
do đó, đây là vấn đề của cả ngành ngôn ngữ học và nhân học.

Nguồn gốc của ngôn ngữ cụ thể gắn liền với quá trình sinh ra của ngôn ngữ
ấy, dựa trên nghiên cứu lịch sử hình thành ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ
ấy.

Bốn thuyết quan trọng về nguồn gốc ngôn ngữ:

- Thuyết tượng thanh: ngôn ngữ bắt nguồn từ việc con người bắt chước âm
thanh thế giới tự nhiên và dần hình thành các từ rõ ràng có phân biệt ngữ
nghĩa. Con người thời kỳ đầu sẽ cố gắng mô phỏng âm thanh các sự vật xung
quanh để gợi tả chúng nên cũng dẫn đến một số từ vựng trên thế giới có sự
giống nhau (ví dụ: con mèo)17. Ngoài ra, con người còn dùng đặc điểm của sự
vật phát ra âm để tạo nên ngôn ngữ (ví dụ: dài VN - long EN; ngắn VN -
short EN).

17
Người Hy Lạp dùng từ có âm “r” rung để gọi tên nhiều vật có sự chuyển động (như mô phỏng tiếng
chảy của sông).
- Thuyết cảm thán: ngôn ngữ bắt nguồn từ âm thanh phát ra khi con người
biểu thị cảm xúc. Đây là cũng cơ sở lý thuyết của các thán từ trong nhiều ngôn
ngữ cụ thể (ví dụ: ôi, ha, a, á trong tiếng Việt; ага, эх, ах, о, ой, да, хаха trong
tiếng Nga; v.v.).

- Thuyết tiếng kêu trong lao động: thuyết này có sự tương đồng với thuyết
tượng thanh, tuy nhiên có đề cập đến quá trình giao tiếp người - người trong
lao động và người - vật qua quá trình khai thác tự nhiên. Theo đó, các hoạt
động trong lao động của tập thể sẽ được quy ước thành từ vựng dựa trên âm
thanh mà nó phát ra. Ngoài ra, người nguyên thủy cũng sẽ có quy ước kêu gọi
sự hỗ trợ lao động và dần quy ước thành từ vựng mới.

- Thuyết khế ước xã hội: thuyết này nói đến sự hình thành của ngôn ngữ trong
giai đoạn văn minh. Theo đó, ba thuyết vừa nêu trên sẽ tạo thành cơ sở giải
thích cho nguồn gốc căn bản của các ngôn ngữ cụ thể. Sau này, khi hoạt động
sản xuất phát triển, việc mô phỏng âm thanh tự nhiên không còn đáp ứng được
do sự có hạn trong việc bắt chước âm thanh ở con người. Hơn hết, sự rõ ràng
trong từ vựng cũng cần được làm rõ nghĩa thông qua quy ước với cộng đồng
tiếp xúc thường xuyên. Điều này thể hiện được tính khế ước xã hội trong
nguồn gốc hình thành nên ngôn ngữ.

⇒ Tuy nhiên, cả bốn thuyết trên đều chỉ nói về cơ sở ngôn ngữ được ra đời
theo từng giai đoạn phát triển của loài người chứ không thể giải thích rõ ngôn
ngữ đã nảy sinh trong điều kiện nào. Duy chỉ có Ăng-ghen cho rằng: “Đem so
sánh con người với các loài động vật, ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ
trong lao động và cùng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy nhất
đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”.

● Ý nghĩa

Ngôn ngữ là phương tiện tối quan trọng trong quá trình tồn tại, phát triển
của loài người:

- Phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người ⇒ bảo đảm sự đa dạng
về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau.

- Phương tiện biểu đạt tư duy (quan trọng nhất). Ví dụ: Nhà ngôn ngữ học Xô
Viết Bôrôpxki đã chứng minh sự tồn tại của lời nói bên trong cả khi người ta
im lặng và suy nghĩ. Lời nói bên trong còn thể hiện ngay cả khi con người biết
nhiều thứ tiếng và biết mình đang suy nghĩ bằng thứ tiếng này.

- Phương tiện bảo toàn cố định và lưu truyền các kết quả nhận thức, tư duy.

Ngôn ngữ phản ánh được sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người vì là
hiện tượng xã hội đặc biệt. Ngôn ngữ được xem là một hiện tượng xã hội là điều dễ
hiểu vì được hình thành bên trong lòng xã hội loài người, trở thành một vấn đề tồn tại
xuyên suốt cùng với xã hội loài người. Tuy nhiên, ngôn ngữ khác biệt với tất cả các
hiện tượng xã hội khác vì không thuộc kiến trúc thượng tầng18 và cũng không phải
là yếu tố cơ sở hạ tầng hay công cụ sản xuất19. Do đó, nó không chịu bất kỳ sự chi
phối nào từ các vấn đề giai cấp trong chính trị - xã hội. Hơn hết, ngôn ngữ được sinh ra
từ chính các nhu cầu đặc biệt của con người và quay lại phục vụ cho tất cả các nhu cầu
đó của con người.

12. Biến đổi ngôn ngữ ngoại lai ở phương Đông

Trình bày vắn tắt về vị trí của “phương Đông”: châu Á – Bắc Phi – châu Úc và
Nam Thái Bình Dương.

Trình bày vắn tắt khái niệm về “ngôn ngữ” ⇒ Ngôn ngữ là tiếng nói của một
cộng đồng.

Sự biến động ngôn ngữ ngoại lai ở phương Đông

1. Nguyên nhân biến động ngôn ngữ ngoại lai

- Giao thoa trong khu vực

- Giao thoa ngoài khu vực

2. Các phương diện biến động ngôn ngữ ngoại lai

- Phương diện ngôn ngữ

- Phương diện ngữ nghĩa

- Phương diện ngữ pháp

* Nguyên nhân:

- Giao thoa trong khu vực:

+ Quá trình tiếp xúc văn hóa trong khu vực: ngôn ngữ trong khu vực có sự
giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau mặc dù không có cùng nguồn gốc nhưng
vẫn có một số yếu tố ngôn ngữ gần nhau.

+ Sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa các dân tộc trong một quốc gia hay ngôn ngữ
của các dân tộc di cư từ quốc gia này sang quốc gia khác trong khu vực.

- Giao thoa ngoài khu vực:

18
Các yếu tố xác định kiến trúc thượng tầng: có cơ sở hạ tầng tương ứng (ngôn ngữ dĩ nhiên không
phải là sản phẩm của cơ sở hạ tầng), phục vụ cho giai cấp tương ứng, liên hệ gián tiếp với sản xuất thông qua
cơ sở hạ tầng (xem thêm tại trang 15).
19
Khi các nhà lý luận ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ vào yếu tố kiến trúc thượng tầng không thành, liền
chuyển sang xếp nó vào hàng công cụ sản xuất để cứu vớt thuyết của mình. Tuy nhiên, công cụ sản xuất thì kiếm
ra của cải vật chất còn ngôn ngữ không trực tiếp tạo ra bất cứ của cải vật chất nào cả (xem thêm tại trang 16).
+ Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến hiện tượng biến động ngôn ngữ
ngoại lai.

VD: Quá trình Ấn Độ hóa → tiếng Pali trong ngôn ngữ Campuchia, Thái
Lan.

+ Xâm lược và bành trướng thuộc địa → các nước bị xâm lược chịu ảnh
hưởng, tạo biến động giao thoa ngôn ngữ.

VD: “xà phòng, cao su, săm lốp, v.v” từ Pháp, từ Hán Việt “mì chính,
vằn thắn, quẩy, v.v”.

+ Quá trình hội nhập và phát triển hay toàn cầu hóa.

* Các phương diện biến động ngôn ngữ ngoại lai (theo thầy Nguyễn Thiện
Giáp)

- Ngôn ngữ: Mỗi ngôn ngữ đều có hệ thống ngữ âm riêng nên khi biến đổi từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác phải có sự biến đổi diện mạo cho phù
hợp với hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ chủ thể, từ ngoại lai và từ gốc mà
nó xuất thân có thể phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau.

VD: tiếng Pháp “poste”, “gramme” → bốt (nơi có lính gác, kiểu bốt dây
thép), gam (gram, đơn vị đo khối lượng).

Vào thời kì của tiếng Hán cổ, cả tiếng Việt và tiếng Hán đều có phụ âm vô
thanh. Từ can của tiếng Hán cổ khi chuyển sang tiếng Việt vẫn giữ nguyên
diện mạo như vậy. Nhưng sau đó, các từ trong tiếng Hán biến đổi theo quy
luật vô thanh hoá, còn các từ trong tiếng Việt lại biến đổi theo quy luật hữu
thanh hoá. Do đó, từ can trong tiếng Hán hiện đại vẫn đọc như vậy, còn
trong tiếng Việt, can đã đổi thành gan.

- Ngữ nghĩa: cũng biến đổi tương tự, ngôn ngữ này có thể không tiếp nhận
tất cả ý nghĩa của ngôn ngữ khác.

VD: tiếng Pháp “balle” 2 nghĩa “quả bóng” và “đầu đạn” → chỉ tiếp nhận
nghĩa “quả bóng”.

- Ngữ pháp: được đồng hóa theo bản ngữ,

VD: Tiếng Việt ngôn ngữ không biến hình, chuyển loại xảy ra rất dễ dàng
double là tính từ, vào tiếng Việt đúp có thể làm động từ.

Kết luận: Trong quá trình phát triển, bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có sự tiếp thu
các yếu tố từ ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ ngoại lai có xu hướng bị đồng hóa trong quá
trình phát triển, chịu những tác động của người bản ngữ mới được nhập ngữ và được
sử dụng rộng rãi. Quá trình này được gọi là sự đồng hóa ngôn ngữ ngoại lai. Nó thể
hiện sự sáng tạo của người bản ngữ đối với từ mượn để tạo nên tính chất thuần nhất
trong bản ngữ. Ngôn ngữ ngoại lai không phải vật cản của sự phát triển giá trị văn hóa
truyền thống mà là điểm tựa, thúc đẩy lẫn nhau.

Nguyên nhân và hệ quả của việc hình thành và biến đổi ngôn ngữ ngoại lai ở
phương Đông:

- Sự tiếp xúc văn hóa thông qua xung đột và giao lưu văn hóa thông qua mậu
dịch hình thành ngôn ngữ ngoại lai ở phương Đông:

+ Trải qua hàng năm thậm chí thập kỷ giao tranh, biểu hiện của các ngôn
ngữ bên ngoài thường có xu hướng du nhập vào một ngôn ngữ gốc do có sự
tiếp xúc quá gần gũi với văn hóa mới của các cộng đồng. Điều này có thể
thấy rõ nhất qua các sự giao tranh Trung - Việt, của các quốc gia tiền thân
Campuchia với các vương quốc tiền thân của Thái Lan, v.v. Theo đó, người
Việt đã vay mượn rất nhiều từ vựng gốc Hán để rồi nhập hệ với tiếng Việt
hay người Thái đã dùng rất nhiều từ gốc Môn-Khmer để làm giàu từ vựng
tiếng Thái. Mặc nhiên, khó có thể chứng minh ngược lại rằng ngôn ngữ của
tộc gây xung đột có thu nạp thêm từ vựng từ phía các ngôn ngữ được nói
bởi các tộc người đang có thế yếu hơn. Tuy nhiên, ít nhiều có vẻ đã được
dung nạp và hòa vào hệ thống từ gốc của các ngôn ngữ ấy (theo cách hiểu
từ việc làm rõ từ gốc, từ mượn, từ ngoại lai và từ ngoại của thầy Giáp).

+ Ngoài ra, phương Đông còn nổi tiếng với sự giao lưu văn hóa trong khu
vực, nhất là với các nước liền kề nhau thông qua trao đổi, mua bán. Đại
diện cho sự giao lưu văn hóa này có thể kể đến “Con đường Tơ Lụa”. Theo
đó, người phương Đông thông qua mua bán đã tiếp xúc với nhiều các ngôn
ngữ mới lạ và dần có sự ảnh hưởng về văn hóa song chưa có cách diễn đạt
văn hóa ấy bèn vay mượn từ vựng để mô tả cái cần nói đến. Hơn hết, người
phương Đông không chỉ tiếp nhận phong cách ăn uống, ăn mặc của nhau
mà còn tiếp nhận cả tôn giáo mới trong khu vực. Điều này càng dẫn đến
một sự xuất hiện mạnh mẽ các ngôn ngữ ngoại lai trong những ngôn ngữ
gốc ở phương Đông. Lấy Việt Nam và tiếng Việt làm một ví dụ điển hình.
Tiếng Việt trên thực tế có sự vay mượn từ vựng gốc Nam Đảo thông qua
tiếng Chăm-pa cổ và gốc Nam Ấn thông qua Phật giáo thời kỳ đầu (vì Phật
giáo Việt Nam du nhập trực tiếp từ Ấn Độ ở thời kỳ đầu).

⇒ Như vậy có thể nói rằng, sự hình thành ngôn ngữ ngoại lai phương Đông
thời kỳ đầu được diễn ra ở nội bộ khu vực theo cách trực tiếp qua xung đột
hoặc giao thương khu vực. Điều này mang lại sự “giàu có” cho các ngôn ngữ
và nền văn hóa phương Đông.

- Sự du nhập văn hóa phương Tây thông qua thương mại, xâm lược và trao đổi
tri thức tạo nên sự biến đổi trong ngôn ngữ ngoại lai phương Đông:
+ Kể từ khi người phương Tây bắt đầu hành trình chinh phục thế giới, họ đã
bắt đầu có trao đổi và mua bán với người phương Đông. Qua đó, văn hóa
phương Tây được truyền bá vào phương Đông mạnh mẽ, nhất là ở khía
cạnh tôn giáo. Kể từ đó, từ vựng gốc các ngôn ngữ Tây Âu đã du nhập vào
phương Đông nhằm phục vụ quá trình truyền giáo.

+ Đến khi người phương Tây có tham vọng đối với phương Đông, quá trình
xâm lược bắt đầu diễn ra. Cũng giống như sự hình thành ngôn ngữ ngoại
lai nội khu vực đã nêu ra, các ngôn ngữ phương Tây dần có thêm vị trí
trong hệ thống từ vựng các ngôn ngữ phương Đông. Điển hình như tiếng
Việt có nhiều sự xuất hiện của tiếng Pháp trong cuộc sống, từ đại từ nhân
xưng “moa - toa / bạn - tôi” đến các vật dụng đời sống “xăm, lốp, …”. Với
tiếng Thái, mặc dù không chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ xâm lược nhưng
họ cũng dần hình thành rất nhiều từ vay mượn tiếng Anh trong giai đoạn
các nước phương Tây xâm lược phương Đông.

+ Những biểu hiện ngôn ngữ ngoại lai gốc phương Tây mặc dù mới xuất hiện
ở phương Đông nhưng chúng xuất hiện với tần suất lớn và tồn tại lâu dài ở
phương Đông chỉ khi người phương Đông chủ động tiếp thu các giá trị tri
thức mới lạ từ phương Tây. Điển hình ở các nước XHCN phương Đông, rất
nhiều từ vựng gốc Sla-vơ (ví dụ như tiếng Nga) được du nhập và cải biên
để làm giàu vốn từ vựng bản địa. Không những thế, các thuật ngữ tiếng
Anh (trong sinh học, hóa học, v.v) cũng đã được các cộng đồng bản địa
chấp nhận vì không có thuật ngữ tương đương để giải thích.

⇒ Như vậy có thể nói rằng, sự hình thành ngôn ngữ ngoại lai giai đoạn sau
ở phương Đông đa phần có gốc từ các ngôn ngữ châu Âu và có sự xuất hiện
với tần suất cao cũng như có tuổi thọ tồn tại khá lâu dài. Sở dĩ có thể phát
biểu như vậy là vì quá trình học tập tri thức hiện nay đã trở nên cấp thiết do
quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Hơn hết, một vài ngôn ngữ ngoại lai lại trở
thành phương tiện giao tiếp chính giữa các tộc người khác nhau trong một
quốc gia. Điển hình như ở Ấn Độ hay Philippines và Singapore cũng như các
quốc gia châu Úc, Nam Thái Bình Dương khác, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trở
nên quan trọng trong việc kết nối các cộng đồng đa sắc tộc. Tuy nhiên, điều
này cũng tạo nên nhiều cản trở trong việc phát triển một số ngôn ngữ bản địa.

⇒ Kết luận: sự biến đổi ngôn ngữ ngoại lai ở phương Đông gắn với việc ngôn
ngữ bản địa mở rộng sự tiếp nạp ngôn ngữ gốc châu Âu thay vì chỉ tiếp nạp
các ngôn ngữ trong khu vực. Điều này là tất yếu vì các lý do biến động trong lịch
sử, xã hội phương Đông và cũng mang lại sự giàu có cho các ngôn ngữ phương
Đông. Tuy nhiên, sự biến đổi ngôn ngữ ngoại lai ở phương Đông cũng mang
nhiều bất lợi trong việc bảo tồn ngôn ngữ bản địa, nhất là trong giai đoạn toàn
cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
13. Cơ sở hình thành văn hóa phương Đông

Một nền văn hóa luôn bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên, chủ nhân nền văn hóa,
điều kiện lịch sử – xã hội, giao lưu tiếp biến văn hóa nội khu và ngoại khu vực.

(1) Điều kiện tự nhiên

Phương Đông có nhiều kiểu địa hình, có điều kiện tự nhiên phong phú và đa
dạng đã tạo nên nét đa dạng và đặc trưng của từng nền văn hoá tại Phương Đông. Từ
đồng bằng bên lưu vực các con sông, hệ thống núi, các sa mạc và cao nguyên, v.v.

a) Đông Bắc Á: văn hoá Trung Hoa làm trung tâm

Địa hình đồng bằng, thảo nguyên phổ biến; khí hậu thuận lợi và vị trí giáp biển
đã tạo điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp và có những đặc trưng văn hoá gắn với
nông nghiệp

b) Bắc và Trung Á: tiếp thu hai nền văn minh - văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa

Khí hậu nhiệt đới gió mùa và nhiều kênh rạch tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp. Có nhiều thảo nguyên nên kinh tế du mục là chủ yếu.

c) Nam Á:

Hàng triệu hecta đồng bằng tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Các nhánh
sông Hằng dày đặc phù hợp cho giao thương buôn bán.

d) Tây Á - Bắc Phi:

Tuy là sa mạc nhưng có 3 con sông Nile, Tigris và Euphrate giúp phát triển trồng
trọt. Đầu mối giao lưu quốc tế: Biển Ả rập nối thông sang Ấn Độ Dương và toàn bộ
châu Á; biển Kaspi giữ vai trò là cầu nối Đông Âu — Trung Á; Địa Trung Hải là cửa
ngõ vào châu Âu; Hồng Hải (biển Đỏ), vịnh Aden không chỉ đơn thuần là đường giao
lưu nội bộ mà còn trở thành đường hàng hải quốc tế nhờ kênh đào Suez nối Địa Trung
Hải với Ấn Độ Dương,...

- Văn hoá thường xuất hiện trên lưu vực những dòng sông lớn, những dòng sông
tạo nên những đồng bằng màu mỡ thích hợp cho nông nghiệp:

+ Lưu vực sông Nile;

+ Lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigris và Euphrate;

+ Lưu vực đồng bằng Bắc Ấn Độ tạo bởi sông Indus và Ganga là nơi sinh ra văn
hoá - văn minh Ấn Độ;

+ Lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử là nơi sinh ra của nền văn hoá - văn
minh Trung Hoa.
2. Cư dân - sự tổng hợp hài hoà các nhân chủng tộc

- Ở Phương Đông, bức tranh đa chủng tộc được tạo nên bởi sự kết hợp của 3
nhóm tộc người chính:

+ Nhóm Mongoloid:

● Chủng phương Bắc: mang đặc điểm của đại chủng Á như mắt nhỏ, mí góc, mũi
trung bình, tóc đen, thẳng, da vàng nhạt, gồm các dân tộc vùng Đông Á, Bắc Á, Đông
Trung Á - người Bắc Hán, người Nhật, người Mãn Châu.

● Chủng phương Nam: mang đặc điểm của đại chủng Á và Úc như mắt rõ hai
mí, mũi thấp và da sẫm màu, gồm các dân tộc vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa -
Nam Hán người Việt, Mường, Thái, Khmer, Mã Lai.

+ Nhóm Europeoid:

● Chủng phương Bắc: có nhiều đặc điểm giống người châu Âu như mũi cao, mắt
và tóc nhạt màu, da trắng hồng, dáng vóc cao to, gồm các dân tộc tại vùng Bắc Á (trừ
người Inuit tại Siberia).

● Chủng phương Nam: có nhiều đặc điểm chung với chủng phương Bắc nhưng
có da sẫm màu, tóc và mắt đen, gồm các dân tộc ở vùng Tây Trung Á, Nam Á và
Trung Đông - người Ấn, Ả Rập.

+ Nhóm Australoid:

● Có vóc dáng thấp bé, da đen, tóc quăn và đen, mắt tròn to.

Gồm một số dân tộc ở miền Nam Ấn Độ và quần đảo Mã Lai

3. Hoạt động sản xuất - xã hội

Nhờ điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng nên xã hội cũng đa dạng về các
hình thức sản xuất.

- Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, trong đó trồng lúa nước được gắn bó từ sớm.
Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt cá. Một số nghề thủ công
như sản xuất nông cụ, dệt vải, làm gốm...Tuy nhiên nó chỉ đó vai trò bổ trợ, nông
nghiệp vẫn là phát triển chủ yếu.

- Bắc Á có nhiều điểm khác biệt: Du mục xuất hiện ở khu vực Bắc Á, chăn nuôi
ngựa, lạc đà,...

- Thương nghiệp phát triển mạnh nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc.

- Phần xã hội: nói về mô hình công xã nông thôn.

4. Kết quả giao lưu tiếp biến văn hoá nội khu và ngoại khu vực
- Nội khu: (tức ảnh hưởng văn hoá trong phạm vi phương Đông)

● Văn hóa Ả Rập:

+Văn hóa: văn hoá của người du mục sống ở sa mạc. 22 quốc gia Ả Rập ở châu
Á cùng chia sẻ một tiếng nói chung (tiếng Ả Rập) và một tôn giáo chung (Hồi
Giáo) (trừ Israel).

+Hồi giáo với tư cách là tôn giáo chính thức ở Indonesia, Malaysia, Brunei -
những quốc đảo hùng mạnh ở Đông Nam Á, trong đó, Indonesia là quốc gia có
số lượng tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới.

● Văn hóa Trung Quốc:

+Lịch sử: Ảnh hưởng của các nước phương Đông từ lịch sử các nước láng giềng
rất lớn: Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trên vũ đài lịch sử châu Á, văn hoá
Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quốc gia ở châu lục này, đặc biệt là
Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

+Chính trị: Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước láng giềng kề cận, có quan hệ
truyền thống lâu đời. Vào năm 600, Nhật Bản đã cử sứ đoàn đầu tiên sang nhà
Tùy, Trung Quốc và sự lớn mạnh của nhà Tuỳ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho sứ
đoàn Nhật Bản. Sau đó, Nhật Bản đã mô phỏng chế độ của nhà Tuỳ, căn cứ vào
tư tưởng của Nho gia, tiến hành các cuộc cải cách và đạt được thành công rõ
rệt.

+Tôn giáo: Qua cư dân gốc Hán, Nho giáo và Đạo giáo đã dần ảnh hưởng vào cư
dân gốc Việt vào văn hoá Việt. Hơn nữa, các quan thái thú, thứ sử, đô hộ lại có
chủ trương đem lễ nghĩa của Nho giáo, phong tục văn hoá Trung Hoa phổ cập
vào xã hội Việt. Vì vậy, ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam ngày càng lớn.
Cùng với Nho giáo, đến đầu Công nguyên, Phật giáo từ bên ngoài dần thâm
nhập vào Việt Nam không chỉ qua đường biển mà còn qua Trung Hoa.

● Văn hóa Ấn Độ:

+Trong văn hóa: tại các nước ở châu Á, nhất là các nước Đông Nam Á, văn hoá
Ấn Độ đã phủ một lớp khá dày lên văn hoá bản địa, tạo thành một dấu ấn nổi
bật, không bao giờ bị phai mờ như một số ngôn ngữ của vùng này (Malay và
Java chẳng hạn), chứa đựng một thành phần quan trọng những từ có nguồn gốc
sanskrit và Dravidian, văn tự Sanskrit (hệ thống chữ cái abugida) đã từng là
nguồn gốc của chữ Thái, chữ Lào, chữ Khmer...

+Tôn giáo: Trong cuốn ch sử cổ đại của các quốc gia Ấn hóa vùng Viễn Đông,
nhà nghiên cứu G. Coèdes đã nói đây là “Sự lan tỏa của một nền văn hoá có tổ
chức, dựa trên quan niệm Hinđu về vương quyền, được xác định đặc trưng
bằng sự tôn thờ Hinđu giáo và Phật giáo, hệ thần thoại Purana, sống theo
Dharma và lấy sanskrit làm phương tiện diễn đạt”. Vào khoảng cuối thế kỉ thứ
V sau Công nguyên, các quốc gia ở đây đã được tổ chức theo những quy tắc
truyền thống của lý thuyết về chính trị của Ấn Độ hoặc đi theo tôn giáo về Đạo
Phật và đạo Hinđu của Ấn Độ tại Miến Điện, Thái Lan, Đông Dương, Indonesia
và Malaysia ngày nay.

+Văn hóa: Đặc biệt, một đất nước có nền văn minh vĩ đại như Trung Quốc cũng
đã chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hoá Ấn Độ qua sự tiếp nhận đạo Phật, yoga,
âm nhạc (nhất là đời Đường), thiên văn và chiêm tinh học...

+Những dấu tích ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến ngày nay vân còn hằn nổi
trên các công trình kiến trúc, điêu khắc và các loại hình khác của văn hoá khu
vực này. Các bộ sử thi vĩ đại, trong đó có Ramayana của Ấn Độ đã thâm nhập
vào nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật của khu vực Đông Nam Á.

Ngoại khu: (tức ảnh hưởng văn hoá ra khỏi phạm vi phương Đông)

● Văn hoá Ả Rập:

+ Ảnh hưởng ngoại khu: các nét kiến trúc Hồi giáo như kết cấu hình cung, mái
vòm. Trong đời sống tôn giáo, trong kiến trúc - hội họa. Nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng Islam có ảnh hưởng lớn nhất đối với văn hoá thế giới. Ngoài ra, kỹ thuật chế biến
thuốc của Ả Rập còn ảnh hưởng đến châu Âu thời trung cổ, mà nền hoá học hiện đại
chịu ảnh hưởng của châu Âu thời trung cổ.

● Văn hóa Trung Hoa:

+ Các phát minh vĩ đại: thuốc súng, giấy, la bàn, mực, kỹ thuật in, v.v. có ứng
dụng cho toàn nhân loại cho đến tận ngày nay.

+ Ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực thể hiện qua cách ăn, ở, đi lại ở một
số nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó cũng tiếp nhận hàng loạt các từ Hán trong ngôn
ngữ như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Nhật,...

+ Triết học Trung Quốc cũng có ảnh hưởng sâu sắc ở châu Âu vào thế kỉ XVII -
XVIII Triết gia Gottfried Wilhelm von Leibniz, người tiên phong của triết học cổ điển
Đức, là triết gia đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của văn hoá Trung Quốc đối với sự
phát triển của châu Âu.

+ Nho giáo của Trung Quốc chính là hình mẫu cho thứ “tôn giáo lý tính” này.
Nhà khải mông tư tưởng Pháp Denis Diderot trong phần giới thiệu về Trung Quốc
trong cuốn “Bách khoa toàn thư” cũng cho rằng, khái niệm cơ bản trong triết học
Trung Quốc là “lý tính”. Ông đặc biệt ngợi ca Nho giáo, chỉ ra rằng Nho giáo chủ
trương lấy “lý tính” và “chan lý” để trị quốc bình thiên hạ.

+ Văn học để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Tây Du Ký’’, “Hồng Lâu Mộng”,
v.v.
+ Nền nghệ thuật phong phú và thần bí của Trung Quốc đã khiến cho không biết
bao nhiêu triết gia và nghệ thuật gia của châu Âu thán phục (kỹ thuật làm đồ sứ đối với
Ý).

- Văn hoá Ấn Độ:

+ Châu Âu cũng chú ý tới việc dạy học và cuộc đời của con người vĩ đại nhất
trong các nhà cải cách tôn giáo của Ấn Độ. Các tác phẩm nghiên cứu ở trình độ cao về
lịch sử, văn học, tôn giáo và ngôn ngữ Ấn Độ đã xuất hiện. Các học giả từ hầu hết các
nước châu Âu đều tham gia vào công việc nghiên cứu này, không chỉ Anh, Pháp và
Đức (là nhóm chủ yếu) mà còn Ba Lan, Na Uy, v.v.

+ Ở Pháp: Chủ nghĩa vị đai và chủ nghĩa biểu tượng nằm ở trong số các trào lưu
văn học mới mà văn hoá Ấn Độ đã khơi dậy cảm hứng như Mallarmé hay Pierre Loti.

+ Ở Nga: Nguyên tắc của Tônxtôi về việc không dùng bạo lực trong khi vẫn áp
dụng những nguyên tắc khoan dung, nhân ái của đạo Thiên Chúa chủ yếu dựa theo
quan niệm của đạo Phật về Ahimsa. đánh g1á rất cao sự kết hợp giữa cái nhìn nội I
tâm sâu sắc và các chính sách mang tính đạo đức trong tác phẩm của các học giả người
Ấn Độ cũng nhấn mạnh đến sự hấp dẫn mang tính hoàn cầu của nó.

+ Văn học: Sang đến thế kỉ XX, các nhà văn phương Tây đã đưa rất nhiều các
khái

niệm, từ vựng và biểu tượng của Ấn Độ vào trong tác phẩm của mình. Các tác
phẩm của Ấn Độ như Sakuntala của Kalidasa kịp thời có mặt ở phương Tây, các vở
kịch của R. Tagore được diễn ở khắp các nước châu Âu.

+ Trong thế kỉ XX, văn hoá - xã hội Ấn Độ đã lôi cuốn rất nhiều các nhà nghiên
cứu châu Âu. Người ta nghiên cứu Ấn Độ từ góc độ xã hội học (như Max Weber).
Tâm lý học (như C.G. Jung), từ hình thái kinh tế - xã hội (nhụ K. Marx, Lênin), v.v.

+ Bên cạnh đó, triết học Ấn Độ và tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo cũng góp một
phần không nhỏ trong việc lan rộng văn hoá Ấn Độ.

14+15. Tính chất và đặc điểm văn hóa phương Đông (chưa có nhiều thông
tin trình bày rõ về tính nông nghiệp)

Tính chất: nông nghiệp (trong mưu sinh, quản lý xã hội và đời sống văn hóa -
tinh thần). Tính chất nông nghiệp được thể hiện ở rất nhiều bình diện văn minh và là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của các nền văn minh phương Đông.

Đặc điểm:

- Thời gian: xuất hiện rất sớm (so với phương Tây).
- Mang tính chất khép kín, không phân rõ địa vực, chủ yếu nằm dọc các con
sông lớn hay thậm chí là nằm gói gọn trong các con sông/dãy núi lớn.

- Văn hóa tinh thần phát triển mạnh mẽ hơn văn hóa vật chất.

- Văn hóa phát triển rực rỡ nhưng bị tàn lụi rất nhanh.

-Phương Đông là nơi các nền văn hóa – văn minh xuất hiện sớm nhất và thường
xuất hiện gắn liền với dòng sông lớn.

-Văn hóa phương Đông mang nặng tính chất nông nghiệp – nông thôn, đây là
tính chất quan trọng nhất.

-Chính vì vậy, về văn hóa tinh thần, người phương Đông có xu hướng tin vào tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên, thờ cúng các vị thần liên quan đến sản xuất nông nghiệp và
tín ngưỡng phồn thực.

-Về tư tưởng triết học và phương thức tư duy, phương Đông thiên về chủ toàn và
tổng hợp.

-Trong quan hệ ứng xử với thiên nhiên, phương Đông nghiêng về hòa đồng,
thuận tự nhiên.

-Trong quan hệ giữa người với người, văn hóa phương Đông nặng về tính cộng
đồng và cách ứng xử tình cảm, mềm dẻo.

-Ngoài ra, văn hóa phương Đông đặt nặng tính lễ nghi, tín ngưỡng và đạo lý,
phải biết tôn trọng người lớn tuổi, người có địa vị.

-Về phương thức sống, văn hóa truyền thống phương Đông trọng tình, hướng nội
và khép kín.

-Với thế giới quan, người phương Đông xem thế giới như là một chỉnh thể kết
hợp hài hoà của âm dương, của thiên-địa-nhân (tam tài giả, thiên địa nhân). Những
quan điểm đó đã chi phối mọi quan hệ, không chỉ trong cách thức ứng xử của con
người với tự nhiên, mà cả trong cách ứng xử của con người với con người, và trong
cách ăn, mặc, ở,..

16. Các lễ hội nông nghiệp ở các cộng đồng cư dân phương Đông

Tín ngưỡng là cội nguồn của lễ hội. Lễ hội vừa là dịp tiến hành các nghi lễ có
tính ma thuật để cầu xin và bày tỏ lòng biết ơn thần linh, vừa là dịp để người dân vui
chơi giải trí.

- Trong số các loại tín ngưỡng tồn tại ở phương Đông, phổ biến nhất là tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên. Vì vậy, ở khắp nơi người ta cũng thờ cúng các vị Thần liên
quan đến sản xuất nông nghiệp như Thần Mặt trời, Thần Đất, Thần Nước, Thần Lúa,
Thần Gió, Thần Sông…

- Gắn liền với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là các lễ hội nông nghiệp như lễ hội
té nước, lễ hội cầu mưa, cầu nắng, hội đua thuyền, lễ tịch điền, lễ hội mừng được
mùa...

+ Lễ hội té nước: nhằm đưa tiễn mùa khô và cầu mưa xuống. Tục té nước đón
năm mới có lẽ vốn là một phần của nghi lễ phồn thực nhằm cầu mong nguồn
nước mưa dồi dào tại các đất nước nông nghiệp ở Đông Nam Á. Sau ngày lễ
thường có những trận mưa đầu mùa làm cho cây trở lại xanh tươi, đồng bằng
màu mỡ. Người nông dân có thể sản xuất thuận lợi trong năm. Từ ý nghĩa, vai
trò quan trọng đó mà lễ hội té nước được coi là lễ hội lớn nhất trong năm, bắt
đầu một mùa vụ mới cũng như bắt đầu một năm mới tại các nước nông nghiệp
phương Đông.

+ Lễ hội cầu mưa: mục đích chính của lễ hội là cầu mong mưa thuận gió hòa,
mùa vụ bội thu và đời sống buôn làng luôn hạnh phúc, ấm no. Lễ hội cầu mưa
được tổ chức với ý nghĩa tri ân các vị thần như: Bra Ân - Bra Trốk (Thần trời),
Bra ter (Thần đất), Bra va (Thần lúa) - người Stiêng, v.v. và các vị thần khác
đã cho mưa, cho nguồn nước để gieo trồng đúng mùa vụ, có nguồn nước để
sinh hoạt.

+ Lễ tịch điền: nhằm khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông
nghiệp phát triển, thể hiện quan hệ gần gũi, hòa đồng giữa vua và nông dân.

+ Lễ hội đua thuyền: Lễ hội vừa là cuộc tranh tài, vừa là lễ hội cảm ơn Đức Phật
đã ban cho mùa bội thu và bày tỏ sự biết ơn và kính trọng đối với thần sông và
thần đất đã mang đến cho người dân cuộc sống no đủ và yên bình. Lễ hội này
cũng là dịp để phương Đông thể hiện sự phát triển rất đa dạng của nền nông
nghiệp lúa nước với rất nhiều sản vật làm ra từ những vùng đất phì nhiêu, màu
mỡ.

Tóm lại: Phương Đông thừa hưởng những di sản văn hóa của nền văn minh lúa
nước, nên hầu hết các lễ hội đều có tín ngưỡng thờ các thần nông nghiệp. Các lễ hội
được tổ chức hằng năm như thêm một lời nhắc nhở của tiền nhân với hậu thế, cần nhìn
nhận đầy đủ hơn về sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững; đó cũng chính là tâm
thế, là thái độ ứng xử của con người trước thiên nhiên.

Xem thêm:

1. Lễ hội Songkran - Thái Lan: Lễ hội Songkran là một hoạt động tín ngưỡng
mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước thường diễn ra vào giữa t4. Theo
diễn biến của thời tiết, tháng Tư là giai đoạn cuối mùa khô, đầu mùa mưa, là
thời điểm người nông dân chuẩn bị vào vụ mùa. Tục lệ tát nước lên nhau nhằm
xua đuổi vận rủi, chứng thực về tục sùng bái nước trong xã hội nông nghiệp cổ
thời và tiến hành các nghi lễ tạ ơn Trời Đất về vụ mùa đã qua và cầu xin may
mắn cho vụ mùa sắp tới.

2. Tết Đoan Ngọ, còn được gọi là Tết Trùng Ngũ, 5/5 ÂL. Đây là một ngày tết
truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản
và Trung Quốc... "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11
giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là
lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. (Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ
còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là “Tết giết sâu bọ”.) Hiểu đơn
giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây
hại cho cây trồng.

3. Tết Trung Thu (Chuseok) ở Hàn Quốc được xem là ngày tạ ơn đất trời, tổ tiên
đã cho một mùa màng bội thu của người Hàn, cũng là thời kỳ công việc đồng
áng của năm cũ khép lại, mang ý nghĩa cầu mong mùa màng năm sau bội thu
hơn. Trong trồng trọt nói chung và trồng lúa nói riêng, thời điểm thu hoạch là
khi mầm nở rộ và kết hạt. Điều này lặp lại theo chu kỳ, nói cách khác là nó tái
sinh giống như bản chất của mặt trăng lặp lại quá trình xoay quanh Trái Đất.
Trong xã hội nông nghiệp, sự tái sinh của mặt trăng và bản chất tái tạo của
nghề nông được coi là giống nhau. Do đó, trăng tròn tượng trưng cho sự dư dả,
dồi dào và màu mỡ.

4. Lễ hội Tsukimi (Lễ hội Ngắm trăng) - Nhật Bản, diễn ra vào Tết Trung Thu,
Phong tục này được phát triển trong thời kỳ Edo (1603 – 1868). Nơi những
người nông dân tổ chức lễ hội mùa màng như một cách để tạ ơn Mẹ Thiên
Nhiên vì một vụ mùa bội thu.

5. Lễ hội Bun Bangfai - Lào được tổ chức vào tháng 5 và kéo dài suốt cả tháng.
Theo quan niệm của người Lào, lễ hội này là cách thức để người dân gửi lời cầu
xin tới ông Trời, ban cho mưa thuận gió hòa để mùa màng phát triển, đem lại sự
no ấm cho người dân.

6. Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng hay lễ hội nước) - Campuchia tháng 11 ÂL. Lễ
hội Ok Om Bok đánh dấu thời điểm nước sông Tonle Sap đổi dòng chảy, bắt
đầu chu kỳ cạn của nó, ghi dấu thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa ở
đất nước Chùa Tháp, nơi có hai mùa trong năm. Đây là dịp người dân
Campuchia tạ ơn các dòng sông đã đem lại sự phì nhiêu cho đất đai và cung cấp
thực phẩm cho họ, vì thế còn được gọi là lễ hội nước

7. Lễ hội Tịch Điền - Hà Nam, Việt Nam, mùng 7 tháng Giêng hằng năm. (Theo
“Việt lược sử”, vào năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987) vua
Lê Đại Hành đã về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam, mở ra một trang sử mới cho nền văn minh lúa nước.) Bao
gồm những nghi thức tế lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Hình
ảnh một Lão cao niên trong làng khoác áo long bào “vua”, nhập linh khí quân
vương, khoan thai đi những xá cày đầu tiên mang ý nghĩa khuyến khích, coi
trọng việc nông tang, Lễ hội Tịch điền là sự tái hiện hình ảnh đất nước thanh
bình, mùa màng bội thu; đồng thời, đề cao vai trò của người nông dân trong
chiến lược phát triển nông nghiệp.

17. Các loại hình đơn vị kinh tế - xã hội phương Đông

“Đơn vị kinh tế - xã hội” cũng chính là đơn vị cư trú của các tộc người20. Ở
phương Đông, con người chủ yếu sinh hoạt trong các đơn vị “công xã nông thôn”.

Đặc điểm:

- Phân theo khu vực địa lí nhất định, dựa trên sự tồn tại của cộng đồng thuyết
thống đang cư ngụ nơi đó. Ranh giới các công xã nông thôn có thể là con
sông, cái cây, ngọn núi tùy theo từng cộng đồng - tức là chia theo mốc dấu tự
nhiên hoặc cảm tính.

- Yếu tố thuyết thống rất quan trọng: cộng đồng cận huyết.

- Có các tên gọi khác nhau: pa-lây (người Raglai, Chăm), phum/sóc (người
Khmer), v.v.

- Kinh tế:

+ Sản xuất chủ yếu là hái lượm, trồng trọt, săn bắt, thủ nông nghiệp.

+ Nền kinh tế tự cung tự cấp.

- Cơ chế quản lý:

+ Người đứng đầu thường là trưởng tộc, chủ yếu là nam. Đáp ứng các yêu
cầu: có sức khỏe, có chuyên môn nhất định về sự vận động của tự nhiên21,
không có quyền làm lợi.

+ Người đứng đầu được bầu ra từ người dân ⇒ dân chủ cộng đồng/dân chủ
nguyên thủy. Ngoài ra còn có tộc trưởng có người giúp việc: Ghi sổ sách,
điều động lực lượng (tự nguyện, không có quyền lợi gì).

20
Ví dụ: ở phương Tây, con người sinh sống theo đơn vị kinh tế - xã hội “thành bang” - commune.
21
Khi quan niệm về thần thánh xuất hiện, con người muốn có được sức mạnh của tự nhiên thì cần có sức
mạnh của người kết nối. Người đó cần có đủ năng lượng để kết nối với sức mạnh siêu nhiên, giỏi giang, được
tôn trọng và trong sạch (ý ở đây là người phụ nữ có sẽ những giai đoạn họ quan niệm rằng không trong sạch nên
nếu họ nắm quyền, giai đoạn đó sẽ không có người thay thế). Do đó, người quản lý cộng đồng cũng là nhân vật
nối kết sức mạnh thần linh. Sau này, khi được chuyên môn hóa, vai trò này được tách ra và giao cho một người
quản lý xã hội và một thầy mo (cũng là nam giới do yêu cầu về thể lực).
+ Công cụ quản lý xã hội của họ là luật tục, quy định quy chế ở xã hội tạo ra
trên nguyên tắc nhất trí cộng đồng. Mọi người tuân thủ không phân biệt
bất kỳ ai. Tuy nhiên đây không phải là chính trị, thời công xã nguyên thủy ở
phương Đông không có chính trị22.

+ Tôn giáo (cũng là một công cụ): ở phương Đông, đời sống rất gắn bó với
tôn giáo, tín ngưỡng. Do đó, tôn giáo trong đơn vị kinh tế - xã hội này cũng
mang ý nghĩa quản lý xã hội rất lớn.

Chi tiết về công xã nông thôn (xem thêm)

- Những hình thức giải thể của xã hội nguyên thủy có khác nhau nhưng nội
dung cơ bản của nó là sự sản sinh ra sở hữu tư nhân, xuất hiện các giai cấp,
nhà nước. Vào lúc này nhà nước thay thế cho tổ chức thị tộc - bộ lạc và nó căn
cứ vào địa vực cư trú chứ không phải căn cứ vào huyết tộc để phân chia cư
dân.

- Sự xuất hiện các giai cấp và nhà nước là cáo chung của chế độ công xã nguyên
thủy, thay thế nó là các xã hội có giai cấp tiếp theo (nô lệ, phương thức sản
xuất châu Á, phong kiến); cũng vào thời điểm này, công xã nông thôn (công
xã láng giềng, công xã nông nghiệp) thay thế cho công xã láng giềng nguyên
thủy.

- Tính chất lịch sử phổ biến của công xã nông thôn được khẳng định không chỉ
như là hình thức quá độ từ xã hội tiền giai cấp sang xã hội có giai cấp mà nó
còn là một tập thể sản xuất và sinh hoạt xã hội được giữ lại trong kết cấu của
xã hội có giai cấp tiền tư bản chủ nghĩa do sự phát triển không hoàn thiện của
mối quan hệ sở hữu tư nhân, nhu cầu trong lao động tập thể và quyền lợi của
giai cấp thống trị.

- Khác với công xã nguyên thủy là những tổ chức xã hội độc lập, công xã nông
thôn tồn tại trong lòng những tổ chức của xã hội có giai cấp, trong quan hệ
giai cấp chi phối cùng với những thiết chế chính trị xã hội của nó từ tổ chức
nhà nước ở trung ương đến các đơn vị hành chính cơ sở ở địa phương.

- Công xã nông thôn là một tổ hợp cư dân có cả mối quan hệ huyết thống và
mối quan hệ láng giềng, những mối quan hệ láng giềng là chủ đạo. Các thành
viên công xã sống trong một lãnh thổ riêng.

- Trong công xã, thủ công nghiệp kết hợp với nông nghiệp chặt chẽ trong sinh
hoạt kinh tế. Sự kết hợp này vừa thực hiện trong phạm vi từng gia đình, vừa
thực hiện trong phạm vi cộng đồng công xã. Quá trình phân công lao động tự
nhiên cũng diễn ra ở đây: phân công trong cư dân và phân công theo giới tính,
nghề nghiệp. Do sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp chủ yếu phục vụ

22
Vấn đề “chính trị” trong cộng đồng chỉ gắn liền với phương Tây trong cùng thời.
đời sống tự cung tự cấp của gia đình và công xã, vậy nền sản xuất hàng hóa
tuyệt nhiên không phải là hình thức chiếm địa vị chủ đạo trong nền sản xuất xã
hội. Các sản phẩm sản xuất ra trực tiếp để tiêu dùng và do sản xuất trực tiếp và
phân phối trực tiếp có tính chất xã hội khiến người ta không cần đến việc trao
đổi hàng hóa. Nền kinh tế tự nhiên khép kín khiến cho công xã trở thành tổ
chức kinh tế xã hội tự quản. Các thành viên tiếp xúc với nhau trong phạm vi
nội bộ cộng đồng nhiều hơn là với thế giới bên ngoài.

- Công xã còn là một bộ máy tự trị về hành pháp và các mặt hoạt động khác. Về
mặt xã hội, làng mạc là một đơn vị tự trị có bộ máy quản lý riêng: có các
trưởng thôn và các nhân viên phụ trách các công việc như đất đai, thu thuế,
theo dõi tình hình nông nghiệp, hành chính, luật pháp; phụ trách các công trình
thủy lợi, phân phối nước; phụ trách tôn giáo, lễ hội. Những viên chức cũng
hợp thành cơ quan hành chính của công xã.

Tóm lại, trên cơ sở quyền sở hữu chung về ruộng đất, công xã nông thôn là
những đơn vị tự cấp tự túc về kinh tế và có nhiều quyền tự trị về mặt hành chính. Bởi
vậy, sự tồn tại của chế độ công xã nông thôn tuy hạn chế sự phá sản của nông dân, hạn
chế sự phát triển của quan hệ nô lệ và trong chừng mực nào đó duy trì truyền thống
dân chủ công xã, nhưng mặt khác nó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Nền kinh tế tự cấp, tự túc, tính chất cô lập của công xã làm cho kinh tế chậm phát
triển, hệ thống giao thông chưa trở thành nhu cầu cần thiết, đồng thời, do cuộc sống
biệt lập, nông dân công xã hầu như không biết gì nhiều hơn ngoài làng xã nhỏ bé của
mình; vì vậy, những cổ tục lạc hậu, mê tín dị đoan có điều kiện duy trì và nảy nở, kìm
hãm sự phát triển trí tuệ và nhân cách con người.

Chỉ có sự phát triển của kinh tế hàng hóa của nền kinh tế công nghiệp với sự
phân công lao động triệt để mới có khả năng làm cho công xã tan rã nhanh chóng, thúc
đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Và đến lúc đó, công xã nông thôn mới hết vai trò và vị
trí của nó trong lịch sử.

18. Các loại hình kinh tế nhân học ở xã hội phương Đông

Nói về kinh tế nhân học thì nói đến kinh tế nhân học tộc người trong các phương
thức hoạt động mưu sinh của các tộc người phương Đông, gồm phương thức kinh tế
nông nghiệp và phương thức sản xuất công nghiệp. Từ đó đưa ra các loại hình kinh tế
mưu sinh như sau:

Các loại hình kinh tế mưu sinh

- Loại hình kinh tế săn bắt (gồm cả đánh cá), hái lượm, trồng trọt; ⇒ chủ yếu và
tại sao?

Chủ yếu do điều kiện mưu sinh, điều kiện sinh thái

Tập tục truyền thống “du cư du canh”, “tự cung tự cấp”.


Ví dụ: miền Tây Bắc Việt Nam.

- Loại hình kinh tế thủ công nghiệp (gồm có chế tạo công cụ thô sơ);

- Loại hình kinh tế nông nghiệp lúa nước;

- Loại hình kinh tế công nghiệp mới: vừa và nhỏ (xem thêm phần kinh tế Câu
10).

Xem thêm:

+ Loại hình kinh tế săn bắt, hái lượm, đánh cá

Săn bắt hái lượm là một dạng kinh tế của một nhóm, một cộng đồng, một tộc
người cổ xưa và được đánh giá là lạc hậu trong thời đại ngày nay. Là tiền đề hình
thành nên nền kinh tế nông nghiệp thô sơ sau này.

Đặc điểm:

-Nam săn bắt - Nữ hái lượm: Bên cạnh đó, công việc còn được phân theo tuổi
tác; phụ nữ ngoài việc hái lượm, kiếm ăn còn may vá quần áo thô sơ, chế biến thực
phẩm v.v. và các công cụ săn bắt và hái lượm ban đầu rất thô sơ.

-Phát triển công cụ lao động chưa cao: Công nghệ chế tác công cụ đầu tiên
được đưa từ châu Phi sang châu Á bởi chuyến phiêu lưu của tộc Homo erectus, bằng
cách lấy lõi đá mài theo nguyên mẫu đơn giản để chế biến động vật (cắt thịt, róc xương
lấy phần tuỷ bên trong) và thực vật.

-Am hiểu và thích nghi môi trường tự nhiên: Những nhóm người săn bắt và
hái lượm có đặc tính thích nghi với điều kiện môi tự nhiên rất tốt. Họ biết cách tương
tác với môi trường sống xung quanh.

-Di cư nếu thiếu ăn: Họ di chuyển khắp nơi và điểm đến là những khu vực có
nguồn nước và nguồn thức ăn dồi dào, thuận lợi cho việc săn bắt hái lượm.

Vậy tại sao kinh tế mưu sinh của tộc người là săn bắt hái lượm? Lí do là điều
kiện sinh thái tự nhiên và tổ chức xã hội du cư du canh. Ở những khu vực đó họ chỉ
làm quen được với săn bắt hái lượm. Ví dụ Vân Nam ở Trung Quốc giống dân tộc ở
Tây Bắc Việt Nam (Tày, Nùng, Ê đê).

Chủ yếu do điều kiện mưu sinh, điều kiện sinh thái

Tập tục truyền thống “du cư du canh”, “tự cung tự cấp”.

Ví dụ: miền Tây Bắc Việt Nam.

+ Loại hình kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi


Phương Đông sở hữu điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc điểm địa hình với nhiều
dãy núi đồ sộ (dãy Himalaya, dãy Côn Luân, dãy Thiên Sơn) cùng các sơn nguyên cao
(sơn nguyên Tây Tạng, Iran) và nhiều đồng bằng màu mỡ (đồng bằng Lưỡng Hà, đồng
bằng Ấn Hằng, đồng bằng Tây Xibia) với nền tảng là loại hình săn bắt hái lượm tạo
điều kiện xuất hiện loại hình kinh tế nông nghiệp chăn nuôi.

Đặc điểm:

-Xuất hiện vào thời đồ đá mới: Một số ý kiến cho rằng, trồng trọt và chăn nuôi
là hai loại hình kinh tế nông nghiệp luôn đi liền với nhau, do đó, thời gian xuất hiện
của cả hai loại hình nông nghiệp trên có thể trùng khớp nhau.

-Bước tiến mới từ săn bắt hái lượm: Các loài vật theo thời gian đã thay đổi hành
vi, sinh lý, tâm lý, hay nói chính xác là đã được con người thuần hóa để được nuôi
trong các trang trại.

-Thuần hóa loài vật nuôi trong trang trại: Chó, dê, cừu, lợn, ngựa.

-Chăn nuôi du mục: Người Mông Cổ (chăn nuôi bò, cừu, ngựa, dê, lạc đà, tuần
lộc) người Trung Á (chăn nuôi cừu, dê, ngựa , lạc đà). Các con vật được thuần chủng
có khả năng chịu mọi đặc điểm, áp lực thời tiết tại các vùng cao nguyên khô hạn, lạnh
lẽo.

+ Loại hình kinh tế thủ công nghiệp (gồm có chế tạo công cụ thô sơ);

Trước khi công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ, các xã hội cổ đại phương Đông
đã tồn tại một loại hình kinh tế thủ công nghiệp, bao gồm cả chế tạo công cụ thô sơ.

- Cơ sở sản xuất thủ công: Trong xã hội cổ đại phương Đông, sản xuất thủ công
chiếm một phần lớn hoạt động kinh tế. Những nghề thủ công như chế tác gốm, dệt
may, mộc điêu khắc. Các nghệ nhân và thợ thủ công đã sử dụng những kỹ thuật truyền
thống để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.

- Chế tạo công cụ thô sơ: Trong quá trình phát triển kinh tế, việc chế tạo công cụ
đóng vai trò quan trọng. Trong xã hội cổ đại phương Đông, người dân đã sử dụng
những công cụ đơn giản như dao, cạo, chày, chẻ để tạo ra các sản phẩm thủ công.
Công cụ thô sơ này thường được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như gỗ, đá, sừng và
xương.

- Truyền thống và bí truyền (tính khép kín của công xã nông thôn): Trong xã
hội cổ đại phương Đông, kinh tế thủ công nghiệp thường đi kèm với các truyền thống
và bí truyền đặc biệt. Những kiến thức và kỹ năng chế tác được truyền từ đời này sang
đời khác trong gia đình hoặc các cộng đồng nghề nghiệp. Điều này tạo ra sự liên kết
mạnh mẽ giữa các thế hệ và duy trì sự đa dạng văn hóa trong kinh tế.
- Hình thức tổ chức: Trong xã hội cổ đại phương Đông, kinh tế thủ công nghiệp
thường tổ chức theo hình thức làng nghề. Các làng nghề có thể chuyên về một ngành
nghề cụ thể như gốm, dệt may hoặc đúc kim loại. Việc tổ chức theo làng nghề giúp tập
trung nguồn lực và kỹ năng chuyên môn, đồng thời tạo ra một môi trường thích hợp
cho việc trao đổi kiến thức và phát triển kỹ thuật.

+ Loại hình kinh tế nông nghiệp lúa nước;

Khoảng 13.000 năm trước tại châu Á, khu vực sông Dương Tử (Trung Quốc)
hoặc Đông Nam Á có khả năng đã xuất hiện nền văn minh lúa nước. Về sau, lúa hay
gạo không chỉ được xem là cây lương thực chính yếu tại phương Đông, mà còn là biểu
tượng, bản sắc trong nhiều nét văn hoá nơi này.

Đặc điểm:

-Xuất hiện từ hơn 13.000 năm trước. Cách đây 10.000 năm là giai đoạn phát
triển: Đạt tới trình độ cao về mặt canh tác, kỹ thuật, hệ thống thuỷ lợi, các công cụ
canh tác, v.v.

-Động cơ thúc đẩy gia tăng dân số, phát triển xã hội: Cung cấp thực phẩm và
tạo ra công ăn việc làm.

-Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Các con sông lớn, các đồng bằng châu thổ màu
mỡ nên dân cư quyết định ở lại lâu dài để canh tác ổn định.

-Biểu tượng, bản sắc trong nhiều nét văn hoá Á Đông: Không thể thiếu trong
bữa cơm gia đình người phương Đông.

+ Loại hình kinh tế công nghiệp mới: vừa và nhỏ.

Có một số ý về sự tồn tại và vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kinh
tế cổ đại phương Đông có thể được trình bày:

- Trong xã hội phương Đông, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Gia đình
nông nghiệp là đơn vị sản xuất chủ yếu và được coi là loại hình kinh tế vừa và nhỏ
trong thời kỳ cổ đại. Các gia đình nông nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình
trong phạm vi hẹp, và thường không có quy mô lớn như trong kinh tế công nghiệp
hiện đại.

- Các nghề thủ công truyền thống: trong xã hội cổ đại phương Đông, nghề thủ
công truyền thống có vai trò quan trọng. Các nghề như dệt, gốm, mộc, kim hoàn, thêu
và làm giày thường được thực hiện bởi các thợ thủ công nhỏ hoặc nhóm nhỏ. Các sản
phẩm từ các nghề thủ công này được tiêu thụ trong cộng đồng hoặc trao đổi với những
người khác trong khu vực.

- Hợp tác xã và cộng đồng: trong một số trường hợp, các hợp tác xã và cộng
đồng có thể phát triển trong xã hội cổ đại phương Đông. Những tập thể này thường có
quy mô vừa và nhỏ và có thể hoạt động trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thủ công,
thương mại và dịch vụ. Hợp tác xã và cộng đồng cung cấp sự hỗ trợ và sự tương hỗ
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

Xem thêm (từ Câu 10):

+ Thủ công nghiệp: ngành dệt vải (tiêu biểu: Ấn Độ, Trung Quốc), đồ
gốm (Trung Quốc, Việt Nam), trang sức đã đạt tới đỉnh cao với những
hoa văn tinh xảo. Từ đó cũng đem lại thu nhập cho người dân, giúp
người dân cải thiện cuộc sống.

+ Thương nghiệp: phương Đông đã có các hoạt động trao đổi thương mại
với nhau và cả với phương Tây từ rất sớm. Các sản phẩm chủ yếu: dệt
may, lụa, vàng và các kim loại khác, nhiều loại đá quý, gia vị và các sản
phẩm tinh dầu.

❖Sự giao thương rõ nét nhất không thể không kể đến sự hình thành của
con đường tơ lụa, các thương nhân phương Tây đã mang lụa và các
mặt hàng khác (gia vị, đá quý, đồ sứ) từ Trung Quốc sang cung cấp
phục vụ cho Hoàng gia phương Tây và những người giàu có. Ngược
lại, người phương Tây sẽ mang đến phương Đông các mặt hàng dệt
may, đồ thủy tinh, công cụ sản xuất.

❖Nhờ đó, các nước phương Đông được tiếp thu sự phát triển tiên tiến từ
các quốc gia có nền thương nghiệp phát triển khác. Giúp việc trao đổi
buôn bán với các nước láng giềng được diễn ra suôn sẻ hơn.

+ Công nghiệp: nền công nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng không
đồng đều, khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng gay gắt.

❖Thiên nhiên trù phú, tập trung nhiều khoáng sản trên cả lục địa và
dưới biển => ngành công nghiệp khai khoáng khá phát triển, cung cấp
nhiên liệu cho thị đường nội địa và quốc tế.

❖Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo phát triển mạnh ở Hàn, Nhật.

❖Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu khắp các quốc
gia phương Đông.

19. Đặc điểm cư trú của cư dân truyền thống phương Đông

Cần phải biết “cư dân truyền thống phương Đông”: các dân tộc ít người, thiểu
số.

⇒ Gần nguồn nước → công xã nông thôn → đặc điểm.


Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với các
dòng sông – nơi con người có thể dựa vào đó để sinh tồn. Với khởi nguồn và điều kiện
ra đời như vậy, văn hoá truyền thống phương Đông có một số đặc điểm tiêu biểu chủ
yếu như sau:

Cơ sở tự nhiên

- Người phương Đông sống trên lưu vực các con sông23 từ thời nguyên thủy đã
sớm phát hiện ra những thuận lợi và lợi dụng chúng để phát triển sản xuất.

- Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên như vậy24, cư dân ở phương Đông ra đời
sớm và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình hình thành các cộng đồng
dân cư ở phương Đông diễn ra rất đa dạng và phức tạp.

- Vì gốc nông nghiệp nên đặc trưng văn hóa của phương Đông là văn hóa trọng
tĩnh – tôn thờ sùng bái, mong muốn hòa hợp với thiên nhiên nên hầu hết vật
liệu xây dựng và nội thất nhà ở của tộc người phương Đông thường bằng vật
liệu tự nhiên như gỗ, đá.

Cơ sở kinh tế

- Với hình thức khai thác tự nhiên, cư dân thường cư trú ở những khu trại nhỏ
gồm có những người có huyết thống với nhau và sống xa trung tâm. Do các dân
tộc này có kĩ thuật thấp nên bị các dân tộc có kỹ thuật cao đẩy lùi ra những
vùng ngoại biên. Hơn nữa, những vùng đất này có nguồn tài nguyên thích hợp
với trình độ tìm kiếm thực phẩm (bằng thủ công, ko dùng máy móc).

- Hình thức chăn nuôi các loại động vật, thích nghi đặc biệt với môi trường chủ
yếu có khí hậu khô, đất đai cằn cỗi cũng là yếu tố khiến người dân cư trú tại các
vùng như vùng cực và cận cực Bắc, vùng sa mạc, vùng núi và đồng cỏ25.

- Với hình thức nông nghiệp trồng lúa nước, cư dân thường cư trú ở gần lưu vực
các con sông, dồi dào phù sa, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Họ sống định cư
quanh các vùng hạ lưu sông giàu phù sa dần dà hình thành các khu dân cư tập
trung ổn định. Nhà cửa được xây dựng chắc chắn và kiên cố.

Cơ sở văn hóa

- Ngôi nhà của người phương Đông thường có diện tích khá là lớn, đặc biệt và
gần gũi với thiên nhiên nên thường được xây dựng để tận dụng tối đa các nguồn
ánh sáng tự nhiên.

23
Có thể kể đến lưu vực những con sông lớn như sông Nile (Ai Cập), Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà),
sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) (Ấn Độ), sông Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc), v.v.
24
Chẳng hạn: phía Tây và Tây Nam là nơi sinh sống của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Hán – Tạng, Môn –
Khmer; phía Bắc, Đông Bắc là nơi cư trú của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Tungut.
25
Chẳng hạn: ở các vùng Đông Phi (gia súc), Bắc Phi (lạc đà), Tây Nam Á (cừu và dê) và vùng cận Bắc
cực (tuần lộc caribou và nai tuyết).
- Đặc biệt, nhà ở của người phương Đông cũng thường mang yếu tố phong thủy:
chọn ngày lành tháng tốt, hợp tuổi với người đứng ra chủ lễ; tránh làm các việc
hệ lụy hay chọn nhầm ngày xấu; luôn cầu mong điềm lành cho từng công đoạn,
kích thước, vật liệu, màu sắc, v.v. để xây cất.

20. Tổ chức quản lý xã hội trong cộng đồng các cư dân truyền thống phương
Đông

Cần phải biết “cư dân truyền thống phương Đông”: các dân tộc ít người, thiểu
số.

- Hình thái kinh tế - xã hội: công xã nông thôn (lấy thêm ý của những câu
khác).

“Đơn vị kinh tế - xã hội” cũng chính là đơn vị cư trú của các tộc người26. Ở
phương Đông, con người chủ yếu sinh hoạt trong các đơn vị “công xã nông thôn”.

Đặc điểm:

- Phân theo khu vực địa lí nhất định, dựa trên sự tồn tại của cộng đồng thuyết
thống đang cư ngụ nơi đó. Ranh giới các công xã nông thôn có thể là con
sông, cái cây, ngọn núi tùy theo từng cộng đồng - tức là chia theo mốc dấu tự
nhiên hoặc cảm tính.

- Yếu tố thuyết thống rất quan trọng: cộng đồng cận huyết.

- Có các tên gọi khác nhau: pa-lây (người Raglai, Chăm), phum/sóc (người
Khmer), v.v.

- Kinh tế:

+ Sản xuất chủ yếu là hái lượm, trồng trọt, săn bắt, thủ nông nghiệp.

+ Nền kinh tế tự cung tự cấp.

- Cơ chế quản lý:

+ Người đứng đầu thường là trưởng tộc, chủ yếu là nam. Đáp ứng các yêu
cầu: có sức khỏe, có chuyên môn nhất định về sự vận động của tự nhiên27,
không có quyền làm lợi.

26
Ví dụ: ở phương Tây, con người sinh sống theo đơn vị kinh tế - xã hội “thành bang” - commune.
27
Khi quan niệm về thần thánh xuất hiện, con người muốn có được sức mạnh của tự nhiên thì cần có sức
mạnh của người kết nối. Người đó cần có đủ năng lượng để kết nối với sức mạnh siêu nhiên, giỏi giang, được
tôn trọng và trong sạch (ý ở đây là người phụ nữ có sẽ những giai đoạn họ quan niệm rằng không trong sạch nên
nếu họ nắm quyền, giai đoạn đó sẽ không có người thay thế). Do đó, người quản lý cộng đồng cũng là nhân vật
nối kết sức mạnh thần linh. Sau này, khi được chuyên môn hóa, vai trò này được tách ra và giao cho một người
quản lý xã hội và một thầy mo (cũng là nam giới do yêu cầu về thể lực).
+ Người đứng đầu được bầu ra từ người dân ⇒ dân chủ cộng đồng/dân chủ
nguyên thủy. Ngoài ra còn có tộc trưởng có người giúp việc: Ghi sổ sách,
điều động lực lượng (tự nguyện, không có quyền lợi gì).

+ Công cụ quản lý xã hội của họ là luật tục, quy định quy chế ở xã hội tạo ra
trên nguyên tắc nhất trí cộng đồng. Mọi người tuân thủ không phân biệt
bất kỳ ai. Tuy nhiên đây không phải là chính trị, thời công xã nguyên thủy ở
phương Đông không có chính trị28.

+ Tôn giáo (cũng là một công cụ): ở phương Đông, đời sống rất gắn bó với
tôn giáo, tín ngưỡng. Do đó, tôn giáo trong đơn vị kinh tế - xã hội này cũng
mang ý nghĩa quản lý xã hội rất lớn.

- Tổ chức quản lý xã hội sẽ có các đặc điểm sau:

+ Không gian quản lý: không gian cộng đồng tộc người huyết thống.

+ Người quản lý - người đứng đầu: (ý ở câu 18)

● Nam giới (do có sức khỏe).

● Có kiến thức, có kinh nghiệm tổ chức quản lý xã hội, sản xuất, đối ngoại,
v.v.

● Có uy tín.

● Không có đặc quyền, đặc lợi.

● Có sức mạnh tâm linh.

+ Phương tiện, công cụ quản lý: có luật tục ràng buộc.

+ Nguyên tắc sinh hoạt: dân chủ cộng đồng (mọi thành viên trong xã hội đều
có quyền ngang nhau).

Xem thêm: các tộc người Raglai, Ê-đê, Chăm, Duy Ngô Nhĩ, v.v.

21. Vai trò người phụ nữ trong xã hội truyền thống phương Đông

Phân tích theo sườn: kinh tế - văn hóa (tín ngưỡng29, tôn giáo30) - chính trị31.

Vai trò của phụ nữ trong xã hội truyền thống phương Đông khá đa dạng và phức
tạp, tùy thuộc vào quốc gia và văn hóa cụ thể. Tuy nhiên, có một số đặc trưng chung
thể hiện rõ vai trò của người phụ nữ trong xã hội truyền thống phương Đông. Đầu tiên

28
Vấn đề “chính trị” trong cộng đồng chỉ gắn liền với phương Tây trong cùng thời.
29
Tín ngưỡng thờ Mẫu, Nữ thần.
30
Phật bà Quan Âm.
31
Các vấn đề về quản lý xã hội.
phải nhận định vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ cổ đại ở phương Đông là cực kỳ
quan trọng.

Bởi lẽ các quốc gia cổ đại phương Đông theo chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ có
quyền lực rất lớn về mọi mặt trong đời sống hằng ngày. Từ việc chịu trách nhiệm tạo
ra nguồn lương thực ổn định cho gia đình thông qua việc chăn nuôi, trồng trọt và nuôi
dưỡng con cái đến việc nắm quyền hành quyết định trong các quyết định to lớn và
quan trọng của bộ lạc hay Đất nước. Quyền lực hay tài sản được truyền từ đời này
sang đời khác qua người con gái.

Ví dụ như Nữ Hoàng và những Tế Tư của Đế chế Amazon hay Vương quốc Maya
cổ đại. Đối với những bộ lạc thì những người đứng đầu thường là các cụ bà già làng.

Trong gia đình, người phụ nữ thường có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ gia đình
và là người chịu trách nhiệm chính về việc quản lý nhà cửa, nấu nướng, chăm sóc con
cái và chồng. Trong xã hội truyền thống phương Đông, người phụ nữ thường được coi
là vợ và mẹ mẫu mực. Cô được kỳ vọng phục vụ chồng và gia đình một cách vâng
phục và tử tế, và đảm bảo sự hạnh phúc và thịnh vượng của gia đình. Ngoài ra, người
phụ nữ thường đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quan hệ xã hội và truyền
thống văn hóa. Họ có thể đảm nhận vai trò giữ gìn các giá trị gia đình và xã hội, như
quan tâm đến lễ nghi, tuân thủ các quy tắc xã hội và chăm lo cho quan hệ hàng xóm.

Vẻ đẹp của người phụ nữ phương Đông luôn là cái đẹp của chuẩn mực và thanh
tao không chỉ về nhan sắc mà còn về tài năng. Ví dụ ở Trung Hoa biểu tượng của một
người phụ nữ giỏi giang là phải giỏi về “Cầm kỳ thi họa” và có “Công dung ngôn
hạnh” ⇒ Nho gia.

Tuy nhiên ở thời kỳ cận đại thì vai trò của người phụ nữ ở một số dân tộc
hay quốc gia bị xem nhẹ đi. Truyền thống xã hội có xu hướng giới hạn sự tham gia
của người phụ nữ trong lĩnh vực chính trị và giáo dục. Vai trò người phụ nữ thường bị
hạn chế vào những công việc liên quan đến gia đình hoặc nghề thủ công, trong khi
kinh tế và giáo dục thường được ưu tiên cho nam giới. Ví dụ: Tại gia tòng phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử. Người phụ nữ trong xã hội truyền thống phương Đông
có thể đối mặt với sự giới hạn và định kiến xã hội. Họ không có quyền tự do cá nhân
và sự lựa chọn và tồn tại sự kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên giới tính.

22. Phương Đông – cái nôi của các tôn giáo lớn thế giới

Cái nôi là gì? ⇒ cái nôi32 (cradle)

Nguồn gốc của tôn giáo?

32
Nôi (d.t): (1) đồ dùng để cho trẻ nhỏ nằm, thường được đan bằng mây, có thể đưa qua đưa lại được; (2)
nơi phát sinh ra (cái có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử dân tộc, lịch sử loài người). Để giải thích là “cái nôi”, cần
phải giải thích được sự khởi nguồn mạnh mẽ của nó và sự lan truyền bất tận của vấn đề. Ngoài ra, kết quả của
sự lan truyền vẫn còn được tồn tại mãi đến nay.
Khái niệm “Tôn giáo” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và có sự
khác biệt rất lớn trong quan niệm phân định ranh giới tôn giáo và các hình thức phi tôn
giáo của các nhà khoa học, tùy thuộc vào ý định nghiên cứu của lĩnh vực khoa học.
Với các nhà Tôn giáo học của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, tôn giáo phải hội đủ
BỐN yếu tố: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ. Điều này cũng có sự tương tự với
cách xác định tôn giáo của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 201633. Tuy nhiên, với Ban
Tuyên giáo Trung ương (2017), trong Hướng dẫn chi tiết chuyên đề “Vấn đề tôn giáo
và chính sách tôn giáo”, tôn giáo cần phải có thêm biểu hiện là “giáo đường”34. Khác
hoàn toàn so với những cách xác định trên, các nhà Nhân học tôn giáo lại nghiên cứu
tôn giáo theo cách chia tôn giáo trên nền tảng nhân học văn hóa35. Do đó, tôn giáo
trong Nhân học tôn giáo xuất phát từ “văn hóa” mà ra36. Điều này sẽ lý giải cho việc
phân tích ở câu 24 và 25 bên dưới (tức là nói về “Nho giáo” trong phân tích Nhân học
tôn giáo”).

5 giáo cần nhất: Giáo lý, giáo luật, giáo lễ, giáo dân, giáo đường.

Có hai ý: minh chứng cho thấy Phương Đông là cái nôi của các tôn giáo lớn và
lý do tại sao phương Đông lại hình thành các tông giáo lớn.

(1) Các tôn giáo lớn ở Phương Đông.

- Phật giáo là tôn giáo lớn nhất tại phương Đông và đã có mặt tại Trung Quốc
và Ấn Độ từ những thế kỷ đầu tiên trước Công nguyên (khoảng 2.600
năm trước). Phật giáo có nhiều trường phái và đặc trưng bởi sự tôn trọng
và tự do tôn giáo, cùng với giáo huấn về sự hiểu biết và sự giải thoát khỏi
chuỗi kiếp nạn sinh tử - gắn liền với cuộc đời của Thái tử Tất Đạt Đa hay
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

- Đạo giáo, xuất phát từ Trung Quốc, là tôn giáo phương Đông có ảnh hưởng
lớn nhất đến văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc và đất nước phương
Đông khác. Đạo giáo tập trung vào đạo đức, gia đình và tình bạn và đưa ra
các nguyên tắc cộng đồng và xã hội. Người khai sáng ra tôn giáo này là đạo
sĩ Trương Đạo Lăng. Nguồn gốc lịch sử của Đạo giáo được xác nhận nằm
ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất
hiện.

33
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống
quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
34
Theo Hướng dẫn chi tiết chuyên đề “Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo”, về mặt hình thức biểu
hiện, một tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín ngưỡng (giáo lý), các quy định về kiêng cữ, cấm kỵ (giáo
luật), các hình thức về thờ cúng, lễ bái (giáo lễ) và những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo (giáo
đường - cơ sở thờ tự).
35
Các nhà Nhân học cho rằng, tôn giáo nằm trong “bản tính con người” mà “bản tính” này lại được
hình thành trong một phức hợp văn hóa nhất định.
36
Xem thêm tại trang 197, cuốn “Nhân học đại cương” do NXB ĐHQG TPHCM xuất bản.
Đạo giáo thâu nhập nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời Nhà Chu
(1040-256 trước CN). Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về
thiên địa, ngũ hành, bát quái, tứ tượng, thuyết về năng lượng, chân
khí), thuyết âm dương và Kinh Dịch. Nhưng, ngoài chúng ra, những
truyền thống tu luyện thân tâm như điều hoà hơi thở, Thái cực quyền,
Khí công, Thiền định, thiết tưởng linh ảnh, thuật luyện kim và những
huyền thuật cũng được hấp thụ với mục đích đạt trường sinh bất tử.

- Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai tại phương Đông và có nguồn gốc từ Ả
Rập. Hồi giáo phản ánh sự tôn trọng của người Hồi giáo đối với Allah và
thông qua đó, các nguyên tắc đạo đức và hành vi đối với cộng đồng.

- Các tôn giáo còn lại ở phương Đông bao gồm đạo Cao Đài và Thiên Chúa
giáo ở Việt Nam và Shinto ở Nhật Bản. Tất cả đều có ý nghĩa lớn trong văn
hóa và tôn giáo của phương Đông.

(2) Lý do tại sao Phương Đông lại trở thành cái nôi của các tôn giáo lớn.

* Nguồn gốc của tôn giáo phương Đông:

- Lý do kinh tế - xã hội: tổ chức của xã hội truyền thống phương Đông: xã


hội nông nghiệp với chế độ công xã nông thôn.

+ Mỗi đơn vị nhỏ bé (làng xã) một cuộc sống cô lập, tách biệt.

+ Công xã tổ chức theo lối gia đình tự cấp, tự túc.

+ Con người bị trói buộc bởi những xiềng xích nô lệ của quy tắc truyền
thống.

⇒ Hạn chế sự phát triển của lý trí, trở thành nô lệ của những điều mê tín dị
đoan.

⇒ Hạn chế con người ở việc chủ yếu phục tùng những hoàn cảnh bên
ngoài, phục tùng tự nhiên chứ không có ý thức và năng lực làm chủ hoàn
cảnh, chinh phục tự nhiên.

- Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên:

+ Nền sản xuất nông nghiệp một nền sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thiên
nhiên.

+ Bởi vậy từ trong tâm khảm của người dân, tự nhiên là đấng tối cao và sản
xuất nông nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả khi thuận theo tự nhiên ⇒ sự
thuận thiên trong lối sống phương Đông.

+ Từ hành vi “thuận thiên” này, người phương Đông dần hình thành những
hệ thống thần linh mà chính những vị thần ấy được cho là hiện thân của
các nguồn năng lượng hay hiện tượng siêu nhiên: thần Mặt Trời, thần
Nước, thần Đất, v.v.

- Mối quan hệ giữa con người với con người và áp lực chính trị:

(Giải thích: Tôn giáo ra đời không chỉ đơn thuần giải quyết nhu cầu tín
ngưỡng, mà hàm chứa trong tư tưởng và mục đích là sự phản kháng chống
áp bức, bất công và bạo lực giai cấp. Trong đó có hai yếu tố giữ vai trò
quyết định là tính tự phát của sự phát triển xã hội và ách áp bức giai cấp
cùng chế độ người bóc lột người. Những mối quan hệ xã hội đã phát triển
một cách tự phát, trong xã hội đó có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp,
chế độ bóc lột là một nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo)

+ Sự xuất hiện và phát triển mạnh của một hình thức tổ chức nhà nước đặc
biệt - nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền – gọi là chủ
nghĩa chuyên chế phương Đông.

+ Vua các nước đó nắm được quyền sở hữu tối cao về ruộng đất và về thần
dân trong cả nước → ràng buộc các thần dân và nắm trọn quyền chính
trị.

+ Với bộ máy bạo lực to lớn, với việc đề cao đến mức thần thánh hoá nhà
vua, các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông đã phục vụ đắc lực cho
giai cấp chủ nô, bảo vệ quyền lợi và tài sản của giai cấp thống trị, đàn áp
những cuộc khởi nghĩa của nông dân, giữ vững địa vị thống trị của chủ
nô.

Như vậy phương Đông đáp ứng yếu tố để nảy sinh và nuôi dưỡng tính ngưỡng
tôn giáo trong lòng nhân dân.

* Sự lan truyền và trường tồn của tôn giáo phương Đông ⇒ cái nôi.

23. Các đặc điểm các tôn giáo lớn ở phương Đông

Tôn giáo là gì và nguồn gốc tôn giáo?

Giải thích tôn giáo theo Nhân học.

Khái niệm “Tôn giáo” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và có
sự khác biệt rất lớn trong quan niệm phân định ranh giới tôn giáo và các
hình thức phi tôn giáo của các nhà khoa học, tùy thuộc vào ý định nghiên
cứu của lĩnh vực khoa học. Với các nhà Tôn giáo học của Ban Tôn giáo
Chính phủ Việt Nam, tôn giáo phải hội đủ BỐN yếu tố: giáo chủ, giáo lý,
giáo luật và tín đồ. Điều này cũng có sự tương tự với cách xác định tôn giáo
của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 201637. Tuy nhiên, với Ban Tuyên giáo
37
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống
quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Trung ương (2017), trong Hướng dẫn chi tiết chuyên đề “Vấn đề tôn giáo
và chính sách tôn giáo”, tôn giáo cần phải có thêm biểu hiện là “giáo
đường”38. Khác hoàn toàn so với những cách xác định trên, các nhà Nhân
học tôn giáo lại nghiên cứu tôn giáo theo cách chia tôn giáo trên nền tảng
nhân học văn hóa39. Do đó, tôn giáo trong Nhân học tôn giáo xuất phát từ
“văn hóa” mà ra40. Điều này sẽ lý giải cho việc phân tích ở câu 24 và 25 bên
dưới (tức là nói về “Nho giáo” trong phân tích Nhân học tôn giáo”).

Tôn giáo lớn ở phương Đông là: Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Nho giáo, Lão
giáo. Mỗi một tôn giáo thượng tôn các vị thần khác biệt, hay xuất hiện những truyền
thuyết ly kỳ liên quan hoặc các ngày lễ và truyền thống của tôn giáo đã góp phần làm
gia tăng sự huyền bí cho văn hóa tín ngưỡng phương Đông.

● Đặc điểm của các tôn giáo

Ấn độ giáo:

- Ấn Độ giáo là sự tổng hợp của nhiều truyền thống và triết lý.

- Trong Ấn Độ giáo, những gì bạn đã làm quyết định bạn là ai, và những gì bạn
làm bây giờ quyết định bạn sẽ là gì.

- Ấn Độ giáo quy định các bổn phận vĩnh cửu, như trung thực, kiềm chế làm tổn
thương chúng sinh (ahimsa), kiên nhẫn, nhẫn nhịn, tự kiềm chế và từ bi.

- Ấn Độ giáo cho phép và khuyến khích nhiều con đường đến kinh nghiệm của
thiêng liêng, và nổi tiếng khoan dung các tôn giáo khác, nhìn thấy chúng như là
những con đường khác nhau để cùng một mục tiêu.

- Ấn Độ giáo bao gồm vô số các vị thần, mỗi vị thần đại diện cho một khía cạnh
nào đó của Đấng Tuyệt đối Tối cao, được gọi là Brahma, bởi vì tất cả đều là
biểu tượng của một thần linh.

Hồi giáo:

- Đặc điểm giáo lý của Hồi giáo là rất đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi rất phức
tạp và nghiêm khắc thậm chí đến mức khắt khe và nhiều khi nó vượt ra khỏi
phạm vi tôn giáo và trở thành một chuẩn mực pháp lý của xã hội. Trong Hồi
giáo khó thấy ranh giới giữa cái thiêng và cái tục.

38
Theo Hướng dẫn chi tiết chuyên đề “Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo”, về mặt hình thức biểu
hiện, một tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín ngưỡng (giáo lý), các quy định về kiêng cữ, cấm kỵ (giáo
luật), các hình thức về thờ cúng, lễ bái (giáo lễ) và những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo (giáo
đường - cơ sở thờ tự).
39
Các nhà Nhân học cho rằng, tôn giáo nằm trong “bản tính con người” mà “bản tính” này lại được
hình thành trong một phức hợp văn hóa nhất định.
40
Xem thêm tại trang 197, cuốn “Nhân học đại cương” do NXB ĐHQG TPHCM xuất bản.
- Những người theo đạo Hồi được gọi là người Hồi giáo. Họ theo chủ nghĩa độc
thần và tôn thờ một Thượng đế, Đấng toàn tri, Đấng trong tiếng Ả Rập được gọi
là Allah.

- Những người theo đạo Hồi có mục đích sống hoàn toàn phục tùng Allah. Họ tin
rằng không có gì có thể xảy ra nếu không có sự cho phép của Allah.

- Người Hồi giáo tin rằng một số nhà tiên tri đã được gửi đến để dạy luật của
Allah. Họ tôn trọng một số tiên tri giống như người Do Thái và Cơ đốc giáo,
bao gồm Áp-ra-ham, Môi-se, Nô-ê và Chúa Giê-su. Người Hồi giáo cho rằng
Muhammad là nhà tiên tri cuối cùng.

- Kinh Qu’ran (hay kinh Koran) là thánh văn chính của đạo Hồi. Hadith là một
cuốn sách quan trọng khác. Người Hồi giáo cũng tôn kính một số tài liệu được
tìm thấy trong Kinh thánh Judeo-Cơ đốc giáo

Phật giáo:

- Phật giáo khẳng định mỗi con người trong vũ trụ này là vị chủ nhân của chính
mình, kiểm soát số mệnh của mình và không có một con người nào hay một
đấng Thượng đế quyền năng siêu nhiên kiểm soát.

- Phật giáo không hình thành tổ chức giáo quyền thế giới

- Phật giáo chỉ thấy và chỉ nói những sự thật mà sự vật có, không thêm không
bớt. Phật giáo không công nhận những kết quả của tín ngưỡng mê mờ, hành
động manh.

- Phật giáo đặc biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha.

- Phật giáo luôn lấy con người làm trung tâm. Đạo Phật không nói duy tâm,
không nói duy vật, mà nói đều do người phát sinh và đều phát sinh vì người.

- Phật giáo hướng tới việc đào luyện con người có đầy đủ bi, trí, dũng.

- Nhiều quan điểm về nhân sinh quan và thế giới quan Phật giáo hoàn toàn có thể
chứng minh dưới giác độ khoa học. Điều đó cho thấy, Phật giáo có nhiều điểm
tương xứng với khoa học.

- Phật giáo là tôn giáo bình đẳng, yêu chuộng hòa bình. Phật giáo luôn tồn tại
trong tinh thần hài hoà với những tôn giáo khác.

Nho giáo:

- Nho giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng.

- Nho giáo xoay quanh mối quan hệ giữa con người và Thiên đàng. Nguyên lý
của Trời, là trật tự của sự sáng tạo và nguồn gốc của quyền lực thần thánh, nhất
thể hóa trong cấu trúc của nó. Các cá nhân có thể nhận ra nhân tính của họ và
trở thành một với Thiên đường thông qua việc chiêm ngưỡng trật tự như vậy.
Sự chuyển đổi này của bản thân có thể được mở rộng ra gia đình và xã hội để
tạo ra một cộng đồng ủy thác hài hòa.

- Nho giáo quan tâm đến việc tìm ra “trung đạo” giữa âm và dương ở mọi cấu
hình mới của thế giới.

- Nho giáo dung hợp cả hai cực bên trong và bên ngoài của việc tu dưỡng tinh
thần, nghĩa là tu thân và cứu thế, được tổng hợp trong lý tưởng “đức hạnh bên
trong và đức vua không”.

Lão giáo:

- Lão giáo rất được sùng bái như Phật giáo và Nho giáo, nhưng Lão giáo chủ
trương xuất thế, không tham dự việc đời, khác hẳn với Nho giáo chủ trương
nhập thế, nên các môn đồ của 2 tôn giáo này thường kích bác lẫn nhau. Chỉ có
bực thượng trí với tâm hồn phóng khoáng mới tiếp thu được Lão giáo.

- Hệ thống tư tưởng của Đạo Giáo đã được Lão Tử gói gọn chỉ trong cuốn sách
Đạo Đức Kinh, dài 81 chương và có khoảng 5000 từ. Mặc dù ngắn gọn súc tích
nhưng đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng triết gia phương Đông và
phương Tây. Hệ thống tư tưởng của Đạo Giáo nhấn mạnh chủ trương “vô vi”.
Đây cũng là điểm nhấn khác biệt giữa Đạo Giáo với các tôn giáo khác.

- Giáo lý cơ bản của Lão Giáo là học thuyết Vô vi, khí công, thái cực quyền, dịch
cân kinh, tẩy tủy kinh, đó là con đường giải thoát khỏi mọi dục vọng. Từ đó, đi
sâu vào cõi chân thân, qua chân thân tới đạo.

⇒ Lão giáo: từ thân ra trí >< Phật giáo: từ trí ra thân.

⇒ Hindu giáo: vòng luân hồi >< Phật giáo: có nhưng sẽ thoát được qua tu tập.

⇒ Các tôn giáo: đấng tối cao >< Phật giáo: không có.

24. Giao lưu tiếp biến văn hóa Đông – Tây trong lịch sử

Khái niệm: Giao lưu và tiếp biến văn hóa (tiếng Anh Mỹ: acculturation; tiếng
Anh Anh: cultural exchanges hoặc cultural contacts)[4][5] ý chỉ một quy luật trong sự
vận động và phát triển văn hóa của các dân tộc. Hiện tượng này xảy ra khi những
nhóm người có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về
văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc trao đổi các
giá trị văn hóa khác nhau, tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các
cộng đồng. Tiếp biến văn hóa là sự tiếp thu rồi biến đổi những yếu tố văn hóa trong
quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa.
Giao lưu tiếp biến văn hóa là một tất yếu: thực chất là quá trình bổ sung/bổ
khuyết lẫn nhau cho các đối tượng giao tiếp văn hóa (tiếp nhận văn hóa khác làm hoàn
thiện văn hóa của mình). Các con đường giao lưu văn hóa: di dân, chiến tranh, thương
mại, truyền giáo, viễn thông điện tử.

5 cuộc giao lưu tiếp biến văn hóa (phải nhớ):

- (1) Cuộc chinh phục của Alexander Đại đế - cổ đại;

- (2) Con đường tơ lụa - cổ đại;

- (3) Phong trào Thập tự chinh - trung đại;

- (4) Các cuộc xâm lược bành trướng của thực dân phương Tây - cận đại;

- (5) Toàn cầu hóa - (hiện đại).

(1) Thời cổ đại:

Thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây đã xuất hiện những nền văn minh rất
rực rỡ (phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. phương Tây Hi Lạp và
La Mã). Trong thời kì này, phương Đông vẫn giữ vai trò ưu thế và truyền bá nhiều
thành tựu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Á sang các nước Địa Trung Hải. Ngay từ rất
sớm, các nền văn minh phương Đông và phương Tây đã có sự giao lưu tiếp xúc với
nhau.

* Chữ viết và khoa học tự nhiên (TK XI - VI TCN)

- Chữ viết: Từ khoảng thế kỉ XI TCN, người Phênixi đã đi lại buôn bán khắp
vùng Địa Trung Hải, đã chiếm được nhiều đất đai ở đây làm thuộc địa. Do đó,
vào khoảng thế kỉ IX, VIII TCN người Hy Lạp đã học tập hệ thống chữ cái
của Phênixi đã phát triển thành chữ Slavơ và chữ Latinh.

- Khoa học tự nhiên:

+ Toán học: Từ thế kỉ VI TCN, một số nhà khoa học Hi Lạp cổ đại như: Talet,
Pitago đã đi du lịch Lưỡng Hà, Ai Cập do đó đã tiếp thu được nhiều thành
tựu toán học của những nước này → phát triển thành định lí về quan hệ
giữa ba cạnh của tam giác vuông.

+ Thiên văn học: Người phương Tây cũng tiếp thu nhiều kiến thức về toán
học và thiên văn học phương Đông, đặc biệt là phép làm lịch. Sau khi ở Ai
Cập về năm 45 TCN, người đứng đầu nhà nước La Mã là Caesar đã mời
nhà toán học và thiên văn học Ai Cập về dựa vào lịch Ai Cập để cải cách
lịch La Mã.

* Cuộc chinh phục của Alexander Đại đế và kết quả (TK IV TCN)
(Người Chinh Phục vĩ đại nhất lịch sử, Alexander của Macedonia (336-323
BCE), là 1 vị vua của vương quốc Hy Lạp Cổ đại, Macedon. Cha ông là Philip II, ông
được Aristotle dạy học tới năm 16, và lúc 20, ông trở thành Vua. Từ đây, ông bắt đầu
cuộc chinh chiến vĩ đại.)

- Cuối thế kỉ IV TCN, Alexander Macedonia chinh phục phương Đông đến tận
miền Tây Bắc Ấn Độ => thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa hai khu vực.
Sau khi đế quốc Macedonia tan rã, đất đai mà Alexander chinh phục được đã
hình thành nên các nước Hy Lạp hoá (từ khi Alexander bắt đầu chinh phục
phương Đông đến khi Ai Cập bị biến thành một tỉnh của La Mã gọi là thời kỳ
Hy Lạp hoá).

- Thời kì này quan hệ buôn bán giữa phương Đông và phương Tây ngày càng
được đẩy mạnh. Ảnh hưởng của văn hoá Hi Lạp đối với phương Đông thể
hiện rõ ở mặt kiến trúc và điêu khắc. (VD: Ở Ấn Độ các tượng Phật được tạo
nên cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của điêu khắc Hy Lạp). Phương Tây học tập
tôn giáo, văn hóa tinh thần của người phương Đông.

* Con đường tơ lụa (TK II TCN - XIV SCN)

Phương tây tiếp xúc với văn minh Trung Quốc. Từ sớm người Trung Quốc đã dệt
được những tấm vải lụa đẹp được cư dân nhiều nước ưa chuộng nên khoảng từ thế kỉ
II TCN đã hình thành một con đường thông thương xuất phát từ vùng Trường An
(Trung Quốc) đi qua Trung Á và Tây Á, đến bờ Đông Địa Trung Hải, và đến tận toàn
châu Âu gọi là “con đường tơ lụa” ⇒ “Con đường tơ lụa” giữ vai trò quan trọng như
một hành lang thông thường về kinh tế và giao lưu về văn hóa Đông Tây.

(2) Thời trung đại:

Trong thời kì này qua các hoạt động buôn bán, du lịch,chiến tranh đặc biệt là do
phát triển địa lí sự tiếp xúc văn minh giữa phương Đông và phương Tây càng phát
triển.

* Vai trò của người Ả Rập:

(Nước Ả Rập được hình thành từ thế kỉ VII, đến thế kỉ VIII Arập trở thành một
đế quốc rộng lớn có lãnh thổ bao gồm đất đai của ba châu: Á, Phi, Âu trải dài từ lưu
vực sông Ấn đến Tây Ba Nha. Vị trí địa lí này giúp cho Arập trở thành một trung tâm
văn minh quan trọng của thế giới trung đại đồng thời làm cho Arập trở thành cầu nối
đầu tiên giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Âu.)

Các thương nhân Ả Rập đã đưa văn minh phương Đông đến với Tây Âu: chữ số
Ấn Độ, hương liệu, vải, lụa, các phát minh về giấy, kỹ thuật in, thuốc súng, la bàn….
Người Ả Rập cũng học hỏi nhiều thành tựu của văn minh phương tây về sau thì Tây
Âu cũng tiếp thu nhiều kiến thức về đại số học, hoá học, sinh học, vật lí học, y học…
của người Ả Rập.

* Phong trào Thập tự chinh và kết quả

Thập tự chinh là một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo, được kêu gọi bởi Giáo
hoàng và tiến hành bởi các vị vua và quý tộc là những người tình nguyện cầm lấy cây
thập giá với mục tiêu chính là phục hồi sự kiểm soát của Kitô giáo với vùng Đất Thánh
- Jerusalem. Quân thập tự đến từ khắp Tây Âu, và đã có một loạt các chiến dịch không
liên tục giữa năm 1095 và 1291.

Từ đầu thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII, các đoàn kị sĩ của các nước Tây Âu đã tiến
hành 8 cuộc viễn chinh sang phương Đông - phong trào viễn chinh của quân Thập tự.
Những cuộc chiến tranh này đã góp phần thúc đẩy sự tiếp xúc văn minh Đông – Tây.

- Người Tây Âu đã học tập được một số nghề mới từ phương Đông như: làm
giấy, làm thuỷ tinh, thuốc súng, nghề luyện kim hay trồng trọt một số giống
cây mới: lúa, kiều mạch, chanh, v.v.

- Giai cấp phong kiến Tây Âu đã học được: nghi thức ở cung đình, những cử chỉ
tao nhã… thức ăn, quần áo, vũ khí, đồ dùng…giờ đây yêu cầu cũng cao hơn.

⇒ Đời sống văn hoá trong xã hội Tây Âu có bước chuyển biến rõ rệt.

* Các hành trình khám phá địa lý

Marco Polo là con của một nhà buôn lớn ở Vênêxia, hành trình du hành của ông
sang Trung Quốc được ghi chép lại và xuất bản thành tác phẩm “du ký của Marco
Polo” tác phẩm cũng đã cung cấp cho con người Tây Âu một số hiểu biết về địa lý,
con người, sản phẩm, của cải, v.v. của các nước phương Đông.

⇒ Những cuộc hành trình khám phá địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI đã mở
ra khả năng rộng lớn cho sự tiếp xúc văn hoá giữa các châu lục hình thành thị trường
thế giới và thúc đẩy sự phát triển công thương nghiệp.

(3) Thời cận đại

Những cuộc phát kiến địa lý và sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương
Tây đã đẩy mạnh quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa

- Những cuộc phát kiến địa lý lớn có thể kể đến là của những người Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha, họ đã thực hiện những chuyến du hành đi khắp nơi, vượt
các đại dương sang các nước phương Đông, đồng thời phát hiện những vùng
đất mới (Năm 1642, thuyền trưởng James Cook đã khám phá ra bờ biển phía
đông của Úc và đặt tên là New South Wales. Columbus là người đầu tiên phát
hiện ra châu Mỹ, đoàn thuyền Magelan là những người đầu tiên đi vòng quanh
thế giới từ 1519-1522).

⇒ Giúp tìm ra lục địa mới, vùng biển mới và các con đường biển mới đi đến
khắp các châu lục. Đồng thời , thúc đẩy nhanh quá trình xâm chiếm thuộc địa
của các nước đế quốc.

- Một số nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan bắt
đầu bành trướng thế lực bằng các cuộc xâm chiếm ở châu Á, châu Phi và châu
Mỹ.

+ Người Bồ Đào Nha bắt nô lệ châu Phi đem bán sang châu Mĩ và đẩy mạnh
việc xâm chiếm ở châu Á.

+ Sau khi xâm chiếm châu Mỹ, người châu Âu đã dùng phương thức truyền
giáo, đồng thời sử dụng các tiến bộ kỹ thuật để chinh phục các dân tộc ở
châu Á, châu Phi. Từ đầu thế kỷ XIX, người Anh chiếm quyền kiểm soát
tiểu lục địa Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia, Australia, New Zealand và Nam Phi;
người Pháp chiếm Đông Dương; người Hà Lan chiếm Đông Ấn.

⇒ Kết quả:

● Gia tăng sự hiểu biết giữa các châu lục

- Sự hiểu biết của con người về thế giới được mở rộng. Người ta tìm ra
những vùng đất mới, những châu lục mới (châu Mỹ), những dân tộc mới
(người Inca, người Maya, người Aztec…) và đại dương mới (Thái Bình
Dương).

- Sự thành công những cuộc phát kiến địa lý đã chứng minh Trái Đất hình
cầu, bác bỏ những quan niệm sai lầm của Giáo hội và là những cống hiến
to lớn cho sự phát triển các ngành địa lý, thiên văn, hàng hải. Từ đó,
nhiều ngành nghiên cứu mới ra đời như: dân tộc học, nhân học, địa chất
học, sinh học...

● Sự di chuyển của các luồng dân cư

Sau những cuộc phát kiến địa lí đã diễn ra những cuộc di dân với quy mô
lớn. Thương nhân tranh nhau giành giật những thị trường và nguồn tài
nguyên, chính phủ các nước tranh nhau đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và
đặt ách thống trị ở những vùng đất mới.

⇒ Tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh với nhau. Người châu Âu
tiếp thu nền văn minh truyền thống của phương Đông. Người châu Á, châu
Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn của người châu Âu. Châu Âu
dần dần hình thành nền văn minh rất đa dạng do sự hòa hợp giữa các yếu tố
văn hóa châu Á-châu Phi-bản địa.

● Thị trường thế giới được mở rộng và giao thương giữa các châu lục
diễn ra sôi động

- Thị trường thế giới được mở rộng. Mở rộng phạm vi buôn bán thế giới.
Sự hình thành nên các tuyến đường thương mại nối liền Châu Âu – Phi –
Á, cũng như tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa Âu- Phi – Mỹ =>
hoạt động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực được đẩy
mạnh.

- Kể từ cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI, các quốc gia chủ nghĩa tư bản
Tây Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh… đã không ngừng
tranh đua nhau để xác lập quyền lực trên biển và chú tâm vào các hoạt
động mậu dịch hàng hải.

- Việc tìm ra Châu Mỹ, và Thái Bình Dương, mở ra những con đường biển
đến các châu lục, thúc đẩy công cuộc thám hiểm và tìm kiếm những vùng
đất mới. => tạo ra khả năng mới cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa, tạo
điều kiện cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới. Đó là thành tựu
của ý chí con người và những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

(4) Thời Hiện đại

Toàn cầu hóa (Globalization) là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên
kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã
hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường, v.v.) giữa các quốc gia. Nói
một cách khác,“Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh
hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia,
các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó
chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới ⇒ Sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ
của các luồng giao lưu quốc tế.

* Hình thành các cấu trúc hợp tác mới

Về kinh tế, với sự tăng trưởng của nền kinh tế Đông Á, các nước châu Á
đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong quan hệ quốc tế. Chúng ta
thấy sự xuất hiện của các liên minh kinh tế ở châu Á, chẳng hạn như ASEAN,
APEC, CPTPP... Điều này cho thấy sự đa dạng và phong phú trong các cơ chế
hợp tác kinh tế mới giữa Đông - Tây. Ngoài ra, các nền kinh tế phát triển đang
hợp tác với nhau để đối phó với các thách thức chung, chẳng hạn như biến đổi
khí hậu và kinh tế toàn cầu hóa.
Về chính trị, quyền lực và phân phối quyền lực đang diễn ra một cách
nhanh chóng giữa các quốc gia Đông - Tây như nước Mỹ đang giảm bớt sức
mạnh chính trị của mình trên thế giới và các cường quốc mới như Trung Quốc,
Ấn Độ, Nhật Bản... đang nổi lên với sự ảnh hưởng ngày càng lớn. Các vấn đề an
ninh và chính trị liên quan đến vùng Đông Á cũng đang trở nên quan trọng hơn,
đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Biển Đông và Bán đảo Triều Tiên. Do đó, sự
cần thiết của sự hợp tác giữa các quốc gia Đông - Tây để giải quyết các thách
thức chung đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Về văn hóa, các nền văn hóa Đông - Tây đang càng gần nhau hơn qua sự
trao đổi về ngôn ngữ, hình ảnh và phong cách sống. Các sản phẩm văn hóa, như
phim, âm nhạc và truyền thông đang được chia sẻ rộng rãi giữa các quốc gia, tạo
ra sự đa dạng và phát triển cho văn hóa thế giới. Quan hệ văn hóa Đông - Tây
còn thể hiện qua mặt giáo dục, ngày càng có nhiều sinh viên Đông Á sang các
nước phương Tây để học tập và ngược lại, các trường đại học phương Tây đang
ngày càng được quan tâm tại các quốc gia Đông Á.

* Sự trỗi dậy các nền kinh tế mới ở phương Đông

Sự trỗi dậy các nền kinh tế mới ở phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ,
Hàn Quốc và các nước thuộc ASEAN (như Indonesia, Malaysia, Philippines,
Thái Lan và Việt Nam) đã có mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những
năm gần đây, tạo ra sự đối mặt và cạnh tranh với các nền kinh tế phương Tây.
Các quốc gia này đã tăng cường hợp tác và tạo ra các liên minh kinh tế nhằm ổn
định các quan hệ thương mại và tăng cường sức mạnh kinh tế của khu vực.

⇒ Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới ở phương Đông:

+ Tác động đến kinh tế toàn cầu.

+ Mở ra cơ hội mở rộng thị trường,tăng cường quan hệ hợp tác, giao lưu
văn hóa, thương mại và đầu tư.

+ Đặt ra thách thức bao gồm cạnh tranh kinh tế và sự mất cân bằng
trong các mối quan hệ thương mại quốc tế.

KẾT LUẬN: Từ cổ đại cho đến nay, sự giao lưu tiếp biến văn hóa Đông – Tây
được thực hiện qua các cuộc chiến tranh, giao lưu kinh tế, văn hóa, qua hoạt động của
các nhà thám hiểm, các nhà truyền giáo. Hơn hết, thông qua những hoạt động quân sự,
những giao lưu kinh tế, văn hóa Đông – Tây, những tri thức của phương Đông về
phương Tây và của cả phương Tây về phương Đông dần dần được tích lũy.
25. Nguồn gốc nhà nước ở phương Đông

* Lý thuyết chung về nguồn gốc nhà nước

- Nhà nước là một hiện tượng đa dạng và phức tạp. Có hai loại quan điểm về
nguồn gốc của nhà nước: học thuyết phi Marxist về nguồn gốc nhà nước và
các học thuyết Marx Lenin về nguồn gốc nhà nước.

- Các học thuyết phi Marxist: Thuyết thần học, thuyết gia trưởng, thuyết khế
ước xã hội và thuyết bạo lực.

+ Thuyết thần học: nhà nước do thượng đế sáng tạo để bảo vệ trật tự xã
hội, quyền lực của nhà nước đương nhiên là vĩnh cửu.

+ Thuyết gia trưởng: nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, quyền lực nhà
nước cũng giống như quyền lực của người đứng đầu trong gia đình.

+ Thuyết khế ước xã hội: nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên
trong xã hội, và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, chưa
giải thích được nguồn gốc vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước.

+ Thuyết bạo lực nhà nước trực tiếp xuất hiện từ việc sử dụng bạo lực
giữa các thị tộc, là sản phẩm của thị tộc chiến thắng để thống trị, nô dịch
kẻ chiến bại.

- Chủ nghĩa Marx đã giải thích nhà nước là một phạm trù lịch sử, có quá
trình phát sinh, phát triển và suy vong. Nhà nước là lực lượng xã hội, sinh
ra từ xã hội, là sản phẩm chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến
trình độ nhất định và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn
tại của nó mất đi.

- Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, là biểu hiện của sự không thể
điều hòa các mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Trong xã hội có đối kháng giai
cấp đó, nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị, nó tồn tại để
bảo vệ lợi ích chủ yếu của giai cấp thống trị, và thể hiện trong quan hệ quốc
tế là tổ chức của giai cấp thống trị.

* Hình thành nhà nước ở phương Đông

- Sự hạn chế về sức mạnh thể chất của con người khi sử dụng các sản phẩm
nông nghiệp làm giảm xung đột xã hội và khó khăn trong việc mở rộng
quan hệ với bên ngoài. Môi trường địa lý phức tạp của phương Đông cũng
làm cho việc đi lại khó khăn, hạn chế giao tiếp với thế giới bên ngoài. Do
đó, con người cần phải liên kết với nhau để vượt qua khó khăn, chinh phục
thiên nhiên và chống lại các thế lực từ bên ngoài. Vì vậy sự quần cư của các
cư dân là yếu tố quan trọng cho sự hình thành nhà nước ở phương Đông.
- Những công trình vĩ đại mà con người đã tạo ra (các Kim tự tháp ở Ai cập,
đền Ăng co ở Campuchia, đền Tamaha ở Ấn độ, Vạn lý trường thành, các
các con sông đào ở Trung quốc…). Đây là kết quả lao động của người
phương Đông với sức mạnh chủ yếu của cơ bắp và sự khôn ngoan, khẳng
định sức mạnh của họ. Có thể nhìn thấy được khía cạnh của vấn đề rất gần
gũi với sự ra đời của nhà nước.

⇒ Các nhà nước phương Đông có sự ra đời sớm có thể là do yêu cầu của
việc tổ chức quá trình sản xuất, bảo vệ sản xuất, bảo vệ sự tồn tại và phát
triển của cộng đồng.

- Ở phương Đông, hầu hết các cộng đồng đều phải tiến hành song song trị
thủy và thủy lợi, vì vậy, công xã nông thôn và chế độ sở hữu chung về
ruộng đất được duy trì rất bền vững. Công cuộc trị thủy song song với tiến
hành thủy lợi và nhu cầu tự vệ đã thúc đẩy nhà nước ở phương Đông ra đời
sớm cả về mặt không gian và thời gian.

- Càng gần với phương Tây và phương Bắc, các nhà nước càng có xu thế ra
đời sớm hơn. Điều này được lý giải ở khía cạnh yêu cầu của việc tổ chức
chống chiến tranh của các cộng đồng người.

- Đặc điểm của con đường hình thành nhà nước ở phương Đông chính là việc
tầng lớp thị tộc quý tộc từ chỗ thực hiện “chức năng xã hội” đảm bảo lợi ích
chung của cộng đồng chuyển sang “địa vị độc lập với xã hội” rồi cuối cùng
“vươn lên trở thành thống trị đối với xã hội”.

26. Đặc điểm nhà nước phương Đông cổ đại

* Đặc điểm tự nhiên

- Nhìn chung, các quốc gia cổ đại Phương Đông đều xuất hiện và phát triển ở
các vùng đồng bằng rộng lớn, trên các lưu vực các con sông lớn, rất thuận
lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

- Trong thời kỳ cổ đại (cuối thiên niên kỷ IV đến những thế kỷ đầu CN),
phương Đông có bốn trung tâm văn minh: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và
Trung Quốc. Các nền văn minh này đều nằm ở khu vực Châu Á và Đông
Bắc châu Phi và có thêm điểm chung là đều nằm trên những vùng có lưu
vực con sông lớn chảy qua (ví dụ như: Sông Nile ở Ai Cập, Sông Euphrates
ở và sông Tigris ở Tây Á, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà
và Trường Giang ở Trung Hoa). Ngoài ra, các quốc gia này còn có những
đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng
mưa đều đặn phân bố theo mùa, có khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc).

- Bên cạnh đó cũng có một số các lưu vực sông lại bị ngăn cách bởi các núi
non trùng điệp và sa mạc rộng lớn như sa mạc Ả Rập ở phía đông Ai Cập,
dãy núi Zagros ở phía đông Lưỡng Hà, dãy núi Himalaya và cao nguyên
Pamir ở phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ, và vùng sa mạc nội, ngoại Mông ở
phía Bắc và Tây Bắc Trung Hoa.

* Đặc điểm chính trị - xã hội

(1) Chế độ chính trị: chế độ chuyên chế cổ đại hay còn gọi là chế độ quân chủ
chuyên chế trung ương tập quyền.

- Đặc trưng chủ yếu là vua đứng đầu, nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất
và về thần dân trong cả nước. Vua tự coi mình là người đại diện của thần
thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi
chính sách và công việc.

- Bộ máy giúp việc cho vua là quan liêu con nhà quý tộc, những người này sẽ
thực hiện các công việc như thu thuế của dân, xây dựng đường sá, đền tháp,
cung điện cho vua. Những người dân nghèo đều phải thực hiện các mệnh
lệnh của quan lại triều đình.

(2) Chế độ xã hội: Các nhà nước cổ đại phương Đông đều có những đặc điểm
chung của một xã hội chiếm hữu nô lệ:

- Xã hội có sự phân chia làm hai giai cấp rõ rệt: giai cấp thống trị và giai cấp
bị trị.

+ Giai cấp thống trị: đứng đầu là vua, giúp việc cho vua là các quý tộc.
Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, chủ ruộng đất, tăng lữ. Tầng
lớp này sống giàu sang dựa vào sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và
các chức vụ đem lại.

+ Giai cấp bị trị: gồm nông dân, nô lệ. Nông dân công xã họ là bộ phận
đông đảo nhất, có vai trò lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công
xã để canh tác, đến cuối vụ phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được
và làm không công cho quý tộc. Nô lệ đây là tầng lớp thấp nhất trong xã
hội. Họ bị bóc lột nặng nề, chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp
quý tộc.

- Tuy nhiên, các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở thời kỳ mà sức sản
xuất xã hội đang còn ở trình độ thấp kém, vào khoảng cuối của thời đại đồ
đá mới tiến lên thời đại đồ đồng. Trình độ sức sản xuất thời ấy không cho
phép các quốc gia đó phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ của mình một cách
nhanh chóng, khiến cho các quốc gia đó không trở thành những xã hội
chiếm hữu nô lệ điển hình.

Kết luận: Những đặc điểm của chế độ chiếm hữu nô lệ, cũng như chế độ quân
chủ chuyên chế trung ương tập quyền của các quốc gia cổ đại phương Đông nêu trên,
đều có thể coi là những nguyên nhân gây nên tình trạng trì trệ tương đối của các xã hội
cổ đại phương Đông. Tuy nhiên không thể phủ nhận hoặc đánh giá thấp vai trò và vị trí
của các quốc gia cổ đại phương Đông - cái nôi của nền văn minh tối cổ của nhân loại,
khi đã đóng góp những thành tựu văn minh rực rỡ cả về vật chất lẫn tinh thần cho kho
tàng văn hóa của thế giới.

27. Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông

- Định nghĩa: nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức
quyền lực chính trị công cộng đặc biệt có chức năng quản lý xã hội để phục vụ
lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung
nảy sinh từ bản chất của xã hội

- Bản chất: nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, là công cụ đặc biệt
của quyền lực chính trị nhằm mục đích duy trì trật tự xã hội theo những cách
thức và biểu hiện khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội ở
trong những nơi khác nhau trên thế giới.

- Các kiểu nhà nước: nhà nước nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản chủ
nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Các hình thái nhà nước:

+ Xét theo cấu trúc: nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang41.

+ Xét theo chính thể: nhà nước quân chủ (chuyên chế42, lập hiến), nhà nước
cộng hòa (tổng thống, đại nghị).

+ Xét theo chế độ chính trị: chuyên chính vô sản và chuyên chính tư sản.

Nhà nước phương Đông trước thời kỳ thực dân phương Tây xâm lược chủ yếu là
nhà nước quân chủ chuyên chế, có các đặc điểm:

- Quyền luật tập trung cha truyền con nối. Sultan (vua ở các nước Hồi giáo),
Hoàng đế hay Vua nắm toàn quyền, quyền lực nhà nước mang tính cá nhân.

- Tư tưởng chủ yếu dựa trên giáo lý của tôn giáo, tín ngưỡng hình thành hệ tư
tưởng bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến.

- Cơ sở kinh tế: tất cả đều thuộc sở hữu nhà vua, vua phân công cho quan lại từ
trung ương đến địa phương. Lực lượng sản xuất mang tính nông nghiệp, tự
nhiên, tự cung tự cấp. Quan hệ kinh tế dựa trên quan hệ bóc lột, lĩnh canh thu
tô giữa địa chủ - nông nô/nông dân.

41
Ở phương Đông có các nhà nước liên bang như: Úc, Myanmar, Ấn Độ, Mã Lai.
42
Ở phương Đông còn có các nước Ả Rập, Brunei là nhà nước quân chủ chuyên chế.
- Xây dựng hệ thống quân đội hùng mạnh để một mặt bảo vệ tổ quốc, một mặt
đáp ứng khát khao mở rộng lãnh thổ. Xây dựng hệ thống kiềm kẹp khắt khe,
sẵn sàng đàn áp, thủ tiêu các lực lượng đối lập.

- Nhà nước phong kiến luôn có chính sách bảo tồn văn hóa dân tộc để phục vụ
cho thống trị (như xây dựng cung điện nguy nga, bảo tàng, không phục vụ đại
chúng).

Xem thêm:

Nhà nước phong kiến (thời kỳ phong kiến - trung đại)

- Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế – xã
hội phong kiến, là nhà nước phát triển cao hơn nhà nước chiếm hữu nô lệ.

- Chế độ phong kiến đã hình thành sớm nhất ở Trung Quốc và cũng tồn tại ở
nhiều quốc gia khác như Việt Nam và Ấn Độ trong thời kỳ trung đại.

- Hình thức nhà nước phong kiến ở phương Đông chủ yếu là trung ương tập
quyền hoặc quân chủ chuyên chế, trong đó yếu tố dân chủ và tự do ít được
biểu hiện.

- Xã hội phong kiến chia thành hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân.

- Chức năng của nhà nước phong kiến:

+ Đối nội: bảo vệ, củng cố và phát triển sản xuất nông nghiệp, đàn áp nông
dân, nô dịch tư tưởng bằng hệ tư tưởng tôn giáo, thực hiện các hoạt động
phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.

+ Đối ngoại: nhà nước phong kiến tiến hành chiến tranh xâm lược, phòng thủ
đất nước và thực hiện các chính sách ngoại giao để giữ hòa khí và tránh
nguy cơ bị xâm lược.

Nhà nước phong kiến thuộc địa

- Là thời kỳ mà chế độ nhà nước tồn tại đan xen cả hình thái xã hội tư bản chủ
nghĩa đồng thời hình thái xã hội phong kiến không mất đi.

- Nhà nước phong kiến thuộc địa ở Việt Nam và Trung Quốc là tiêu biểu. Trong
giai đoạn này, cả hai quốc gia đều bị các đế quốc xâm chiếm và chiếm đóng,
dẫn đến mất độc lập và trở thành thuộc địa.

- Ở Việt Nam, Pháp đã thực hiện cải tổ bộ máy hành chính để kiểm soát quyền
lực và thể hiện sự thượng đẳng của mình. Người Pháp chiếm giữ các vị trí
quyết định trong chính quyền và cả các chức vị cao cấp, trong khi quan lại
Việt Nam chỉ nghe theo sự chỉ đạo từ phía Pháp. Các hiệp ước như Hiệp ước
Nhâm Tuất và Pa-tơ-nốt được ký kết để củng cố quyền lực của Pháp và hạn
chế quyền lực của vua, quan lại Việt Nam.

- Tương tự, ở Trung Quốc, các nước đế quốc như Anh và Pháp đã chiếm giữ các
quyền lợi kinh tế và lãnh thổ của Trung Quốc. Các hiệp ước như Hiệp ước
“Trung Pháp tân ước” đã xác nhận quyền của Pháp ở Việt Nam và đặc quyền
buôn bán ở Trung Quốc. Trung Quốc sau đó trở thành một quốc gia phụ thuộc
với sự xâm nhập, xâu xé từ các nước đế quốc.

⇒ Nhà nước trong giai đoạn phong kiến thuộc địa có đặc điểm là nằm dưới sức
ảnh hưởng, quản lý của đế quốc trong mọi lĩnh vực của đất nước từ chính trị,
kinh tế cho đến xã hội, trong khi đó chính quyền các quốc gia bị chiếm đóng dần
trở thành tay sai, bù nhìn.

28. Các loại hình nhà nước phương Đông thời thực dân phương Tây

Khái niệm: “nhà nước” là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị
được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà
nước vì thế mang bản chất giai cấp. Theo Mác-xít thì có 4 loại hình nhà nước theo
hình thái kinh tế - xã hội: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ
nghĩa.

Thời kỳ thực dân phương Tây tương ứng với thời cận đại. Tùy vào thực tiễn, mục
tiêu nghiên cứu mà các quốc gia, các nhà nghiên cứu xác định khoảng thời gian cận
đại cho mình (nêu ví dụ Việt Nam và Trung Quốc).

Ở phương Đông thời kỳ tiền thực dân, loại hình nhà nước chủ yếu là “phong kiến
quân chủ chuyên chế”. Từ thế kỷ 15, 16 trở đi, thực dân phương Tây bắt đầu các cuộc
chinh phục vòng quanh thế giới và bắt đầu xâm lược phương Đông từ thế kỷ 17, 1843.
Do đó, đến thế kỷ 18, loại hình nhà nước ở phương Đông hoàn toàn thay đổi:

(1) Nhà nước quân chủ lập hiến (phong kiến chuyển đổi): Nhật Bản, Thái Lan
→ Giữ vững độc lập quốc gia.

(2) Nhà nước thuộc địa: Việt Nam (cận đại: 1858-1945), Indonesia, Ấn Độ, v.v.
→ Bị áp đặt hệ thống cai trị của thực dân.

(3) Nhà nước nửa thuộc địa: Trung Quốc (cận đại: Chiến tranh Nha Phiến 1840
- 1911 Cách mạng Tân Hợi → ký các hiệp ước bất bình đẳng trong thời này).

43
Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông, biến các
nước phương Đông thành thuộc địa. Thời thực dân phương Tây bắt đầu từ đầu thế kỉ XIX và XX, thời điểm các
nước phương Đông trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây khác nhau, quá trình chinh phục và xâm lược
của thực dân phương Tây diễn ra khá dài.
29. Con đường phát triển của các xã hội phương Đông thời hậu thực dân

Thời kỳ hậu thực dân: sau WW2. Trên thực tế, WW2 tạo ra tác động lớn về chính
trị dẫn đến việc hình thành các nhà nước khác nhau ở phương Đông.

Tình hình thế giới:

(1) Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra → hình thành các nhà nước độc lập về
mặt chính trị (chưa có độc lập về mặt kinh tế).

(2) Sự hình thành của chủ nghĩa cộng sản:

→ hình thành nhà nước xã hội chủ nghĩa phương Đông: Việt Nam, Trung
Quốc, v.v (trước đây trên thế giới chỉ có Liên Xô và một số nước Đông Âu).

→ Sự chia cắt đất nước do tồn tại hai hệ thống chính trị xã hội đối lập nhau
về tư tưởng: một nửa theo tư bản, một nửa theo xã hội chủ nghĩa. Nêu ví dụ:
Việt Nam (sau 54), Triều Tiên, Đức.

Con đường phát triển của các nước phương Đông thời hậu thực dân: sau khi
giành được độc lập chính trị, các quốc gia phương Đông đã tuyên bố lựa chọn cho
mình con đường phát triển xã hội, có thể khái quát thành ba con đường.

- Nhóm nước lựa chọn con đường dân chủ nhân dân hay dân chủ vô sản: Việt
Nam, Lào, Trung Quốc: tiến hành các cuộc cách mạng cải tạo xã hội chủ nghĩa
do Đảng Cộng sản thay mặt nhân dân lãnh đạo phong trào.

- Nhóm nước lựa chọn con đường dân chủ tự do hay dân chủ tư sản:
Indonesia, Ấn Độ, v.v.44

- Các nước theo xu hướng xã hội chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa dân tộc như
Myanmar45, Ai Cập, một số nước Bắc Phi46 v.v. Những nước này giành được
độc lập nhờ sự lãnh đạo của giai cấp tư sản nhưng có mối quan hệ rất thân
thiết với các nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, bên cạnh xây dựng kinh tế tập
trung trong nước ra, chính phủ các nước này còn khuyến khích phát triển kinh
tế tư nhân.

Xem thêm:

Sau khi tìm ra con đường đến Ấn Độ, người Bồ Đào Nha đẩy mạnh hơn nửa việc
xâm chiếm ở châu Á. Đầu thế kỷ XIX, người Anh chiếm quyền kiểm soát tiểu lục địa
Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia, Australia, New Zealand và Nam Phi; người Pháp chiếm
Đông Dương; người Hà Lan chiếm Đông Ấn. Ảnh hưởng của phương Tây tới châu Á

44
Vì các nước này được giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo giành độc lập chính trị.
45
Con đường “xã hội chủ nghĩa diệt giáo”.
46
Con đường theo trường hợp các nước này được gọi là “chủ nghĩa xã hội Hồi giáo”.
từ giai đoạn này trở nên mạnh mẽ. Sau khi các nước châu Á thoát khỏi thực dân, bước
vào thời kỳ hậu thực dân với nhiều biến đổi lớn.

Sự hiện diện của nước ngoài thời hậu thuộc địa là một trong những nguyên nhân
khiến các quốc gia châu Á tuy có có thời gian tiến hành giải phóng và xây dựng đất
nước gần giống nhau nhưng trình độ phát triển về mọi mặt lại có sự chênh lệch đáng
kể. Ví dụ điển hình cho sự chênh lệch này được có thể so sánh giữa Việt Nam - từng bị
Pháp xâm lược, Indonesia - từng bị Hà Lan xâm lược, Malaysia - Singapore - từng bị
Anh xâm lược:

- Việt Nam: Do sự ảnh hưởng từ chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng lãnh đạo - Đảng
Cộng sản Việt Nam, sau khi thoát khỏi chủ nghĩa thực dân cũ và mới (2 cuộc
kháng chiến chống Pháp và Mỹ) Việt Nam xây dựng đất nước theo con đường
chủ nghĩa xã hội, chịu sự cấm vận từ Mỹ nên thời gian đầu sau giải phóng, Việt
Nam bước vào nền kinh tế thời bao cấp. Chủ nghĩa thực dân qua đi cũng để lại
nhiều biến đổi văn hoá - xã hội, kéo dài đến ngày nay.

- Indonesia: trong những năm 1950 và 1960, nhà nước có một vai trò khá quan
trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế: từ chối chính sách đầu tư nước ngoài
(và đặc biệt là đầu tư thuộc địa cũ); quốc hữu hóa tài sản của Hà Lan từ năm
1957 đến 1959, và sau đó đặt các doanh nghiệp phương Tây còn lại dưới sự
giám sát của chính phủ từ năm 1963 đến 1965; chủ trương phát triển kinh tế
theo con đường tư bản tư nhân.

- Malaysia và Singapore: Trái ngược với Indonesia, 2 nước này rất cởi mở trong
vấn đề phát triển đất nước có sự đầu tư từ các nước phương Tây. Malaysia và
Singapore vẫn tiếp tục với các chính sách tự do đối với doanh nghiệp nước
ngoài. Điều này khiến Malaysia và Singapore trở thành những quốc gia đa văn
hoá, đa sắc tộc và phát triển bậc nhất trong khu vực. Malaysia theo mô hình
quốc gia quân chủ tuyển cử lập hiến, Hệ thống chính trị của Malaysia theo mô
hình gần với hệ thống Quốc hội Westminster, một di sản của chế độ thuộc địa
Anh; Singapore theo chế độ cộng hòa nghị viện và cũng thi hành thể chế chính
trị theo mô hình gần với hệ thống Quốc hội Westminster.

Con đường phát triển của các xã hội phương Đông thời hậu thực dân rất đa dạng,
có nước chọn tiếp tục mở cửa tiếp nhận sự trợ giúp từ phương Tây, có nước chọn phát
triển đất nước theo nhiều hình thức, nhiều thể chế chính trị khác nhau. Tất cả đều tùy
thuộc vào tình hình đất nước và mục tiêu phát triển đất nước. Tuy nhiên, không thể
phủ nhận rằng, chủ nghĩa thực dân dù qua đi nhưng ít nhiều đều để lại ảnh hưởng tới
các quốc gia phương Đông.
30. Chủ nghĩa khủng bố ở phương Đông – nguy cơ cho nhân loại

- Khái niệm: “Chủ nghĩa khủng bố” (Terrorism)47 cho tới nay vẫn chưa có
khái niệm về chủ nghĩa khủng bố nào được thừa nhận rộng rãi trong giới học
thuật cũng như giữa các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, có thể hiểu
ngắn gọn, chủ nghĩa khủng bố là một trào lưu tư tưởng chính trị về việc sử
dụng các biện pháp gây ảnh hưởng chủ yếu về vấn đề chính trị. Các biện pháp
ấy có thể là việc sử dụng bạo lực hoặc nỗi sợ hãi để đạt được một mục đích về
mặt ý thức hệ.

- Nguồn gốc: chế độ tư hữu trong sản xuất, khi có sự chênh lệch về mức độ tư
hữu tài sản giữa các bên với nhau.

- Bản chất: nhằm cổ súy cho sự sùng bái chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

- Mục đích: làm thiệt hại, lo sợ đến đối tượng nhắm đến.

- Phương thức: bất bạo động (thông qua khủng bố tinh thần), bạo động (vũ
trang).

- Điều kiện xuất hiện: nghèo đói, bất công bằng, áp bức, bóc lột, khác biệt về
tôn giáo và sắc tộc (quan trọng nhất).

⇒ Nguyên nhân có khủng bố ở phương Đông: Nơi nào có sự khác biệt, mâu
thuẫn lớn về tôn giáo và sắc tộc, nơi đó là nơi ươm mầm cho sự phát triển của
chủ nghĩa khủng bố (ví dụ: Trung Đông - mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo).

- Các đặc điểm của khủng bố phương Đông:

+ Quy mô tổ chức khủng bố: quốc gia, xuyên quốc gia, khu vực, v.v. Ví dụ:
với ISIS là xuyên quốc gia, Al Qaeda là khu vực, Taliban là quốc gia, v.v.

+ Nội dung hoạt động: khai thác các yếu tố khác biệt nhau, khai thác sự mâu
thuẫn nội bộ các hệ tư tưởng hoặc của hệ tư tưởng này với hệ tư tưởng
khác; nội bộ tộc người, văn hóa tộc người hoặc giữa các chủ thể khác nhau.

+ Phương thức chủ yếu: phát động chiến tranh.

+ Kết quả: thiệt hại về của cải và tinh thần.

+ Nguy cơ:

⇒ Đưa ra một số sự kiện về khủng bố (nêu tổ chức, thời gian, nội dung, hệ quả).

⇒ Các nước trên thế giới hợp tác chống khủng bố (đưa ra một số ví dụ, chính
sách).

47
“Terror” mang nghĩa làm cho sợ hãi, gây cảm giác khó chịu do nhận thức về mối nguy hiểm, cho dù là
thật hay tưởng tượng.
Xem thêm:

- Bức tranh về chủ nghĩa khủng bố: Tại các khu vực châu Á, hầu như khu vực
nào cũng từng xảy ra hiện tượng khủng bố tại một vài quốc gia nhất định.
Nhìn chung, chủ nghĩa khủng bố tại châu Á thể hiện rõ những đặc trưng như
tính quốc tế, tính chính trị, và tính bạo lực. Các cuộc khủng bố tại châu Á
thường xoay quanh đến các vấn đề về tôn giáo, ly khai sắc tộc, vấn đề tranh
giành quyền lực Nhà nước và tranh giành lợi ích kinh tế.

- Những cuộc khủng bố nổi tiếng tại châu Á và nguy cơ đối với nhân loại:

(1) Khu vực Trung Đông:

- Tổng cộng có 41.837 vụ tấn công xảy ra ở Trung Đông từ năm


1970-2019, chiếm 24,9% tổng số vụ tấn công khủng bố trên toàn thế
giới. Mấu chốt của các cuộc khủng bố tại đây liên quan đến vấn đề tôn
giáo, trở nên trầm trọng hơn khi có sự can dự từ Mỹ và các nước phương
Tây ⇒ Tính quốc tế của chủ nghĩa khủng bố tại Trung Đông.

- Sự ra đời của rất nhiều tổ chức khủng bố tại đây cũng khiến tình hình trở
nên bất ổn hơn. IS là ví dụ điển hình cho chủ nghĩa khủng bố cực đoan
xuất phát từ Trung Đông. Nhóm khủng bố này đã lên tiếng thừa nhận là
nguyên nhân của nhiều hành vi khủng bố trên khắp thế giới như khủng
bố tại Pháp (13/11/2015) khiến 129 người chết, vụ đánh bom kép liều
chết tại Lebanon (12/11/2015), hàng loạt vụ tấn công tại bán đảo Sinai,
Ai Cập (2015), v.v. cho thấy nguy cơ an ninh ở bất kỳ khu vực nào trên
thế giới cũng có thể bị IS đe doạ.

- Sự kiện 11/9 do nhóm khủng bố Hồi giáo Al- Qaeda nhằm chống lại Hoa
Kỳ cho thấy sự tính toán, đầu tư kỹ lưỡng; tư tưởng cực đoan chống đối
cực độ và sự liều lĩnh của chủ nghĩa khủng bố.

- Hiện tại,mặc dù các nhóm khủng bố đã bị phân tán, nhưng phong trào
“thánh chiến” lại lan rộng ra nhiều quốc gia hơn và Taliban đã trở lại
nắm quyền ở Afghanistan tiếp tục dấy lên nguy cơ khủng bố. Điều này
cũng đồng nghĩa với việc, chủ nghĩa khủng bố chưa bao giờ bị đánh bại.

(2) Khu vực Nam Á

Sau khi Taliban đã chiến thắng trong cuộc chiến ở Afghanistan,


Al-Qaeda ở Tiểu lục địa Ấn Độ và Bangladesh càng có cơ hội mở rộng
phạm vi hoạt động và bành trướng lãnh thổ do giữa 2 tổ chức này vẫn giữ
mối quan hệ với nhau. Điều này tất nhiên sẽ làm tăng nguy cơ bất ổn cho
khu vực Nam Á nói riêng và toàn châu Á nói chung. Việc cả 2 tổ chức
khủng bố có mối quan hệ hợp tác một lần nữa gia tăng ảnh hưởng tiêu cực
đến tình hình thế giới.
(3) Khu vực Đông Á

Thật khó tin khi khu vực tưởng chừng như an ninh bậc nhất tại châu Á
cũng tồn tại khủng bố48. Tuy nhiên, giai đoạn 1970 - 2020, có khoảng 779
sự kiện có liên quan đến khủng bố xảy ra tại khu vực này. Tình hình khủng
bố tại Đông Á không có quá nhiều điều đáng lo ngại cho tới khi xảy ra sự
kiện cố Thủ tướng Abe Shinzo bị ám sát.

(4) Khu vực Đông Nam Á

Đây cũng là khu vực có đa dạng sắc tộc, văn hoá và tôn giáo, với số
lượng người Hồi giáo đông đảo, sùng đạo chính là cơ hội để các phần tử cực
đoan dụ dỗ. Điều này đã trở thành sự thật diễn ra tại Indonesia, Thái Lan,
Malaysia, Philippines… Rất nhiều “chiến binh” có quốc tịch Indonesia và
Malaysia được IS đào tạo ngay trong lãnh thổ Đông Nam Á. Nếu các nước
không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, nguy cơ xảy ra khủng bố tại đây là
cực kỳ cao, ảnh hưởng đến các khu vực lân cận như Đông Á, Nam Á và thâm
chí là lan sang cả lãnh thổ châu Úc.

Tóm lại:

Chủ nghĩa khủng bố tại châu Á luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi
những tác hại mà chủ nghĩa này gây ra là rất lớn. Một khi chủ nghĩa khủng bố
xâm chiếm khắp châu Á, đồng nghĩa với việc an ninh toàn cầu bị đe dọa nghiêm
trọng, gây thiệt hại tối đa cho các quốc gia nằm trong đích ngắm, gây mất ổn
định và tạo ra một sự hoảng loạn trong toàn xã hội, kéo theo sự sụp đổ kinh tế,
sụp đổ một khu vực.

48
Giáo phái Aum Shinrikyo.

You might also like