Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KÌ II MÔN KHTN 8-NỘI DUNG VẬT LÍ

Chương V: ĐIỆN HỌC


Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính
chất gì?
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.
Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như
thế nào?
- Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 3: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
- Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân
mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung
quanh hạt nhân.
- Bình thường, tổng điện tích âm của electron có trị số tuyệt đối bằng tổng điện
tích dương của hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện.
Câu 4: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt
êlectron.
Câu 5: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì?
- Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện cho các dụng cụ điện hoạt
động.
- Một số nguồn điện thông dụng trong đời sống: pin, ăc quy, máy phát điện…
Câu 6: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại
là gì?
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho
dòng điện đi qua.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
Câu 7: Dòng điện có những tác dụng nào?
- Các tác dụng của dòng điện:
1.Tác dụng nhiệt.
2. tác dụng phát sáng.
3. tác dụng từ.
4. tác dụng hoá học.
5. tác dụng sinh lý.
- Khi có dòng điện chạy qua mọi dụng cụ và thiết bị điện thì dòng điện đều gây
ra tác dụng nhiệt .
Câu 8: Sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện
kín?
Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện
tương ứng.
- Chiều dòng điện quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị
điện tới cực âm của nguồn điện.
* KÍ HIỆU MỘT SỐ BỘ PHẬN MẠCH ĐIỆN:

- + + -
Nguồn điện: Hai nguồn mắc nối tiếp

Bóng đèn: Dây dẫn:

Công tắc (khóa K đóng): Công tắc (khóa K mở):


K K
Ampe kế: A Vôn kế: V

-
- Câu 9: Nêu công dụng của cầu chì, rơ le (relay), cầu dao tự động, chuông
điện.
- Cầu chì, rơle, cầu dao tự động có tác dụng bảo vệ mạch điện.
- Chuông điện có tác dụng phát tín hiệu bằng âm thanh.
Câu 10: Cường độ dòng điện (cđdđ) cho biết gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo?
- Cđdđ cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì
cđdđ càng lớn và ngược lại. Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A), kí hiệu: A.
Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, ta dùng miliampe kí hiệu mA.
1mA = 0.001 A
1A = 1000 mA.
- Dụng cụ đo cđdđ là ampe kế.
- Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện sau cho chốt dương ampe kế nối về phía
cực dương nguồn điện. Không được mắc hai chốt của ampe kê trực tiếp vào hai
cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kê và nguồn điện.
- Lựa chọn ampe kế có GHĐ lớn hơn cđdđ cần đo
Câu 11: Hiệu điện thế, đơn vị, dụng cụ đo? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện
có ý nghĩa gì?
-Hiệu điện thế (hay còn gọi là điện áp) để chỉ sự chênh lệch mức điện thế giữa
hai cực của dòng điện nhất định.
- Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U.
- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn kí hiệu là chữ V.
Người ta còn dùng đơn vị milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV):
1 mV = 0,001 V
1 kV= 1000 V
- Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.
Trong sơ đồ mạch điện, vôn kế được kí hiệu như sau:
- Mắc vôn kế song song với mạch điện sau cho chốt dương vôn kế mắc về phía
cực dương của nguồn điện .
- Lựa chọn vôn kế có GHĐ lớn hơn HĐT cần đo .
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó
khi chưa mắc vào mạch.
Câu 12: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cho biết gì ? Số vôn ghi trên
mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì ?
- Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện
chạy qua bóng đèn đó.
- Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn
thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ
đó hoạt động bình thường.
Câu 13: Hãy vẽ một sơ đồ mạch điện có 1 nguồn điện, 1 bóng đèn, 1 công tắc,
dây dẫn, và ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch và một vôn kế đo hiệu
điện thế giữa 2 đầu bóng đèn. Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch. Nếu
bóng đèn không sáng em hãy nêu 1 số nguyên nhân.

Chương VI: Nhiệt


1. Khái niệm về năng lượng nhiệt
- Do các phân tử tạo nên vật chuyển động không ngừng nên chúng có động
năng. Tổng động năng của các phân tử tạo nên vật được gọi là năng lượng nhiệt
của vật
- Năng lượng nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp.
- Nhiệt lượng là phần năng lượng nhiệt mà vật nhận thêm hay mất đi. Đơn vị của
nhiệt lượng là Jun (J).
- Sự truyền năng lượng nhiệt có thể gọi tắt là sự truyền nhiệt
2.Các hình thức truyền nhiệt:
a.Dẫn nhiệt
Nhiệt năng có thể truyển từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật
này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
b. Đối lưu
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí.
*Lưu ý: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và
chất khí.
c. Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng.
Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong môi trường chân không.
3. Nội năng của vật
- Tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật được gọi là nội năng
của vật. Nội năng càng cao khi nhiệt độ càng cao.
- Các phân tử nước trong cốc nước nóng chuyển động nhanh hơn, tổng động
năng của chúng cao hơn, do đó nội năng của cốc nước nóng cao hơn so với cốc
nước lạnh.
- Khi một miếng sắt nóng được đặt vào một cốc nước lạnh, nội năng của miếng
sắt giảm còn nội năng của nước tăng lên, do đó tổng nội năng của hệ thống
không thay đổi.
- Nội năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. Vật có khối lượng lớn
có nội năng lớn hơn vật có khối lượng nhỏ cùng ở cùng nhiệt độ.
4. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT .
a. Sự nở vì nhiệt của chất rắn :
- Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
- Các chất rắn khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau .
b. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng :
- Các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
- Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau
c. Sự nở vì nhiệt của chất khí :
- Các chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
- Các chất khí khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng giống nhau
d. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất :
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng ,chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất
rắn .
e. Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất :
- Khi các chất có sự co dãn vì nhiệt ,nếu bị ngăn cản thì có thể gây ra những lực
rất lớn .
- Sự nở vì nhiệt của các chất Rắn ,Lỏng ,Khí có rất nhiều ứng dụng trong đời
sống và kĩ thuật. Ứng dụng để chế tạo băng kép ( khi bị đốt nóng hay làm lạnh
thì băng kép bị cong lại ) đó là thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ
thay đổi
III. Một số BT trắc nghiệm minh hoạ
Câu 1: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây
là đúng?
A. Bóng đèn chỉ nóng lên .
B. Bóng đèn chỉ phát sáng.
C. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
D. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.
Câu 2: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?
A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.
D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.
Câu 3: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi
chúng hoạt động bình thường?
A. Máy bơm nước chạy điện
B. Công tắc
C. Dây dẫn điện ở gia đình
D. Đèn báo của tivi
Câu 4: Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?
A. Bóng đèn đui ngạnh
B. Đèn điot phát quang
C. Bóng đèn xe gắn máy
D. Bóng đèn pin
Câu 5: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
A. Nồi cơm điện
B. Quạt điện
C. Máy thu hình (tivi)
D. Máy bơm nước
Câu 6: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng
nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng
thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:
A. 32 A
B. 0,32 A
C. 1,6 A
D. 3,2 A
Câu 7: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.
B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.
D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
Câu 8: Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học
sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.
Câu 9: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy
qua bóng đèn pin (Cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).
A. Ampe kế có giới hạn đo 1 A.
B. Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A
C. Ampe kế có giới hạn đo 100 mA
D. Ampe kế có giới hạn đo 2 A
Câu 10: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện
nào dưới đây?
A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A
B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.
C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.Dòng điện đi qua
bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
Câu 11: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt
nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
C. Từ cơ năng sang cơ năng.
D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 12: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là đúng?
A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B. Chỉ những vật chuyển động mới có nhiệt năng.
C. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng,
D. Mọi vật đều có nhiệt năng.
Câu 13: Một viên bi đang lăn trên mặt bàn nằm nghiêng có những dạng năng
lượng nào mà em đã học?
A. Chỉ có thể năng.
B. Chỉ có động năng.
C. Chỉ có nội năng.
D. Có cả động năng, thế năng và nội năng.
Câu 14: Khi thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một chậu nước lạnh
thì nội năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?
A. Nội năng của thỏi kim loại và của nước dầu tăng.
B. Nội nắng của thôi kim loại và của nước đều giảm.
C. Nội năng của thôi kim loại giảm, nội năng của nước tăng.
D. Nội năng của thỏi kim loại tăng, nội năng của nước giảm.
Câu 15: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta
làm cách nào trong các cách sau?
A. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
B. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
C. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.
D. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng.
Câu 16: Vì sao cốt của các trụ bê tông lại làm bằng thép mà không phải bằng
các kim loại khác?
A. Vì thép có độ bền cao.
B. Vì thép không bị gỉ.
C. Vì thép có tính đàn hồi lớn.
D. Vì thép và bê tông nở vì nhiệt như nhau.
Câu 17: Khi đóng đồ uống vào chai hoặc lon, người ta phải để mặt thoáng của
đồ uống thấp hơn miệng chai hoặc miệng lon vì
A. để khi mở nút chai hoặc bật nắp lon, chất lỏng không bị tràn ra ngoài.
B. để chất lỏng không chạm nút chai hoặc nắp lon.
C. để khi vận chuyển, chất lỏng không bị sóng sánh rớt ra ngoài.
D. để khi nhiệt độ tăng, chất lỏng nở ra không làm bật nút chai hoặc nắp lon.
Câu 18: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do sự nở vì nhiệt của
chất khí gây ra?
A. Ngọn nến đang cháy, úp chiếc cốc vào thì tắt.
B. Quả bóng bay đang bay lên.
C. Săm xe đạp được bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
D. Bơm căng lốp xe đạp.

You might also like