Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

LỚP BỒI DƯƠNG KIẾN THỨC SINH HỌC BÀI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ

THẦY CÔNG SINH ----------


---------- Môn thi: TẾ BÀO HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 01/10/2023
(Đề thi gồm 07 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên thí sinh:……………………………………….……….. Số báo danh: …………………..

Câu 1: (4,0 điểm)


1. Hình 2.1 mô tả một thành phần hóa học quan trọng trong tế bào.
a) Chúng thuộc nhóm chất nào?
b) Các loại liên kết quan trọng để hình thành và duy trì cấu trúc này là gì?
c) Các chức năng quan trọng nhất mà nhóm chất này thực hiện trong tế bào?
2. Trong phòng thí nghiệm, giáo viên đưa học sinh 3 ống nghiệm chứa 3 dung
dịch trong suốt chưa biết thành phần cụ thể nhưng biết chắc là 1 trong các dung dịch
sau: Dung dịch glucose 10%; dung dịch tinh bột 1% và dung dịch albumin 1%, chúng
được dán nhãn A, B, C. Phòng thí nghiệm có đủ các thuốc thử tương ứng cho 3 dung
dịch này và giáo viên tiến hành làm mẫu thí nghiệm:
Hình 1.1
Ống nghiệm Thử phản ứng Kết quả màu sau phản ứng
A 1 ml thuốc thử Lugol chứa Iod Dung dịch chuyển màu xanh tím
B 1 ml dung dịch thuốc thử Bennedict Dung dịch xuất hiện kết tủa đỏ gạch
C 1 ml NaOH 10%, bổ sung 2 giọt dung Dung dịch xuất hiện phức chất màu tím
dịch CuSO4 1%
a) Xác định thành phần chất có trong các ống nghiệm A, B, C và giải thích.
b) Một học sinh biểu diễn ảo thuật bằng cách hơ ống nghiệm A
có dung dịch màu xanh tím trên ngọn lửa đèn cồn, khi dung dịch
sôi nó mất màu nhưng khi để nguội nó trở lại màu xanh tím ban
đầu. Giải thích cơ chế của màn ảo thuật này?

Câu Nội dung Điểm


1 a)
- Protein 0,5
b)
- Liên kết peptide và liên kết hydro 0,5
c)
- Protein có 8 chức năng quan trọng: cấu trúc, dự trữ, xúc tác, điều hòa, vận 1,0
chuyển, vận động, tiếp nhận tín hiệu, bảo vệ tế bào và cơ thể… (3-6 chức năng
được 0,5 điểm; 7-8 chức năng được 1,0 điểm)
2 a)
- Ống nghiệm A chứa tinh bột 1%, do có phản ứng nhận biết màu với thuốc thử 0,5
Lugol
- Ống nghiệm B chứa đường glucose 10% do có phản ứng nhận biết màu với 0,5
thuốc thử Benedic tạo kết tủa đồng Cu2O đỏ gạch
- Ống nghiệm C chứa albumin 1%, có phản ứng màu biure tạo màu tím 0,5
b)
- Phản ứng nhận biết tinh bột của thuốc thử Lugol có bản chất là các phân tử I 2 0,5
liên kết với trung tâm xoắn anpha của tinh bột tạo ra phức có màu xanh. Khi đun
sôi, chuỗi xoắn này duỗi ra và không còn bám I 2 được nữa, dung dịch mất màu.
Khi hạ nhiệt độ, xoắn anpha hình thành lại và tạo màu xanh tím trở lại.

Câu 2: (4,0 điểm)


1) Hình 2.1 cho thấy một bào quan quan trọng trong một loại tế bào nhân thực được chụp bởi kính
hiển vi điện Hình 2.1
tử truyền qua (TEM). Xác định tên bào quan, cấu trúc
và 2 chức năng quan trọng nhất của bào quan này trong
tế bào.
2) Hình 2.2 mô tả việc theo dõi con đường vận
động của 1 loại protein trong tế bào bằng việc gắn đầu
dò huỳnh quang đặc hiệu vào 1 amino acid của protein.
Trục tung thể hiện cường độ huỳnh quang, đồ thị thể
hiện sự biến thiên cường độ huỳnh quang theo thời gian
tại các bào quan/cấu trúc gồm lưới nội chất (ER), bộ
máy golgi (Golgi) và màng sinh chất (PM).
a) Giải thích tại sao cường độ có ở lưới nội chất, golgi
và màng tế bào.
Hình 2.2
b) Giải thích sự thay đổi cường độ ở các vị trí khác nhau theo thời gian.
c) Protein này là một protein xuất bào hay protein nội bào? Đưa ra lý do tại sao?
Câu Nội dung Điểm
1 - Lục lạp 0,5
- Bào quan gồm 2 lớp màng kép, bên trong có hệ thống hạt grana chứa các 1,0
granum (thylacoid) xếp chồng lên nhau, mỗi thylacoid có dạng túi dẹt, màng kép
phospholipid chứa bộ máy quang hợp gồm các quang hệ thống và chuỗi vận
chuyển điện tử quang hợp; bao quanh thylacoid là chất nền lục lạp (stroma) chứa
enzyme cho pha tối quang hợp, ribosome và vật chất di truyền của lục lạp.
- Hai chức năng quan trọng nhất của lục lạp:
+ Thực hiện quang hợp tạo chất hữu cơ cho tế bào 0,5
+ Thực hiện các hoạt động di truyền tế bào chất nhờ DNA riêng, ribosome riêng. 0,5
2 - Nó đi qua vì các bào quan và màng sinh chất tham gia vào con đường tổng hợp 0,5
protein
- Sự thay đổi này là do protein lần lượt có mặt rồi rời đi qua thời gian ở 1 vị trí 0,5
bào quan nhất định
- Protein này là protein xuất bào vì protein được đến màng sinh chất và xuất ra 0,5
bên ngoài (tín hiệu ở màng sinh chất giảm dần)

Câu 3: (2,0 điểm)


Chi tiết của chuỗi phản ứng tối quang hợp được phát hiện bởi Melvin Calvin và cộng sự nhờ việc sử dụng
thực nghiệm với bình “lollipop” được mô tả như hình dưới đây:
Trong thực nghiệm này, các tế bào tảo được nuôi cấy trong một bình thủy tinh có chiếu sáng. Nguồn
Carbon vô cơ được bơm vào dưới dạng HCO 3- được đánh dấu phóng xạ bằng 14C. Cứ sau mỗi 5 giây, van
tự động sẽ mở để một ít mẫu tảo được rơi xuống ống nghiệm chứa methanol nóng. Thành phần chứa trong
tảo rơi xuống sau đó được đem phân tích những chất có đánh dấu phóng xạ. Thành phần sản phẩm thể
hiện qua bảng 1 dưới đây:
Thời gian Cơ chất được đánh dấu phóng xạ
(giây)
0 HCO3-
5 3 - Phosphoglycerate
10 G3P + triosephosphate
15 G3P + triosephosphate+glucose
20 G3P + triosephosphate+glucose+RiDP
a) Chỉ ra hai lý do tại sao cần cung cấp nguồn C có tính phóng xạ trong thực nghiệm.
b) Giải thích tại sao thông tin có trong bảng 1 cung cấp bằng chứng cho thấy G3P được chuyển hóa thành
triosephosphate.
c) Vai trò của methanol nóng được sử dụng trong thực nghiệm này là gì? Lý giải cơ chế của hiện tượng.
d) Trong thực nghiệm tiếp theo, các mẫu tảo được thu nhận trong các khoảng thời gian 1 phút, thu 5 lần
trong 5 phút. Lượng G3P và RiDP được đo. Thời điểm đầu của thực nghiệm, nguồn cung cấp HCO 3- rất
cao. Sau 2 phút, đột ngột làm giảm nguồn cung cấp HCO 3-. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong 2 phút
đầu, nồng độ RiDP và G3P không đổi, trong đó G3P ở mức cao hơn. Khi làm giảm HCO3-, nồng độ G3P
suy giảm nhanh chóng về một mức cân bằng. Còn RiDP tăng lên nhanh chóng đến một hàm lượng tối đa
(3 phút 30 giây) rồi giảm nhẹ. Ở phút thứ 5, nồng độ RiDP cao hơn G3P. Giải thích sự biến đổi nồng độ
RiDP và G3P
Câu Nội dung Điểm
a)
- Để xác định được những chất liên kết với nó 0,25
- Để xác định được trình tự biến đổi chất của nó kể từ khi nó đi vào hệ thống cho 0,25
đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình
b)
- Thông tin trong bảng 1 cho thấy G3P được chuyển hóa thành triose phosphate 0,25
vì: Theo trình tự thời gian, carbon phóng xạ được tìm thấy đầu tiên trong G3P
ngay sau 5 giây, và ở thời gian kế tiếp (10 giây) bên cạnh G3P - mới được tạo
ra/vẫn còn dư thừa thì có thêm triose phosphate.
c)
- Methanol nóng được sử dụng để ngay lập tức giết chết các tế bào tảo, ngừng các
phản ứng tối quang hợp. Cơ chế giết bằng nhiệt độ hoặc sự ức chế enzyme bởi 0,25
methanol.
d)
- Chất nhận CO2 quang hợp RiDP kết hợp với HCO3- để hình thành G3P trong
phản ứng tối quang hợp. 0,25
- Bản thân G3P sẽ trở thành nguyên liệu để tái tạo lại RiDP trong chu trình
Calvin. 0,25
- -
- Khi nồng độ HCO3 suy giảm, không còn nhiều HCO 3 để kết hợp với RiDP và 0,25
do vậy nồng độ G3P sẽ đi xuống, và nó duy trì ở mức cân bằng thấp do lượng
cung HCO3- thấp.
- Do không còn HCO3- để kết hợp, đồng thời vẫn được tái tạo từ G3P nên RiDP 0,25
sẽ gia tăng đến một đỉnh, sau đó hạ xuống để phù hợp với nguồn cung HCO 3-
mới.

Câu 4: (2 điểm)
Để nghiên cứu con đường vận chuyển hai phân tử ngoại bào gồm yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) và
enzim horseradish peroxidase (HRP), người ta tiến hành thí nghiệm nuôi cấy tế bào động vật trong môi
trường có bổ sung mỗi loại protein trên ở các nồng độ khác nhau và đo tốc độ vận chuyển tương ứng. Kết
quả cho thấy cả hai loại protein đều được hấp thu và xuất hiện trong các túi vận chuyển nội bào.

a) Mỗi loại protein trên được vận chuyển vào tế bào theo cơ chế nào trong hai cơ chế (1) nhập bào nhờ thụ
thể và (2) ẩm bào? Giải thích.
b) Hãy tính và so sánh tốc độ vận chuyển của mỗi loại protein trên ở nồng độ môi trường là 40 nM. Biết
rằng 1 μM = 103nM.
c) Cho rằng mỗi bóng nhập bào có đường kính là 20 nm, khi môi trường có nồng độ HRP là 40 μM thì
mỗi bóng nhập bào chứa trung bình bao nhiêu phân tử HRP? Biết rằng thể tích hình cầu được tính theo
công thức (4/3)πr3, 1 nm = 10-7cm, 1 cm3 = 1 mL, 1 pmol = 10-6 μM và 1 μM = 6.1017 phân tử/lít.
d) Tại sao lại có sự khác biệt về tốc độ vận chuyển giữa hai kiểu vận chuyển trên?

Câu 5: (2,5 điểm)


Hành vi giao phối của nấm men phụ thuộc vào các pheromone liên kết với thụ thể kết cặp protein G
(GPCRs). Khi pheromone liên kết với thụ thể của tế bào nấm men kiểu dại, tế bào sẽ dừng sinh trưởng cho
tới khi gặp được đối tác để giao phối. Các đột biến nấm men ở một hoặc nhiều thành phần của protein G
có các kiểu hình đặc trưng khi có hoặc không có pheromone (Bảng dưới).

α-factor: pheromone α.
Kiểu hình
Chủng nấm men
Không có pheromone α Có pheromone α
Kiểu dại Sinh trường bình thường Không sinh trưởng
Đột biến ở α Không sinh trưởng Không sinh trưởng
Đột biến ở β Sinh trường bình thường Sinh trường bình thường
Đột biến ở ϒ Sinh trường bình thường Sinh trường bình thường
Đột biến ở α và β Sinh trường bình thường Sinh trường bình thường
Đột biến ở α và ϒ Sinh trường bình thường Sinh trường bình thường
Đột biến ở β và ϒ Sinh trường bình thường Sinh trường bình thường
a) Dựa vào bảng và hình trên, cho biết tiểu phần nào của protein G sẽ khởi phát con đường truyền tin khi
có phối tử liên kết và nêu quy trình hoạt động của protein G này.
b) Dự đoán kiểu hình của các chủng tế bào nấm men sau:
(1) Có tiểu phần α không thể thuỷ phân GTP.
(2) có tiểu phần α không liên kết với miền hoạt hoá của thụ thể
(3) có tiểu phần α không liên kết với màng tế bào.
Đáp án:
A. Tiểu phần By. (0,5)
Khi có phối tử liên kết với thụ thể  hoạt hoá thụ thể  thụ thể xúc tác quá trình gắn GTP vào tiểu
phần a 🡪 tiểu phần a được hoạt hoá và giải phóng tiểu phần By (0,5đ)
B. (1) luôn không sinh trưởng (0,25) – Giải thích hợp lý (0,25)
(2) luôn sinh trưởng (0,25) – Giải thích hợp lý (0,25)
(3) luôn sinh trưởng (0,25) – Giải thích hợp lý (0,25)

Câu 6: (2,5 điểm)


Một loại thuốc điều trị ung thư có cơ chế tác động lên thoi vô sắc. Trong số đó, một số thuốc (như
colcicine) ức chế hình thành thoi vô sắc, còn một số thuốc khác (như taxol) tăng cường độ bền của thoi vô
sắc. Ở nồng độ thấp, cả hai nhóm đều có khuynh hướng ức chế nguyên phân và thúc đẩy sự chết theo
chương trình của tế bào đang phân chia.
a) Tại sao hai nhóm thuốc có cơ chế tác động ngược nhau nhưng đều ngăn cản sự phân bào ?
b) Điều gì sẽ xảy ra nếu trong nguyên phân, những tế bào được xử lý thuốc không dừng phân chia ? Giải
thích.
Hướng dẫn giải
a. Sự phân bào diễn ra đòi hỏi thoi vô sắc hình thành (nhờ tổng hợp tubulin) và rút ngắn (phân giải
tubulin) diễn ra liên tục để thoi vô sắc có thể gắn vào thể động của NST, rồi đẩy chúng về mặt
phẳng xích đạo của tế bào ở một tốc độ nhất định. (1,0 đ)
Điều này chỉ có thể xảy ra nhờ sự linh động của thoi vô sắc. Thoi vô sắc hoặc không hình thành hoặc cứng
nhắc (tăng độ bền) đều không thực hiện được chức năng này. (0,5đ)
Đây là lý do tại sao hay nhóm thuốc có tác động khác nhau lên thoi vô sắc nhưng đều ngăn cản sự phân
bào.

b. Các tế bào được xử lý với các thuốc trên thường dừng lại trước kỳ sau của nguyên phân (tại điểm
kiểm tế bào pha M liên quan đến trung tử/bộ máy tổ chức thoi vô sắc). (0,5 đ)
- Nếu tế bào không dừng lại, thì sự phân chia tế bào chất tiếp tục diễn ra mặc cho các NST không phân
ly đúng về các cực. Sự phân chia bất thường các NST dẫn đến sự hình thành các tế bào đa nhân hoặc
các tế bào có số lượng NST bất thường. (0,5đ)

Câu 7: (3 điểm)
a) Hãy nêu chức năng của các thành phần A, B, C được đánh dấu trên mô hình tế bào.
b) Trong 1 thí nghiệm, tế bào động vật được ngâm trong dung dịch glucose với các nồng độ khác nhau.
Tốc độ hấp thụ glucose qua màng tế bào được xác định cho từng nồng độ. Kết quả được trình bày ở đồ thị.
Hãy sử dụng đồ thị để giải thích sự vận chuyển glucose vào tế bào theo cơ chế nào. Tại sao không phải
các cơ chế khác?

Hướng dẫn chấm

a.

- A (oligosaccharide – 0,25đ) là vị trí nhận biết cho các chất hóa học đặc hiệu, tham gia nhận biết tế bào.
A cũng ổn định màng tế bào bằng cách tạo liên kết hydro với nước. (0,25đ)

- B (phospholipid – 0,25đ) tạo thành lớp cho phép các chất tan trong lipid đi qua màng tế bào và ngăn cản
các chất tan trong nước. Đuôi acid béo còn đóng vai trò đảm bảo tính lỏng của màng. (0,25đ)
- C (một số protein – 0,5đ) có thể là enzyme với trung tâm hoạt động hướng về phía các chất trong dung
dịch xung quanh, có thể là glycoprotein làm dấu hiệu trong nhận biết tế bào, có thể là protein gắn kết
với bộ khung tế bào và chất nền ngoại bào giúp duy trì hình dạng tế bào và điều hòa sự thay đổi các
chất ngoại bào hoặc nội bào. (0,25đ)

b. Theo cơ chế khuếch tán tăng cường (0,25đ)

- Kết quả biểu diễn ở đồ thị cho thấy khi nồng độ glucose thấp, tốc độ hấp thu glucose phụ thuộc vào nồng
độ glucose. Tốc độ hấp thụ tăng khi nồng độ glucose đạt đến 1 giá trị nhất định rồi giữ ổn định. Sự ổn
định này là do toàn bộ protein mang đều tham gia vận chuyển glucose. (0,5đ)

- Nếu theo cơ chế thụ động, tốc độ không giữ ổn định như trên. Tốc độ chỉ tăng lên theo gradient nồng độ
glucose ở 2 phía của màng. (0,5đ)
- Nếu theo cơ chế chủ động, nồng độ glucose không ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển trừ khi nồng độ
glucose rất thấp. (0,5đ)

You might also like