Sinh thái lọc - đề

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

Câu 1.

Câu 2.

Câu 3.
Hãy cho biết thế nào là độ đa dạng của quần xã? Vì sao quần xã có độ đa dạng cao lại có tính
ổn định cao hơn quần xã có độ đa dạng thấp và sự cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự ổn định
của quần xã?

Câu 4.
Hai quần thể động vật khác loài cùng bậc dinh dưỡng sống trong một khu vực có các điều
kiện sống giống nhau, nếu cả hai quần thể này đều bị con người khai thác quá mức như nhau
thì quần thể nào có khả năng phục hồi nhanh hơn? Giải thích.
Câu 5.
Trong một thí nghiệm sinh thái trên thực địa, một học sinh tiến hành loại bỏ một loài
động vật ra khỏi khu vực thí nghiệm gồm nhiều loài thực vật trong một quần xã. Sau một số
năm quay lại đánh giá số lượng các loài thực vật trong khu vực thí nghiệm, học sinh này
nhận thấy số lượng loài thực vật đã giảm đi nhiều so với trước khi tiến hành thí nghiệm.
a) Mục đích thí nghiệm của học sinh này là gì? Kết quả thu được có đáp ứng được mục
tiêu đề ra hay không? Giải thích.
b) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích sự suy giảm số lượng loài trong thí nghiệm trên và nếu
thấy cần thiết hãy mô tả thí nghiệm chứng minh giả thuyết của mình.
Câu 6.
a) Hãy giải thích mối quan hệ giữa sản lượng sơ cấp với số lượng loài của
một quần xã sinh vật thể hiện ở đồ thị dưới đây.

b) Hãy nêu một thí nghiệm kiểm định cách giải thích đối với trường hợp
của câu (a)?
Câu 7.
Vì sao trong môi trường thuỷ sinh nơi có sự đa dạng sinh học cao, chuỗi thức ăn thường
có nhiều mắt xích và hiệu suất sinh thái cao hơn so với chuỗi thức ăn của các sinh vật
trên cạn?
Câu 8.
Các dẫn liệu sau đây là dòng năng lượng đi qua một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái gồm
các loài ngô, châu chấu và gà. Các thông số liên quan đến dòng năng lượng (biểu thị qua
tỉ lệ %) gồm: I là năng lượng tiêu thụ, A là năng lượng hấp thụ, F là năng lượng thải bỏ
(phân, nước tiểu, vỏ cây…), R là năng lượng mất đi do hô hấp và P là năng lượng sản
xuất được.
Các loài I A F R P
Ngô 100 40 60 35 5
Châu chấu 100 34 60 24 10
Gà 100 90 10 88 2
Hãy tính hiệu suất sinh thái về năng lượng của mỗi loài và của chuỗi thức ăn trên.
Câu 9.
Dựa vào kết quả thí nghiệm trên 3 loài động vật nguyên sinh thể hiện trên các hình
dưới đây, hãy trả lời các câu hỏi:
a) Mục đích của thí nghiệm là gì? Những nhận định gì có thể rút ra từ kết quả thí
nghiệm này? Giải thích.
b) Để đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy của các nhận định rút ra từ việc nuôi
chung các loài (các đồ thị ở hình b), cần phải bổ sung số liệu xác nhận điều gì?
Giải thích.

Câu 10.

Hình dưới đây cho biết sự biến động về kích thước quần thể qua các năm của hai
loài chim A và B. Hãy cho biết hai loài chim này có đặc điểm sinh học gì khác nhau
quyết định đến cách thức biến động kích thước quần thể của chúng như vậy? Giải
thích.
Câu 11.
Hiện nay, trên các cánh đồng lúa ở miền Bắc, nhiều nơi lúa bị chuột phá hoại rất
mạnh. Bà con nông dân dùng nhiều biện pháp khác nhau để chống chuột. Có nơi sử
dụng biện pháp dùng bẫy để diệt chuột, có nơi lại sử dụng biện pháp dùng ni lông
bao quanh bờ ruộng để ngăn chuột ăn lúa. Dựa vào đặc điểm sinh học của chuột và
xem xét ở góc độ sinh thái học, hãy đánh giá xem biện pháp nào trong hai biện
pháp trên có hiệu quả cao hơn. Giải thích.
Câu 12. Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc
1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều
năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ
sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng (phú dưỡng hóa), hãy xác
định nguyên nhân diễn thế sinh thái, từ đó thiết kế thí nghiệm kiểm chứng và đề xuất
giải pháp hạn chế ô nhiễm ở đầm nước trên có hiệu quả nhất.
Câu 13.
Các nhân tố môi trường có tác động lớn đến cấu trúc và chức năng của một hệ sinh
thái, trong đó có nhân tố nhiệt độ. Hãy cho biết sự khác nhau về nhiệt độ giữa vùng
xích đạo và vùng cực gây ra sự khác nhau về động học giữa một hệ sinh thái xích đạo
với một hệ sinh thái vùng cực.
Câu 14.
Động học của một hệ sinh thái bao gồm những quá trình cơ bản nào?

Câu 15. Hãy nêu các đặc điểm sinh thái về vị trí trong chuỗi thức ăn, sinh khối và vai trò tác
động trong quần xã của các nhóm sinh vật sau: sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động
vật ăn động vật và sinh vật phân giải. Lấy ví dụ minh họa cho từng nhóm sinh vật đó.
Câu 16. Khi tính sinh khối của một hệ sinh thái ở hai thời điểm khác nhau, người ta
xây dựng được hai hình tháp A và B dưới đây. Ở tháp A, sinh vật sản xuất có sinh khối
là 2 g/m2, sinh vật tiêu thụ bậc 1 có sinh khối là 10 g/m 2, sinh vật tiêu thụ bậc 2 có sinh
khối là 3 g/m2. Ở tháp B sinh khối tương ứng với các bậc dinh dưỡng lần lượt là 100
g/m2, 12 g/m2 và 5 g/m2.
3 3
2 2
1 1
A B

Chú thích: 1: Sinh vật sản xuất; 2: Sinh vật tiêu thụ bậc 1; 3: Sinh vật tiêu thụ
bậc 2
Dựa vào các số liệu ở hai hình tháp A và B, cho biết đây là hệ sinh thái trên cạn
hay dưới nước? Hình tháp A và B tương ứng với hệ sinh thái ở mùa nào? Giải thích.
Câu 17.
Trong môi trường kị khí có hợp chất chứa lưu huỳnh (SO 42-,…) ánh sáng, chất
hữu cơ, người ta chỉ phát hiện được loài vi khuẩn khử sunphat và loài vi khuẩn lưu
huỳnh màu tía. Hai loài vi khuẩn này cùng sống với nhau trong một ổ sinh thái.
Hãy phân tích đặc điểm dinh dưỡng và mối quan hệ sinh thái của hai loài vi
khuẩn trên. Vẽ sơ đồ minh họa.

Câu 18. Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể
chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Ha-oai sau hai năm bị săn bắt, người ta thu được tháp
tuổi như hình bên.

a) Phân tích diễn biến thành phần nhóm


tuổi và đặc điểm của quần thể dẫn tới
diễn biến đó
b) Nếu việc săn bắt dừng lại, thành phần
nhóm tuổi của quần thể sẽ như thế
nào? Tại sao?
Câu 19. Quan hệ giữa các loài góp phần quan trọng đảm bảo cân bằng sinh học của quần xã. Khi nghiên cứu biến
động số lượng cá thể của quần thể nai và chó sói trên một hòn đảo từ năm 1980 đến năm 2015, các nhà nghiên
cứu đã thu được kết quả như hình bên

a) Nêu hai yếu tố có vai trò quan trọng nhất giới hạn kích
thước quần thể nai. Giải thích.
b) Phân tích diễn biến sự tăng trưởng của quần thể chó sói
từ năm 1990 đến năm 2005
c) Sau năm 2015, nếu môi trường sống ổn định thì kích
thước quần thể nai sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 20.

a) Nêu các đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái nông nghiệp
b) Có hai hệ sinh thái tự nhiên (X và Y) đều tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời ở mức 5x106
kcal/m2/ngày. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng được thể hiện qua bảng sau:
Hiệu suất sinh thái (%)
Bậc dinh dưỡng
Hệ sinh thái X Hệ sinh thái Y

Sinh vật sản xuất 0,1 0,5

Sinh vật tiêu thụ bậc 1 1,0 10,0

Sinh vật tiêu thụ bậc 2 5,0 12,0

Sinh vật tiêu thụ bậc 3 10,0 15,0

Sinh vật tiêu thụ bậc 4 Không có 15,0

Biết rằng năng lượng mất do hô hấp của sinh vật qua mỗi bậc dinh dưỡng là 90%. Hãy tính mức năng
lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng và cho biết hệ sinh thái nào ổn định hơn? Giải thích.

Câu 21.

Câu22.
Câu 23.

Câu 24.
Bảng dưới đây là kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng NO3¯ , PO4 3¯ trong
môi trường nước tới sinh khối (khối lượng vật chất trong cơ thể sinh vật) của thực vật phù du
ở ba hồ nước ngọt (A, B, C) có diện tích mặt nước, độ đục và các nhân tố sinh thái khác tương
đương nhau. Hàm lượng NO3¯ và PO4 3¯ được đo định lì hai tháng một lần. Biết rằng, tỉ lệ
NO3¯ : PO4 3¯ tối ưu cho sinh trưởng của thực vật phù du là 16:1
a) Sinh khối thực vật phù du của hồ nào bị giới hạn bởi NO 3¯ , hồ nào bị giới hạn bởi
PO4 3¯ ? Gỉai thích.

b) Trong ba hồ trên, hãy dự đoán hồ nào có nhiều vi khuẩn lam hơn? Đa dạng thực vật
phù du trong hồ đó thay đổi như thế nào? Gỉai thích

c) Nước thải giàu nito và photpho từ một trang trại chăn nuôi được xả trực tiếp vào hồ
C. Em hãy dự đoán hàm lượng oxi, sinh khối thực vật phù du của hồ C thay đổi như
thế nào với thời điểm trước và sau khi xả thải? Giải thích.

Câu 25. : Hình mô tả kết quả nghiên cứu trữ lượng carbon có trong đất rừng và cây rừng phân
bố theo vĩ độ

a) Trữ lượng carbon trong đất rừng ,cây rừng có liên quan trực tiếp với lượng khí Co2
trong khí quyển thông qua 2 quá trình cơ bản nào ? giải thích
b) Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về trữ lượng carbon trong đất rừng , cây
rừng ở các vĩ độ nghiên cứu

Câu 26.
Câu 27.

Câu 28. (1,5 điểm)


Các hình dưới đây biểu diễn: lát cắt ngang thân cây ở vị trí cách mặt đất 1,3 m (Hình 7); một phần
cấu tạo giải phẫu thân (Hình 8) và diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm (Hình 9) trong thời
gian sinh trưởng của một cá thể thuộc loài thông nhựa (Pinus latteri).
a) Hãy xác định tuổi của cây ở hình 7 dựa trên số lượng vòng gỗ hàng năm. Giải thích.
b) Quan sát hình 8, hãy phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái dẫn đến sự khác biệt về độ dày,
độ đậm nhạt của mỗi vòng gỗ, kích thước và độ dày của thành tế bào. Biết rằng, hàm lượng khoáng
trong đất ổn định theo thời gian.
c) Vòng gỗ thứ X ở hình 7 tương đương với năm nào trong thời gian nghiên cứu? Vì sao vòng gỗ X
mỏng hơn những vòng khác?
Câu 29 (2,0 điểm)
Taber và Dasmann (1957) đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến số lượng sống của hai nhóm
cá thể hươu đen (Odocoileus hemionus colombianus) thuộc hai quần thể 250 Nhóm cá thể thuộc quần thể I
ổn định (I và II), sống ở hai địa điểm độc lập với các đặc điểm được thể 200 195
Nhóm cá thể thuộc quần thể II

hiện ở bảng 3. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở hình 10. 200 192

Số lượng sống (cá thể)


181
200 171
Bảng 3 160
B
148
150 152 137
Chỉ tiêu nghiên cứu Quần thể I Quần thể II 127
125
Mật độ quần thể 115 104
25 10 100 104
(cá thể/km2) 95
84
Tuổi thành thục sinh sản 3 3 74
50 64
Ít cây bụi, thảm cỏ phát 55
30
Môi trường sống Thảm cây bụi
triển mạnh 15
0 0 4
Tác động của Không có
Đốt rừng định kì 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
con người tác động Tuổi (năm)
Hình 10
a) Loài hươu đen có chiến lược chọn lọc theo r hay K? Giải thích.
b) Hãy phân tích diễn biến và xác định nguyên nhân tử vong theo tuổi của hai nhóm cá thể nghiên cứu
trong mối quan hệ với môi trường sống, mật độ và đặc điểm sinh học của loài.
Câu 30 (1,5 điểm)
Hình 11 thể hiện một phần lưới thức ăn
trên cánh đồng trồng cỏ chăn nuôi và mía ở
đảo Hawaii. Hình 12 thể hiện sự thay đổi số
lượng, sinh khối của một số loài trong quần
xã trước và sau khi một loài vi khuẩn chỉ
gây bệnh trên cóc (Bufo marinus) xuất hiện
làm số lượng cóc giảm mạnh.
a) Hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra với cỏ
chăn nuôi và mía nếu toàn bộ cóc trong
khu vực bị chết do vi khuẩn? Giải thích.
b) Nêu vai trò sinh thái của loài cóc trong quần xã nghiên cứu. Giải thích.
Câu 31.

Câu 32.
Câu 33.

Câu 34.

Câu 35.

Câu 36
Câu 37.
Một nghiên cứu được thực hiện để
Tốc độ quang hợp (đơn vị)
40

xác định khả năng quang hợp của một


Loài B
loài dương xỉ (Loài DX, sống dưới tán
30

rừng) và một loài cây bụi (Loài B, sống


ngoài sáng) ở các cường độ ánh sáng
20

(PAR) khác nhau (Hình 13). Loài DX


10

a) Hãy phân tích ảnh hưởng của


cường độ ánh sáng đến khả năng quang
0

hợp ở mỗi loài thực vật.


0 500 1000 1500 2000
b) Hãy so sánh khả năng quang
hợp giữa hai loài thực vật trong các Cường độ ánh sáng (đơn vị)
điều kiện ánh sáng khác nhau.
Hình 13
c) Từ kết quả nghiên cứu có thể
rút ra kết luận gì về khả năng thích nghi của các loài thực vật với điều kiện ánh sáng?
d) Nếu cây gỗ phát triển mở rộng ở hệ sinh thái này, thì hai loài DX và B sẽ có phạm vi
phân bố thay đổi thế nào?

Câu 38 (1,0 điểm)


Cá mập trắng là động vật ăn thịt ở mắt xích cao trong chuỗi thức ăn, nhưng chúng cũng
bị tác động bởi các hoạt động đánh cá của con người. Một nghiên cứu được thực hiện nhằm
tìm hiểu các đặc điểm lịch sử đời sống và động học quần thể của hai quần thể cá mập trắng,
gồm quần thể N (đời sống cá thể ngắn) và quần thể D (đời sống cá thể dài). Kết quả được trình
bày từ Hình 14.1 đến Hình 14.4, trong đó các đường thẳng đứng nét đứt và đường thẳng đứng
nét liền lần lượt biểu thị các giá trị trung vị của các thông số tương ứng với quần thể N và
quần thể D.
200

300
Quần thể N Quần thể N
sát

sát
Quần thể D Quần thể D
Sốlầnquan

Sốlầnquan
0

0
0 0,1 0,2 0 0,2 0,4
Tốc độ tăng trưởng bình quân (r) theo năm Tỉ lệ chết tức thời (m) do đánh cá
Hình 14.1 Hình 14.2
200

200
Quần thể N Quần thể N
Quần thể D Quần thể D
sát

sát
Sốlầnquan

Sốlầnquan
0

0 8 16 0 50 100
Tổng số con sinh ra trong đời của cá cái Thời gian gấp đôi kích thước quần thể (năm)
Hình 14.3 Hình 14.4

a) Có sự “dung hòa” (còn gọi là sự “đánh đổi”; trade-offs) giữa các đặc điểm lịch sử đời
sống của cá mập trắng hay không? Giải thích.
b) Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa tỉ lệ chết, tốc độ tăng trưởng và thời gian
tăng trưởng của quần thể.
c) Hoạt động đánh cá của con người tác động thế nào đến các đặc điểm lịch sử đời sống
của cá mập trắng? Khi các nỗ lực bảo tồn làm giảm hầu hết tác động của việc đánh cá, các đặc
điểm lịch sử đời sống của cá mập trắng khả năng cao sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 39 (1,0 điểm)
Ở một khu rừng, động vật ăn lá chủ yếu là các loài động vật chân khớp. Chúng là thức ăn
của chim (vào ban ngày) và dơi (vào ban đêm). Một nghiên cứu được thực hiện để xác định
mật độ (cá thể/m2 lá) của các động vật chân khớp trong ba điều kiện thí nghiệm (Hình 15),
gồm cây không được che chắn (K), cây được che chắn để loại bỏ tác động bởi một trong hai
loài động vật là chim (LBC) hoặc dơi (LBD).
Mật độ động vật chân khớp
14
12
10
8
6
4
2
0
(K) (LBC) (LBD)
Hình 15
a) Phân tích tác động của chim và dơi đến độ phong phú của động vật chân khớp ăn lá ở
hệ sinh thái này.
b) Trong điều kiện tự nhiên, thực vật được bảo vệ tốt hơn khi có loài động vật ăn thịt nào
(chim hay dơi)? Giải thích.
c) Mô hình kiểm soát (mô hình điều chỉnh) ở hệ sinh thái này là kiểu nào? Giải thích.
Câu 40 - 42
Câu 43, 44, 45
Câu 46.
Câu 47.
Câu 48.

Câu 49.
Câu 50.

Câu 51.

Câu 52 (0,75 điểm)


Trong một nghiên cứu về các đặc điểm sinh học của một loài động vật, người ta đã đếm
được số lượng cá thể theo nhóm tuổi trong các ô nghiên cứu ở Bảng 11.
Bảng 11

Ô nghiên cứu
Nhóm tuổi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước sinh
52 68 71 32 45 59 44 51 34 58
sản
Sinh sản 14 13 18 17 8 18 16 9 14 13
Sau sinh sản 4 6 1 6 3 6 8 7 9 6

Hãy trả lời các ý hỏi sau:


a) Dựa vào giá trị phương sai (S 2) hãy xác định kiểu phân bố, từ đó xác định mối quan hệ
chính của các cá thể ở mỗi nhóm tuổi. Phương sai bằng tổng của :bình phương hiệu số từng
ô so với giá trị trung bình.
n

∑ (X i− X tb)2
S2= i=1
n−1
S2: phương sai, Xi: giá trị thứ i của X, Xtb: giá trị trung bình của X, n: số ô nghiên cứu
(Biết rằng để xác định kiểu phân bố, người ta so sánh giá trị S2 với giá trị Xtb, S2 > Xtb là phân
bố theo nhóm, S2 < Xtb là phân bố đều, S2 = Xtb là không phân bố theo nhóm, cũng không
phân bố đều) )
b) Nhận định cạnh tranh về dinh dưỡng là nguyên nhân quan trọng quyết định kiểu phân bố
của loài nghiên cứu là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 53 (1,25 điểm)
Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế của cộng đồng bản địa thường mâu thuẫn
với nhau. Bảng 12 thể hiện số lượng cá thể của bốn loài thú (kí hiệu Z1-Z4) theo thời gian ở
vùng lõi của một vườn quốc gia. T o là thời điểm ngay trước khi các tuyến đường được mở,
khoảng cách giữa các lần nghiên cứu là 5 năm.
Bảng 12
Loài To T5 T10 T15
Z1 43 47 44 45
Z2 53 15 6 1
Z3 44 28 12 10
Z4 19 67 87 91
Hãy trả lời các ý hỏi sau:
a) Sử dụng chỉ số Shannon so sánh đa dạng của quần xã trước và 15 năm sau mở đường.
n
H =∑ pi ln ( p i¿ )¿
'

i=1

'
H : chỉ số Shannon, pi: độ phong phú tương đối của loài thứ i.
b) Trình bày những tác động của việc mở đường tới đa dạng của quần xã nghiên cứu.
c) Có thể sử dụng mối quan hệ cạnh tranh loại trừ để giải thích sự biến động số lượng của
loài Z2 và Z4 không? Giải thích.
d) Trong 4 loài, loài nào có ổ sinh thái rộng nhất? Giải thích.
Câu 54 (1,0 điểm)
Để nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sự phân bố của sinh vật trong thế kỉ
XXI, người ta đã xây dựng nhiều mô hình sinh thái dự đoán phân bố trong tương lai của các
loài cho đến năm 2100 theo hai kịch bản biến đổi khí hậu: nhiệt độ trung bình tăng thêm 4,5
o
C hay 6,5 oC so với năm 2000. Khi xây dựng mô hình phân bố của loài dẻ (Fagus
grandifolia) theo hai kịch bản, các nhà khoa học nhận thấy: giới hạn phân bố phía Bắc của
quần thể dẻ sẽ dịch chuyển 700 đến 900 km lên phía Bắc, còn giới hạn phía Nam cũng bị dịch
chuyển. Trên thực tế, từ sau kỉ băng hà cuối cùng cho đến nay, tốc độ di cư của quần thể dẻ
chỉ đạt 0,2 km/năm lên phía Bắc do sự ấm lên toàn cầu.
Hãy trả lời các ý hỏi sau:
a) Giải thích vì sao khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng, loài dẻ có xu hướng dịch
chuyển vùng phân bố lên phía Bắc?
b) So sánh tốc độ dịch chuyển giới hạn phân bố phía Nam với giới hạn phân bố phía Bắc
của quần thể dẻ theo mô hình. Giải thích.
c) Diện tích và kích thước quần thể dẻ sẽ thay đổi như thế nào nếu nhiệt độ trong thế kỉ
XXII tiếp tục tăng tương đương tốc độ tăng nhiệt trong thế kỉ XXI? Giải thích.
d) Nêu hai giả thuyết giải thích về tốc độ dịch chuyển chậm của loài dẻ lên phía Bắc. Biết
rằng, hạt giống được phát tán chủ yếu nhờ động vật.
Câu 55.

Câu 56.

Câu 57.

You might also like