Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

I.

ĐẠI CƯƠNG HÓA PHÂN TÍCH


1. Tính độ điện ly α của HCOOH trong dung dịch HCOOH 0.01M (K b= 10-3.75)
2. Trong dung dịch CH3COOH 1M , tỷ lệ axit ion hóa là 0,417%. Tính hằng số
phân ly của axit.
3. So sánh độ điện ly của axit C6H5COOH ( Ka = 10-4,2) và của HCOOH ( Ka=
10-3,75) trong các dung dịch cùng nồng độ mol/l.
4. Sự có mặt của các chất sau ( theo thứ tự) ảnh hưởng như thế nào đến độ diện
ly của HCOOH ( C M): HCl- CH3COONa-NaCl
5. Xác định nồng độ gốc, nồng độ ban đầu, nồng độ cân bằng của các chất thu
được khi trộn:
a/ 20ml HCl 0,15M với 40ml NaOH 0,06M.
b/ 5ml BaCl2 0,2M với 3ml Na2SO4 0,24M.
c/ Hòa tan 4g NaOH trong 100ml HCl 1M
6. Xác định nồng độ gốc, nồng độ ban đầu, nồng độ cân bằng của các chất thu
được khi trộn Axit photphoric 85% có d = 1,69g/ml.
a/ Tính số mol axit có trong 1 lít dung dịch.
b/ Tính thể tích dung dịch axit cần lấy để pha được 3 lít H3PO4 0,1M.
7. Tính số ml dung dịch H2SO4 95,7% ( d=1,84g/ml) phải thêm vào 2 lít H2SO4
40% ( d=1,304 g/ml) để thu đưuọc dung dịch H2SO4 50% ( d= 1,395 g/ml).
8. Tính thể tích dung dịch NH3 6,75% ( d=0,975g/ml) cần lấy để pha được 1 lít
dung dịch NH3 0,5M.
9. Tính số ml dung dịch KOH 10% (d=1.09g/ml) cần cho vào 1 lít nước để thu
được dung dịch KOH 0,35M.
10.Tính thể tích (ml) dung dịch HClO4 10M cần lấy để thêm vào 500 ml nước
thì được dung dịch HClO4 6% (d=1,034g/ml).
11.Tính số gam nước có trong 100 ml H2SO4 95% ( d=1,834 g/ml)? Sau một
thờ gian để tiếp xúc với không khí ẩm khối lượng của dung dịch axit này
tăng lên 15%. Tính nồng độ phần trăm của axit sau khi hút ẩm.
12. Tính lực ion của các dung dịch sau:
a/ Hỗn hợp AlCl3 3.10-3 M và HCl 2.10-2 M
b/ NaNO3 0,01 M; NaOH 0,02 M; HClO4 0,01 M
c/ HClO4 0,05M và HCl 0,02 M
1
d/ HClO4 0,02 M; LiClO4 0,05 M; Cu(ClO4)2 0,03 M.
13.Tính hoạt độ của ion OH- và Na+ trong dung dịch NaOH 10-3 M .
14.Tính hoạt độ của ion H+ trong dung dịch HClO4 0,001M.

2
II. PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG
1. Một mẫu quặng oxit sắt nặng 0,5000 g được làm kết tủa dưới dạng Fe(OH) 3
và nung thành oxit sắt ba với khối lượng thu được là 0,4980 g. Tính hàm
lượng sắt dưới dạng %Fe và %Fe3O4?
2. Để xác định MgO trong xi măng, người ta cân 1,8610 g mẫu đem phân hủy
thành dung dịch, tách canxi và chế hóa để thu được 250 ml dung dịch. Lấy
100 ml dung dịch này đem kết tủa ion Mg 2+ dưới dạng MgNH4PO4. Sau khi
lọc, rửa và nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì thu được 0,2516 g
Mg2P2O7. Tính hàm lượng % MgO trong mẫu.
3. Có 0.8325g một hợp kim Cu + Sn + Zn. Phân tích bằng phương pháp khối
lượng thu được 0.6728g CuSCN và 0.0423g SnO2. Xác định hàm lượng các
thành phần trong hợp kim.
4. Để xác định niken trong một loại thép, người ta lấy 1.086g mẫu hòa tan hoàn
toàn và chế hóa nó; đem kết tủa niken dưới dạng niken dimetylgloximat
(NiC8H14O4N4); lọc, rửa và sấy kết tủa rồi cân được 0.2136 g. Tính hàm
lượng phần trăm niken có trong mẫu thép.

3
III. CÂN BẰNG AXIT-BAZƠ

1. Tính pH của các dung dịch sau:


a/ dung dịch NaOH 0,025M .
b/ Pha loãng 10 ml dung dịch HNO3 10-2 M với nước thành 1 lít dung dịch.
c/ Thêm 1 ml dung dịch HNO3 10-3M vào 1009 ml nước.
d/ Thêm 10 ml dung dịch HNO3 10-2 M vào 40 ml NaOH 2.10-2 M sau đó
pha loãng 100 lần.
e/ Hòa tan 0,6g NaOH trong 1,5 lít nước ( bỏ qua sự thay đổi thể tích khi
hòa tan).
f/ Thêm 50,05ml HCl 0,001M vào 50 ml dung dịch NaOH 0,001 M.
g/ Trộn 1 ml HClO4 0,1 M với 1 ml KOH 0,1 M rồi pha loãng thành 1 lít.
h/ Thêm 30 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào 20 ml dung dịch HNO3 5.10-2 M
và HClO4 3.10-1.
i/ Trộn 45 ml HCl 18,5% ( d = 1,035 g/ml) với 55 ml dung dịch NaOH 11%
( d = 1,2 g/ml).
2. Tính thể tích (ml) của:
a/ dung dịch HNO3 10-2 M cần cho vào 20ml NaOH 10-3M để hỗn hợp thu
được có pH =5.
b/ dung dịch HClO4 10% ( d= 1,1 g/ml) cần thêm vào 1 lít nước để hỗn hỗn
thu được có pH =3 .
c/ dung dịch NaOH 10-3 M cần thêm vào 1 lít nước để pH hỗn hợp thu được
có pH = 7,46.
d/ Nước dung để hòa tan 0,012g NaOH 0,002M thu được dung dịch có pH
= 11,34.
e/ dung dịch H2SO4 0,01 M cần cho vào 100 ml dung dịch NaOH có pH =
13,2 để hỗn hợp thu được có pH = 11,4.
3. Tính khối lượng NaOH cần cho vào 500 ml dung dịch HNO 3 0,001 M để
thu được dung dịch có pH = 7,5 ( g/s thể tích không đổi)
4. Tính nồng độ C% của dung dịch NaOH (d =1,12g/ml) để khi trôn 20 ml
dung dịch này với 180ml dung dịch HNO3 có pH =2 để thu được hỗn hợp
có:
a/ pH = 13,5.
4
b/ pH = 6,5 .
5. Trộn 10 ml dung dịch CH3COOH 1 M với 10 ml NaOH 1 M. Xác định
khoảng pH của hỗn hợp (=7; >7; <7).
6. Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1 M, biết rằng hằng số phân ly của
axít này là Ka = 10-4,75.
7. Tính pH của dung dịch NH4OH 1 M biết Kb= 1,76.10-5.
8. Tính giá trị pH của dung dịch đệm gồm NH4OH 0,05 M và NH4Cl 0,05 M.
Cho biết KNH4OH = Kb = 1,76.10-5.
9. Cho 500ml dung dịch CH3COOH 0,1 M. Người ta thêm từ từ dung dịch
NaOH 0,1 N vào 500ml dung dịch trên. Tính pH ở các thời điểm sau:
a. 100ml NaOH 0,1N
b. 300ml NaOH 0,1N
c. 500ml NaOH 0,1N
d. 600ml NaOH 0,1N
10. Tính pH của dung dịch NaCN 0,010 M. Cho pKa,HCN = 9,35.
11. Tính pH của dung dịch NH4Cl 0,10 M. Cho pKNH3 =4,75.
12.Tính pH của dung dịch thu được khi thêm 0,102g CH3COONa vào 100ml
dung dịch 0,0375M CH3COOH. Biết pKCH3COOH = 4,75.
13.Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn:
a. 50ml 0,1M KH2PO4 và 25ml 0,2M K2HPO4. Biết H3PO4 có pK1 = 2,16;
pK2 = 7,13; pK3 = 12,3.
b. 30ml 0,1M Na2CO3 và 15ml 0,1M NaHCO3. Biết H2CO3 có pK1 = 6,35;
pK2 = 10,33.
14. Phải thêm vào 100ml dung dịch HCOOH 0,2M bao nhiêu gam natri
foocmat rắn HCOONa để có dung dịch đệm với pH = 4,3. Biết pKHCOOH =
3,77.
15. Cần bao nhiêu gam CH3COONa hòa tan trong 50ml dung dịch CH3COOH
0,04M để được pH = 5,43.
16.Tính pH dung dịch HNO2 0,120 M, Ka = 7,1.10-4
17. Tính pH dung dịch HF 2,0.10-4 M, Ka = 6,7.10-4
18. Tính [H+], [OH-], pH của dung dịch Na2S 0,100M.

5
19. Tính pH của dung dịch NaHCO3 1,00M. (H2CO3 có pKa1 = 6,35, pKa2 =
10,33).
20.Tính pH của dung dịch NaHSO3 1,00.10-3M (H2SO3 có pKa1 = 1,76, pKa2 =
7,21).
21. Xác định nồng độ của dd CH3COOH phải có trong dung dịch sao cho pH =
3.
22. Để xác định nồng độ dung dịch NaOH người ta hòa tan 1.26g
H2C2O4.2H2O vào nước và thêm nước cho đủ 500ml dung dịch. Chuẩn độ
25ml dung dịch axit oxalic trên hết 12.58ml NaOH. Tính nồng độ N của
dung dịch NaOH.

6
IV. CÂN BẰNG KẾT TỦA
1. Tính tích số tan của BaSO4 ở 200C, biết rằng 100ml dung dịch này bão hòa tại
nhiệt độ đó chứa 0,245mg BaSO4
2. Tính độ tan của CaSO4, biết tích số tan của nó ở 250C là TCaSO4 = 9,1.10-6
3. Tính độ tan của CaSO4 trong dung dịch K2SO4 0,02M và so sánh với độ tan
của nó trong nước là S = 3.10-3, biết TCaSO4 = 9,1.10-6
4. Tính độ tan của BaSO4 trong dung dịch Na2SO4 0,01M và so sánh với độ tan
của nó trong nước là S =1,05.10-5, biết TBaSO4 = 1,03.10-10
5. Tính độ tan của CaC2O4 trong dung dịch có pH = 4. Biết rằng TCaC2O4=2,3.10-9
và bỏ qua sự tương tác của ion C2O42- với H+ trong dung dịch
6. Tính độ tan của Ag2S trong nước. Biết rằng TAg2S=6,3.10-5 và bỏ qua sự
tương tác S 2- và H+ trong dung dịch
7. Một dung dịch AgNO3 0,001M có thể tích là 500ml, người ta thêm vào dung
dịch đó 1ml Na2S 0,001M. Hảy xác định có kết tủa xuất hiện không ? Cho
TAg2S= 6,3.10-50
8. Người ta kết tủa ion Ba 2+ trong 100ml dung dịch BaCl2 0,01M bằng dung
dịch 10ml Na2SO4 0,1M. Hỏi có kết tủa hình thành không? Kết tủa của
Ba2SO4 có hoàn toàn không nếu chấp nhận lúc đó [Ba 2+] < 10-6.
Biết TBaSO4 = 1,03.10-10.
9. Người ta kết tủa ion Ag+ trong 100ml dung dịch AgNO3 0,01M bằng dung
dịch 5ml NaCl 0,1M. Hỏi có kết tủa hình thành không? Kết tủa của AgCl có
hoàn toàn không nếu chấp nhận lúc đó [Ag+] < 10-6. Biết TAgCl = 10-10.
10.Cho 25ml dung dịch AgNO3 0.1248N vào 20ml dung dịch NaCl. Chuẩn độ
lượng AgNO3 dư thấy tiêu tốn hết 11.54 ml dung dịch KCNS 0.0875 N. Tính
nồng độ của dung dịch NaCl.

7
V. CÂN BẰNG OXI HÓA – KHỬ
1. Cho E MnO4-/Mn2+ = 1,54 V, [ Mn2+] = 0,5N, [MnO4-] = 0,15N, pH = 2. Tính
0

EMnO4-/Mn2+
2. Cho E0 Cr2O72- / Cr3+ = 1,36 V, [ Cr 3+
] = 0,15N, [Cr2O7 2-] = 0,5N, pH = 1,5.
Tính E Cr2O72- / Cr3+
3. Cho E0 Cu2+ / Cu = 0,34 V, [ Cu 2+] = 0,24N Tính E Cu2+ / Cu
4. . Điện thế oxy hóa của cặp Mn 2+/Mn bằng bao nhiêu khi các nồng độ Mn 2+

bằng: a. 2 mol/l ; b. 0.005 mol/l


5. Điện thế oxy hóa của cặp Sn 4+/Sn 2+ bằng bao nhiêu khi các nồng độ của
Sn4+ là 0,1M, của ion Sn 2+ là 0,0001M.
6. Một pin gồm có điện cực tiêu chuẩn hydro nối với cực Ni nhúng trong dung
dịch chứa Ni 2+, khi nồng độ của ion Ni 2+ bằng 0,01M thì pin có sức điện
động là 0,172V. Tìm điện thế oxy hóa tiêu chuẩn của cặp Ni 2+/Ni.
7. Tính nồng độ N của dung dịch K2CrO4 trong phản ứng oxy hóa-khử, nếu như
trong phản ứng kết tủa dung dịch này có nồng độ N bằng 0,1.
8. Khi chuẩn độ 0,1133g Na2C2O4 sạch trong môi trường axit thì tốn mất
20,75ml dung dịch KMnO4. Tính nồng độ N và T Fe /KMnO4 của dung dịch
KMnO4 ở trên.
9. Tính hàm lượng Mn 2+ trong dung dịch nếu khi chuẩn độ dung dịch này tốn
mất 21,5ml dung dịch KMnO4 0,02M. Khi chuẩn độ Mn 2+ cũng như KMnO4
đều biến thành MnO2: Mn 2+ + 2MnO 4- + 2H2O = 5MnO2 + 4H+.

8
VI. CÂN BẰNG PHỨC CHẤT
1. Hằng số bền tổng cộng của các phức tạo bởi ion Hg 2+ và ion Br- lần lượt là:
β 1,1 = 10 9,05, β 1,2 = 10 17,33, β 1,3 = 10 19,74, β 1,4 = 10 21,05. Tính các hằng số
bền và không bền từng nấc của các phức đó.
2. Tính nồng độ cân bằng của các ion và phân tử trong dung dịch Cd(ClO4)2
10-3 M + KI 1 M. Trong dung dịch có đủ HClO4 để Cd 2+ không tạo được
phức với OH- mà chỉ tạo phức với I-. Các phức có hằng số bền tổng cộng lần
lượt là: 10 2,88, 10 3,92, 10 5,00, 10 6,10.
3. Tính hằng số bền điều kiện của phức MgY 2- trong dung dịch có các pH sau:
a) 4,0; b) 8,0; c) 10,0.
Biết logarit hằng số bền của phức giữa Mg 2+ và Y4- là 8,9, phức của Mg 2+
và OH- là 2,58. H4Y có pK1 = 2, pK2 = 2,67, pK3 = 6,16 và pK4 = 10,26.
4. Tính hằng số bền điều kiện của phức FeY- trong dung dịch có pH = 1 và pH
= 3,0. Tại các pH đó, Fe 3+ thực tế không tạo phức phụ (với OH-). FeY- có β
= 10 25,1.
5. Phức của Ca 2+ và Fe 3+ với Y 4- (ký hiệu của anion etylen diamin tetraacetat,
anion của axit H4Y: EDTA) có các hằng số không bền lần lượt là: K CaY2- =
10-10,57 + KFeY- = 10-25,1 .Trong hai phức đó, phức nào bền hơn.
6. Tính nồng độ cân bằng của ion và phân tử trong dung dịch HgCl2 10-2 M.
Phức của Hg 2+ và Cl- có logarit hằng số bền tổng cộng lần lượt là: 6,74 và
13,22.
7. Tính hằng số bền điều kiện của phức AlY- trong dung dịch có pH = 1 và pH
= 3,0. Tại các pH đó, Al3+ thực tế không tạo phức phụ (với OH-). AlY- có β
= 10 16,13.
8. Xác định nồng độ của các thành phần ở trạng thái cân bằng của dd H2C2O4
0,1M; biết pH của dd này là 1,28. Cho Ka1 = 10-1,25, Ka2 = 10-4,27.
9. Tính nồng độ cân bằng của các dạng phức trong dung dịch AgNO3 và NH3
biết [Ag+] = 1,0.10-6M, [NH3] = 0,10M; Cho hằng số bền của phức giữa Ag+
và NH3 là β 1,1 = 10 3,32, β 1,2 = 10 7,24.
10.Cân 3.0360g mẫu KCl pha thành 500.0ml dung dịch mẫu. Lấy 25.00ml dung
dịch này thêm vào 50.00ml dd AgNO3 0.0847N. Lượng AgNO3 thừa được
chuẩn độ bằng 20.68ml dd NH4SCN 0.108N. Tính hàm lượng phần trăm
KCl có trong mẫu.

You might also like