Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 61

CH2. CHƯƠNG 2.

HỆ THẦN KINH
VÀ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
CẤP CAO Ở TRẺ
Ts. Nguyễn Trọng Hồng Phúc
Mục tiêu
- Hiểu rõ cấu tạo và chức năng hoạt động của hệ thần
kinh
- Khái quát được bản chất của các hoạt động thần kinh
của trẻ em
- Phân biệt được các loại hình thần kinh và quy luật
của các hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ
Câu hỏi
• Tại sao tai nạn ảnh
hưởng đến vùng
đầu thì dễ dẫn đến
tử vong?
• Vai trò của hệ thần
kinh đối với cuộc
sống con người?
Nội dung
1. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh
2. Cơ chế hoạt động của hệ thần kinh
3. Hoạt động thần kinh cấp cao
4. Sự phát triển của hệ thần kinh trẻ
5. Một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh
của trẻ em
Đặc điểm cấu tạo và chức năng của hệ
thần kinh
• Chức năng của hệ thần kinh
– Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các
cơ quan, các hệ cơ quan.
– Đảm bảo sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể.
– Đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường.
Đặc điểm cấu tạo và chức năng của hệ
thần kinh
• Cấu tạo của hệ thần kinh: neuron
– Neuron là đơn vị cơ bản và cũng là đơn vị chức
năng của hệ thần kinh.
– Cấu tạo của neuron
Neuron
Neuron
Neuron
Neuron
Chức năng của neuron
• Hưng phấn
– Điện tĩnh
– Điện động
• Dẫn truyền xung động thần kinh
Điện tĩnh (điện nghỉ)
Điện động
Dẫn truyền
• Sợi trục không bao myelin
• Sơi trục có bao myelin
Synapse
Cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh
Não bộ
Hệ TK TW
Tủy sống
Hệ thần
kinh Cơ quan
Thần kinh thụ cảm
Vận động
ngoại biên Dây thần
kinh
Cảm giác
Tổng quát về hệ thần kinh
Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên
• Hệ thần kinh trung ương
– Não bộ
– Tủy sống
• Hệ thần kinh ngoại biên
– Dây thần kinh
• hướng tâm
• ly tâm
• Pha
– Cơ quan thụ cảm
Thần kinh trung ương
• Tủy sống
– 2 rãnh lớn: rãnh trước và rãnh sau.
– 2 rãnh bên trước và 2 rãnh bên sau:nhỏ,
là nơi xuất phát các rễ thần kinh của
dây thần kinh tủy.
– Từ tủy sống có 31 đôi dây thần kinh
tủy đi ra:
• Mỗi dây thần kinh tủy được tạo nên bởi rễ
trước và rễ sau hợp lại.
• Rễ trước: dây thần kinh ly tâm
• Rễ sau: dây thần kinh hướng tâm
• Thân tế bào của các sợi hướng tâm nằm ở
hạch gai sống, chỗ phình to của rễ sau.
– Chất xám
– Chất trắng
– Ống tủy
Thần kinh trung ương
• Chức năng
tủy sống
– Phản xạ
tủy sống
– Dẫn truyền
Phản xạ
• Phản xạ: phản ứng của cơ thể đối với
các tác nhân kích thích từ bên ngoài/bên
trong cơ thể
• Con đường thực hiện một phản xạ gọi là
cung phản xạ. Cung phản xạ:
- Tiếp nhận: cơ quan thụ cảm.
- Hướng tâm: neuron cảm giác
- Trung ương thần kinh: neuron trung gian
- Ly tâm: neuron vận động
- Cơ quan thực hiện: cơ/tuyến
Dẫn truyền
• Các xung động hướng tâm
truyền về sừng sau của tủy
sống ➔ lên não
• Các xung động ly tâm từ
não truyền xuống tủy
sống ➔ Cơ/tuyến
• Bó thần kinh: chất trắng
Thần kinh trung ương
• Não bộ
– Khối lượng trung bình của não người trưởng
thành là 1286g ở nam và 1260 ở nữ.
– Khối lượng não trẻ sơ sinh: 380-390g và bằng
khoảng 1/8 khối lượng cơ thể
– Cấu tạo
• Màng cứng: ngoài cùng, sát với xương sọ → bảo
vệ não.
• Màng xốp
• màng mạch nuôi não.
• Ống tủy khi lên tới não có chỗ phình to ra gọi là
não thất và chỗ thắt nhỏ lại gọi là cống não.
• Ở hành tủy của não thất IV, ở não trung gian có
não thất III, và hai não thất bên ở hai bán cầu
đại não.
Thần kinh trung ương
• Não bộ
– Vỏ não
– Não trung gian
– Thân não
– Tiểu não
Thần kinh trung ương
• Thân não
– Hành não
– Cầu não
– Não giữa
Thân não
• Hành não
– 8/12 đôi dây thần kinh
não, từ đôi V đến đôi XII
– Chất xám của hành tủy
tập trung lại thành các
nhân xám: trung khu TK
• hô hấp
• điều hòa hoạt động tim
mạch,
• phản xạ dinh dưỡng
– Các bó chất trắng để dẫn
truyền
Thân não
• Cầu não
– Nằm trên hành tuỷ có hình
bán khuyên.
– Chất trắng: dẫn truyền cảm
giác (lên) và vận động
(xuống)
– Chất xám
• Trung khu điều nhịp hô
hấp
• Trung tâm ức chế hô hấp
• Nhánh ra của dây V, VI,
VII, VIII
Thần kinh trung ương
• Não giữa
– Cấu tạo
• Nằm phía trên hành tủy
• Bao gồm: cuống não và
củ não sinh tư. Bao gồm
các nhân xám và nhân
đỏ.
– Chức năng
• Điều hòa trương lực cơ
• Hai củ não sinh tư trên
là trung tâm hướng thị
giác
• Hai củ não sinh tư dưới
là trung tâm hướng âm
thanh
Hệ thần
kinh
thực vật
Não trung gian
• Cấu tạo: đồi thị, vùng trên đồi, dưới đồi, sau đồi và
trước đồi ➔ gồm nhiều nhân xám
• Chức năng
– Đồi thị:
• Trung tâm cảm giác dưới vỏ
• Trung tâm cảm giác đau
• Điều hòa hoạt động biểu hiện cảm xúc
– Vùng dưới đồi:
• Điều hòa cơ thể thông qua điều khiển tuyến yên
• Điều hòa hoạt động hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước
tiểu, bài tiết mồ hôi và hoạt động của tử cung.
• Điều hòa thân nhiệt.
• Tham gia hoạt động xúc cảm và điều hòa trạng thái
thức ngủ.
• Điều khiển bản năng.
Thần kinh trung ương
• Tiểu não
– Cấu tạo
• Nằm ở phía sau hành tủy
• Hình cây, nối với hành tủy và não giữa bởi 3 đôi cuống tiểu não.
• Tiểu não có nhiều nếp nhăn làm tăng diện tích phần vỏ.
– Chức năng:
• Giữ thăng bằng cho cơ thể
• Tham gia phản xạ chỉnh thế và tư thế
• Điều hòa hoạt động neuron ở vỏ não.
• Tiểu não ở trẻ sơ sinh kém phát triển. Phát triển nhanh ở
năm đầu. 15 tuổi sẽ đạt kích thước như người lớn
Thần kinh trung ương
• Não trung gian
– Cấu tạo
• Nằm phía trên não giữa, sát với bán cầu đại não
• Gồm đồi thị và vùng dưới đồi với nhiều nhân xám.
– Chức năng
• Đồi thị là trung tâm nhận cảm sơ cấp quan trọng nhất. Trung tâm
của cảm giác đau; trung tâm điều hòa các hoạt động cảm xúc
• Vùng dưới đồi điều hòa hoạt động cơ thể thông qua hoạt động của
tuyến yên.
Thần kinh trung ương
• Bán cầu đại não
– Cấu tạo
• Bán cầu đại não gồm hai nửa phải và
trái nối với nhau bởi thể chai.
• Bề mặt của bán cầu đại não có nhiều
nếp nhăn, chia bán cầu thành nhiều
thùy, nhiều hồi não.
• Mỗi bán cầu có ba nếp nhăn lớn là
rãnh sylvius, rãnh Rolando và rảnh
thẳng góc. Ba rãnh này chia bán cầu
đại não thành 4 thùy: thùy trán, thùy
thái dương, thùy đỉnh và thùy chẩm.
• Diện tích bề mặt của cả hai bán cầu
đại não bằng 1700-2000 cm2.
Bán cầu đại não
Thần kinh trung ương
– Bán cầu đại não gồm chất
trắng và chất xám.
• Chất trắng có ba loại sợi
– Sợi liên hợp đảm bảo liên
hệ giữa các phần khác
nhau của một bán cầu
– Sợi liên bán cầu đảm bảo
liên hệ giữa các phần
tương ứng của hai bán
cầu
– sợi liên lạc đảm bảo liên
hệ giữa hai bán cầu với
các phần khác của hệ
thần kinh.
Thần kinh trung ương
• Đại não
– Chức năng
• Các nhận dưới vỏ điều
hòa hoạt động của
chân, tay, nét mặt và
tham gia nhiều chức
năng dinh dưỡng phức
tạp xảy ra trong cơ thể.
• Phân vùng chức năng:
– Vận động
– Cảm giác
– Ngôn ngữ
– Tư duy
Hình 2.14. Não chết và trạng thái thực vật
Cảm giác và vận động
Ngôn ngữ
Tư duy
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH
• Nguyên lý hoạt động chung
của hệ thần kinh
– Hoạt động cơ bản của hệ
thần kinh được thực
hiện thông qua phản xạ
– Phản xạ: cung phản xạ
• Phản xạ
– Không điều kiện
– Có điều kiện
Phản xạ
Phản xạ
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
• Các quy luật của hoạt động thần kinh cấp
cao
• Các loại hình thần kinh
• Tính linh hoạt của các kiểu hệ thần kinh
Các quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao
• Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế
– Quy luật: kích thích diễn ra kéo dài và nhiều lần → đáp ứng giảm dần.
– Kết quả: tạo cảm giác ức chế, buồn ngủ và ngủ.
– Đặc điểm: chuyển đổi từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn ra rất nhanh khi có các yếu
tố ức chế.
– Ví dụ:
• Lời giảng đều đều, tiếng ru nhè nhẹ → ức chế → buồn ngủ.
• Nhìn thấy thức ăn ngon → thèm, chảy nước bọt/ nhưng nếu thức ăn đắng, không
ngon → dừng thèm ngay lập tức.
• Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và mức độ đáp ứng
• Quy luật khuếch tán và tập trung
• Quy luật cảm ứng qua lại
• Quy luật hoạt động có tính hệ thống của vỏ não
Các quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao
• Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế
• Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và mức độ đáp ứng
– Quy luật: kích thích có cường độ càng mạnh thì mức độ đáp ứng càng lớn. Mức độ đáp
ứng (biên độ đáp ứng, thời gian đáp ứng) càng lớn/nhanh khi cường độ kích thích càng
lớn.
– Đặc điểm: mang tính tương đối, không đúng trong mọi trường hợp.
– Ví dụ:
• Viên pin 24 V có thể làm môi bị giật tê tê nhưng lại không giật ở tay.
• Viên pin 3V không thể gây ra phản xạ ở môi do cường độ kích thích quá yếu.
• Quy luật khuếch tán và tập trung
• Quy luật cảm ứng qua lại
• Quy luật hoạt động có tính hệ thống của vỏ não
Các quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao
• Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế
• Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và mức độ đáp ứng
• Quy luật khuếch tán và tập trung
– Quy luật: Một điểm nào đó của hệ thần kinh hưng phấn (hoặc ức chế) thì xung thần
kinh có thể lan tỏa xung quanh theo kiểu phóng xạ, qua đó khuếch tán hưng phấn hoặc
ức chế
– Đặc điểm: phụ thuộc vào mức độ hưng phấn/ức chế và thời gian kéo dài của xung thần
kinh.
– Ví dụ: Não bị ức chế → buồn ngủ → ngáp → cay mắt → díp mắt → ngủ → ngủ say.
• Quy luật cảm ứng qua lại
• Quy luật hoạt động có tính hệ thống của vỏ não
Các quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao
• Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế
• Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và mức độ đáp ứng
• Quy luật khuếch tán và tập trung
• Quy luật cảm ứng qua lại
– Quy luật: khả năng gây ra các quá trình đối lập của các vùng xung quanh (không gian)
hoặc các xung động diễn ra tiếp sau mình (thời gian).
– Đặc điểm: một điểm nào đó trên vỏ não hưng phấn thì sẽ làm cho điểm khác xung
quanh ở trạng thái ức chế. Đang ức chế thì dễ hung phấn.
– Ví dụ: chăm chú chơi game thì sẽ không nghe rõ, không nhớ được lời của ba mẹ dặn
• Quy luật hoạt động có tính hệ thống của vỏ não
Các quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao
• Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế
• Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và mức độ đáp ứng
• Quy luật khuếch tán và tập trung
• Quy luật cảm ứng qua lại
• Quy luật hoạt động có tính hệ thống của vỏ não
– Quy luật: vỏ não điều chỉnh dần các hoạt động điều khiển của mình để hoạt động dần
trở nên chính xác, tinh tế, tiết kiệm năng lượng nhất có thể.
– Đặc điểm: một chuỗi các đáp ứng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài
→ phản xạ có điều kiện → kỹ năng, kỹ xảo.
– Ví dụ: sự tự động hóa và hình thành thói quen.
Các loại hình thần kinh
• Kiểu mạnh, cân bằng và linh hoạt: người hòa đồng,
năng động, hoạt bát.
• Kiểu mạnh, cân bằng và không linh hoạt: người
điềm tỉnh, cần cù, kiên nhẫn nhưng chậm tiếp thu.
• Kiểu mạnh, không cân bằng: người nói nhanh không
đều, hiếu động, không kỷ luật, dễ bị kích động, dễ thất
bại và khó sửa sai.
• Kiểu yếu: người nhút nhát, chóng mệt, vận động kém
và không có khả năng chịu đựng.
Tính linh hoạt của các kiểu hệ thần kinh
• Kiểu hoạt động thần kinh cấp cao: do di truyền xác
định nhưng chịu sự tác động của môi trường.
• Quá trình rèn luyện và giáo dục có thể làm thích nghi
hệ thần kinh → cơ sở của giáo dục và đào tạo.
• VD: người lười biếng, nhút nhát sau khi được rèn
luyện trong môi trường quân đội, kỷ luật có thể
chuyển đổi thành người mạnh mẽ, ăn to, nói lớn và
không còn nhút nhát nữa.
Sự phát triển của hệ thần kinh theo lứa tuổi
• Sự phát triển của tủy sống
– Là đơn vị phát triển sớm
của hệ thần kinh là do sự
phân hóa của lá phôi ngoài.
– Ngay trong giai đoạn phôi
thai ở tuần thứ 10 đã bắt
đầu có các phản xạ tủy sống
– Khi sinh ra, tủy sống chưa
phát triển đầy đủ. Hoàn
thiện đến giai đoạn dậy thì.
Sự phát triển của hệ thần kinh theo
lứa tuổi
• Sự phát triển của não
– Có sự phát triển không đồng
đều các phần khác nhau của
não bộ.
– Não bộ phát triển sau khi
sinh ra, nhất là tăng nhanh
về khối lượng và số lượng
nếp nhăn. Khối lượng não
lớn nhất ở tuổi 22.
– Số lượng neuron trong não
không tăng lên mà chỉ có sự
thay đổi về cấu trúc và kích
thước của neuron.
Sự phát triển của hệ thần kinh theo lứa tuổi
• Sự myelin hóa
– Diễn ra mạnh sau khi
sinh.
– Sự myelin hóa ở vùng
trán bắt đầu muộn
(sau 2 tháng).
– Trẻ em trước tuổi đến
trường không thể kéo
dài quá trình hưng
phấn ở neuron do đó
khả năng tập trung
kém.
Sự phát triển của hệ thần kinh theo lứa tuổi
• Sự phát triển hoạt động
phản xạ
– Khi sinh ra, trẻ đã có một số
phản xạ không điều kiện
đảm bảo mối quan hệ đầu
tiên của trẻ với thế giới bên
ngoài.
– Việc thành lập phản xạ có
điều kiện phụ thuộc rất
nhiều vào hoạt động của trẻ
– Tất cả những phản xạ được
hình thành ở những tháng
đầu rất dễ mất
BỆNH LÝ PHỔ BIẾN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THẦN KINH

• Bênh zona (Shingles)


– Tác nhận: virus gây bênh đậu gà
– Đối tượng: Đối với hầu hết mọi
người, hệ miễn dịch có khả năng
chống lại việc tái hoạt động của
cũng virus này
– Triệu chứng: Virus này tác động
lên các neuron cảm giác → đau
– Trị: Không thuốc đặc trị
– Phòng: Vaccine phòng thủy đậu
Tự kỷ ám thị
• Tự kỷ ám thị (autosuggestion) hay tự thôi miên, tự tâm niệm là thuật ngữ đề cập đến tất cả
những hình thức tự kích thích và khuyến khích bản thân qua năm giác quan của con người.
• Tự kỷ ám thị đóng vai trò cầu nối giữ một bên là phần ý thức tạo ra tư duy và một bên là phần
tiềm thức tạo ra hành động.
• Thông qua những suy nghĩ chi phối tâm trí bấy lâu nay vẫn tồn tại trong ý thức (không quan
trọng đó là những ý nghĩ tích cực hay tiêu cực), những nguyên tắc của tự kỷ ám thị sẽ chạm đến
tiềm thức của con người và tác động đến tiềm thức bằng những suy nghĩ đó. Trong tiếng Việt, tự
kỷ ám thị là một từ ghép giữa tự kỷ và ám thị hay còn gọi là tự thôi miên.
• Con người luôn có xu hướng tin vào bất kỳ điều gì mà họ liên tục tự nhủ với bản thân, cho dù
điều đó đúng hay không đúng.
• Nếu họ liên tục tự lừa dối mình bằng một quan điểm sai lầm thì đến một lúc nào đó, họ sẽ chấp
nhận nó như một sự thật hiển nhiên.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
• Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD-
Obsessive-compulsive disorder)
được đặc trưng bởi ám ảnh, cưỡng
chế, hoặc cả hai.
• Những ám ảnh không thể cưỡng lại
được là những ý tưởng, hình ảnh,
hoặc xung động liên tục không thể
cưỡng lại được để làm điều gì đó.
• Cưỡng chế là bệnh lý gây ra xung
lực, nếu được chống lại, dẫn đến lo
lắng và căng thẳng quá mức.
• Sự ám ảnh và cưỡng chế gây ra
nhiều phiền toái và can thiệp vào
chức năng học tập hay xã hội.
Câu hỏi ôn tập
• Chức năng của hệ thần kinh? Vì sao nói neuron vừa là
đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của hệ thần
kinh?
• Chức năng của tủy sống. Sơ đồ hóa cấu trúc của một
cung phản xạ tủy sống.
• Liệt kê chức năng từng phần của các đơn vị chức năng
của não.
• Đặc điểm phát triển hệ thần kinh theo tuổi ở trẻ em và
giải thích nguyên nhân của các đặc điểm riêng biệt đó.

You might also like