Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN XÃ HỘI HỌC BÁO CHÍ (Đề đóng)

- Ôn tập nội dung chương IV (từ slide 29) và V (từ slide 110) file ppt cô gửi

- Đề gồm 2 câu:
+ 1 câu [Chương IV] liên quan đến các hướng nghiên cứu (Cô chọn 1 trong 4 hướng: công
chúng; các nhà truyền thông; nội dung truyền thông; ảnh hưởng xã hội) - Xem lại slide và
nhớ ý các nội dung

+ 1 câu [Chương V] tương tự bài tập nhóm. Cô sẽ cho 1 đề tài bất kỳ xác định:
- Đối tượng nghiên cứu (Nghiên cứu về vấn đề gì, cái gì?)
- Khách thể nghiên cứu (Nghiên cứu ai, lấy thông tin từ ai?)
- Phạm vi nghiên cứu (Không gian, thời gian nghiên cứu ở đâu?).

Đặt các câu hỏi theo đề tài xoay quanh 3 dạng


- Câu hỏi đóng (câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời)
- Câu hỏi mở (câu hỏi không kèm theo câu trả lời, để … để người khác trả lời)
- Câu hỏi hỗn hợp (loại câu hỏi có một số phương án trả lời cho sẵn và một phương án để
trống để người làm tự ghi câu trả lời)
1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG CHÚNG
Công chúng:
Công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng thường được coi là “đại
chúng”. Nói cách khác, các PTTTĐC luôn nhắm tới đông đảo mọi người mà không hề phân
biệt hay hạn chế bất cứ ai.
Công chúng là 1 tập hợp xã hội được cấu thành 1 cách phức tạp bởi nhiều giới, nhiều tầng
lớp XH khác nhau và mỗi người đều đang sống trong những mạng lưới xã hội và những mối
quan hệ XH nhất định
Nghiên cứu những đặc điểm của công chúng:
Là việc nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa cách thức sử dụng truyền thông đại chúng với
các đặc điểm nhân khẩu, cũng như các đặc điểm xã hội của công chúng: giới tính, tuổi,
trình độ học vấn, nghề nghiệp,…
Nghiên cứu ứng xử truyền thông của công chúng:
Là việc nghiên cứu cách thức sử dụng và tập quán sử dụng truyền thông đại chúng
của công chúng, cũng như thái độ của công chúng đối với truyền thông đại chúng.
Ví dụ:
- Xem phương tiện truyền thông đại chúng nào, trang mục nào…
- Xem lúc nào, trong bao lâu…
- Thái độ hoặc phản ứng của công chúng

Francis Balle đã nhận diện ra ba giai đoạn chính nơi tập quán và thái độ của công chúng mỗi
khi có một phương tiện truyền thông mới ra đời.
+ Mê mẩn: Hào hứng, phấn khích
+ Bão hòa: xem nhiều chán, tỏ ra hoài nghi và bắt đầu đòi hỏi nhiều hơn đối với nội
dung
+ Trưởng thành: đi vào tập quán trong nếp sống hàng ngày, không bị mê mẫn, biết phê
bình

Ví dụ:
Cuối thập niên 1920, phát thanh được khai sinh ở Pháp. Năm 1927: Hiệp đoàn sản xuất rượu
kiện lên chính quyền tỉnh đề nghị dẹp bỏ các chương trình phát thanh. Thông qua một cuộc
điều tra nơi tầng lớp trung lưu ở vùng ngoại ô nằm giữa Philadelphia và New York (Mỹ) đã
cho thấy có bốn loại ứng xử chính như sau:
+ Những người tiêu thụ bất kể thứ phương tiện truyền thông đại chúng nào, xem “hổ lốn” đủ
mọi thứ nội dung chương trình mà không hề chọn lựa;
+ Những người “chọn lọc nguồn”: số này chỉ chọn theo dõi một loại phương tiện truyền
thông mà thôi;
+ Những người “chọn lọc đề tài”: số này chọn đề tài mà mình muốn xem và tìm trên các
phương tiện truyền thông khác nhau (Ví dụ: những người thích coi thể thao vừa trên truyền
hình, vừa trên báo in);
+ Những người tránh né mọi phương tiện truyền thông đại chúng; theo tác giả nghiên cứu
này, thì số người thuộc loại này rất ít
Nghiên cứu cách sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng:
Là việc nghiên cứu cách thức sử dụng và nhu cầu hưởng thụ sản phẩm của các PTTTĐC của
công chúng.
- Kinh phí bỏ ra để hưởng thụ các PTTTĐC
- Dành thời gian trong bao lâu để xem
- Mức độ hài lòng các PTTTĐC
Mục tiêu của XHH về công chúng
Điều tra, khảo sát để tìm hiểu công chúng của các phương tiện TTĐC là ai? Thuộc những
tầng lớp nào? Theo dõi loại phương tiện nào nhiều nhất, có thường xuyên ko? Thích những
trang mục hay chương trình nào?
Tìm cách phân tích và lý giải sự khác biệt giữa các giới và các tầng lớp xã hội trong việc sử
dụng và tiếp nhận các nội dung truyền thông.

2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ TRUYỀN THÔNG


Nhà truyền thông được dùng để chỉ những người làm việc chuyên nghiệp trong các tổ chức
truyền thông đại chúng
Các nhà Truyền thông:
+ Nhà lãnh đạo (quản lý, điều hành….)
+ Nhà sáng tạo (đạo diễn, nhà văn, soạn giả)
+ Nhà báo (phóng viên, biên tập,…)
+ Kỹ thuật viên (họa sĩ, âm thanh, ánh sáng…)

Tại Việt Nam, phần lớn giới nhà báo không phải đều tốt nghiệp trường báo chí mà xuất thân
từ các ngành khoa học xã hội và nhân văn: ngữ văn, chính trị, sử học, ngoại ngữ, xã hội
học…; ngành kỹ thuật: nông nghiệp, sinh học, cơ khí, tin học, giao thông…

3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG


Nội dung truyền thông:
Là tất cả những gì xuất hiện trên một phương tiện truyền thông đại chúng, như: bài
báo, tin tức, hình ảnh, âm thanh…
Phân tích nội dung truyền thông:
- Phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm
Mục đích: Tìm hiểu sâu xa hơn vào những động cơ hoặc ý định của tác giả, những điều mà
tác giả nhắm tới đằng sau văn bản một cách có ý thức hoặc không có ý thức.
Đo lường tần suất xuất hiện của những từ (cụm từ) hoặc thuật ngữ then chốt trong văn bản.
Xác định những chủ đề của văn bản đối với đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học:


Là phương pháp chủ yếu mang tính chất định tính, nhằm khảo sát những mối quan hệ bên
trong giữa các yếu tố trong một văn bản hay trong một hệ thống tín hiệu nào đó.
4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI
Lịch sử nghiên cứu về ảnh hưởng xã hội có 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1 (Từ 1910-CTTG II)
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có một
sức mạnh “vạn năng". Người ta đặc biệt chú trọng tới những tác động của các đài phát thanh
và điện ảnh.
Người ta cho rằng người dân bị tác động trực tiếp của truyền thông đại chúng, giống trong
quy luật phản xạ có điều kiện. (Về sau, giới nghiên cứu thường gọi khuynh hướng này là lý
thuyết “mũi kim chích", hoặc lý thuyết
“viên đạn thần kỳ")
- Giai đoạn 2 (1940-1960)
Tính tương đối của sự tác động của truyền thông đại chúng, và bác bỏ ý tưởng cho rằng
truyền thông đại chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp lên trên suy nghĩ và ứng xử của người
dân.
Nhờ những công trình điều tra thực nghiệm và có hệ thống, người ta khám phá ra là thông
tin đại chúng chỉ là một trong số nhiều nhân tố xã hội, kinh tế và văn hóa ảnh hưởng tới thái
độ và ứng xử của người dân (Chú trọng nhiều hơn vào bối cảnh xã hội, cũng như vai trò của
các nhóm xã hội và tầng lớp xã hội)

- Giai đoạn 3 (Từ 1960 đến nay)


Nghi ngờ rằng có lẽ ảnh hưởng của truyền thông đại chúng không phải là yếu ớt và ít ỏi như
người ta vẫn nghĩ. Đặc biệt là với sự ra đời và phát triển của vô tuyến truyền hình, người ta
nhận thấy phương tiện truyền thông này vừa có một sức hấp dẫn mãnh liệt hơn so với các
phương tiện truyền thông có trước, vừa có những tác động rất đáng lưu tâm về mặt xã hội.
Đây là giai đoạn diễn ra rất nhiều công trình nghiên cứu cụ thể và nảy sinh nhiều giả thuyết
cũng như tranh luận khá gay gắt.

● Tác dụng “vạn năng" của truyền thông đại chúng


Nhiều nhà xã hội học tố cáo các phương tiện truyền thông đại chúng gieo rắc bạo lực và
thỏa mãn các thị hiếu thấp kém
Thuyết hành vi: S-R
Các phương tiện truyền thông đại chúng dùng “kim tiêm” chích thuốc vào cơ thể con người.

TRUYỀN THÔNG BẠO LỰC


Vào những năm 1960, ở Mỹ và Tây Âu, người ta chứng kiến một sự gia tăng đáng lo ngại
về những làn sóng bạo lực trong xã hội như nổi loạn của giới trẻ, biểu tình, ám sát, tội
phạm... Thập niên này cũng là thời gian mà vô tuyến truyền hình đã trở thành một phương
tiện thông tin phổ biến trong dân cư.
❖ Có 3 nhóm quan điểm:
Quan điểm thứ nhất :
Tác dụng của những loại phim truyền hình có nhiều hình ảnh bạo lực là giải tỏa những ức
chế của người dân (hay nói một cách nôm na là một thứ “xả xú-bắp"). Người ta gọi tác dụng
này là “tác dụng giải tỏa” (cathartic effect, bắt nguồn từ chữ catharsis trong tiếng Hy Lạp,
vốn đã được dùng từ thời Cổ đại để nói tới tác dụng giải tỏa tâm lý khi xem những vở kịch
cổ). Tác dụng catharsis của truyền hình là giúp người ta giải tỏa những ức chế đó bằng cách
tham gia bằng óc tưởng tượng vào những cảnh bạo lực diễn ra trong những cuốn phim được
chiếu trên màn ảnh.
Quan điểm thứ hai:
Chính các phương tiện thông tin đại chúng là nguồn gốc phát sinh các hành vi bạo động, có
khả năng làm gia tăng thêm kiểu ứng xử bạo lực nơi người dân. Càng xem nhiều cảnh bạo
lực trên truyền hình,người ta càng gia tăng mức độ cảm xúc, và điều này sẽ dẫn đến chỗ
càng dễ dàng ứng xử với người khác trong cuộc sống theo chiều hướng bạo lực.
Quan điểm thứ ba:
Cảnh bạo lực xuất hiện trên truyền hình không phải là thủ phạm của hành vi bạo lực của
người xem, mà chỉ có tác dụng củng cố thêm cho những mô hình ứng xử bạo động vốn đã
có sẵn nơi họ.

CÂU HỎI BÀI TẬP ỨNG DỤNG: (dựa theo đề cô cho mọi người thay đổi phù hợp)
Đề: Xác định đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề
tài cụ thể

■ Đối tượng nghiên cứu: (Nghiên cứu cái gì?)

■ Khách thể nghiên cứu: (Nghiên cứu ai?)

■ Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu


- Nội dung nghiên cứu

Đặt câu hỏi (Phải đặt 3 dạng câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi hỗn hợp)
★ Câu hỏi đóng (câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời) -> [Note: Phải vẽ ô vuông nhỏ
vào bài làm]
VD:
Kết quả trung bình điểm thi các môn học trong học kỳ vừa qua của bạn được xếp vào loại:
1 □ Xuất sắc
2 □ Giỏi
3 □ Khá
4 □ Trung bình
5 □ Kém

★ Câu hỏi mở (Những câu hỏi mà không kèm theo các câu trả lời chuẩn bị trước,
nghĩa là với người trả lời ta chỉ nêu câu hỏi và không hướng dẫn cách trả lời) ->
[Note: Phải để dấu chấm để biết có phần trả lời trong bài làm]
VD:
Theo anh (chị) đặc điểm nổi bật của sinh viên hiện nay là gì?

- Anh/chị đánh giá như thế nào về hiện tượng sinh viên sống thử?

- …………………………………………………………………………………………
…………………………

★ Câu hỏi hỗn hợp: Là loại câu hỏi có một số phương án trả lời cho sẵn và một
phương án để ngỏ (chưa có phương án trả lời). [Note: Phải vẽ ô vuông nhỏ, chấm
chừa phần trả lời trong bài]
VD:
Anh (chị) có dự định gì trong năm tới?
1 □ Vào đại học
2 □ Lấy vợ (chồng)
3 □ Đi nước ngoài
4 □ Khác (xin ghi rõ)…………………

You might also like