Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

1|#hocvancosuongmai

LIVESTREAM: CHUYÊN ĐỀ LÝ LUẬN ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC


(DÀNH CHO CÁC BẠN ÔN THI HSG VÀ CÁC BẠN HỌC CHƯƠNG TRÌNH MỚI HOẶC
NHỮNG BẠN MUỐN NÂNG CẤP BÀI THI THPTQG CỦA MÌNH)

I. Khái niệm:
1. Khái niệm chung: Văn học là gì?
• Hiểu theo nghĩa rộng: Văn học là loại hình nghệ thuật thuộc kiến trúc
thượng tầng và sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật.
• Hiểu theo nghĩa hẹp: Văn học chỉ bao gồm các sáng tác vừa có ngôn từ
nghệ thuật vừa có hình tượng nghệ thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, văn học “là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng
ngôn từ”; “phản ánh đời sống xã hội, thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con
người”.
➔ Nói theo cách chung nhất, văn học là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản
– được coi là một hình thức nghệ thuật mang giá trị nghệ thuật hoặc trí
tuệ; thường có cách triển khai ngôn ngữ khác biệt so với cách sử dụng
ngôn từ trong đời thường hoặc ở các lĩnh vực khác.

2. Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ:


a. Nội dung:
• Bản chất của ý thức xã hội là phản ánh tồn tại xã hội, thể hiện ý thức
chủ thể của con người đối với tồn tại xã hội, có ảnh hưởng duy trì hay
thúc đẩy cuộc sống xã hội thay đổi, phát triển.
• Các loại ý thức xã hội:
+) ý thức chính trị
+) ý thức pháp quyền
+) ý thức đạo đức
+) ý thức lý luận (khoa học)
+) ý thức tôn giáo
+ ý thức thẩm mỹ (nghệ thuật) => Văn học

• So sánh cách phản ánh hiện thực của ý thức xã hội thẩm mỹ và ý thức xã
hội khác:
Ý thức xã hội khác Ý thức xã hội thẩm mỹ (nghệ thuật)

- Phản ánh các mặt cụ thể, riêng biệt - Phản ánh hiện thực dưới góc độ thẩm mỹ →
của hiện thực một cách thực tế, trần Hướng tới giá trị Chân – Thiện – Mỹ
trụi, đúng như bản tính vốn có của
sự vật

Trang 1
2|#hocvancosuongmai

- Phản ánh hiện thực bằng các khái - Phản ánh hiện thực bằng hình thức nghệ thuật
niệm trừu tượng (điển hình như ý cụ thể, sống động, hấp dẫn (tạo nên các hình
thức tôn giáo) tượng nghệ thuật)
- Phản ánh hiện thực qua lăng kính của sự tưởng
tượng, hư cấu
➔ Bồi dưỡng cái đẹp cho người đọc bằng cách gây
xúc động, khơi gợi niềm vui, sự thích thú, …

b. Vì sao văn học thuộc hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ?
• Tính thẩm mỹ:
+ Văn học có tính thẩm mỹ KHÔNG có nghĩa là văn học chỉ viết về cái đẹp.
+ Văn học không lảng tránh mà ngược lại, nỗ lực đối diện với cái xấu xa, thấp
hèn → giúp bạn đọc nhận thức được sự tác động sâu sắc của những cái méo
mó, xấu xí trong cuộc đời đến con người, đến sự sống → xây dựng phản xạ và
ý thức tránh xa cái xấu → con người cố gắng hướng mình về cái đẹp, cái thiện
+ Văn học đem đến cho độc giả cơ hội tìm kiếm cái đẹp ẩn mình sau những cái
xấu

• Tình cảm thẩm mỹ:


+ Có tính cá nhân (đi qua lăng kính chủ quan của người cầm bút)
+ Có tính cộng đồng (vượt lên trên những giá trị riêng tư, bé nhỏ của cá nhân
để cất lên những tiếng nói chung của thời đại, để thủ thỉ về những giá trị bền
vững, vĩnh cửu của cuộc đời).

II. Đặc trưng văn học


1. Đặc trưng về đối tượng
Văn học nhận thức phản ánh đời sống con người
• Văn học có thể miêu tả, đề cập đến nhiều đối tượng khác nhau song bao
giờ con người cũng là trung tâm của văn học.

• Văn học nhận thức phản ánh con người một cách tổng hợp, toàn vẹn
trong mọi quan hệ đời sống đa dạng, phức tạp. Văn học biểu hiện con
người ở dạng toàn vẹn nhất:
+) con người nhân tính: tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê
hương, đất nước; tình cảm gia đình; lòng ham sống; lòng trắc ẩn; …
+) con người tự nhiên (bản năng)

Trang 2
3|#hocvancosuongmai

• Con người là khách thể của nghệ thuật. Khách thể bao giờ cũng được xem
xét trong các mối quan hệ của nó với thế giới xung quanh.
Nếu như các ngành khoa học nhận thức con người và đời sống của nó theo
kiểu phân môn, biệt loại (nhận thức con người ở dưới dạng độc lập) → thì
văn học chỉ ghi nhận con người trong mối quan hệ tổng hòa với thế giới xung
quanh.
 Con người trong văn học nghệ thuật không tồn tại như 1 thực thể
khép kín với bản chất nội tại vốn có. Mà bản chất của con người
chỉ được biểu lộ qua những mối quan hệ hiện thực của nó. Văn học
miêu tả con người như những cá nhân cụ thể, sống động, đang
cảm xúc, suy nghĩ và hành động trong các quan hệ xã hội đời sống.

• Văn học lấy đời sống con người là đối tượng xong cũng hướng tới con
người (Con người là điểm xuất phát và cũng là đích đến của văn chương)
• Văn chương chân chính cần viết về con người bằng cả tình yêu thương
và sự nghiêm khắc phán xét. Viết để ngợi ca song cũng cần viết để giáo
dục bồi đắp hoàn thiện con người. Văn chương chân chính giúp con
người nhận ra sự thực ở đời sống, nhìn ra những thế lực đè nặng lên cuộc
đời, giúp con người xác định hướng đi, biết lựa chọn một cuộc sống xứng
đáng.

Ví dụ: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.
Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng đời sống con
người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện.”- Nhà văn Nguyễn
Minh Châu
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

2. Đặc trưng về nội dung


Văn học không tách rời việc thể hiện tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng
của nhà văn đối với con người và cuộc sống

- Nhà văn không bao giờ phản ánh hiện thực một cách vô hồn, không bao
giờ chỉ chụp ảnh đời sống như nó vốn có. → Hiện thực trong văn học là
hiện thực gắn liền với tâm tư, tình cảm, thể hiện sự nghiền ngẫm hiện
thực – lý giải hiện thực của mỗi người cầm bút. → Mỗi nhà văn khi viết
về cùng một đề tài nhưng đều có góc nhìn, cách phản ánh và đánh giá
rất riêng biệt. Điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn cho văn
chương. (tính cá nhân trong tình cảm thẩm mỹ)

Trang 3
4|#hocvancosuongmai

- Khoa học phản ánh hiện thực một cách khách quan, chính xác, trung
thành đúng với bản chất và giá trị vốn có của sự vật, sự việc, đối tượng.
Nói như Anhxtanh: “Chân lý khoa học đạt được bằng cách giải phẫu nó
khỏi cái tôi cá nhân của nhà khoa học.” → Văn học phản ánh đời sống
hiện thực theo khuynh hướng chủ quan của người nghệ sĩ: Nghệ thuật
là cái tôi còn khoa học là chúng ta.

3. Đặc trưng tư duy và phương tiện phản ánh


Văn học nhận thức đời sống và thể hiện tư tưởng tình cảm qua hình tượng
nghệ thuật.
Đây là phương tiện để nhà văn khái quát, khám phá về con người từ đó định
hướng các giá trị sống. Các nhà văn lớn tạo ra những nhân vật mới thách thức
những định nghĩa đã từng có trước đó về con người, luôn đặt ra cho chúng ta
một cách hiểu mới, hiểu khác về những kiểu người, những loại người trong đời
sống, luôn luôn có thể nhìn thấy trong văn học những hình mẫu cá tính mới.
Từ đó, rất nhiều tác phẩm ra đời đã có những khả năng tạo ra, gợi mở về những
hình mẫu nhân cách.

a. Khái niệm: Hình tượng nghệ thuật là những bức vẽ về cuộc đời, con người,
là các đồ vật, phong cảnh, sự kiện, xung đột xã hội…được tái hiện một cách
sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật.

b. Đặc trưng hình tượng nghệ thuật:


* Tính tạo hình và tính biểu hiện của hình tượng:
Hình tượng nghệ thuật là cái được sáng tạo, được khái quát, không phải là cái
sao chép, hay cái có sẵn.
• Tính tạo hình: (xác)
Tạo hình của hình tượng là việc làm cho khách thể có được một tồn tại cụ thể
cảm tính bên ngoài qua chất liệu, là phủ cho thế giới những hình tượng khái
quát một thể xác, hình hài. Nó bao gồm việc tạo cho hình tượng một không
gian, thời gian, những sự kiện và những quan hệ, rất quan trọng là tạo dựng
những con người có nội tâm, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ.

• Tính biểu hiện: (hồn)


Biểu hiện là khả năng bộc lộ cái bên trong, cái bản chất của sự vật, hé mở những
nỗi niềm thầm kín của hình tượng nghệ thuật nói riêng và tư tưởng của nhà
văn nói chung.
Trong hình tượng nghệ thuật mọi chi tiết đều có ý nghĩa và chức năng của
chúng, không có chi tiết thừa. Hơn thế, chi tiết trong hình tượng lại thường

Trang 4
5|#hocvancosuongmai

mang tính chất đa nghĩa, vừa gợi ra không gian, thời gian, vừa gợi tình huống,
tính cách và thái độ của tác giả với chúng.

* Hình tượng nghệ thuật được coi như một khách thể tinh thần
• Gọi là “khách thể” bởi vì đó là thế giới tinh thần đã được khách thể hóa
thành một hình tượng xã hội tồn tại khách quan, là cấp phản ánh đặc biệt
của ý thức con người, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người
sáng tạo hay người thưởng thức nữa. Hình tượng nghệ thuật vốn có một
giá trị tự thân chắc chắn, ngày càng phô bày đầy đủ giá trị vốn có của
mình.
➔ Hình tượng nghệ thuật mặc dù sinh ra từ ý thức chủ quan của
người nghệ sĩ nhưng nhờ tính tạo hình và tính biểu hiện mà hình
tượng NT ấy sẽ thoát ly ra khỏi sự ràng buộc với nghệ sĩ sáng tác,
từ đó có đời sống riêng – tồn tại một cách độc lập.

• Tính năng động của hình tượng:


Hình tượng nghệ thuật không phải là cái bất biến mà sẽ có thể thay đổi theo
thời gian. Bởi lẽ về bản chất hình tượng nghệ thuật cũng là một quan hệ xã hội,
phụ thuộc vào các môi trường văn hóa mà nó được thu nhận và do đó được
biến đổi, khúc xạ tùy theo môi trường tiếp nhận nó.
➔ Lý luận về tiếp nhận văn học đã làm sáng tỏ hơn đời sống của tác
phẩm văn học, của hình tượng nghệ thuật. Từ đó, cho thấy tính
năng động, không ngừng mở ra của hình tượng nghệ thuật trong
môi trường tiếp nhận.

* Hình tượng nghệ thuật mang những giá trị trực quan, độc lập (là kết quả
của việc hình tượng nghệ thuật là một khách thể độc lập có giá trị tự thân)
Đây là một đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Nó làm cho người
ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn. Tính trực quan của hình tượng được tạo
ra do khi xây dựng hình tượng, tác giả phải cấp cho nó những đặc điểm cụ thể
để nó có thể tồn tại như một sinh mệnh và người đọc có thể nhận diện về sự
tồn tại của nó.

* Tính hư ảo của hình tượng nghệ thuật:


• Nói tới hình tượng là nói tới sáng tạo giống như thật nhưng không phải
thật. Nó là hình bóng hư ảo của thế giới.
• Hình tượng nghệ thuật có tính hư ảo song không đồng nghĩa với việc xa
rời thực tế, càng không đồng nghĩa với việc xuyên tạc sự thật, chân lí.

Trang 5
6|#hocvancosuongmai

* Tính khách quan và chủ quan của hình tượng NT:


• Tính khách quan:
+ Tính khách quan của hình tượng là nói lên được cái bản chất, quy luật
của cuộc sống, chứ không phải là sự sao chép một cách máy móc đối tượng
miêu tả. Xét trên những nét cơ bản, chân lý NT chính là sự thật của bản thân
đời sống được biểu hiện bằng hình tượng nghệ thuật. Đó là sự phản ánh một
cách sáng tạo chân lí đời sống. Ở đây, nghệ sĩ không những có thể phản ánh cái
đã xảy ra, đang xảy ra mà còn phản ánh cả cái có thể xảy ra, tất yếu xảy ra theo
quy luật phát triển của đời sống.
+ Trong mỗi hình tượng người ra đều thấy hơi thở phập phồng của cuộc
sống, thấy những quy luật bất biến của tự nhiên, sự hiện diện của trái tim và
khối óc, thấy những điều rất riêng nhưng lại hết sức chung. Nhờ hệ thống hình
tượng ta hiểu được bản chất, quy luật của đời sống, được sống lại, cảm nhận
những ngoại lệ, những cá biệt.
• Tính chủ quan:
Tính chủ quan của hình tượng là yếu tố tất yếu bởi tất cả các hình tượng
nghệ thuật đều được tạo lập thông qua ngòi bút của người nghệ sĩ. Nó chứa
đựng tam quan (nhân sinh quan - thế giới quan - giá trị quan) của người nghệ
sĩ.

2. Văn học là nghệ thuật ngôn từ:


“Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng
bằng ngôn từ”.

2.1: Ngôn từ là chất liệu duy nhất của văn học


- Mỗi một môn nghệ thuật đều sử dụng một chất liệu riêng để xây dựng
hình tượng: âm nhạc thì là giai điệu, âm thanh, hội họa là đường nét và màu
sắc; điêu khắc là hình khối và đường nét. Văn học lấy chất liệu ngôn từ mang
tính chất phi vật thể, không thể cầm nắm, tiếp xúc trực tiếp được như những sản
phẩm vật chất khác.
- Không phải mọi tác phẩm bằng ngôn từ đều là văn học, chỉ tác phẩm
nào dùng các phương tiện và biện pháp tu từ để tạo ra những hình tượng nghệ
thuật thì đó mới là tác phẩm văn học.

2.2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật:


a. Khái niệm:
Ngôn từ văn học là ngôn từ của văn bản văn bản văn học. Trong tác phẩm
văn học dùng để sáng tạo nên hình tượng nghệ thuật, văn học là nghệ thuật

Trang 6
7|#hocvancosuongmai

ngôn từ, ngôn từ văn học mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ nó gợi hình và gợi
cảm.

b. Sự khác nhau giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn học
- Ngôn ngữ đời sống: Mộc mạc, giản dị, là nguyên liệu cho ngôn ngữ văn
học.
- Ngôn ngữ văn học: Là ngôn ngữ đời sống được nhà văn nhào nặn, sáng
tạo, tinh luyện.

c. Đặc điểm của ngôn ngữ văn chương:


- Mang tính chính xác:
• Do yêu cầu văn học phản ánh chân thực nên ngôn ngữ văn học phải miêu
tả đúng chính xác điều nhà văn cần tái hiện “ Văn học muốn hay trước
hết phải đúng”.
• Ngôn ngữ trong văn học phải phù hợp với thời đại mà nó ra đời.
- Ngôn ngữ phải mang tính hàm súc, đa nghĩa:
• Tính hàm súc là khả năng miêu tả các sự vật, hiện tượng một cách cô
đọng, lời ít ý nhiều dùng từ sao cho đúng nhất, có giá trị biểu cảm cao
nhất.
• Tính đa nghĩa
• Nghĩa bề mặt: Là ý nghĩa hiện trên bề mặt câu chữ.
• Nghĩa bề sâu: Nghĩa bị che dấu thường dồn nén dưới mặt ngôn từ,
hàm súc, kín đáo, có tính co dãn nhiều nghĩa.
• Nghĩa song quan: ý nghĩa bề sâu ngược ăn với nghĩa bề ngoài
(thường có ý nghĩa mỉa mai, châm biếm).
• Nghĩa ví von, ẩn dụ, hoán dụ: lợi dụng chỗ giống nhau của hai sự
vật khác nhau. Mượn sự vật này để làm nảy sinh ý nghĩa của sự
vật kia.
• Nghĩa tượng trưng: lấy sự vật mà những mặt chữ biểu đạt làm kí
hiệu để biểu hiện một quan niệm của sự vật nào đó, ý nghĩa tượng
trưng khó nắm bắt.
• Nghĩa lấp lửng: nghĩa không rõ ràng, không xác định.
• Nghĩa ở ngoài lời: là nghĩa xuất hiện ở chỗ trống, nghĩa mà mặt
chữ không biểu hiện để bạn đọc tự liên tưởng và cảm nhận.

- Ngôn ngữ văn học mang tính biểu cảm:


• Do bản chất của văn học là lĩnh vực của cảm xúc văn học cũng cần giàu
tình cảm, cảm xúc.

Trang 7
8|#hocvancosuongmai

• Ngôn ngữ văn học có tính truyền cảm bởi nó làm cho người đọc người
nghe cùng vui, buồn, yêu thích như chính người nói người viết sức mạnh
của ngôn ngữ nghệ thuật là sự giao cảm giao hòa cuốn hút gợi cảm xúc
của người.
• Ngôn ngữ văn học có khả năng khơi gợi trí tưởng tượng, khơi gợi được
những giác quan của người đọc, người sáng tác vào việc quan sát hiện
thực.
- Ngôn ngữ văn chương mang tính hình tượng:
• Đây là đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của ngôn ngữ văn học. Hình
tượng trong văn học là hình tượng gián tiếp khác với loại hình nghệ thuật
khác là hình tượng trực tiếp.
• Người đọc không trực tiếp cảm nhận bằng các giác quan mà phải thông
qua quá trình giải mã ngôn từ tưởng tượng, liên tưởng mới thấy và cảm
nhận được hình tượng.
- Ngôn ngữ văn học mang tính cá thể:
• Bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo, vì vậy nhà văn phải thể
hiện được cá tính sáng tạo riêng của mình thông qua con chữ, văn học
lấy ngôn ngữ làm chất liệu chính, sáng tạo ngôn ngữ là điều kiện hàng
đầu ngôn ngữ phải có tính cá thể hóa. Chính tính cá thể hóa tạo cho ngôn
ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới lạ không trùng lặp.
=> Ngôn ngữ văn học sẽ thể hiện rõ tư duy nghệ thuật, cá tính sáng tạo, phong
cách riêng của mỗi tác giả.

d. Ngôn từ nghệ thuật có tính tổ chức


• Ngôn từ nghệ thuật được tổ chức bằng những phương thức, phương tiện
khác với lời nói tự nhiên.
• Ngôn từ văn học mang tính tổ chức cao nhằm tạo nên hiệu quả nghệ
thuật ở cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
+ Nội dung: Sự tổ chức cao đã giải phóng tính hình tượng của ngôn từ
để tạo dựng một ý lớn ngoài lề tạo thành một chỉnh thể hình tượng mới mẻ.
+ Hình thức: Sự tổ chức cao đã biến lời nói tự nhiên thành lời văn, lời thơ
có thể tạo nên
hình ảnh giúp người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp của các phương tiện, các
phương thức nghệ thuật.

e, Tính vạn năng và tính phổ thông của ngôn ngữ văn chương:
Tính vạn năng:

Trang 8
9|#hocvancosuongmai

• Văn chương có khả năng phản ánh chiều rộng của phạm vi hiện tượng
đời sống, phản ánh không có giới hạn về phạm vi hiện thực trong văn
chương.
• Chiều sâu của sự phản ánh: Tính vạn năng còn được thể hiện ở chỗ khả
năng phản ánh chiều sâu hiện thực bức tranh hình tượng văn chương
thực sự là bức tranh của không gian 3 chiều: cao-sâu-rộng.
• Phương diện vô hình tâm tưởng: Tính vạn năng còn ở chỗ văn chương
phản ánh được thế giới của cảm xúc nội tâm suy nghĩ tâm trạng của con
người.
Tính phổ thông
• Về mặt sáng tác: hầu như người nào cũng có thể làm được vài câu thơ.
• Về mặt truyền bá văn chương: truyền bá rất dễ dàng nhưng lại thâm
nhập sâu vào bạn đọc.
• Về mặt tiếp nhận: Bất kì ai cũng có thể tiếp nhận văn chương ở các mức
độ khác nhau.

Đề bài ví dụ: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng
tạo ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là một người
phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ
thì văn sẽ hay. Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy họ sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có
bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng
chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải để đúng vị trí của nó. Văn phải linh
hoạt, văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.”
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

MỘT SỐ ĐỀ MINH HỌA

Đề 1: “Điển hình nghệ thuật là người lạ mặt quen biết.” (Bie-lin-xki).


Anh /chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Phân tích một vài điển hình nghệ
thuật để làm sáng tỏ.

Đề 2: Bàn về văn chương Tô Hoài cho rằng: "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại
mà nó ra đời". Còn theo Andre Gide: "Văn học không làm, hay không phải chỉ làm
công việc của một tấm gương."
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, bày tỏ quan điểm của anh/chị về 2 ý
kiến trên.

Đề 3: Trong bài thơ "Tiếng hát con tàu" nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Chẳng có
thơ đâu giữa lòng đóng khép."

Trang 9
10 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Đề 4: Trong diễn văn nhận giải Nobel văn học năm 2012, nhà văn người Trung
Quốc - Mạc Ngôn, khẳng định: "Đương nhiên, trải nghiệm của cá nhân dù li kỳ tới
đâu cũng không thể cứ thế bê nguyên xi vào tác phẩm. Văn chương cần phải hư cấu,
phải có tưởng tượng" (Diễn từ Nobel của Mạc Ngôn, theo vanhoanghean.vn,
ngày 10/1/2013)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào. Hãy làm sáng tỏ quan điểm của nhà văn
Mạc Ngôn qua một tác phẩm truyện ngắn mà anh/chị tâm đắc.

Đề 5: Raxun Gamzatop từng viết:


"Thế giới chẳng là gì, trật tự cũng không!
Nhà thơ thở than và lìa xa thế giới
Thế giới thật tuyệt vời, một nhà thơ khác nói
Và cũng lìa đời khi tuổi đang xuân
Người thứ ba chia tay với một thời dữ dội
Anh đã sống hết mình, cái chết chịu thua anh
Anh vĩ đại và tận cùng trung thực
Vạch cái xấu rồi vun cái tốt phân minh"

(Đaghextan của tôi)


Bằng hiểu biết của mình về văn học anh/chị hãy bình luận bài thơ trên.

GỢI Ý THAM KHẢO 1 ĐỀ:


Đề 2: Bàn về văn chương Tô Hoài cho rằng: "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại
mà nó ra đời". Còn theo Andre Gide: "Văn học không làm, hay không phải chỉ làm
công việc của một tấm gương."
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, bày tỏ quan điểm của anh/chị về 2 ý
kiến trên

1. Giải thích:
- Ý kiến của Tô Hoài: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”: văn
học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống, mỗi tác phẩm phải nói lên
được những tư tưởng, vấn đề của thời đại.

- Ý kiến của Andre Gide: “Văn nghệ không hay không phải chỉ làm công việc
của một tấm gương”: Ở ý kiến của Andre ông vẫn thừa nhận rằng văn học làm
công việc của một chiếc gương - với nhiệm vụ phản chiếu cuộc sống. Nhưng,

Trang 10
11 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

ông cũng nhấn mạnh thêm văn học không thể là sự sao chép cuộc sống như nó
vốn có mà phải là đời sống được sáng tạo hóa thông qua năng lực sáng tạo, trí
tưởng tượng, tam quan của người nghệ sĩ để cất lên tiếng nói của thời đại.

>> Hai ý kiến trên không tương phản mà bổ sung cho nhau: Tô Hoài đề cập đến
mối quan hệ giữa hiện thực và văn học. Andre dã giúp ta hiểu sâu hơn mối
quan hệ ấy. Ông chỉ ra sự sao chép cuộc sống không phải là mục đích duy nhất
của văn chương nghệ thuật mà còn dung chứa tâm tình, nỗi niềm kín đáo hay
bức thông điệp với cuộc đời là những sáng tạo độc đáo, mới mẻ, những vấn đề
bức thiết về cuộc đời đặt ra trong tác phẩm văn học.

2. Bình luận, chứng minh:


• Xuất phát từ bản chất của văn học: Văn học là một hình thái ý thức xã hội
phản ánh tồn tại xã hội. Vì vậy, văn học không thể xa rời cuộc sống, “nhà
văn là người thư kí trung thành của thời đại”. Nhiệm vụ của văn học nói
riêng và nghệ thuật nói chung là phản ánh đời sống. Nhà văn sáng tạo ra
tác phẩm văn học từ những trải nghiệm, quan sát thực tế, sẽ không thể
nào có một tác phẩm hoàn toàn thoát li cuộc sống thực tại. Chính vì vậy,
đến với văn học và đến với cuộc đời, mỗi trang văn đều soi bóng thời đại
mà nó ra đời.

Gợi ý chứng minh: Lựa chọn dẫn chứng điểm: Chọn các tác phẩm ở các thời
đại khác nhau để thấy rằng văn học luôn vận động theo sự thay đổi của đời
sống.
Ví dụ:
• Giai đoạn xã hội phong kiến với nhiều bất công: Cổ tích, dân gian (khao
khát về sự công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác)
• Giai đoạn trước 1945: Truyện ngắn (phơi bày sự thối nát của xã hội, con
người khao khát được giải thoát)
• Giai đoạn Cách Mạng: Văn nghệ là vũ khí đắc lực để chiến đấu (đặt cái
tôi cá nhân sau cái tôi cộng đồng_
• Giai đoạn sau 1975: Nhìn thẳng vào hiện thực, con người hậu chiến
>>> Dẫn chứng cần chỉ ra được sự vận động liên tục và gắn kết không thể tách
rời giữa hiện thực cuộc sống và văn học.

• Nếu nhiệm vụ của văn học chỉ đơn thuần là ghi chép những gì đang diễn
ra trong cuộc sống thì hẳn văn học không thể hoàn thành nhiệm vụ như
báo chí (so sánh) Sự tồn tại của văn học như vậy sẽ trở nên vô nghĩa. Bởi

Trang 11
12 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

sức sống của văn học là ở chỗ qua những trang văn ta cảm nhận được tư
tưởng, cách đánh giá, tâm tình, ... của người cầm bút.
• Văn học nhìn thế giới thông qua lăng kính của người cầm bút, thế
giới trong mắt người nghệ sĩ được lọc qua trải nghiệm sống với sự
khác biệt về nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan. Vì vậy hiện
thực cuộc sống văn học chỉ là chất liệu, còn để trở thành tác phẩm
văn học vượt qua sự trường tồn của thời gian cần phải cất lên tư
tưởng, cất lên tiếng nói của thời đại.
• Mở rộng: Trải nghiệm đời sống của nhà văn luôn bị hạn chế nhưng
văn học thì không có giới hạn, do đó văn học cần có hư cấu và
tưởng tượng (vì vậy văn học không thể chỉ làm công việc của một
chiếc gương). Bản chất của hư cấu trong nghệ thuật không phải là
sự giả tạo, xa rời cuộc sống thực mà ngược lại đó là một phương
tiện sáng tạo của người nghệ sĩ, là cách để anh vén bức màn hiện
thực lên cho người ta khám phá những điều mới mẻ, mở ra bề sâu
cuộc sống với không gian ở bề sâu.

Chốt: Nội dung của tác phẩm văn học là sự tổng hòa giữa hiện thực cuộc sống
và tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Không thể xem nhẹ yếu tố nào trong hai
yếu tố này.

Gợi ý chứng minh: Chọn các tác phẩm cùng một thời đại, với 2 tác phẩm - 2 tác
giả khác nhau để thấy được hiện thực đời sống trong văn học rất phong phú và
đa dạng

3. Đánh giá, mở rộng:


- Hai nhận định đã cho thấy văn học luôn song hành cùng con người trên hành
trình cuộc sống. Văn học khám phá hiện thực nhưng không chỉ là hiện thực mà
còn chứa đựng tư tưởng của nhà văn.

- Văn học thuộc lĩnh vực của cái đẹp. Một tác phẩm chân chính bao giờ cũng
hài hòa giữa hai yếu tố: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Bên cạnh
những nội dung phản ánh chúng ta cần thấy sự quan trọng của nghệ thuật phản
ánh.

- Bài học với người sáng tác và người tiếp nhận.

Trang 12

You might also like