Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1. Nguyễn Xuân Phú - B24DCMR261


2. Hoàng Thị Linh Thảo - B23DCMR306
3. Trần Thu Hà - B23DCMR096
4. Vũ Hoàng Thảo Anh - B23DCMR037
5. Nguyễn Việt Châu Anh - B23DCMR031
6. Vũ Thu Hà - B23DCMR097
7. Đại Thị Hảo - B23DCMR111
8. Chu Thị Phương Linh - B23DCMR172
9. Quách Ngọc Ngân Sa - B23DCMR287
10. Nguyễn Văn Nhất - B23DCMR246
11. Trần Thanh Mai - B23DCMR211
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I-VI PHẠM PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm:
- Là hành vi trái pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, do các
chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây hậu quả thiệt hại
cho xã hội.
Lưu ý: đây là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức cụ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý,
thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, trái pháp luật, có lỗi, gây thiệt hại
cho xã hội hoặc các quan hệ xã hội được pháp luật, nhà nước bảo vệ.
2.2. Dấu hiệu:
- Là hành vi xác định của con người, hành vi đó đã được thể hiện qua thực tế khách
quan:
+ Hành vi của con người, hoặc là hành động của cơ quan tổ chức.
+ Hành vi đó thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động.
+ Ý nghĩ của chủ thể không được xem là hành vi vi phạm pháp luật (suy nghĩ, tưởng
tượng).
- Trái pháp luật và xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ:
+ Hành vi trái pháp luật: là những hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật
(bắt buộc, cấm, không làm, vượt quá…).
+ Một hành vi trái pháp luật thì bao giờ cũng xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
Lưu ý: vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật nhưng hành vi trái pháp luật thì chưa
chắc là vi phạm pháp luật. Để được xem là một hành vi vi phạm pháp luật thì phải thỏa
mãn cả 4 dấu hiệu vi phạm.
 Có tính chất trái pháp luật:
- Là hành vi có tính chất trái với pháp luật, tức xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật.
Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau:
+ Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm.
+ Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện.
+ Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép.
- Phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, nếu hành vi vi phạm
pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không phải
hành vi vi phạm pháp luật.
- Hành vi mang tính chất có lỗi của chủ thể, tức khi thực hiện hành vi đó chủ thể nhận
thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng thời điều khiển được
hành vi của bản thân.
- Vi phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, làm biến dạng đi cách xử sự
là nội dung của quan hệ pháp luật đó.
 Có lỗi:
- Lỗi: là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đói với hành vi của mình và đối với
hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội. Lỗi gồm hai loại: cố ý và vô ý.
+ Lỗi cố ý gồm hai loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
 Cố ý trực tiếp: lỗi của chủ thế khi chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật, nhận
thức được rõ hành vi và hậu quả và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
 Cố ý gián tiếp: lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ
hành vi và hậu quả, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra.
+ Lỗi vô ý cũng gồm hai loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.
 Vô ý vì cẩu thả: lỗi của chủ thể khi gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng
do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó,
mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
 Vô ý vì quá tự tin: lỗi của chủ thể tuy thấy trước hành vi của bản thân có thể
gây ra hậu quả nhưng tin rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
hậu quả đó nên mới thực hiện và có thể gây hây quả nguy hại cho xã hội.
II-MẶT CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT
2.1. Mặt khách quan:
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm
pháp luật, bao gồm hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
- Là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.
- Hành vi hành động: là hành vi của con người trực tiếp tác động vào các đối tượng
trong quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Hành vi không hành động: là hành vi của con người không thực hiện nghĩa vụ pháp lý
mà mình được giao.
- Tính chất trái pháp luật của hành vi: trái với các quy định của pháp luật.
- Gây thiệt hại chung cho xã hội hoặc thiệt hại trực tiếp về vật chất hoặc tinh thần cho
từng thành viên cụ thể của xã hội.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là mối quan hệ giữa hành vi trái pháp
luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra. Mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi và hậu quả phải được xác định trên cơ sở khoa học, khách quan.
- Thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm:
+ Theo phương tiện: vi phạm pháp luật có thể được phân thành vi phạm pháp luật sử
dụng vũ lực, vi phạm pháp luật không sử dụng vũ lực.
+ Theo thời gian, địa điểm: vi phạm pháp luật có thể được phân thành vi phạm pháp
luật thường xuyên, vi phạm pháp luật tạm thời, vi phạm pháp luật tại một địa
điểm, vi phạm pháp luật tại nhiều địa điểm.
2.2. Mặt chủ quan:
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể
khi thực hiện vi phạm pháp luật, bao gồm lỗi của chủ thể, động cơ và mục đích vi
phạm.
- Là hành vi có lỗi bao gồm:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại tới xã hội do
hành vi của mình gây ra, nhưng mong muốn điều đó xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại tới xã hội do
hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho xảy ra.
 Lỗi vô ý do quá tự tin: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại
cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng tin tưởng rằng điều đó không
xảy ra.
 Lỗi vô ý do cẩu thả khinh suất: chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả nên
không nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình
gây ra mặc dù có thể nhận thấy và cần phải nhận thấy trước.
- Động cơ vi phạm: là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật. Động
cơ vi phạm có thể là động cơ ích kỷ, động cơ thù hận, động cơ vì lợi ích chung,...
- Mục đích vi phạm: là những lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện
hành vi trái pháp luật. Mục đích vi phạm có thể là mục đích vật chất, mục đích tinh
thần,...
III-CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT
3.1. Chủ thể của vi phạm pháp luật:
- Khái niệm: chủ thể của vi phạm pháp luật là những cá nhân hay tổ chức có năng lực
trách nhiệm pháp lí đã có hành vi vi phạm pháp luật.
- Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân được xác định trên cơ sở độ tuổi và khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ.
- Cá nhân:
+ Đã đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
+ Có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
- Tổ chức: có tư cách pháp nhân.
- Pháp luật của các nhà nước khác nhau có thể có quy định khác nhau về năng lực trách
nhiệm pháp lí cũng như cơ cấu chủ thể vi phạm pháp luật. Ở một số vi phạm pháp
luật, chủ thể phải có những dấu hiệu hay điều kiện riêng. Trong những trường hợp
này, chủ thể vi phạm pháp luật được gọi là chủ thể đặc biệt. Nếu không thỏa mãn
những dấu hiệu hay điều kiện này thì chưa phải là vi phạm pháp luật trong trường hợp
đó. Ví dụ về chủ thể vi phạm hành chính có thể là người lái xe vi phạm luật giao
thông, người không tuân thủ quy định về môi trường, tổ chức không tuân thủ quy định
về vệ sinh an toàn thực phẩm, và nhiều hành vi khác.
3.2. Khách thể của vi phạm pháp luật
- Khái niệm: khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm.
- Khách thể là một trong bốn yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật (chủ thể, khách
thể, mặt chủ quan, mặt khách quan). Khách thể của vi phạm pháp luật có thể được
phân biệt theo ngành luật, theo đó, có khách thể của vi phạm hình sự (khách thể của
tội phạm), khách thể của vi phạm hành chính, khách thể của vi phạm dân sự, khách
thể của vi phạm kỉ luật... Trong mỗi ngành luật còn có thể phân biệt: khách thể chung,
khách thể loại và khách thể trực tiếp.
- Các loại khách thể của tội phạm: Khoa học Luật hình sự dựa trên mức độ khái quát
của các quan hệ xã hội đã chia khách thể của tội phạm thành ba loại: khách thể chung
của tội phạm, khách thể loại của tội phạm, khách thể trực tiếp của tội phạm. Cụ thể:
+ Khách thể chung của tội phạm: là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm
xâm hại và được Luật hình sự bảo vệ. Theo Luật hình sự Việt Nam, khách thể
chung của tội phạm là những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 Bộ
luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều
gây thiệt hại đến khách thể chung là một trong những quan hệ xã hội được xác
định tại khoản 1 Điều 8. Chính vì vậy, thông qua khách thể chung, chúng ta có thể
thấy được nhiệm vụ của Bộ luật hình sự và bản chất giai cấp của nó. Hay nói đúng
hơn là thấy được chính sách hình sự của một quốc gia.
+ Khách thể loại của tội phạm: là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một
nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại.
Khách thể loại có vai trò quan trọng về mặt luật pháp. Nó là cơ sở để Bộ luật hình
sự xây dựng các chương trong phần các tội phạm.
+ Tội phạm trên thực tế dù rất đa dạng về các mặt chủ thể, chủ quan, khách quan
nhưng nếu xâm hại đến các quan hệ xã hội có cùng tính chất sẽ được xếp chung
vào một chương. Thông qua việc xem xét các nhóm khách thể nhất định, chúng ta
có thể đánh giá được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể khi
trực tiếp xâm hại đến một trong số các khách thể của nhóm.
+ Việc sắp xếp các chương trong phần các tội phạm dựa theo khách thể loại là hết
sức hợp lý và khoa học. Nếu chúng ta sắp xếp theo các cơ sở khác (chủ quan, chủ
thể…) thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiều tội phạm có bản chất rất khác nhau lại nằm
cùng một chương. Điều này gây khó khăn rất lớn trong việc đánh giá tính nguy
hiểm cho xã hội của từng tội phạm và việc xử lý chúng.
+ Các tội phạm được quy định trong cùng một chương phần các tội phạm (có cùng
khách thể loại) bao giờ cũng xâm hại đến khách thể loại của chúng. Tuy nhiên,
từng tội phạm trong một chương đó không phải luôn xâm hại cùng khách thể trực
tiếp. Điều đó có nghĩa là mỗi tội phạm có khách thể trực tiếp riêng của nó.
+ Khách thể trực tiếp của tội phạm: là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành
vi phạm tội cụ thể xâm hại. Thông qua việc gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại
(xâm hại) đối với khách thể trực tiếp mà tội phạm đã gây thiệt hại đến khách thể
chung và khách thể loại của tội phạm.
IV-PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT
Trong khoa học pháp lý Việt Nam phổ biến là cách phân loại vi phạm pháp
luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật.
Dựa theo tiêu chí này, vi phạm pháp luật được chia thành 4 loại, cụ thể như sau
(bao gồm khái niệm và ví dụ):
4.1. Vi phạm pháp luật hình sự:
- Khái niệm: vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm, đây là hành vi nguy
hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội
được ngành luật hình sự bảo vệ như là độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc; chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
- Ví dụ: Vào khoảng 19 giờ, ngày 14/6/2022, tại trước số 171 đường Y, Phường E1,
Quận F và khoảng 19 giờ 10 phút, ngày 27/6/2022 tại trước số 311 đường A, Phường
E2, Quận F, Thành phố Hồ Chí Minh, Võ Tấn T và Lê Hoàng T1 đã cùng thực hiện
hành vi điều khiển xe gắn máy cướp giật điện thoại di động hiệu Iphone 12 Promax
256GB, màu xanh của anh K có trị giá 17.500.000 đồng và điện thoại hiệu Iphone 13
của chị Trần Minh T3 có trị giá 16.000.000 đồng. Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là
33.500.000 đồng rồi nhanh chóng tăng ga xe tẩu thoát. Hành vi của Võ Tấn T và Lê
Hoàng T đã cấu thành tội “Cướp giật tài sản”, thuộc trường hợp “Dùng thủ đoạn nguy
hiểm”, là tình tiết định khung hình phạt được quy định tại điểm d khoản 2 Điều
171 Bộ luật hình sự.
4.2. Vi phạm pháp luật hành chính:
- Khái niệm: là hành vi (hành động hoặc không hành động) nguy hiểm cho xã hội, trái
pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc
tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước và xã hội mà không phải là tội
phạm và phải chịu trách nhiệm hành chính.
- Có thể nói, vi phạm pháp luật hành chính là loại vi phạm có tính nguy hiểm cho xã
hội thấp hơn tội phạm. Điều này về cơ bản được thể hiện trên hai khía cạnh. Một là,
khách thể của vi phạm hành chính có tầm quan trọng trong đời sống xã hội thấp hơn
tội phạm. Hai là, tính chất và mức độ thiệt hại cho xã hội do vi phạm pháp luật gây ra
cũng thấp hơn tội phạm.
- Ví dụ: Ngày 28-7, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết chánh Thanh tra bộ vừa ký
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bao vệ môi trường đối với
Công ty cổ phần Môi trường Thái Nguyên. Lý do là Công ty cổ phần Môi trường Thái
Nguyên đã có các hành vi xả thải vượt quy chuẩn. Cụ thể, công ty đã xả nước thải
vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên (trong trường hợp lượng nước
thải từ 5m3 /ngày đến dưới 10m3 /ngày). Công ty cũng đã thải bụi, khí thải vượt quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải
18.263m3 /giờ. Công ty cổ phần Môi trường Thái Nguyên đã bị xử phạt với tổng số
tiền là 954.700.000 đồng và đình chỉ hoạt động thải bụi, khí thải gây ô nhiễm môi
trường phát sinh từ 2 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt trong thời hạn 4,5 tháng. Như vậy
hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn của Công ty cổ phần Môi trường Thái Nguyên là
vi phạm pháp luật hành chính.
4.3. Vi phạm pháp luật dân sự:
- Khái niệm: là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, do cá nhân có
năng lực trách nhiệm pháp lý hoặc tổ chức có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực
hiện không đúng nghĩa vụ gây ra; hoặc gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho
các chủ thể khác mà theo quy định của pháp luật họ phải bồi thường thiệt hại cho
những người bị hại.
- Ví dụ: A là học sinh mới tốt nghiệp cấp ba, lên đại học thuê trọ của chủ
trọ B tại số nhà 58, ngõ 6 đường Trần Phú , quận nhất , thành phố Z.
Khi giao kết hợp đồng thuê nhà có thời hạn 01 năm điều khoản ghi rõ
nghĩa vụ và quyền của hai bên. Tuy nhiên A mới ở 02 tháng thì B đuổi
A đi với lý do không thích cho ở nữa, B đã không làm đúng theo quy
định trong hợp đồng. Như vậy B đã vi phạm pháp luật dân sự.
- Vi phạm pháp luật kỷ luật: hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, do cán
bộ công chức thi hành công vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố
tụng gây ra, gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, đơn vị mình hoặc xâm hại đến các
quyền tự do, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, theo quy định của pháp
luật họ phải gánh chịu chế tài kỷ luật.
 Ví dụ: Công ty D quy định trong nội quy là không được nhuộm tóc, thời
gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Chị X là nhân viên công ty
nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm muộn lúc 9 giờ sáng.
Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty.
Như vậy việc chị X nhuộm tóc và đi muộn bị xem là vi phạm pháp luật
kỷ luật.
* Lưu ý: sự phân loại như trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Thực tế cho thấy, vi phạm pháp
luật hết sức đa dạng, phức tạp và ranh giới giữa các loại vi phạm nhiều khi khá mong
manh.
** TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty Cổ phần Môi trường Thái Nguyên bị xử phạt hơn 950 triệu đồng do vi
phạm trong công tác bảo vệ môi trường, https://baotainguyenmoitruong.vn/cong-ty-
co-phan-moi-truong-thai-nguyen-bi-xu-phat-hon-950-trieu-dong-do-vi-pham-trong-
cong-tac-bao-ve-moi-truong-361403.html#
2.Bản án về tội cướp giật tài sản số 242/2023/HS-ST,
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-toi-cuop-giat-tai-san-so-
2422023hsst-300684?fbclid=IwAR0W8ZZyr-
JiuD1e5XOzDWuOCLBR09cE1TJK2NYAtyTCggIJnrf5FIhr_yI
V-CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ:
1. Khái niệm
- Trách nhiệm pháp lý là sự phản ánh tiêu cực của nhà nước đối với các chủ thể thực
hiện vi phạm pháp luật. Sự phản ánh đó thể hiện ở việc áp dụng đối với chủ thể
thực hiện vi phạm pháp luật các biện pháp mang tính chất trừng phạt hoặc khôi
phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại cho chủ thể vi phạm pháp
luật những thiệt hại nhất định về vật chất và tinh thần.
2. Đặc điểm
- Cơ sở thực tế là vi phạm pháp luật. Chủ thể trách nhiệm pháp lý chỉ có thể là
những cá nhân hoặc tổ chức có lỗi khi vi phạm các yêu cầu của pháp luật.
- Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định do cơ quan nhà
nước hoặc người có thẩm quyền ban hành đã có hiệu lực pháp luật.
- Là một loại biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc thù. Các biện pháp trách nhiệm
pháp lý có tính cưỡng chế khác nhau. Chúng chỉ có tính chất trừng phạt tức tước
đoạt, làm thiệt hại đến quyền lợi tự do lợi ích hợp pháp của chủ thể vi phạm pháp
luật.
- Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do
những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
- Trách nhiệm hình sự
 Là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm
tội phải gánh chịu trước nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm.
 Được Tòa án sử dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy
định trong Bộ luật Hình sự do Quốc hội ban hành.
 Các chế tài trách nhiệm hình sự là nghiêm khắc nhất.
Ví dụ: Anh D.Đ.T(27 tuổi) do có hiềm khích với anh T.V.C(37 tuổi) ở 1
quán karaoke vào chiều ngày 30/12. Vào ngày 31/12, anh T đã cầm dao đến
nhà anh C và sát hại anh C rồi bỏ đi. Ngay sau đó anh T đã bị công an bắt và
khởi tố trách nhiệm hình sự. Anh T bị phạt ngồi tù và đền bù tiền cho gia đình
anh C.
- Trách nhiệm hành chính
 Là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm hành chính
phải gánh chịu biện pháp cưỡng chế tùy theo mức độ vi phạm.
 Chủ yếu được các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với cá nhân hoặc
tổ chức thực hiện vi phạm hành chính như phạt tiền, cảnh cáo….
Ví dụ: Chị A là một người bán hàng rong. Hàng ngày chị đều dọn hàng ra
khu vực cấm bán hàng rong để bán, bên cạnh đó chị A còn lấn chiếm làn
đường gây khó chịu cho người đi đường. Công an phường đã xuống và làm
việc với chị A, phạt chị 5.000.000 VNĐ và nghiêm cấm chị thực hiện hành vi
lấn chiếm làn đường và buôn bán tại nơi cấm bán hàng rong.
- Trách nhiệm dân sự
 Là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được Tòa án áp dụng đối với
các chủ thể vi phạm dân sự (cá nhân hoặc pháp nhân), các chế tài trách
nhiệm dân sự chủ yếu mang tính chất bồi hoàn thiệt hại.
 Trách nhiệm dân sự bao gồm:
 Xin lỗi, cải chính công khai.
 Buộc thực hiện vụ dân sự.
 Buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm.
Ví dụ: Anh P đồng ý làm thỏa thuận mua bán máy tính cũ với anh H với giá
trị 7.000.000 VNĐ với điều kiện máy tính của anh H còn dùng được. Nhưng
khi đến tay anh P thì anh P phát hiện máy tính đã bị hỏng từ lâu. Anh P đã
nói lại với anh H và anh h buộc phải lấy lại máy tính và trả tiền lại cho anh P.
- Trách nhiệm kỷ luật
 Là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức vi
phạm pháp luật chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự.
 Do thủ trưởng cơ quan, giám đốc xí nghiệp áp dụng áp dụng đối với cán
bộ công nhân viên, người lao động nói chung khi học vi phạm kỷ luật
lao động, kỷ luật nhà nước.
 Các chế tài thường là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức,
buộc thôi việc…
Ví dụ: Chị C là một công nhân may cho một nhà máy may dệt xuất khẩu.
Trong quá trình làm việc chị C luôn đi làm muộn, hay nghỉ phép không lý
do. Giám đốc công ty lúc đó là chị H đã khiển trách chị C trước toàn bộ công
nhân, đồng thời cắt giảm lương của chị C.
- Trách nhiệm vật chất
 Là trách nhiệm mà người lao động phải gánh chịu khi gây ra thiệt hại tài
sản cho doanh nghiệp.
 Là biện pháp buộc cán bộ , nhân viên nhà nước bồi hoàn thiệt hại cho
nhà nước( cơ quan, xí nghiệp) nếu thiệt hại đó do hành vi có lỗi của họ
gây ra. dạng trách nhiệm này thường đi với trách nhiệm kỷ luật.
Ví dụ: Anh H trong quá trình làm việc do bất cẩn đã làm hỏng hóc 2 cái máy
nghiền của một công ty sản xuất lương thực. Anh H đã phải đền bù
100.000.000 VNĐ cho công ty.
- Trách nhiệm công vụ: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối
với các chủ thể vi phạm quy định công vụ, quy chế công chức gây ra thiệt hại
cho quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bởi các quyết định
hành chính hoặc hành vi hành chính, bị công dân, tổ chức khiếu nại, khiếu kiện
hoặc bồi thường.

You might also like