Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Recap Ngày 4 (03/12/2023): COP28 | Ngày chủ đề Sức khỏe/Cứu trợ, Phục hồi và Hòa bình (Phần 1)

___
Mở đầu ngày mới trong chuỗi ngày thuộc sự kiện COP28, mình đã bắt đầu bằng việc tham dự Hội
thảo Thúc đẩy triển khai kế hoạch Quốc gia thích ứng với Biến đổi Khí hậu giai đoạn đến năm 2030
của Việt Nam hướng tới mục tiêu thích ứng toàn cầu
Mở đầu phần chia sẻ, Ông Tăng Thế Cường - Phó Cục trưởng Cục BĐKH, Bộ Tài Nguyên và Môi
trường (TN&MT) đã có một số phát biểu đang lưu ý như sau:
Tổng thư ký LHQ đã thông báo chúng ta đang bước tới kỷ nguyên mới toàn cầu, với 155 quốc gia
cam kết phát thải ròng bằng 0. Chúng ta còn khoảng cách lớn giữa mục tiêu và thực tế. Với đặc điểm
địa lý nằm trong vành đài Thái Bình Dương, Việt Nam ghi nhận các loại hình thiên tai xảy ra gây
nhiều thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương. Hiện nay, việc tăng khả
năng chống chịu và thích ứng với BĐKH là sống còn đối với Việt Nam và các nước đang phát triển.
Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt xây dựng Kế hoạch Thích ứng Quốc gia (Viết tắt là: NAP) năm
2020 và tầm nhìn 2050 với 03 nhóm nhiệm vụ giải pháp ưu tiên:
01: Năng cao năng lực cộng đồng, năng lực sẵn sàng ứng phó với thiên tai.
02: Tăng cường năng lực xây dựng và triển khai NAP
03: Giao lưu và hỗ trợ hợp tác từ các Quốc gia trên thế giới.
Cũng theo Cục trưởng, chúng ta còn thiếu những trình độ về năng lực, công nghệ, tài chính cho
thích ứng BĐKH. Chúng tôi dự đoán là về phòng chống thiên tai, chống BĐKH ở VN cần tới 100 tỷ
đô. Trong đó các nguồn lực hỗ trợ từ quốc tế là rất quan trọng. Một số lĩnh vực cần tập trung hiện
nay chính là:
Đánh giá tác động về BĐKH, đặc biệt là các khu vực dễ bị tổn thương để đảm bảo tính lợi ích liên
ngành, liên vùng.
Tận dụng các nguồn lực từ các dự án từ UNDP, GCF, World Bank, hay USAID hỗ trợ. Tiêu biểu
như hiện nay, Việt Nam và World Bank đang phối hợp dự án 100 triệu ha lúa gạo. Sắp tới, Việt Nam
và USAID cũng đang phối hợp một dự án về nông nghiệp thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL.
Chúng tôi hy vọng việc thực hiện thành công kế hoạch quốc gia chống BĐKH sẽ tăng cường năng
lực thích ứng của VN, góp phần giải quyết được khó khăn, thách thức về thiên tai mà chúng tôi đang
gặp phải.
Sau đó, ông Pradeep Kurukulasuriya - Giám đốc toàn cầu về tài chính môi trường, thiên nhiên và khí
hậu của UNDP cũng đã có phần chia sẻ: Ông cho rằng hỗ trợ về Quản trị khí hậu, triển khai tài chính
khí hậu, và hỗ trợ thích ứng cho Việt Nam là cần thiết để thực hiện Kế hoạch Thích ứng Quốc gia
giai đoạn 2021 - 2030, đặc biệt là ở các khu vực ven biển. Có 04 trọng tâm cần chú ý đến đó là: Có
04 lĩnh vực cần tập trung bao gồm:
Khoảng trống tài chính cho thích ứng: Chúng ta cần nói về những gì chúng ta có thể làm để tận
dụng nguồn tài chính khí hậu cho việc thích ứng. Chúng ta phải suy nghĩ về việc tháo gỡ các mô hình
kinh doanh để thích ứng, đặc biệt là đối với tài chính công. Thúc đẩy sự hợp tác, nhân rộng những nỗ
lực.
Ưu tiên các giải pháp dựa vào thuận thiên (Nature-based), thực hành quản lý rủi ro
Giám sát và đánh giá dữ liệu về tiến độ thích ứng. Thất bại là bài học để thành công.
Thích ứng phải mang tính toàn diện, đặc biệt đối với những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Đại diện cục BĐKH cũng đã chia sẻ về một số nội dung chính của Kế hoạch Quốc gia về Thích ứng
của Việt Nam (NAP) như sau:
Bối cảnh nhu cầu đặt ra:
Thích ứng với BĐKH phải được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Lồng ghép thích ứng trong các quy hoạch về chính sách
Thích ứng với BĐKH phải gắn liền với Phát triển bền vững
01 Mục tiêu chính của NAP:
Tăng cường sức chống chịu
Mở rộng khả năng thích ứng và khả năng phục hồi
Giảm thiểu các thiệt hại về thiên tai và giảm thiểu các tồn thất
Các nhóm nhiệm vụ chính (142 nhiệm vụ cụ thể) gồm có:
Tăng cường hiệu quả thích ứng
Xây dựng chính sách và luật về BĐKH
Cập nhật xây dựng mới về kịch bản phát triển kinh tế xã hội
Giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với BĐKH
Cải thiện tăng cường hợp tác quốc để tận dụng các nguồn lực
Tăng cường khả năng chống chịu của Cộng đồng
Xây dựng các công trình kiểm soát, phòng chống, và thích ứng
Tăng cường các giải pháp dựa vào tự nhiên, hệ sinh thái, và cộng đồng
Quản lý và bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng, đẩy mạnh khoa học công nghệ
Tăng cường nhận thức cộng đồng và các cơ quan quản lý
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Tăng cường dự báo quản lý thiên tai
Chống hạn hán, sụt lún, xâm ngập mặn
Các nguồn lực cần huy động đã đưa vào đóng góp quốc gia tự quyết định uớc tính cần 55-91 tỷ đô la
cho giai đoạn 2021 - 2030. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có có khoảng 27 tỷ đô (Khoảng 30%) nguồn
lực sẵn có, còn lại đang cần huy động nguồn lực quốc tế và doanh nghiệp tham gia. Nguồn lực cho
thích ứng được lấy từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ quốc tế, và còn lại là từ các doanh nghiệp. Về ngân
sách công: sẽ lồng ghép trong các nhiệm vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa
phương. Chúng tôi sẽ tăng cường các chương trình và quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia.
Đối với chia sẻ từ Chia sẻ từ Ông Kevin Horsburgh - Giám đốc Khoa học Khí hậu của Quỹ Tài
Chính Xanh toàn cầu (Green Climate Fund - GCF). Các cam kết và hỗ trợ của quỹ GCF gồm có:
Thực hiện điều phối tài chính khí hậu hiệu quả
Tăng cường triển khai và tiếp cận trực tiếp tới các nguồn tài chính xanh
Cũng trong sự kiện, Ông Đào Xuân Lai - Trưởng ban Trưởng phòng Biến đổi khí hậu và Môi trường
của UNDP Việt Nam đã chia sẻ một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện các dự án về thích ứng
tại Việt Nam, gồm có 04 dự án: GCF1, GCF2, Lồng ghép Giới vào Kế hoạch thích ứng quốc gia, Hỗ
trợ cộng đồng vùng ven biển thích ứng với BĐKH.
Nội dung cụ thể của một số dự án:
Dự án GCF1: Xây dựng khả năng phục hồi ven biển (29.5 triệu USD). Gồm 03 cấu phần chính:
Xây dựng nhà có khả năng phục hồi
Mở rộng diện tích rừng ngập mặn và tạo sinh kế
Xây dựng hế thống thông tin rủi ro thiên tai
Dự án GCF2: Tăng cường khả năng phục hồi cho các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp vừa và
nhỏ dưới tác động của BĐKH(150 triệu USD). Gồm 02 cấu phần chính:
An ninh nguồn nước
Nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu (CSA), thông tin khí hậu, tài chính và thị trường.
Phần cuối của buổi hội thảo, các chuyên gia thảo luận về các dự án về Thích ứng Biến đổi khí hậu
trong bối cảnh 24-30% các nền kinh tế thế giới có thể bị suy giảm do BĐKH.
Một số thách thức và nhu cầu cấp bách đặt ra:
Nguồn lực về tài chính đầu tư vào hạ tầng thích ứng rất yếu kém, đặc biệt là ĐBSCL và các tỉnh
miền núi phía Bắc.
Mặc dù đã có một số dự án thích ứng cộng đồng, nhưng kinh nghiệm của các nước trên thế giới lầ
cần thiết để hỗ trợ chia sẻ nhiều hơn với Việt Nam
Công nghệ là rất quan trọng, chúng ta không thể chỉ xây dựng những bờ đê bờ kè bê tông như cũ
được, rồi sóng cũng sẽ đánh vỡ những bờ kè này.
Nâng cao năng lực về con người cho các hoạt động về thích ứng BĐKH
Nâng cao năng lực quản trị từ trung ương đến địa phương về thích ứng BĐKH
Ưu tiên và kỳ vọng của Việt Nam qua chia sẻ của lãnh đạo cục BĐKH:
Chúng ta đứng trước cơ hội rất lớn về huy động nguồn lực thích ứng BĐKH.
Bộ TN&MT cũng đang đệ trình lên chương trình mục tiêu Quốc gia mới về BĐKH và tăng trưởng
xanh.
Cần phải lồng ghép các nguồn lực, định hướng dẫn dắt bởi quốc gia (country ownership). Các tổ
chức quốc tế tiếp tục phối hợp cùng Chính phủ VN để đưa ra ctrinh dài hơi hơn. Chúng tôi hy vọng
việc triển khai các chương trình như JETP cũng sẽ lan tỏa cho các chương trình khác như là chương
trình thích ứng. Chúng ta phải làm, phải quyết liệt hơn nữa để làm sao nguồn tiền được sử dụng hữu
hiệu nhất với các mục tiêu khí hậu của quốc gia.
Về phía vai trò của GCF:
Thu hút khu vực tư nhân tham gia thích ứng với khí hậu
Sẵn sàng khởi động những nguồn vốn vào các dự án thích ứng có rủi ro cao để thu hút các nhà đầu
tư khác tin tưởng và đầu tư vào lĩnh vực này.
Một số đề xuất khác từ phía UNDP:
Lồng ghép giới, phụ nữ nhiều hơn trong các hoạt động hỗ trợ và xây dựng năng lực thích ứng để
không bỏ ai lại phía sau.
Chúng ta cần có giải pháp sáng tạo hơn nữa, chúng tôi đang kêu gọi các đơn vị bảo hiểm quốc tế
để bảo hiểm rủi ro khí hậu.
Chúng ta cũng cần phải huy động và kết hợp các nguồn tài chính khác nhau.
Hãy chờ đón nội dung cập nhật tiếp trong phần còn lại của ngày hội nghị 03/12 trong bài đăng tiếp
theo cả nhà nhé! Cảm ơn cả nhà đã theo dõi

You might also like