Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Recap Ngày 4 (03/12/2023): COP28 | Ngày chủ đề Sức khỏe/Cứu trợ, Phục hồi và Hòa bình (Phần 2)

Vào buổi chiều ngày 03/12/2023, có một tin vui đó là Tuyên ngôn Thế hệ trẻ Mekong đã được gửi và
trao đổi tới lãnh đạo cục BĐKH, Bộ Tài nguyên & Môi trường, đại diện các tổ chức như UNDP và
WWF.
Còn bây giờ, nãy nhìn lại một số hoạt động buổi chiều các bạn nhé:
___
Tọa đàm: Sức khỏe tinh thần và biến đổi khí hậu
Một số nội dung đáng chú ý:
Một số ví dụ về tác động của Biến đổi khí hậu đến sức khỏe tinh thần như: Nhiên liệu hóa thạch
gây độc cho sức khỏe thể chất và tâm thần. Nông dân phải đối mặt với chấn thương tâm lý do mất
mùa, giảm thu nhập. Những người trẻ cảm thấy tuyệt vọng và bị phản bội vì sự tiếp tục phát triển của
ngành than đá và khí đốt cũng như sự thiếu trách nhiệm với các cam kết về khí hậu.
Tác động tâm lý xã hội đến giới trẻ khi suy nghĩ về tương lai của bản thân và gia đình trước tác
động của BĐKH cũng như vai trò của cộng đồng trong việc xây dựng khả năng chống chịu về tinh
thần là rất quan trọng.
Sức khỏe tinh thần của người khuyết tật, họ có vấn đề về sức khỏe tinh thần thần vì không tìm
được việc làm, không thể đi làm. Chúng ta cần một hệ thống hỗ trợ cho những cộng đồng lề hóa này,
lan tỏa câu chuyện của họ và đưa kiến thức về hòa nhập vào chương trình đào tạo sức khỏe.
Sức khỏe tinh thần cũng được đề cập trong Tuyên bố Thanh niên Toàn cầu.
Người dân phải di dời do thiên tai để bắt đầu cuộc sống mới cũng gặp những khó khăn về tâm lý
trước và sau thiên tai.
___
Tọa đàm Ứng phó với BĐKH: Giải pháp thuận thiên từ các quốc gia đang phát triển phương Nam
Một số nội dung đáng chú ý
Một số khó khăn trong áp dụng và nhân rộng các giải pháp thuận thiên:
Trình diễn: Làm thế nào để chứng minh rằng các giải pháp này hoạt động. Các nhà đầu tư muốn
kiếm tiền, liệu các giải pháp dựa trên tự nhiên có đáng tin cậy và mang lại lợi nhuận không? Chúng
ta phải chứng minh và nỗ lực hết sức để mọi người thực sự thấy được lợi ích của những giải pháp đó.
Nguồn tài chính cho các giải pháp dựa vào tự nhiên là một vấn đề lớn.
Một số mô hình giải pháp thuận thiên đã thành công có thể kể đến:
Giải pháp thuận thiên cho các thành phố đáng sống và có khả năng phục hồi ở Ấn Độ
Giải pháp thuận thiên cho thích ứng và quản lý rủi ro thiên tai ở Úc
Chuyển đổi thành phố với giải pháp thuận thiên tại Côn Sơn (Kunshan), Trung Quốc
Một trong những điều khoản mới nhất về các thỏa thuận khí hậu coi tự nhiên nhiên là một loại
hình cơ sở hạ tầng nếu được tái dựng mới và các quốc gia có tự nhiên đang sẵn có sẽ được tính toán
theo cách riêng để quy đổi trong tài chính carbon.
___
Tọa đàm cuối cùng trong ngày nói về Giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với BĐKH: Phương
pháp các quốc gia sử dụng nhằm đánh giá và tăng cường năng lực triển khai kế hoạch quốc gia thích
ứng với BĐKH (NAP Global Network)
Hệ thống giám sát đánh giá sẽ giúp các quốc gia theo dõi các kế hoạch mục tiêu đặt ra có thực sự
hiệu quả hay không, để từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Quốc gia và cam kết quốc tế.
Năm 2021, Việt Nam ban hành hệ thống giám sát và đánh giá thích ứng với BĐKH.
Tuy nhiên, nhiều chỉ số phục vụ giám sát đánh giá còn chung chung, chỉ mới định tính, mà chưa
có định lượng. Vấn đề thu thập thông tin và số liệu cũng không khả thi. Ví dụ như để thu thập về chỉ
số vệ sinh và an toàn trong sử dụng nước, số liệu từ dịch vụ cấp nước cũng phải thu thập từ nhiều
đơn vị khác nhau và không đồng bộ: ở thành thị là bộ xây dựng quản lý, nông thôn là bộ NN&PTNT
quản lý, rồi các đơn vị cấp nước tư nhân khác.
Quy trình NAP:
Xác định và giải quyết các ưu tiên trung và dài hạn
Ba giai đoạn chính chồng chéo với nhau: Giám sát, Đánh giá, và Học hỏi (MEL)
MEL xảy ra ở cả một giai đoạn riêng biệt và một tập hợp các hoạt động cụ thể.
Quá trình báo cáo tiến độ: Yếu tố quan trọng của quy trình NAP: nó tạo điều kiện theo dõi thường
xuyên và cải tiến liên tục các quy trình NAP.
NAP của VN hoàn toàn tuân theo nhất quán với Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDC), việc
giám sát đánh giá NAP cũng giúp theo dõi các mục tiêu NDC và kiểm kê toàn cầu, từ đó cải thiện kết
quả thực hiện dựa trên dữ liệu thực tế.
Để thu thập dữ liệu từ nhiều tỉnh, NDC Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt, vì vậy tất cả các tỉnh
đều phải báo cáo. Việt Nam có hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến để các tỉnh báo cáo, đồng thời
hướng dẫn các tỉnh tính toán và nhập báo cáo M&E theo hướng dẫn của Bộ TN&MT dựa trên hỗ trợ
từ NAP Global Network. Đây là năm đầu tiên Bộ TN&MT nhận được số liệu từ tất cả các bộ, ngành
nên chúng tôi rất mong chờ báo cáo đầu tiên này.
Đối với Tonga, nước bạn có Cục Biến đổi khí hậu là cơ quan điều phối để quản lý mọi hoạt động
M&E. Họ cũng có các bộ khác, tổ chức phi chính phủ về biến đổi khí hậu và quan hệ đối tác với khu
vực tư nhân cho tới tận cộng đồng. Điều quan trọng là phải bao gồm tất cả các bên liên quan ở giai
đoạn ngay giai đoạn đầu lên kế hoạch.
Vai trò của các tổ chức tài chính trong tăng tốc huy động nguồn lực tài chính để thực hiện mục tiêu
phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam
Vai trò của cộng đồng tài chính là trở thành tiếng nói tiêu biểu để yêu cầu các chính phủ và khu
vực tư nhân đưa ra một số mục tiêu nhất định để tiến tới các mục tiêu về thích ứng và khí hậu.
Tài chính là một phần trong hệ sinh thái của các tác nhân khác nhau hướng tới Net Zero. 03 lỗ
hổng nghiêm trọng hiện nay gồm có:
Khoảng trống về dữ liệu: Thu thập, lưu giữ, sử dụng dữ liệu đều đang hạn chế
Chưa có kế hoạch đầu tư quốc gia chuyển đổi Net Zero cho các công ty và tổ chức tài chính
Khoảng trống đầu tư: Tài chính tư nhân cần hợp tác với tài chính công.
Không có con đường duy nhất để đạt phát thải ròng bằng 0: Chúng ta đang xem xét những công
nghệ chưa tồn tại, những giải pháp chưa từng được thực thi, chính vì vậy, có rất nhiều rủi ro cho hệ
thống ngân hàng. FIT là một ví dụ điển hình về cách Việt Nam thu hút đầu tư xanh cho các dự án
điện tái tạo. Nhưng hiện nay, chúng ta thấy việc đầu tư quá mức cho hệ thống năng lượng mặt trời
cũng đi kèm với rủi ro vì thiếu hệ thống truyền tải và không ổn định.
Riêng với BIDV, một ngân hàng trong nước, họ cũng mong muốn đóng góp tới chính phủ Việt
Nam để đạt cam kết phát thải ròng bằng 0 đến 2050. BIDV sẽ tài trợ các dự án thích ứng, phát triển
xanh, chuyển dịch năng lượng (hiện nay đang đầu tư trên 3 tỷ USD). Ngân hàng này là đơn vị đầu
tiên Việt Nam đã hoàn thiện trái phiếu xanh, tín dụng xanh và nhận chứng nhận từ ICMA huy động
100 triệu đô đầu tiên cho các khoản vay cho đầu tư xanh. Đại diện ngân hàng cũng chia sẻ về việc
tham vấn cho Chính phủ VN để có những điều chỉnh xây dựng cơ chế chính sách phù hợp nhằm huy
động các nguồn vốn tài chính từ GFANZ. Đại diện ngân hàng cũng chia sẻ có thể làm định chế ngân
hàng 2 bước, bảo lãnh cho một số dự án rủi ro mà không thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng quốc tế,
là cầu nối ngân hàng địa phương giữa các định chế quốc tế trong GFANZ với các Bộ ngành để có thể
hỗ trợ đầu tư chuyển dịch xanh.
Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội lớn cho điện gió ngoài khơi và xuất khẩu sang các nước
khác để trở thành trung tâm năng lượng của khu vực. Điều đó đặt ra câu hỏi làm thế nào các tổ chức
tài chính có thể thu được lợi tức đầu tư từ những dự án đó
Quan hệ đối tác giữa các tổ chức tài chính quốc tế và địa phương với tất cả các chính phủ là tối
quan trọng
Chúng ta không chỉ cần chuyển đổi năng lượng mà còn cần lưới điện thông minh, chuyển đổi
doanh nghiệp xanh, việc làm xanh, vv.
Kế hoạch chuyển đổi phải phù hợp với từng quốc gia chứ không chỉ là 1 kế hoạch chung cho toàn
bộ Đông Nam Á.
Một lần nữa, cảm ơn cả nhà đã đọc hết thông tin buổi recap rất dài ngày hôm nay! Hình ảnh có đi
kèm một số Pavilion khác mà mình có ghé qua nữa đấy
#COP28UAE #ClimateChange #Youth4Climate #VNYPMekong #VNYP

You might also like