Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Recap Ngày 6 (05/12/2023): COP28 | Ngày chủ đề Năng lượng, Công nghiệp, Chuyển dịch công

bằng, Người dân bản địa


Ngày 06 là một ngày siêu dài với mình mọi người ạ, xin mời cả nhà đọc thông tin ngày 06 mình đã
tổng hợp xong nhé!
___
Hội thảo: Thúc đẩy chuyển đổi xanh trong ngành vận tải đường bộ ở Việt Nam
Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải (GTVT): Để triển khai cam kết chuyển đổi xanh, ngày
22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 876 về chuyển đổi xanh giảm phát thải đối
với lĩnh vực giao thông vận tải. Việt Nam sau một năm đã có những bước tiến về chuyển đổi hệ
thống GTVT sang hệ thống giao thông điện khí hóa.
Trong quá trình chuyển dịch đó, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng đã có những hỗ
trợ nhất định cho Việt Nam: Năm 2022, Nhật Bản hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam 18,8 tỷ yên cho
giảm nhẹ thiên tai bằng công nghệ vệ tinh. Về giao thông vận tải, quốc gia này cũng đang hỗ trợ Việt
Nam chuyển đổi sang các phương tiện vận tải chạy điện.
Cũng trong Hội thảo, đại diện UNDP Việt Nam đã có bài trình bày: Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi
xe điện tại Việt Nam. Một số thông tin đáng chú ý
Xe điện hiện được xem là có thể giúp giảm khoảng 50% lượng khí nhà kính trong suốt chu kỳ của
nó so với xe chạy nhiên liệu hóa thạch. Điện khí hóa trong đường sắt và hàng hải thậm chí còn có thể
góp phần đáng kể hơn vào việc giảm khí nhà kính. Khoảng 80 Chính phủ trên toàn thế giới đã nhấn
mạnh các chính sách tập trung vào việc tăng cường phổ biến xe điện thông qua trợ cấp, giảm thuế,
v.v.
Dự báo tốc độ tăng trưởng vận tải hàng năm của Việt Nam rơi vào khoảng 6,8% - 7,35% giai đoạn
đến năm 2030. Lộ trình mục tiêu của Chính phủ Việt Nam hiện nay trong các cam kết của mình
chính là:
Đến năm 2025, tất cả các xe buýt mới hoặc được thay thế trong đô thị đều sẽ sử dụng điện hoặc
nhiên liệu xanh
Đến năm 2030, tất cả các taxi mới hoặc được thay thế đều sẽ sử dụng điện hoặc nhiên liệu xanh
Đến năm 2040, loại bỏ tất cả các nhà máy sản xuất, lắp ráp, và nhập khẩu các phương tiện ô tô, xe
máy cháy bằng nhiên liệu hóa thạch
Đến năm 2050, tất cả phương tiện giao thông đường bộ sẽ chuyển sang sử dụng điện và năng
lượng xanh.
Việc áp dụng xe điện đã tăng lên đáng kể, các nhà cung cấp dịch vụ xe điện trong nước cũng đang
nổi lên, Việt Nam đang phát triển việc thay đổi chuỗi cung ứng dành cho xe điện.
Tại VN, hỗ trợ của UNDP nhằm chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành Giao thông vận tải gồm
có:
Tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực: Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, yêu cầu kỹ
thuật; Các mô hình chia sẻ xe đạp điện công cộng; Các đối thoại chính sách cấp cao với Chính phủ.
Các hoạt động thí điểm tại một số thành phố được chọn: Xe tải điện phục vụ quản lý rác thải (Huế,
Quy Nhơn, Bình Định); Phát triển trạm sạc xe điện thường và trạm chạy bằng năng lượng mặt trời.
Nâng cao nhận thức và kiến thức cộng đồng: Khảo sát người tiêu dùng về xe điện trên toàn quốc;
Các chiến dịch tại trường học, v.v.
Một số điểm cần thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo ở Việt Nam:
Đảy mạnh thực thi các chính sách đã được quy định và tăng cường các ưu đãi từ Chính phủ.
Đẩy nhanh quá trình xây dựng và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, đặt biệt là liên quan tới quy
chuẩn các trạm sạc điện.
Tạo cơ chế khuyến khích để tạo thuận lợi cho đầu tư tư nhân vào các cơ sở vật chất và ứng dụng
các mô hình dịch vụ mới.
Thúc đẩy hợp tác công nghiệp và đổi mới sáng tạo cùng với chuỗi cũng ứng, bao gồm phát triển và
quản lý pin.
Thực hiện đánh giá đồng bộ bao gồm quỹ đất và nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình phát
triển vận tải điện khí hóa.
Phát triển quy hoạch quỹ đất và nguồn cung năng lượng cho ứng dụng phương tiện vận tải chạy
điện.
Từ phía đại diện JICA, ông Koji Fukuda cũng có bài trình bày về Hiện thực hóa giao thông bền vững
tại Việt Nam. Hiện nay, JICA đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án “Hỗ trợ lập kế hoạch và thực
hiện các Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (SPI-NDC)” để thực hiện các cam kết
của Việt Nam theo thỏa thuận Paris.
Mục tiêu của dự án với cách tiếp cận thực tế tới tăng cường năng lực để:
Thực hiện NDC thông qua đẩy mạnh thực thi các quy định trong nước
Thực thi các quy định pháp luật | Sẵn sàng tuân thủ
Xây dựng quan hệ đối tác với các đơn vị triển khai thực hiện (Các Bộ Chủ quản, VCCI, Doanh
nghiệp)
Các hoạt động cụ thể của dự án SPI-NDC:
Tăng cường tính minh bạch cấp quốc gia: Thiết kế hệ thống báo cáo khí nhà kính cấp cơ sở; Các
chỉ số theo dõi đánh giá thực hiện NDC
Xây dựng năng lực thực hiện ngành Giao thông vận tải: Thí điểm phương pháp giám sát, báo cáo,
và xác minh (MRV) cho các biện pháp của NDC với các nhà khai thác vận tại; Định lượng hóa các
đồng lợi ích về môi trường (Giảm ô nhiễm không khí).
Trao quyền cho khu vực tư nhân: Xúc tác quan hệ đối tác Doanh nghiệp - Chính phủ (MONRE -
VCCI) để tạo thuận lợi cho việc tham gia của khối tư nhân vào NDC/Phát thải ròng bằng 0; Đối thoại
Lãnh đạo doanh nghiệp; Tập huấn tính toán phát thải; Thử nghiệm trên 03 cơ sở (XI măng, đồ uống,
rác thải)
Giám sát, báo cáo, và xác minh Khả năng giảm phát thải từ các doanh nghiệp thực tế
Dự án hỗ trợ tính toán giảm phát thải của xe buýt điện VinBus
Dự án hỗ trợ tính toán giảm phát thải của xe taxi
Việc theo dõi, báo cáo, và xách minh cũng cung cấp bằng chứng xác thực về các lợi ích cho môi
trường của xe điện, từ đó định hướng và căn chỉnh việc thực hiện NDC phù hợp với bối cảnh các
mục tiêu phát triển tại địa phương.
Tạo môi trường thuận lợi cho việc mở rộng và thay đổi hành vi (chính sách, tiêu chuẩn công nghệ,
cơ sở hạ tầng)
Cùng với điện khí hóa, hiện các bên cũng đang nghiên cứu chuẩn bị song song cho việc tái chế vật
liệu như pin sau khi sử dụng.
Cuối cùng, đại diện VinFast cũng có bài trình bày với chia sẻ Tầm nhìn: Tạo ra một Tương lại bền
vững cho mọi người. Một số điểm nhấn từ bài trình bày:
Con đường hướng tới sự di chuyển bền vững sẽ đạt được khi mọi người đều có thể dễ dàng tiếp
cận các phương tiện thông minh, an toàn và thân thiện với môi trường.
Cùng với độ, Vinfast kể từ khi thành lập nhà máy đầu tiên, công ty đã sản xuất xe động cơ đốt
trong, xe máy điện, xe buýt điện, và hiện nay là hoàn toàn 100% các xe ô tô điện cũng như đầu tư hệ
thống trạm sạc xe điện..
VinFast kết nối trí tuệ toàn cầu và tận dụng sự hợp tác kết hợp nguồn lực của nhiều tổ chức thuộc
Tập đoàn VinGroup với nhau (VinBrain, VinAi, VinBigData, v.v.)
Tính bền vững là cốt lõi trong hoạt động của VinFast để hướng tới Net Zero vào năm 2030.
Chiến lược giao thông phát thải thấp được hỗ trợ bởi các mô hình giao thông công cộng và công
nghệ xanh là định hướng của Công ty.
___
Sau khi Hội thảo đầu tiên kết thúc, mình đã tham dự Đối thoại khu vực về Báo cáo phát phải nhà
kính cấp cơ sở để định hướng thực hiện NDC/Net Zero và Sự vận động tham gia của Doanh nghiệp
Theo đại diện Cục BĐKH: Nghị định 06 quy định về giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết đã
nêu rõ một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng là xây dựng quy định và thực hiện về báo cáo
kiểm kê khí nhà kính và báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (MRB). Chúng tôi đã nghĩ ngay về
việc xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến cho các lĩnh vực và cơ sở để báo cáo khí nhà kính. Trong
khuôn khổ dự án SPI-NDC của Nhật Bản, chúng tôi đã thực hiện từ 2021 hệ thống báo cáo khí thải
nhà kính. Hiện nay, chúng tôi mới chỉ hoàn thiện với lĩnh vực chất thải, còn các lĩnh vực khác như
giao thông, công thương thì vẫn đang tiếp tục chờ thực hiện, vì đang đợi văn bản hướng dẫn của các
Bộ ngành liên quan.
Các quy định về pháp luật và yêu cầu cấp cơ sở về báo cáo phát thải khí nhà kính:
Việt Nam đã tăng gấp đôi cam kết phát thải trong Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDC) cập
nhật năm 2022. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu của Việt Nam đến năm 2050 là lĩnh vực
năng lượng phải giảm 91,6% phát thải, nông nghiệp là 63,5%, vv.
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giảm thiểu phát thải nhà kính và bảo vệ
tầng ozone yêu cầu các công ty phải báo cáo phát thải khí nhà kính 2 năm một lần.
04 lĩnh vực với khoảng 3000 cơ sở cần báo cáo hiện nay bao gồm năng lượng, giao thông, xây
dựng và chất thải
MONRE muốn hỗ trợ các công ty tuân thủ các thủ tục báo cáo nhanh hơn, theo các hướng dẫn của
cả quốc gia và quốc tế. Hiện việc tính toán phát thải cũng đang gặp một số khó khăn do thiếu hệ số
phát thải quốc gia dựa trên hoạt động, lượng khí thải, vị trí địa lý và thời điểm.
JICA cũng đang hỗ trợ Việt Nam thiết kế hệ thống báo cáo khí thải trực tuyến cấp cơ sở với
:Mục tiêu:
Cho phép các cơ sở báo cáo liên tục về phát thải khí nhà kính bằng hệ thống điện tử
Tạo điều kiện cho các Bộ và chính quyền địa phương nắm bắt lượng phát thải khí nhà kính từ
nhiều cơ sở theo cách thông minh hơn.
Cho phép phân tích dữ liệu GHG ở mức độ chi tiết theo thời gian để cung cấp thông tin cho các
chính sách và đưa ra quyết định
___
Vào buổi chiều, mình đã tham dự Diễn đàn thanh niên về khí hậu Chủ đề Năng lượng
Một số kiến nghị và mong muốn của thanh niên về các đàm phán liên quan đến Giảm nhẹ
(Mitigation Demands):
Đồng thuận về một Chương trình Giảm nhẹ đầy tham vọng tại COP28.
Đồng thuận cắt giảm ngay 40-50% lượng khí thải mêtan do con người tạo ra trong thập kỷ này.
Tăng cường tham vọng Giảm nhẹ trên tất cả các lĩnh vực phát thải nhằm đáp ứng tính cấp bách mà
tình trạng khẩn cấp về khí hậu đòi hỏi.
.
Một số kiến nghị và mong muốn của thanh niên về các đàm phán liên quan đến Năng lượng
(Energy Demands):
Một quá trình chuyển dịch công bằng, bình đẳng và an toàn sang loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Thực hiện lệnh cấm toàn cầu ngay lập tức về tài chính, cấp phép và vận hành, đồng thời cam kết
dừng việc mở rộng và phổ biến nhiên liệu hóa thạch ngay lập tức.
Xây dựng công cụ theo dõi đàm phán chủ đề năng lượng chuyên biệt theo quy trình UNFCCC.
Không có đàm phán chuyên sâu về chủ đề năng lượng để thu hẹp khoảng cách về lượng phát thải.
Chúng ta cần rất nhiều sự hỗ trợ tài chính vì chúng ta đang sống trong thế kỷ bao cấp năng lượng, vì
vậy làm thế nào chúng ta có thể làm cho năng lượng tái tạo có thể tiếp cận được với mọi người với
mức giá phải chăng là một vấn đề lớn. Cần có sự minh bạch trên khắp các quốc gia. Chúng ta cũng
cần phát triển năng lực để hiện thực hóa các cam kết của mình.
Tại COP28 năm nay, 118 quốc gia đã cam kết tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi
hiệu quả sử dụng năng lượng trong thời gian tới.
___
Ngay sau đó, Diễn đàn thanh niên về khí hậu Chủ đề Công Nghệ và Chuyển dịch Công bằng cũng đã
diễn ra
Một số kiến nghị và mong muốn của thanh niên về các đàm phán liên quan đến Công nghệ:
Hợp tác giữa các quốc gia nhằm tăng cường công nghệ giúp cho phép phổ biến nhanh chóng các
giải pháp biến đổi khí hậu tới quan hệ đối tác công bằng và đảo ngược dòng chảy đổi mới.
Tăng cường hợp tác giữa Trung tâm và Mạng lưới Công nghệ Khí hậu (CTCN) và Quỹ Khí hậu
Xanh để ký kết triển khai và tài trợ tài chính công nghệ.
Thực hiện các quy trình dự đoán công nghệ có sự tham gia để phát triển các chiến lược công nghệ
bản địa hóa phù hợp với nhu cầu của cộng đồng.
Tiến hành đánh giá toàn diện về các công nghệ có tính đến các khía cạnh bền vững ngoài việc
giảm phát thải.
Cam kết về quyền sở hữu quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật để cho phép tiếp cận và triển khai bình đẳng
các công nghệ khí hậu đã được cấp bằng sáng chế
___
Cuối cùng, sự kiện mình tham gia trong ngày là Chuyển dịch năng lượng hướng tới Net-Zero: Nỗ lực
và hành động của các bên
Việt Nam đã công bố Quy hoạch điện 8 và Kế hoạch vận hành JETP. Chính phủ mong muốn tất cả
mọi người đều có thể tiếp cận điện và cũng hỗ trợ những người làm việc trong ngành khai thác than
có thể chuyển đổi công việc.
Ưu tiên của Chính phủ Việt Nam về Chuyển đổi Năng lượng hướng tới Mục tiêu Net-zero
Mục tiêu ngành năng lượng: 32,6% năng lượng tái tạo vào năm 2030, 91,6% vào năm 2050.
Với JETP và số tiền 15,5 tỷ USD cho gần 300 dự án trên 08 khía cạnh:
01: Cải tiến khung pháp lý cho quá trình chuyển dịch năng lượng
02: Tăng tốc quá trình chuyển dịch từ năng lượng than đá sang năng lượng sạch
03: Phát triển hệ sinh thái dịch vụ và công nghiệp cho năng lượng tái tạo
04: Đẩy nhanh sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
05: Nâng cấp hệ thống truyền tải điện năng và lưu trữ năng lượng để đảm bảo cho nguồn điện tái tạo
dồi dào sắp được tạo ra trong thời gian tới
06: Chuyển dịch năng lượng xanh và giảm phát thải khí nhà kính in lĩnh vực giao thông vận tải
07: Đổi mới sáng tạo, phát triển, và chuyển giao công nghệ
08: Đảm bảo quá trình chuyển dịch công bằng
Ngoài ra, các chuyên gia từ Đan Mạch, ngân hàng HSBC, WWF cũng chia sẻ kinh nghiệm, cũng như
tiềm năng giúp Việt Nam có thể đẩy mạnh sự tham gia của các bên vào đầu tư và phát triển năng
lượng tái tạo trong thời gian tới. Thông qua đó, mình cũng biết được hiện ngân hàng HSBC cũng
đang phối hợp với WWF thực hiện sáng kiến hỗ trợ tài chính Đối tác Giải pháp Khí hậu (Climate
Solutions Partnership - CSP) trị giá 100 triệu Đô trong vòng 5 năm tại khu vực châu Á. Dự án này
đang hỗ trợ chương trình Đối tác Năng lượng tại Việt Nam. Một điểm đáng chú ý nữa mà các chuyên
gia nhắc tới đó chính là tiềm năng điện gió ngoài khơi khi triển khai tại nước ta có thể tạo ra nguồn
năng lượng cực kỳ dồi dào, có thể góp phần biến Việt Nam thành trung tâm năng lượng của khu vực.
Ngày 06 thực sự là một ngày rất dài cả nhà ạ, chúc cả nhà không bị bội thực thông tin
#COP28UAE #ClimateChange #Youth4Climate #VNYPMekong #VNYP

You might also like