Recap Ngày 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Recap Ngày 5 (04/12/2023): COP28 | Ngày chủ đề Tài chính, Giao thương, Bình đẳng giới, và Trách

nhiệm giải trình


___
Mở đầu ngày mới của chương trình nghị sự, mình đã tham gia Tọa đàm Các Giải pháp thương mại
cho hành động vì Khí hậu toàn cầu. Một số điểm nhấn lưu ý của phiên tọa đàm cho các bạn bè, anh
chị em đang làm trong lĩnh vực thương mại trong quá trình chuyển dịch xanh gồm có:
Thương mại toàn cầu có thể đẩy nhanh các hành động về khí hậu trên thế giới.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại là hoạt động vì sinh kế của con người,
chúng ta cần thay đổi cách cộng đồng thương mại tham gia vào vấn đề biến đổi khí hậu. WTO vừa
qua cũng đã phát hành ấn phẩm thương mại quốc tế và hydro xanh.
Việc điện tử hóa, tạo thuận lợi thương mại, và đơn giản hóa các thủ tục hải quan sẽ góp phần đáng
kể vào việc giảm lượng khí thải carbon nhờ có sự hiệu quả và rút ngắn thời gian thông quan hàng
hóa.
Sử dụng năng lượng tái tạo để trong kinh doanh vận tải hàng hóa cũng đóng góp cho quá trình
giảm phát thải..
Ngoài ra, một trong những vấn đề mà cả thế giới cũng đang trăn trở nữa đó chính là Thị trường
carbon và vấn đề rò rỉ carbon (Carbon leakage). Rò rỉ carbon đề cập đến tình huống có thể xảy ra khi
các doanh nghiệp chuyển sản xuất tìm cách lẩn tránh các thuế phí liên quan đến chính sách khí hậu ở
một quốc gia có quy định chặt chẽ sang các quốc gia khác có hạn chế phát thải lỏng lẻo hơn. Trong
tình huống đó, phát thải chung toàn cầu sẽ không giảm.
___
Ngay sao đó, mình tiếp tục tham gia Hội thảo về Tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon
(CBAM) của EU đối với quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam và những hệ quả trong khu
vực
Tác động của cơ chế tùy chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU lên Việt Nam.
CBAM à Quy chế của EU để ngăn chặn việc rò rỉ carbon, tức là các hàng hóa ngoài EU thì cũng
phải chịu thuế carbon giống như trong EU.
Mục tiêu của CBAM là:
Ngăn chặn các doanh nghiệp tìm thị trường ngoài để lách luật carbon.
Khuyến khích các quốc gia bên ngoài EU giảm phát thải.
Một vài điểm quan trọng:
Tập trung vào 6 ngành: sắt thép, nhôm, hydrogen, xi măng, điện, và phân bón
Cơ chế này sẽ tiếp tục điều chỉnh để đến 2030 để mở rộng các mặt hàng khác.
Lộ trình: tháng 10 năm nay các doanh nghiệp đã phải nộp báo cáo CBAM, và 2026 phải mua
chứng chỉ CBAM, đến 2034 sẽ loại bỏ hoàn toàn miễn phí giảm giá CBAM cho một số quốc gia
trong đó có Việt Nam và như vậy thì giá CBAM bán cho Việt Nam sẽ dùng giống như doanh nghiệp
EU. Các quốc gia có chứng chỉ carbon thì sẽ được chiết khấu giá CBAM.
Việt Nam là đối tác thương mại đứng thứ 15 của EU, lĩnh vực sắt thép và nhôm của Việt Nam hiện
là mặt hàng chủ đạo xuất sang châu Âu trong số các mặt hàng trong danh mục.
Phát thải sắt thép của Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với thế giới, còn nhôm thì ít hơn do không
sản xuất trực tiếp mà gia công lại.
Việt Nam chưa chịu nhiều tác động GDP quá lớn do xuất khẩu các mặt hàng này sang EU còn ít.
Tuy nhiên, giai đoạn sau khi các mặt hàng khác như may mặc, nông nghiệp, thực phẩm, đồ uống, vv.
được áp dụng CBAM, lúc đó Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động hơn.
Chúng ta nên áp dụng các chính sách định giá carbon để giảm tác động của CBAM và đạt các mục
tiêu về Đóng góp Quốc gia Tự quyết định (NDC) và phát thải ròng bằng 0.
Việt Nam cũng cần đàm phán với EU để áp dụng giá carbon của Việt Nam, có thể không thông
qua trực tiếp mà là gián tiếp.
Việt Nam có nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo để trung hòa cacbon cho các ngành công
nghiệp khác. Chúng ta cũng cũng đang nâng cao danh tiếng của mình là quốc gia tiên phong trong
hướng tới phát triển bền vững. Sản phẩm của Việt Nam hiện có mức phát thải carbon cao nên các
công ty/nhà sản xuất có rất nhiều tiềm năng để giảm lượng phát thải đó.
Một số công ty như tập đoàn Petrolimex hiện cũng muốn trung hòa cacbon để trở thành công ty
năng lượng chứ không chỉ là công ty dầu khí.
Trong quá trình thực hiện CBAM tại châu Á, hiện Châu Âu cũng đang gặp một số khó khăn do
các quốc gia có những biện pháp bảo hộ, hay việc doanh nghiệp chuyển hướng dòng chảy thương
mại khi áp dụng CBAM, nhưng đây cũng là cơ hội và Châu Á hiện đang dẫn đầu trong quá trình
chuyển đổi sản xuất. Về phía EU, hiện cũng đang gặp khó trong việc xác lập danh sách tín chỉ carbon
được công nhận để giảm chi phí CBAM. Một vấn đề khác nữa đó là làm thế nào để cân bằng giữa
các yêu cầu của EU với các thị trường khác hiện không áp dụng CBAM.
Cuối cùng, một vấn đề nữa đó chính là tiền thu được từ CBAM sẽ đi về đâu? Ấn Độ đề xuất rằng
họ đánh thuế CBAM trong thuế xuất khẩu và số tiền đó sẽ được giữ lại ở Ấn Độ để đầu tư vào các dự
án trung hòa carbon ở nước này. Đây là điều mà Việt Nam có thể học hỏi.
___
Vào buổi chiều, mình cũng đã tham dự Hội thảo Huy động tài chính cho các giải pháp dựa vào thiên
nhiên
Mở đầu, Phó Cục trưởng Cục BĐKH đã có phát biểu: Thích ứng với BĐKH là mục tiêu chung của
VN giúp tăng cường sức chống chịu của hệ thống tự nhiên, kinh tế, và xã hội. Chúng ta phải giảm
thiểu các tác động cho BĐKH gây ra. Để đạt được các mục tiêu này, một trong những giải pháp Việt
Nam đang tiếp cận chú trọng xây dựng là các giải pháp dựa vào tự nhiên. Chúng tôi cho rằng các giải
pháp này mang lại đồng lợi ích vừa làm giảm phát thải khí nhà kính vừa thích ứng với BĐKH. Việt
Nam cũng rất có lợi thế về mảng này. Việc tiếp cận dựa vào hệ sinh thái cho ta một giải pháp rất bền
vững vì nó dựa vào những quy luật vốn có của tự nhiên. Ví dụ như khu vực ĐBSCL, Đồng Tháp
Mười, nếu như chúng ta giữ được môi trường tự nhiên ở đó thì sẽ có rất nhiều lợi ích. Rồi như rừng
ngập mặn Cà Mau đã chứng minh việc xây dựng đê kè là không bền vững và rất tốn kém. Một lợi ích
nữa đó chính là các giải pháp này gắn với tri thức bản địa và cộng đồng địa phương nên góp phần
bảo vệ chính những cộng đồng đang sống ở đấy. Tuy nhiên, để có thể xây dựng giải pháp hiệu quả
thì việc vận động tài chính là vô cùng quan trọng
Ông Đỗ Quang Tùng - Trưởng ban Dự án các dự án bảo vệ rừng thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát
triển Nông thôn (NN&PTNT) cũng trình bày “Các chiến lược, chương trình, và ưu tiên về bảo tồn đa
dạng sinh học, quản lý và phục hồi rừng của Việt nam” gồm có:
Các dự án ưu tiên: Tín dụng carbon, khả năng phục hồi khí hậu, bảo vệ cảnh quan, trồng rừng và
phục hồi rừng.
Các khu vực ưu tiên: Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung Trường Sơn
Những thách thức về bảo tồn tại Việt Nam cần sự hỗ trợ:
01: Nguồn lực hạn chế (Tài chính & Con người): Cơ chế tài chính chưa bền vững
02: Sinh kế không bền vững
03: Những điều chỉnh, thay đổi trong quy hoạch lâm nghiệp
04: Cảnh quan rời rạc và không có sự kết nối
05: Thiếu giám sát và đánh giá một cách có hệ thống
06: Việc quản lý, sử dụng dịch vụ sinh thái rừng còn rất hạn chế
07: Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến rừng và hệ sinh thái ven biển.
Cũng theo bà Erin Leonard - Giám đốc Bền vững tại ngân hàng HSBC
Ngân hàng này đang thực hiện chương trình Quản lý tài sản khí hậu. HSBC hiện có hơn 650 triệu
USD cam kết đầu tư trong lĩnh vực này thông qua 03 phương tiện đầu tư chính:
01: Quỹ vốn tự nhiên (Natural Capital Fund - NCF)
02: Quỹ Carbon dựa vào tự nhiên (Nature-based Carbon Fund - NBCF)
03: Carbon Nature-SCSp (Hợp tác với tập đoàn Apple)
Các hoạt động đầu tư này đem lại lợi ích về khả năng thu được tín chỉ carbon từ thiên nhiên và lợi
ích cộng đồng nên đây là tiềm năng đối với các nhà đầu tư.
Theo ông Văn Ngọc Thịnh - Tổng Giám đốc WWF Việt Nam, các thành tựu đã đạt được về giải
pháp dựa vào tự nhiên (NBS) ở Việt Nam của WWF gồm có:
NBS trong các chương trình ở miền Trung Trường Sơn:
01: Mô hình kinh doanh tại đồn điền keo theo chứng nhận trồng rừng bền vững FSC và nhân sâm
Việt tại tỉnh Quảng Nam.
02: Mô hình cà phê lâm nghiệp kết nối hai khu bảo tồn thiên nhiên giúp phục hồi cảnh quan và quản
lý rừng tốt hơn.
NBS ở đồng bằng sông Cửu Long:
01: Mô hình phục hồi môi trường sống ở Vườn Quốc gia Tràm Chim.
02: Mô hình sản xuất lương thực bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Một số thảo luận trong buổi Hội thảo cũng chỉ ra:
Chính phủ đã coi NBS là một trong những phương pháp tiếp cận chính để thích ứng, đặc biệt ở
đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Đối với USAID: USAID đã hợp tác hơn 20 năm với Chính phủ Việt Nam để triển khai Chi trả
dịch vụ môi trường rừng (PFES). Chúng ta phải xác định khu vực tư nhân có thể hưởng lợi từ những
nguồn lực đó ở đâu.
Đối với ngân hàng HSBC: Nhà đầu tư khá hào hứng với đầu tư vào tự nhiên nhưng cơ chế tạo
thuận lợi cho quá trình bù đắp carbon là cần thiết.
Về phía WWF: Khả năng giải ngân và các khía cạnh bền vững về tài chính để tài trợ cho NBS là
02 trở ngại chính đối với nhà đầu tư. Nếu là mô hình hiện có, đã tạo ra tiền thì dễ thu hút đầu tư. Mặt
khác, tài trợ dự án mới đòi hỏi cần chứng mình được độ khả thi cao.
Chúng ta cũng cần tránh việc rửa xanh (green washing) của các doanh nghiệp đầu tư. Doanh
nghiệp cũng phải chấp nhận rằng mình không thể kiếm được nhiều tiền và nhanh qua các giải pháp
dựa vào tự nhiên như những cách tiếp cận đầu tư khác..
___
Cuối cùng mình đã tham dự ra mắt một ứng dụng AI giúp hỗ trợ quá trình tham gia đàm phán cho
thanh niên và các các chính phủ
Hỗ trợ từ AI sẽ giúp các nhà đàm phán từ các quốc gia không nói tiếng Anh và đang phát triển
hiểu rõ hơn và tham gia vào các quy trình và ngôn ngữ của UNFCCC.
Công cụ hỗ trợ này có thể giúp người dùng tổng hợp những tài liệu dài và phức tạp của UNFCCC
bằng ngôn ngữ nội dung dễ hiểu. Các bạn có thể thử trải nghiệm tại: https://chat.gainforest.earth/
(Code: 0042)
À, ngoài ra ở đây cũng đang trưng bày ô tô điện VF9 của Vinfast nữa cả nhà ạ
Bạn nghĩ sao về các thông tin này, hãy cho tui biết ở dưới phần bình luận nhé!
#COP28UAE #ClimateChange #Youth4Climate #VNYPMekong #VNYP

You might also like