Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Recap Ngày 10 (09/12/2023): COP28 | Ngày chủ đề Thiên nhiên, Sử dụng đất, và Đại dương

Tiếp tục với Chương trình Nghị sự COP28, hôm nay là ngày mà mình rất là thích thú, vì đó cũng là
chủ đề mình rất yêu thích, này Thiên nhiên, Sử dụng đất, và Đại dương. Mời cả nhà lại cùng miệt
mài đọc bài recap COP28 của Mr.Tea nhé ạ
___
Hội thảo Từ Thỏa thuận đến Hành động: Thực hiện hiệu quả các mục tiêu 30*30 để giải quyết vấn đề
biến đổi khí hậu
Theo đại diện cấp cao của Liên hợp Quốc về BĐKH thuộc đoàn chủ tịch COP28: Tự nhiên cung
cấp ⅓ tiềm năng Giảm nhẹ tác động của BĐKH tới năm 2030. Chúng ta không thể đạt được các mục
tiêu trong Khung khuôn khổ thỏa thuận chung Đa dạng sinh học toàn cầu (Global Biodiversity
Framework) nếu không có các hành động về khí hậu. Chúng ta cần các Chính phủ và các bên liên
quan khác hợp tác vì các mục tiêu này. Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đại diện cho
Đoàn chủ tịch COP28, Trung Quốc đại diện chủ tịch cho Công ước về Bảo tồn đa dạng sinh học
COP15, và UNFCCC sẽ cùng nhau công bố Tuyên bố chung về Khí hậu, Tự nhiên, và Con người
dựa vào Thỏa thuận Paris và Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal. Tuyên bố này
bao gồm các mục tiêu sau:
Thúc đẩy sự phối hợp, hội nhập và liên kết mạnh mẽ hơn trong việc lập kế hoạch và thực hiện các
kế hoạch và chiến lược phục hồi đất đai, đa dạng sinh học và khí hậu quốc gia.
Mở rộng quy mô tài chính và đầu tư cho khí hậu và thiên nhiên từ tất cả các nguồn, bao gồm ngân
sách trong nước, ngân hàng phát triển đa phương, quỹ đa dạng sinh học và khí hậu đa phương, các cơ
quan phát triển song phương, các chủ thể thuộc khu vực tư nhân và các nguồn viện trợ không hoàn
lại
Đảm bảo tính đại diện và tham gia đầy đủ, công bằng, toàn diện và hiệu quả của người dân bản
địa, cộng đồng địa phương, phụ nữ, trẻ em gái, thanh niên và các cộng đồng dễ bị tổn thương khác
trong việc lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch và chiến lược về khí hậu và đa dạng sinh học ở tất
cả các cấp.
Thúc đẩy cách tiếp cận toàn xã hội trong việc lập kế hoạch tổng hợp và thực hiện các kế hoạch và
chiến lược phục hồi đất đai, đa dạng sinh học và khí hậu quốc gia
Khuyến khích sự gắn kết và khả năng tương tác giữa các nguồn dữ liệu và thu thập dữ liệu, số liệu
và phương pháp cũng như khung báo cáo tự nguyện về biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và các nỗ
lực quản lý đất đai bền vững
Sáng kiến sẽ cung cấp khả năng tiếp cận trực tiếp nguồn tài chính cho các hoạt động về thiên nhiên
và đại dương
Trung Quốc cũng thể hiện sự tiên phong trong việc thực hiện các Công ước khung và thảo thuận
này thông qua việc tạo thuận lợi triển khai thực hiện các nguồn quỹ về Đa dạng sinh học toàn cầu để
thực hiện các mục tiêu 30*30 thông qua Sáng kiến Vành đai & Con đường và Sáng kiến hợp tác các
quốc gia phương Nam về Đa dạng sinh học. Quốc gia này cũng đã ra mắt Sáng kiến Hành động cho
Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (Kumming-Montreal Global Biodiversity
Framework) và năm nay cũng đánh dấu sự gia nhập của Trung Quốc vào Liên minh Khát vọng lớn vì
Thiên nhiên và Con người (High Ambition Coalition for Nature and People).
Trong Hội nghị, các chuyên gia từ các tổ chức và trường đại học cũng đã chỉ ra các kết quả từ
Đánh giá Rừng Tích hợp về các lợi ích của rừng đối với việc hấp thụ carbon. Các nghiên cứu cho
thấy rừng lá rậm thường xanh Taiga và rừng ôn đới có vai trò cực kỳ quan trọng về kinh tế và thu
nhận carbon cho các quốc gia Global North, trong khi đó rừng nhiệt đới lại đóng vai trò quan trọng
với các quốc gia Global South. Hiện nay, chỉ có 18% diện tích rừng trên thế giới là nằm trong nhóm
được bảo vệ theo phân loại của IUCN. Các khu rừng này hiện đang giúp cho thế giới lưu trữ hơn 1.4
nghìn tỷ tấn CO2. Hiện nay, chúng ta đang cần giảm hơn 100 tỷ tấn CO2 cho công cho các công tác
Giảm nhẹ tác động của BĐKH. Mục tiêu 30*30 không chỉ tính đến rừng được bảo vệ bởi quốc gia
mà còn tính cả diện tích rừng được bảo vệ bởi cộng đồng bản địa theo Các biện pháp bảo tồn dựa
trên khu vực hiệu quả khác (OECMS). Và việc đảm bảo sự đa dạng và mức độ tự nhiên của rừng là
cực kỳ quan trọng, chứ không đơn giản chỉ là việc trồng mới các loạt rừng độc canh 1 loại cây và
thậm chí điều này còn có thể gây tác dụng ngược trong nỗ lực giảm phát thải.
Chúng ta chỉ còn 6 năm cho mục tiêu 30*30 vào 2030, chính vì vậy, tại COP28 cũng đã công bố
các công cụ hỗ trợ các Chính phủ để thực thi các biện pháp trong các mục tiêu này, bao gồm:
Công cụ HAC for Nature & People Tool: Kết nối tài chính và hỗ trợ kỹ thuật
Công cụ 30*30 Solutions Toolkit: Nền tảng giúp các nước chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt
nhất
Công cụ Restor: Công cụ Giám sát Dự án và Báo cáo Chuẩn hóa toàn cầu (Globally Standardized
Reporting)
Mọi người có thể Google về các công cụ này để tìm hiểu rõ hơn nhé
___
Kế tiếp, mình đã tham gia dự Đối thoại từ UN Environment với chủ đề “Tất cả mọi thứ cùng một lúc:
Đối thoại cấp cao về các giải pháp tăng cường rừng cho khủng hoảng khí hậu”
Mở đầu, đại diện UN Environment đã đưa ra một dự báo đáng lo ngại về việc thế giới sẽ tiếp tục
tăng phát thải thêm 3% cho tới 2030 chứ không giảm được như chúng ta kỳ vọng. Chúng ta đặt mục
tiêu giảm 24% lượng phát thải theo lộ trình Net Zero đến 2030, và có lẽ chúng ta đang đi sai hướng
so với mục tiêu đó.
Theo ông Daniel Ortega khi nói về các Thị trường Carbon tự nguyện (Voluntary Carbon Markets):
Đây là một trong những công cụ sẵn có để huy động tài chính mà không ảnh hưởng đến nợ bổ sung.
Thị trường Carbon tự nguyện không nên thay thế nỗ lực của các công ty và các ngành công nghiệp.
Chúng ta nên xem xét kỹ lưỡng các thủ tục của thị trường carbon để đảm bảo:
Tính quản trị và minh bạch thông tin
Tác động về giảm phát thải & Tính bền vững của giải pháp
Còn theo bà Albina Ruiz (Bộ trưởng Bộ Môi trường Peru) chia sẻ về Sự lồng ghép và tính toàn
vẹn: Peru có tỷ lệ phá rừng thấp. Quốc gia này đang làm việc với các cộng đồng bản địa đang phải
đối mặt với nhiều hoạt động khai thác rừng và buôn bán bất hợp pháp. Tại COP, Peru đề xuất một
quỹ dành cho phụ nữ và cộng đồng bản địa. Nước này cũng đang thực hiện Cơ quan đăng ký quốc
gia để hỗ trợ các cộng đồng bản địa thực hiện chi trả và nhận hỗ trợ từ Cơ chết Giảm phát thải từ nạn
phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển (REDD+). Chúng tôi cũng nỗ lực để đảm bảo
cộng đồng địa phương và bản địa được tham gia và hưởng lợi trong quá trình này. Cho những ai chưa
từng nghe tới REDD+, REDD' là viết tắt của 'Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng ở các
nước đang phát triển. Dấu ‘+’ là viết tắt của các hoạt động bổ sung liên quan đến rừng nhằm bảo vệ
khí hậu, cụ thể là quản lý rừng bền vững cũng như bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng.
Trong khuôn khổ các hoạt động REDD+ này, các nước đang phát triển có thể nhận được các khoản
thanh toán dựa trên kết quả cho việc giảm phát thải khi họ giảm nạn phá rừng. Đây là động lực lớn
cho nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi rừng tự nhiên. REDD+ được thực hiện như sau:
Bước 01: Một quốc gia bắt đầu bằng việc thực hiện bốn yếu tố cốt lõi của REDD+
Xây dựng Chiến lược hoặc Kế hoạch hành động REDD+ quốc gia nhằm phân tích nguyên nhân
mất rừng và suy thoái rừng và xây dựng chiến lược giải quyết chúng. Kế hoạch phải giải quyết các
vấn đề quan trọng như quyền sử dụng đất, quản trị, bình đẳng giới và quyền của người dân bản địa và
cộng đồng địa phương.
Chứng minh Hệ thống giám sát rừng quốc gia, trong đó xác định những gì đang được giám sát,
cách thức tiến hành và lý do chọn phương pháp này.
Xuất bản Hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn, trong đó nêu chi tiết cách một
quốc gia giải quyết các rủi ro môi trường và xã hội do chương trình REDD+ tạo ra. Các nhà đàm
phán về khí hậu tạo ra REDD+ đã nói rõ rằng việc bảo tồn và bảo vệ rừng nhiệt đới không thể gây ra
những tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường.
Tạo Mức tham chiếu rừng (FRL), sử dụng dữ liệu lịch sử để dự báo lượng phát thải cơ sở dự kiến,
dựa vào đó lượng phát thải thực tế sẽ được so sánh với mức giảm phát thải ước tính. FRL sau đó trải
qua quá trình phân tích và xác minh độc lập bởi các bên thứ ba độc lập được lựa chọn từ Nhóm
chuyên gia UNFCCC. Báo cáo của họ được công bố trên Trung tâm thông tin REDD+.
Bước 02: Lượng phát thải thực tế trong giai đoạn tín dụng được đo lường và báo cáo trong Phụ lục
của Báo cáo cập nhật hai năm một lần của quốc gia. Thường được gọi là BUR, báo cáo này là thành
phần chính trong nghĩa vụ của một quốc gia, cho thấy cơ chế REDD+ được lồng ghép và tuân thủ
như thế nào với Thỏa thuận Paris.
Bước 03: Ước tính mức giảm phát thải sau đó được phân tích và xác minh bởi các bên thứ ba độc lập,
được chọn từ Danh sách chuyên gia của UNFCCC. Báo cáo của họ được công bố trên Trung tâm
Thông tin REDD+.
Bước 04: Ban Thư ký UNFCCC xem xét tất cả các tài liệu do quốc gia đệ trình để đảm bảo rằng các
yêu cầu của cơ chế REDD+ đã được đáp ứng.
Bước 05: Việc giảm phát thải được đăng lên Trung tâm Thông tin REDD+ dưới dạng “Kết quả
REDD+”. Với sự chấp thuận của chính phủ quốc gia, REDD+ sau đó sẽ tạo ra một cổng đăng ký sắp
xếp theo thứ tự từng tấn CO2 giảm thiểu để các cá nhân và doanh nghiệp có thể thanh toán và chi trả
cho Chính phủ hoặc các bên, các cộng đồng đang bảo vệ rừng khác.
Còn theo ông Andre Lima về việc triển khai chi trả REDD+ ở Brazil: Brazil là chủ nhà của
COP30. Brazil đã và đang nỗ lực để đảo ngược nạn phá rừng mà chúng tôi đã gây ra trong quá khứ.
Để tài trợ cho quá trình tái thiết đó, chúng ta cần nguồn lực. Cụ thể, chúng tôi đang nhận quyên góp
cho Quỹ Amazon từ chính phủ các nước như Đan Mạch, Đức, Mỹ, v.v. Brazil đang giới thiệu một
phương thức thanh toán dịch vụ môi trường rừng mới theo diện tích rừng (héc-ta) để hỗ trợ cho chính
các cộng đồng địa phương.
.
Trong buổi chia sẻ, đại diện từ Indonesia cũng chia sẻ các cơ chế thu thập và xây dựng cơ sở dữ
liệu giám sát, đánh giá và báo cáo thực hiện REDD+.
___
Tại Pavilion VIệt Nam, mình cũng đã tham dự Hội thảo Tác động của khí hậu ở các đồng bằng châu
thổ lớn ở châu Á: Tìm kiếm các giải pháp hợp tác
Ông Phạm Quang Huy đại diện Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thông (NN & PTNT) có đề
cập: Các đồng bằng châu thổ lớn ở Châu Á như đồng bằng Ganges ở Bangladesh hay ĐBSCL ở Việt
Nam rất dễ bị tổn thương bởi tác động của Biến đổi khí hậu. Ở Việt Nam, ước tính 40% diện tích
đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nhấn chìm vào năm 2050 nếu chúng ta không có hành động nào
ngay hôm nay. Sự mất mát và thiệt hại ở đồng bằng sông Cửu Long có thể dẫn đến tàn phá nền nông
nghiệp và mất an ninh lương thực. Tính toán ban đầu cho thấy Việt Nam hàng năm mất 2,2% GDP
do biến đổi khí hậu. Ngân hàng Thế giới ước tính biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại lên tới 12-14%
GDP của đất nước trong tương lai. Năm 2021, 21,6% tổng diện tích thiệt hại của cả nước đến từ đồng
bằng sông Cửu Long. Khoảng 4,3% tài chính khí hậu được phân bổ cho nông nghiệp thông qua việc
tăng cường khả năng phục hồi và phát triển công nghệ. Điều quan trọng là phân phối tài chính cho
cộng đồng địa phương ở các vùng đồng bằng lớn. Tại Việt Nam, chúng tôi đang tăng cường đầu tư
vào phát triển nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu. Các quốc gia ở vùng đồng bằng lớn cần
có những hành động khẩn cấp nhằm tăng cường hệ thống giám sát và quản lý nước để kiểm soát các
tác động của khí hậu. Chúng tôi cũng kêu gọi sự hợp tác giữa các quốc gia và các bên liên quan.
Cũng theo đại diện từ trường Đại học Wagengening, Hà Lan: Tôi muốn tập trung vào vấn đề xâm
nhập mặn. Nhiễm mặn là vấn đề dẫn tới nhiều hệ lụy như khai thác quá mức nguồn nước ngầm, phá
hoại mùa màng. Chúng tôi đã nghiên cứu vùng bờ biển Bangladesh đang gặp phải vấn đề về xâm
ngập mặn. Độ mặn đã gây ra các vấn đề về sức khỏe và kinh tế cho người dân địa phương. Chúng ta
cần kết hợp kiến thức địa phương với kiến thức khoa học kỹ thuật khác để mang lại tương lai bền
vững cho người nông dân. Ngoài ra, việc nguồn nước ngọt sẵn có đang ở mức thấp hơn bình thường
trong những năm qua cũng gây ra mất mùa. Rất khó để giữ được hệ thống nước ngọt để Việt Nam
giữ được mục tiêu tăng gấp ba lần sản lượng lúa gạo trong thời gian tới. Còn đối với thanh niên, việc
sản xuất lúa gạo và trở thành nông dân trồng lúa nay đã không phải là công việc hấp dẫn với họ bởi
vấn đề thu nhập không ổn định. Vậy tương lai của siêu đồng bằng sẽ ra sao?
Ngay sau đó, một cuộc đối thoại giữa đại diện Bộ NN&PTNT Việt Nam, Bộ NN&PTNN Cam-pu-
chia, và đại diện Hà Lan đã diễn ra về các vấn đề này:
Tiến sĩ Trần Đại Nghĩa Nghĩa, đại diện Bộ NN & PTNT Việt Nam, cũng thuộc nhóm triển khai
Quỹ Tổn thất & Thiệt hại (L&D) ở Việt Nam có nói: Chúng tôi có cuộc họp đầu tiên về quỹ L&D
năm 2021 ở cấp quốc gia và địa phương. Chúng tôi có 2 phương án vận động nguồn lực cho Quỹ
Phòng chống thiên tai, đầu tiên là từ đóng góp bắt buộc từ người dân đủ 18 tuổi cho đến tuổi nghỉ
hưu và quỹ đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, doanh nghiệp. Chúng tôi cũng huy động nguồn tài trợ
từ các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế. Tổng cộng hơn 220 triệu USD đã được huy động cho
đến năm 2023. Quỹ này hiện tại đáp ứng 1/10 nhu cầu viện trợ về L&D. Về quỹ phòng chống thiên
tai, chúng tôi cũng huy động từ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác. Chúng tôi có các dự án
khác nhau để tăng khả năng phục hồi ví dụ như chúng tôi có quy định về thành lập bảo hiểm nông
nghiệp cho người nông dân và Chính phủ cũng trợ cấp cho nông dân với sự hỗ trợ vay vốn từ ngân
hàng AgriBank giúp hỗ trợ tới 90% thiệt hại của nông dân. Dự báo cho thấy, thiệt hại lên tới 7,6 -
10,6% GDP có thể xảy ra vào năm 2025 do ảnh hưởng của khí hậu đối với Việt Nam. Đối với nông
nghiệp, chính phủ đã xây dựng kế hoạch hành động và lồng ghép trong Kế hoạch thích ứng quốc gia
(NAP) năm ngoái để lồng ghép và hợp lý hóa các chuyển đổi phù hợp và thích ứng trong khung
chính sách về sản xuất nông nghiệp. Đối với Việt Nam, chúng tôi mong muốn có sự hợp tác xuyên
biên giới. Chúng ta có Ủy hội sông Mê Kông giữa các nước hạ lưu sông Mê Kông. Bởi đây là cơ chế
tự nguyện nên mỗi nước vẫn còn có những ưu tiên riêng cho phát triển kinh tế nước nhà. Vì vậy, bất
cứ khi nào có bất cứ điều gì xảy ra ở thượng nguồn như việc xây đập thủy điện đều ảnh hưởng đến
các nước hạ nguồn sông Mê Kông như Việt Nam và Campuchia. Chúng tôi hiện có nguồn tài trợ để
hỗ trợ hợp tác khu vực, chẳng hạn như chương trình sẵn sàng (Readiness Program) của Quỹ Tài
chính xanh toàn cầu (GCF). Chúng tôi cũng có các dự án cho hệ thống Giám sát, Báo cáo, và Kiểm
duyệt (MRV) cho các nước Đông Dương và Philippines. Đôi khi, chúng ta phải đặt lợi ích khu vực
lên trên lợi ích cá nhân, bằng cách này, chúng ta có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp của lợi ích và nỗ
lực toàn cầu.
Tiếp đó, theo Đại diện Bộ Nông nghiệp Campuchia: Tôi nghĩ Việt Nam tiến bộ hơn Campuchia.
Đối với Campuchia, chúng ta đã thành lập Ủy ban Thảm họa Quốc gia gồm Thủ tướng, Bộ Nông
nghiệp, Bộ Tài chính. Chúng tôi có Hội Chữ thập đỏ Campuchia hỗ trợ cho các tình huống hiểm họa
thiên tai thiệt hại ngay lập tức. Chúng tôi cũng xây dựng hỗ trợ lúa gạo khẩn cấp và sau đó là hỗ trợ
giống lúa cho người dân tái sản xuất. Campuchia nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ hoàng gia
Campuchia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế. Chúng tôi cũng có quỹ khẩn cấp để ưu
tiên giải quyết vấn đề lũ lụt và hạn hán. Ngoài ra, chúng tôi cũng phải đối mặt với vấn đề xuyên biên
giới như lũ lụt tràn qua lưu vực sông Mê Kông từ Thái Lan, sang Campuchia, sang Việt Nam. Cũng
theo chia sẻ của bà, Ủy ban Thiên tai Quốc gia đã có 01 kế hoạch khẩn cấp và kế hoạch dài hạn 5
năm. Bộ Nông nghiệp là cơ quan sản xuất giống phục vụ sản xuất. Năm nay chúng tôi không có đủ
hạt giống vì mất mùa xảy ra nhiều. Chúng tôi hiện có một nhóm công tác trong Bộ để báo cáo hàng
tuần về những vấn đề quan trọng này cho Thủ tướng. Chúng tôi cũng có hệ thống giám sát và đánh
giá và cơ chế hợp tác giữa các bộ ngành. Một trở ngại nữa cho thích ứng khí hậu, đó số tài chính
trong và ngoài nước tài trợ cho các hoạt động giảm mạnh hậu Covid. Chính phủ đưa ra thông báo kêu
gọi các nhà tài phiệt trong đất nước ủng hộ. Để hợp tác trong khu vực, chúng tôi muốn tìm hiểu về
công nghệ của các nước láng giềng như Thái Lan và Việt Nam. Chương trình giáo dục mới nhằm đưa
thanh niên ngành nông nghiệp đi các tỉnh và làm việc thực tế cũng đã được đưa ra. Chúng tôi không
chỉ hỗ trợ thanh niên về mặt khuyến khích công nghệ mà còn hỗ trợ tinh thần kinh doanh khởi nghiệp
để họ có thể huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân.
Từ phía đại diện Hà Lan: Một vấn đề lớn mà chúng ta cần giải quyết là phải lập kế hoạch dài hạn.
Chúng ta cần nhìn xa hơn những gì đang xảy ra trong 50 năm tới.
Các diễn giả cũng đề cao vai trò của thanh niên khi được đặt câu hỏi. Đại diện Hà Lan co giới
thiệu về Cuộc thi “Thử thách dựa trên tự nhiên để tìm ra các giải pháp sáng tạo và hợp tác”, hiện tại
cuộc thi mở ra cho thanh niên ở Bangladesh, nhưng cũng sẽ mở rộng cho các đồng bằng lớn khác..
Theo Tiến sĩ Nghĩa, hiện nay ở Việt Nam cũng đã có Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh vùng đồng
bằng sông Cửu Long, một số các tổ chức như WWF và các tổ chức khác cũng phát động chương
trình cuộc thi nhằm kêu gọi các tài năng trẻ sáng tạo phần mềm giải quyết các vấn đề về biến đổi khí
hậu và nông nghiệp.
___
Tại khu vực của IUCN, mình cũng đã tham dự một phần chia sẻ về tầm quan trọng của Tảo bẹ (Kelp)
trong thu nhận Carbon.
Các rừng tảo bẹ được cho là có thể mở rộng quy mô trồng mà không gây tác động tiêu cực đến
môi trường.
Sự cô lập cacbon từ các khu vực tảo rộng lớn được ví như là con voi trong bể Carbon xanh (Blue
Carbon). Hiện nay, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đưa đã đưa các khu vực tảo biển lớn vào
danh mục lưu trữ carbon xanh.
___
Tại Ocean Pavilion, mình cũng đã lắng nghe các phần chia sẻ về các công nghệ Quan sát và theo dõi
sự biến đổi của Đại dương cho các nghiên cứu về Khí hậu
Hiện nay, một số các công nghệ đang được sử dụng để Quan sát đại dương liên tục về biến đổi khí
hậu:
Hệ thống quan sát đại dương toàn cầu
Đo lường khảo sát lặp lại của Go-Ship
Phao quan trắc OneArgo sử dụng các phép đo tự động
Hấp thụ nhiệt từ đại dương: Trái đất mất cân bằng năng lượng do hoạt động của con người và phần
lớn (90%) lượng nhiệt tiếp cận do sự mất cân bằng này đang được đại dương hấp thụ.
Hiện tượng nước biển dâng xảy ra do 02 nguyên nhân chính: Thay đổi thế tích đại dương (Sự gia
tăng thể tích do nước từ trong đất liền đổ ra biển) và Sự giãn nở không gian (Sự nóng lên của đại
dương gây nên sự giãn nở nhiệt của nước biển). Argo (và GO-SHIP) cung cấp các quan sát cần thiết
để định lượng sự đóng góp của giãn nở không gian đối với mực nước biển dâng.
Hấp thụ carbon từ đại dương: Đại dương hấp thụ ⅓ lượng CO2 trong khí quyển.
Axit hóa đại dương: Nước biển bị axit hóa khi CO2 đi vào nước. Việc axit hóa đại dương có thể
làm thay đổi sự phát triển cấu trúc của các loại sinh vật có vỏ, cản trở quá trình tạo vỏ cứng cho các
loài sinh vật biển như san hô, ốc, sò, tôm, cua, vv.
Sử sinh sôi nảy nở của Đại dương và Xanh hóa (Ocean Productivity and Greening):
50% lượng oxy được sản xuất hàng năm trên Trái đất đến từ Đại dương.
Thực vật phù du bề mặt đóng góp chính cho quá trình sản sinh oxy này
Một phần carbon trong quá trình sản sinh này cũng được tích tự ở các vùng biển sâu
Hiện tượng tảo nở hoa có thể gây độc cho con người và chuỗi thức ăn, cũng như tạo ra các vùng
tạo oxy tối thiểu
Đại dương cũng đang chuyển nhiều sang màu xanh lá hơn là xanh dương do có sự phân tầng rõ rệt
hơn, thay đổi trong nguồn cung dinh dưỡng và dòng hải lưu trong đại dương. Những thay đổi này
được cho là có sự liên quan tới BĐKH.
Chính vì vậy, các công nghệ về quan sát theo dõi đại dương là vô cùng quan trọng cho các công tác
dự báo sớm và ứng phó với các thay đổi của khí hậu lên đại dương và sự sống trên Trái Đất.
Cảm ơn cả nhà đã lại miệt mài đọc hết Recap ngày thứ 10 của COP28 nhé!
#COP28UAE #ClimateChange #Youth4Climate #VNYPMekong #VNYP

You might also like