BẢN-NỘI-DUNG-TẠM-THỜI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

I. Khái niệm, kết cấu.

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản


của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng
nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ
nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng
tầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản xuất đặc
trưng ấy.
Phạm trù Hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra kết cấu xã
hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định bao gồm ba yếu
tố cơ bản, phổ biến: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
(cơ sở hạ tầng), kiến trúc thượng tầng.

+ Lực lượng sản xuất: nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi
hình thái kinh tế xã hội, tiêu chuẩn khách quan để phân
biệt các thời đại kinh tế khác nhau, là yếu tố suy đến
cùng quyết định sự hình thành và phát triển hình thái
KTXH.
+ Quan hệ sản xuất: là quan hệ khách quan, cơ bản, chi
phối và quyết định mọi quan hệ xã hội, đồng thời là tiêu
chuẩn quan trọng nhất để phân biệt bản chất các chế độ
xã hội khác nhau.
+ Kiến trúc thượng tầng: là sự thể hiện các mối quan hệ
giữa người với người trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu
cho bộ mặt đời sống xã hội.
VD: Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài
người đã sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã hội
từ thấp đến cao:
- Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã
nguyên thủy)
- Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ
nô mang sứ mệnh lịch sử chuyển từ hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản nguyên thuỷ lên hình thái kinh tế - xã hội
chiếm hữu nô lệ) gồm chủ nô và nông nô
- Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến (giai cấp phong
kiến) gồm địa chủ và nông dân
- Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư
sản) gồm tri thức, tiểu tư sản
- Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công
nhân)
Lưu ý phần ví dụ:
Nhóm thuyết trình cần chỉ ra 3 yếu tố cơ bản của 1 hình
thái kinh tế xã hội
Nhóm làm slide thì chèn hình ảnh của 5 hình thái kinh tế
xã hội

II. Vì sao sự phát triển của những hình thái kinh tế -


xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên?
Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái
kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các
quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội,
C.Mác đã đi đến kết luận rằng:
“Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã
hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.

*Tính chất lịch sử - tự nhiên trong quá trình phát triển


của xã hội loài người
- Sự thay thế của các hình thức kinh tế xã hội là một quá
trình từ thấp đến cao tựa như lịch sử tiến hóa của giới
sinh vật trong tự nhiên:

LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

3 yếu tố cơ bản của


hình thái kinh tế - xã QUAN HỆ SẢN XUẤT
hội:

KIẾN TRÚC THƯỢNG


TẦNG

 Tác động biện chứng tạo nên sự vận động, phát


triển của lịch sử xã hội loài người.
1.Xã hội phát triển thông qua sự tác động tổng hợp của
hai quy luật cơ bản:
1. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình
độ phát triển của LLSX:
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất là mối quan hệ biện chứng, sự tác động qua lại 2
chiều) (Powerpoint thể hiện mũi tên 2 chiều)
Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành biến
đổi của quan hệ sản xuất
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực
lượng sản xuất
2. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa Cơ
sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng.
Tương tự quy luật trên thì 2 yếu tố CSHT và KTTT
cũng tác động biện chứng qua lại với nhau.
Trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đôi
với kiến trúc thượng tầng; đồng thời, kiến trúc thượng
tầng thường xuyên có sự tác động trở lại (theo chiều
hướng tích cực hoặc tiêu cực) đối với cơ sở hạ tầng.
(Các khái niệm này đã được đề cập những chủ đề
trước)
2.Nguồn gốc sâu xa của quá trình phát triển xã hội loài
người chính là sự phát triển khách quan của LLSX:
Trước hết là sự phát triển của công cụ sản xuất và
sự phát triển về tri thức, kinh nghiệm kỹ năng của người
lao động. Mỗi sự phát triển của LLSX đều tạo ra khả
năng, điều kiện và đặt ra yêu cầu khách quan cho sự biến
đổi của QHSX. Sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản
xuất và trình độ lực lượng sản xuất là yêu cầu khách
quan của nền sản xuất xã hội.
VD: Giả sử có một nhà máy sản xuất ô tô, Lực lượng sản
xuất trong trường hợp này bao gồm máy móc, dây
chuyền lắp ráp hiện đại và đội & công nhân làm việc
trong nhà máy, từ kỹ sư thiết kế, kỹ thuật viên đều có
trình độ bằng cấp. Thì sẽ kéo theo QHSX phát triển:
Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: Nhà máy ô tô
có thể thuộc sở hữu của một công ty đa quốc gia
Quan hệ trong tổ chức và quản lý: Có một hệ thống tổ
chức và quản lý trong nhà máy, với các quản lý cấp cao,
quản lý dây chuyền sản xuất và quản lý công nhân
Quan hệ trong phân phối kết quả: Công ty sở hữu nhà
máy ô tô sẽ quyết định về việc tiếp thị và phân phối ô tô
sản xuất ra thị trường.

Khi LLSX phát triển thay đổi về chất, đòi hỏi phải
xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất
mới về chất. Sự phát triển về chất của quan hệ sản xuất
tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của cơ sở hạ tầng xã
hội. Khi cơ sở hạ tầng biến đổi về chất dẫn đến sự biến
đổi, phát triển căn bản (nhanh hay chậm, ít hay nhiều)
của kiến trúc thượng tầng xã hội. Hình thái kinh tế xã hội
cũ mất đi, hình thái kinh tế xã hội mới, tiến bộ hơn ra
đời.

Tiến trình lịch sử xã hội loài người là kết quả của sự


thống nhất giữa logic và lịch sử. Sự thống nhất giữa logic
và lịch sử trong tiến trình lịch sử - tự nhiên của XH loài
người bao hàm cả sự phát triển tuần tự với lịch sử phát
triển thế giới và sự phát triển “bỏ qua” 1 hay vài hình
thái kinh tế - xã hội với một số quốc gia.

3. Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã


hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái
kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại và đó là sự phát
triển của lịch sử xã hội loài người, có thể do sự tác động
của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò
quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách
quan.
Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử
nhân loại đã và đang trải qua quá trình thay thế tuần tự
các hình thái KTXH từ thấp đến cao:
Cộng Sản Nguyên Thủy

Chiếm hữu nô lệ

Phong Kiến

Tư Bản Chủ Nghĩa

Xã Hội Chủ Nghĩa


4.Đồng thời, do sự tác động của các yếu tố như điều kiện
địa lý, tương quan giữa các giai, tầng xã hội, truyền
thống văn hóa, điều kiện quốc tế... đã tạo ra sự phát triển
phong phú đa dạng của các cộng đồng người. Do đó, các
HTKT-XH trong những điều kiện nhất định có thể phát
triển qua những bước nhảy vọt “bỏ qua” một hay vài
HTKT-XH nhất định.
VD: Việt Nam từ xã hội thuộc địa nửa PK bỏ qua CNTB
để quá độ đi lên xây dựng hình thái KT-XH Cộng Sản
Chủ Nghĩa.

Mỹ từ xã hội Chiếm hữu nô lệ bỏ qua XHPK để đi lên


TBCN => Đạt được nhiều thành tựu
Như vậy, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển
xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển
tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những
điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế

- xã hội nhất định.

III. Ý nghĩa học thuyết hình thái kinh tế xã hội


Đem lại một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về
lịch sử xã hội , bác bỏ quan niệm trừu tượng, duy vật tầm
thường, duy tâm, phi lịch sử về xã hội trước đó.
Phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và cải tạo
xã hội
 Muốn nhận thức và cải tạo xã hội cũ xây dựng xã
hội mới thì phải chú ý tới những yếu tố tác động
trong lòng hình thái kinh tế xã hội. Trong đó có 3
cái yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất, kiến trúc thượng tầng tạo nên hình thái kinh
tế-xã hội. Quan trong nhất là quy luật quan hệ sản
xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
 Xem nhẹ bất kì yếu tố nào điều là sai lầm
 Xét đến cùng nguyên nhân cuối cùng là việc cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xh mới phải bắt đầu từ lực
lượng sản xuất
Cơ sở khoa học cho việc xác định con đường phát triển
của Việt Nam đó là quá độ lên XHCN, bỏ qua chế độ
TBCN
Cơ sở khoa học quán triệt quan điểm của Đảng ta về con
đường đi lên CNXH của nước ta.
Cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học và cách mạng
trong đấu tranh bác bỏ những quan điểm thù địch, sai
trái, phiến diện về xã hội
Có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về
bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-
Lênin.

PHẦN SƠ ĐỒ TƯ DUY
Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội
Khái niệm
một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với
một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó
phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng
sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được
xây dựng trên quan hệ sản xuất đặc trưng ấy.
Kết cấu
lực lượng sản xuất
quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng)
kiến trúc thượng tầng
Vì sao sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã
hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên?
Lịch sử xã hội loài người phát triển qua nhiều giai
đoạn từ thấp đến cao và tương ứng với mỗi giai đoạn ấy
là một hình thái kinh tế xã hội
Xã hội phát triển thông qua sự tác động tổng hợp
của hai quy luật cơ bản:
Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ
phát triển của LLSX:
Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa Cơ sở
hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng.
Nguồn gốc sâu xa của quá trình phát triển xã hội
loài người chính là sự phát triển khách quan của LLSX.
Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch
sử nhân loại đã và đang trải qua quá trình thay thế tuần
tự các hình thái KTXH từ thấp đến cao.
Đồng thời, do sự tác động của các yếu tố như điều kiện
địa lý, tương quan giữa các giai, tầng xã hội, truyền
thống văn hóa, điều kiện quốc tế... đã tạo ra sự phát triển
phong phú đa dạng của các cộng đồng người. Do đó, các
HTKT-XH trong những điều kiện nhất định có thể phát
triển qua những bước nhảy vọt “bỏ qua” một hay vài
HTKT-XH nhất định.

IV. Ý nghĩa học thuyết hình thái kinh tế xã hội


Đem lại một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về
lịch sử xã hội , bác bỏ quan niệm trừu tượng, duy vật tầm
thường, duy tâm, phi lịch sử về xã hội trước đó.
Phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và cải tạo
xã hội
Cơ sở khoa học cho việc xác định con đường phát triển
của Việt Nam đó là quá độ lên XHCN, bỏ qua chế độ
TBCN
Cơ sở khoa học quán triệt quan điểm của Đảng ta về con
đường đi lên CNXH của nước ta.
Cơ sở khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận
Có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về
bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-
Lênin.

You might also like