KTTX-HÓA-SINH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

KTTX HÓA SINH

Câu 1: Phân tích các tính chất hóa học của monosaccaride có ý nghĩa quan trọng đối với cơ
thể và/ hoặc được ứng dụng trong y học
Bài làm
1. Tính khử (bị oxy hóa)
- Các monosaccarid có tính khử do có hóa chức andehyd hoặc ceton trong phân tử.
Khi cho monosaccarid tác dụng với muối kim loại nặng (muối Cu, Hg...):

 Monosaccarid sẽ khử ion kim loại giải phóng ra kim loại tự do hoặc muối kim loại tự
do có hóa trị thấp hơn.

 Monosaccarid sẽ bị oxy hóa trở thành acid.


- Ứng dụng: định lượng glucose trong máu và định tính glucose trong nước tiểu thường
sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường)

2. Tính oxy hóa (bị khử):


- Các monosaccarid có thể bị khử để tạo polyalcol.
- Ứng dụng:

 Sử dụng như một chất ngọt có lượng calo thấp là chất thay thế cho các loại đường
khác trong chế biến thực phẩm cho người tiểu đường.

 Sorbitol là thuốc nhuận tràng

 Sản xuất manitol từ manose là chất chống phù não

3. Phản ứng tạo ozazon:


- Mỗi loại monosaccarid khi kết hợp với hydrazin (NH2-NH2) hoặc phenylhydrazin (C6H5-
NH-NH2) trong môi trường acid acetic và đun nóng sẽ tạo một hợp chất màu vàng đặc
biệt gọi là ozazon.
Những ozazon có tính chất lý học riêng biệt ( dạng kết tinh, dung điểm, độ hòa tan..) với
từng loại monosaccarid. Phản ứng này xảy ra là do nhóm carbonyl đứng cạnh nhóm
alcol.
- Ứng dụng: Tìm sự có mặt của các loại monosaccarid khác nhau trong dung dịch
4. Tạo furfural:
- Trong môi trường acid vô cơ mạnh, đậm đặc, các monosaccarid bị mất nước tạo furfural
- Ứng dụng: Các furfural phản ứng với các phenol cho màu đặc hiệu. Phản ứng này đc
dùng để định lượng các monosaccarid bằng phương pháp đo màu

5. Tao glucoside
- Do có nhóm –OH bản acetal trong phân tử, các monosaccarid có khả năng tạo thành
những hợp chất ete với alcol. Hợp chất này được gọi là glucosid.
- Các glucosid có dược tính mạnh thường được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh.
VD: glucosid trợ tim như digitalis và strophantus.

6. Tạo este:
- Do có nhóm –OH alcol trong phân tử nên các monosaccarid có thể phản ứng với các acid
tạo thành este tương ứng.
- Ví dụ: monosaccarid liên kết với H3PO4 tạo các estephosphat, đó là các hợp chất có vai
trò quan trọng trong cơ thể.

7. Dẫn xuất osamin


- Ở phản ứng này nhóm –OH ở carbon thứ 2 được thay thế bằng nhóm amin (-NH2).
Thường gặp là glucosamin và galactosamin.
- Ứng dụng:

 Osamin tham gia cấu tạo polysaccarid tạp của cơ thể người và động vật như các
glucolipid và các polysaccarid của tổ chức sụn.

 Glucosamin dùng trong điều trị thoái hóa khớp

8. Các monosaccarid mất oxy


- Thường gặp là deoxyribose do ribose mất oxy ở vị trí carbon thứ hai.
- Trong cơ thể deoxyribose tham gia cấu tạo acid deoxyribonucleic (ADN). Galactose mất
oxy ở vị trí carbon thứ 6 (C6) tạo ra fucose. Ở hồng cầu fucose tham gia cấu tạo các
glucoprotein đặc trưng cho nhóm máu.
Câu 2: Trình bày vai trò của glucid đối với cơ thể. Phân tích đặc điểm giống và khác nhau giữa
tinh bột và glycogen
1. Vai trò của glucid với cơ thể:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể:

 Là vai trò của quá trình thoái hóa glucose theo con đường "đường phân” khi thoái
hóa hoàn toàn 1 phân tử glucose theo con đường này trong điều kiện đủ oxy cung
cấp 38ATP.

 Glucid đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng các mô thần kinh đặc biệt là hệ
thần kinh trung ương vì tố chức thần kinh có khả năng dự trữ glucid rất kém, sự nuôi
dưỡng chủ yếu nhờ glucose của máu mang đến.

 Nếu thiếu glucose trong thời gian ngắn (hạ đường huyết) có thể làm não ngừng hoạt
động, bệnh nhân có thể hôn mê và tử vong.
- Cấu tạo cơ thể: Tham gia thành phần cấu tạo của acid nucleic, glycoprotein, glycolipid,…
là những cấu tử quan trọng của tế bào và mô.
- Bảo vệ cơ thể: tham gia cấu tạo kháng thể
- Dự trữ năng lượng: dưới dạng glucogen ở động vật, tinh bột ở thực vật. Kích thức nhu
động ruột: chủ yếu do vai trò của cellulose. Cellulose giúp kích thích co bóp dạ dạ, tăng
cường nhu động ruột, kích thích các tuyến tiêu hóa bài tiết dịch tiêu hóa

2. Giống nhau và khác nhau giữa tinh bột và glycogen.


 Giống nhau
- Là polysaccarid thuần: Do nhiều phân tử ose cùng loại cấu tạo nên
- Không có tính khử
- Liên kết trong phân tử là α 1-4 glucosid và α 1-6 glucosid. Thủy phân ra sản phẩm cuối
cùng là glucose
 Khác nhau:

Tinh bột Glycogen


Nguồn Dạng dự trữ ở thực vật(hạt, quả, củ) Động vật:Nhiều ở gan và cơ
gốc
Vai trò Là thức ăn của người và động vật Là chất dự trữ Là chất dự trữ của động vật
của thực vật
KLPT 106 - 107 107 – 109
Cấu tạo - Gồm 2 phần: - Gồm 2.400 đến 24000 gốc α 1-4 glucosid và
+ Amylose: α 1-6 glucosid (ở chỗ phân nhánh)
- Glycogen phân nhánh nhiều và độ dài mỗi
Chiếm 15-20%, tan trong nước. nhánh ngắn hơn ( mỗi nhánh từ 8-12 glucose)
Mỗi mạch amylose có từ 200 đến hàng nghìn
gốc α – D gucose, nối với nhau bằng liên kết α 1-
4 glucosid tạo mạch thẳng, cấu trúc chuỗi dài
không phân nhánh
+ Amylopectin:
Chiếm 80-85%
Gồm hơn 600-6000 gốc α – D gucose nối với
nhau bằng liên kết α 1-6 glucosid tạo ra nhiều
mạch nhánh, mỗi nhánh dài không quá 24
glucose

Tính Cho phức hợp màu xanh tím Cho phức hợp màu tím đỏ
chất: Td
với iod
Câu 3: Trình bày nguồn gốc, cấu tạo, vai trò của disaccarid
- Disaccarid được tạo thành bằng cách khử một phân tử nước giữa hai phân tử
monosaccarid, tạo nên cầu oxy (liên kết glucosid).
- Cầu oxy được hình thành giữa nhóm –OH bán acetal với nhóm OH alcol hoặc giữa 2
nhóm –OH bán acetal của 2 phân tử ose.
1. Saccarose
- Nguồn gốc: có trong sữa người và động vật.
- Cấu tạo: Do 2 ose là α Dglucose và β Dfructose tạo nên. Liên kết glucosid được tạo thành
giữa C1 của glucose với C2 của fructose.

- Vai trò:

2. Lactose
- Nguồn gốc: có trong sữa người và động vật.
- Cấu tạo: Do β Dgalactose và β Dglucose tạo thành cầu oxy nối C1 của galactose với C4 của
glucose

- Vai trò:
3. Maltose
- Nguồn gốc: mầm lúa, kẹo mạch nha.
- Cấu tạo: do 2 phân tử aDglucose tạo thành. Cầu oxy nối C1 của phân tử glucose thứ nhất
với C4 của phân tử glucose thứ hai.
Câu 4: Trình bày cấu tạo,nguồn gốc, vai trò, tính chất của cholesterol. Giải thích tại sao nồng
độ cholesterol tăng cao trong máu lại là yếu tố gây xơ vữa động mạch
1. Cholesterol
- Cấu tạo: Cholesterol là một alcol vòng (sterol) có 27C.

 Trong đó có 3 vòng 6 cạnh và 1 vòng 5 cạnh.

 Một alcol bậc nhì ở C3.

 Một liên kết đối ở C5-6.

 Hai nhóm - CH3 gắn ở C10 và C13.

 Một mạch nhánh 8 cacbon ở C17.


- Nguồn gốc:

 Có nhiều trong máu, não, lòng đỏ trứng.

 Trong da, cholesterol cỏ dưới dạng oxy hóa là 7 – dehydrocholesterol (mạch kép giữa
7 – 8), dưới tác dụng của tia tử ngoại (mở mạch 9 – 10) tạo thành vitamin D3
- Vai trò:

 Tạo acid mật

 Cấu tạo hormone bản chất steroid, tiền chất vitamin D3

 Tham gia cấu tạo màng tế bào, màng nhân tế bào.


- Tính chất:

 Cholesterol kết tinh dưới dạng vảy óng ánh như xà cừ

 Tan trong ete và các dung môi của lipid

 Cho phản ứng màu đặc hiệu Liebermann – Burchard. Phản ứng này được ứng dụng
để định lượng và định tính cholesterol.
2. Giải thích
- Cholesterol gồm có cholesterol este và cholesterol tự do.
- Khi cholesterol tăng cao trong máu thì lượng cholesterol tự do cũng tăng cao. Đặc
điểm của cholesterol tự do là có nhóm –OH tự do ở vị trí C3. Khi tăng cholesterol tự
do làm giảm tinh lỏng của thành mạch, nhóm -OH của cholesterol tự do làm tổn
thương tế bào nội mạc, đại thực bào xuyên mạch đến lớp áo giữa động mạch, tế bào
bị hoại tử còn lại thành phần lipid tạo thành mảng xơ vữa
Câu 5: Trình bày cấu tạo, phân loại acid béo tham gia cấu tạo lipid. Phân tích vai trò chung của
lipid đối với cơ thể
1. Cấu tạo acid béo tham gia ctao lipid
- Acid béo là những acid carboxylic với chuỗi hydrocarbon có từ 4 đến 36 carbon.
- Acid béo có thể bão hòa (không chứa liên kết đôi) và không có nhánh
- Một số chứa 1 hay nhiều liên kết đôi.
- Một số ít acid béo có nhánh, có vòng hoặc chứa nhóm chức hydroxyl.

2. Phân loại acid béo tham gia ctao lipid


 Acid béo bão hoà
- Acid béo bão hoà có chuỗi thẳng:

 Ax béo bão hòa có từ 4 -14C rất tan nên không tham gia cấu tạo màng TB và màng
bào quan, chủ yếu cung cấp NL
Ax béo bão hòa có trên 14C khó tan và rất khó tan, tham gia cấu tạo màng sinh
học bền

 Phổ biến trong tự nhiên

 Công thức thô CnH2nOn (n là số carbon chẵn).

 Công thức chung: CH3-(CH2)n - COOH.

 Acid béo bão hoà phổ biến trong thiên nhiên là:
Acid palmitic (16C) công thức: CH3—(CH2)14–COOH
Acid stearic (18C) công thức: CH3 - (CH2)16–COOH
- Acid béo bão hoà có nhánh: Phần lớn có một nhánh.
VD: Acid béo có nhánh của vi khuẩn Kock acid tuberculostearic:

 Acid béo không bão hoà


Là những acid béo chuỗi thẳng (đôi khi có nhánh), có một hoặc nhiều liên kết đôi.
- Acid béo monoethylenic: CnH2n-2O2
 Liên kết đôi trong acid béo được ký hiệu bởi chữ delta (  kèm theo sau là vị trí
carbon có liên kết đôi)

VD: Acid oleic C189

 Acid oleic là một acid béo phổ biến có trong tất cả các dầu, mỡ động vật và thực
vật. Acid oleic ở thể lỏng trong nhiệt độ thường.
- Acid béo polyethylenic:

 Acid béo có 2 liên kết đôi: CnH2n-4O2.

Quan trọng nhất là acid linoleic (C18 9,12), có nhiều trong dầu thực vật, là acid béo
cần thiết đối với con người.

 Acid béo có 3 liên kết đôi: CnH2n-6 O2 VD: acid linolenic (C18 9,12,15)

 Acid béo có 4 liên kết đôi: CnH2n-8 O2 VD: acid arachidonic (C20 5,8,11,14) có trong dầu,
mỡ động vật

 Acid béo mang chức alcol


Acid cerebronic có trong lipid tạp của não

 Acid béo có vòng


- Acid prostanoic là một acid có vòng 5 cạnh với 20 carbon và mang 2 chuỗi thẳng, acid
prostanoic có dẫn xuất là prostaglandin.
- Prostaglandin có tầm quan trọng về mặt dược lý và sinh hoá, do có tác dụng lên các
cơ quan sinh dục và cơ trơn của nhiều tổ chức. Trong cơ thể, prostaglandin được tổng
hợp từ acid arachidonic, VD: prostaglandin E2 (PGE2)
3. Vai trò chung lipid đối với cơ thể
- Là thành phần cấu tạo của tất cả các cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật.
- Cung cấp và dự trữ năng lượng: 1g lipid cung cấp 9.3kcal, năng lượng dư thừa từ
carbohydrat, protein và lipid được dự trữ dưới dạng triglycerid ở mô mỡ
- Duy trì thân nhiệt, bảo vệ cơ thể và các cơ quan bằng lớp mỡ dưới da và lớp mỡ bao
quanh một số cơ quan (vai trò của lipid thuần).
- Thành phần cấu tạo quan trọng của màng tế bào: Đó là vai trò của các lipid tạp.
- Cung cấp các acid béo chưa bão hòa cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được.
- Thiếu acid béo Omega- 3 sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và khả năng nhìn
- Giúp vận chuyển các vitamin tan trong lipid như A,D,E,K

You might also like