Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

CHƯƠNG 4:

TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH


CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH

4.1 KHUNG MÔ HÌNH KINH DOANH


4.2 THIẾT KẾ MÔ HÌNH KINH DOANH
4.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH
4.4 NHỮNG HÌNH MẪU CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH

KHUNG MÔ HÌNH
KINH DOANH
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH
• Mô hình kinh doanh là một thuật ngữ về kinh tế, khá trừu tượng và có nhiều nghĩa khác
nhau. Mô hình kinh doanh có thể là một văn bản tổng quan sắp xếp các kế hoạch phát
triển của tổ chức, công ty, doanh nghiệp trong tương lai. Có người lại nói rằng: “Mô
hình kinh doanh là bản kế hoạch để sinh doanh thu và lợi nhuận”. Mô hình kinh doanh
còn là một cấu trúc khái niệm hỗ trợ khả năng tồn tại của một sản phẩm hoặc công ty và
bao gồm mục đích, mục tiêu của công ty và kế hoạch dự định đạt được chúng.
• Tóm lại, tất cả vẫn có chung một ý nghĩa của khái niệm Mô hình kinh doanh là bản kế
hoạch kiếm tiền và phát triển, phát triển để kiếm tiền… Nó chính xác là tất cả những
hướng đi mà chủ doanh nghiệp vạch ra để bám theo loại hình kinh doanh nhất định.
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH
Khung mô hình kinh doanh là gì ?
Khung mô hình kinh doanh Business Model Canvas là một mẫu quản lý chiến lược và
mẫu khởi nghiệp tinh gọn để phát triển các mô hình kinh doanh mới hoặc củng cố mô
hình hiện có. Được phát triển bởi 2 tác giả Alexander Osterwalder và Yves Pigneur
cùng 470 cố vấn, doanh nhân từ 45 quốc gia .
Khung mô hình kinh doanh cung cấp một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp nói chung,
và đặc biệt hữu ích khi phân tích so sánh về tác động của việc tăng đầu tư có thể có đối
với bất kỳ yếu tố góp phần nào.
9 yếu tố quan trọng của khung mô hình kinh doanh
1. Phân khúc khách hàng: Khách hàng là ai? Họ nghĩ gì? Xem? Cảm thấy? Làm gì?
2. Giải pháp giá trị: Điều gì hấp dẫn về Giải pháp giá trị của bạn? Tại sao khách hàng
phải mua, sử dụng?
3. Kênh: Các giải pháp giá trị của bạn được quảng bá, bán và phân phối như thế nào?
Tại sao?
4. Mối quan hệ khách hàng : Làm thế nào để bạn tương tác với khách hàng thông qua
hành trình của họ?
5. Dòng Doanh thu: Làm thế nào để doanh nghiệp kiếm được doanh thu từ các giá trị
đề xuất?
9 yếu tố quan trọng của khung mô hình kinh doanh

6. Các hoạt động chính: Doanh nghiệp làm gì để đưa ra giải pháp giá trị của
mình?
7. Nguồn lực chính: Các nguồn lực chính nào mà doanh nghiệp sử dụng để cạnh
tranh?
8. Đối tác chính: Điều gì khiến công ty không thể tập trung vào các Hoạt động
chính của mình?
9. Cấu trúc chi phí: Các yếu tố thúc đẩy chi phí chính của doanh nghiệp là gì?
Chúng được liên kết với doanh thu như thế nào?
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH
Khung mô hình kinh doanh có vai trò như thế nào?
Khung mô hình kinh doanh là một công cụ phổ biến với các doanh nhân và các nhà
quản lý. Về cơ bản, có 3 lý do nổi bật sau:
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH

THIẾT KẾ MÔ HÌNH
KINH DOANH
KHẢ THI - SÁNG TẠO
PHƯƠNG ÁN MỚI
THIẾT KẾ
“NHỮNG ĐIỀU KHÔNG HỀ TỒN TẠI”

5 KỸ THUẬT THIẾT KẾ MÔ HÌNH


KINH DOANH:
THẤU HIỂU KHÁCH HÀNG
TẠO LẬP Ý TƯỞNG
TƯ DUY TRỰC QUAN
CHẠY THỬ NGUYÊN MẪU
SÁNG TẠO RA MỘT CÂU CHUYỆN
TRUYỀN THÔNG
THIẾT KẾ MÔ HÌNH KINH DOANH DỰA TRÊN
HIỂU BIẾT VỀ KHÁCH HÀNG
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH

• Áp dụng ý kiến khách hàng là một nguyên tắc có tính định hướng cho toàn
bộ quá trình thiết kế mô hình kinh doanh. Quan điểm khách hàng sẽ cung
cấp thông tin để chúng ta đưa ra những lựa chọn về các giải pháp giá trị,
kênh phân phối, quan hệ khách hàng và dòng doanh thu.

• Một thách thức khác nằm trong vấn đề nhận biết đối tượng khách hàng nào
nên chú ý và đối tượng nào nên bỏ qua khi thiết kế.
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH

Khách hàng nhìn thấy gì? Khách hàng nghe thấy Suy nghĩ và cảm nhận của
• Điều khách hàng nhìn thấy những gì? khách hàng
trông như thế nào? • Bạn bè họ nói những gì? • Điều gì thật sự quan trọng
• Xung quanh họ có những ai? • Những ai thật sự ảnh hưởng đối với khách hàng?
• Hằng ngày người đó hay tiếp tới họ? • Hình dung cảm xúc của
xúc với những loại chào • Những kênh truyền thông khách hàng, cảm xúc thúc
hàng nào (so với tất cả sản nào ảnh hưởng tới họ? đẩy như nào?
phẩm được chào bán trên thị • Cảm xúc nào thúc đẩy người
trường)? đó?
• Người đó đang đối mặt với • Cố gắng diễn tả ước mơ và
những vấn đề gì? nguyện vọng của người đó.
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH

Khách hàng nói gì và Những khó khăn mà Lợi ích mà khách hàng
làm gì? khách hàng đang gặp đạt được là gì?
• Khách hàng có thái độ phải • Khách hàng muốn hay cần
như thế nào? • Nỗi bức xúc của họ là gì? đạt được những gì?
• Hành động của họ như • Khách hàng có thể cấp • Thước đo thành công của
thế nào? nhận loại rủi ro nào? họ như thế nào?
• Chướng ngại ngăn cách • Những chiến lược mà họ
giữa khách hàng và điều đang thực hiện là những
họ muốn là gì? chiến lược nào?
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH

TẠO LẬP Ý TƯỞNG


CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH
DOANH
Lên phương án cho mô hình kinh doanh hiện tại là một chuyện, thiết kế một mô hình
mới và tân tiến lại là một chuyện khác. Điều cần có ở đây là một mô hình sáng tạo có
thể sản sinh ra nhiều ý tưởng về mô hình kinh doanh và từ đó tách ra được những ý
kiến hoàn hảo nhất. Qúa trình này được gọi là quá trình tạo lập ý tưởng.
Tạo lập các phương án về mô hình kinh doanh mới để tạm bỏ qua hiện trạng và những
mối nghi ngại lơ lững trên các vấn đề liên quan tới quá trình vận hành. Nhờ đó chúng ta
mới có thể tạo ra các sáng kiến thật sự.
Cải tiến mô hình kinh doanh không phải là quay đầu nhìn lại cũng không phải nhìn
sang đối thủ cạnh tranh mà phải tưởng tượng ra hàng tá ý tưởng trước khi thu hẹp
chúng vào một danh sách ngắn những phương án nằm trong tầm nhận thức.
Do đó, tạo lập ý tưởng gồm hai giai đoạn chính: Sản sinh ý tưởng (giai đoạn chú trọng
vấn đề số lượng ý tưởng); Tổng hợp (trong giai đoạn này các ý kiến được thảo luận, kết
hợp và thu hẹp lại trong một số lượng nhỏ các phương án khả thi)
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH
TẬP HỢP ĐỘI • Tập hợp thành một nhóm thích hợp
• Đảm bảo các thành viên đa dạng về thâm niên, tuổi tác, trình độ
kinh nghiệm, kiến thức về khách hàng và trình độ chuyên môn
NGŨ nghiệp vụ.

• Lập công trình khảo sát, nghiên cứu khách hàng hay các triển
vọng, xem xét kỹ lưỡng các công nghệ mới, hay đánh giá các mô
NGHIÊN CỨU hình kinh doanh hiện tại
• Qúa trình này thường kéo dài vài tuần hay chỉ vài buổi.

• Mở rộng phạm vi lĩnh vực có thể nảy sinh giải pháp, nhằm tạo ra
nhiều ý tưởng hết mức có thể
MỞ RỘNG • Mục tiêu của giai đoạn này là số lượng chứ không phải là chất
lượng.
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH
• Xác định chính xác mục tiêu giảm số lượng các ý tưởng đến
LỰA CHỌN một con số nhỏ nằm trong tầm kiểm soát.
• Các tiêu chuẩn có tính đặc trưng riêng như thời gian triển
TIÊU CHUẨN khai, triển vọng doanh thu, dự kiến trường hợp khách hàng
không chấp nhận có thể xảy ra đến lợi thế cạnh tranh.

CHẠY THỬ • Mô hình khinh doanh thế nào là hoàn hảo cho việc áp dụng
các ý tưởng đã được chọn lọc?
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH

TƯ DUY TRỰC QUAN


CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH

Cách sử dụng các công cụ trực quan như hình ảnh, phác thảo, đồ thị và
những mảnh giấy ghi chú để xây dựng và thảo luận về ý nghĩa của nó.
Phương pháp trực quan mang lại sức sống cho một mô hình khinh doanh
và đồng hỗ trợ cho quá trình đông sáng tạo.
Sử dụng những từ ngữ có cú pháp trực quan nhất cũng như hình dung
bức tranh toàn cảnh và nhìn nhận các mối quan hệ.
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH

CHẠY THỬ NGUYÊN MẪU


CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH
DOANH

• Tương tự tư duy trực quan, công cụ này • Có dạng thức của một phát thảo đơn giản,
giúp các khái niệm trừu tượng trở nên hữu một khái niệm được mô tả đầy đủ và kỹ
hình và hỗ trợ cho quá trình khám phá lưỡng trong bảng phát thảo mô hình khinh
những ý tưởng mới. Công cụ này được sử doanh, hay một bảng biểu mô phỏng lại quá
dụng rộng rãi trong thiết kế sản phẩm, kiến trình vận hành của một mô hình kinh doanh
trúc và thiết kê giao diện. xét theo khía cạnh tài chính.
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH

SÁNG TẠO MỘT CÂU CHUYỆN TRUYỀN THÔNG


CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH
DOANH
KỂ CHUYỆN

Không chỉ cần phát thảo một mô hình kinh doanh để giúp tóm lược và phân tích một mô hình
mới mà còn cần kể chuyện để hỗ trợ truyền đạt thông tin về mô hình đó một cách hiệu quả.
Những câu chuyện thường thu hút người nghe, nên đó là một công cụ lý tưởng để chuẩn bị cho
một cuộc thảo luận sâu hơn về mô hình khinh doanh và những suy luận mang tính nền tảng của
nó.
Xóa bỏ hoài nghi trước những mô hình kinh doanh xa lạ.
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH
1. TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG MỚI
2. KÊU GỌI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
3. THU HÚT SỰ CHÚ Ý CỦA BỘ PHẬN NHÂN VIÊN
4. HỮU HÌNH HÓA NHỮNG MÔ HÌNH KINH DOANH
5. HỮU HÌNH HÓA TƯƠNG LAI
6. KHƠI GỌI SÁNG TẠO
7. ĐIỀU CHỈNH QUÁ TÌNH THAY ĐỔI
8. LẬP TRƯỜNG QUAN ĐIỂM CỦA CÔNG TY
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH
DOANH
4.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG
MÔ HÌNH KINH DOANH
1. Tìm hiểu, đánh giá, xác định nhu
cầu khách hàng
2. Lên ý tưởng cho sản phẩm để thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng
3. Lên ý tưởng cho các kênh kinh
doanh
4. Lập kế hoạch và thử nghiệm thực tế
5. Bắt đầu hoàn thiện mô hình kinh
doanh và đi vào hoạt động
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH
DOANH
4.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG
MÔ HÌNH KINH DOANH
1. Tìm hiểu, đánh giá, xác định nhu
cầu khách hàng

Để bắt đầu nghĩ về một ý tưởng kinh


doanh, chúng ta cần biết đối tượng khách
hàng mục tiêu mình hướng đến đang
thiếu gì và họ cần thỏa mãn nhu cầu gì,
hoặc với đối tượng khách hàng đó thì
chúng ta cần làm gì để thu hút sự chú ý
và tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm ở họ.
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH
DOANH
4.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG
MÔ HÌNH KINH DOANH
2. Lên ý tưởng cho sản phẩm để thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng
Doanh nghiệp sẽ bắt tay vào việc nghiên
cứu, tạo ra sản phẩm thỏa mãn cả về chất
lượng, mẫu mã, giá cả. Sự cạnh tranh trên
thương trường rất khốc liệt vì vậy, doanh
nghiệp cần tạo ra những sản phẩm có sự
khác biệt mạnh mẽ, lợi thế hơn đối thủ
nhưng vẫn thỏa mãn được nhu cầu khách
hàng.
4.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH

3. Lên ý tưởng cho các kênh kinh doanh


Các kênh kinh doanh là cách thức một công
ty giao thiệp và tiếp cận các phân khúc
khách hàng của mình nhằm chuyển đển họ
một giải pháp giá trị là cầu nối giúp đưa
khách hàng gần hơn với sản phẩm đồng thời
mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Ở mỗi kênh thì doanh nghiệp cần xác định
các chiến lược hỗ trợ bao gồm tất cả các yếu
tố về giá cả, tiếp thị, phân phối và duy trì để
các kênh hoạt động hiệu quả, phù hợp với
thị trường ở từng thời điểm khác nhau.
4.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH

4. Lập kế hoạch và thử nghiệm thực tế


Việc lập kế hoạch kinh doanh cho phép bạn
kiểm tra chi phí, chất lượng và giá cả với nguy
cơ có thể xảy ra và biện pháp khắc phục tình tình
xấu. Việc lập kế hoạch càng có mục tiêu và chi
tiết cụ thể thì sẽ càng có tính thực thi cao.
Việc thử nghiệm thực tế sẽ giúp các doanh
nghiệp tránh khỏi những rủi ro lớn. Việc thử
nghiệm trước trên một thị trường quy mô nhỏ
hơn sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tốt nhất sự
hiệu quả và mức độ khả quan trước khi áp dụng
vào thực tế.
4.3 QUY TRÌNH XÂY
DỰNG MÔ HÌNH KINH
DOANH

5. Bắt đầu hoàn thiện mô hình kinh doanh và đi vào hoạt động
Sau khi đã phác họa thành công mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ hoạt động, chúng ta cần
bắt đầu xây dựng và thực tế hóa mô hình kinh doanh đó.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: về công ty, văn phòng, trang thiết bị, dây chuyền máy móc. Chuẩn
bị đầy đủ nguồn lực cả về vốn và nhân lực. Tìm kiếm những đối tác tiềm năng và xây dựng mối
quan hệ hợp tác bền vững lâu dài.
Huy động vốn từ các nhà đầu tư. Hãy trình bày kế hoạch, phân tích những mặt lợi của mô hình
kinh doanh mà doanh nghiệp bạn sẽ hoạt động để tạo sự thu hút, chú ý từ các nhà đầu tư. Dựa vào
mô hình kinh doanh để chứng minh hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho
họ nếu họ sẵn sàng đầu tư.
CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH
4.4 NHỮNG HÌNH MẪU CỦA
MÔ HÌNH KINH DOANH
NHƯỢNG QUYỀN KD ĐA THƯƠNG HIỆU

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

KD VẬN CHUYỂN LƯỠI DAO CẠO


CHƯƠNG 4: TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH
DOANH
KẾT LUẬN
Dù bạn đang muốn bắt đầu công việc kinh doanh mới hay mở rộng thị trường mục tiêu thì
việc tạo ra một mô hình kinh doanh là điều thiết yếu. Công việc này có tầm quan trọng
chiến lược vì nó sẽ giúp tất cả các hoạt động bán hàng, marketing đi đúng hướng và mang
về doanh thu cho doanh nghiệp.
Có nhiều loại mô hình kinh doanh khác nhau. Mỗi loại thay đổi đáng kể dựa trên loại hình
tổ chức và dịch vụ để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

You might also like