ĐỀ TỔNG HỢP GKII (tiếp)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VB THƠ TỰ DO + KĨ NĂNG VIẾT (KTGKII – NV 8)

Đề 7.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm


Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát


Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy


Một tiếng “vườn” rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng “suối”
Tiếng “heo may” gợi nhớ những con đường.

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ )
Câu 1. Đoạn trích trên viết theo thể thơ nào? Dựa vào đâu để con xác định được điều đó?
Câu 2. Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì? Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ bằng 1 câu
văn.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Câu 4. Đặc sắc nào của tiếng Việt được tác giả nhắc đến trong khổ thơ in đậm .
Câu 5. Qua văn bản, em cảm nhận được thái độ, tình cảm nào của tác giả đối với tiếng Việt?
Câu 6. Tiếng Việt thật giàu và đẹp. Theo em, làm thế nào để giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt?
Hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy để làm rõ điều đó.
Đề 8
Mẹ và quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được


Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên


Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời


Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? (Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1. Bài thơ là lời của ai nói với ai, nói về điều gì? Em hiểu như thế nào về tâm trạng và thái độ của người
nói?
Câu 2. Nêu nhận xét về hình thức của bài thơ. Các yếu tố hình thức đó cho thấy tác phẩm được viết theo thể
thơ nào?
Câu 3. Em hiểu “lớn lên” và “lớn xuống” ở các dòng thơ số 5,6 như thế nào?
Câu 4. Từ “quả” ở khổ 1 và từ “quả” ở khổ 3 có gì giống và khác nhau?
Câu 5. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ cuối:
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
Câu 6. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu, nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ trong bài thơ
ĐỀ 9
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về đoạn thơ sau:
Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông…

Ta lớn lên bối rồi một sắc hồng


Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi
Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội
Ta nhận ra mình đang lớn khôn…

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng


Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh…

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
“Tuổi của mụ” con nằm trong bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi…
(Trích chương I Lời chào, trường ca Mặt đường khát vọng,
Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974)

Đọc gợi ý sau -> ghi lại ý còn thiếu -> hoàn thiện dàn ý rồi viết đoạn
Dàn ý chưa hoàn chỉnh-> Chỉnh, Viết
bổ sung
MĐ: Giới thiệu nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm cùng trường ca “Mặt
đường khát vọng”, vị trí đoạn thơ.

TĐ: Trình bày cảm nghĩ về nét độc


đáo của đoạn thơ về cả nội dung và
nghệ thuật:
1. Xác định chủ đề/ nội dung chính
đoạn thơ: Đoạn trích thể hiện cảm
xúc của nhân vật trữ tình: xao xuyến,
bồi hồi và tiếc nuối về những tháng
ngày thơ ấu đẹp đẽ; đồng thời cũng
thể hiện niềm trân trọng đối với
những điều bình dị, thân thuộc
quanh mình và lòng biết ơn về công
lao sinh thành của mẹ.
2. Nêu cảm nghĩ về một số nét
đặc sắc về hình thức nghệ thuật
của đoạn thơ (phù hợp với đặc
trưng thơ tự do)
+ Chủ thể trữ tình: Xuất hiện trực
tiếp qua đại từ nhân xưng “ta”
+ Từ ngữ: sử dụng các từ ngữ bộc
lộ tình cảm trực tiếp: vô tư, xao
xuyến, mênh mang, bối rối, biết ơn,
quý yêu,…
+ Hình ảnh gần gũi, thân thuộc về
những năm tháng niên thiếu tươi
đẹp: màu mực tím, bèo lục bình, nét
chữ thiếu thời, hoa phượng, những
cánh sẻ nâu, cánh diều thơ nhỏ, sắc
trời xanh, …
+ Các phép tu từ: ẩn dụ nét chữ
thiếu thời trôi nhanh; so sánh (Nét
chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng
sông; Phượng cứ nở hoài như đếm
tuổi, … ), điệp ngữ biết ơn,…
+ Giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng,
lắng sâu, chiêm nghiệm.

3. Nêu tác dụng của thể thơ tự


do: Thể thơ tự do với vần, nhịp linh
hoạt giúp nhà thơ thể hiện sâu sắc
nỗi nhớ tuổi niên thiếu da diết –
một tuổi thơ êm đềm, bình yên và
lòng biết ơn đối với những điều
giản dị quanh mình.

KĐ: Nêu khái quát cảm nghĩ về bài


thơ:
Đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm
đã gieo cho ta những chiêm
nghiệm, để từ đó thêm biết ơn và
trân trọng những điều bé nhỏ, giản
dị quanh mình, thêm yêu quê
hương, đất nước hơn.

You might also like