BTN-LSHTT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Nhóm: 02
Lớp: N02 – TL1

Hà Nội – 2024

1
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP NHÓM
Nhóm số: 02 Lớp: N02.TL1
Tổng số sinh viên của nhóm: 10 Môn học: Luật sở hữu
trí tuệ
Đề bài: Ông Nguyễn Xuân Minh đã tìm tòi và sử dụng khuôn ép để tạo dáng
thành công dưa lê hình hồ lô với kiểu dáng độc đáo. Sản phẩm này có thể sản xuất
được với số lượng lớn. Ông Minh sau khi trồng thử nghiệm đã trưng bày tại triển
lãm nông sản của địa phương và bán được số lượng lớn sản phẩm này tại triển
lãm. Khi đánh giá sản phẩm dưa lê này có khả năng khai thác thương mại cao,
Ông Minh mới tính đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở phân
tích vụ việc, hãy phân tích và đánh giá:
1. Hình dáng dưa lê hồ lô do Ông Minh sáng tạo ra có thể được bảo hộ dưới
dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không? Vì sao?
2. Hình dáng dưa lê hồ lô nói trên có đáp ứng các điều kiện bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp hay không?
3. Hãy đưa ra ý kiến tư vấn trong trường hợp ông Minh muốn đăng ký khuôn
ép để tạo ra dưa lê có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp.
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm 02 với kết quả như sau:
ĐÁNH GIÁ
ĐÁNH GIÁ CỦA GV
CỦA SV SV
STT MÃ SV HỌ VÀ TÊN KÝ GV
ĐIỂM ĐIỂM
A B C TÊN (Ký
(số) (Chữ)
tên)
1 460301 Nguyễn Tuệ An ü
2 460302 Đào Minh Anh ü
3 460307 Nguyễn Thị Kim Chi ü
4 460310 Vũ Ánh Dương ü

2
5 460318 Nguyễn Thu Hằng ü
6 4603 Trần Thu Hà ü
7 4603 Trịnh Hồng Hà ü
8 4603 Hoàng Ngân Hà ü
9 4603 Nguyễn Bảo Hân ü
10 460 Đỗ Đức Hiếu ü

Hà Nội, ngày tháng năm 2024


NHÓM TRƯỞNG
An
Nguyễn Tuệ An

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 5
NỘI DUNG .......................................................................................................... 5
Câu 1: Hình dáng dưa lê hồ lô do Ông Minh sáng tạo ra có thể được bảo
hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không? Vì sao? ...................... 5
1. Xét về tính thẩm mỹ (nghệ thuật) ...................................................... 6
2. Tính hữu ích ........................................................................................ 7
3. Tính sáng tạo ....................................................................................... 7
Câu 2: Hình dáng dưa lê hồ lô nói trên có đáp ứng các điều kiện bảo hộ
kiểu dáng công nghiệp hay không? ............................................................... 8
Câu 3: Hãy đưa ra ý kiến tư vấn trong trường hợp ông Minh muốn đăng
ký khuôn ép để tạo ra dưa lê có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp. .... 11
I. Đánh giá, phân tích, so sánh điều kiện bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp với tác phẩm ông A ...................................................................... 11
II. Tư vấn các bước đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với tác
phẩm của ông A ........................................................................................ 15
KẾT BÀI ............................................................................................................ 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 20

4
LỜI MỞ ĐẦU
Kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm là một trong các yếu tố tạo nên sức hút
của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Chính vì đặc điểm đó mà các nhà sản xuất
không ngừng thay đổi kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm nhằm mang đến cho người
tiêu dùng thêm những sản phẩm mới đẹp và tiện dụng. Đây là những thành quả
đầu tư, nghiên cứu, tìm tòi cái mới của chủ sở hữu. Tuy nhiên, có rất nhiều người
vẫn còn băn khoăn về các điều kiện bảo hộ cũng như quyền được bảo hộ cho các
“sản phẩm trí tuệ” của mình bởi trên thực tế có rất nhiều hành vi xâm phạm vẫn
thường xuyên xảy ra và gây rất nhiều thiệt hại cho chủ sở hữu. Bài luận này sẽ tập
trung phân tích và giải quyết những vấn đề liên quan đến kiểu dáng công nghiệp
và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ qua việc xử lý tình huống được đưa ra
trong Đề số 2.
Bài làm này sử dụng Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019,
2022 nay gọi là Luật SHTT
NỘI DUNG
Câu 1: Hình dáng dưa lê hồ lô do Ông Minh sáng tạo ra có thể được bảo hộ
dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không? Vì sao?
Trong cuốn “Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn hóa thông
tin có giải thích: “Mỹ thuật ứng dụng là các nghệ thuật áp dụng sản xuất công
nghiệp để cho ra những sản phẩm mỹ thuật phục vụ đời sống hay mỹ thuật ứng
dụng là những tấm tranh, phù điêu, đường diềm, thảm,…trang trí cho một công
trình hoặc ứng dụng cho một công việc cụ thế nào đó. Như vậy, hiểu theo nghĩa
chung nhất, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là những tác phẩm mang tính nghệ thuật
nhưng gắn liền hoặc được thể hiện trên các vật dụng, đồ vật hàng ngày.
Đầu tiên, căn cứ theo quy định Điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ
đã nêu rõ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ
quyền tác giả. Tuy nhiên, Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan đã nêu
rõ định nghĩa về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại Khoản 8 Điều 6 là: “tác phẩm
được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có
5
thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao
gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì
sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính
mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại
thất mang tính mỹ thuật”. Do vậy, cần phải có các điều kiện bảo hộ của quyền tác
giả cùng với điều kiện riêng của loại hình này thì mới được bảo hộ là tác phẩm
mỹ thuật ứng dụng. Bao gồm: tính thẩm mỹ (nghệ thuật), tính hữu ích (gắn liền
với những đồ vật hữu ích có mục đích sử dụng nhất định), tính sáng tạo, được thể
hiện dưới một hình thức nhất định,
1. Xét về tính thẩm mỹ (nghệ thuật)
Trong sản xuất, các yếu tố thẩm mỹ được biểu lộ như một nguyên tắc nhất
thiết phải tính đến khi xây dựng những giá trị vật chất từ diện mạo, màu sắc, hình
dáng, chất liệu của vật phẩm, thậm chí cả mối tương quan giữa các bộ phận của
vật phẩm được sản xuất. Tất nhiên, điều quyết định vẫn không loại trừ ý nghĩa sử
dụng những vật phẩm nhàm đáp ứng một mục đích thực tế nhất định.
Từ định nghĩa trên thì tính thẩm mỹ thể hiện qua đường nét, màu sắc, hình
khối, bố cục. Vậy, khi tạo dáng tất cả dưa lê có hình dáng tròn, elip thành hình
dạng hồ lô thì về mặt thẩm mỹ chắc chắn sẽ đẹp hơn. Bởi xét trong cả trường hợp
có những quả dưa lê có hình dạng, đường nét bị méo mó, to nhỏ, dài ngắn; tức,
không đẹp mắt bằng những quả bình thường thì việc bán những quả dưa lê đó
cũng sẽ khó khăn hơn. Nên nếu sử dụng khuôn ép tạo dáng quả dưa lê nào cũng
sẽ có hình dạng hồ lô thì quả nào cũng sẽ có một khuôn mẫu, đường nét quả hồ lô
đẹp như nhau. Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh của một người có trình độ trung
bình trong lĩnh vực tương ứng thì về mặt thẩm mỹ có thể dưa lê có hình dáng hồ
lô chưa thực sự được đánh giá cao bởi vể bản chất quả dưa lê chỉ có đường nét
khác biệt khi giống một quá hồ lô, tức từ hình dáng chỉ là một khối tròn thì đã
biến thành 2 khối tròn nối liền nhau mà không phải những hình dáng nghệ thuật
khó và độc đáo hơn. Do đó, nếu xét về tình thẩm mỹ thì sản phẩm của ông Minh
chưa thực sự có tính thẩm mỹ với mọi đối tượng.

6
2. Tính hữu ích
Hữu ích là gì? Theo từ điển tiếng Việt, hữu ích là tính từ chỉ sử có ích hay
nói cách khác là có tác dụng. Ví dụ như: việc làm hữu ích hay con người hữu ích
cho xã hội.
Xét về tính hữu ích (gắn liền với những đồ vật hữu ích có mục đích sử dụng
nhất định), tác phẩm khuôn ép hình hồ lô gắn liền quả dưa lê với mục đích kinh
doanh đã đáp ứng được sự hữu ích khi từ tính thẩm mỹ mang lại sự mới lạ, thu
hút khách hàng nên khi bày tại triển lãm nông sản của địa phương ông Minh đã
bán được số lượng lớn sản phẩm. Xét về góc độ tâm lý, những người mua hàng
sẽ dễ bị kích thích với các sản phẩm bắt mắt, độc lạ dù về bản chất bên trong cũng
chỉ là một quả dưa lê bình thường. Như vậy, nếu trong trường hợp tác phẩm này
được bảo hộ nhãn hiệu thì tác phẩm dưa lê hình dáng hồ lô này sẽ rất hữu ích về
mặt phát triển kinh tế của ông Minh. Bên cạnh đó, cũng sẽ hữu ích khi khách hàng
phân biệt sản phẩm của ông Minh với sản phẩm hàng khác nếu trường hợp có
hàng khác nhái lại sản phẩm bởi vì khuôn ép dưa lê này do ông Minh tìm tòi, sáng
tạo ra nên sẽ không giống các hàng khác. Tuy nhiên, việc hữu ích này chỉ đáp ứng
được nhu cầu về mặt thẩm mĩ nhưng không làm thay đổi về chất lượng của quả
dưa như: độ ngọt, ít hạt, màu sắc, … vì có trường hợp vẫn có tác phẩm có hình
dạng khuôn ép giống như của ông Minh nên để có dấu ấn riêng thì còn phải xét
cả sự hữu ích bên trong. Thế nên nếu xét về tính năng hữu ích của tác phẩm mỹ
thuật ứng dụng thì hình dáng của dưa lê hồ lô chưa thực sự đáp ứng toàn bộ ý nội
dung của điều kiện tính hữu ích này.
3. Tính sáng tạo
Sáng tạo là quá trình tạo ra cái mới, khám phá ý tưởng mới hoặc phát triển
điều gì đó một cách độc đáo. Nó thường được liên kết với trí tuệ, khả năng tưởng
tượng, sự đổi mới và năng lực thích ứng với môi trường thay đổi. Sáng tạo có thể
xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghệ thuật, thiết kế, khoa học, kỹ thuật,
kinh doanh, cho đến các hoạt động giáo dục và xã hội.
Xét về tính sáng tạo thì tại Khoản 3 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy
định: “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao
7
động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác”. Theo đó,
tác phẩm phải đáp ứng được điều kiện sáng tạo tinh thần mang tính nguyên gốc,
kết quả sáng tạo chứa đựng nội dung tinh thần nhất định. Tức là, điều kiện này
của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chỉ đòi hỏi phải từ trí tuệ, công sức độc lập tìm
tòi của ông Minh sáng tạo ra chứ không bắt buộc phải có cả “tính mới” về mặt
thời gian. Do đó, việc ông Minh cố gắng tìm tòi để tạo dáng một quả dưa lê có
hình dáng tròn, bầu dục thành một quả dưa lê có hình khối như một quả hồ lô đã
mang tính sáng tạo. Bởi thực chất, tính chất này nhắm đến dấu ấn riêng để phân
biệt với tác phẩm của người khác nên kể trong trường hợp có người đã có ý tưởng
tạo khuôn dáng hồ lô nhưng tác phẩm dưa lê hình dạng hồ lô có dấu ấn riêng thì
vẫn được bảo hộ.
Xét về đặc điểm thể hiện dưới một hình thức nhất định, căn cứ theo Khoản
7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định “..... thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay
hình thức nào”. Vậy trong tình huống trên việc ông Minh đã sáng tạo làm ra một
khuôn hình hồ lô đã đáp ứng điều kiện khi thể hiện thông qua một hình thức khuôn
ép để mọi người có thể thấy được.
Tóm lại, nếu ông Minh đi đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng thì sẽ khó hoặc không được bảo hộ do không có sự sáng tạo khác biệt
lớn và có thể gặp trường hợp trùng tác phẩm.
Do đó hình dáng dưa lê hồ lô của ông Minh không được coi là tác phẩm
mỹ thuật ứng dụng và không được bảo hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng này.
Câu 2: Hình dáng dưa lê hồ lô nói trên có đáp ứng các điều kiện bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp hay không?
Để hình dáng quả dưa lê hình hồ lô được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp
phải đáp ứng cả 3 điều kiện theo quy định tại Điều 63 LSHTT:
Thứ nhất, có tính mới. Theo Điều 65 LSHTT hình dáng quả dưa lê hồ lô
được coi là có tính mới nếu nó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp
đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ
hình ký. Hình dáng quả dưa lê hồ lô chỉ được coi là khác biệt đáng kể với những
8
kiểu dáng công nghiệp khác khi nó khác biệt về những đặc điểm tạo dáng dễ dàng
nhận biết, ghi nhớ, có thể dùng để phân biệt tổng thể với kiểu dáng công nghiệp
khác. Theo Thông tư 23/2023/TT-BKHCN để đánh giá tính mới của hình dáng
quả dưa lê hồ lô phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của
kiểu dáng này với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng kiểu dáng công
nghiệp đối chứng. Nếu đã có nơi khác trên thế giới tạo ra được quả dưa lê hình hồ
lô trước thì kiểu dáng công nghiệp này không còn tính mới. Như vậy, hình dáng
quả dưa lê hình hồ lô phải chưa từng được công bố trên thế giới và không được
đồng nhất hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các kiểu dáng tồn tại trước
đó.
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 65 LSHTT ông Minh đã trưng bày tại triển lãm
nông sản ở địa phương và bán được một số lượng lớn, sau đó mới đi đăng ký kiểu
dáng công nghiệp nếu quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày trưng bày ông Minh mới
nộp đơn đăng ký thì hình dáng quả dưa lê hình hồ lô mất tính mới và không đủ
điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Thứ hai, có tính sáng tạo. Theo Điều 66 LSHTT quy định: “Kiểu dáng công
nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã
được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ
hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc
trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn
được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một
cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng”. Áp
dụng cụ thể trong trường hợp này, thực tế quả dưa lê có hình tròn, elip,... tuy nhiên
ông Minh đã tạo hình dáng quả dưa lê thành hình hồ lô, cách tạo hình của ông
Minh được coi là sáng tạo vì nó đưa ra một bước tiến rõ rệt về mặt kỹ thuật so với
các sản phẩm cùng loại trước đó. Tuy nhiên, cần xem xét khả năng tạo hình này
có dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng hay
không, vì nếu quá dễ dàng, kiểu dáng mất đi tính sáng tạo.
Thứ ba, có khả năng áp dụng công nghiệp. Điều 67 LSHTT quy định: Kiểu
dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng
9
làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công
nghiệp đó bằng pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Sản phẩm dưa lê hình hồ lô của ông Minh có thể sản xuất với số lượng lớn,
dùng hình dáng hồ lô làm mẫu để chế tạo bằng phương pháp thủ công nghiệp sản
phẩm có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đó. vì vậy sản
phẩm dưa lê hình hồ lô của ông Minh có khả năng áp dụng công nghiệp.
Căn cứ theo Khoản 8 Điều 23 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN về đánh giá
khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều
67 LSHTT:
a) Kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là có khả năng áp dụng
công nghiệp nếu căn cứ vào các thông tin về kiểu dáng công nghiệp được trình
bày trong đơn, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể dùng
kiểu dáng công nghiệp đó làm mẫu để chế tạo bằng phương pháp công nghiệp
hoặc thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công
nghiệp đó.
b) Trong các trường hợp sau đây, đối tượng nêu trong đơn bị coi là không có
khả năng áp dụng công nghiệp:
(i) Đối tượng nêu trong đơn là hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn
tại không cố định (các sản phẩm ở thể khí, chất lỏng, v.v.);
(ii) Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn
nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm
có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn;
(iii) Các trường hợp với lý do xác đáng khác.
Thứ nhất, việc có thể sáng tạo nên trái dưa lê hình hồ lô của ông Minh thì
người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể từ đó nhận biết
chính xác về cách thức thực hiện bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công
nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp của ông
Minh hay không ?
Thứ hai, khuôn ép không phải là một kỹ năng đặc biệt mà chỉ ông Tú mới
có. Đó là một sáng chế đã có từ trước và phổ biến ai cũng có thể sử dụng
10
được. việc sáng tạo nên trái dưa lê hình hồ lô có phải sử dụng đến một kỹ năng
đặc biệt mà chỉ ông Minh mới có thể thực hiện hay không? Trên thực tế đã có
người thành công trong việc nghiên cứu và sản xuất bưởi hình hồ lô bằng khuôn
ép, tức là có thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm có hình dáng như trái dưa
lê hình hồ lô của ông Minh.
Vì vậy, sản phẩm dưa lê hồ lô của ông Minh không có khả năng áp dụng
công nghiệp. Như vậy, dựa trên các căn cứ đã phân tích nêu trên, hình dáng
dưa lê hồ lô của ông Minh không đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp.
Câu 3: Hãy đưa ra ý kiến tư vấn trong trường hợp ông Minh muốn đăng ký
khuôn ép để tạo ra dưa lê có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp.
I. Đánh giá, phân tích, so sánh điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
với tác phẩm ông A
Trước hết, để đăng ký khuôn ép để tạo ra dưa lê có hình hồ lô là kiểu dáng
công nghiệp, cần phải tìm hiểu kỹ về quy định của kiểu dáng công nghiệp được
quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2022, từ đó sẽ đưa ra hướng tư vấn đúng đắn
nhất dành cho ông Minh.
“Kiểu dáng công nghiệp” là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận
để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét
màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai
thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.
Sau đây, dựa trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn hiện hành, nhóm tác
giả xin đưa ra tư vấn chi tiết cho ông Minh trong trường hợp ông Minh muốn đăng
ký khuôn ép để tạo ra dưa lê có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp.
Thứ nhất, xác định khuôn ép dưa lê hình lô của ông Minh không nằm trong
đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp tại khoản 1,
2,3 điều 64 Luật sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, xác định quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Căn cứ theo
quy định tại khoản 1 điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có quyền đăng
ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm:
11
“a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công
sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới
hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung
cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn
gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường
hợp quy định tại Điều 86a của Luật này.”
Hoặc có thể được nhận quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thông
qua việc nhận chuyển giao của tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký. Dữ kiện để bài
đề cập đến việc: “Ông Nguyễn Xuân Minh đã tìm tòi và sử dụng khuôn ép để tạo
dáng thành công dưa lê hình hồ lô với kiểu dáng độc đáo…”, tuy nhiên không đề
cập tới việc ông Minh có phải là tác giả tạo ra khuôn ép dưa lê hình hồ lô hay
không. Do đó, ông Minh sẽ chỉ có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
đối với khuôn ép dưa lê hình hồ lô nếu như chứng minh được mình là tác giả tạo
ra khuôn ép hoặc được nhận chuyển giao quyền đăng ký của một tổ chức, cá nhân
khác.
Thứ ba, trường hợp ông Minh có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp, ông Minh có thể tự mình thực hiện việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp
trước. Hiện nay, việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp được thực hiện vô cùng đơn
giản thông qua cơ sở dữ liệu của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ
(https://ipplatform.gov.vn/) hoặc của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
(http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/). Đây không phải là thủ tục bắt buộc khi
đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhưng nó sẽ giúp cho ông Minh đánh giá được
khả năng bảo hộ của kiểu dáng, tránh trùng lặp, nếu có sự trùng lặp hoặc dấu hiệu
tương tự thì có thể tự điều chỉnh từ trước để giảm rủi ro bị từ chối bằng độc quyền
kiểu dáng công nghiệp, đồng thời cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi
phí phát sinh trong quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Thứ tư, đưa ra cho ông Minh những dự đoán về khả năng đăng ký kiểu dáng
công nghiệp với đối tượng là khuôn ép dưa lê hình hồ lô. Cụ thể: đối chiếu “Khuôn
ép để tạo ra dưa lê có hình hồ lô” của ông Minh với các điều kiện bảo hộ đối với
12
kiểu dáng công nghiệp liên quan đến tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng
công nghiệp được quy định cụ thể tại các điều: 63, 65, 66, 67 Luật Sở hữu trí tuệ.
“Kiểu dáng công nghiệp” là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để
lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét màu
sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác
công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.
Cũng theo quy định của Luật này, điều kiện chung đối với kiểu dáng công
nghiệp được bảo hộ phải có đầy đủ các yếu tố tại Điều 63 bao gồm: có tính mới;
có tính sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp.
Dưới đây, ta sẽ xét từng yếu tố:
1. Có tính mới
Theo Khoản 1 Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 thì kiểu dáng công nghiệp
được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những
kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng
văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ngoài nước..
Như vậy, quả dưa lê hình hồ lô phải chưa từng được công bố trên thế giới,
không đồng nhất hoặc không gây nhầm lẫn với các kiểu dáng đã tồn tại trước đó,
hoặc trong mô tả bằng văn bản hay bất kỳ hình thức nào cũng phải có sự khác biệt
rõ ràng.
Tiếp theo, xét về khía cạnh phủ sóng của sản phẩm dưa lê hình hồ lô, hình
dáng này là hoàn toàn mới ở địa phương ông Minh, nhưng có thể ở một số nơi
khác trên thế giới, người ta cũng đã từng tạo ra hình dáng quả dưa lê giống hình
hồ lô. Khi đó, kiểu dáng công nghiệp sẽ mất đi tính mới.
Để được thoả mãn về điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được
bảo hộ là phải có tính mới, cần xác định được quả lê hình hồ lô đã được địa phương
nào công bố chưa; và không gây nhầm lẫn, tương tự với các kiểu dáng đã được
bảo hộ trước đó; trong mô tả văn bản cũng phải có sự khác biệt rõ ràng.
2. Có tính sáng tạo
Hình dáng thông thường của quả dưa có hình dạng tròn đến hơi bầu dục, kích
thước từ 15cm - 22cm. Tuy nhiên ông Minh đã sáng tạo hình dáng của quả dưa lê
13
thành hình dáng hồ lô. Mặc dù trước đây, đã có những sản xuất về loại quả có
hình dáng đặc biệt như: dưa lê hình vuông, dưa hình thỏi vàng, bưởi hồ lô;...
Nhưng xét về khía cạnh kỹ thuật, sản phẩm dưa lê hình hồ lô mà ông Minh tạo ra
không phải là một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực
cây trồng. Theo một bài báo phỏng vấn “cha đẻ” của loại trái cây tạo hình, ông
Võ Văn Thành cho biết: “Trái cây tạo hình tỷ lệ thành công thấp, nếu không có
kỹ thuật, người làm rất dễ thua lỗ do chi phí đắt đỏ”. Như vậy có thể thấy, ngay
cả những người có hiểu biết trong lĩnh vực này, cũng khó có thể tạo ra sản phẩm
mới có tính sáng tạo một cách dễ dàng.
Điều này đã đáp ứng được điều kiện kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng
tạo, có bước tiến rõ rệt về mặt kỹ thuật so với kiểu dáng của các sản phẩm cùng
loại trước đó. Việc công nhận có tính sáng tạo trong trường hợp này cũng để
khuyến khích sự sáng tạo mới của người dân hơn nữa trong công tác nông nghiệp
3. Khả năng áp dụng công nghiệp
“Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu
có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm…bằng phương pháp công
nghiệp hoặc thủ công nghiệp”, căn cứ theo Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ 2022.
Do sản phẩm dưa lê hình hồ lô của ông Minh đã có thể sản xuất với số lượng
lớn bằng phương pháp thủ công nghiệp nên sản phẩm này có khả năng áp dụng
công nghiệp.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, tạo hình hồ lô cho dưa lê tuy độc đáo
nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất hàng loạt vì nếu gặp rủi ro như
mưa bão, thiên tai hay bất kì trục trặc nào làm dưa hồ lô bị hỏng, xấu, thì nông
sản không thể sản xuất hàng loạt như dự kiến.
Đối với trường hợp này của ông Minh, việc đăng ký khuôn ép để tạo ra dưa
lê có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp vẫn có thể được bảo hộ nếu chưa có ai
đăng ký khuôn ép để tạo ra hình dáng hồ lô. Nhưng sẽ rất khó khăn trong việc
được chấp nhận bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp vì còn vướng mắc rất nhiều ý
kiến. Bởi lẽ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bảo hộ bề ngoài nhìn thấy chứ không
bảo hộ cái ruột bên trong. Nên người có độc quyền kiểu dáng khuôn chỉ có thể
14
độc quyền về cái khuôn, người khác có quyền sản xuất ra cái khuôn hình hồ lô
nhưng bên ngoài trang trí, thêm thắt những chi tiết khác với kiểu dáng bên ngoài
của cái khuôn đã đăng ký thì vẫn được chấp nhận.
II. Tư vấn các bước đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với tác phẩm
của ông A
Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại điều 100 của Luật Sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký quyền sở
hữu công nghiệp bao gồm:
“ 1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo
hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó
của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
đ) Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về
nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa
trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và
cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng
Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải
được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp
yêu cầu:
a) Giấy uỷ quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
15
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao
gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu
tiên;
b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người
khác.”
Bước 2: Về nộp đơn đăng ký
Về cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được quy
định tại khoản 3 điều 89 Luật SHTT “Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công
nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà
nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực
tuyến.”
Như vậy, Ông Nguyễn Xuân Minh có thể nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở
hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của ông Minh tại
Việt Nam dưới dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước
về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
Để nộp hồ sơ, ông Minh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ
sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ
Chí Minh và Đà Nẵng theo địa chỉ sau đây:
- Cục Sở hữu trí tuệ: Số 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân,
TP. Hà Nội;
- Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 -
19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh;
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng,
phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Bước 3: Cục sở hữu trí tuệ thẩm định hồ sơ
Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Kiểm tra tính
hình thức của đơn và tính hợp lệ của đơn để kiểm tra xem đơn có bị thuộc trường
hợp không hợp lệ theo Khoản 2 Điều 109.

16
Nếu khuôn ép dưa lê hình hồ lô đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và
người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết
định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công
nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Trường hợp nếu khuôn ép dưa lê hình hồ lồ của ông Minh không đáp ứng
được các yêu cầu về bảo hộ ( thuộc các trường hợp Khoản 2 Điều 109 Luật SHTT),
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó
phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc
có ý kiến phản đối dự định từ chối.
Ông Minh có thể sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp theo Căn
cứ Điều 16 Nghị định 65/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên việc sửa đổi, bổ sung không
được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã được bộc lộ trong bản mô tả đối
với bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.
Sau khi nhận đơn sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, Cơ quan
quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung
đơn sẽ công bố các nội dung sửa đổi, bổ sung trong trường hợp hợp lệ và thông
báo chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn tại các văn
bản gửi cho người nộp đơn.
Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt
yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo từ chối
chấp nhận đơn hợp lệ.
Các bước cụ thể để xem xét và xử lý hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ
a) Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại
trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không.
Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp
lệ;
Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ
chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ
17
chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa
chữa thiếu sót.
Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt
yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu
trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
b) Công bố đơn
Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công
báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn
hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký kiều dáng công nghiệp là các thông tin liên
quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bộ ảnh chụp hoặc
bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
c) Thẩm định nội dung đơn1
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều
kiện bảo hộ (có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp), qua
đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời hạn thẩm định nội dung: 07 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 4: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Nếu khuôn ép dưa lê hình hồ lồ của ông Minh không đáp ứng được các yêu
cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nếu khuôn ép dưa lê hình hồ lô đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và
người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết
định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công
nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Ø Về phí và lệ phí
Về phí và lệ phí ông Minh có thể sẽ phải nộp nếu đăng ký bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp đối với khuôn ép hình hồ lô:

1
Căn cứ theo quy định tại Điều 12, điều 23 Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN
18
• Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
• Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
• Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
• Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
• Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
• Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01
đối tượng;
• Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn
ưu tiên.
Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về
kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân
loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp
đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại).
KẾT BÀI
Tuy vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả bảo hộ
quyền sở hữu về kiểu dáng công nghiệp. Nhưng nhìn chung, hệ thống pháp luật
bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam đã có những bước tiến tích cực, những
thay đổi mới hướng đến sự đồng bộ và phát triển tính sáng tạo, thiết kế sản phẩm
để phát triển thương hiệu. Bài luận không chỉ giải quyết vấn đề trong tình huống
mà còn phân tích, đánh giá các khía cạnh quan trọng của kiểu dáng công nghiệp
trong Luật sở hữu trí tuệ. Từ đó nhận ra, kiểu dáng công nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong việc khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế.
Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp,
cá nhân, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Luật Sở hữu trí tuệ 2022
• https://vi.wikipedia.org/wiki/Dưa_lê#:~:text=Dưa%20lê%20có%20hình%
20dạng,cây%2C%20dưa%20lê%20có%20hạt.
• https://tuoitre.vn/dua-ho-lo---hang-moi-miet-vuon-469403.htm
• https://dantri.com.vn/doi-song/nhung-loai-qua-co-hinh-dang-ky-quac-
nhat-the-gioi-viet-nam-cung-gop-mat-20190715073033011.htm
• https://vnexpress.net/buoi-ho-lo-thoi-vang-het-thoi-hut-khach-
4529247.html

20
PHỤ LỤC 1: BỘ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG
NGHIỆP (THAM KHẢO)

• Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với khuôn ép dưa lê hình hồ lô
(02 bản - theo mẫu số 07, phụ lục 1 Nghị định 65/2023/NĐ-CP)

21
22
23
• Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (01 bản - theo mẫu dưới đây của Cục sở
hữu trí tuệ):

24
PHỤ LỤC 2: QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐƠN ĐĂNG KÝ TẠI CỤC SỞ HỮU TRÍ
TUỆ

Quy trình xử lý đơn được thể hiện qua sơ đồ dưới đây

25

You might also like