Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CÂU 1: nêu khái niệm và ý nghĩa về thông tin giữa các tế bào,trình bày các giai đọan trong

quá trình
truyền tin giữa các tế bào
-Khái niệm về thông tin giữa các tế bào:
Là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. Truyền tin tế bào có thể
thực hiện giữa các tế bào của cùng một cơ thể, giữa các tế bào của cá thể cùng loài cũng như khác loài.
-Ý nghĩa sinh học của thông tin giữa các tế bào: Thông tin giữa các tế bào tạo ra cơ chế điều chỉnh, phối hợp
hoạt động đảm bảo tính thống nhất của cơ thể, nhờ đó đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản của
cơ thể
-có 3 giai đọan trong quá trình truyền tin giữa các tế bào:

CÂU 2: nêu khái niệm chu kì tế bào,đặc điểm của các pha trong kì trung gian
- chu kì tế bào hay còn gọi là chu kỳ phân bào là một vòng tuần hoàn trong một tế bào từ lần phân bào này cho
đến lần kế tiếp , trong đó bộ máy di truyền và các thành phần của tế bào được nhân đôi và sau đó tế bào được
phân chia làm hai tế bào con .
-đặc điểm: Kì trung gian gồm ba pha là G1, S, G2:
+Pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào, NST bắt đầu tháo xoắn
+Pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể, NST tháo xoắn cực đại
+Pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Thêm ý:Em có nhận xét gì về kì trung gian của của các loại tế bào sau: tế bào vi khuẩn,tế bào hồng cầu,tế bào
thần kinh,tế bào ung thư
- Tế bào vi khuẩn kì trung gian nhanh
- Tế bào hồng cầu kì trung gian bình thường
- Tế bào thần kinh ngừng lại ở kì trung gian
- Tế bào ung thư: Kì trung gian nhanh
CÂU 3: nêu đặc điểm các kì của nguyên phân ,giảm phân ;phân biệt nguyên phân ,giảm phân ;ý
nghĩa của quá trình nguyên phân,giảm phân
- Đặc điểm các kì của nguyên phân
+Kì đầu:Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co lại - Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở
tâm động
+Kì giữa:Các NST kép bắt đầu đóng xoắn cực đại - Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào
+Kì sau:Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào
+Kì cuối:Các NST đơn dãn xoắn, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc thể chất
- Đặc điểm các kì của giảm phân:
Giảm phân I:
+ Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
+ Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
+ Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.
→ Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ
NST của tế bào mẹ.
Giảm phân II:
+ Kì đầu II: NST co xoắn.
+ Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
+ Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.
→ Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.
- Phân biệt:
+Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, quá trình này giúp tạo ra hai tế bào có có bộ máy di
truyền trong tế bào giống với tế bào mẹ ban đầu.
+ Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm trong quá trình hình thành giao tử.
- ý nghĩa của quá trình nguyên phân,giảm phân:
+Ý nghĩa của nguyên phân cho thấy quá trình hình thành và phát triển của các tế bào sinh dưỡng. Nó là kết
quả để duy tì bộ NST của loài trong hệ sinh thái.
+Ý nghĩa của giảm phân cho thấy quá trình tạo tế bào sinh sản, sinh ra biến dị tổ hợp, tạo sự phong phú
của loài, thích nghi với môi trường sống và tiến hóa.
CÂU 4: Phân biệt khối u lành tính hay ác tính; nêu các biện pháp phòng chống ung thư ở người
-Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính
+Khối u lành tính: Phát triển rất lâu, có thể mềm hoặc chắc, phân chia rõ ràng, chủ yếu là có vỏ xơ bao
bọc, không lan rộng đến các mô, khu vực khác, thực hiện được việc bóc tách hoặc cắt bỏ, rất ít khi tái
phát.
+Khối u ác tính: Phát triển tốc độ nhanh, thường là khối rắn, ranh giới xung quanh thường rất mơ hồ, xâm
lấn, lây lan sang các mô, bộ phận khác. Có thể thực hiện cắt bỏ nhưng vẫn dễ tái phát trở lại
-Biện pháp giảm nguy cơ ung thư
Để giảm nguy cơ ung thư, mọi người nên có lối sống lành mạnh:
+Tránh xa tất cả các dạng thuốc lá.
+ Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
+ Thường xuyên tham gia hoạt động thể chất.
+Ăn uống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn nhiều rau củ, hoa quả. Hạn chế uống rượu và các đồ uống có
cồn khác.
+Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, hạn chế tác động tiêu cực của tia cực tím (UV).
+Tìm hiểu về tiểu sử, yếu tố di truyền bệnh của gia đình. Thực hiện sàng lọc thường xuyên theo khuyến
nghị.
Câu 5: Nêu đặc điểm của quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh? Nêu 1 số nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình GP từ đó đề xuất các biện pháp để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở người
Phát sinh giao tử:Giao tử được hình thành sau khi tế bào sinh dục chín hoàn thành giảm phân.
Cụ thể là:
+1 tế bào sinh tinh (2n) trải qua giảm phân tạo ra 4 tinh trùng với bộ NST đơn bội (n).
+1 tế bào sinh trứng (2n) trải qua giảm phân tạo ra 1 trứng (n) và 3 thể cực sau đó sẽ tiêu biến
Quá trình giảm phân chịu ảnh hưởng của những yếu tố là:
- Yếu tố di truyền: bộ nhiễm sắc thể của tế bào là đối tượng chính của quá trình giảm phân nên những bất
thường về hình thái, cấu trúc, số lượng nhiễm sắc thể đều có thể ảnh hưởng tới kết quả của quá trình
giảm phân của tế bào.
- Yếu tố môi trường bên ngoài, như nhiều loài cây chỉ có thể ra hoa khi gặp điều kiện thời tiết, chế độ
chiếu sáng thích hợp. Ví dụ, để cho các cây thanh long ra hoa trái vụ, bà con nông dân thường thắp đèn
chiếu sáng vào ban đêm.
- Các hormone sinh dục. Ví dụ, để cho vật nuôi sinh sản theo ý muốn, người ta có thể tiêm hormone sinh
dục kích thích quá trình sinh sản cho vật nuôi
- Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến giảm phân. Ở người, phụ nữ càng lớn tuổi, tỉ lệ sinh con bị hội chứng
Down (do thừa một NST 21) càng gia tăng, đặc biệt từ tuổi 35 trở lên. Điều này được giải thích là do
càng lớn tuổi thì quá trình giảm phân hình thành giao tử càng dễ bị rối loạn, dẫn đến tỉ lệ các giao tử bất
thường tăng lên (giao tử thừa một NST 21), đặc biệt ở phụ nữ (do thời gian của kì đầu giảm phân I kéo
dài quá lâu, đúng bằng số tuổi của người phụ nữ khi sinh con nên dễ dẫn đến rối loạn cơ chế phân li
NST).
Biện pháp để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở người:
- Nên sinh sản ở độ tuổi từ 24-35 tuổi
- Kiểm tra thai kì hàng tháng để nếu thai nhi có bệnh gì thì được phá hiện sớm
- Nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý
Câu 6:Nêu khái niệm, nguyên lý và kể tên 1 số thành tựu của công nghệ tế bào động vật và công nghệ tế
bào thực vật
Động vật
- Công nghệ tế bào động vật là quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người
trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong
thực tế.
- Nguyên lí của công nghệ tế bào động vật là nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo
điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau. Trong đó, tế bào gốc là những
tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau.
- Một số thành tựu nổi bật và có ý nghĩa lớn trong thực tiễn của công nghệ tế bào động vật là
+ Nhân bản vô tính vật nuôi: đã tạo ra những động vật nhân bản vô tính ở nhiều loài như: ếch, bò, lợn,
cừu, ngựa, lừa, chó, mèo, khỉ và nhiều loài động vật có vú khác, trong đó nổi bật nhất là sự ra đời của
con cừu nhân bản đầu tiên trên thế giới có tên là Dolly vào năm 1996. Tại Việt Nam, các nhà khoa học ở
Viện Chăn nuôi cũng lần đầu tiên nhân bản thành công vật nuôi là con lợn Ỉ. Nhân bản vật nuôi không
chỉ nhằm mục đích sinh sản tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu gene ưu việt mà chúng còn làm tăng số
lượng cá thể của những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Liệu pháp tế bào gốc: đang được ứng dụng trong việc chữa trị một số bệnh ung thư ở người. Các nhà khoa
học cũng kì vọng sẽ chữa được các bệnh như Parkinson, bệnh tiểu đường type I, người có cơ tim bị tổn thương
do đột quỵ hay bị tổn thương các tế bào thần kinh. Thành tựu trong nuôi cấy các tế bào động vật cũng cho phép
các nhà nghiên cứu phát triển thịt nhân tạo làm thực phẩm cho con người.
+ Liệu pháp gene: chữa bệnh di truyền nhờ thay thế gene bệnh bằng gene lành.
Thực vật
- Công nghệ tế bào thực vật là quy trình công nghệ nuôi cấy các tế bào, mô thực vật ở điều kiện vô trùng
để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau nhằm mục đích nhân giống.
Nguyên lí:
Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào thực vật là dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật
thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.
Thành tựu:
Ba kĩ thuật chủ yếu trong công nghệ tế bào thực vật là kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào, kĩ thuật lai tế bào sinh dưỡng
và kĩ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc hoãn chưa thụ tinh.
a) Nuôi cấy mô tế bào
Đầu tiên các mô tế bảo chuyên hoả được tách khỏi cây và đưa vào trong ống nghiệm nuôi cấy trong điều kiện
vô trùng với đầy đủ chất dinh dưỡng cùng các loại hormone thực vật với tỉ lệ thích hợp. Các tế bào biệt hoá sẽ
được đưa về trạng thái chưa phân hoá tạo nên mô phân sinh được gọi là mô sẹo hay mô callus. Các tế bào mô
sẹo sau đó phân chia và hình thành nên rễ, thân, lá và cuối cùng hình thành nên cây con
+ Phương pháp nuôi cấy mô đem lại nhiều thành tựu trong nông nghiệp cũng như lâm nghiệp như nhân nhanh
với số lượng lớn cây ở những loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm, cây kháng bệnh virus và nhiều bệnh
khác. Công nghệ tế bào thực vật kết hợp với công nghệ di truyền có thể tạo ra giống cây biến đổi gene (có gene
đã được chỉnh sửa) hay cây chuyển gene (có thêm gene từ loài khác) nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
b) Lai tế bào sinh dưỡng
Lai tế bào sinh dưỡng là kĩ thuật lai hai tế bào sinh dưỡng thuộc hai loài thực vật khác nhau sau khi được loại bỏ
thành cellulose để tạo thành tế bào lai, sau đó đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để chúng
phân chia và tạo thành cây lại khác loài. Kĩ thuật này giúp tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng
phương pháp tạo giống thông thường không tạo ra được.
c) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh
Hạt phấn và noãn chưa thụ tinh được nuôi cấy trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội hoặc
lưỡng bội hoả các mô đơn bội và nuôi cấy để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh. Kĩ thuật này có thể tạo ra các
cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các gene, đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cây trồng.
Câu 7: Nêu đặc điểm của VSV .Đặc điểm nào là thế mạnh mà công nghệ VSV tập trung khai thác ?Vì
sao?
Đặc điểm của VSV có 1 số đặc điểm chung như kích thước nhỏ bé,số lượng nhiều và phân bố rộng,hấp thụ và
chuyển hoá vật chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh
Khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh của VSV là 1 thế mạnh mà công nghệ VSV đang tập trung khai thác vì
có thể ứng dụng tốc độ sinh trưởng và sinh sản của VSV để tạo ra được số lượng lớn sản phẩm cần dùng
Câu 8: Trình bày các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong hệ kín . Để nuôi thu nhận sinh khối
cảu vi khuẩn thì nên dùng pha nào?Vì sao?
Các pha sinh trưởng của quần thể của vị khuẩn trong hệ kín gồm:Pha tiềm phát (pha lag),pha lũy thừa (pha
log),pha cân bằng,pha suy vong
+ Pha tiềm phát (pha lag):
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường
- Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng
- Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
+ Pha lũy thừa (pha log):
- Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn
- Số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
+ Pha cân bằng:
- Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
- Số lượng cá thể mới sinh ra bằng số lượng cá thể cũ chết đi.
+ Pha suy vong:
- Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh
dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Để nuôi thu nhận sinh khối của vị khuẩn tả nên dừng ở pha cân bằng vì phạm này sinh khối là lớn nhất
Câu 9: So sánh hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.
Câu 10: Nêu một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng của các
quá trình đó trong thực tiễn.
• Một số ví dụ về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật:

- Nhiều loài vi sinh vật tổng hợp nên đường đơn glucose theo nhiều con đường khác nhau như quang hợp ở vi
khuẩn lam và các loài tảo, quang khử ở vi khuẩn màu lục và màu tía hay hóa tổng hợp ở vi khuẩn sắt, vi khuẩn
nitrate,…

- Một số vi sinh vật (vi khuẩn lam, vi khuẩn Rhizobium) có khả năng chuyển hóa N2 trong khí quyển thành
ammonia NH3) cung cấp nguồn nitrogen cho quá trình tổng hợp các amino aicd của chúng.

- Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp từ axit béo và glycerol.

- Nucleic acid được tổng hợp từ các đơn phân là nucleotide qua một quá trình phức tạp.

• Một số ví dụ về quá trình phân giải ở vi sinh vật: Vi sinh vật tiết enzyme phân giải ngoại bào các hợp chất
hữu cơ phức tạp như protein, đường đa, lipid, nucleic acid,… để tạo thành các chất đơn giản. Sau đó, tế bào vi
sinh vật hấp tụ các chất đơn giản này vào trong tế bào và có thể thực hiện quá trình phân giải tiếp để tạo thành
năng lượng và các chất trung gian cung cấp cho các hoạt động sống của vi sinh vật.

Câu 11: Liệt kê một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vsv. Nêu các biện pháp kiểm soát hoặc
điều khiển các yếu tố đó giúp hạn chế sự sinh trưởng của vsv gây hại, hoặc điều khiển theo hướng có lợi
cho sự phát triển của vsv có lợi.
Phương pháp: Đông lạnh, Sấy Khô,…
Câu 12: Nêu đặc điểm khái niệm và đặc điểm của virus. Trình bày cấu tạo của virus. Trình bày các giai
đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ.
* Khái niệm: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu hiển vi, có cấu tạo đơn giản chỉ gồm
lõi là nucleic acid và được bao bọc bởi vỏ protein, sống kí sinh nội bào bắt buộc và chỉ nhân lên trong tế bào vật
chủ.
* Đặc điểm:
- Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 - 300 nm).
- Chưa có cấu tạo tế bào, không có hệ thống sinh năng lượng, không có hiện tượng sinh trưởng và không mẫn
cảm với các chất kháng sinh. Có cấu tạo đơn giản chỉ gồm phần lõi là DNA hoặc RNA và lớp vỏ protein, một
số virus còn có vỏ ngoài mang kháng nguyên.
- Sống kí sinh nội bào bắt buộc, không thể nhân lên và thực hiện các hoạt động chuyển hóa bên ngoài tế bào vật
chủ. Trong điều kiện ngoài cơ thể, chúng có thể tồn tại lâu dài ở trạng thái đại phân tử hóa học không sống và
có khả năng truyền nhiễm.
Cấu tạo của virus:

-Cấu tạo của virus gồm hai phần chính là lõi acid nucleic (ADN hoặc ARN, một mạch hoặc hai mạch) và vỏ
capsid. Ngoài ra một số vi khuẩn còn có lớp vỏ ngoài có chứa các gai.

Các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ:

Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:

+ Giai đoạn hấp phụ:

- Gai glycôprôtêin hoặc prôtêin đặc hiệu của virut bám lên thụ thể bề mặt của tế bào.

+ Giai đoạn xâm nhập:

- Phagơ: enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.
- Virut động vật: nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó "cởi vỏ" để giải phóng axit nuclêic.

+ Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và
prôtêin vỏ cho riêng mình.

+ Giai đoạn lắp ráp: lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.

+ Giai đoạn phóng thích:

- Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài.

- Khi virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.

You might also like