bài tập CBA (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy cho biết sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế? Lấy ví dụ minh họa.
2. Trình bày và so sánh các dạng phân tích chi phí – lợi ích
3. Hãy nêu và phân tích trình tự các bước được sử dụng khi phân tích chi phí lợi ích. Ví dụ minh
họa.
4. Trình bày phương pháp giá trị hưởg thụ (HPM) khi đánh giá các lợi ích – chi phí thị trường. Vận
dụng phương pháp HPM để bước đầu thu thập thông tin phương án quy hoạch sử dụng đất tại khu
đô thị Vinhome hiện nay/ khu đô thị An Khánh.
5. Phân tích một số tình huống đo lường lợi ích trong trường hợp thị trường không hiệu quả. Lấy ví
dụ minh họa và phân tích trong trường hợp thông tin bất đối xứng.
6. Tại sao nói CBA là công cụ đo lường hiệu quả phân phối. Phân tích và thể hiện mô hình minh
họa hiệu quả Pareto.
7. Trình bày và so sánh các dạng phân tích chi phí – lợi ích.
8. Phân tích tình huống đo lường chi phí trong trường hợp sử dụng lao động thất nghiệp khi thị
trường không hiệu quả.
9. Trình bày phương pháp chi phí du lịch TCM khi đánh giá các lợi ích – chi phí thị trường. Lấy ví
dụ minh họa.
10. Tại sao nói CBA là công cụ đo lường hiệu quả phân phối: Phân tích và thể hiện mô hình minh
họa hiệu quả Pareto.
11. Vì sao CBA cần dựa trên đường cung và đường cầu?
12. Trong CBA thường người ta so sánh hiệu quả của các dự án, chương trình hay chính sách có
khung thời gian khác nhau? Vậy để phân biệt được dự án chương trình hay chính sách nào hiệu
quả hơn phải làm thế nào?
13. Phân biệt đồng tiền thực và đồng tiền danh nghĩa, cơ sở nào để quy đổi hai loại đồng tiền đó để
xác định được giá trị thực. cho ví dụ thực tiễn giả định để chứng minh sử dụng đồng tiền thực hay
danh nghĩa thì đều cho kết quả giống nhau.
14. Khi tiến hành định giá đầu ra, người ta dựa trên cơ sở nền tảng lý thuyết nào? Hãy nêu nội dung,
sử dụng các mô hình để phân tích và chứng minh cho các nội dung đã đưa ra.
15. Xác định sự thay đổi phúc lợi trong CBA người ta dựa trên cơ sở nào? Sử dụng mô hình giả định
để phân tích và chứng minh.
16. Trong việc sử dụng CBA để ra quyết định, thông thường người ta xem xét tới những Nguyên tắc
cơ bản nào? Hãy phân tích và chứng minh.
17. Tại sao nói cá nhân chống lại lợi ích và chi phí xã hội? Mục đích của việc phân tích Chi phí – Lợi
ích để làm gì?
18. Hãy nêu và phân tích những nội dung cơ bản về sự phụ thuộc lợi ích thực tế vào các giả định địa
vị khi tiến hành CBA.
BÀI TẬP

Bài 1. Giả sử rằng ảnh hưởng của việc áp dụng thuế đối với mặt hàng cam quýt nhập khẩu trong
thời gian vừa qua đã mang lại kết quả như sau:
- Nhà nước thu ngân sách từ thuế 8 triệu USD
- khuyến khích tăng sử dụng nguồn lực để trồng quýt trong nước là 6 triệu ÚSD
-giảm mức tiêu thụ quýt trong nước 4 triệu USD
- tăng lợi nhuận cho các hộ trồng quýt trong nước 5 triệu USD
Trên quan điểm người làm CBA anh chị hãy trả lời câu hỏi sau:
a. Giả sử Nhà nước cho rặng những người trồng quýt là những người được hưởng lợi ích đầu tiên.
Như vậy họ sẽ tính lợi ích ròng như thế nào nếu họ là những người phải bỏ ra chi phí.
b. Giả sử kho bạc Nhà nước là người đóng vai trò thanh tra họ sẽ tính lợi íchròng như thế nào trên
cơ sở có một quy định nhà trồng quýt phải trả mức thuế lợi tức là 20%.
Bài làm: ( nhận diện chi phí lợi ích)
A. Trên quan điểm những người làm CBA, giả sử người trồng quýt là những người hưởng lợi ích
đầu tiên, nếu họ là người bỏ ra chi phí thì họ sẽ hưởng lợi ích ròng như sau:
 Các lợi ích:
- Giảm mức tiêu thụ quýt trong nước: 4 triệu USD
- Tăng lợi nhuận cho các hộ trồng quýt trong nước 5 triệu USD
 Tổng lợi ích: 9 triệu
 Các chi phí:
- Tăng sử dụng nguồn lực để trồng quýt trong nước là 6 triệu USD
 Tổng chi phí: 6 triệu
 Lợi ích ròng = Tổng lợi ích – Tổng chi phí =9-6=3 triệu USD
B. Giả sử Nhà nước đóng vai trò là thanh tra:
 Các lợi ích
- Nhà nước thu ngân sách từ thuế 8 triệu USD
- Thuế lợi tức thu được từ nhà trồng quýt = 5*20%= 1
 Tổng lợi ích: 9 triệu USD
 Chi Phí
- Khuyến khích tăng sử dụng nguồn lực là 6 triệu USD
 Lợi ích ròng= 9-6= 3 triệu

Bài 2: Gần đây hiện tượng cướp giật vàng bạc trong các cửa hàng vàng bạc xảy ra trên thành phố.
Chính vì vậy thành phố cần đầu tư tăng cường tuần tra, chinh sát, đặc biệt là đối với cửa hàng
vàng bạc. Tuy nhiên theo phân tích của người làm CBA để đảm bảo an ninh và trang bị đầy đủ
cho cảnh sát đòi hỏi phải chi thêm 1 khoản 500.000USD/năm. Như vậy lượng vàng bạc bị mất sẽ
giảm đi theo ước tính của các nhà phân tích giá trị mang lại là 1 triệu USD. Tuy nhiên nếu không
có đầu tư cho cảnh sát thì lượng vàng bạc bị những vụ đột kích và cướp giật sẽ mất khoảng
600.000 USD/năm.
Theo anh chị lợi ích ròng của xã hội từ chương trình đầu tư tuần tra cảnh sát là gì?
Bài làm: ( dạng bài tập có dự án và k có dự án)
TH: Đầu tư tăng cường tuần tra, chinh sát
+ Lợi ích: 1 triệu
+ Chi phí: 500.000 USD
 Lợi ích ròng: 500.000
TH: k đầu tư
Lợi ích: 0
Chi phí: 600.000
 Lợi ích ròng: -600.000
Kết luận: Lợi ích ròng của xã hội từ chương trình đầu tư tuần tra cảnh sát là: 500.000 USD/
năm
Bài 3. Có 3 dự án độc lập được xem xét trong một thung lũng của một con sông
- Dự án R: là 1 khu vui chơi giải trí nếu xây dựng.
Lợi ích :10tr,.
Chi phí : 8 triệu usd.
- Dự án E:là một khu bảo tồn kèm theo giải trí.
Lợi ích :13 triệu
Chi phí :10 triệu USD
- Dự án W: là một khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt
Lợi ích :5 triệu.
Chi phí :4 triệu USD
Ngoài ra có 1 con đường có thể được xây dựng quanh khu vực này với chi phí 4 triệu và
nó làm tăng lợi ích dự án R khoảng 8 triệu USD, tăng lợi ích dự án E 5 triệu USD nhưng đồng
thời nó làm giảm lợi ích của dự án W xuống 1 triệu USD.Thậm chí họ còn dự đoán thiếu một
trong 3 dự án trên thì việc xây dựng con đường cũng mang lại lợi ích 2 triệu USD
Tính hệ số lợi ích chi phí và lọi ích ròng đối với từng phương án lựa chọn đối với
từng phương án so với mức nguyên trạng. Nếu chỉ được chọn 1 phương án anh chị chọn dự
án đầu tư nào?
Bài làm:
Theo đề bài ta có tổng 7 phương án: ( đơn vị: triệu USD)

STT Phương án Lợi ích Chi phí NPV( lợi ích B/C ( hệ số
ròng) lợi ích chi
phí)
1 Dự án R 10 8 10-8= 2 10/8= 1.25
2 Dự án E 13 10 13-10=3 13/10=1.3
3 Dự án W 5 4 5-4=1 5/4= 1.25
4 Dự án R+ con đường 10+8= 18 8+4=12 18-12=6 18/12= 1.5
5 Dự án E+ con đường 13+5=18 10+4=14 18-14=4 18/14=1.29
6 Dự án W+ con đường 5-1=4 4+4=8 -4 4/8=0.5
7 Con đường 2 4 -2 2/4=0.5

 Nếu chỉ chọn 1 dự án em sẽ chọn phương án 4: Dự án R + con đường


Sẽ lựa chọn phương án có NPV lớn nhất, trong trường hợp có nhiều dự án cùng cao nhất thì chọn phương
án có hệ số lợi ích chi phí cao nhất
Bài 5:
Một trung tâm xử lý số liệu phát hiện ra hiệu suất làm việc của nhân viên
giảm do trang bị ghế không phù hợp => ngồi đau lưng. Nên họ muốn trang bị lại văn phòng. Các
nhà tư vấn cho văn phòng này nếu nâng cấp thiết bị chi phí hết 425000$, giảm được những tổn
thương mà các nhân viên phải sử dụng biện pháp ytế và khám chữa bệnh thu về 68000$. Ngoài ra
do trang bị thiết bị mới nên điều kiện làm việc tốt hơn tiết kiệm thời gian mang lại giá trị
18000$. Việc trang bị thiết bị văn phòng được tính trong 5 năm, sau đó thanh lý còn 10% giá trị
ban đầu. Tỉ lệ chiết khấu 9,5%, tỉ lệ lạm phát 4%, tỉ lệ lạm phát dịch vụ ytế khoảng 4-6%. Cho
biết có nên mua trang thiết bị thay thế trong văn phòng không?

Bài làm:
Công thức: r= (i-m)/(1+m)

 Ta có công thức tỷ lệ chiết khấu thực là: r = (i-m)/(1+m)

Mà: i= 9,5%

Với m= 4% → r= (0,095-0,04)/ (1+0,04)= 0,053

Với m= 6% → r= (0,095-0,04)/ (1+0,04)= 0,033

 Trường hợp 1: Khi tỷ lệ lạm phát dịch vụ y tế là 4%:

= -22904,4$

 Trường hợp 2: Khi tỷ lệ lạm phát dịch vụ y tế là 6%:

= -6112, 89$

⇒ Lợi ích ròng biến thiên trong khoảng: -22904,4 ≤ NPV ≤ -6112,89

Vậy không nên mua trang thiết bị thay thế trong văn phòng và lợi ích ròng thay đổi
khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi.

Bài 11. Giả sử rằng để xây dựng 1 cây cầu ttreen đường cao tốc trước khi
xây dựng cầu người ta phải xây dựng 1 cây cầu tạm cho các phương tiện
giao thông đi lại. Dự kiến đầu tư xây dựng cầu ban đầu là 740000$ và cầu
này đầu tư trong 3 năm khi đó tháo ra bán sắt vụn phế liệu thu về được
81000$. Người ta tính toán được thời gian tiết kiệm, nguyên liệu tiết kiệm,
giảm tai nạn do cầu mang lại trong 3 năm:
Năm 1: 275000$
Năm 2: 295000$
Năm 3: 315000$
Và tỉ lệ chiết khấu hằng năm là 6%.
a, tính NPV của cầu khi kết thúc 3 năm.
b, tính NPV của cầu được tính lợi ích thu về ngay từ năm đầu tiên.
c, tính NPV của cầu lợi ích được tính vào thời điểm sau kết thúc mỗi ½ năm. Cho nhận
xét sự khác nhau của thời điểm tính
Bài làm:
A, NPV của cầu khi kết thúc 3 năm:
NPV= 275.000/(1+ 6%)^1 + 295.000/(1+6%)^2 + 315.000/(1+6%)^3 + 81.000/(1+6%)^3 –
740.000 = 114472,15
B, NPV của cầu được tính lợi ích thu về từ ngay năm đầu tiên
NPV =275.000/(1+ 6%)^0 + 295.000/(1+6%)^1 + 315.000/(1+6%)^2 + 81.000/(1+6%)^3 –
740.000 = 161659,93
C, NPV của cầu lợi ích được tính vào thời điểm sau kết thúc mỗi ½ năm
NPV=275.000/(1+ 6%)^0,5 + 295.000/(1+6%)^1,5 + 315.000/(1+6%)^2,5 + 81.000/(1+6%)^3
– 740.000 = 137722,36
Câu 4: Cầu về hàng hóa A nào đó trên thị trường được thể hiện là q= 6-0,5*p+0,0001*I
Trong đó: q là lượng hàng hóa A
P là giá hàng hóa A
I là thu nhập
Giả sử thu nhập ban đầu của người này là 40.000 $
a, Tại mức giá nào cầu bằng 0
b, Nếu giá thị trường về hàng hóa A là 10$. Hãy tính q?
c, Tại mức giá 10$ độ co giãn của cầu về hàng hóa A là bao nhiêu
d, Tại mức giá là 10$ thì thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?
e, Nếu giá tăng lên 12$ thì thặng dư tiêu dùng giảm bao nhiêu?
f, Nếu thu nhập là 60.000$ thì thặng dư tiêu dùng giảm bao nhiêu khi giá tăng từ 10$ lên
12$.

Câu 4: Cầu về hàng hóa A nào đó trên thị trường được thể hiện là q= 6-0,5*p+0,0001*I

Trong đó: q là lượng hàng hóa A

P là giá hàng hóa A

I là thu nhập
Giả sử thu nhập ban đầu của người này là 40.000 $

a, Tại mức giá nào cầu bằng 0

a, câu = 0 ⇔ q = 0

=> 6-0,5*p + 0,0001*40000 = 0

10-0,5*p = 0

p = 20 $

Hàm cầu khi I = 40000$ là q = 10-0,5*p (1)

b, Nếu giá thị trường về hàng hóa A là 10$. Hãy tính q?

Khi p= 10$ =>q= 6- 0,5* 10 + 0,0001* 40000 ⇒q= 5 (đơn vị sản phẩm)

c, Tại mức giá 10$ độ co giãn của cầu về hàng hóa A là bao nhiêu

Epd = % denta q/ %denta p = q'(p)*(p/q) = -0,5* (10/5) = -1

d, Tại mức giá là 10$ thì thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?

CS= S ABC= ½ * 10* 5=25

e, Nếu giá tăng lên 12$ thì thặng dư tiêu dùng giảm bao nhiêu?
f, Nếu thu nhập là 60.000$ thì thặng dư

Đường cầu mới là q = 6-0,5*p + 60000*0,0001


=> q = 12-0,5*p (2)
 Khi mức giá là 10$ => q = 7 thì thặng dư tiêu dùng là
CS10 = SΔΕΒΚ = 1/2 *(24-10)*7 = 49 $
 Khi mức giá là 12$ => q = 6 thì thặng dư tiêu dùng là
CS12 = SAEML = 1/2 *(24-12)*6 = 36 $

Thặng dư tiêu dùng giảm đi 1 lượng là


ACS = CS10-CS12=49-36 = 13 $

You might also like