báo cáo (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Báo cáo sản phẩm

Tham gia nhà sáng tạo trẻ

Xin chào tất cả mọi người! Chúng em là nhóm 4 bạn trẻ tới từ lớp 7A6: Nguyễn
Lê Quốc Anh, Nguyễn Việt Bắc, Nguyễn Minh Hải, Phạm Thanh Thế. Hôm nay chúng
em đem tới một dự án đầy tham vọng để mang tới nước cho các vùng có nước bị nhiễm
mặn, không thể sự dụng cho nấu ăn, tắm giặt, ...

Mọi người có biết, Phụ nữ và trẻ em ở nhiều nơi “lục địa đen”, nơi mà nguồn nước
đã bị nhiễm mặn và trở nên không thể sử dụng được, người dân phải đi trung bình 6km
mỗi ngày để lấy được nước ngọt. Họ mất đi những khoảng thời gian quý giá đáng lẽ có
thể dành cho việc học hành hay làm lụng chỉ để đi lấy nước từ các giếng khoan, các vùng
sông, suối xa xôi. Họ phải dành hàng giờ chỉ để có nước, một trong những nhu cầu thiết
yếu của loài người trong khi ở những nơi khác con người ta lại sử dụng nước một cách
phung phí.

Với tham vọng đưa nước sạch tới các vùng khan hiếm nước ngọt như các vùng hải
đảo xa xôi, các vùng đất bị nhiễm mặn do sự xâm nhập mặn, không thể sử dụng được
nguồn nước có sẵn từ sông hồ do ô nhiễm hay nhiễm mặn, phải sử dụng nước từ nơi khác
tới với giá cực cao, đôi khi có những nơi mà giá nước còn cao hơn cả giá xăng. Đó là
những nơi mà nước ngọt khan hiếm, bị đẩy giá quá cao khiến cho những người không có
điều kiện tài chính dư giả không thể tiếp cận thì chúng con đã có một giải pháp tốt hơn đó
là sử dụng nước biển để tạo ra nguồn nước ngọt cung cấp cho đời sống và sản xuất với
một mức giá dễ tiếp cận hơn bằng công nghệ Mặt trời, đảm bảo vấn đề môi trường đồng
thời tình trạng “nước đắt hơn xăng”.

1
Vậy nên, điều tiếp theo chúng em muốn sẽ là mang nước sạch đến cho họ. Ý
tưởng của chúng em hình thành như vậy. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi có thể cung cấp
cho người dân một nguồn nước sạch, giá rẻ? Thậm chí với quy mô lớn, có đủ khả năng để
cung cấp cho các đô thị lớn ven biển.

Nước nhiễm mặn chính là nước có thành phần muối hòa tan vượt quá tiêu chuẩn
cho phép, lý do dẫn đến tình trạng này phần lớn xuất phát từ việc thủy triều hay sự xâm
nhập mặn vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ,…

Mặc dù công nghệ khử muối đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn tốn kém do lượng năng
lượng cần để biến nước biển thành nước ngọt quá lớn. Tesla tận dụng tối đa công nghệ
lưu trữ năng lượng mặt trời mà họ đã phát triển, bên cạnh một hệ thống máy bơm song
song cho phép hệ thống chạy 24/7, ngay cả khi một máy bơm gặp trục trặc. Người dân
địa phương nơi Tesla đặt hệ thống lọc nước chỉ phải trả khoảng 58VNĐ cho một lít nước
sạch.

Năm 2013, Barnard khởi động dự án GivePower, là một phần thuộc công ty năng
lượng mặt trời SolarCity, doanh nghiệp mà Elon Musk góp công thành lập hồi năm 2006.
SolarCity sát nhập với Tesla năm 2016 và Hayes Barnard đã tách GivePower thành một
tổ chức riêng trước thời điểm tổ chức về chung một nhà với Tesla.

Mục tiêu lớn nhất của GivePower là phát triển hệ thống năng lượng mặt trời, cung
cấp điện năng cho những nước đang phát triển. GivePower đã lắp đặt hệ thống năng
lượng mặt trời tại 2.650 địa điểm bao gồm trường học, trạm xá và làng mạc… trên khắp
17 quốc gia.

Tính trên toàn cầu, có lên tới ⅓ dân số không có điều kiện tiếp cận với nước sạch.
Đến năm 2025, các chuyên gia UNICEF và WHO cảnh báo có thể tới một nửa dân số thế
giới sống trong khu vực thiếu nước sạch. Tình trạng này đã xuất hiện ở những khu vực

2
đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc hay Nam Phi và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong
tương lai.

“Chúng ta cần cách lấy nước ngọt từ nước biển bằng một hệ thống quy mô lớn và
duy trì được mãi về sau”, Chủ tịch của GivePower, ông Hayes Barnard nói với trang tin
Business Insider

Theo khảo sát của GivePower, người dân khu vực bờ biển Kiunga đã phải uống
nước giếng nhiễm mặn từ đợt hạn hán năm 2014. Họ chỉ có hai lựa chọn: đối mặt với
nguy cơ hại thận từ nước mặn hoặc phải từ bỏ nhà cửa tìm nơi ở mới. “Cộng đồng nơi
đây đối mặt với những vấn nạn nghiêm trọng. Trẻ em mang trên mình những vết thương
gây ra bởi quần áo giặt trong nước muối”, Barnard chia sẻ.

Bên bờ biển Kiunga, Kenya, hệ thống khử muối của Give Power đã bắt đầu đi vào
vận hành từ tháng 7 năm 2018. Nó có khả năng lọc ra tới 75.000 lít nước ngọt mỗi ngày,
đủ cho 25.000 người sử dụng.

3
Hình ảnh nhà máylọc nước của GivePower tại Kenya

Nhưng phương pháp này lại khá tốn kém bởi nó sử dụng máy bơm công suất lớn,
tiêu thụ nhiều năng lượng. Tuy nhiên, hệ thống nguồn điện độc lập (microgrid) từ năng
lượng Mặt Trời của GivePower có thể giúp tạo ra gần 75.000 lít nước sạch mỗi ngày. Nó
hoạt động dựa trên hệ thống pin của Tesla nhằm lưu trữ năng lượng, đồng thời sử dụng
hai máy bơm song song, qua đó giúp cho hệ thống luôn luôn vận hành, ngay cả khi một
máy bơm trong đó gặp sự cố.

Nhưng chúng ta cũng biết rằng, công nghệ điện Mặt Trời từ trước tới nay chưa bao
giờ là rẻ cả, nhất là ở Việt Nam, nơi pin mặt trời còn chưa phổ biến. Một tấm pin công
nghệ Mono PERC, dòng pin hiện đại nhất hiện nay, có thể cho công suất tối đa 370W giá
thị trường hiện tại có thể lên tới 4.000.000 VNĐ cho một tấm rộng 1960 x 991 x 40

4
(mm). Nên việc sử dụng năng lượng mặt trời như GivePower tại Kenya là rất tốn kém và
khó thực hiện.

Hiện nay Việt Nam ta, một nước nông nghiệp cũng đang gặp vấn đề về nguồn
nước ngọt, nhất là ở miền Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (hay còn gọi là sông
Mekong) đang bị thiếu nước ngọt trầm trọng do xâm nhập mặn, các nước ở thượng lưu
như Trung Quốc đã xây dựng nhiều đập thủy điện, ngăn một lượng lơn nước của sông
Mekong chảy về hạ lưu. Do đó, lượng nước ngọt của đồng bằng Sông Cửu Long đang ít
đi và thay vào đó là nước mặn từ đại dương gây ra xâm nhập mặn, gây hại cho hệ sinh
thái, nông dân không thể trồng các loại cây nông nghiệp, không thể cung cấp đủ lúa cho
xuất khẩu và cho nhu cầu trong nước, tệ hơn nữa là không có nước đủ cho sinh hoạt và có
thể gây ra nạn đói.

Và phương pháp mà chúng em đang nhắm tới đó là sử dụng năng lượng Mặt Trời
để biến nước mặn thành nước ngọt, giúp xử lí hạn mặn, tình trạng khan hiếm nước ở các
vùng bị nhiễm mặn như đồng bằng Sông Cửu Long,…

Công nghệ lọc nước mặn đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng nhiều người sẽ
nghĩ tới những vấn đề như chi phí cao, chất lượng nước, nguồn năng lượng cần thiết, tác
hại tới môi trường …

Karofi, một thương hiệu máy lọc nước quen thuộc, hiện nay cũng đã phát triển
công nghệ lọc nước mặn tiên tiến sử dụng công nghệ lọc RO, sử dụng các lớp màng lọc
(filter) với kích thước chỉ 0,0001 micromet cùng cơ chế thẩm thấu ngược thông minh. Có
thể giúp loại bỏ vị mặn và các loại tạp chất hay cặn bẩn trong nước. Tuy cách làm của
Karofi là rất tốt, có hiệu quả cao nhưng vẫn có một mức giá khá cao, không phù hợp cho
gia đình, và mưu cầu một nguồn điện rất lớn để vận hành.

5
Đó cũng là những vấn đề mà chúng em đã gặp phải khi nghiên cứu về đài tài này.
Dần dần, chúng em đã giải quyết được lần lượt các vấn đề:

 Chi phí cao: để tiết kiệm nhất có thể, chúng em sẽ sử dụng các nguyên liệu
tái chế, lựa chọn nguyên liệu, năng lượng rẻ nhất có thể nhưng vẫn đạt yêu cầu về chất
lượng.

 Chất lượng nước: nước sau khi lọc có thể sử dụng cho mục đích ăn uống,
chất lượng hoàn toàn giống như nước được lọc trong hệ thống như hiện tại, rất sạch và an
toàn.

 Nguồn năng lượng: thay vì sử dụng điện, chúng em sẽ sử dụng năng lượng
Mặt Trời để đun nóng nước, rất rẻ và tiết kiệm.

CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG

You might also like