Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài 5.

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á–

Câu 1. Giữ thế kỉ XIX, các quốc gia ở Đông Nam Á duy trì thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến B. Phong kiến C. Cộng Hòa D. Xã hội chủ nghĩa
Câu 2. Trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược, Xiêm đã thực hiện chính sách nào để bảo vệ
được nền độc lập
A. Chuẩn bị lực lượng quân đội hùng mạnh B. Cầu viện Trung Quốc
C. Đầu hàng D. Mở cửa buôn bán với nước ngoài
Câu 3. Năm 1898, nước nào đã thay thế Tây Ban Nha cai trị Phi-lip-pin?
A. Mỹ B. Bồ Đào Nha C. Anh D. Pháp
Câu 4. Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được thực hiện dựa theo khuôn
mẫu của
A. các nước phương Đông B. Nhật Bản
C. các nước phương Tây D. Trung Quốc
Câu 5. Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự kiện
A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca. B. Pháp đánh chiếm Đông Dương.
C. Tây Ban Nha đánh chiếm Philíppin. D. Anh đánh chiếm Miến Điện.
Câu 6. Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á hải
đảo, ngoại trừ việc khu vực này
A. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú
B. có nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc
C. là địa điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.
D. nằm trên vùng biển nối liền phương Đông và phương Tây
Câu 7. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á được coi là “vùng đệm” giữa khu
vực thuộc địa của Anh và Pháp?
A. Phi-lip-pin. B. Ấn Độ. C. Cămpuchia. D. Xiêm
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương
Tây đối với các nước Đông Nam Á?
A. Phát triển giao thông vận tải B. Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản
C. Cướp đoạt ruộng đất, ‘cưỡng bức trồng trọt’ D. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo cày cấy
Câu 9. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn
A. hình thành B. phát tiển
C. phát triển đến đỉnh cao D. Khủng hoảng, suy thoái
Câu 10. Trong thời gian đầu, để xâm nhập vào Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng
thủ đoạn nào?
A. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền đạo
B. khống chế chính trị, ép kí các hiệp ước bất bình đẳng
C. Truyền bá thuyết “Đại Đông Á”
D. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai
Câu 11. Sự kiện được coi là mở đầu cho quá trình thực dân phương Tây xâm nhập, xâm lược các nước
Đông Nam Á là
A. Mĩ tấn công, đánh chiếm Philippin
B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma lắc ca
C. Pháp tấn công Đà Nẵng (Việt Nam)
D. Anhh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma lay xi a
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân các nước thực dân phương Tây đẩy
mạnh xâm lược Đông Nam Á?
A. Tư bản phương Tây có nhu cầu cao về nguyên liệu, nhân công, thị trường.
B. Đông Nam Á có vị trí quan trọng trong tuyến đường giao thương trên biển.
C. Kinh tế của các nước tư bản phương Tây đang bị Đông Nam Á cạnh tranh.
D. Khu vực Đông Nam Á có tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào.
Câu 13. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông
Nam Á
A. mới được hình thành.
B. đang là thuộc địa của Trung Hoa.
C. đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
D. bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng.
D. nằm trên tuyến đường biển nối liền phương Đông và phương Tây.
Câu 14. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là
A. Việt Nam. B. Xiêm. C. Mi-an-ma. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 15. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược
A. Việt Nam và Cam-pu-chia. B. Mi-an-ma và Ma-lai-xi-a.
C. Phi-líp-pin và Mi-an-ma. D. In-đô-nê-xi-a và Lào.
Câu 16. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mặc dù giữ được độc lập, nhưng Xiêm vẫn lệ thuộc về kinh tế
và chính trị vào những nước nào?
A. Trung Quốc và Anh. B. Mỹ và Tây Ban Nha. C. Anh và Pháp. D. Anh và Mỹ.
Câu 17. Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây
A. từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược Đông Nam Á.
B. bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào Đông Nam Á.
C. đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á.
D. buộc phải trao trả độc lập cho các nước Đông Nam Á.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á vào
cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Chính quyền thực dân thi hành chính sách “chia để trị”.
B. Triều đình phong kiến đầu hàng, lệ thuộc vào chính quyền thực dân.
C. Quan lại thực dân cai trị ở địa phương; cử người bản xứ cai quản trung ương.
D. Quan lại thực dân cai trị ở trung ương; cử người bản xứ cai quản địa phương.
Câu 19. Thực dân phương Tây đã sử dụng chính sách nào để chia rẽ khối đoàn kết và làm suy yếu sức
mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á?
A. “Chia để trị”. B. “Kinh tế chỉ huy”. C. “Cấm đạo Thiên Chúa”. D. “Tìm và diệt”.
Câu 20. Trên lĩnh vực chính trị, thực dân phương Tây đã thực hiện chính sách nào để cai trị các nước
Đông Nam Á?
A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.
B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.
C. Mua chuộc và biến các thế lực phong kiến địa phương thành tay sai
D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.
Câu 21. Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao
thông vận tải nhằm
A. truyền bá văn hóa, khai hóa văn minh cho cư dân trong khu vực.
B. hỗ trợ các nước trong khu vực khôi phục và phát triển nền kinh tế.
C. nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Đông Nam Á.
D. phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á dưới tác động
từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?
A. Trật tự xã hội truyền thống ở Đông Nam Á vẫn được duy trì.
B. Các giai cấp cũ bị phân hóa, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.
C. Các giai cấp cũ bị xóa bỏ, trong xã hội xuất hiện nhiều lực lượng mới.
D. Xã hội văn minh, bắt kịp với trình độ phát triển của phương Tây.
Câu 23. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm
A. đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.
B. phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh.
C. giành được độc lập và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
D. phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Câu 24. Nội dung sau đây không phản ánh đúng chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Xiêm (cuối
thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)?
A. Nghiêm cấm tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh.
B. Khuyến khích tư nhân đầu tư kinh doanh.
D. Khuyến khích việc khai khẩn đất hoang.
C. Miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp.
Câu 25. Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình
A. Phương Tây B. Phương Đông
C. Chủ nghĩa tư bản hiện đại D. Chủ nghĩa xã hội
Câu 26. Trong thời gian đầu, quá trình các nước phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á được tiến hành
thông qua
A. Các hoạt động bí mật đưa vũ khí, đạn dược và việc tuồn các mặt hàng độc hại như thuộc phiện vào
các nước Đông Nam Á.
B. Các hoạt động buôn bán và truyền giáo
C. Các hoạt động đe doạ, cướp bóc
D. Chiến tranh khủng bố, ép buộc chính quyền phong kiến các nước phải đầu hàng
Câu 27. “Một bên là những người bản xứ,... họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng
nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi
mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài, họ đều đi lại tự do, tự
dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành
nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân”.
Đoạn trên trích trong tác phẩm nào?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp (Nguyễn Ái Quốc)
B. Việt Nam vong quốc sử (Phan Bội Châu)
C. Trung kỳ dân biến thỉ mạt ký (Phan Chu Trinh)
D. Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng (Võ Nguyên Giáp)
Câu 28. Nửa sau thế kỉ XIX, những quốc gia ở Đông Nam Á bị Thực dân Pháp đã chiếm đóng là
A. Philíppin, Brunây, Xingapo B. Việt Nam, Lào, Campuchia
C. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia D. Malaixia, Miến Điện (Mianma)
Câu 29. Triều đại tạo nên bộ mặt mới, phát triển nước Xiêm theo hướng tư bản chủ nghĩa là
A. Rama B. Rama IV C. Rama V D. Chulalongcon
Câu 30. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế
quốc biến thành thuộc địa vì đã
A. thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo
B. thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn
C. tiến hành cải cách để phát triển nguồn lực đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo
D. chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp
Câu 31. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện ở việc
A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ
thuộc để giữ gìn chủ quyền
C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh,
Pháp
D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đấ nước để phát triển
Câu 32. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX mang đến tác động
nào?
A. Đất nước chịu nhiều lệ thuộc vào Anh và Pháp về chính trị, kinh tế
B. Đất nước bị các nước Anh, Pháp chia cắt, thống trị
C. Đất nước chịu nhiều áp lực từ các nước lớn
D. Đất nước thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, bất ổn
Câu 33. Để bảo vệ nền độc lập của đất nước, giữa thế kỉ XIX Xiêm thực hiện chính sách
A. đóng cửa, không cho các thương nhân nước ngoài đến Xiêm buôn bán.
B. dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để chống sự xâm lược của Anh và Pháp.
C. cải cách duy tân đất nước theo tấm gương của Nhật Bản.
D. cải cách, mở cửa buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước đế quốc.
Câu 34. Vì sao Thái Lan vẫn giữ được độc lập tương đối vào cuối thế kỉ XIX?
A. Đã thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo và mềm dẻo.
B. Được Mĩ bảo trợ về quân sự.
C. Sự chiến đấu anh dũng của nhân dân.
D. Địa hình nhiều sông ngòi, đồi núi khó xâm nhập.
Câu 35. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của
A. thực dân phương Tây B. thực dân Âu – Mĩ C. Thực dân Anh D. Thực dân Pháp
Câu 36. Cuộc cải cách Ra-ma V ở Xiêm mang tính chất
A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để B. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới D. cách mạng vô sản
Câu 37. Sau cuộc cải cách của vua Ra-ma V, thể chế chính trị của Xiêm là
A. quân chủ chuyên chế B. quân chủ lập hiến
C. thành lập nền cộng hòa D. chế độ trung lập
Câu 38. Cuộc cải cách Ra-ma V gọi là cuộc cách mạng tư sản vì
A. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến
B. do giai cấp vô sản lãnh đạo
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
D. tiếp tục duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
Câu 39. Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V?
A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.
B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để.
C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
D. Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Câu 40. Điểm giống nhau cơ bản trong cuộc cải cách đất nước của Xiêm và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX là
A. xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
B. thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
C. xóa bỏ lao dịch cho nông dân.
D. hướng đất nước phát triển theo con đường TBCN.

You might also like