Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

LÀO CAI NĂM HỌC 2022-2023


MÔN: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 07 câu, 03 trang)
Ngày thi 12 tháng 6 năm 2022
Họ và tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh: ………………..
Câu 1 (2,0 điểm)
1.1. Ở một giống lúa, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài. Cho cây
có hạt tròn không thuần chủng lai với cây hạt dài được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn. Xác định tỷ lệ
phân ly kiểu hình ở F2.
1.2. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định cây có khả năng chịu hạn trội hoàn toàn so với
alen a quy định cây không có khả năng chịu hạn; alen B quy định cây có khả năng kháng thuốc trừ
sâu trội hoàn toàn so với alen b quy định cây không có khả năng kháng thuốc trừ sâu, các gen phân li
độc lập. Cho cây có khả năng chịu hạn, kháng thuốc trừ sâu (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại
kiểu hình, do sơ xuất thống kê chỉ thống kê được kiểu hình cây không có khả năng chịu hạn, không
kháng thuốc trừ sâu với tỷ lệ 6,25%.
Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ: 3 cây chịu hạn, có khả năng
kháng thuốc: 3 cây không chịu hạn, có khả năng kháng thuốc: 1 cây chịu hạn, không kháng thuốc: 1
cây không chịu hạn, không kháng thuốc.
- Với cây thứ hai, thu được 100% cây có khả năng chịu hạn, kháng thuốc.
Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Xác định kiểu gen của cây
P, cây thứ nhất và cây thứ hai?
Câu 2 (1,5 điểm)
2.1. Hình 1 mô tả các kỳ của quá trình phân bào nguyên phân ở một tế bào (2n) qua các giai đoạn
khác nhau (1, 2, 3, 4).

Hình 1. Các kỳ khác nhau trong phân bào nguyên phân


Đọc tên các kỳ tương ứng với các số 1, 2, 3, 4 và sắp xếp đúng trình tự.
2.2. Trong một cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20, hai tế bào A và B thực hiện
nguyên phân. Biết số lần nguyên phân của cả hai tế bào là 7, tổng số tế bào con tạo ra từ hai tế bào là
36.
a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào, biết số lần nguyên phân của tế bào B nhiều hơn số
lần nguyên phân của tế bào A.
b. Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho hai tế bào thực hiện quá trình trên.
c. Tế bào B tiếp tục nguyên phân 4 lần nữa, các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Hiệu suất
thụ tinh của trứng là 100%. Giả sử hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 20%, tính số tế bào sinh tinh
cần thiết cho quá trình trên.
Câu 3 (1,5 điểm)
3.1. Tính đặc trưng của ADN thể hiện ở những điểm nào?
3.2. Một phân tử ARN thông tin (mARN) ở sinh vật nhân sơ tính từ mã mở đầu đến mã kết thúc dài
5100A0, có tỉ lệ các loại nucleotit Am : Xm : Um : Gm là 4 : 2 : 3 : 1.
a. Tính số nucleotit mỗi loại của phân tử mARN.
b. Tính số lượng từng loại nucleotit của gen A đã tổng hợp nên phân tử mARN đó.

Trang 1/3
c. Một gen khác (gen B) ít hơn gen A nói trên 30 cặp nucleotit, trong đó có 10 nucleotit loại A. Khi
gen này nhân đôi 4 lần liên tiếp thì nhu cầu từng loại nucleotit mà môi trường cung cấp là bao nhiêu?
Câu 4 (1,5 điểm)
4.1. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 10 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào
sinh dưỡng là 5pg. Trong một quần thể của loài có hai thể đột biến được kí hiệu là I, II. Số lượng
nhiễm sắc thể trong hai thể đột biến đều là 10 và hàm lượng ADN có trong nhân của thể đột biến I là
4,97 pg và thể đột biến II là 5,08 pg. Xác định tên gọi của các thể đột biến I, II? Giải thích.
4.2. Hình 2 mô tả một giai đoạn trong quá trình phân bào
của một tế bào lưỡng bội (tế bào M). Biết rằng mỗi cặp
nhiễm sắc thể tương đồng mang các cặp gen dị hợp khác
nhau.
a. Tế bào M đang ở kỳ nào của phân bào? Bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bội của loài là bao nhiêu?
b. Những hiện tượng nào đã xảy ra trong tế bào M? Giải
thích. Hình 2. Tế bào M
c. Chỉ xét các sự kiện liên quan đến tế bào trên, cơ thể
chứa tế bào này có thể tạo ra các tế bào con có kiểu gen
như thế nào?
Câu 5 (1,0 điểm)
5.1. Một quần thể tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn với alen a quy định thân thấp;
alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần
thể này có thành phần các kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể
không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Xác định tỷ lệ kiểu gen AABb ở thế hệ F3?
5.2. Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ tế bào thực vật trong việc chọn, tạo giống đã
mang lại nhiều đột phá mới về chất lượng và số lượng cho sản xuất nông nghiệp.
a. Giả sử một cây có kiểu gen KKMMHHgg có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích ứng với khí hậu
của địa phương. Để nhân nhanh giống cây sạch bệnh, trong thời gian ngắn với các đặc điểm tốt trên,
các nhà khoa học đã ứng dụng kỹ thuật nhân giống vô tính trong ống nghiệm như mô tả trong hình 3.
Bằng kỹ thuật này, các cây con được tạo ra có kiểu gen và đặc điểm như thế nào? Giải thích.

Hình 3. Các bước cơ bản của kỹ thuật nhân giống vô tính trong ống nghiệm
b. Với kỹ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn tách rời đã thu giống mới có kiểu gen đồng hợp về tất
cả các cặp gen mà không cần trải qua bước tạo dòng thuần. Giả sử nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu
gen AABbDd sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng có kiểu gen khác
nhau? Viết các kiểu gen đó.
Câu 6 (1,0 điểm)
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến mức tiêu thụ oxi (µLO2/g/h - microlit oxi/khối
lượng cơ thể/giờ) trong hoạt động hô hấp của hai quần thể A, B cùng loài, sống ở hai vùng sinh thái
khác nhau đã thu được kết quả trong bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến mức tiêu thụ oxi
Mức tiêu thụ oxi Nhiệt độ môi trường (0C)
(µLO2/g/h) 10 15 20 25 30
Quần thể A 10 40 70 110 145
Quần thể B 30 70 110 140 175
Biết rằng, các đối tượng nghiên cứu có cùng độ tuổi, cùng trọng lượng cơ thể, cùng kích thước, cùng
mức độ hoạt động; ở khoảng nhiệt độ tối ưu, mức tiêu thụ oxi của hai quần thể bằng nhau.
6.1. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mức tiêu thụ oxi với nhiệt độ môi trường của hai quần thể.
Trang 2/3
6.2. Từ mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và mức tiêu thụ oxi thì hai quần thể của loài trên
thuộc nhóm động vật hằng nhiệt hay biến nhiệt. Xác định khoảng nhiệt độ thuận lợi với mỗi quần
thể?
Câu 7 (1,5 điểm)
7.1. Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng A, B, C khác nhau người ta thống kê được tỉ lệ
(%) các loại cá theo độ tuổi ở từng vùng như bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ đánh bắt cá theo tuổi (tính theo năm)
Vùng Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8 Tuổi 9 Tuổi 10
Vùng A 3 5 15 55 18 7 5 0 0
Vùng B 2 5 7 9 22 41 23 10 0
Vùng C 17 48 29 11 9 0 0 0 0
Vùng nào trong các vùng trên đang bị khai thác quá mức? Giải thích?
7.2. Loài tảo đỏ R có kích thước nhỏ hơn loài tảo
lục G. Chúng đều là thức ăn của sên biển, sên
biển là thức ăn của cua xanh. Sự thay đổi độ che
phủ (% diện tích nền đáy có tảo che phủ) của hai
loài tảo được nghiên cứu trong ba điều kiện mật
độ sên biển: giữ nguyên sên biển ở các vùng có
mật độ cao (hình 4), bổ sung sên biển vào các
vùng có mật độ thấp (hình 5), và loại bỏ hết sên
biển ở các vùng có mật độ cao (hình 6). Thí
nghiệm bắt đầu tại thời điểm 0.

a. Viết các chuỗi thức ăn có thể có.


b. Loài tảo R hay tảo G là thức ăn ưa thích của sên biển? Giải thích.
-------------Hết-------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Trang 3/3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
LÀO CAI KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(HDC thi gồm 7 câu, 06 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG
- Thí sinh có thể làm bài theo cách khác cách nêu trong hướng dẫn chấm, nếu đúng vẫn cho điểm tương
đương.
- Điểm toàn bài thi không làm tròn.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1 (2,0 điểm)
1.1. Ở một giống lúa, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài. Cho cây có
hạt tròn không thuần chủng lai với cây hạt dài thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn. Xác định tỷ lệ
phân ly kiểu hình ở F2.
1.2. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định cây có khả năng chịu hạn trội hoàn toàn so với alen
a quy định cây không có khả năng chịu hạn; alen B quy định cây có khả năng kháng thuốc trừ sâu trội
hoàn toàn so với alen b quy định cây không có khả năng kháng thuốc trừ sâu, các gen phân li độc lập.
Cho cây có khả năng chịu hạn, kháng thuốc trừ sâu (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, do
sơ xuất thống kê chỉ thống kê được kiểu hình cây không có khả năng chịu hạn, không kháng thuốc trừ
sâu có tỷ lệ 6,25%.
Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ: 3 cây chịu hạn, có khả năng kháng
thuốc: 3 cây không chịu hạn, có khả năng kháng thuốc: 1 cây chịu hạn, không kháng thuốc: 1 cây không
chịu hạn, không kháng thuốc.
- Với cây thứ hai, thu được 100% cây có khả năng chịu hạn, kháng thuốc.
Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Xác định kiểu gen của cây P,
cây thứ nhất và cây thứ hai?
Hướng dẫn chấm:
Nội dung Điểm
1.1. Cây hạt tròn không thuần chủng có kiểu gen: Aa
-P: Aa (hạt tròn) x aa (hạt dài)
GP: A, a a
1 1 0,25
F1: Aa (hạt tròn): aa (hạt dài)
2 2
F1 tự thụ phấn thụ phấn ta có 2 sơ đồ lai sau:
1 3 1
(Aa x Aa) = 8 (A- ) + 8aa 0,5
2
1 1
(aa x aa) = 2 aa
2
3 5
--> Vậy, tỷ lệ kiểu hình ở F2 là: 8 hạt tròn: 8 hạt dài 0,25
(Xác định tỷ lệ F1 được 0,25 điểm; sơ đồ lai F1 x F1 được 0,5 điểm; Tỷ lệ KH ở F2 được 0,25
điểm)
1.2. Cho cây chịu hạn, có khả năng kháng thuốc tự thụ phấn, F1 có tỷ lệ phân li kiểu hình
1 1 1 0,25
mang hai tính trạng lặn chiếm tỷ lệ: 16 = 4 x 4 → mỗi bên bố mẹ tạo 4 loại giao tử với tỷ lệ
0,25
bằng nhau → Kiểu gen của cây P là AaBb (chịu hạn, kháng thuốc).
- Cho cây (P) AaBb x cây thứ nhất → thu được tỷ lệ kiểu hình: 3 cây chịu hạn, có khả năng
kháng thuốc: 3 cây không chịu hạn, có khả năng kháng thuốc: 1 cây chịu hạn, không kháng
thuốc: 1 cây không chịu hạn, không kháng thuốc tương đương với tỷ lệ kiểu hình = (1 chịu
hạn : 1 không chịu hạn) (3 kháng thuốc : 1 không kháng thuốc) ↔ (Aa x aa) (Bb x Bb) →
0,25
kiểu gen của cây thứ nhất là aaBb (không chịu hạn, kháng thuốc)
b. Cho (P) AaBb x cây thứ hai → đời con chỉ 1 loại kiểu hình chịu hạn, có khả năng kháng
thuốc (1A-B-) → Cây thứ hai có kiểu gen đồng hợp trội AABB (chịu hạn, kháng thuốc)
0,25
Trang 1/6
(Xác định được mỗi bên bố mẹ cho 4 loại giao tử được 0,25 điểm; kiểu gen của cây P được
0,25 điểm; KG của cây thứ nhất được 0,25 điểm); KG của cây thứ 2 được 0,25 điểm)
Câu 2 (1,5 điểm)
2.1. Hình 1 mô tả các kỳ của quá trình phân bào nguyên phân ở một tế bào (2n) qua các giai đoạn khác
nhau (1, 2, 3, 4).

Hình 1. Các kỳ khác nhau trong phân bào nguyên phân


Đọc tên các kỳ tương ứng với các số 1, 2, 3, 4 và sắp xếp đúng trình tự.
2.2. Trong một cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20, hai tế bào A và B thực hiện nguyên
phân. Biết số lần nguyên phân của cả hai tế bào là 7, tổng số tế bào con tạo ra từ hai tế bào là 36.
a. Hãy xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào, biết số lần nguyên phân của tế bào B nhiều hơn số
lần nguyên phân của tế bào A.
b. Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho hai tế bào trên thưc hiện quá trình nguyên phân trên là bao
nhiêu?
c. Tế bào B tiếp tục nguyên phân 4 lần nữa, các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng, hiệu suất thụ
tinh của trứng là 100%. Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 20%, xác định số tế bào sinh tinh cần
thiết cho quá trình thụ tinh trên?
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm Điểm
2.1.
- (1) kỳ sau; (2) kỳ đầu; (3) kỳ giữa; (4) kỳ cuối. 0,25
- Thứ tự đúng: (2) → (3) → (1) → (4). 0,25
2.2.
a. Gọi số lần nguyên phân của tế bào A là x, số lần nguyên phân của tế bào B là y (x, y là
số nguyên, dương).
- Tổng số lần nguyên phân của hai tế bào: x + y = 7 (lần); với y > x → x ≤ 3.
- Tổng số tế bào con tạo ra là: 2x + 2y = 36 (tế bào)
Ta xét:
x 1 2 3
y 6 5 4 0,25
x y
2 +2 66 36 24
Kết luận Loại Nhận Loại
Vậy số lần nguyên phân của tế bào A là 2 lần, số lần nguyên phân của tế bào B là 5 lần
b. Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của 2 tế bào là: 0,25
(20 x (2 – 1) + 20 x (2 – 1))= 680 (nhiễm sắc thể)
2 5

c. Tế bào B nguyên phân thêm 4 lần → vậy tổng số lần nguyên phân của tế bào B là 9 lần.
Số tế bào con tạo ra từ tế bào B là 29 = 512 (tế bào).
- Hiệu suất thụ tinh của trứng là 100% → số cá thể con được tạo ra là 512. 0,25
- Mà số cá thể con tạo ra = số tinh trùng được thụ tinh = số trứng được thụ tinh = 512 → Số
512 𝑥 100
tinh trùng tham gia thụ tinh là: 20 = 2560 (tinh trùng)
0,25
- Số tế bào sinh tinh là: 2560 : 4= 640 (tế bào).
Câu 3 (1,5 điểm)
3.1. Tính đặc trưng của ADN thể hiện ở những điểm nào?

Trang 2/6
3.2. Một phân tử ARN thông tin (mARN) ở sinh vật nhân sơ tính từ mã mở đầu đến mã kết thúc dài
5100A0, có tỷ lệ các loại nucleotit Am : Xm : Um : Gm là 4 : 2 : 3 : 1.
a. Tính số nucleotit mỗi loại của phân tử mARN.
b. Tính số lượng từng loại nucleotit của gen A đã tổng hợp nên phân tử mARN đó.
c. Một đoạn gen khác (gen B) ít hơn gen A nói trên 30 cặp nucleotit, trong đó có 10 nucleotit loại A. Khi
gen này nhân đôi 4 lần liên tiếp thì nhu cầu từng loại nucleotit mà môi trường cung cấp là bao nhiêu?
Hướng dẫn chấm:
Nội dung Điểm
3.1. Tính đặc trưng của ADN thể hiện ở những điểm sau đây:
- Với số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotit trên mỗi phân tử ADN khác 0,25
nhau là khác nhau.
- Đặc trưng về hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào của mỗi loài.
𝐴+𝑇
- ADN của mỗi loài được đặc trưng về tỷ lệ 𝐺+𝑋.
0,25
- ADN của mỗi loài được đặc trưng về kiểu cấu trúc không gian.
Học sinh trả lời đúng 2 ý bất kỳ được 0,25 điểm; đúng từ 3 ý trở lên được 0,5 điểm.
3.2. Bài tập
a. Số nucleotit mỗi loại của phân tử mARN
- Tổng số nucleotit của mARN là: (5100 : 3,4) = 1500 (nu) 0,25
- Số nu mỗi loại của mARN là: Am = (1500 x 4) : 10 = 600 (nu)
Xm = (1500 x 2) : 10 = 300 (nu)
Um = (1500 x 3) : 10 = 450 (nu)
Gm = (1500 x 1) : 10 = 150 (nu) 0,25
b. Số lượng từng loại nucleotit của gen A:
AA= TA = Am + Um = 600 + 450 = 1050 (nu)
GA= XA = Xm + Gm = 300 + 150 = 450 (nu) 0,25
c. Số nucleotit từng loại mà môi trường cung cấp cho gen B nhân đôi 4 lần.
Amt= Tmt = AB(2k – 1)= (1050 – 10) (24 – 1) = 15600 (nu)
Gmt=Xmt = GB (2k – 1)= (450 – 20) (24 – 1) = 6450 (nu) 0,25
(Học sinh tính được đúng số nu của mARN được 0,25 điểm; số nu mỗi loại của mARN được
0,25 điểm; số nu mỗi loại của gen A được 0,25 điểm, số nu mỗi loại môi trường cung cấp cho
gen B được 0,25 điểm).
Câu 4 (1,5 điểm)
4.1. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 10 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh
dưỡng là 5pg. Trong một quần thể của loài có hai thể đột biến được kí hiệu là I, II. Số lượng nhiễm sắc
thể trong hai thể đột biến đều là 10 và hàm lượng ADN có trong nhân của thể đột biến I là 4,97 pg và
thể đột biến II là 5,08 pg. Xác định tên gọi của các thể đột biến I, II? Giải thích.
4.2. Hình 2 mô tả một giai đoạn trong quá trình phân bào
của một tế bào lưỡng bội (tế bào M). Biết rằng mỗi cặp
nhiễm sắc thể tương đồng mang các cặp gen dị hợp khác
nhau.
a. Tế bào M đang ở kỳ nào của phân bào? Bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bội của loài là bao nhiêu?
b. Những hiện tượng nào đã xảy ra trong tế bào M? Giải
thích. Hình 2. Tế bào M
c. Chỉ xét các sự kiện liên quan đến tế bào trên, cơ thể
chứa tế bào này có thể tạo ra các tế bào con có kiểu gen
như thế nào?
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm Điểm
4.1. - Thể đột biến I là đột biến mất đoạn; vì thể đột biến có số lượng NST không đổi, hàm
lượng ADN giảm xuống do đoạn NST không mang tâm động bị đứt và tiêu biến trong phân 0,25
bào.
Trang 3/6
- Thể đột biến II là đột biến lặp đoạn; vì thể đột biến có số lượng NST không đổi, hàm
lượng ADN tăng lên do đoạn NST bị lặp mang gen. 0,25
(Thí sinh có thể trả lời trường hợp khác, nếu giải thích đúng, hợp lý thì vẫn cho số điểm
tương đương)
4.2.
a. Hình vẽ mô tả kỳ sau của giảm phân II, vì các NST đơn trong mỗi nhóm không có cặp
tương đồng đang phân ly đồng đều về 2 cực của tế bào.
- Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 6 (nhiễm sắc thể) 0,25
b. Hai hiện tượng xảy ra trong tế bào M.
- Hoán vị gen xảy ra ở cặp NST mang cặp gen Aa, Bb; 0,25
- Trong tế bào, ở mỗi cực của nhiễm sắc thể có 2 NST đơn trong cùng cặp nhiễm sắc thể
tương đồng là AB; aB và ab; Ab đang phân ly về 2 cực của tế bào. Vậy đã xảy ra rối loạn
phân ly ở 1 cặp NST này trong giảm phân I. 0,25
c. Tế bào con tạo ra từ cơ thể trên có tạo ra 3 loại tế bào với kiểu gen:
- Tế bào 1: AB aB D e; 0,25
- Tế bào 2: ab Ab D e;
- Tế bào 3+4: d E.
(HS trả lời đúng kỳ, bộ NST lưỡng bội được 0,25 điểm; Hai hiện tượng – 0,5 điểm; chính
xác kiểu gen của 3 loại TB mới được cho 0,25 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm)
5.1. Một quần thể tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn với alen a quy định thân thấp;
alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể
này có thành phần các kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không
chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Xác định tỷ lệ kiểu gen AABb ở thế hệ F3?
5.2. Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ tế bào thực vật trong việc chọn, tạo giống đã mang
lại nhiều đột phá mới về chất lượng và số lượng cho sản xuất nông nghiệp.
a. Giả sử một cây có kiểu gen KKMMHHgg có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích ứng với khí hậu của
địa phương. Để nhân nhanh giống cây sạch bệnh, trong thời gian ngắn với các đặc điểm tốt trên, các nhà
khoa học đã ứng dụng kỹ thuật nhân giống vô tính trong ống nghiệm như mô tả trong hình 3. Bằng kỹ
thuật này, các cây con được tạo ra có kiểu gen và đặc điểm như thế nào? Giải thích.

Hình 3. Các bước cơ bản của kỹ thuật nhân giống vô tính trong ống nghiệm
b. Với kỹ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn tách rời đã thu giống mới có kiểu gen đồng hợp về tất cả
các cặp gen mà không cần trải qua bước tạo dòng thuần. Giả sử nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen
AABbDd sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau?
Viết các kiểu gen đó.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm Điểm
5.1. Kiểu gen AABb ở thế hệ F3 chỉ được tạo ra từ 2 kiểu gen 0,2 AABb và 0,2 AaBb với
tỷ lệ là:
1 7 1 23 0,5
0,2 x 1 x + 0,2 x x = = 0,0359 = 3,59%
8 16 8 640
5.2.
a. Các cây con có kiểu gen KKMMHHgg; vì cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào là
dựa vào nguyên phân (cây con có kiểu gen giống cây mẹ).
0,25

Trang 4/6
b. Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của cây này sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 4 dòng thuần
chủng từ mỗi cây. 0,25
- Kiểu gen của các dòng thuần chủng là: AABBDD; AABBdd; AAbbDD; AAbbdd.
Câu 6 (1,0 điểm)
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến mức tiêu thụ oxi (µLO2/g/h - microlit oxi/khối lượng
cơ thể/giờ) trong hoạt động hô hấp của hai quần thể A, B cùng loài, sống ở hai vùng sinh thái khác nhau
đã thu được kết quả trong bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến mức tiêu thụ oxi
Mức tiêu thụ oxi Nhiệt độ môi trường (0C)
(µLO2/g/h) 10 15 20 25 30
Quần thể A 10 40 70 110 145
Quần thể B 30 70 110 140 175
Biết rằng, các đối tượng nghiên cứu có cùng độ tuổi, trọng lượng cơ thể, kích thước, mức độ hoạt động;
ở khoảng nhiệt độ tối ưu, mức tiêu thụ oxi của hai quần thể bằng nhau.
6.1. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mức tiêu thụ oxi với nhiệt độ môi trường của hai quần thể.
6.2. Từ mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và mức tiêu thụ oxi thì hai quần thể của loài trên thuộc
nhóm động vật hằng nhiệt hay biến nhiệt. Xác định khoảng nhiệt độ thuận lợi với mỗi quần thể?
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm Điểm
6.1. Đồ thị biểu diễn mức tiêu thụ oxi của hai quần thể ếch trong các điều kiện nhiệt độ
khác nhau:

0,5
6.2. Thí nghiệm được tiến hành trong các điều kiện tương đương nhau, hai quần thể này
thuộc cùng loài nên kết quả thí nghiệm chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
- Ở cả hai quần thể, mức tiêu thụ oxi tăng dần theo nhiệt độ => Đây là nhóm động vật biến
nhiệt. 0,25
- Theo đề bài, ở khoảng nhiệt độ tối ưu, mức tiêu thụ oxi ở hai quần thể đó bằng nhau trong
khoảng 70 - 110µL O2/g/h. Vậy khoảng nhiệt độ tối ưu của quần thể A là 20 – 250C, quần
thể B là 15 – 200C. 0,25
Câu 7 (1,5 điểm)
7.1. Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng A, B, C khác nhau người ta thống kê được tỷ lệ
(%) các loại cá theo độ tuổi ở từng vùng như bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ đánh bắt cá theo tuổi (tính theo năm)
Vùng Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8 Tuổi 9 Tuổi 10
Vùng A 3 5 15 55 18 7 5 0 0
Vùng B 2 5 7 9 22 41 23 10 0
Vùng C 17 48 29 11 9 0 0 0 0
Vùng nào trong các vùng trên đang bị khai thác quá mức? Giải thích?

Trang 5/6
7.2. Loài tảo đỏ R có kích thước nhỏ hơn loài tảo
lục G. Chúng đều là thức ăn của sên biển, sên
biển là thức ăn của cua xanh. Sự thay đổi độ che
phủ (% diện tích nền đáy có tảo che phủ) của hai
loài tảo được nghiên cứu trong ba điều kiện mật
độ sên biển: giữ nguyên sên biển ở các vùng có
mật độ cao (hình 4), bổ sung sên biển vào các
vùng có mật độ thấp (hình 5), và loại bỏ hết sên
biển ở các vùng có mật độ cao (hình 6). Thí
nghiệm bắt đầu tại thời điểm 0.

a. Viết các chuỗi thức ăn có thể có.


b. Loài tảo R hay tảo G là thức ăn ưa thích của
sên biển? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm Điểm
7.1.
- Vùng C đang bị khai thác quá mức. 0,25
- Khi đánh bắt chủ yếu ở lứa tuổi nhỏ, điều đó chứng tỏ nguồn sống bị thiếu hụt, do vậy cần
phải dừng đánh bắt ngay. 0,25
7.2.
a. Các chuỗi thức ăn
- Tảo đỏ R → sên biển → cua xanh → Vi sinh vật 0,25
- Tảo xanh G → sên biển → cua xanh → Vi sinh vật 0,25
b. Tảo G. 0,25
- Độ che phủ tảo G rất cao (~100%) khi có sên biển mật độ thấp (Hình 5) hoặc không có
sên biển (Hình 6). Ngược lại độ che phủ tảo G rất thấp (~0%) khi có sên biển mật độ cao
(Hình 4) → chứng tỏ tảo G bị ăn nhiều hơn so với tảo R. Tảo R có độ che phủ cao khi có
sên biển mật độ cao → bị ăn ít. 0,25

-------------Hết-------------

Trang 6/6

You might also like