Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Từ Vang bóng một thời (1940) đến Sông Đà (1960), con đường sáng tạo văn chương cùa

Nguyễn
Tuân đã trải qua 20 năm tròn. Tùy bút Sông Đà làm cho chân dung văn học của Nguyễn Tuân thêm
tươi sáng, rạng rỡ. Với 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo, S.Đà đã khẳng định vị trí vẻ vang của
Nguyễn Tuân trong lịch sử văn học VN hiện đại, tô đậm một phong cách nghệ thuật uyên bác, độc đáo
và tài hoa để ta thêm yêu mến tự hào.
Tùy bút Người lái đò Sông Đà được in trong tập tùy bút Sông Đà(1960), gồm 15 bài tùy bút và một
bài thơ ở dạng phác thảo. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng
chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Là nhà văn của những tính cách phi thường,
Nguyễn Tuân phát hiện, miêu tả con người Tây Bắc mang bao phẩm chất tuyệt đẹp mà ông gọi đó là
“chất vàng mười đac qua thử lửa” của tâm hồn. Là một con người yêu thiên nhiên tha thiết, ông nói về
cảnh sắc sông Đà với những phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi và sông, về cây cỏ trên một
vùng đất nước bao la, hùng vĩ và thơ mộng.
Nguyễn Tuân là nhà văn theo chủ nghĩa xê dịch và ưa cảm giác mạnh, thích đi nhiều để thay đổi
cảm giác cho các giác quan. Ô không thích những gì tầm thường nên đối tượng mà ông miêu tả phải
đẹp đến mức tuyệt mĩ, dữ dội phải đến mức khủng khiếp và tài năng phải đến mức siêu phàm. Con
sông Đà của Tây Bắc rất phù hợp với mĩ cảm của nhà văn nên bằng quan sát tỉ mỉ, sự liên tưởng, tưởng
tượng phong phú và tài năng nghệ thuật xuất sắc nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng con sông Đà thành
một hình tượng nghệ thuật hấp dẫn, biến nó từ vật vô tri vô giác thành một sinh thể có sức sống, có tâm
trạng và tính cách.
Đoạn số 1: Có lẽ cũng vì thế tác giả gọi nó là “con” và viết hoa tên của nó thành Sông Đà. Con Sông
Đà hiện lên trong tác phẩm với hai nét tính cách nổi bật là hung bạo và trữ tình. Hai nét tính cách tưởng
chừng như đối lập nhưng lại cùng tồn tại trong một hình tượng nghệ thuật. Sông Đà rất hung dữ, hiểm
ác gây tai họa cho con người nhưng cũng là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, vừa hùng
vĩ vừa thơ mộng tạo nên chất men say cho con người trong cuộc sống. Đoạn trích nêu trên nằm trong
phần miêu tả tính cách hung bạo của Đà giang.
Nhận xét đầu tiên của nhà văn về dòng sông Đà là “Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có những
thác đá”. Câu văn đã khẳng định sông Đà là dòng sông hùng vĩ và hẳn là vẻ hùng vĩ ấy được thể hiện rõ
nhất ở những thác đá trên sông. Nhưng hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thế mà còn thể hiện rõ qua
cảnh đá bờ sông dựng vách thành, những ghềnh sông, hút nước được miêu tả trong đ.trích.
Sông Đà ở quãng này chảy qua vùng rừng núi Tây Bắc và hình ảnh “vách thành” đã phần nào thể
hiện sự vững chãi thâm nghiêm và sức mạnh bí ẩn đầy đe dọa của những vách núi bên bờ sông Đà. Tác
giả đã dùng những chi tiết có giá trị gợi tả gián tiếp độ hẹp của dòng sông, độ cao của vách đá:“Mặt
sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. Những vách đá dựng đứng khiến ánh sáng mặt trời ở
đây chỉ có khi mặt trời chiếu sáng theo phương thẳng đứng mới có thể lọt xuống dòng sông. Hoặc cách
so sánh vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu – động từ “chẹt” cùng với việc “đứng bên
này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách” hoặc “có quãng con nai con hỗ đã có lần vọt từ bờ này
sang bờ kia” đã đem đến ấn tượng mãnh liệt cho người đọc về độ hẹp của lòng sông với lưu tốc nước
chảy mạnh khi bị vách đá chèn ép tới nghẹt thở.
Nguyễn Tuân là nhà văn của những cảm giác mạnh và ông thường miêu tả thế giới sự vật thông qua
cảm giác. Bằng cảm giác của xúc giác nhà văn miêu tả ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa
hè mà cũng thấy lạnh. Ấn tượng của thị giác được thể hiện khi lấy hè phố để miêu tả mặt sông, lấy nhà
cao gợi tả vách đá, truyền cho người đọc những hình dung về cái tăm tối lạnh lẽo đột ngột khi con
thuyền đi từ ngoài vào khúc sông có đá hun hút dựng vách thành qua hình ảnh so sánh về một khung
cửa sổ nào trên cái tầng thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Dòng sông Đà lắm thác nhiều ghềnh vốn đã từng được nhắc đến trong ca dao:”Đường lên Mường
Lễ bao xa/Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh”
Đáng chú ý, ở quãng Hát Loóng có những ghềnh sông mà cảnh tượng của nó rất dữ dội. Lại như
quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số “nước xô đá, đá xô sóng,sóng xô gió, cuồn cuồn luồng
gió gùn ghè suốt năm…” Thông qua sự m.tả của N.Tuân, những ghềnh sông ấy 0 chỉ dữ dội mà còn
đầy nguy hiểm. Cách nvăn sd toàn câu ngắn, nhịp nhanh xô nhau, dồn dập, chồng chất lên nhau kết hợp
với các thanh sắc, những từ ngữ trùng điệp nối tiếp thế chỗ nhau trong các cụm từ ngữ đã tái hiện sinh
động quần thể những sức mạnh thiên nhiên dữ dội nhất của nước, sóng, gió, và đá sông Đà.
Từ láy “gùn ghè” và hảnh so sánh mang đậm sắc thái nhân hóa về việc sóng gió trên mặt ghềnh Hát
Loóng “lúc nào cx đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò s.Đà nào tóm được qua đấy” đã thể hiện sinh động
sự hung hãn lì lợm và cuồng bạo của dòng sông.Qua từ “nợ xuýt”, nhà văn đóng góp thêm vào Từ điển
tiếng Việt một từ mới mẻ, độc đáovì nợ không có vẫn đòi, không đòi bằng tiền, bằng tình mà đòi bằng
mạng sống của conngười. Những người lái qua đó sơ xuất tay lái thì sẽ bị lật ngửa bụng thuyền ra.
“Những cái hút nước xoáy tít đáy” ấy được tác giả miêu tả qua một loạt những so sánh sống động,
đặc sắc. Nó giống như những cái giếng bê tông được người ta thả xuống sông để chuẩn bị xây móng
cầu, với âm thanh thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, trong âm thanh như nước bị rót dầu sôi. Các
từláy tượng hình “lừ lừ”, từ láy tượng thanh tăng nghĩa “ặc ặc” cùng biện pháp nhân hóa khi miêu tả
nước thở và kêu, bị sặc… Tất cả góp phần làm hiện ra cả hình ảnh và âm thanh của hút nước như một
quái vật đang giận dữ.
Sự nguy hiểm của những hút nước sông Đà được nhà văn miêu tả qua kiến thức vềg iao thông, giúp
người đọc dễ dàng hình dung ra cảm giác hãi hùng nếu phải đi thuyền men gần hút nước đáng sợ ấy.
Thuyền bè đi ngang qua đó phải đi nhanh, y như là “ô tô sang số ấn ga cho nhanh để thoát khỏi quãng
đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”. Nguy hiểm hơn nữa là thuyền bè đi nghênh ngang là sẽ bị nó “lôi
tuột xuống” đáy hút nước. Khi bị hút vào đó, lập tức “thuyền trồng cây chuối, bị dìm sống đi ngầm
dưới lòng sông, mươi phút sau lại thấy xuất hiện nhưng đã tan xác ở khuỷnh sông dưới”.
Dường như miêu tả bằng hình ảnh, âm thanh chưa đủ, Nguyễn Tuân còn dùng những kiến thức về
điện ảnh, những liên tưởng phong phú và đặc biệt là cảm giác mạnh để miêu tả những nước trên Sông
Đà. Nhà văn liên tưởng đến việc có một anh quay phim táo bạo vì muốn truyền cảm giác lạ cho người
xem nên đã ngồi vào chiếc thuyền thúng tròn vành rồi cả thuyền, cả mình, cả máy quay xuống xoáy hút
Sông Đà để thu ảnh. Đây hẳn là một giả tưởng li kì dẫn dụ người đọc vào trò chơi cảm giác, kéo họ
xuống tận đáy hút nước xoáy tít, sâu hoắm cùng một anh bạn quay phim táo tợn.
Hút nước được miêu tả bằng thủ pháp điện ảnh, hất ngược từ dưới lên một cách sống động, truyền
cảm từ hình khối của một thành giếng xây toàn bằng nước cho đến màu sắc của dòng sông “nước xanh
ve”, và thậm chí cho đến cả cảm giác sợ hãi rất chân thực của con người khi “Cái thuyền xoay tít,
những thước phim màu cũng quay tít, khi phải đứng trong lòng một khối pha lê xanh như sắp vỡ tan,
bất cứ lúc nào cũng như sắp đổ ụp vào người”. Những thước phim ấy truyền cảm lại cho người xem
những cảm giác rất mạnh như đang lấy gân ngồi giữ chặt chiếc ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng
vừa bị vứt vào một chiếc cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
Đoạn 2: Từ trước đến nay, khi viết về các dòng sông các nhà văn nhà thơ thường ca ngợi vẻđẹp trữ
tình, hiền hòa, thơ mộng. Cũng có một số nhà văn, nhà thơ miêu tả cảnh dữ dội,hiểm trở, trùng trùng
lớp lớp của những khúc đại giang, của những cảnh thác ghềnh dữ dộinhư “Bạch đằng giang phú” của
Trương Hán Siêu, “Bạch đằng Hải khẩu” của NguyễnTrãi... Nhưng có lẽ chỉ đến “Người lái đò sông
Đà” của Nguyễn Tuân thì sự hiểm trở, hungbạo và dữ dội của con sông mới trở nên sống động và thật
khủng khiếp. Trong đoạn vănnày, bậc kì tài về mặt ngôn ngữ Nguyễn Tuân khi miêu tả những thác đá
trên sông Đà đãlàm nổi bật lên hình ảnh con sông Đà không chỉ gập ghềnh, lởm chởm mà còn đầy
nguyhiểm, sống dậy gào thét làm náo động cả lên, khiến cho người đọc phải “rùng mình, sởngáy”
(Nguyễn Đăng Mạnh).
Sông Đà hung bạo không chỉ ở những cảnh đá bờ dựng vách thành, những ghềnhsông, hút nước đầy
nguy hiểm mà hùng vĩ và dữ dội nhất trên sông Đà là những thác đá.Những thác đá trên sông Đà được
nhà văn miêu tả chi tiết qua âm thanh, cảnh tượng và sựnguy hiểm đến kinh hoàng của nó. Trước tiên
nhà văn cảm nhận nó qua âm thanh. Chủ thểmiêu tả đang trong quá trình di chuyển đến gần cái thác đá,
và âm thanh tiếng nước thácđược miêu tả phù hợp về khoảng cách và cường độ. Ban đầu, có lẽ là nghe
từ xa thì tiếngnước thác Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng
gằnmà chế nhạo. Rồi khi lại gần, tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồnglộn giữa
rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thétvới đàn trâu da cháy
bùng bùng. Nguyễn Tuân đã rất ngông khi dùng lửa để miêu tả nước.Nước và lửa vốn xung khắc với
nhau, hủy diệt lẫn nhau nhưng ở đây nhà văn đã dùng hìnhảnh và âm thanh của lửa để miêu tả nước
khiến hiện ra trước mắt người đọc là cả một rừngvầu, tre nứa đang bị đốt cháy, phát ra tiếng nổ. Nhưng
âm thanh đó còn chưa là gì khi trongkhu rừng đang cháy ấy còn có hàng ngàn con trâu mộng to khỏe
đang bị lửa hun nóng vàđốt cháy. Lửa đã bén vào da của đàn trâu khiến chúng rống lên đầy đau đớn và
lồng lộ

You might also like