Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 66

CHƯƠNG II

CÁC CƠ SỞ: NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ TÍNH


CÁCH

• I. CƠ SỞ CỦA HÀNH VI CÁ NHÂN


1. Thái độ
2. Tính cách
3. Nhận thức
4. Học hỏi
1
1. Thái độ
Thái độ là những biểu đạt có tính đánh giá (tích cực
hay tiêu cực) liên quan đến các vật thể, con người và
các sự kiện. Khi ai đó nói: “Tôi thích công việc của
mình” là khi người đó đang biểu đạt thái độ của mình
đối với công việc.

Thỏa mãn công việc


Thái độ liên quan
Tham gia công việc
đến công việc
2
Cam kết tổ chức
a. Thỏa mãn công việc
Thỏa mãn công việc chỉ thái độ chung của một cá
nhân với công việc của người đó; một người không
thỏa mãn với công việc thường có những thái độ tiêu
cực với công việc. Khi một nhà lãnh đạo nói về các
thái độ của nhân viên, thường là họ có ý nói về sự
thỏa mãn của nhân viên đối với công việc.

3
Những nhân tố quyết định sự thỏa mãn công việc

Sự hợp tác Đòi hỏi về mặt


giữa các trí lực trong
đồng nghiệp công việc
Sự
thỏa mãn
công việc

Sự công Môi trường làm


bằng việc, điều kiện
làm việc
4
Mối quan hệ giữa NSLĐ và sự TM CV

Sự TM CV NSLĐ

5
b. Quy luật mâu thuẫn và giảm mâu thuẫn
trong nhận thức

Mâu thuẫn nhận thức xảy ra khi một người có


nhiều thái độ khác nhau đối với một sự vật hoặc
hiện tượng hoặc khi có sự không nhất quán giữa
hành vi của một người với các thái độ của người
đó.

6
Giảm
mâu thuẫn
Áp lực Áp lực
nhỏ lớn

Nguyên nhân Nguyên nhân


khách quan chủ quan

Phần thưởng Phần thưởng


lớn nhỏ 7

7
c. Quan hệ giữa thái độ và hành vi

- Nhiều nghiên cứu cho rằng giữa thái độ


và hành vi có quan hệ nhân quả, nghĩa là
thái độ của một người sẽ quyết định
những gì họ làm.
- Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi thái độ và
hành vi không thống nhất hoặc mâu
thuẫn với nhau.
8
2. Tính cách
-Tính cách là phong thái cá nhân độc đáo quy định cách
thức hành vi của cá nhân trong môi trường xã hội và
hoạt động.
-Tính cách được biểu hiện trong hệ thống thái độ của cá
nhân và trong các phẩm chất, ý chí của con người. Một
cách đơn giản tính cách của một cá nhân là sự kết hợp
giữa các đặc điểm tâm lý mà chúng ta sử dụng để phân
loại người đó.
9
a. Các đặc điểm tính cách
1.Dè dặt Cởi mở
2.Không thông minh Thông minh
3.Hay dao động tình cảm ổn định về tình cảm
4.Tuân thủ Trấn áp
5.Nghiêm trọng hoá Vô tư
6. Tương đối Cầu toàn
7. Nhút nhát Phiêu lưu
8. Cứng nhắc Nhạy cảm
9. Tin tưởng Đối lập với Ngờ vực
10. Thực tế Không thực tế
11.Thẳng thắn Giữ ý
12. Tự tin Không tự tin
13. Bảo thủ Thích thử nghiệm
14. Dựa vào nhóm Tự lo liệu
15. Buông thả Tự kiềm chế 10

16. Thoải mái Căng thẳng


Năm tính cách cơ bản làm nền tảng cho tất
cả các tính cách khác:
1. Tính hướng ngoại: Dễ hội nhập, hay nói và
quyết đoán.
2. Tính hoà đồng: Hợp tác và tin cậy
3. Tính chu toàn: Trách nhiệm, cố chấp và định
hướng thành tích
4. Tính ổn định tình cảm : Bình tĩnh, nhiệt tình,
tích cực, chắc chắn.
5. Tính cởi mở: Có óc tưởng tượng, nhạy cảm
về nghệ thuật. 11
b. Các thuộc tính tính cách khác

 Quan niệm về số phận


 Độc đoán
 Chủ nghĩa thực dụng
 Tự kiểm soát
 Thiên hướng chấp nhận rủi ro

12
Quan niệm về số phận
Những người hướng Những người hướng
nội cho rằng họ làm ngoại coi mình là con bài
chủ số phận của mình của số phận, cuộc sống
là; họ kiểm soát được của họ bị kiểm soát bởi
vận mệnh của mình các yếu tố bên ngoài

Sự TMCV
Tốt Kém
hơn hơn
Gắn bó với 13

công việc
Độc đoán

Những người theo chủ nghĩa độc đoán cho rằng


cần phải có những khác biệt về địa vị và quyền lực
giữa mọi người trong tổ chức.
Tính cách độc đoán cao độ
(tới mức cực đoan) được thể hiện
-Cứng nhắc về nhận thức
-Hay phán xét người khác
-Không tin tưởng cấp dưới
14

-Chống lại sự thay đổi.


Chủ nghĩa thực dụng
Người theo chủ nghĩa thực dụng thường giữ
khoảng cách về tình cảm. Khẩu hiệu của những
người thực dụng là “nếu nó có tác dụng, hãy sử
dụng nó”.
Tính thực dụng
- Trong những công việc đòi hỏi
Không có các tiêu
kỹ năng thương lượng
chuẩn tuyệt đối
- Ở những nơi có phần thưởng
về kết quả
lớn cho việc giành chiến thắng
15

kết quả công việc tốt kết quả công việc kém
Tự kiểm soát

Những người có khả năng tự kiểm soát cao


thường nhạy cảm với những dấu hiệu bên
ngoài và có thể cư xử theo cách khác nhau
trong những tình huống khác nhau.

16
Thiên hướng chấp nhận rủi ro

Các cá nhân có thiên hướng chấp nhận rủi


ro cao thường có những quyết định nhanh
chóng hơn và sử dụng ít thông tin hơn so
với các cá nhân có thiên hướng rủi ro thấp.

17
c. Tính cách phù hợp với công việc
Thực Điều
tế tra

Nguyên Nghệ
tắc thuật

Doanh Xã
nhân hội 18
3. Nhận thức
a. Nhận thức và các nhân tố ảnh hưởng
đến nhận thức
Nhận thức là một quá trình qua đó cá nhân
sắp xếp và lý giải những ấn tượng cảm giác
của mình để đưa ra ý nghĩa cho một tình
huống thực tế cụ thể.

19
Các nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức

Các đặc điểm cá bối cảnh


nhân của chủ thể tình huống,
nhận thức môi trường
Nhận thức

Các đặc điểm


của đối tượng
20
nhận thức
b. Lý thuyết quy kết
Lý thuyết quy kết đã được đưa ra để giải thích về
cách chúng ta đánh giá một người theo các cách
khác nhau dựa vào ý nghĩa, giá trị mà chúng ta quy
cho một hành vi nhất định.

 Các nguyên nhân bên trong và bên ngoài


 Tính riêng biệt
 Sự liên ứng
 Sự nhất quán
21
Các nguyên nhân bên trong và bên ngoài

Hành vi có nguyên nhân từ bên trong là


những hành vi trong phạm vi kiểm soát của
cá nhân. Các hành vi từ bên ngoài thường
là kết quả của tình huống bắt buộc.

22
Tính riêng biệt

Tính riêng biệt đề cập tới việc liệu một cá


nhân có hay không thể hiện cùng hành vi
trong những tình huống khác nhau.

23
Sự liên ứng

Nếu mọi người đối mặt với những tình


huống tương tự phản ứng theo cách tương
tự, thì chúng ta có thể nói rằng hành vi thể
hiện sự liên ứng

24
Sự nhất quán

Hành vi càng nhất quán thì người quan sát


càng có xu hướng quy nó về những
nguyên nhân bên trong.

25
c. Lối tắt để đánh giá người khác
 Độ chọn lọc
 Sự tương đồng giả định
 Sự rập khuôn
 Tác động hào quang

- Có những đường tắt rất có giá trị cho phép chúng ta


nhanh chóng có những nhận thức chính xác.
- Tuy nhiên, cũng có những đường tắt có thể dẫn đến
những méo mó trong đánh giá
26
Độ chọn lọc

Các cá nhân không thể nhận thức được tất cả


những gì mà họ quan sát, vì vậy họ tiến hành
phân chia chúng thành những mẩu và miếng
nhỏ. Những mẩu và miếng nhỏ này không được
lựa chọn một cách ngẫu nhiên; thay vào đó,
chúng được lựa chọn dựa vào lợi ích, quá trình,
kinh nghiệm và thái độ của người quan sát.

27
Sự tương đồng giả định

Sự tương đồng giả định (hoặc hình mẫu) hay


hiệu ứng “giống như tôi”, dẫn đến việc nhận thức
của một cá nhân về những người khác bị chi
phối nhiều bởi những gì giống với nhà quan sát
hơn là bởi những gì giống với người đang bị
quan sát.

28
Sự rập khuôn

Khi chúng ta đánh giá một ai đó dựa vào


nhận thức của chúng ta về nhóm mà người
đó là thành viên là khi chúng ta đang đi
theo những con đường tắt gọi là “sự rập
khuôn”

29
Tác động hào quang

Khi chúng ta rút ra một ấn tượng chung về


một cá nhân trên cơ sở một đặc điểm đơn
nhất và có tính nổi trội như thông minh, dễ
gần hay diện mạo, thì khi đó tác động hào
quang (halo effect) đang hoạt động.

30
4. Học hỏi
a. Khái niệm

Học hỏi là bất kỳ sự thay đổi tương đối bền


vững nào về hành vi diễn ra do kết quả của
quá trình trải nghiệm

31
b. Quá trình học hỏi
Học hỏi giúp chúng ta thích nghi và làm chủ môi
trường. Bằng cách thay đổi hành vi cho phù hợp
với các điều kiện đang thay đổi, chúng ta trở
thành những công dân có trách nhiệm và người
lao động có năng lực.
Học hỏi được xây dựng dựa trên quy luật ảnh
hưởng, quy luật cho rằng hành vi phụ thuộc vào
những hệ quả của nó.
Hai cơ chế học hỏi là định hình và bắt chước. 32
• II. RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN

1. Quá trình ra quyết định hợp lý


2. Ra quyết định cá nhân trên thực tế
3. Nâng cao tính sáng tạo và hiệu quả trong
việc ra quyết định cá nhân

33
1. Quá trình ra quyết định hợp lý

a. Khái niệm

Quá trình ra quyết định hợp lý là quá trình


trong đó có những lựa chọn nhất quán,
tối đa hoá giá trị trong khuôn khổ những
hạn chế được xác định cụ thể

34
b. Các bước ra quyết định hợp lý

1. Xác định vấn đề

2. Xác định các tiêu chí quyết định

3. Cân nhắc các tiêu chí

4. Đưa ra những phương án giải quyết vấn đề

5. Đánh giá phương án theo từng tiêu chí


35

6. Tính toán tối ưu và ra quyết định


Bước 1: Xác định vấn đề

Một vấn đề tồn tại khi có một sự khác biệt


giữa hiện trạng và trạng thái mong muốn
của sự vật, hiện tượng.

36
Bước 2: Xác định các tiêu chí quyết định

Bước này đưa các lợi ích, giá trị và ưu tiên


cá nhân của người ra quyết định vào trong
quá trình.

37
Bước 3: Cân nhắc các tiêu chí

Các tiêu chí quyết định thường có tầm


quan trọng khác nhau. Vì vậy, người ra
quyết định phải cân nhắc các tiêu chí được
xác định để chúng có được ưu tiên đúng
đắn trong việc ra quyết định.

38
Bước 4: Đưa ra các phương án giải quyết
vấn đề

Bước này đòi hỏi người ra quyết định phải


đưa ra các phương án lựa chọn có thể, điều
sẽ dẫn tới thành công trong việc giải quyết
vấn đề

39
Bước 5: Đánh giá phương án lựa chọn theo
từng tiêu chí

Ở bước này, điểm mạnh và điểm yếu của


mỗi phương án trở nên rõ ràng khi chúng
được đem đối chiếu với các tiêu chí và
những thứ tự ưu tiên được thiết lập trong
bước hai và bước ba.

40
Bước 6: Tính toán tối ưu và quyết định

Điều này được thực hiện bằng cách cân


nhắc tổng thể các phương án lựa chọn
theo các tiêu chí đã được xác định và quyết
định lựa chọn phương án tối ưu nhất theo
các tiêu chí đó. Phương án tối ưu được lựa
chọn chính là quyết định tối ưu

41
c. Một số giả thuyết khi xây dựng mô
hình sáu bước ra quyết định hợp lý
• Sự rõ ràng của vấn đề
• Xác định được các phương án lựa chọn
• Những ưu tiên rõ ràng
• Những ưu tiên bất biến
• Không có những hạn chế về thời gian hay chi
phí
• Mức thưởng phạt tối đa
42
2. Ra quyết định cá nhân trên thực tế
a. Ra quyết định trong điều kiện tính hợp lý có
giới hạn

 Trên thực tế, người ta gặp khó khăn trong việc cân
nhắc và giải quyết các vấn đề với yêu cầu có sự hợp lý
toàn diện, nên các cá nhân thường hoạt động trong
phạm vi “hợp lý giới hạn”.
 Từ vấn đề đã có, xây dựng các mô hình đơn giản hóa,
chỉ rút ra các nét chính mà không phải nắm bắt toàn
bộ các chi tiết. Từ đó, cá nhân có thể ra quyết định
một cách hợp lý.
43
b. Ra quyết định bằng trực giác
• Ra quyết định bằng trực giác là một quá trình
vô thức được tạo ra nhờ kinh nghiệm tích luỹ
được.
• Kinh nghiệm cho phép các chuyên gia nhận
ra tình huống và dựa vào những thông tin có
được từ trước kết hợp với tình huống đó để
nhanh chóng đi đến quyết định.
44
c. Xác định vấn đề trên thực tế

Nhiều vấn đề có thể không quan trọng nhưng


ở dạng“hiện” thường có khả năng được lựa
chọn cao hơn so với các vấn đề quan trọng
nhưng lại ở dạng “ẩn”

45
3 lý do lý giải cho sự lựa chọn vấn đề ở dạng
“hiện”
 Một là, các vấn đề ở dạng hiện dễ nhận thấy, có khả năng
thu hút sự chú ý của người ra quyết định hơn
 Hai là, những người ra quyết định muốn tỏ ra là người có
năng lực, có thể giải quyết được mọi vấn đề. Điều này
thôi thúc họ tập trung vào các vấn đề mà mọi người đều
có thể nhìn thấy
 Ba là, người ra quyết định luôn có lợi ích lớn nhất trong
việc giải quyết những vấn đề được nhiều người biết đến
46
d. Hạn chế trong việc tìm kiếm các
phương án lựa chọn

Nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc ra quyết


định thường mang tính “cải thiện” chứ không
mang tính toàn diện.

47
e. Tìm kiếm và lựa chọn thông tin trên
thực tế

 Suy diễn từ thông tin sẵn có


 Suy diễn từ thông tin đại diện

48
f. Cam kết tăng dần trong việc ra quyết định

Có rất nhiều ví dụ thực tế cho thấy rằng các cá nhân


thường gia tăng cam kết đối với một đường lối hành
động đang thất bại ngay cả khi họ đã nhận ra sai lầm của
mình.
Họ “cố đấm ăn xôi” để:
- Thể hiện quyết định ban đầu của họ là không sai và
họ luôn là người có năng lực.
- Họ cố gắng tỏ ra là nhất quán trong lời nói và hành
49
động
g. Ảnh hưởng của đặc điểm tính cách cá
nhân trong ra quyết định

 Tất cả chúng ta đều đem những khác biệt về tính


cách và những khác biệt cá nhân khác vào trong
quy trình ra quyết định
 Hơn nữa, ra quyết định còn phụ thuộc vào đạo đức
của cá nhân, vào các cấp độ đạt được về đạo đức
của cá nhân trong tổ chức

50
Mô hình “kiểu” ra quyết định cá nhân

Cao

Mức Phân tích Nhận thức


độ rõ
ràng
của
thông
tin Chỉ thị Hành vi

Thấp Hợp lý Trực giác,


Lối tư duy cảm tính 51
Kiểu ra quyết định chỉ thị
 Những người sử dụng kiểu ra quyết định chỉ thị
thường có mức độ rõ ràng của thông tin thấp và
thường tìm kiếm tính hợp lý tương đối. Họ là
những người hiệu quả và lôgíc.
 Nhưng quyết định kiểu này thường rất ít phương
án lựa chọn.
 Kiểu ra quyết định chỉ thị có hiệu quả khi phải
nhanh chóng ra quyết định và tập trung vào mục
tiêu ngắn hạn 52
Kiểu ra quyết định phân tích

- Người ra quyết định kiểu này muốn có nhiều


thông tin hơn và xem xét nhiều phương án lựa
chọn hơn so với những người ra quyết định
kiểu chỉ thị.
- Các nhà quản lý mang tính phân tích thường
là những người ra quyết định thận trọng có
phương án thích nghi và đối phó với những
tình huống mới.
53
Ra quyết định kiểu nhận thức

Những người ra quyết định kiểu nhận thức


thường có tầm nhìn rất rộng và thường xem xét
nhiều phương án lựa chọn. Họ quan tâm đến
nhiều vấn đề và rất giỏi trong việc tìm kiếm các
giải pháp sáng tạo cho vấn đề.

54
Ra quyết định kiểu hành vi

 Người ra quyết định kiểu này thường là những


người biết phối hợp tốt với những người khác.
 Họ quan tâm đến thành tích của các đồng nghiệp
và nhân viên dưới quyền, dễ dàng tiếp thu những
gợi ý của người khác và thường dựa nhiều vào
những cuộc họp để tìm kiếm thông tin và các
phương án đề ra
 Nhà quản lý loại này thường cố gắng tránh xung
đột và tìm kiếm sự thoả hiệp
55
Một số nhận xét mô hình 4 kiểu ra quyết định

 Mặc dù bốn kiểu ra quyết định này là riêng biệt, song


hầu hết các nhà quản lý đều không chỉ rơi vào một
kiểu. Một số nhà quản lý chủ yếu dựa vào lối chủ đạo
của mình trong việc ra quyết định; một số nhà quản lý
linh hoạt hơn có thể có sự chuyển đổi ra quyết định
theo tình huống cụ thể
 Các sinh viên chuyên ngành kinh doanh, các nhà quản
lý cấp thấp và cả các nhà điều hành cao cấp đều có xu
hướng ra quyết định kiểu phân tích 56
Cấp độ phát triển đạo đức

 Những người quản lý lại áp đặt những


chuẩn mực đạo đức khác nhau lên các
quyết định của mình
 Đạo đức của một cá nhân tồn tại dưới ba
cấp độ phát triển, mỗi cấp độ bao gồm hai
giai đoạn.
57
Cấp độ phát triển đạo đức
Cấp độ Miêu tả giai đoạn

6. Theo các nguyên tắc đạo đức tự lựa chọn


Nguyên tắc ngay cả nếu chúng vi phạm luật pháp
hoá 5. Đánh giá cao quyền của những người
(Xã hội) khác; và giữ các giá trị và quyền lợi không
liên quan bất kể dư luận thế nào

4. Duy trì trật tự quy ước bằng cách làm tròn


Quy ước
những nghĩa vụ đã được thống nhất
(Nhóm và Tổ
chức) 3. Sống theo cách mọi người mong đợi

2. Chỉ tuân theo quy tắc khi nó phù hợp với lợi
Tiền quy ước ích trước mắt 58

(Cá nhân) 1. Cam chịu những quy tắc vì sợ bị trừng phạt


58
Một số kết luận về các GĐ phát triển đạo đức
 Thứ nhất, mọi người thường tiến triển qua 6 giai đoạn phát
triển của đạo đức theo lối leo dần từng bậc thang, không
nhảy cóc trên nấc thang
 Thứ hai, việc phát triển có thể ngừng ở bất cứ giai đoạn nào
 Thứ ba, hầu hết những người trưởng thành là ở giai đoạn 4.
Họ bị giới hạn trong việc phải tuân thủ các quy tắc và luật
lệ của xã hội
 Cuối cùng, một nhà quản lý càng đạt tới giai đoạn cao hơn,
thì người đó càng có khả năng đưa ra những quyết định đạo
đức hơn 59
h. Những hạn chế của tổ chức trong việc ra quyết
định cá nhân
 Đánh giá kết quả: Việc ra quyết định cá nhân chịu tác động
mạnh mẽ bởi những tiêu chí mà các nhà quản lý sử dụng để
đánh giá
 Hệ thống khen thưởng: Hệ thống khen thưởng của tổ chức tác
động đến quyết định cá nhân bằng việc gợi ý cho các cá nhân
thấy sự lựa chọn nào được khuyến khích
 Những hạn chế về thời gian: điều kiện này thường tạo ra
những áp lực đối với những người ra quyết định
 Những tiền lệ: Đôi khi vấn đề của ngày hôm nay có bối cảnh
khác với bối cảnh trong quá khứ nhưng họ vẫn quyết dịnh
60
theo lối cũ
k. Những khác biệt văn hoá trong việc ra
quyết định

Chúng ta cần thừa nhận rằng nguồn gốc văn hoá


của người ra quyết định có thể ảnh hưởng lớn đến
sự lựa chọn của anh ta đối với các vấn đề, chiều
sâu của phân tích, mức độ nhấn mạnh vào lôgíc và
tính hợp lý, hay liệu những quyết định của tổ chức
được đưa ra có tính chất cá nhân hay tập thể v,v…

61
3. Nâng cao tính sáng tạo và hiệu quả
trong việc ra quyết định cá nhân
a. Nâng cao tính sáng tạo trong việc ra quyết
định cá nhân

 Tiềm năng sáng tạo của con người trong tổ chức


 Các phương pháp thúc đẩy sáng tạo cá nhân

b. Nâng cao tính sáng tạo trong việc ra


quyết định cá nhân

62
Tiềm năng sáng tạo của con người trong tổ
chức
- Tính sáng tạo của cá nhân trong ra quyết định là khả
năng kết hợp các ý tưởng theo một cách riêng biệt hoặc
khả năng tạo ra những kết hợp khác thường giữa các ý
tưởng.
- Hầu hết mọi người phát huy được tiềm năng sáng tạo khi
phải đối mặt với vấn đề ra quyết định. Nhưng để đạt tới
được tiềm năng đó, họ phải thoát ra khỏi các lối mòn về
tư duy và phải học cách tư duy về một vấn đề theo những
cách khác nhau

63
Các phương pháp thúc đẩy sáng tạo cá nhân

Phương pháp chỉ thị trực tiếp hay mệnh lệnh


Phương pháp liệt kê thuộc tính
Phương pháp tư duy zic- zắc

64
Một số hướng nâng cao hiệu quả trong việc ra
quyết định
- Thứ nhất, cần phân tích tình huống để điều chỉnh lối ra quyết
định của bạn đảm bảo nó tương thích với văn hoá của tổ chức
mình
- Thứ hai, cần suy xét, cân nhắc để giảm bớt các thiên lệch có
thể gặp
- Thứ ba, cần kết hợp phân tích hợp lý với trực giác
- Thứ tư, không nên cho rằng lối ra quyết định cụ thể là phù
hợp với mọi công việc
- Cuối cùng, cần sử dụng các biện pháp để thúc đẩy tính sáng
tạo của cá nhân trong việc ra quyết định
65
YÊU CẦU NẮM ĐƯỢC CÁC NỘI DUNG
CHƯƠNG 2:

- NHỮNG CƠ SỞ CỦA HÀNH VI CÁ NHÂN


- GIẢI THÍCH ĐƯỢC CÁC HÀNH VI VÀ THÁI
ĐỘ CỦA CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC
- CÓ THỂ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP THÍCH
HỢP ĐIỀU CHỈNH THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
CỦA CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC

66

You might also like