Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

CHƯƠNG V

CƠ SỞ CỦA HÀNH VI NHÓM

• I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NHÓM

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI


CÁ NHÂN TRONG NHÓM

III. QUYẾT ĐỊNH NHÓM


1
• I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NHÓM
1. Nhóm và phân loại nhóm
Nhóm là một mô hình tổ chức bao gồm hai
hay nhiều cá nhân, tương tác và phụ thuộc
lẫn nhau nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể.
Nhóm chỉ huy
Nhóm chính
Nhó thức Nhóm nhiệm vụ
m
Nhóm không Nhóm lợi ích
chính thức
Nhóm bạn bè
2
2. Lý do hình thành nhóm
Lý do Lợi ích
Bằng cách tham gia một nhóm nào đó, các cá nhân
An có thể giảm được tình trạng mất an toàn của tình
toàn trạng đơn lẻ. Mọi người cảm thấy mạnh mẽ và tự
tin hơn khi họ thuộc vào một nhóm nào đó.
Các nhóm có thể đáp ứng các nhu cầu xã hội. Mọi
Hội người có thể phát triển mối quan hệ khi là thành
nhập viên nhóm, những mối quan hệ trong công việc này
thoả mãn nhu cầu hội nhập của họ
Điều mà một cá nhân riêng lẻ không thể đạt được
Sức lại thường có thể đạt được thông qua hành động
mạnh nhóm. Trong nhiều trường hợp nhóm có lợi thế hơn
3

cá nhân vì nó hội tụ được nhiều tài năng, kiến thức


3
• II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
CÁ NHÂN TRONG NHÓM
1. Vai trò của cá nhân trong nhóm
Vai trò ảnh hưởng đến hành vi cá nhân. Mỗi người
đều có một số vai trò nhất định, và hành vi của
người đó thay đổi theo vai trò của họ trong nhóm.
nguyên tắc
Trong CV:
trưởng phòng đòi hỏi cao đối với
Cô A nhân viên
trong GĐ: người
vợ, người mẹ Dịu dàng, vị tha

trong đội bóng vui vẻ, dễ gần 4và


chuyền: thành viên hài hước
4
Một số kết luận:

- Mỗi người thường có nhiều vai trò.


- Hành vi của con người thay đổi theo vai trò của họ
trong nhóm.
- Mỗi người thường có khả năng chuyển đổi vai trò
một cách nhanh chóng khi họ nhận thấy rằng tình
huống và các nhu cầu đòi hỏi phải có những thay đổi.
- Mỗi người thường phải trải qua sự xung đột về vai
trò khi việc tuân thủ một yêu cầu về vai trò này lại
xung đột với một yêu cầu của vai trò khác. 5
2. Chuẩn mực nhóm
Chuẩn mực nhóm là các tiêu chuẩn hành vi
trong khuôn khổ một nhóm mà các thành viên
phải tuân thủ.
- Mỗi nhóm sẽ thiết lập một tập hợp các chuẩn mực
riêng của nhóm.
- Tuy nhiên, chuẩn mực mà các nhà quản lý quan
tâm nhất là các chuẩn mực liên quan đến công
việc. Khi được nhóm nhất trí và chấp nhận, các
chuẩn mực có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các
thành viên trong nhóm.
6
- Các nhóm thường gây áp lực đối với các thành
viên để đưa hành vi của họ vào khuôn khổ
những hành vi chuẩn mực của nhóm.
- Nếu như một người nào đó trong nhóm vi phạm
các chuẩn mực, các thành viên nhóm sẽ hành
động để điều chỉnh hoặc thậm chí là trừng phạt
sự vi phạm này

7
Các nghiên cứu Hawthorne

Thử nghiệm đầu tiên bằng việc xác định mối quan hệ
giữa môi trường vật chất (độ chiếu sáng, những điều
kiện làm việc khác) và năng suất lao động.
Cường độ ánh sáng chỉ là một nhân tố ảnh hưởng
thứ yếu trong số nhiều nhân tố tác động đến năng suất
của nhân viên.

8
Các nghiên cứu Hawthorne và Solomon
Asch
(tiếp)
Thử nghiệm thứ hai trong một phòng kiểm nghiệm
lắp ráp rơle tại Western Electric. Người ta cách ly
một nhóm phụ nữ, cho họ làm việc trong một căn
phòng được bố trí tương tự như phòng làm việc
trước đây Sự khác biệt duy nhất ở đây là có thêm
một người đóng vai trò như một quan sát viên
Năng suất lao động của nhóm này tăng liên tục
do nhóm này chịu ảnh hưởng đáng kể bởi ý nghĩ về
địa vị “đặc biệt” của họ 9
Các nghiên cứu Hawthorne và Solomon
Asch
(tiếp)
Nghiên cứu thứ ba được tiến hành đối với các nhân
viên làm việc tại một ngân hàng. Giả thuyết được
đặt ra là các nhân viên sẽ tối đa hoá năng suất của
mình khi họ thấy rằng năng suất lao động trực tiếp
liên quan đến các phần thưởng kinh tế.
Kết quả là một số người trong nhóm này đang
hoạt động dưới khả năng của bản thân mình nhằm
bảo vệ quyền lợi chung của nhóm.
10
Những kết luận rút ra
từ các nghiên cứu Hawthorne
- Hành vi và tình cảm của một nhân viên có liên
quan mật thiết.
- Nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi cá nhân.
- Chuẩn mực nhóm chi phối và tác động mạnh đến
kết quả làm việc cá nhân.
- Lợi ích kinh tế là nhân tố quyết định kết quả làm
việc của nhân viên, nhưng không mạnh mẽ bằng
các chuẩn mực, những tình cảm và tính bảo đảm
trong nhóm. 11
Các nghiên cứu Solomon Asch
Asch lập ra các nhóm gồm 7-8 người ngồi trong một
lớp học. Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người
này so sánh hai hình vẽ với nhau.

X A B C

Kết quả mà Asch thu được cho thấy rằng có 35%


các đối tượng thử nghiệm đưa ra những câu trả lời
mà họ đã biết là sai nhưng lại nhất quán với những
12

câu trả lời của các thành viên khác trong nhóm. 12
3. Tính liên kết nhóm
Tính liên kết nhóm là mức độ mà các thành viên
gắn kết với nhau

Mối quan hệ giữa tính liên kết và năng suất


Cao Tính liên kết nhóm Thấp
Cao
Tăng mạnh về Tăng năng suất
Mục tiêu năng suất vừa phải
kết quả
CV của
nhóm Giảm về năng Không có tác
suất động đáng kể
Thấp đến năng suất 13
Các biện pháp để phát triển tính liên kết
nhóm mà các nhà quản lý có thể sử dụng

- Giảm quy mô nhóm;


- Khuyến khích các thành viên đồng tình ủng hộ các
mục tiêu nhóm;
- Tăng lượng thời gian mà các thành viên nhóm ở bên
nhau (trong công việc cũng như trong cuộc sống);
- Tăng địa vị của nhóm và tầm quan trọng được là
thành viên trong nhóm;
- Thúc đẩy cạnh tranh với các nhóm khác;
- Trao phần thưởng cho nhóm chứ không phải cho các
thành viên. 14
4. Quy mô nhóm
- Trên thực tế các nhóm nhỏ thường hoàn thành
nhiệm vụ nhanh hơn so với các nhóm lớn. Tuy
nhiên, nếu nhóm tham gia vào việc giải quyết vấn
đề, các nhóm lớn thường đạt điểm cao hơn so với
các nhóm nhỏ.
- Khi tiến hành các nghiên cứu về các nhóm, người
ta thường đưa ra giả thuyết ban đầu là tinh thần
đồng đội thường kích thích nỗ lực cá nhân và nâng
cao năng suất tổng thể của nhóm. Kết quả nghiên
cứu đã phủ nhận ý tưởng này. Quy mô nhóm là 15

nguyên nhân dẫn đến tình trạng ỷ lại.


5. Thành phần nhóm
Mặc dù có thể xảy ra trường hợp là các nhóm
không đồng nhất này có nhiều khả năng xung đột
hơn, và khi các cá nhân có lập trường khác nhau
thì khả năng thích nghi sẽ hạn chế, nhưng thực tế
đã chỉ ra rằng, các nhóm không đồng nhất thường
hoạt động hữu hiệu hơn so với các nhóm đồng
nhất.

16
6. Địa vị cá nhân trong nhóm
Địa vị là sự phân bậc trong phạm vi một nhóm
Địa vị

Chính thức Không chính thức


- Thông thường mọi việc sẽ suôn sẻ hơn nếu như
người có địa vị cao hơn giao việc cho người có
địa vị thấp hơn. Khi những người có địa vị thấp
hơn giao việc cho những người có địa vị cao hơn
đã nảy sinh sự xung đột giữa hệ thống địa vị
- Điều quan trọng là phải làm cho các thành viên
17

nhóm tin rằng thứ bậc địa vị là công bằng.


• III. QUYẾT ĐỊNH NHÓM
1. Quyết định cá nhân và quyết định nhóm
a. Ưu thế của quyết định b. Ưu thế của quyết định nhóm
cá nhân - Tạo ra những thông tin và kiến
- Tốc độ. thức toàn diện hơn
- Trách nhiệm rõ ràng. -Quyết định có chất lượng cao hơn
- Thường chuyển tải được - Các nhóm thường đi đến sự chấp
các giá trị nhất quán. nhận mạnh mẽ hơn đối với một
giải pháp.

Tính Tính
hiệu lực < hiệu lực

Tính Tính 18

hiệu quả > hiệu quả


2. Tư duy nhóm và việc ra quyết định

- Tư duy nhóm là hiện tượng xảy ra khi các thành


viên nhóm quá say mê tìm kiếm sự tán thành
đến nỗi mà chuẩn mực về sự đồng thuận trở
nên quan trọng đối với việc đánh giá thực tiễn và
ra quyết định về đường lối hành động.
- Tư duy nhóm gây áp lực đối với các quan điểm
thiểu số và không phổ biến.

19
Các nhóm có biểu hiện của tư duy
nhóm thường có những đặc điểm :
• Các thành viên nhóm hợp lý hoá bất kỳ sự phản
kháng nào đối với những giả thuyết mà họ đã
đưa ra;
• Các thành viên gây áp lực, buộc mọi người phải
ủng hộ cho sự lựa chọn mà đa số đã đưa ra;
• Để tạo diện mạo về sự đồng thuận nhóm, những
người có ý kiến đối lập với đa số thường giữ yên
lặng và sự yên lặng này được hiểu là “đồng ý”.
20
Tư duy nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến
việc ra quyết định

- Vấn đề thường đánh giá không toàn diện


- Tìm kiếm thông tin hời hợt
- Thiên lệch có chọn lọc trong việc xử lý thông tin
- Hạn chế các khả năng lựa chọn
- Không thấy được những rủi ro của phương án
được lựa chọn và không thẩm định lại những
điểm mạnh của phương án bị loại bỏ.
21
5 yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất
đến tư duy nhóm
- Thứ nhất, tính gắn kết

- Thứ hai, hành vi của nhà lãnh đạo.

- Thứ ba, sự cách ly của nhóm với bên ngoài.

- Thứ tư, ảnh hưởng của sự hạn chế về thời gian.

- Cuối cùng, các nhà quản lý nên khuyến khích


việc sử dụng các bước ra quyết định có cơ sở
khoa học. 22
3. Phương pháp ra quyết định nhóm

a. Phát triển tư duy

b. Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa

c. Phương pháp hội họp điện tử

23
a. Phát triển tư duy
- Trong một phiên họp sử dụng phương pháp phát
triển tư duy, một nhóm người ngồi quanh một
chiếc bàn. Lãnh đạo nhóm nêu vấn đề một cách
rõ ràng sao cho tất cả những người tham gia
đều hiểu.
- Trong một khoảng thời gian cho trước, các thành
viên nêu ra càng nhiều khả năng lựa chọn càng
tốt. Không ai được phép phê phán, và tất cả
những khả năng lựa chọn nêu ra đều được ghi
lại để sau đó bàn luận và phân tích.
Phát triển tư duy chỉ đơn thuần là một quá trình
24

tạo ra các ý tưởng.


b. Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa
Các thành viên đều có mặt nhưng họ hoạt động độc lập.
-Trước tiên, mỗi thành viên đều phải độc lập viết ra những ý
tưởng của mình về vấn đề cần giải quyết.
-Tiếp theo, mỗi thành viên nêu ra ý kiến của mình và các ý
kiến đó sẽ được ghi chép lại.
-Khi không ai còn ý kiến nào khác, nhóm tiến hành thảo luận
và đánh giá các ý tưởng được nêu ra.
-Mỗi thành viên trong nhóm xếp hạng các ý kiến một cách
yên lặng và độc lập.
-Quyết định cuối cùng được xác định bởi ý kiến có thứ hạng
cao nhất.
Lợi thế chủ yếu của PP này là nó cho phép nhóm gặp
25
nhau một cách chính thức nhưng lại không hạn chế tư duy
độc lập của các thành viên 25
c. Phương pháp hội họp điện tử
- Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp
sử dụng nhóm danh nghĩa với công nghệ tin học
- Những người tham gia ngồi trước máy tính đã
nỗi mạng. Vấn đề được nêu ra cho tất cả mọi
người và họ đánh câu trả lời của mình lên màn
hình máy tính. Những bình luận cá nhân, tổng số
phiếu bầu… được phóng lên một màn hình to
trong phòng
Lợi thế chủ yếu của hội họp điện tử là khả năng
dấu tên, tính trung thực và tốc độ. 26
YÊU CẦU NẮM ĐƯỢC CÁC NỘI DUNG
CHƯƠNG 5:
- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC RA QUYẾT
ĐỊNH CÁ NHÂN?

- TÍNH SÁNGTẠO TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CÁ


NHÂN?

27

You might also like