Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HỌ VÀ TÊN : DƯƠNG THÚY HẠNH


MÃ SINH VIÊN : 19231594
LỚP CHUYÊN NGÀNH: QTKD32B_AUM32
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM: THẦY LONG
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề 4: Phân tích và chứng minh rằng: Nguyễn Ái Quốc có vai trò vô cùng to lớn trong việc
sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. Để Đảng cộng sản Việt Nam luôn giữ vai trò tiên phong
trong mọi thời kỳ cách mạng theo anh (chị) cần chú ý đến những vấn đề gì?
1. Phân tích và chứng minh rằng: Nguyễn Ái Quốc có vai trò vô cùng to lớn trong việc
sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Bối cảnh trong nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị
ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

+ Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội
và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với
giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.

+ Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn
điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao
thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

+ Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti,
khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm
đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế
giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

Trong bối cảnh đó, nhiều phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ nhưng tất cả đều thất bại.
Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước “tưởng chừng như không
có lối ra. Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành
lên con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi
Marseille để tìm đường cứu nước. Đến tháng 7/1920, khi dọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Người coi Sơ thảo luận cương là “cái kim chỉ nam”,
là “mặt trời soi sáng”, là “cẩm nang thần kỳ”, là chân lý hướng dân tộc Việt Nam đến với chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; đến với độc lập, tự do, hạnh phúc. Những luận giải rõ ràng,
mạch lạc, khoa học của V.I.Lênin đã củng cố vững chắc cho Hồ Chí Minh trong tư duy, suy nghĩ
về độc lập tự do cho dân tộc, và là tâm điểm phát triển tư tưởng đấu tranh giành độc lập tự do ở
Hồ Chí Minh sau này. Tháng 12/1920, Người gia nhập Quốc tế cộng sản, tham gia xã hội Đảng
Cộng Sản Pháp. Từ một người yêu nước Nguyễn Ái Quốc trở thành một chiến sĩ cộng sản và
hoạt động xuất sắc cách mạng cộng sản Quốc tế. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã chính thức tìm
thấy con đường cứu nước đúng đắn để đi.
Từ khi trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động chuẩn bị về tư
tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
+ Sự chuẩn bị về tư tưởng - chính trị:
Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã viết và gửi
sách báo, tài liệu về Việt Nam. Trong các tác phẩm đầu tay của mình, Người đã vận dụng nhuần
nhuyễn lý luận cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã để lại nhiều bài luận chiến ngôn từ sắc bén, lập
trường vững chắc, nhiều tiểu phẩm chua cay đối với kẻ thù. Bản án chế độ thực dân Pháp xuất
bản 1925 là một tác phẩm lớn mang tính tố cáo đanh thép đối với chế độ thực dân dựa trên
những tư liệu đầy sức thuyết phục, không những có giá trị cao về chính trị - lý luận mà còn có
giá trị cao về báo chí, văn học! Nguyễn Ái Quốc là một nhà báo như vậy, khi Người chuẩn bị
cho sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Có thể khái quát như sau:
Một là, Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
phải đi theo cách mạng vô sản và bằng bạo lực cách mạng, kết hợp với lực lượng chính trị của
quần chúng và lực lượng vũ trang trong nhân dân. Tư tưởng giành độc lập tự do ở Việt Nam của
Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn, bổ sung lý luận cho học thuyết Mác - Lênin; là kinh nghiệm
quý báu cho các Đảng Cộng sản trên thế giới.
Hai là, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản là Đảng chân chính nhất lãnh đạo giai
cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam làm cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh
vận dụng, phát triển sáng tạo trong điều kiện Việt Nam về con đường cứu nước, giải phóng dân
tộc theo cách mạng vô sản. Người khẳng định, để cách mạng giải phóng dân tộc thành công thì
việc đầu tiên và trước mắt phải thành lập chính Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động “cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để
trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai
cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền
mới chạy”. Và “Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ
tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng”. Từ đó, Hồ Chí Minh ra sức chuẩn bị về
chính trị, tổ chức để thành lập Đảng, đến ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hội tụ
sức mạnh giai cấp, sức mạnh dân tộc; mở ra bước ngoặt vĩ đại cho cách mạng Việt Nam.
Ba là, Hồ Chí Minh khẳng định lực lượng làm cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
là liên minh giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội và đoàn kết quốc tế với khẩu hiệu “Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Tư tưởng đoàn kết dân tộc
đã thấm đẫm lớp lớp các thế hệ người Việt Nam, trong đó, Hồ Chí Minh - Người Việt Nam ưu tú
nhất, hiểu sâu sắc nhất tinh thần đoàn kết của dân tộc, biến nó trở thành hành động cách mạng,
tạo ra sức mạnh vô biên để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tư duy đó được củng cố, hoàn
thiện khi Hồ Chí Minh bắt gặp tư tưởng liên minh công - nông trong Sơ thảo luận cương của
V.I.Lênin. Theo V.I.Lênin, Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa phải ủng hộ phong trào giải
phóng dân tộc, ngay cả khi phong trào giải phóng dân tộc đó có tính chất tư sản, nhưng nó thực
sự là phong trào cách mạng; cần chú ý đến liên kết với phong trào nông dân, những người bị áp
bức; phải giúp phong trào nông dân trong tổ chức và giáo dục họ theo lý tưởng cộng sản, để dần
lôi kéo họ về phía những người cộng sản, xây dựng khối liên minh công - nông; phát triển cuộc
đấu tranh chống đế quốc đi đôi với chống phong kiến, hình thành phong trào dân tộc dân chủ
rộng rãi; các nhà cách mạng ở chính quốc, thuộc địa phải đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc; các Đảng Cộng sản ở chính quốc, thuộc địa “phải là làm cho vô sản và
quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu
tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản”. Tư tưởng giải phóng của dân
tộc thuộc địa phải được kết hợp chặt chẽ với tư tưởng của các Đảng Cộng sản trên thế giới, nhất
là các Đảng ở chính quốc; cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa muốn thành công
phải nổ ra cùng lúc với phong trào vô sản ở chính quốc.
+ Sự chuẩn bị về mặt tổ chức:
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với lực
lượng nòng cốt là Cộng sản Đoàn và cơ quan ngôn luận của tổ chức là tờ Tuần báo Thanh niên.
Cơ quan ngôn luận của Hội là báo “Thanh niên”, với mục đích truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
vào Việt Nam và chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã đặt nền tảng đầu tiên để chuẩn bị cho sự ra đời tổ
chức thanh niên sau này. Bên cạnh đó, Hội đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ và gửi
các thanh niên ưu tú đi học tại nước ngoài nhằm đào tạo cán bộ cách mạng.
Đồng thời, Hội thực hiện chủ trường “vô sản hóa”, đưa các cán bộ hội viên vào nhà máy,
hầm mỏ, dồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân, giác ngộ họ, dẫn
dắt họ đến con đường đấu tranh; để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin và lý luận giải phóng dân
tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam. Nhờ chủ trương này mà
phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào Dân tộc.
Kết quả của sự chuẩn bị: vào năm 1929, ở nước ta lần lượt xuất hiện 3 tổ chức Đảng đó
là: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (7/1929), Đông Dương Cộng
sản liên đoàn (9/1929). Ba tổ chức Đảng ra đời thể hiện tính tất yếu trong hoạt động lãnh đạo
quần chúng nhân dân, có tư tưởng và mục tiêu hoạt động tương đối giống nhau, tuy nhiên chưa
tập hợp lại được để thống nhất hoạt động. Do sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt
lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng là cần
có một Đảng thống nhất lãnh đạo. Do đó Từ ngày 3 đến 7-2-1930, tại Cửu Long (Hương Cảng,
Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Với
việc hội nghị được triệu tập và sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời năm 1930.
Ý nghĩa Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt trọng đại của lịch sử cách mạng Việt Nam:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu
tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng
Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một
mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.
+ Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân
trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân
tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
+ Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử công nhân và của cách mạng
Việt Nam, chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm
dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam.
Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội
tiên phong là Đảng cộng sản.
+ Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có
Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương
hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được
ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về
đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường
và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo
cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và
hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là
điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong
suốt 86 năm qua.
+ Với chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế
giới, ĐCSVN đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam
cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập
dân tộc và tiến bộ xã hội.
Đảng ra đời là một tất yếu lịch sử:
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình vận động hoàn toàn khách quan,
hợp quy luật của lịch sử. "Thuận chiều với dòng chảy của lịch sử nhân loại, Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời là một tất yếu, nằm trong quy luật vận động của cách mạng thế giới, vừa phù hợp với
đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu khách quan, thiết yếu và
cấp bách của dân tộc Việt Nam là độc lập, tự do và phát triển". Đây là đánh giá của Phó Giáo sư,
Tiến sỹ Trần Trọng Thơ, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh) khi đề cập đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là kết quả của sự chuẩn bị
công phu, chu đáo, tích cực của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng chính trị và tổ chức. Đảng
ra đời là sự kết hợp biện chứng giữa 3 nhân tố: Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Phong trào công nhân,
Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
2. Để Đảng cộng sản Việt Nam luôn giữ vai trò tiên phong trong mọi thời kỳ cách
mạng theo anh (chị) cần chú ý đến những vấn đề gì?
Đảng Cộng sản là đội tiên phong trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,
là hạt nhân của giai cấp đang đại biểu cho quốc gia - dân tộc hiện nay. Giữ vững và phát huy bản
chất giai cấp công nhân của Đảng là tư tưởng nhất quán trong suốt quá trình Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo cách mạng. Đây là vấn đề nguyên tắc trong xây dựng Đảng, bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta; đồng thời, có những yêu cầu mới đặt ra cần được nhận thức đầy đủ,
sâu sắc hơn.
+ Một là, đảng là đại diện cho lợi ích, lý tưởng của giai cấp công nhân và lợi ích của quốc
gia - dân tộc. Lợi ích của đảng gắn bó thống nhất với lợi ích giai cấp, được C. Mác và Ph. Ăng-
ghen chỉ rõ: “Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô
sản”; và, “trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn
đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào”. Lợi ích đó bao gồm cả lợi ích trước mắt và lợi ích
lâu dài của giai cấp: “Những người cộng sản chiến đấu cho những mục đích và những lợi ích
trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và
đại biểu cho tương lai của phong trào”. Với đảng cộng sản cầm quyền, lợi ích đó bao gồm cả lợi
ích của quốc gia - dân tộc và của giai cấp; vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Ngoài lợi
ích của nhân dân và của giai cấp công nhân, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Đảng Cộng sản
đấu tranh để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội. Lãnh đạo giai cấp và dân tộc xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là lý tưởng chính trị cao nhất của đảng cộng sản.
Và, những người cộng sản luôn tuyên bố công khai về mục đích phản ánh bản chất giai cấp đó.
+ Hai là, đảng là kết tinh của giai cấp công nhân và gắn bó với quần chúng. Duy trì mối
quan hệ gắn bó của một đảng cộng sản cầm quyền với nhân dân là quan tâm hàng đầu của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Người nói: Đảng ta là một đảng cầm quyền, nhưng “Cán bộ Đảng, cán bộ
chính quyền không phải làm quan cách mạng, ăn trên ngồi trốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ
chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đày tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức
phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính. Muốn thế phải gần gũi nhân dân, khuyến khích
nhân dân, lãnh đạo nhân dân”. Sau này, Người căn dặn trong Di chúc: Việc cần phải làm trước
tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn
nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân.
+ Ba là, đảng luôn tiên phong trong hoạt động thực tiễn và lý luận. Chủ tịch Hồ Chí Minh
bổ sung một phẩm chất thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đó là gương mẫu về đạo đức.
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, cho nên “... vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên
cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu
thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng”
Giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng là một vấn đề rất lớn, liên
quan đến năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng. Đây cũng là cốt lõi lý
luận của vấn đề “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh” - một trong những chủ đề được nêu hàng đầu trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII tại Đại hội XIII của Đảng. Bối cảnh hiện nay đang đặt ra mấy yêu cầu cụ
thể như sau:
+ Thứ nhất, với tư cách là người lãnh đạo quá trình “đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công
cuộc đổi mới”, Đảng cần giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân của mình, trước tiên
là phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa cho quá trình
phát triển của đất nước; tiếp đến là trực tiếp giải quyết các quan hệ giữa tuân theo các quy luật thị
trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế kết hợp với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Nhìn chung, tính chất xã hội
chủ nghĩa trong quá trình phát triển của đất nước tùy thuộc trước hết vào vai trò lãnh đạo của
Đảng, vai trò quản lý - “quản trị phát triển bền vững” của Nhà nước. Tất cả những trọng trách
này đều liên quan đến việc giữ vững và thể hiện ra một cách thường trực và căn cốt bản chất giai
cấp công nhân của Đảng khi giải quyết các quan hệ trên.
+ Thứ hai, với tư cách là đảng cầm quyền, trong mối quan hệ với giai cấp công nhân và
nhân dân, Đảng phải tiếp tục giải quyết hài hòa quan hệ giữa các giai tầng trong một xã hội đa
dạng về lợi ích. Ở chặng đầu của thời kỳ đổi mới, nhận thức mang tính định hướng là: “Lợi ích
giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Hiện nay, để bảo đảm lợi ích và hài hòa lợi ích của các giai tầng trong bối cảnh đẩy mạnh toàn
diện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước tiếp tục xác định việc thúc đẩy và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là trọng tâm, trọng điểm. Theo đó, khi hoàn thiện
đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên coi việc hoàn
thiện toàn diện, đồng bộ thể chế để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và vị thế của
người lao động là một hướng ưu tiên. Có như vậy, mới “Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và
điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin,
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người
Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”. Từ đó,
Đảng khơi dậy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà không xa rời lập trường
của giai cấp công nhân.
+ Thứ ba, với tư cách là đội tiên phong của giai cấp và của dân tộc, bối cảnh hiện nay đặt
ra yêu cầu mới trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, cả về năng lực hoạt động thực tiễn, cũng như
năng lực tư duy lý luận. Để Đảng đảm nhận vai trò tiên phong trong hoạt động thực tiễn, cần
tăng cường bản chất giai cấp công nhân và bản lĩnh chính trị của Đảng. Điều đó giúp Đảng nâng
cao năng lực lãnh đạo trong sự nghiệp cách mạng; đồng thời, làm cho mỗi tổ chức đảng và cá
nhân người đảng viên trở thành một tấm gương đạo đức có sức cổ vũ toàn xã hội. Yêu cầu cụ thể
là: “Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh... Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội... Kiên định đường lối
đổi mới..., kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng”; phương hướng chung là: “Trong những
năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”.
Về vai trò tiên phong lý luận, việc giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân của
Đảng cần được nhìn nhận như một biện pháp để bảo vệ và xây dựng Đảng từ bên trong, từ “cội
rễ”, từ sâu xa... Theo đó, đẩy mạnh việc nghiên cứu lý luận về giữ vững và phát huy bản chất giai
cấp công nhân của Đảng trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết. Cần chú trọng nghiên cứu các
vấn đề có liên quan trực tiếp, chẳng hạn như: Lập trường giai cấp công nhân trong quá trình hoàn
thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững, quản lý phát triển xã hội hiệu quả; bản chất giai cấp
công nhân đối với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững
mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân; lối sống của giai cấp công nhân và
xây dựng con người Việt Nam hiện nay...

You might also like