Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

Chương 3

Phân tích tình hình sử dụng


các yếu tố sản xuất
I. Ý nghĩa, nhiệm vụ
II. Phân tích tình hình sử dụng lao động
III. Phân tích tình hình TSCĐ

IV. Phân tích tình hình NVL

1
I. Ý nghĩa, nhiệm vụ
• Ý nghĩa
- Nhằm bổ sung, cân đối và nâng cao năng lực SX
- Cho phép đánh giá khả năng, trình độ tổ chức quản lý SXKD
- Giúp thấy được mối quan hệ giữa yếu tố SX với KQ hoạt động KD
- Có thể tìm ra được những nguyên nhân ảnh hưởng tích cực, tiêu
cực tới từng yếu tố sản xuất, từ đó đề xuất các giải pháp để khai
thác khả năng tiềm tàng của các yếu tố SX
• Nhiệm vụ
- Thu thập số liệu, dữ liệu có liên quan đến việc sử dụng các yếu tố
SX
- Vận dụng các phương pháp phân tích kinh doanh để tính toán các
chỉ tiêu, đánh giá, tìm nguyên nhân và kiến nghị các biện pháp
- Phân tích mối quan hệ tổng hợp sử dụng các yếu tố SX với KQKD
2
II. Phân tích tình hình sử dụng lao động
1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
1.1. Phân tích biến động lao động
1.2. Phân tích cơ cấu lao động

2. Phân tích tình hình năng suất lao động


2.1. Các chỉ tiêu NSLĐ
2.2. Phân tích biến động NSLĐ

3. Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất

3
1.1. Phân tích biến động lao động
* Phương pháp so sánh trực tiếp.
- So sánh tuyệt đối ∆T = T1 - Tk
- tỷ lệ % thực hiện kế hoạch
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử T1
= x 100
dụng số lượng lao động Tk

T1, Tk: Số lao động bình quân kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch.

Kết quả phân tích trên phản ánh tình hình sử dụng số lượng
lao động thực tế so với kế hoạch tăng lên hay giảm đi

4
* Phương pháp so sánh có liên hệ kết quả sản xuất.

- Mức tiết kiệm (lãng phí) số lượng lao động:


∆T = T1 - TK× Q1
QK
- Tỷ lệ tiết kiệm (lãng phí) số lượng lao động:

5
1.2. Phân tích cơ cấu lao động
- Bước 1: Lập bảng phân loại lao động:có thể phân loại theo các chỉ
tiêu như:
+ Độ tuổi,
+ giới tính,
+ trình độ chuyên môn,
+ thâm niên công tác,
+ theo chức năng,
+ lao động trực tiếp hay gián tiếp

- Bước 2: Thống kê số lượng lao động theo từng loại ở các kỳ
- Bước 3: Tính tỷ trọng lao động các kỳ theo từng loại lao động
Loại lao Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Tăng (g)
động Số lượng Tỷ trọng Số lượng tỷ trọng tỷ trọng

6
-Bước 4: So sánh tỷ trọng qua các kỳ để đánh giá biến động kết cấu
và tìm nguyên nhân.
Việc đánh giá phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Một
số hướng đánh giá phổ biến trong thực tế như sau:
+ Nếu chia lao động thành gián tiếp và trực tiếp thì tỷ trọng lao động
trực tiếp tăng lên tức là tỷ trọng lao động gián tiếp giảm biểu hiện xu
hướng thay đổi cơ cấu hợp lý.
+ Nếu chia lao động theo chức năng cơ cấu được coi là hợp lý khi lao
động thuộc ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng
tăng lên, lao động ở các ngành sản xuất phụ, bổ sung có tỷ trọng nhỏ
và xu hướng giảm.
+ Nếu chia lao động theo trình độ thì biến động cơ cấu coi là hợp lý khi
lao động có trình độ cao có tỷ trọng tăng lên, lao động trình độ thấp có
tỷ trọng giảm
……….
- Bước 5: Đề xuất các biện pháp
7
Ví dụ: Tình hình lao động của công ty X như sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ phân tích


1. Doanh thu (trđ) 7.600 7.000
2. Tổng số lao động 2.041 2.000
- Trực tiếp 1.838 1.800
- Gián tiếp 203 200
- Lao động được đào tạo 1.430 1.500
- Lao động chưa qua đào tạo 611 500

Yêu cầu: Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động

8
2.1. Các chỉ tiêu NSLĐ
Năng suất lao động là số lượng (hoặc giá trị) sản phẩm được
sản xuất ra trong một đơn vị hao phí lao động, hoặc lượng lao
động hao phí để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một
công việc nhất định
NSLĐ dạng thuận NSLĐ dạng nghịch

W= Q t= T = 1
T Q W
Q: Số lượng sản phẩm (giá trị sản phẩm)
T: Lượng lao động hao phí (thời gian lao động hoặc số
người lao động)
9
❖ Các dạng cụ thể của NSLĐ
- Năng suất lao động bình quân giờ
Q
WG = Tổng số giờ công LV thực tế

- Năng suất lao động bình quân ngày


Q
WNG = Tổng số ngày công LV thực tế
- NSLĐ bình quân tháng (quý,năm) là NSLĐ bình quân 1 người
trong tháng (q,n)
Q
Wt(q,n) = Số lao động bình quân

10
3. Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất
Các PT kinh tế Q = T × Wt
Q = T × S × WNG
Q = T× S × Đ ×WG

S là số ngày làm việc bình quân 1 lao động trong kỳ


Đ là số giờ làm việc bình quân 1 ngày

Từ các phương trình, dùng phương pháp thay thế liên hoàn
để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

11
Ví dụ: Tình hình tại doanh nghiệp A như sau:
Chỉ tiêu Quý I Quý II
1. Giá trị sản xuất (trđ) Q 21.200 23.237
2. Số công nhân bình quân (người) T 1.000 1.040
3. Tổng số ngày công làm việc thực tế (ngày)
Tntt 65.000 70.720
4. Tổng số giờ công làm việc thực tế (giờ)
Tgtt 507.000 537.472

Yêu cầu: Phân tích biến động giá trị sản xuất do ảnh
hưởng bởi các nhân tố cụ thể
Q=TxSxĐxWg

12
III. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
• Ý nghĩa của việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ:
– Xác định hướng đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp một cách hợp
lý.
– Có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian, công suất
của máy móc thiết bị sản xuất và các tài sản khác.
• Các bước phân tích:
– Phân tích chung tài sản cố định.
– Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định
• Phân tích cơ cấu TSCĐ,
• Phân tích tình hình trang bị TSCĐ,
• Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ.
– Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
• Đánh giá chung tình hình sử dụng TSCĐ
• Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị (số lượng, thời gian,
công suất)

13
Phân tích chung TSCĐ
• Là xem xét tổng quát tình hình tăng giảm, đổi mới các loại TSCĐ
nói chung.
• Chỉ tiêu phân tích:
Hệ số tăng Giá trị TSCĐ tăng (giảm) trong kỳ
=
(giảm) TSCĐ Giá trị TSCĐ bq dùng vào SXKD trong kỳ
Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh chung sự thay đổi về qui mô TSCĐ.
Hệ số đổi Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
=
mới TSCĐ Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ
Hệ số loại Giá trị TSCĐ cũ giảm trong kỳ
=
bỏ TSCĐ Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ

Ý nghĩa: hai chỉ tiêu này phản ánh tình hình đổi mới, trình độ tiến bộ về
TSCĐ của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích: so sánh.
Có thể so sánh các chỉ tiêu giữa năm nay với năm trước hoặc thực tế với
KH. 14
Phân tích tình hình trang bị TSCĐ
• Phân tích cơ cấu TSCĐ.
– Là xem xét sự biến động về tỷ trọng và tốc độ tăng (giảm) của từng loại
TSCĐ, qua đó thấy được tính hợp lý trong định hướng đầu tư TSCĐ
của doanh nghiệp.
– Xu hướng biến động chung là tỷ trọng và tốc độ tăng của TSCĐ dùng
trong SXKD (đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất) bao giờ cũng lớn
hơn các loại tài sản khác. Đối với TSCĐ dùng ngoài sản xuất thì chiếm
tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về tỷ trọng.
– Phân loại TSCĐ:
• TSCĐ đang dùng trong sản xuất gồm:
– Nhà cửa, vật kiến trúc,
– Thiết bị sản xuất,
– Thiết bị động lực,
– Hệ thống truyền dẫn,
– Dụng cụ đo lường và dụng cụ làm việc,
– Phương tiện vận tải, …
• TSCĐ đang dùng ngoài sản xuất (bán hàng, quản lý, đầu tư, cho thuê)
– Phương pháp phân tích:
• So sánh giữa TT với KH hoặc giữa cuối năm với đầu năm về mức và tỷ lệ tăng
(giảm) của mỗi loại TSCĐ,
• xem xét sự biến động về tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số,
• So sánh với đối chiếu với xu hướng trên để đánh giá.

15
• Phân tích tình hình trang bị TSCĐ.
– Là xem xét việc trang bị TSCĐ có đảm bảo phục vụ tốt cho quá
trình SXKD hay không, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch trang bị
TSCĐ để đạt hiệu quả SXKD tăng.
– Chỉ tiêu phân tích:
Trình độ trang bị chung Nguyên giá TSCĐ
=
TSCĐ cho công nhân Số công nhân trong ca lớn nhất
Trình độ trang bị kỹ Nguyên giá các phương tiện kỹ thuật
=
thuật cho công nhân Số công nhân trong ca lớn nhất

Phương tiện kỹ thuật gồm: máy móc thiết bị sản xuất, thiết bị động lực, truyền
dẫn, dụng cụ làm việc, đo lường.
Ý nghĩa: hai chỉ tiêu trên biểu hiện mỗi công nhân trong doanh nghiệp được
trang bị bao nhiêu đồng TSCĐ, bao nhiêu đồng phương tiện kỹ thuật. Hai chỉ
tiêu trên càng cao càng tốt, chứng tỏ dây chuyền sản xuất được hiện đại hóa.

- Phương pháp phân tích: so sánh hai chỉ tiêu trên giữa TT với KH hoặc
giữa cuối năm so với đầu năm. Xu hướng chung là tốc độ tăng của của chỉ
tiêu 2 phải lớn hơn 1 để đảm bảo tăng qui mô, tăng năng suất. 16
• Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ.
– Là đánh giá hệ số hao mòn của TSCĐ để thấy được tình trạng sử
dụng TSCĐ là mới hay cũ, thấy được doanh nghiệp có chú trọng
đến việc đổi mới TSCĐ hay không, trên cơ sở đó có biện pháp
đầu tư TSCĐ.

Hệ số hao mòn Tổng mức khấu hao TSCĐ


=
TSCĐ Nguyên giá TSCĐ

-Nếu hệ số trên càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đã cũ


và doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới TSCĐ.
-Nếu hệ số trên gần 0, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp được đổi
mới.
-Thông qua hệ số hao mòn ta có thể đánh giá được tình trạng kỹ thuật
của TSCĐ, tuy nhiên để đánh giá chính xác cần kết hợp với tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phòng kỹ thuật
để xem xét hồ sơ từng loại máy.
17
Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
• Đánh giá chung tình hình sử dụng TSCĐ.
– Chỉ tiêu phân tích:
Hiệu suất sử dụng Giá trị sản xuất
=
TSCĐ Nguyên giá bq TSCĐ

Ý nghĩa: chỉ tiêu phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ dùng vào
SXKD mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

-Phương pháp phân tích:


- So sánh chỉ tiêu trên giữa TT với KH hoặc giữa TT
năm nay với năm trước.
- Xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc
phục.
18
Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu sau, đánh giá chung tình hình sử dụng TSCĐ.

Chỉ tiêu KH TT Chênh lệch

1. Giá trị sx. 81,000 77,760 -3,240


2. Nguyên giá bq toàn bộ TSCĐ. 60,000 64,800 4,800
3. Nguyên giá bq TSCĐ dùng trong sx. 54,000 54,800 800
4. Nguyên giá bq của những phương tiện kỹ 36,000 37,800 1,800
thuật.
5. Hiệu suất sử dụng của:
-Toàn bộ TSCĐ. 1.35 1.2 -0.15
-TSCĐ dùng trong sx. 1.5 1.41 -0.09
-TSCĐ phương tiện kỹ thuật. 2.25 2.05 -0.2

Nhận xét:
-Hiệu suất sử dụng cả 3 loại TSCĐ của doanh nghiệp giảm, cho thấy tình hình
sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp chưa tốt.
-Nguyên nhân có thể do việc đầu tư vốn chưa hợp lý, tình trạng kỹ thuật của
TSCĐ cũ kỹ. 19
• Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị.
– Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết
bị.
• Là xem xét mức độ huy động máy móc thiết bị vào sản xuất,
sau đó tìm nguyên nhân để có biện pháp huy động, nhanh
chóng đưa máy móc thiết bị vào hoạt động càng sớm càng
tốt.
• Phân loại máy móc thiệt bị:
– Máy móc thiết bị hiện có là tất cả những máy móc thiết bị được
ghi vào danh mục tài sản cố định của xí nghiệp, không kể tình
trang của thiết bị đó.
– Máy móc thiết bị đã lắp là những thiết bị đã lắp tại nơi làm việc
và có thể sử dụng bất cứ lúc nào, kể cả máy móc thiết bị tháo
ra sửa chữa lớn.
– Máy móc thiết bị sử dụng là những máy móc thiết bị đã lắp và
đã đưa vào sử dụng không kể thời gian dài hay ngắn.
• Phương pháp phân tích: so sánh.
• Chỉ tiêu phân tích: 20
Tỷ lệ lắp đặt Số máy đã lắp bq
= x 100%
thiết bị Số máy hiện có bq

Ý nghĩa: chỉ tiêu này giúp đánh giá tính kịp thời của việc lắp đặt thiết bị
hiện có của doanh nghiệp

Tỷ lệ sử dụng Số máy móc sử dụng bq


= x 100%
thiết bị hiện có Số máy hiện có bq

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát tình hình sử dụng số
lượng máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp.

Tỷ lệ sử dụng Số máy đang sử dụng bq


= x 100%
thiết bị đã lắp Số máy đã lắp bq

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho thấy số lượng thiết bị đã lắp đặt rồi nhưng
chưa được sử dụng, qua đó giúp đánh giá mức độ huy động máy móc
thiết bị đã lắp đặt vào sản xuất.
21
– Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị về thời gian làm
việc.
• Phân loại:
– Tổng số giờ máy theo lịch (TL) là thời gian tính theo dương lịch.
Ví dụ: đối với một máy số gờ máy theo lịch trong năm báo cáo bằng 365
ngày hay (366 ngày nếu là năm nhuận) x 24 giờ = 8,760 giờ.
– Tổng số giờ máy nghỉ theo chế độ (TNCĐ) là số giờ máy nghỉ vào ngày lễ,
chủ nhật, nghỉ ngoài ca theo qui định.
– Tổng số giờ máy theo chế độ (TCĐ) là số giờ mà chế độ qui định cho từng
loại máy móc thiết bị phải làm việc (theo điều kiện tổ chức sản xuất và chế
độ làm việc của máy). Số giờ máy chế độ bằng số giờ máy theo lịch trừ
đi số giờ máy nghỉ theo chế độ. (TCĐ = TL - TNCĐ) .
Ví dụ: nếu kế hoạch sản xuất qui định các máy móc làm việc theo chế độ
có nghỉ ngày chủ nhật và ngày lễ, làm việc 1 ca/ngày thì số giờ máy chế
độ theo kế hoạch trong năm báo cáo sẽ bằng: 305,5 x 01 ca x 8 giờ =
2,444 giờ.
– Tổng số giờ máy nghỉ theo kế hoạch (TON) là số giờ máy nghỉ để sửa
chữa theo kế hoạch và thời gian ngừng việc có ghi trong kế hoạch.
– Tổng số giờ máy làm việc theo kế hoạch (TO) = TCĐ - TON
– Tổng số giờ máy nghỉ thực tế (T1N) là tổng số giờ máy nghỉ để SCL thực
tế, nghỉ vì lý do cúp điện, thếu nước, thiếu NVL ...
– Tổng số giờ máy làm thêm (TLT) là số giờ máy làm thêm vào ngày lễ, ngày
chủ nhật, làm thêm ngoài ra theo qui định.
– Tổng số giờ máy làm việc thực tế (T1) = TCĐ + TLT – T1N.
22
• Chỉ tiêu phân tích:

Số giờ máy làm việc của số máy có hoạt động s.xuất T


Hệ số sử dụng thời
= =
gian theo lịch (HL) Số giờ máy theo lịch của số máy có hoạt động s.xuất TL

Hệ số sử dụng thời Số giờ máy làm việc của số máy có hoạt động s.xuất T
= =
gian chế độ (HCĐ) Số giờ máy theo chế độ của số máy có h.động s.xuất TCĐ

Hệ số sử dụng thời Số giờ máy làm việc TT của số máy có hoạt động s.xuất T1
= =
gian KH (HTo) Số giờ máy làm việc KH của số máy có hoạt động s.x To

•Phương pháp phân tích: so sánh các chỉ tiêu trên giữa thực tế với
kế hoạch hoặc giữa năm nay so với năm trước để đánh giá tình
hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị.

23
– Phân tích tình hình sử dụng công suất của máy móc
thiết bị
• Công suất của máy móc thiết bị phản ánh sản lượng sản
phẩm bình quân sản xuất được trong một đơn vị thời gian
(giờ, ca, ngày, đêm …) của máy móc thiết bị. Chỉ tiêu này nói
rõ trình độ sử dụng máy móc thiết bị một cách tổng hợp.
• Chỉ tiêu phân tích:

Giá trị sx (sản lượng) Giá trị sản xuất


=
bq 1 giờ máy Tổng số giờ làm việc của MMTB

• Phương pháp phân tích:


• So sánh chỉ tiêu trên giữa thực tế so với kế hoạch hoặc giữa
TT năm nay so với năm trước,
• Xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp để nâng cao
trình độ sử dụng công suất của máy móc thiết bị nhằm nâng
cao sản lượng, hạ giá thành sản phẩm.

24
Phân tích tổng hợp sử dụng TBSX ảnh hưởng tới KQSX
PT kinh tế: Qm = Tm × S × C × G × Ug
Trong đó
Tm là số máy bq
S là số ngày làm việc bình quân 1 máy trong kỳ
C là số ca làm việc bình quân 1 ngày của một máy
G là số giờ làm việc bình quân 1 ca của một máy
Ug là công suất bình quân 1 giờ của một máy

Từ phương trình kinh tế trên, dùng phương pháp thay thế


liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
tới biến động KQSX

25
Ví dụ: Có tài liệu của một doanh nghiệp cho như sau:

Chỉ tiêu KH TT

1. Giá trị sản xuất (trđ) 18.814 20.064


2. Tổng số giờ làm việc thực tế 40.900 45.600
3. Số MMTB ( chiếc) 10 12
4. Số giờ làm việc tt b/q 1 máy 4.090 3.800
5. Công suất b/q 1 giờ máy 0,46 0,44

Yêu cầu: Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng các
yếu tố về MMTB đến giá trị sản xuất

26
IV. Phân tích tình hình NVL
Phân tích tình hình cung cấp NVL

Phân tích Phân tích Phân tích


Phân tích
tình hình tình hình tình hình Phân tích
tình hình cung
cung cung cung tính kịp thời
ứng NVL về
ứng NVL ứng NVL ứng NVL của việc cung
mặt
theo số theo chủng về mặt đồng ứng NVL
chất lượng
lượng loại bộ

Phân tích tình hình dự trữ NVL

Phân tích tình hình sử dụng NVL

Phân tích Phân tích mức


Phân tích
khối lượng tiêu hao NVL
Chi phí NVL 27
NVL Cho đơn vị sp
Phân tích tình hình cung ứng NVL theo số lượng
Tỷ lệ % ht Số lượng vật tư loại i thực tế
KH cung nhập trong kỳ
=
ứng v.tư Số lượng vật tư loại i cần mua
loại i theo KH trong kỳ

Đánh giá: nếu tỷ lệ >100% có thể gây ứ động vốn, sử dụng


vốn kém hiệu quả
Nếu tỷ lệ<100% không đảm bảo cho sx liên tục
Tìm nguyên nhân:
-Do tình hình tài chính, do khó khăn vận chuyển bảo quản…
-Do sử dụng tiết kiệm ………
-Do thay đổi nhu cầu sản xuất……..

28
Phân tích tình hình cung ứng NVL
theo chủng loại
Khi phân tích cần phân biệt: vật liệu có thể thay thế và vật liệu
không thể thay thế

Tỷ lệ % ht KH Số lượng vật tư thực tế nhập trong


cung ứng v.tư giới hạn KH
=
theo chủng loại Số lượng vật tư cần mua theo KH
Ví dụ
Vật liệu KH cần Thực tế Số thực tế nhập
mua (tấn) nhập(tấn) trong giới hạn KH Tỷ lệ %
Thép tròn 104 104 104 = 390/400
Thép vuông 270 310 270
= 0,975
Thép dẹt 26 16 16
=97,5%
Tổng 400 390
29
Phân tích tình hình cung ứng NVL
về mặt đồng bộ
Lập bảng PT

Vật KH cần Thực tế Tỷ lệ ht KH sử dụng được


liệu nhập nhập cung ứng
hệ số sử dụng Số lượng
(1) (2) (3)=(2)/(1)
đồng bộ (4) (5)=(4)*(1)
A 300 270 90% 80% 240
B 120 144 120% 80% 96
C 50 40 80% 80% 40

Hệ số sử dụng đồng bộ cũng là tỷ lệ hoàn thành KH sản xuất chung


Ví dụ Vật liệu KH cần nhập Thực tế nhập
A 300 270
B 120 144
C 50 40 30
Phân tích tình hình cung ứng NVL
về mặt chất lượng
Chỉ số chất lượng NVL (ICL) cho từng chủng loại NVL chia cấp bậc chất lượng

với

M1 là tổng khối lượng NVL từng loại thực tế


MK là tổng khối lượng NVL từng loại kế hoạch
sK là đơn giá NVL từng loại theo kế hoạch

Ví dụ Vật liệu KH cần Thực tế đơn giá kế hoạch


A nhập (tấn) nhập (tấn) (1.000đ/tấn)
Loại I 50 90 100
Loại II 40 60 90
Loại III 20 40 85
31
Phân tích tính chất kịp thời của việc cung ứng NVL
Ví dụ Một doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu A với lượng
dùng 1 ngày là 8tạ, SX trong tháng không có ngày nghỉ,
phân tích tính kịp thời của việc nhập như sau
Ngày Số Số ngày SX bình Lượng Ngày
nhập lượng dùng thường dùng ngừng
nhập được ngày thực tế SX
Tồn đầu 1/6 64 8 1 8 64 Mùng 9
tháng
Nhập lần 1 10/6 88 11 10 20 88 21 24
(4 ngày
Nhập lần 2 25/6 96 12 25 30 48
Tổng 248 200 5
Đánh giá chung: mặc dù lượng nhập còn dư 248-200=48 nhưng do
nhập không kịp thời nên sản xuất vẫn bị gián đoạn 32
Phân tích tình hình dự trữ NVL
Dự trữ thường xuyên: dùng đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh
nghiệp tiến hành liên tục giữa hai kỳ cung ứng nối tiếp nhau với điều
kiện lượng vật tư nhập và xuất được thực hiện đúng kế hoạch
Dự trữ bảo hiểm: dùng đảm bảo vật tư cho sản xuất của DN khi:
-Lượng vật tư nhập kho ít hơn kế hoạch
-Lượng vật tư xuất kho cho mỗi ngày nhiều hơn kế hoạch
-Chu kỳ cung ứng thực tế dài hơn so với kế hoạch
Dự trữ mùa vụ với những vật tư chỉ mua được theo mùa nhưng
lại sử dụng cho SX cả năm
Phương pháp phân tích:
Xác định, so sánh lượng vật tư dự trữ thực tế với kế hoạch
+ Nếu thừa: ứ đọng vốn, có thể giảm chất lượng vật tư khi bảo quản
+ Nếu thiếu: sản xuất có thể không liên tục
33
Phân tích sử dụng NVL Phân tích khối lượng NVL

Lượng NVL = Lượng NVL - Lượng còn lại


dùng cho SX xuất cho SX (chưa, không dùng)
Lượng NVL Lượng NVL
Hệ số đảm bảo +
dự trữ đầu kỳ nhập trong kỳ
NVL cho SX =
Lượng NVL cần dùng trong kỳ

❖So sánh trực tiếp

❖So sánh liên hệ kết


quả SX

34
Phân tích Phân tích mức tiêu hao NVL
sử dụng NVL cho đơn vị sp (m)
k là trọng lượng tinh, phần NVL tạo nên thực thể sp
m=Σ f là mức phế liệu tính bình quân cho 1 sp hoàn thành

h là mức NVL trong sp hỏng tính bình quân cho 1 sp hoàn thành
❖Mức tiết kiệm NVL cho SX đơn vị sp

35
Phân tích sử dụng NVL Phân tích tổng chi phí NVL
Phương trình kinh tế M = Σ(q.m.s)
Dùng phương pháp phù hợp viết công thức nêu lên mức độ
biến động của M do ảnh hưởng bởi các nhân tố
Ví dụ

Số SP Đơn giá Mức hao phí NVL


SP Loại NVL (nđ) cho đvsp
KH TH NVL KH TH KH TH
A 120 125 X 20 22 10 9
Y 28 30 15 15
B 50 60 X 20 22 12 15
Y 28 30 11 12

36
Phân tích mối quan hệ giữa cung ứng, dự
trữ và sử dụng NVL với kết quả sản xuất
Công thức thể hiện mối quan hệ giữa tình hình cung cấp, dự trữ và sử
dụng vật liệu đến kết quả sản xuất:

Lượng vật liệu Lượng vật liệu Lượng vật liệu tồn
tồn + nhập trong kỳ - kho cuối kỳ
kho đầu kỳ
Số lượng sản
=
phẩm sản xuất Mức tiêu hao vật liệu cho một đơn vị sản phẩm

Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để
xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của
khối lượng sp sản xuất giữa thực tế so với kế hoạch.

37
Ví dụ: phân tích tình hình cung cấp và sử dụng vật liệu A cho sản xuất sản
phẩm B căn cứ vào tài liệu sau.

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế


Sản lượng sản phẩm. 4,000 4,100
Số vật liệu tiêu hao cho đơn vị sp (tấn). 0.05 0.04
Vật liệu dùng trong kỳ (tấn). 200 164
Số vật liệu thu mua trong kỳ (tấn). 195 166
Số vật liệu dự trữ đầu kỳ (tấn). 20 16
Số vật liệu dự trữ cuối kỳ. 15 18

38

You might also like