Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Mệnh đề 15: Dựng một lục giác có các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau nội

tiếp một hình tròn cho trước


Cách mệnh đề được dùng để dựng hình:
- Mệnh đề 1.5: Với các tam giác cân, hai góc ở đấy bằng nhau, và nếu hai cạnh
bằng nhau được kéo dài sẽ tao ra hai góc phía dưới cạnh đáy cũng bằng nhau.
- Mệnh đề 1.13: Nếu một đoạn thẳng đứng trên một đoạn thẳng khác và tạo thành
hai góc, thì hoặc hai góc cùng là góc vuông hoặc tổng của hai góc bằng hai góc
vuông.
- Mệnh đề 1.15: Nếu hai đường thẳng cắt nhau, chúng tạo ra các góc đối đỉnh
bằng nhau.
- Mệnh đề 1.32: Trong một tam giác bất kì, nếu kéo dài một cạnh bất kì thì sẽ tạo
ra một góc ngoài bằng tổng hai góc trong đối diện, và tổng của ba góc trong thì
bằng hai góc vuông.
- Mệnh đề 3.1: (Tìm tâm của một hình tròn cho trước) Nếu bất kì đoạn thẳng nào
trong hình tròn vừa chia đôi vừa vuông góc với một đoạn thẳng khác thì tâm
của hình tròn nằm trên đoạn thẳng thứ nhất.
- Mệnh đè 3.26: Trong các hình tròn bằng nhau, các góc bằng nhau chắn các
cung bằng nhau, cho dù chúng là góc ở tâm hay góc nội tiếp.
- Mệnh đề 3.27: Trong các đường tròn bằng nhau, các góc chắc các cung bằng
nhau là bằng nhau cho dù chúng là góc nội tiếp hay góc ở tâm.
- Mệnh đề 3.29: Trong các đường tròn bằng nhau, các đoạn thẳng trương các
cung bằng nhau là bằng nhau.
Dựng lục giác đều nội tiếp hình tròn cho trước
Gọi ABCDEF là hình tròn cho trước. Yêu cầu dựng một lục giác đều nội tiếp hình tròn
ABCDEF
Vẽ đường kính AD của hình tròn ABCDEF
Dựa vào mệnh đề 3.1 ta xác định được tâm G của hình tròn
Vẽ hình trong EGCH tâm D, bán kính DG.
Nối EG, CG sao cho lần lượt cắt hình tròn tại các điểm B và F.
Nối các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EF, FA.
Ta có thể phát biểu rằng lục giác ABCDEF là đều.
Chứng minh:
Ta có G là tâm của hình tròn ABCDEF nên GE = GD
D là tâm của hình tròn GCH nên DE = DG
Suy ra: GE = ED
Suy ra tam giác EGD có ba cạnh EG, GE, ED bằng nhau
Theo mệnh đề 1.5 hai góc tại cạnh đáy của tam giác cân thì bằng nhau áp dụng cho
tam giác cân EDG.
Suy ra ba góc EDG, EGD, DEG bằng nhau
Theo mệnh đề 1.32 tổng ba góc của tam giác thì bằng hai góc vuông
Nên EGD bằng một phần ba của hai góc vuông
Chứng minh tương tự cho tam giác DGC
Suy ra DGC bằng một phần ba hai góc vuông
Ta lại có đoạn CG gác lên đoạn EB tạo nên hai góc EGC và góc CGB.
Nên theo mệnh đề 1.13 góc EGC + góc CGB = 2 góc vuông
Mặt khác ta có: góc EGD + góc DGC = hai phần ba hai góc vuông = góc EGC
Nên suy ra: CGB bằng một phần ba góc vuông.
Suy ra ba góc EGD, DGC và CGB bằng nhau.
Theo mệnh đề 1.15 thì các góc đối BGA, AGF, FGE cũng bằng nhau và bằng với các
góc EGD, DGC, CGB.
Suy ra: 6 góc BGA, AGF, FGE, EGD, DGC, CGB bằng nhau
Theo mệnh đề 3.26 các góc bằng nhau sẽ chắn các cung bằng nhau nên 6 cung AB,
BC, CD, DE, EF, FA bằng nhau.
Theo mệnh đề 3.29 các đoạn thẳng trương các cung bằng nhau là bằng nhau nên
AB = BC = CD = DE = EF = FA
Suy ra lục giác ABCDEF có các cạnh bằng nhau.
Ta lại có: Cung tròn FA = Cung tròn ED
Nên Cung tròn FA + cung tròn ABCD = Cung tròn ED + cung tròn ABCD
 Cung FABCD = Cung EDCBA
Mặt khác cung FABCA + cung AFE = ABCDEF
Cung EDCBA + cung DEF = Cung ABCDEF
Nên suy ra cung AFE = Cung DEF hay góc AFE = góc DEF
Chứng minh tương tự với các góc còn lại của hình lục giác ABCDEF
Ta chứng minh được các góc ABC = BCD = CDE = EDF = DFA = FAB
Hay lục giác ABCDEF có các góc bằng nhau
Vậy ta dựng được một lục giác đều nội tiếp hình tròn cho trước
Hệ quả:
Cạnh của lục giác đều thì bằng với bán kính của hình tròn mà nó nội tiếp
Nếu vẽ các tiếp tuyến của hình tròn trên khắp cả sáu cung bằng nhau của đường chu vi
của hình tròn có thể dựng được một lục giác đều ngoại tiếp hình tròn.

You might also like