Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ

Mấy các mà t không để gạch đầu dòng là ghi tiếp luôn không xuống hàng á

- Thông qua việc đào sâu cũng như nghiên cứu việc tìm hiểu các lý luận về
“Nhận dạng hợp đồng lao động” theo Bộ luật lao động ở chương I, từ đó áp
dụng vào thực tiễn mà cụ thể hơn là bản án trên thì nhóm tác giả đã nhận
thấy một số bất cập cùng kiến nghị sửa đổi như sau:
- Trước hết ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm “Người sử dụng lao động” và
“Người lao động”. Theo Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì: “Người
sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia
đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình
theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Cũng theo Điều 3 Bộ luật Lao động
2019 thì: “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động
theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát
của người sử dụng lao động”. Vậy ta có thể hiểu rằng người sử dụng lao
động là bên sử dụng người lao động để làm việc cho họ, tuy vậy có một số
trường hợp người lao động được thuê để làm việc và bị giám sát, điều hành,
trả công thông qua một bên trung gian (còn gọi là cai thầu). Theo Điều 100
Bộ luật Lao động 2019 thì: “Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai
trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ
và không đảm bảo các quyền lợi khác cho người lao động thì người sử
dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm
các quyền lợi cho người lao động”. Điển hình là trong Bản án số
81/2020/DS-PT ngày 24/07/2020 của Tòa án Thành phố Cần Thơ theo nhận
định ban đầu của Tòa thì bà Ph là “người trung gian hay còn gọi là cai thầu”
phải chi trả toàn bộ tiền bồi thường thiệt hại cho ông Phi tuy nhiên ta có thể
thấy người chủ chính của ông Phi vẫn là công ty H. Nhóm tác giả nhận thấy
rằng cụm từ “làm việc cho mình” ở Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019
vẫn còn mơ hồ, cũng như chưa thể hiện rõ ràng trách nhiệm của chủ thể
người sử dụng lao động đối với người lao động cho trường hợp này.
- Từ đó nhóm tác giả có kiến nghị sửa đổi bổ sung vào Khoản 2 Điều 3 Bộ
luật Lao động 2019 như sau: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử
dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận và thụ hưởng
chính những giá trị lao động từ người lao động; trường hợp người sử
dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
Vì nhóm tác giả nhận thấy rằng theo như Bản án số 81/2020/DS-PT ngày
24/07/2020 của Tòa án Thành phố Cần Thơ thì bà Ph tuy là người thuê
mướn, giám sát và trả lương cho thành quả lao động của ông Phi nhưng công
ty H lại là bên thụ hưởng chính của tất cả những thành quả ấy. Vậy nên nếu
nói theo điều luật trên thì chưa hoàn toàn hợp lý vì công ty H cũng có một
phần trách nhiệm trong đó.
- Tiếp đến ta thấy sau khi ông Phi bị tai nạn thì công ty đã kí kết hợp đồng
khoán việc (còn gọi là hợp đồng thuê khoán việc, là sự thỏa thuận của hai
bên. Theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất
định theo yêu cầu của bên giao khoán và khi hoàn thành phải bàn giao cho
bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công
việc và có nghĩa vụ trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận)
Nguồn: phát biểu của Luật sư Trần Văn Toàn thuộc Đoàn luật sư Hà Nội
trên Báo điện tử Chính phủ ngày 18/09/2018
(https://baochinhphu.vn/truong-hop-nao-ap-dung-hop-dong-khoan-viec-
102244857.htm )

với bà Ph về việc thực hiện vệ sinh, chà sét và sơn phà. Tuy nhiên theo Điều 483
Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng thuê khoán như sau: “Là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê
khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê
khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê”, cũng theo Điều 484 Bộ
luật Dân sự 2015 quy định về đối tượng giao khoán rằng: “Có thể là đất đai,
rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu
sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Vậy ta có thể thấy
rằng hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về hợp đồng giao
khoán việc tại Việt Nam, từ đó dẫn đến cớ sự là một số tổ chức, doanh nghiệp lợi
dụng kẻ hở để không phải thực hiện các nghĩa vụ với người lao động có thể kể đến
như trốn tránh đóng BHXH hay nghiêm trọng hơn là một vài trường hợp tổ chức
hay doanh nghiệp đùn đẩy trách nhiệm sang một cá nhân khi có chuyện xảy ra điển
hình là sự việc của ông Phi. Ông Mai Đức Thiện – Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội) cũng có nhận định với Báo Người Lao Động như
sau về vấn đề trên: “Bên cạnh những doanh nghiệp tuân thủ quy định của Luật
BHXH, vẫn còn nhiều doanh nghiệp lách luật bằng cách chuyển đổi thành hình
thức giao kết như trên. Theo rà soát, cả nước có khoảng 2 triệu người lao động có
hợp đồng lao động từ 1-3 tháng. Tới tháng 5/2018, cả nước mới có trên 8.000
người lao động có hợp đồng từ 1-3 tháng tham gia BHXH. Còn lại các doanh
nghiệp đang lách bằng nhiều cách khác nhau”.

Nguồn: Trả lời của ông Mai Đức Thiện – Vụ phó Vụ Pháp chế (Lao động, Thương
binh và Xã hội) với báo Người Lao Động số ngày 16/08/2018.

https://nld.com.vn/cong-doan/tron-dong-bhxh-bang-cach-khoan-viec-thay-vi-ky-
hop-dong-20180816084733964.htm

Ở các nước có nền Luật pháp phát triển có thể kể đến như Vương quốc Anh đã ban
hành Bộ luật IR35 để đảm bảo rằng các cá nhân làm việc tự do hay các nhà thầu
không trốn tránh nghĩa vụ thuế bằng cách làm việc thông qua các công ty trung
gian, nhưng thực tế là có một mức độ kiểm soát và chịu sự chỉ đạo từ phía công ty
mà họ làm việc cho. Nội dung cơ bản được hiểu như sau: “The off-payroll working
rules make sure that a worker (sometimes known as a contractor) pays broadly the
same Income Tax and National Insurance as an employee would.The rules apply if
the worker who provides services to a client through their own intermediary would
have been an employee if they were providing their services directly to that
client.The rules are sometimes known as ‘IR35’”

Nguồn: theo bài viết “Hướng dẫn về luật IR35” được đăng bởi HM Revenue &
Customs (HMRC) – Cơ quan thu thuế và hải quan của Chính phủ Vương quốc Anh
trên trang web chính thức của Chính phủ Vương quốc Anh số ngày 22/05/2019

https://www.gov.uk/guidance/understanding-off-payroll-working-ir35

, tạm dịch: “Bộ luật về việc làm thanh toán lương bằng phương thức khác đảm bảo
rằng người lao động (một vài trường hợp được hiểu là cai thầu) trả thuế thu nhập
và bảo hiểm quốc gia tương đương với một nhân viên. Những quy định này áp
dụng nếu người lao động là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua
phương tiện trung gian (người thứ ba) và chính họ là những người trực tiếp cung
cấp dịch vụ đến khách hàng đó thì họ sẽ trở thành nhân viên. Bộ luật này còn được
biết đến với cái tên “IR35”.

- Dựa trên định nghĩa được nêu bên trên theo phát biểu của Đoàn luật sư Hà
Nội thì nhóm tác giả có những kiến nghị bổ sung về định nghĩa của hợp
đồng khoán việc vào Bộ luật Lao động 2019 như sau: “Hợp đồng thuê khoán
việc, là sự thỏa thuận của hai bên. Theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ
hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và khi
hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên
giao khoán nhận kết quả công việc và có nghĩa vụ trả cho bên nhận khoán
tiền thù lao đã thỏa thuận. Nếu bên giao khoán có hành động giám sát, quyết
định các hành vi của bên nhận khoán thì hợp đồng giao khoán việc sẽ trở
thành hợp đồng lao động.” Sửa đổi trên nhằm giảm thiểu việc trốn trách
nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp bằng cách lợi dụng hợp đồng giao
khoán tại Việt Nam.
1

You might also like