[123doc] - phan-tich-cau-truc-von-cong-ty-co-phan-traphaco (1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ
------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN


CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

Họ và tên: Phạm Thị Kiều Loan


Mssv: 1853401010003
Lớp: 95-QTKD43A
Môn học: Quản trị tài chính
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Nguyễn Hữu Tấn
MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................................i

DANH MỤC TƯ VIẾT TẮT........................................................................................................ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................................ii

PHẦN TÓM TẮT.........................................................................................................................iii

1. Lý do của báo cáo.............................................................................................................iii

2. Giới thiệu công ty.............................................................................................................iii

3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................................................iii


3.1 Dữ liệu...............................................................................................................................iii
3.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................iv

4. Cấu trúc của báo cáo.........................................................................................................iv

PHẦN 1: THẢO LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN


TRAPHACO GIAI ĐOẠN 2015 – 2019......................................................................................1

1. Nhận xét về cấu trúc vốn:...................................................................................................1


1.1 Tỷ lệ cơ cấu nợ:...................................................................................................................1
1.2 Tỷ lệ cơ cấu vốn chủ sở hữu:..............................................................................................1
1.3 Ưu điểm:.............................................................................................................................1
1.4 Nhược điểm:........................................................................................................................1
1.5 Kiến nghị và đề xuất...........................................................................................................2
1.6 So sánh cấu trúc vốn của Công ty cổ phần Traphaco với doanh nghiệp cùng
ngành:........................................................................................................................................2

PHẦN 2: THẢO LUẬN CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH........................................................4

1. Giả định tình huống và đưa ra phương án sử dụng nguồn vốn..........................................4

2. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp:.............................................................................4


2.1 Chi phí sử dụng 50% vốn vay:............................................................................................4
2.2 Chi phí sử dụng 50% vốn cổ phần thường:.........................................................................4
2.3 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC:.............................................................................4
3. Mức chiết khẩu của CTCP Traphaco.......................................................................................5

PHẦN 3: TỔNG KẾT KẾT QUẢ NỔI BẬT..............................................................................6

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................7

DANH MỤC TƯ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt Diễn giải ký hiệu đã viết tắt


1 CTCP Công ty cổ phần
2 VCSH Vốn chủ sở hữu

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1. Cấu trúc vốn Công ty cổ phần Traphaco ( HOSE : TRA)
Bảng 2. Cấu trúc vốn CTCP Dược phẩm OPC (HOSE : OPC)
Bảng 3. Cấu trúc vốn CTCP Dược Hậu Giang (HOSE : DHG)
Bảng 4. Tổng hợp kết quả nổi bật của CTCP Traphaco
PHẦN TÓM TẮT
1. Lý do của báo cáo
Cơ cấu nguồn vốn luôn là một trong những vấn đề được đông đảo các nhà
nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quản trị tài chính quan tâm. Qua đó việc
phân tích cấu trúc vốn là đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường công
tác quản trị tài chính, nâng cao hiệu quả của việc huy động và sử dụng các
nguồn tài trợ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tránh các rủi ro
cho doanh nghiệp.Chính vì những lẽ đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Phân
tích cấu trúc vốn Công Ty Cổ phần Traphaco”

2. Giới thiệu công ty


CTCP Traphaco tiền thân là tổ sản xuất thuốc Ty Y tế Đường sắt được thành
lập ngày 28/11/1972, và chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần
vào ngày 01/01/2000. Hiện nay vốn điều lệ của Công ty là 80 tỷ đồng với số
lượng cố phiếu niêm yết là 8.000.000 cổ phiếu.
Mã chứng khoán : TRA
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực:
+ Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu;
+ Sản xuất kinh doanh dược phẩm,mỹ phẩm, hóa chất và vật tư thiết bị y tế;
+ Pha chế thuốc theo đơn;
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc;
+ Tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y,
dược;
Vị thế trên thị trường : Traphaco hiện đang được biết đến như một trong những
thương hiệu đông dược uy tín nhất ở Việt Nam. Theo xếp hạng của Hiệp hội
Dược Việt Nam, Công ty được vinh dự nằm trong số 10 doanh nghiệp dược
hàng đầu trong cả nước.Hiện sản phẩm của công ty đã có mặt ở 64 tỉnh thành
trên cả nước, doanh thu đứng thứ 5 trong số các doanh nghiệp sản xuất thuốc
trong nước.

3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu


3.1. Dữ liệu
Các dữ liệu về nguồn vốn của công ty được lấy trong báo cáo tài chính của
CTCP Traphaco từ năm 2015-2019.
Tìm hiểu dữ liệu của những đối thủ cạnh tranh, các dữ liệu về nguồn vốn
của công ty đối thủ cũng thu nhập từ năm 2015 - 2019.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: từ bảng báo cáo tài chính của
công ty giai đoạn 2015-2019 và tiến hành phân tích chỉ số, lần lượt sẽ so sánh
cấu trúc vốn của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh và đưa ra những
khuyến nghị cần thiết cho doanh nghiệp.
Phương pháp so sánh : làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và
tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu.
4. Cấu trúc của báo cáo
Gồm 2 phần chính:
Phần 1: Thảo luận về cấu trúc vốn của CTCP Traphaco giai đoạn từ 2015-
2019 và so sánh với doanh nghiệp khác cùng ngành.
Phần 2: Thực hiện các tình huống giả định và đưa ra phương án sử dụng
nguồn vốn cho doanh nghiệp.
PHẦN 1: THẢO LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRAPHACO GIAI ĐOẠN 2015 – 2019

1. Nhận xét về cấu trúc vốn:


Đơn vị: Tỷ VNĐ
Cấu trúc vốn 2015 2016 2017 2018 2019
Vốn chủ sở hữu 964 1,013 1,117 1,106 1,116
Nợ ngắn hạn 329 355 381 312 343
Nợ dài hạn 0.4 8 10 170 110
Tổng tài sản 1,297 1,377 1,510 1,590 1,572
Nợ/Tổng tài sản 25,6% 26,4% 26% 30,4% 29%
Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 74.4% 73,6% 74% 69,6% 71%
Bảng 1. Cấu trúc vốn Công ty cổ phần Traphaco (TRA)

1.1. Tỷ lệ cơ cấu nợ:


Tỷ lệ nợ/tổng tài sản tăng từ 25,6% vào năm 2015 lên thành 29% vào năm
2019. Trong đó cơ cấu nợ dài hạn tăng từ 0,4 tỷ vào năm 2015 tỷ lên đến 110 tỷ
trong năm 2019, đỉnh điểm là năm 2018 với nợ dài hạn là 170 tỷ, tăng gấp 17
lần so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do tập trung nguồn vốn để xây
dựng nhà máy Dược Hưng Yên . Bên cạnh đó, việc biến động của nợ ngắn hạn
qua các năm đến từ việc công ty đang cố gắng chủ động được nguồn vốn lưu
động mà không cần phụ thuộc vào nợ vay ngắn hạn nhờ dòng tiền hoạt động
kinh doanh thặng dư đều đặn.
1.2. Tỷ lệ cơ cấu vốn chủ sở hữu:
Cơ cấu VCSH tăng đều qua các năm từ 964 tỷ VNĐ - năm 2015 đến 1,117
tỷ VNĐ - năm 2017 và giảm xuống còn 1,106 tỷ - năm 2018 sau đó lại tăng lên
1,116 tỷ - năm 2019. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ ngắn hạn/VCSH giảm từ 34%
xuống còn 31% sau 5 năm. VCSH chiếm tỉ trọng trung bình trong giai đoạn
2015 - 2019 xấp xỉ 72.5% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Điều này mang
đến nhiều lợi thế trong việc phát triển thêm nhiều sản phẩm cũng như quy mô
của công ty.
1.3. Ưu điểm:
Về cơ cấu nguồn vốn, cả tài sản ngắn hạn và dài hạn chủ yếu được tài trợ từ
nguồn vốn chủ sở hữu. Tỉ trọng vốn chủ sở hữu cao và tỉ trọng nợ phải trả ở
mức thấp giúp công ty tăng trưởng bền vững hơn, ít gặp phải rủi ro về thanh
toán hơn cũng như gánh nặng phải trả nợ.
1.4. Nhược điểm:
Qua phân tích bảng cấu trúc vốn, tỉ trọng nợ phải trả ở mức thấp, trung bình
chiếm khoảng 27.37% trong tổng nguồn vồn, khiến công ty tận dụng ít đòn bẩy
tài chính cũng như các khoản tiết kiệm từ lá chắn thuế mang lại. Ngoài ra, công
ty sử dụng nhiều các nguồn vốn ngắn hạn sẽ làm tăng áp lực về thanh toán và
rủi ro tài chính cao hơn và cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lời
của công ty.
1.5. Kiến nghị và đề xuất
Traphaco là một trong những doanh nghiệp đánh mất cơ hội tối ưu hóa lợi
nhuận nhờ đòn bẩy tài chính, vì thế mà công ty nên thay đổi cấu trúc vốn. Cụ
thể trong thời điểm cuối năm 2018 tổng mức vay và nợ thuê tài chính cả dài
hạn và ngắn hạn của công ty khoảng 207 tỷ đồng và chi phí lãi vay trong năm
2018 chỉ là 12,2 tỷ đồng. Con số này chiếm tỷ trọng rất thấp so với doanh thu
và lợi nhuận, chỉ bằng 0,68% tổng doanh thu thuần và 5,7% lợi nhuận thuần.
Theo đó, khi doanh nghiệp này tăng vay nợ ngân hàng lên gấp đôi (chi phí lãi
vay cũng tăng tương ứng), thì chỉ cần tăng thêm một tỷ lệ nhỏ đối với doanh
thu thuần là có thể bù đắp được khoản chi phí tài chính tăng thêm.Với quy mô
vốn điều lệ của Traphaco, nếu gia tăng vay nợ ngân hàng lên gấp 4 lần mức vay
năm 2018 thì tổng nợ phải trả vẫn thấp hơn vốn chủ sở hữu, nằm trong mức an
toàn cần thiết theo thông lệ chung về quản trị tài chính doanh nghiệp. Giả định
là Traphaco nâng mức vay và nợ thuê tài chính lên gấp 4 lần, đạt 828 tỷ đồng,
thì chi phí lãi vay sẽ tăng lên 48,8 tỷ đồng. Trong trường hợp này, Công ty sẽ
chỉ cần đẩy doanh thu thuần tăng thêm với tỷ lệ nhỏ, thì sẽ bù đắp được phần
trội thêm của chi phí tài chính khi gia tăng vay nợ.
1.6. So sánh cấu trúc vốn của Công ty cổ phần Traphaco với doanh
nghiệp cùng ngành:
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Cấu trúc vốn 2015 2016 2017 2018 2019
Vốn chủ sở hữu 457 544 571 626 688
Nợ ngắn hạn 130 224 485 557 487
Nợ dài hạn 5 6 6 6 6
Tổng tài sản 592 775 1,063 1,189 1,180
Nợ/Tổng tài sản 22,8% 29,7% 46,3% 47,4% 41,8%
Vốn chủ sở hữu/Tổng tài 77,2% 70,3% 53,7% 52,6% 58,2%
sản
Bảng 2. Cấu trúc vốn CTCP Dược phẩm OPC (OPC)

Đơn vị: Tỷ VNĐ


Cấu trúc vốn 2015 2016 2017 2018 2019
Vốn chủ sở hữu 2,521 2,894 2,759 3,144 3,378
Nợ ngắn hạn 780 994 1,265 1,001 705
Nợ dài hạn 62 58 63 60 64
Tổng tài sản 3,363 3,946 4,087 4,206 4,147
Nợ/Tổng tài sản 25% 26,7% 32,5% 25,2% 18,5%
Vốn chủ sở hữu/Tổng tài 75% 73,3% 67,5% 74,8% 81,5%
sản
Bảng 3. Cấu trúc vốn CTCP Dược Hậu Giang (DHG)
So sánh cấu trúc vốn chủ sở hữu giữa TRA, DHG và OPC, ta thấy rằng ở cả
3 đều có sự tăng vốn chủ sở hữu qua các năm điều này chứng tỏ ngành dược
đang ngày càng phát triển .Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng tuy OPC có vốn chủ
sở hữu thấp nhất nhưng lại hoàn toàn chủ động về tài chính và sẽ ít rủi ro hơn
so với 2 doanh nghiệp còn lại. Điều này sẽ mang lại thế chủ động cho OPC
trong việc đầu tư, mở rộng công việc kinh doanh của công ty.
Dựa vào bảng cấu trúc vốn ta thấy được một cách rõ ràng rằng cả 3 doanh
nghiệp này đều mang đặc tính chung là có tỷ lệ vay nợ rất thấp. Điều này có thể
xuất phát từ “đặc thù ngành nghề” của ngành y dược là nhiều nhà quản lý có
xuất phát điểm từ người làm chuyên môn y dược nên luôn đặt cao yếu tố an
toàn, thận trọng.
Ít nợ nần tuy là một ưu điểm của doanh nghiệp dược, nhưng cũng lại là một
nhược điểm, bởi trong kinh doanh, việc đánh giá một doanh nghiệp có năng lực
quản trị tốt hay không thể hiện ở việc doanh nghiệp đã thực sự tận dụng tối đa
các nguồn lực của công ty hay chưa, trong đó nguồn lực tài chính là một yếu tố
tối quan trọng.
PHẦN 2: THẢO LUẬN CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH
1. Giả định tình huống và đưa ra phương án sử dụng nguồn vốn
Với điều kiện thị trường ở giai đoạn 2015 - 2019 và giả định rằng không có
sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, công ty cổ phần Traphaco nên sử dụng
nguồn vốn vay để huy động vốn cho doanh nghiệp. Bởi vì vốn vay doanh
nghiệp giúp doanh nghiệp cân đối cơ cấu vốn để tỷ suất sinh lời của vốn của
doanh nghiệp cao hơn. Vốn vay sẽ làm cho chủ dự án quan tâm đến hiệu quả
hoạt động để đảm bảo khả năng trả nợ vay. Bên cạnh đó chủ nợ chỉ có quyền
nhận lãi định kỳ và vốn khi đến hạn nhưng không có quyền tham gia kiểm soát
công ty cũng như không được hưởng khoản chia lợi nhuận của công ty.
Ngược lại, việc lựa chọn huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu khiến cho các
cổ đông lớn và cổ đông sáng lập mất đi một phần quyền lực cho việc quyết
định và kiểm soát công việc doanh nghiệp và cần hồ sơ pháp lý phức tạp và rất
nhiều thủ tục giấy tờ khác mà doanh nghiệp phải tuân thủ

2. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp:


2.1. Chi phí sử dụng 50% vốn vay:
KDAT = KD (1-T)
Mà KD = 17.8/453 = 3.9%
Vậy chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 3,9%*5 triệu đô là 195 nghìn đô.
Chi phí vốn vay sau thuế của TRA với 20% thuế doanh nghiệp là:
KDAT = KD * (1-T) = 3.9% * (1-20%) = 3.1%
Vậy khoản tiền chi trả sử dụng vốn vay sau thuế của TRA là: 155 nghìn đô.

2.2. Chi phí sử dụng 50% vốn cổ phần thường:


Chi phí sử dụng vốn theo mô hình CAPM:
KE = Rf + (Rm - Rf).βi = 4.5% + (15.3% - 4.5%) * -0.02 = 4.3%
Như vậy số tiền chi trả để sử dụng vốn cổ phần thường là: 4.3%*5 triệu đô là
215 nghìn đô.

2.3. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC:


WACC = 50%*3.1% + 50%*4.3% = 3.7%

Chi phí lãi vay của CTCP Traphaco trong năm 2019 : 17,5 tỷ đồng
(http://traphaco.com.vn/upload/files/BCTC_HN_KT_2019.pdf )
Tổng nợ phải trả của CTCP Traphaco trong năm 2019 : 453 tỷ đồng
(http://traphaco.com.vn/upload/files/BCTC_HN_KT_2019.pdf)
Lãi suất trái phiếu chính phủ bình quân trong giai đoạn 2015 - 2019 là 4.5%
(https://wovd.info/lai-suat-trai-phieu-chinh-phu-qua-cac-nam/)
Hệ số beta CTCP Traphaco
(https://finance.vietstock.vn/TRA-ctcp-traphaco.htm)
Chỉ số Vnindex tăng trung bình trong giai đoạn 5 ( Từ 5/1/2015 - 31/12/2019)
960.99  544.45
( )/5
544.45 x 100% = 15.3% (https://vn.investing.com/indices/vn-
historical-data?fbclid=IwAR306hk-1zQJAjpETENAtarCkydfPRoVoC-
mhBWTOqTIzFk0-V7-ahen6XE)

3. Mức chiết khẩu của CTCP Traphaco


* Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC trước khi thực hiện dự án :
WACC = WE x KE + WD x KD x (1-TC)
= 71% x 4,3% + 28,8% x 3.9% x (1-20%)
= 3,952%
Dựa theo tỷ giá được lấy vào ngày 24/12/2019, (https://fmi.vn/p/1-trieu-do-la-
my-usd-bang-bao-nhieu-tien-viet-nam-vnd/?
fbclid=IwAR2szqJoQTb1Hzk4bvhIc0rZD2gFSRxrWl3WnfMkwuIVuLKTqer
AK9Q_WFY )
1 đô la Mỹ = 23.164 đồng. Suy ra , 5 triệu đô la Mỹ = 115.820.000.000 đồng
Tổng nguồn vốn mới (2019): 1,572 tỷ + 116 tỷ = 1688 tỷ đồng
Sau khi tiến hành thực hiện dự án, ta có tổng nguồn vốn mới là
Tỷ lệ VCSH/Tổng nguồn vốn mới là 66,3%
Tỷ lệ Tổng nợ/Tổng nguồn vốn mới là 33,7%

* Chi phí sử dụng vốn bình quân sau khi thực hiện dự án
WACC = WE x KE + WD x KD x (1-TC)
= 66,3% x 4,3% + 33,7% x 3,9% x (1-20%)
= 3,902%

Kết luận : Chí phí sử dụng vốn bình quân WACC truớc khi thực hiện dự án cao
hơn sau khi thực hiện dự án (3,952% > 3,902%). Vậy ta áp dụng mức chiết
khấu là 3,952% vì đó là tỷ suất lợi nhuận tối thiểu cho bất kỳ dự án nào của
doanh nghiệp mà tạo ra đủ lợi nhuận để làm hài lòng nhà cho vay.
PHẦN 3: TỔNG KẾT KẾT QUẢ NỔI BẬT

Bảng 4. Tổng hợp các kết quả nổi bật về công ty Cổ phần Traphaco

Tỷ lệ nợ/tổng tài sản tăng từ 25,6% vào năm 2015 lên thành 28,8% vào năm
2019.cơ cấu nợ dài hạn tăng đỉnh điểm ở năm 2018 do do tập trung nguồn vốn
để xây dựng nhà máy Dược Hưng Yên

VCSH chiếm tỉ trọng trung bình trong giai đoạn 2015-2019 xấp xỉ 72,5% trên
tổng tài sản của công ty. Điều này giúp cho Traphaco có lợi thế về tài chính
phát triển thêm nhiều dự án và quy mô công ty.

Tỉ trọng vốn chủ sở hữu cao và tỉ trọng nợ phải trả ở mức thấp giúp công ty
khá tự chủ về tài chínht, ít gặp phải rủi ro về thanh toán hơn cũng như gánh
nặng phải trả nợđồng thời tăng trưởng bền vững hơn
Chi phí sử dụng vốn vay 3,1%
Chi phí sử dụng vốn chủ cổ phần thường theo mô hình CAPM 4,3%
Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 3.7%

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Nguyễn Trọng Cơ (2006), “Cơ cấu nguồn vốn công ty cổ phần”. Tạp chí
nghiên cứu tài chính kế toán
2. Nguyễn Trọng Cơ và Nguyễn Thị Thà,2009.Phân tích tài chính doanh
nghiệp. Hà Nội : Nhà xuất bản tài chính
3. Công ty Cổ phần Traphaco, 2015-2019. Báo cáo tài chính năm 2015-
2019
4. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 2015-2019. Báo cáo tài chính năm
2015-2019
5. Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC, 2015-2019. Báo cáo tài chính năm
2015-2019

Website :
1. https://cafef.vn/
2. https://vietstock.vn/
3. https://www.cophieu68.vn/
4. https://finance.vietstock.vn/TRA/so-sanh-gia-co-phieu-cung-nganh.htm
5. https://www.traphaco.com.vn/
6. https://www.vndirect.com.vn/

You might also like