NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN DI TRUYỀN-TIẾN HOÁ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN DI TRUYỀN – TIẾN HOÁ

PHẦN A. DI TRUYỀN HỌC


Chương I.
1. Di truyền học (DTH) là gì? Những nội dung chính của DTH?

Chương II. Vật chất di truyền


1. Bản chất của vật chất di truyền là gì? Những thí nghiệm nào chứng minh cho bản chất của
vật chất di truyền?
2. Phân biệt thành phần hoá học, cấu trúc của DNA và RNA.
3. Tại sao DNA là vật chất di truyền của các tổ chức sống mà không phải là RNA?
4. DNA được tổ chức như thế nào trong cấu trúc NST của sinh vật nhân sơ và của sinh vật
nhân thực? Phân biệt chất đồng nhiễm sắc, dị nhiễm sắc.
5. Hệ gen (genome) là gì? Những thành phần cấu trúc trong genome ở các loài sinh vật.

Chương III. Cấu trúc và chức năng của gene.


1. Gene là gì? Vẽ, trình bày và phân biệt cấu trúc chung của gene ở sinh vật nhân sơ và sinh
vật nhân thực? Nêu chức năng cho từng thành phần cấu trúc của gene.
3. Yếu tố di truyền vận động là gì? Phân biệt yếu tố di truyền vận động loại I và loại II. Vai
trò của các yếu tố di truyền vận động trong tiến hoá hệ gene (genome).

Chương IV. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử.


I. Cơ chế tái bản DNA
1. Trình bày và giải thích được thí nghiệm chứng minh DNA tái bản theo mô hình bán bảo
toàn.
2. Trình bày chức năng của enzyme DNA polymerase.
3. Vẽ, trình bày và phân biệt quá trình tái bản ở sinh vật nhân sơ, ở sinh vật nhân thực.
4. Phản ứng PCR là gì? Nêu nguyên lý của phản ứng PCR? Các thành phần của phản ứng
PCR. Phân biệt PCR và sự tái bản DNA ở E. coli.
5. Trình bày một số kĩ thuật phân tử ứng dụng tính chất biến tính và hồi tính của DNA, RNA.

II. Cơ chế phiên mã


1. Học thuyết trung tâm là gì?
2. Các loại RNA và chức năng của chúng.
3. Vẽ, mô tả và phân biệt quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và ở sinh vật nhân thực.

III. Cơ chế dịch mã


1. Trình bày và giải thích các đặc điểm của mã di truyền
2. Trình bày các bước hoạt hoá amino acid.
3. Mô tả và phân biệt quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ, ở sinh vật nhân thực.
4. So sánh quá trình biểu hiện gene (phiên mã và dịch mã) ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân
thực.

IV. Cơ chế điều hoà hoạt động của gene


a. Điều hoà hoạt động gene ở sinh vật nhân sơ
1. Vẽ cấu trúc của lac operon, và nêu vai trò của từng thành phần trong cấu trúc đó.
2. Mô tả sự biểu hiện của các gene cấu trúc trong lac operon trong các điều kiện có chất cảm
ứng và không có chất cảm ứng.
3. Mô tả sự biểu hiện gene của các gene cấu trúc trong lac operon trong các điều kiện có hoặc
không có của glucose và lactose.
4. Vẽ cấu trúc của trp operon, và nêu vai trò của từng thành phần trong cấu trúc đó.
5. Trình bày 2 cơ chế điều hoà trp operon trong điều kiện môi trường không có trp và điều
kiện có trp.
b. Điều hoà hoạt động gene ở sinh vật nhân thực
6. Trình bày các cơ chế kiểm soát hoạt động biểu hiện gene ở sinh vật nhân thực.

Chương V. Các cơ chế biến dị


1. Khái niệm biến dị và các loại biến dị.
2. Trình bày các cơ chế hình thành các biến dị tổ hợp.
3. Trình bày các nguyên nhân gây đột biến.
4. Đột biến gene là gì? Trình bày các cơ chế phân tử dẫn đến đột biến gene.
5. Trình bày các cơ chế sửa chữa sai hỏng DNA?
6. Trình bày các dạng đột biến NST? Cơ chế hình thành những dạng đột biến này, hậu quả,
ứng dụng (nếu có) trong tạo chọn giống cây trồng.

Chương VI. Kỹ thuật DNA tái tổ hợp


1. Công nghệ DNA tái tổ hợp là gì? Mô tả tóm tắt quy trình của công nghệ DNA tái tổ hợp.
2. Trình bày đặc điểm của các công cụ sử dụng trong công nghệ DNA tái tổ hợp (enzyme giới
hạn, Ligase, vector).
3. Mô tả, trình bày một quy trình công nghệ DNA tái tổ hợp. Những khó khăn gặp phải khi
biểu hiện gen của sinh vật nhân thực ở E. coli. Đề xuất các phương án giải quyết những khó
khăn này.

Chương VII. Di truyền học Mendel


1. Những độc đáo trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu và cách tiến hành nghiên cứu của
Mendel?
2. Phương pháp lai hữu tính trên đậu Hà Lan được Mendel tiến hành như thế nào?
3. Bằng thí nghiệm nào mà Medel khẳng định không có sự hoà lẫn của vật chất di truyền
trong quá trình truyền lại các tính trạng từ bố mẹ cho con cái.
4. Medel đã giải thích như thế nào cho kết quả lai hai cặp tính trạng ở đậu Hà Lan.
5. Trình bày các trường hợp mở rộng quy luật di truyền cho một gene
6. Trình bày các trường hợp mở rộng quy luật di truyền cho hai hoặc nhiều gene
7. Trình bày các trường hợp tương tác giữa sự biểu hện gene và môi trường
8. Giải bài tập di truyền liên quan.

Chương VIII. Di truyền học NST


1. Kiểu nhân và nhiễm sắc thể đồ là gì? Các dạng hình thái của NST?
2. Mô tả diễn biến của quá trình phân bào nguyên phân, giảm phân? Ý nghĩa của nguyên
phân, giảm phân.
3. Những cơ chế nào trong phân bào giảm phân làm cho các giao tử tạo ra có sự đa dạng di
truyền?
4. Học thuyết di truyền NST là gì? Bằng thí nghiệm nào mà Morgan đã chứng minh cho học
thuyết di truyền NST.
5. Bằng kết quả thí nghiệm nào mà Morgan suy luận rằng các gen cùng nằm trên một NST thì
di truyền cùng nhau thành nhóm gen liên kết. Giải thích.
6. Bằng kết quả thí nghiệm nào Morgan đã xác định được khoảng cách tương đối giữa hai
gen (gen quy định màu sắc thân và gen quy định chiều dài cánh) là 17 cM.
7. Nêu nguyên lý lập bản đồ di truyền. Đơn vị bản đồ di truyền là gì? Cách xác định khoảng
cách di truyền giữa các gene?
8. Phân biệt bản đồ di truyền (bản đồ NST) và bản đồ vật lý.
9. Các kiểu xác định giới tính ở động vật? Các cơ chế xác định giới tính? Các cơ chế bù liều
của các gene liên kết trên NST giới tính X ở động vật có vú, ở ruồi giấm, và ở giun tròn
Caenorrhabditis elagans.
10. Nêu các đặc điểm di truyền của các gene liên kết với NST giới tính X và Y.

Chương IX. Di truyền ngoài NST


1. Di truyền ngoài NST do những nhân tố nào quy định?
2. Nêu đặc điểm của sự di truyền ngoài NST.

Chương X. Di truyền học vi khuẩn và virus


1. Trình bày nguyên lý lập bản đồ gene ở vi khuẩn bằng biến nạp, tải nạp, tiếp hợp.
2. Nêu nguyên lý lập bản đồ gene ở thể thực khuẩn (bacteriophage).

Chương XI. Di truyền người và di truyền y học


1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người
2. Trình bày phương pháp tiếp cận hiện nay trong việc lập bản đồ hệ gene người. Ý nghĩa của
việc phân tích dữ liệu hệ gen người trong y học.
3. Trình bày các kĩ thuật sử dụng trong chẩn đoán, phát hiện và điều trị các bệnh di truyền ở
người.

Chương XII. Ứng dụng của Di truyền học trong chọn tạo giống
1. Trong chọn tạo giống, nguồn vật liệu cần đáp ứng yêu cầu gì và gồm những nguồn nào?
Phương pháp đánh giá độ đa dạng di truyền của nguồn vật liệu? Dấu chuẩn phân tử nhận
dạng giống/nguồn gen/cá thể?
2. Mục đích của các hệ thống lai giống? Hiện tượng ưu thế lai là gì?
3. Các phương pháp chọn tạo giống ở thực vật, động vật, vi sinh vật?
4. Phân biệt phương pháp chọn tạo giống bằng lai truyền thống và bằng lai kết hợp chỉ thị
phân tử.
Phân biệt công nghệ tạo giống ở thực vật bằng đột biến dòng tế bào soma, tạo dòng đơn bội,
lai tế bào trần.
5. Trình bày một số ứng dụng của di truyền học trong chọn tạo giống ở thực vật/động vật/vi
sinh vật.

Chapter XII. The application of genetics in breeding


What techniques are used to produce new varieties in plants/animals/microorganisms?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK215771/
Examples
Update

1. What requirements should be met in the materials for breeding and what sources should be
included? Methods to assess genetic diversity of material resources?
2. What is the heterosis?
3. Methods of selection and breeding in plants, animals and microorganisms?
4. Differentiate between traditional breeding and marker-assisted breeding.
Distinguishing breeding technology in plants by somatic cell line mutation, haploid cloning,
and somatic fusion.
5. Applications of genetics in plant/animal/microbiological selection and breeding.
PHẦN B. TIẾN HOÁ

Chương XIII. Mở đầu


1. Trình bày nội dung cơ bản của nghiên cứu tiến hoá.

Chương XIV. Thuyết tiến hoá cổ điển


1. Các tư tưởng về tiến hoá trước Darwin giải thích như thế nào về nguồn gốc sự sống và sự
đa dạng, thích nghi của sinh vật?
2. Trình bày học thuyết tiến hoá của Darwin.
3. Nêu các loại bằng chứng tiến hoá.
4. Thuyết tiến hoá hiện đại đã bổ sung cho thuyết tiến hoá của Darwin như thế nào?

Chương XV. Quần thể - Đơn vị tiến hoá cơ sở


1. Khái niệm quần thể.
2. Vì sao quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở.
3. Hãy cho biết các đặc trưng di truyền của quần thể giao phối.

Chương XVI. Các nhân tố tiến hoá


1. Những nhân tố nào có thể làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể?
2. Hãy cho biết vai trò của từng nhân tố: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen,
biến động di truyền, chọn lọc tự nhiên đối với quá trình tiến hoá nhỏ.
3. Cách ước lượng các tác động của từng nhân tố tiến hoá đến tần số alen và cấu trúc di
truyền của quần thể.
4. Nêu các cơ chế giúp duy trì sự đa dạng di truyền trong quần thể?

Chương XVII. Sự hình thành các quần thể thích nghi


1. Trình bày cơ chế hình thành các quần thể thích nghi?
2. Cho ví dụ và giải thích sự tiến hoá thích nghi. (giải thích theo quan điểm của Darwin và
của thuyết TH hiện đại, qua đó phân biệt được 2 quan điểm).
3. Vì sao sự thích nghi chỉ là sự hợp lý tương đối.

Chương XVIII. Loài và sự hình thành loài


1. Các khái niệm khác nhau về loài.
2. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài gần nhau.
3. Các rào cản sinh sản giữa các loài.
4. Giải thích cơ chế hình thành loài khác khu, cùng khu. Lấy ví dụ và giải thích, phân tích cho
quá trình hình thành loài mới (Nêu ví dụ, trình bày được tác động của các nhân tố tiến hoá
thúc đẩy sự hình thành loài mới, tiêu chí nào được dùng để đánh giá loài mới đã được hình
thành).

Chương XIX. Tiến hoá lớn và chiều hướng tiến hoá của sinh giới
1. Mối quan hệ giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
2. Trình bày và chứng minh cho chiều hướng tiến hoá của sinh giới. (Hãy kể lại sự phát triển
của sự sống trên trái đất qua các đại địa chất để minh chứng cho chiều hướng tiến hoá của
sinh giới: sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú; tổ chức cơ thể ngày càng cao; sự thích
nghi ngày càng hợp lí). Giải thích sự tồn tại của những dạng sinh vật có cấu trúc đơn giản,
hoặc sự “không tiến hoá” của những loài như sam biển?
3. Cây phát sinh chủng loại là gì? Dựa vào dữ liệu nào có thể xây dựng được cây phát sinh
chủng loại? Những phân tích so sánh về hệ gen cho chúng ta biết điều gì về về mối quan hệ
giữa các loài cũng như cơ chế góp phần gây ra sự hình thành loài mới (tiến hoá hệ gen)

Chương XX. Nguồn gốc sự sống


1. Trình bày, giải thích, chứng minh cho nguồn gốc và sự phát sinh sự sống trên trái đất?

Chương XXI. Nguồn gốc loài người


1. Những bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người?
2. Trình bày các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.
3. Trình bày giả thuyết về nguồn gốc của người hiện đại? Bằng chứng khi so sánh hệ gen cổ
sinh vật học cho biết điều gì về nguồn gốc của người hiện đại ngày nay

You might also like